1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn trên địa bàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định

79 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 597 KB

Nội dung

Khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề nhỏ, hoặc có thì diệntích ít, thiếu xưởng thực tập thực hành Huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định

Trang 1

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội tỷ lê lao động nông thôn qua đào tạo nghề đến nay mới đạt 18,7%, còn rất thấp so với bình quân chung của cả nước 25%; lao động nông thôn qua đào tạo nghề có

sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế (vùng đồng bằng Sông Hồng 19,4%, đồng bằng Sông Cửu Long 17.9%, trong khi đó vùng Tây Bắc chỉ có 8,3%) Bên cạnh đó cơ sở mạng lưới dạy nghề phát triển chủ yếu tập chung ở khu đô thị, còn ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề rất nhỏ, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu Thực tế này cho thấy công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong một thời gian dài chưa được coi trọng đúng mức Có thể nói nhu cầu học nghề đang rất lớn nhưng trong thực tế, nhiều bộ, ngành, các cấp và cả người lao động cũng chưa thực sự quan tâm tới việc học nghề

Nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào năm 2020, trong khi, tới thời điểm này, vẫn có tới 73% người dân là nôngdân và 50% lao động nông nghiệp Đây là bất hợp lí cần sớm xóa bỏ và thực

tế hiện nay đã chỉ ra cơ cấu trình độ và cơ cấu nghề, đào tạo nghề trong lao động nông thôn chưa phù hợp, chưa bổ xung kịp thời các nghề mới theo yêu cầy của thị trường lao động, thậm chí có chương trình, giáo trình dạy nghề đã lạc hậu Trong khi đó mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chung tuy đã phát triển nhưng chủ yếu tập chung ở đô thị Khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề nhỏ, hoặc có thì diệntích ít, thiếu xưởng thực tập thực hành

Huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định lâu nay nông nghiệp vẫn là nghề chủ yếu, nguồn nhân lực dồi dào vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động là những đòi hỏi thực tế đặt ra cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Song hiện nay chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn

Trang 2

huyện đang gặp những bất cập chưa được giải quyết Chính vì vậy mà tôi

chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn trên địa bàn huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề trong nông thôn của huyên Nam Trực- tỉnh Nam Định trong thời gian qua, nguyên nhân của các thực trạng đó, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

 Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề ở nông thôn

 Phân tích thực trạng đào tạo nghề của huyện trong thời gian qua và tìm ra các nguyên nhân của thực trạng đó

 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong nông thôn trong thời gian tới

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

+Đối tượng được đào tạo trong nông thôn huyện Nam trực- tỉnh Nam Định

+Người sử dụng lao động nông thôn huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung :

+ Đánh giá thực trạng đào tạo nghề huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định+Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định

Không gian: huyên Nam Trực- tỉnh Nam Định

Phạm vi về thời gian: Đề tài đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định trong những năm gần đây (năm 2007 –năm 2009)

Trang 3

Đào tạo cũng có thể hiểu là quá trình học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụi của mình Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việccủa mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kĩ năng của ngườilao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.

Như vậy, đào tạo là sự phát triển có hệ thống những kiến thức và kĩ năng mà mỗi cá nhân có thể thực hiện đúng một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể nào đó hoặc đào tạo nhấn mạnh vào mặt phát triển và rèn luyện năng lực, tạo tiền đề để họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả

Trang 4

môn rồi hoặc học để làm nghề, chuyên môn khác.

b Các hình thức và phương pháp đào tạo

Hình thức đào tạo

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nhận thức được tầm quan trọng của công tác này tổ chức cần trang bị cho mình những kiến thức về các hình thức và phương pháp đào tạo

Như chúng ta đã biết nguồn lao động trong tổ chức bao gồm hai mảng chính là công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn (hay lao động trực tiếp và lao động gián tiếp) Đối với mỗi loại lao động sẽ có những hình thức đào tạo khác nhau Với công nhân kỹ thuật hình thức đào tạo có thể là đào tạo tại nơi làm việc, tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp hay thông qua các trường chính quy… Còn cán bộ chuyên môn có thể tiến hành dưới nhiều hình thức như đàotạo chính quy dài hạn, đào tạo tại chức dài hạn, đào tạo từ xa… Tuy nhiên xét một cách tổng thể có thể chia ra hai hình thức đào tạo chính là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc

Đào tạo trong công việc:

Đào tạo trong công việc là hình thức đào tạo người học ngay tại nơi làm việc Trong hình thức đào tạo này người học sẽ học được các kiến thức,

kỹ năng, kỹ xảo thông qua thực tế làm việc dưới sự chỉ bảo hướng dẫn của người lao động lành nghề, thường là người trong tổ chức

Nhóm hình thức đào tạo này gồm:

Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc áp dụng chủ yếu với công nhân sản

xuất ngoài ra còn áp dụng với một số công việc quản lý Quá trình đào tạo gồm hai giai đoạn là dạy lý thuyết và thực hành Trong khi dạy lý thuyết người chỉ dẫn công việc sẽ chỉ rõ những bước thực hiện công việc và giải thích về quy trình công nghệ cho người học hiểu rõ Sau khi nắm vững lý thuyết người học sẽ được thực hành bước đầu là làm thử sau đó làm toàn bộ công việc dưới sự chỉ dẫn của người dạy kết hợp với việc quan sát người dạy làm và trao đổi khi có vấn đề khúc mắc Đến khi người học thành thạo toàn

Trang 5

bộ quy trình thực hiện công việc thì việc chỉ dẫn công việc sẽ kết thúc.

Đào tạo theo kiểu học nghề áp dụng với toàn bộ công nhân sản xuất và

áp dụng đối với những nghề mang tính truyền thống, công nghệ không cao Quá trình thực hiện cũng gồm hai giai đoạn là học lý thuyết và thực hành Lý thuyết sẽ được học tập trung trên lớp do những kỹ sư hoặc công nhân lành nghề đảm nhận Sau đó người học sẽ được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn trong vòng từ 1 đến 3 năm Người học sẽ thực hiện những khâu có kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề

Kèm cặp và chỉ bảo áp dụng đối với lao động quản lý tức lao động gián

tiếp Quá trình thực hiện cũng gồm có học lý thuyết và thực hành thông qua

sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn nhằm giúp người học học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và côngviệc cho tương lai Kèm cặp và chỉ bảo được tiếp cận theo ba cách là kèm cặpbởi người quản lý trực tiếp thường các doanh nghiệp hay dùng, kèm cặp bởi một người đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn và kèm cặp bởi một người cố vấn(người lao động trong công ty đã về hưu) cách kèm cặp này có ưu điểm là không ảnh hưởng đến công việc của người đương chức, có nhiều thời gian và kinh nghiệm

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc đối tượng áp dụng là lao động

quản lý và những người này được coi là cán bộ nguồn của tổ chức Người quản lý sẽ được chuyển từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức Hình thức này cũng được tiếp cận theo ba cách: thứ nhất chuyển người quản lý đến nhận một cương vị quản lý ở một bộ phận khác trong tổ chức với chức năng và quyền hạn như cũ Cách tiếp cận thứ hai là chuyển người quản

lý đến nhận một cương vị làm việc ngoài lĩnh vực chuyên môn Thứ ba là luân chuyển người học trong phạm vi nội bộ một nghề nghiệp chuyên môn, một lĩnh vực nhất định

Trang 6

Mỗi một hình thức đào tạo có những ưu nhược điểm riêng song ưu điểm nói chung của hình thức đào tạo trong công việc là tiết kiệm được chi phí do thời gian đào tạo ngắn, không phải thuê người dạy và phương tiện giảng dạy Hình thức này có thể tiếp cận trực tiếp giúp người học nắm bắt nhanh kỹ năng công việc và phát triển văn hoá làm việc theo nhóm Ngoài ra đào tạo trong công việc còn có ý nghĩa thiết thực vì người học được làm việc

và có thu nhập trong khi học Tuy nhiên đào tạo trong công việc cũng có nhược điểm là quá trình học không theo một hệ thống nên không thể áp dụng với những nghề có công nghệ hiện đại, người học bắt chước cả những thói quen không tốt của người dạy

Để áp dụng hình thức đào tạo trong công việc tổ chức cần đáp ứng được hai điều kiện là lựa chọn được những người dạy có kỹ năng, kinh

nghiệm, tâm huyết với công việc và phải xây dựng kế hoạch đào tạo chặt chẽ nhằm kiểm soát về chi phí và thời gian cho đào tạo

Đào tạo ngoài công việc:

Đào tạo ngoài công việc là hình thức đào tạo mà người học tách khỏi hoàn toàn sự thực hiện công việc trên thực tế nhưng có thể diễn ra ở trong hoặc ngoài doanh nghiệp

Đào tạo ngoài công việc gồm các hình thức:

Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp áp dụng đối với công nhân sản

xuất, với những nghề tương đối phức tạp mà nếu tiếp cận theo kiểu chỉ dẫn công việc có thể gây hại cho người lao động hoặc tổ chức Quá trình đào tạo gồm hai giai đoạn dạy lý thuyết và thực hành Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách còn phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập chuyên dụng do các kỹ sư và công nhân lành nghề hướng dẫn Hình thức này giúp người học học có hệ thống hơn, không gây ra sự xáo trộn hoặc gián đoạn trong sản xuất, an toàn cho người lao động trong sản xuất và đảm bảo cơ sở sản xuất của doanh nghiệp

Cử đi học ở các trường chính quy áp dụng với mọi đối tượng lao động,

Trang 7

tính hệ thống cao và đặc biệt áp dụng với những nghề có tính chất hiện đại Người học sẽ được trang bị đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành Tuy nhiên phải xem xét đến vấn đề chi phí và kỹ năng đào tạo.

Đào tạo sử dụng các bài giảng hoặc các cuộc hội thảo áp dụng cho cả

lao động quản lý và công nhân sản xuất Các buổi giảng bài hay hội nghị có thể được tổ chức ở doanh nghiệp hoặc ở một hội nghị bên ngoài Được tiếp cận theo hai cách là tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác Người học sẽ được thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm từ đó học được các kiến thức và kinh nghiệm cần thiết

Đào tạo theo kiểu chương trình hoá với sự trợ giúp của máy tính áp

dụng đối với lao động quản lý Đây là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại nên đòi hỏi người học phải thành thạo kỹ năng sử dụng máy vi tính và phải tự thao tác theo các chỉ dẫn của chương trình Chương trình đào tạo sẽ được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính và gồm ba chức năng cơ bản: Đưa ra các câu hỏi tình huống để người học suy nghĩ và tìm cách giải quyết, có bộ nhớ để lưunhững thông tin người học có thể cập nhật để xử lý và cho kết quả, cho người học những thông tin phản hồi Hình thức này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần có người dạy

Đào tạo theo phương thức từ xa bằng cách sử dụng sự hỗ trợ của các

phương tiện nghe nhìn Người học và người dạy không ở một địa điểm và cùng một thời gian mà người học học các kỹ năng kiến thức thông qua các phương tiện như băng, đĩa casset, truyền hình… Với hình thức đào tạo này người học có thể chủ động bố trí thời gian học tập cho phù hợp với kế hoạch của mình và những người học ở các địa điểm xa trung tâm vẫn có thể tham gia các khoá học, chương trình đào tạo có chất lượng cao Tuy nhiên hình thức đào tạo này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải có tính chuyên môn hoá cao, chuẩn bị bài giảng và chương trình đào tạo phải có sự đầu tư lớn

Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm áp dụng với lao động quản lý

Hình thức này tiếp cận thông qua các bài tập tình huống, trò chơi kinh doanh,

Trang 8

diễn kịch, mô phỏng trên máy tính hoặc là các bài tập giải quyết vấn đề nhằm giúp người học thực tập giải quyết các tình huống giống như trên thực tế.

Mô hình hoá hành vi cũng tương tự như hình thức diễn kịch nhưng có

kịch bản sẵn để người học tham khảo trước khi tiến hành

Đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ áp dụng với lao động quản lý

chủ yếu là những người ở bộ phận hành chính, thư ký, quản lý… Mục đích giúp người học nâng cao sự thành thạo trong việc xử lý công văn giấy tờ lập

kế hoạch làm việc

Hình thức đào tạo ngoài công việc có ưu điểm việc học không bị tác động bởi môi trường làm việc do đó người học có thể tập trung suy nghĩ hơn, việc học không làm gián đoạn quá trình sản xuất, tính hệ thống cao hơn nên

có thể dùng để dạy cả nghề hiện đại Thông tin được tiếp cận rộng hơn, cập nhật hơn do đó mở rộng tầm nhìn giúp thay đổi những tư duy và quan điểm lạc hậu Tuy nhiên chi phí đào tạo cao, thời gian học dài và chi phí cơ hội cao

Phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo là cách thức mà người dạy sử dụng để truyền đạt kiến thức cho người học Việc lựa chọn đúng phương pháp đào tạo cho từng đối tượng sẽ giúp quá trình học đạt hiệu quả và chất lượng Hiện nay có rất nhiều phương pháp đào tạo nhưng chúng ta có thể tiếp cận trên hai phương diện là các phương pháp dạy lý thuyết và các phương pháp dạy thực hành tay nghề

+Dạy lý thuyết

Để dạy lý thuyết cho người học người dạy có thể sử dụng các phương pháp sau:

-Phương pháp giảng giải đây là phương pháp mà người dạy sẽ dùng kiến

thức của mình giảng giải cho người học hiểu được bản chất của vấn đề Có thể giảng giải bằng lời nói thuần tuý hoặc lời nói kết hợp với hình ảnh minh hoạ, lời nói kết hợp với mô hình để người học dễ hình dung

-Phương pháp đối thoại là phương pháp thầy trò cùng nêu vấn đề cùng

Trang 9

tranh luận để đi đến thống nhất cách hiểu bản chất vấn đề Phương pháp này giúp người học phát huy tính năng động sáng tạo, ý thức độc lập trong tư duy.

-Phương pháp nghiên cứu tình huống là phương pháp đặt ra tình huống

như trong thực tế để người học và người dạy cùng nghiên cứu tìm ra giải pháptối ưu để giải quyết vấn đề Phương pháp này vừa tạo ra sự hiểu biết sâu sắc

về lý thuyết vừa tạo ra kỹ năng xử lý tình huống

-Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp vận dụng các lý

thuyết đã học để nghiên cứu một vấn đề cụ thể trong thực tế và giải quyết vấn

đề đặt ra một cách bài bản khoa học Phương pháp giúp người học có năng lực giải quyết vấn đề thực tế thực sự, tạo cho họ tính độc lập tự chủ trong học tập và nghiên cứu

+ Các phương pháp dạy thực hành tay nghề

-Phương pháp dạy theo đối tượng là phương pháp người học được thực

hành trên một đối tượng cụ thể theo một trật tự xác định Ưu điểm của

phương pháp này là tạo ra hứng thú cao nhưng có nhược điểm là không tạo rađược các thao tác động tác lao động tiên tiến, đôi khi còn hợp thức hoá các thao tác động tác lao động lạc hậu

-Phương pháp dạy theo các thao tác là phương pháp người học chỉ thực

hiện một thao tác hoặc một số động tác lao động tiên tiến, chuẩn mực đến khi thuần thục cao và chính xác theo quy định Phương pháp này có ưu điểm tạo

ra các thao tác động tác lao động tiên tiến và các hoạt động tối ưu Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khi cứ thực hiện mãi một thao tác sẽ gây

sự nhàm chán không tạo được hứng thú cho người học

-Phương pháp tổng hợp vừa theo đối tượng vừa theo thao tác là phương

pháp dạy theo đối tượng nhưng đến các thao tác cơ bản, chủ yếu, quan trọng

và tốn nhiều thời gian thì dừng lại để sử dụng phương pháp dạy theo thao tác.Phương pháp này phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên

-Phương pháp tự học là phương pháp người học dựa vào sơ đồ, biểu

Trang 10

đồ, hình ảnh và các giải thích hướng dẫn để tự thực hiện theo nhằm đạt được cách thức làm việc cụ thể.

Ý nghĩa của đào tạo nghề

Đào tạo nghề luôn mông mỏi đạt được mục tiêu là tạo ra những người lao động có trình độ cao, từ đó giúp cho họ hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai Có nhiều lí do để nói rằng công tác đào tạo nghề là quan trọng và cần được quan tâm đúng mức, trong

đó có thể kể đến;

 Đáp ứng yêu cầu của công việc ngày càng phức tạp

 Đáp ứng nhu cần học tập, phát triển của người lao động

 Đào tạo nghề là giải pháp quan trọng có tính chất chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước

Đào tạo nghề rất quan trọng và nó có ý nghĩa trên nhiều mặt:

 Về mặt kinh tế

Quá trình đào tạo nghề nhìn về trực diện là quá trình tiêu tốn tiền của cả người học và cả xã hội nhưng đó chỉ là sự đầu tư rất nhỏ so với kết quả đào tạo nghề mang lại về mặt kinh tế

 Nâng cao năng suất lao động của cá nhân người lao động cũng như năng suất lao động của toàn xã hội

 Giúp người lao động thực hiện có hiệu quả hơn công việc của mình

 Giảm chi phí không đáng có trong quá trình lao động sản xuất do không hiểu quá trình công nghệ, kĩ thuật sản xuất

 Nâng cao khả năng cạnh tranh của các tổ chức có sử dụng nhiều lao động qua đào tạo nghề

 Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 Làm cho doanh nghiệp có sự năng động hơn trong điều kiện cạnh tranh

Trang 11

 Giảm bớt sự giám sát đối với người lao động được đào tạo nghề là những người có khả năng tự giám sát

 Quá trình đào tạo nghề làm cho ngươì lao động có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, là phương tiện để cải tạo đờisống hay nếp sống

Đáp ứng nhu cầu nguyện vọng phát triển của người lao động

Là cơ sở để sử dụng và phát triển những kiến thức của khoa học nghiêncứu

Là phương tiện để chuyển giao, thích nghi và phổ biến công nghệ khoa học và tiên tiến

Góp phần thay đổi cơ cấu lao động

Thông qua đào tạo nghề, số lượng lao động nghề tăng lên làm cơ cấu lao động theo cấp trình độ Đại học: Cao đẳng: Nghề thay đổi Đào tạo nghề càng nhiều thì cơ cấu này càng nghiêng nhiều về phía lao động nghề, đây là mục tiêu để tất cả các quốc gia hướng tới Đồng thời, tỉ trọng lao động lao động chia theo các ngành nông nghiệp; công nghiệp- xây dựng; dịch vụ -du lịch và giảm lao động trong nông nghiệp Thông qua sự thay đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi Về số tuyệt đối, giá trị tất cả các ngành sẽ tăng lên

do lao động trong các ngành đã được đào tạo nghề nên khả năng làm việc sẽ tốt hơn Về số tương đối, giá trị trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế

Đào tạo nghề còn góp phần giải quyết việc làm cho những người đượcđào tạo sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc kiếm việc là, tư đó cải thiện đời sống, thúc đẩy công tác xoá đói giảm nghèo

Trang 12

 Về mặt văn hoá

Nhờ đạo tạo nghề, người lao động có cách thức làm việc khoa học, biết sắp xếp công việc một cách hợp lý, sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào đểtạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng Bên cạnh đó thông qua đào tạo nghề, người sử dụng lao động còn giảm bớt thời gian giám sát đối với người lao động vì bản thân người lao động đã tự giám sát chính họ khi họ làm việc

Như vậy, văn hoá được hiểu trong trường hợp này là văn hoá trong doanh nghiệp, văn hoá thể hiện trong quá trình lao động của mỗi người lao động Đó chính là việc tuân thủ những nội quy lao động, việc thực hiện tốt, cóhiệu quả công việc về nhiệm vụ người lao động phải làm, là cách cư xử, đối

xử giữa những người lao động trong cùng một doanh nghiệp, một tổ chức và rộng ra là giữa những người lao động trong toàn xã hội…

Nếu người lao động hoàn toàn không có một nghề, không được đào tạo bất cứ một nghề nào (lao động hoàn toàn mang tính chất phổ thông) thì quá trình lao động của họ gặp nhiều khó khăn, công việc tiến hành không suôn sẻ

Họ không hiểu được bản chất của công việc họ làm dẫn tới tình trạng làm việcmột cách thiếu khoa học, làm theo tinh thần “chủ quan”, không đặt trách nhiệm cao của bản thân vào công việc, không có ý thức tác hợp với mọi ngườixung quanh…qua đó sẽ gây thiệt hại vô ích với tài sản chung Những người không được đào tạo nghề làm việc theo lối “nông nghiệp, có là làm việc không có tổ chức, nội quy lao động bị xem nhẹ nhiều, họ sẽ bỏ qua những chi tiết mà họ coi là “vặt vãnh” nhưng lại rất quan trọng cho cả một dây chuyền sản xuất Ví dụ như yêu cầu tính kĩ thuật cao trong sản xuất các thiết bị điện

tử, nhưng chi tiết điện tử được sản xuất ra nếu đáp ứng tốt chất lượng sẽ phải

là những chi tiết có đủ độ cách nhiệt, an toàn… thậm chí phải chính xác đến từng cái ốc vít, nhưng với những người lao động không được đào tạo nghề màthực hành trong điều kiện sản xuất như vậy thì họ sẽ làm một cách đại khái, miễn sao ra được sản phẩm cuối cùng mà không cần tìm hiểu rõ chất lượng

Trang 13

sản phẩm đã đáp ứng được với yêu cầu hay chưa Điều này thể hiện một khía cạnh không tốt của người lao động Khi người lao động được đào tạo nghề cẩn thận sẽ hình thành nên một xã hội lao động có văn hoá, người lao động nào cũng chấp hành tốt kỉ luật lao động, thực hiện đúng quy trình công nghệ,

kỹ thuật sản xuất sản phẩm, giữa những người lao động có sự trao đổi nghề theo cách hợp tác, tương trợ giúp lẫn nhau Chúng ta mong rằng, xã hội của chúng ta trong một tương lai sẽ đạt đến mức “một xã hội lao động văn hoá”

 Về mặt trật tự an toàn xã hội

Trật tự xã hội là những chuẩn mực nào đó do pháp luật hoặc những luật

lệ của xã hội mà mọi người phải tuân theo hay bị cương chế tuân theo An toàn xã hội là việc xã hội đảm bảo đủ các chuẩn mực trong phạm vi của chật

tự xã hội Trái ngược với tình trạng an toàn xã hội là tình trạng mất trật tự xã hội Những người không có việc làm sẽ rơi vào tình trạng thiếu thốn về vật chất hay bức bách về tinh thần, từ đó họ sẽ có những ý nghĩa và việc làm không mong muốn như là mức độ thấp, họ hay soi mói, dò xét hành động của mọi người xung quanh rồi nói xấu người này, người khác Ở mức độ cao họ

có thể sẽ ăn trộm, ăn cướp, ăm cắp, thậm chí cả giết người Tất cả những việc trên đều gây ra sự mất ổn định xã hội, gây ra xung đột trong nội bộ nhân dân, cho toàn xã hội Mặt khác, những người thất nghiệp trong điều kiện ngày nay lại phần nhiều tập trung vào những người lao động không được qua bất kì mộtkhoá đào tạo nào về nghề nghiệp (lao động của họ hoàn toàn mang tính chất phổ thông) Như vậy người lao động qua đào tạo nghề sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm ổn định, có thu nhập đảm bảo đời sống hàng ngày hơn là

những người không được đào tạo, bồi dưỡng Từ đó họ sẽ có sự tập trung vào công việc, vào nghề nghiệp của mình, tránh được những tệ nạn xã hội, tránh được những va trạm không đáng có trong xã hội do có quá nhiều thời gian nhàn rỗi Đây là ý nghĩa vô cùng to lớn của đào tạo nghề Do vậy công tác này hơn bao giờ hết cần sự quan tâm và ủng hộ của Đảng, Nhà nước, của cá nhân người lao động, của toàn xã hội Thanh tra, kiểm tra thực hiện quy chế,

Trang 14

nôi dung chương trình đào tạo nghề và việc chấp hành pháp lệnh, chính sách chế độ đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo thựôc tỉnh quản lý Thực hiện một

số nhiệm vụ khác có liên quan đến đào tạo nghề do tỉnh giao Báo cáo tháng, quý, năm hoạt động dạy nghề với tỉnh Trong xuốt quá trình hoạt động, phòng

lý đào tạo nghề đã được thực hiện nhiều nhiệm vụ, làm tốt chức năng của mình để sự nghiệp đào tạo nghề ở huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định ngày càng phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng

Sự cần thiết của công tác đào tạo nghề

Đào tạo nghề có thể cung cấp một đội ngũ lao động có trình độ cho sự phát triển nền kinh tế đất nước.Họ là những người đưa lí thuyết đến thực hành, đưa khoa học công nghệ tới các vùng chậm phát triển

C.Mác đã viết rằng: “Những người công nhân tiên tiến hoàn toàn nhận thực được rằng tương lai của giai cấp mình mà cũng chính là tương lai của loài người tuỳ thuộc vào công tác giáo dục thế hệ công nhân trẻ "

(C.Mác Ph.ăng nghen Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198)

Công tác đào tạo nghề cho mọi người để họ đi vào lao động sản xuất luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong việc tái sản xuất sức lao động vì thế

mà công tác đó là một điều kiện bắt buộc để phát triển nền sản xuất xã hội Vìvậy ở nghị quyết hội nghị lần thứ IV ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã khẳng định sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên ,công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong xã hội XHCN, đặt biệt là trong bối cảnh đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Ở VN hiện nay thì vấn đề con người là vấn đề chủ chốt Một trong

những công tác hàng đầu để hình thành con người mới XHCN đó chính là đào

Trang 15

tạo nghề cho người lao động.

Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề

a.Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Dạy nghề nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu công nhân kĩ thuật nhân viên nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Do đó sự phát triển của công tác dạy nghề gắn với sự phát triển kinh tế xã hội Thực tế cũng cho thấy trong những năm thập kỉ 80 của thế kỉ XX khi nền kinh tế của nước ta đang trong thời kì khủng hoảng, nhu cầu CNKT, NVNV cũng giảm theo Điều đó đã tác động và làm cho hệ thống các trường dạy nghề cũng suy giảm Đến năm 1996 khi nền kinh

tế nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và có mức tăng trường khá thì nhu cầu công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ (NVNV) tăng cả về số lượng

và chất lượng, đòi hỏi công tác dạy nghề phải phát triển theo

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động Sự chuyển dịch này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chuyển sang hoạt động

ở kĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ

b Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế

Trong tình hình hiện nay chất lượng lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại trong cạnh tranh quốc tế

Trong những năm gần đây, Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong cạnh tranh Yếu tố quan trọng của sự hạn chế này là Việt Nam có một lực lượng laođộng có chất lượng thấp.Vì vậy việc nâng cao chất lượng lao động nước ta đang là một đòi hỏi cấp thiết Chất lượng lao động chỉ có thể được nâng cao thông qua quá trình giáo dục đào tạo, trong đó đào tạo nghề là một cấu thành quan trọng Yêu cầu này đòi hỏi công tác dạy nghề phải phát triển nhanh cả

về quy mô lần chất lượng

c Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề

Trang 16

Những đường lối và chủ trương, chính sách của Đảng nếu đúng và phù hợp sẽ là điều kiện rất thuận lợi để phát triển công tác dạy nghề

Nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (tháng 12/năm1996) đã đánh giá: “Giáo dục chuyên nghiệp nhất là đào tạo công nhân kĩ thuật có lúc suy giảm mạnh mất cần đối lớn về cơ cấu trình độ trong đội ngũ lao động ở nhiều nghành sản xuất Quy mô đào tạo nghề hiện nay vẫncòn quá bé nhỏ, trình độ, thiết bị đào tạo lạc hậu không đáp ứng được nhu cầuCNH HĐH” Từ đó nghị quyết đã đưa ra chủ trương là đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, tăng quy mô học nghề, tăng cường đầu tư củng cố và phát triển các trường dạy nghề, xây dung một số trường trọng điểm, đào tạo công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động

Như vậy, ta thấy đầy là một sự ưu tiên rất lớn của Đảng và Nhà nước trong công tác dạy nghề

d Các yếu tố dân số

Quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến số lượng, quy mô và cơ cấu của các trường dạy nghề Nước có cơ cấu dân số trẻ thì mạng lưới dạy nghề phải lớn còn những nước có quy mô dân số vừa và nhỏ thì phát triển những trường dạy nghề mang tính chuyên sâu

e Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề

Xu hướng vào được đại học mới có thể kiếm được một nghề ổn định đang ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công tác đào tạo nghề trong các trường CNKT Học sinh không muốn thi vào hoặc nếu đỗ thì cũng tìm cách thi lên đại học Điều này làm cho đầu vào của các trường dạy nghề có thể khá đông nhưng đầu ra lại ít Tạo nên tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”

2.1.2 Mạng lưới các cơ sở dạy nghề

a Khái niệm

Mạng lưới các cơ sở dạy nghề là hệ thống các cơ sở dạy nghề bao gồm các trường dạy nghề chuyên nghiệp, các trường cao đẳng và trung học có

Trang 17

chức năng dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các trung tâm tham gia dạy nghề, các cơ sở dạy nghề của tập thể, tư nhân và các làng nghề tham gia dạy nghề và truyền nghề.

b Các cơ sở dạy nghề

Lớp dạy nghề

Lớp dạy nghề là đơn vị đào tạo nằm trong các cơ sở sản xuất, kinh

doanh, mở lớp dạy nghề khi có nhu cầu đào tạo đơn giản, công nhân chưa lành nghề là chủ yếu Ngoài ra còn đào tạo nghề phức tạp, chương trình hoàn chỉnh khi nghề đó chưa đủ điều kiện hình thành một nghề đào tạo trong

trường

Lớp bồi dưỡng nghề trong cơ sở sản xuất kinh doanh làm nhiệm vụ bồi dưỡng công nhân chưa lành nghề thành lành nghề và lành nghề bậc cao Lớp dạy nghề bao gồm lớp dạy nghề của xí nghiệp và lớp dạy nghề của tư nhân

Trường dạy nghề

Trường dạy nghề là đơn vị cơ sở, là tế bào sống của ngành dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường dạy nghề quản lý và sử dụng một

bộ phận cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội, đào tạo những người trực tiếp làm

ra của cải vật chất kỹ thuật của xã hội, qua đó sử dụng có hiệu quả lao động sống và lao động quá khứ

Trung tâm dạy nghề

Là những cơ sở ngắn hạn trong hệ thống giáo dục toàn quốc dân, do cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế hoặc một nhóm cá nhân lập ra theo quy định của pháp luật nhằm đào tạo nghề bổ túc cho người lao động

2.1.3 Một số vấn đề cơ bản về chất lượng

2.1.3.1 Chất lượng và đặc điểm của chất lượng

Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau

Trang 18

Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả Do con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau Nói như vậy không phải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượng đến mức người takhông thể đi đến một cách diễn giải tương đối thống nhất, mặc dù sẽ còn luônluôn thay đổi Tổ chức Quốc tế về Tiệu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS

9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau: Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan Ở đây yêu cầu là các nhu cầu và

mong đợi được công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán

Từ định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chấtlượng:

1/ Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Nếu một sản phầm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình

2/ Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng

3/ Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phi xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội

4/ Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ

Trang 19

có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng

5/ Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng ngày Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình Khái niệm chất lượng trên đây được gọi là chất lượng theo nghĩa hẹp Rõ ràngkhi nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụsau khi bán, vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm mà họ định mua thỏa mãn nhu cầu của họ

2.1.3.2 Chất lượng đào tạo

Khái niệm chất lượng đào tạo có thể được tiếp cận từ nhiều giác độ khác nhau Ở đây chúng ta chỉ tiếp cận chất lượng đào tạo từ sản phẩm của đào tạo đó là các kiến thức và kỹ năng mà người học có được sau các khoá đào tạo Kiến thức và kỹ năng là những tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượngcủa quá trình đào tạo người lao động Tuy nhiên có thể đánh giá những tiêu chí này thông qua một số chỉ tiêu như kết quả học tập các môn lý thuyết và thực hành nghề

2.1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

Khi nói đến chất lượng là chúng ta nói đến bản chất bên trong của một

sự vật, sự việc nào đó Như đã nói ở trên, chất lượng đào tạo nghề là trạng thái đào tạo nghề, hay nói một cách dễ hiểu thì đó là kết quả của một quá trìnhđào tạo Chất lượng đào tạo nghề là một khái niệm trừu tượng, do đó việc đo lường chất lượng đào tạo nghề cũng chỉ mang tinh chất tương đối Để đánh giá chất lượng sau một quá trình đào tạo, chúng ta thường tập trung vào hai khối đối tượng chính: bản thân người học và cơ sở đào tạo nghề (chất lượng

cơ sở đào tạo)

Quá trình đào tạo nghề có một số đặc trưng khác với giáo dục phổ thông

và giáo dục đại học Đó là quá trính đào tạo trên cơ sở tiếp thu kết quả giáo dục phổ thông để đào tạo về nghề nghiệp cho học sinh học nghề Việc đào tạo

Trang 20

để hình thành năng lực nghề nghiệp giữ vai trò then chốt, chủ đạo Quá trình đào tạo chú trọng đến một hệ thống các kỹ năng thông qua thực hành, luyện tập Đó chính là những yêu cầu, vị trí công tác, hoạt động nghề nghiệp của người công nhân kỹ thuật.

Đối với quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những đặc trưng và đặc điểm riêng biệt Một đặc trưng rõ nét nhất mà chúng ta có thể thấy ngay đó là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn được mở ra dưới nhiều hình thức khác nhau cùng với những tiêu chí lựa chọn đầu vào khác nhau Với các lớp học được mở tại các cơ sở dạy nghề có tiêu chí lựa chọn đầu vào một cách cụ thể và nhất định Còn với những khóa đào tạo nghề

mở tại địa phương do không có quy định cụ thể nào về lựa chọn đầu vào, không phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ… Đó là những người ham học hỏi, tự nguyện tham gia vào các lớp học, có nhu cầu muốn tìm việc làm có thunhập tốt hơn sau khi kết thúc khóa học… Hơn nữa, để các lớp đào tạo nghề

mở ra thực sự đem lại kết quả cao nhất thì việc đáng quan tâm hàng đầu của các cán bộ, giáo viên là dựa vào nhu cầu mong muốn học nghề gì của các học viên, và dựa vào đặc trưng của từng vùng, miền, địa phương

Muốn đào tạo nghề thực sự mang lại hiệu quả và chất lượng phụ thuộc vào các yếu tố:

 Chất lượng đầu vào (bản thân người học nghề): Trình độ văn hóa, sở trường nguyện vọng, sức khỏe, tình trạng kinh tế … của người học nghề

 Quá trình đào tạo (hoạt động đào tạo nghề của cơ sở đào tạo nghề)

- Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo: phù hợp với nhu cầu của xã hội, chương trình đào tạo hợp lý và có tính thực tiễn cao trong thực tế

- Đội ngũ giáo viên: Giáo viên giảng dạy là những người trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy lý thuyết và thực hành cho người học Chất lượng giáo viên đòi hỏi phải đạt chuẩn theo quy định của pháp luật Đội ngũ giáo viên chính lànhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo nghề Việc thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên kết hợp với không ngừng nâng cao trình độ giáo viên cả

Trang 21

về chuyên môn, ngoại ngữ để những kiến thức chuyên môn của thầy truyền tải cho người học phù hợp với nhu cầu thực tế, học sinh ra trường có thể thực hiện ngay được công việc theo ngành nghề đào tạo.

- Cơ sở vật chất: Đây là nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong công tác đào tạo nghề Ở các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở vật chất bao gồm phòng học lý thuyết, phòng thực hành, thư viện, nhà ở cho học sinh, khu làm việc cho cán bộ, giáo viên dạy nghề, với các lớp đào tạo nghề tại địa phương,

cơ sở vật chất bao gồm phòng học cho các học viên, chỗ ăn, ở phục vụ giáo viên,… Cơ sở vật chất đạt chuẩn quy định tạo điều kiện làm việc và học tập thuận lợi, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo

- Thiết bị và phương tiện dạy học: Trong quá trình đào tạo, thiết bị và phương tiện dạy và học có tính chất quyết định đến kỹ năng, tay nghề của họcsinh Trong chương trình dạy nghề, thời gian thực hành, thực tập chiếm 60% -70% thời gian đào tạo toàn khóa Vì vậy, việc đáp ứng đủ thiết bị và phương tiện dạy nghề là rất cần thiết

- Tài chính (kinh phí định mức đào tạo, vật tư thực hành, chi phí quản lý, thù lao giáo viên …): Tài chính cho các cơ sở dạy nghề có vị trí hết sức quan trọng, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của các cơ sở dạy nghề Tài chính bao gồm các khoản chi cho việc đầu tư có sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, chi phí công tác quản lý, tiền lương và các hoạt động khác của

trường Có thể nói đào tạo nghề là hình thức đào tạo tốn kém nên rất cần sự đầu tư đúng mức của chính phủ và được sự hỗ trợ kinh phí từ các nguồn khác

- Dịch vụ đào tạo (cư xá, tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động

…): Đây là những dịch vụ cần thiết và hữu ích đối với học sinh, là cơ sở giúp cho học sinh sau khi tốt nghiệp các lớp đào tạo nghề có thể tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo, tạo điều kiện cho họ có thề phát huy được khả năng của mình trong quá trình làm việc, từ đó giúp cho thu nhập của

họ tăng lên và ổn định hơn

 Học sinh tốt nghiệp: Năng lực và phẩm chất đạt được sau khi đào tạo

Trang 22

theo mục tiêu đào tạo; Sức khỏe đáp ứng nghề nghiệp; Kỹ năng sống (giao tiếp, hoạt động xã hội) Đây là kết quả của quá trình đào tạo, thể hiện chất lượng của việc đào tạo nghề cho mỗi học viên.

 Tham gia thị trường lao động (từ 6 đến 12 tháng kể từ khi ra trường): trình độ chuyên môn đáp ứng yếu cầu làm việc (năng suất, tổ chức hoạt

động); Mức độ hoàn thành nhiệm vụ công nhân kỹ thuật; Tính sáng tạo và thích nghi trong công việc

Việc đánh giá kết quả giáo dục cần phản ánh được chất lượng nhân cách

có phù hợp hay không với yêu cầu đề ra Cần phải xem xét chất lượng đầu vào (tuyển sinh học sinh học nghề), chất lượng của quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra (tốt nghiệp và tham gia vào cuộc sống) Đánh giá chất lượng đàotạo không chỉ nhiệm vụ của các đơn vị đào tạo nghề mà còn là của xã hội, đặcbiệt là sự đánh giá trực tiếp của những người sử dụng sản phẩm đào tạo (các doanh nghiệp, các nhà sản xuất …) Qua sự đánh giá từ nhiều phía, chúng ta

có thể đo lường được chất lượng đào tạo nghề cho lao động, từ đó tìm được những hướng đi hợp lý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng

2.1.3.4 Yêu cầu đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế thế giới Hơn bao giờ hết, Việt Nam cần phải khẳng định vị thế của mình trên thế giới, cũng như hoàn thành

sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa; do đó, Việt Nam cần phải có

những chiến lược cùng với những hướng đi phù hợp với điều kiện kinh tế của mình, đồng thời phải nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế trên thế giới Một trong những vấn đề cần được quan tâm và giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn chính là phát triển nguồn nhân lực, tức là chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động hiệnnay Không thể phủ nhận những kết quả có được ngày hôm nay nhờ vào nguồn nhân lực dồi dào là thế mạnh của chúng ta Tuy nhiên, với tình hình

Trang 23

phát triển hiện nay của nước ta cũng như trên thế giới thì chất lượng nguồn nhân lực cần được quan tâm hơn nữa.

CNH-HĐH đòi hỏi phải có một cơ cấu lao động hợp lý, nghĩa là phải có một tỉ lệ phù hợp giữa các thành tố của nguồn lực lao động Phải chú ý đến công nhân lao động lành nghề, nâng cao năng lực thực hành và tăng hàm lượng chất xám sao cho đội ngũ công nhân lành nghề và các kỹ nghệ gia, kỹ thuật gia phải chiếm tỉ trọng chủ yếu Đây là một tiêu chí đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của cả nước, toàn xã hội, toàn ngành giáo dục, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề nói riêng trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài Trên thực tế, trong nhiều năm qua chúng ta mới đầu tư chú ý đến phát triển giáo dục phổ thông, giáo dục đại học chưa coi trọng giáo dục nghề nghiệp, dẫn đến giáo dục chuyên nghiệp, nhất là đạo tạo công nhân mất cân đối Qui

mô đào tạo nghề hiện nay vẫn quá nhỏ bé, manh mún, thiết bị đào tạo lạc hậu,không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Chính những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi chất lượng lao động phải cao không những để đáp ứng nhu cầu lao động trong nước mà còn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Việc phân công lao động và hợp tác quốc tế là xu hướng ngày càng phát triển Xuất khẩulao động là chiến lược lâu dài, thường xuyên của các quốc gia phát triển Đối với nước ta, xuất khẩu lao động không những vừa giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho bản thân gia đình người lao động, mà còn tiếp thu học tập chuyên môn kỹ thuật hiện đại của các nước có nền công nghiệp phát triển

Lựa chọn con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhưng Đảng và Nhànước ta vẫn nhận định Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế đất nước, do đó chất lượng lao động nông thôn cũng được các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm Trong những năm qua, vấn đề đào tạo

Trang 24

nghề cho lao động nông thôn được Đảng và Nhà nước ta triển khai một cách tích cực và thường xuyên, tạo cho họ có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm việclàm, nhờ đó làm tăng thu nhập cho họ Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải những hạn chế nhất định mà chúng ta cần phải tìm cách giải quyết một cách nhanh chóng, hợp lý.

Vấn đề cấp bách hiện nay là phải khẩn trương bồi dưỡng về mọi mặt cho

số công nhân, số lao động chưa qua đào tạo đầy đủ, tăng nhanh về qui mô với chất lượng cao Muốn vậy phải nâng cao chất lượng dạy nghề, bởi những nămqua cùng với sự suy giảm về số lượng, chất lượng dạy nghề cũng đã có nhữnggiảm sút nghiêm trọng Nguyên nhân của sự giảm sút đó là:

- Trang thiết bị hiện nay ở các cơ sở dạy nghề thiếu thốn, lạc hậu

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa đồng đều Trình độ ít được nâng cao cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ Trình

độ sư phạm và quản lý nhiều năm qua ít được chú ý, bổ sung, bồi dưỡng, đào tạo lại

- Chương trình nội dung đào tạo, hệ thống giáo trình vẫn trong tình trạnglạc hậu, thiếu thống nhất, vì vậy chưa theo kịp sự tiến bộ của khoa học – côngnghệ mới

- Đối với lao động nông thôn, mặc dù chiếm phần lớn tổng lực lượng lao động trong cả nước nhưng năng suất lao động của lực lượng này thấp do họ làm việc chỉ dựa vào kinh nghiệm chứ không qua trường lớp đào tạo nào dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra thấp, ít có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới

Tổng hợp những ý kiến trên, dẫn đến chất lượng đào tạo đặc biệt là đào tạo kỹ năng nghề của người học nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, nên rất khó tìm việc làm; thiếu công nhân lành nghề, công nhân bậc cao, không đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Có thể nói rằng, lựa chọn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là chúng ta bắt đầu quá trình phát triển theo chiều sâu, trong đó chất

Trang 25

lượng lao động có ý nghĩa quyết định Cùng với việc mở rộng qui mô đào tạo,nâng cao chất lượng dạy nghề là một đòi hỏi khách quan, cấp bách nhằm thựchiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.1.3.5 Chất lượng nguồn lao động nông thôn

Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu tố cơbản là: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Quá trình phát triển nguồn nhân lực con người là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế Trong giai đoạn phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện nay chúng ta càng nhận thức

rõ vai trò quyết định của nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có chất lượngcao vốn là yếu tố vật chất quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất

Là một quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo song tình hình sức khoẻ của người lao động nông thôn còn hạn chế nhất là về cân nặng

và chiều cao Điều này chịu ảnh hưởng rất lớn của việc sinh hoạt ăn uống hàng ngày hay nói đúng hơn là bị chi phối bởi mức thu nhập

Do dân số và lao động tăng nhanh, năng suất lao động thấp kém vì vậy mức thu nhập của dân cư nông thôn rất thấp Cuộc điều tra mức sống tiến hành năm 1992-1993 và số liệu thống kê cũng cho thấy mức thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn là 148,1 nghìn đồng (1994), có 20,6%

số hộ thu nhập không đủ thanh toán khẩu phần ăn duy trì cuộc sống, 21,55%

số hộ thu nhập dưới mức trung bình 18,13% số hộ có thu nhập khá và chỉ có 7,1% số hộ có thu nhập cao Như vậy, số hộ có thu nhập dưới mức trung bình

và không đủ ăn chiếm tới 42,15%, số nghèo ở vùng nông thôn là 57% gấp 2 lần số nghèo ở thành thị, cho nên khoảng 90% số hộ nghèo thuộc về nông thôn, kết quả từ cuộc điều tra mức sống dân cư năm 1997-1998 cho thấy tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 50% (năm 1993) xuống còn 30-35%.Từ năm 1999- năm

2006 mức thu nhập ở cả thành thị và nông thôn đã tăng lên rõ rệt, thể hiện ở bảng sau:

Trang 26

Bảng 1: Mức thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn

(Nguồn số liệu: Tại niêm giám thống kê của Bộ LĐ& TBXH)

Sức khoẻ và thể trạng của người Việt Nam nói chung là nhỏ bé, hạn chế nhiều về thể lực, cho dù có bù lại ưu thế về sự chăm chỉ, siêng năng, dẻo dai thì thể lực như vậy cũng khó trụ vững được trong những dây chuyền sản xuất đòi hỏi cường độ làm việc cao

Theo số liệu điều tra về thực trạng thể lực của lao động tại Vịêt Nam, nguồn lao động việt Nam có thể lực kém, thể hiện qua các chỉ số về chiều cao, cân nặng trung bình sức bền Cụ thể là trong khi chiều cao trung bình củangười lao động Việt Nam là 1,50m, cân nặng 39kg thì các con số tưong ứng của người Philippines là 1,53m: 45,5kg, người Nhật là 1,64cm: 53,3kg Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam tới 48,7%, số người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40%.Đây là vấn đề khá nghiêm trọng, nên không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sau này

2.1.3.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động ở nông thôn

Số lượng lao động mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế Mặt khác, cần được xem xét đến chất lượng nguồn lao động, đó là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn Chất lượng lao động có thể được nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, nhờ sức khỏe củangười lao động, nhờ bố trí điều kiện lao động tốt hơn

- Giáo dục được coi là một dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng của con người theo nhiều nghĩa khác nhau Yêu cầu chung đối với giáo dục là rất lớn, nhất là đối với giáo dục phổ thông, con người ở mọi nơi đều tinrằng giáo dục rất có ích cho bản thân mình và con cháu họ Bằng trực giác, mọi người có thể thấy mối quan hệ giữa giáo dục và mức thu nhập Mặc dù

Trang 27

không phải tất cả những người, ví dụ như đã tốt nghiệp hết cấp III có thu nhậpcao hơn những người mới tốt nghiệp cấp I, nhưng đa số là như vậy, và mức thu nhập của họ đều cao hơn nhiều Nhưng để đạt được trình độ giáo dục nhấtđịnh cần phải chi phí khá nhiều, kể cả chi phí gia đình và chi phí của quốc gia Đó chính là khoản đầu tư cho con người Ở các nước đang phát triển giáo dục được thực hiện dưới nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao trình

độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật cho mọi người Kết quả giáo dục làm tănglực lượng lao động có trình độ tạo khả năng thúc đẩy đổi mới công nghệ Công nghiệp thay đổi càng nhanh càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vai trò của giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích luỹ kiến thức

- Giống như giáo dục, sức khoẻ làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực

cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại nhữnglợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi đang làm việc Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khẻo tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em phát triển thành những người khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần Hơn nữa điều đó còn giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho sản xuất thông qua giáo dục ở nhà trường Những khoản chi cho sức khỏe còn làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng bằng việc kéo dài tuổilao động Ngoài yếu tố giáo dục và sức khoẻ, nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động còn có động lực lao động Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động Những người lao động ở nông thôn được xem là cần cù, chịu thương, chịu khó

2.1.3.7 Vai trò của nguồn lao động nông thôn

Lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào

và trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó được xem xét là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, vai trò của nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng là rất quan

Trang 28

trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang thực hiện CNH - HĐH đất nước trong đó CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặc biệt quan tâm Vì vậy lao động nông thôn có vai trò hết sức quan trọng nó được thể hiện qua các mặt sau:

a Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn lực trong nông nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã hội Song, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối Quá trình biến đổi đó diễn ra theo hai giai đoạn sau:

- Giai đoạn đầu: diễn ra khi đất nước bắt đầu công nghiệp hoá, nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá, năng suất lao động nông nghiệp được giải phóng trở nên dư thừa và được các ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt động sản xuất- dịch vụ Nhưng do tốc độ tăng tự nhiên của lao động trong khuvực công nghiệp còn lớn hơn tốc độ thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp,

do đó ở thời kỳ này tỷ trọng lao động nông nghiệp mới giảm tương đối, số lượng lao động tuyệt đối còn tăng lên Giai đoạn này dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế của đất nước quyết định Chúng

ta có thể nhìn thấy hiện tượng này ở Việt Nam hiện nay đó là hiện tượng có nhiều nông dân bỏ ruộng và đi làm các việc phi nông nghiệp khác hoặc đi làmthuê với thu nhập cao hơn là làm nông nghiệp

- Giai đoạn thứ hai: nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất laođộng nông nghiệp tăng nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao

Số lao động dôi ra do nông nghiệp giải phóng đã được ngành khác thu hút hết

Vì thế giai đoạn này số lượng lao động ở nông thôn giảm cả tương đối và tuyệt đối Chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, hi vọng sẽ nâng cao được

Trang 29

năng suất lao động ở nông thôn, từ đó sẽ từng bước rút bớt được lao động ở

nông thôn để tham gia vào các ngành sản xuất khác

b Nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực thực phẩm.

Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời dân số sông chủ yếu bằng nghề nông Vì vậy, nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp là rất đông đảo Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và sự giatăng về dân số thì nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng gia tăng

Việc sản xuất lương thực thực phẩm chỉ có thể đạt được trong ngành nông nghiệp và sức lao động để tạo ra lương thực, thực phẩm là do nguồn lao động nông thôn cung cấp

Nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, thu nhập của người dân tăng lên đòi hỏi khối lượng lương thực, thực phẩm ngày càng lớn và yêu cầu về chất lượng cũng ngày càng cao Để có thể đáp ứng đủ

về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng thì nguồn lao động nông thôn phải được nâng cao về trình độ tay nghề và kinh nghiệm sản xuất

Như chúng ta đã biết vào những năm 1980 của thế kỷ trước hàng năm chúng ta phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, và trong những năm đó bình quân lương thực đầu người của chúng ta chỉ đạt 268,2 kg/người/năm Nhưng do chất đó chất lượng nguồn lao động nông thôn ngày càng được nângcao trong những năm sau đó, đặc biệt trong thời gian gần đây như: số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, học vấn của người lao động ngày càng được nâng lên Nên năng suất và sản lượng lương thực tăng nhanh cả về

số lượng và chất lượng Không những cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định cho nhu cầu trong nước mà hằng năm chúng ta đã xuất khẩu nông sản, thu được ngoại tệ đáng kể cho đất nước trong thời gian qua đã tạo điều kiện vật chất cho quá trình CNH - HĐH đất nước Để việc cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định và chất lượng không ngừng được nâng cao thì nguồn lao động nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng

Trang 30

c Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với các yếu tố đầu vào là cácsản phẩm mà người lao động nông thôn làm ra Trong thời kỳ CNH - HĐH thìphát triển công nghiệp chế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp

d Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác.

Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn của các ngành khác và của chính bản thân ngành nông nghiệp Tại thời điểm

01/07/2003, lực lượng lao động của cả nước là 42.128.343 người Trong đố, khu vực nông thôn có 31.941.500 lao động chiếm 75,82% lược lượng lao động toàn quốc Đến thời điểm 01/7/2004, lực lượng lao động cả nước có 43,255 triệu lao động tăng gần 2.7%so với thời điểm 01/07/2003 Trong đó lực lượng lao động nông thôn có 32,706 triệu người, chiếm 75,6% lực lượng lao động cả nước.Cũng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong

độ tuổi lao động Số lao động trong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, bao gồm: lao động khu vực thành thị gần 12 triệu người, chiếm 27% tổng lao động trong độ tuổi đang làm việc; lao động khu

vực nông thôn 31,9 triệu người, chiếm 73% (nguồn số liệu: tại niêm giám thống kê của Bộ LĐ&TBXH) Với dân số như trên thì có thể nói nông thôn là

một thị trường tiêu thụ rộng lớn cần phải được khai thác triệt để

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực trạng đào tạo nghề ở Việt Nam trong những năm qua

Trong thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, đội ngũ lao động qua đào tạo nghề đã có những đóng góp lớn, góp phần tạo nên sự tăng trưởng cuả đất nước Công tác đào tạo nghề đã dần đi vào nề nếp, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và các

Trang 31

ngành kinh tế mũi nhọn Đã hình thành mạng lưới cơ sở dạy nghể trong toàn quốc bao gồm các trường dạy nghề, các trường THCN và cao đẳng có tham gia đào tạo nghề ,các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có dạy nghề …Chủ trương xã hội hoá và đa dạng hoá về loại hình đào tạo, nghành nghề và các phương thức đào tạo được đẩy mạnh bước đầu đã thu được kết quả, huy động được các nguồn lực cho đào tạo nghề.

a) Mạng lưới cơ sở dạy nghề

Trong những năm qua, với những thay đổi có tính đột phá trong công tác tổ chức quản lý hoạt động dạy nghề, hệ thóng các trường dạy nghề đang được phục hồi và phát triển, đào tạo dạy nghề được quan tâm, mở rộng bước đầu đã được một số kết quả

Các bộ nghành địa phương đã thể hiện được sự quan tâm đối với dạy nghề thông qua các nghị quyết, chỉ thị và tăng đầu tư cho dạy nghề Do đó,số lượng thanh niên, học sinh có nhu cầu học nghề ngày càng tăng làm giảm áp lực đào tạo đại học cho xã hội

Về số lượng đào tạo:

- Năm 1975 có 185 cơ sở đào tạo dạy nghề công tác đào tạo nghề gắn với giảiquyết việc làm phục vụ công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh và từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Bước đầu chúng ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở trường lớp đào tạo công nhân kĩ thuật rộng khắp ỏ tất cả các bộ nghành địa phương và cơ sở dạy nghề bên cạnh xí nghiệp, công nông lâm trường đáp ứng nhu cầu học nghề ở trong cả nước

Thời kì từ năm 1987 đến 1992 công tác quản lí dạy nghề do vụ dạy nghề đảm nhiệm Từ năm 1992 đến tháng 6/1998 công việc này chỉ còn một phần trong vu trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đảm nhiệm Thời kì này công tác dạy nghề ít được quan tâm, đầu tư và phát triển, hệ thống dạy nghề ngày càng thu hẹp lại cả về số lượng lẫn quy mô đào tạo, năm 1998 số trường dạy nghề chỉ còn 129 trường (giảm 56% so với năm 1986)

Trước nhu cầu cấp bách phát triển nguồn nhân lực của công cuộc đổi

Trang 32

mới và bước vào giai đoạn đâỷ mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tổng cục dạy nghề được thành lập theo nghị quyết số 33/1998 ngày

23/5/1998 nhằm giúp bộ trưởng bộ LĐTB và XH quản lí nhà nước về công tác đào tạo nghề trên phạm vi cả nước Sau một số năm thực hiện, tính đến cuối năm 2001 mạng lưới trưòng dạy nghề đã được mở rộng và đa dạng hoá với nhiều hình thức, trong đó:

+ 137 trường trung hoc chuyên nghiệp và cao đẳng có chức năng nghiệp

+ Hàng nghìn lớp dạy nghề của các doanh nghiệp các tổ chức và của các

nghành nghề (Nguồn :Bộ LĐTB và XH:”Định hướng phát triển đào

tạo nghề đến năm 2010”.Hà Nội/2002)

Sau khi có quyết định số 112/2005/Q Đ- TTg của chính phủ về xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam Năm 2007- 2008 nước ta có:

+ 284 trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề có chức năng nghiệp vụ dạy nghề

+ 961 trung tâm dạy nghề

+276 trường trung cấp chuyên nghiệp

Năm 2008, chi ngân sách cho dạy nghề đạt 5985 tỷ đồng, tăng 0,8% so với năm 2007

Theo nội dung quy định tại nghị định02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 củachính phủ hướng dẫn Bộ Luật lao động và Luật GD tài chính đảm bảo cho hoạt động dạy nghề bao gồm:

+ Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương giữ vai trò chủ yếu trong nguồn đầu tư cho dạy nghề

+ Vốn của các tổ chức cá nhân cho dạy nghề

Trang 33

+ Các khoản thu của cơ sở dạy nghề từ hội đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất dịch vụ.

+ Các nguồn khác

Trong thực tế những năm qua, ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề chủ yếu là nguồn kinh tế thường xuyên, vốn đầu tư cơ bản xây dựng, thực chất gân sách nhà nước mới chỉ đảm bảo được một phần rất nhỏ so với nhu cầu kinh phí cho đào tạo nghề, phần lớn số kinh phí cần thiết cho đào tạo dạy nghề là do cơ sở đào tạo tự lo liệu Đây là một hạn chế rất lớn đối với hoạt động đào tạo nghề và ít nhiều làm giảm chất lượng đào tạo

Như vậy có thể thấy hệ thống dạy nghề đang nổi lên một số bất cập:+ Cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, thiếu thốn nghiêm trọng cả thiết bị dùng chung và thiết bị phục vụ giảng dạy

+ Chương trình giáo án lạc hậu

+ Đội ngũ giáo viên thiếu nghiêm trọng về số lượng và hạn chế về chất lượng

+ Phần kinh phí ngân sách nhà nước dành cho đào tạo nghề còn hạn hẹp

b) Quy mô đào tạo nghề

Tương ứng với số cơ sở dạy nghề trong mỗi thời kì, quy mô đào tạo nghề cũng có sự biến động tương đối đáng kể Năm 1975 quy mô đào tạo là 80.000 học sinh chưa kể CNKT được đào tạo tại các địa phương Tại miền Bắc chỉ tính số công nhân kĩ thuật trong khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể đã là 600.000 người Số học sinh này đã góp một phần tương đối lớn trongsản xuất và xây dựng đất nước sau chiến tranh, trở thành những công nhân

Trang 34

chủ chốt cho những giai đoạn sau.

Qua đó ta thấy cũng có thể những công nhân kĩ thuật chủ yếu làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể, phù hợp với cơ cấu kinh tế mà thành phần kinh tế nhà nước là chủ yếu

Năm 1980 các trường dạy nghề trên cả nước có quy mô đào tạo vào khoảng 250.000 học viên/năm, bình quân các trường có quy mô đào tạo 700 học viên/năm Tuy nhiên do những điều kiện khách quan và chủ quan mà những năm tiếp theo nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh tế

bị thu hẹp Nhu cầu về CNKT đã giảm đi rất nhiều đã ảnh hưởng tới công tác đào tạo nghề

Đến năm 1986 quy mô đào tạo dài hạn chỉ còn 120.000 học

sinh/năm.Cho đến ngày 31/7/1998 sau một thời gian dài công tác đào tạo nghề bị lãng quên, quy mô đào tạo nghề dài hạn của cả nước chỉ còn 62.500 học sinh/năm, thực sự trở thành một thách thức mới cho sự nghiệp dạy nghề trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nhận thức ra những sai lầm, để kịp thời sử chữa, áp dụng những biện pháp và chính sách phù hợp với quy luật khách quan chúng ta đã kịp khắc phục được một phần khó khăn trong đào tạo nghề Cụ thể quy mô tuyển sinh

hệ dài hạn tăng từ 57.000 người năm 1997 lên 126.000 người năm 2001 (tăngbình quân hàng năm là 22%); quy mô đào tạo nghề ngắn hạn tăng từ 390.000 người năm 1997 lên 761.000 người năm 2001 (tăng bình quân hàng năm là 19%)

(Bộ LĐTBXH, "Định hướng phát triển đào tạo nghề đến năm 2010")

Và đến năm 2007- 2008 quy mô đào tạo nghề của nước ta tăng lên rõ rệt được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2: Quy mô đào tạo nghề của nước ta năm 2007- 2008

Đơn vị tính: người

Trang 35

quy chính quyHọc sinh học nghề ngắn hạn

(gồm chính quy và tư nhân) 1.268.150 173.720

-Học sinh trung cấp chuyên nghiệp 614.500 207.240

(Nguồn số liệu: tại Niêm giám GD- ĐT năm 2007- 2008 của Bộ GD&ĐT)

Chúng ta có số liệu về học sinh các trường trung học chuyên nghiệp cả nước trong những năm 2006 – 2008 như trong bảng dưới đây :

Bảng 3: Số lượng học sinh trong các trường trung học chuyên nghiệp

2007

Năm 2008

Số học sinh

Nghìnhọc sinh

(Nguồn số liệu: tại Niêm giám GD&ĐT năm 2007- 2008 của Bộ GD&ĐT)

c) Chất lượng đào tạo nghề

Nội dung chương trình đào tạo

Trong thời gian qua nội dung, chương trình đào tạo nghề đã và đang được biên soạn để phù hợp với sự thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất Đã tiếp cận và triển khai xây dựng chương trình đào tạo nghề theo mô đun Nhiềuchương trình đào tạo ngắn hạn theo Mô đun do dự án tăng cường trung tâm dạy nghề xây dựng đã được thẩm định và phổ biến, áp dụng rộng rãi

Tuy nhiên, ngoài một số ít cơ sở đào tạo nghề được sự hỗ trợ của các nước

và các tổ chức quốc tế về trang thiết bị hiện đại cũng như cơ sở vật chất tốt phục

vụ cho việc giảng dạy và học tập, thì hầu hết các cơ sở đào tạo nghề vần đang áp dụng các chương trình và tài liệu đào tạo quá cũ kỹ lạc hậu được biên soạn theo những tiêu chuẩn cấo bậc thợ do Bộ lao động ban hành từ những năm 70

Trang 36

Ở các trường này ngoài trang thiết bị lạc hậu, cơ sở vật chất tồi tàn thì giáo trình dùng trong giảng dạy tại các trường này được xây dựng theo phương pháp truyền thống lạc hậu, chậm cập nhật kiến thức mới nên phần nào ảnh

hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo Hầu hết các trường vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, tỷ lệ sử dụng máy vi tinh trong giảng dạy còn ít

Cho đến nay Nhà nước chỉ có giáo trình khung cho một số nghề, còn lạichủ yếu do các cơ sở tự biên soạn, các giáo trình đào tạo nghề ngắn hạn thiếu

sự kiểm tra chuẩn bị, bổ sung và thống nhất giữa các cơ sở dạy nghề

Qua đó ta có thể thấy rõ hơn về vấn đề là tại sao phần lớn số lượng học sinh, sinh viên ra trường thường không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng về trình độ cũng như khả năng cập nhật thông tin mới

Sở dĩ các học sinh, sinh viên thường không áp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng vì những gì họ được học trong trường thì thường khác xa hơn rất nhiều so với những mà người tuyển dụng mông muốn mà một trong những nguyên nhân không nhỏ của vấn đề này đó là việc chậm cập nhật thôngtin cũng như đưa các thiết bị hiện đại áp dụng vào việc học tập và giảng dạy trong các trường học nghề

d) Đội ngũ giáo viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên dạy nghề trong thời gian qua đã được cũng cố và phát triển.Các Bộ, ngành, địa phương đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ tin học ở trong cả nước và nước ngoài cho đội ngũ giáo viên.Tuy nhiên trong khi nhu cầu về đào tạo nghề đang đặt ra như một vấn đề khẩn cấp cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp nhu cầu cấn thiết của xã hội Bên cạnh những giáo viên có trình độ và tâm huyết với nghề thì vẫn còn không ít giáo viên có trình độ kém và không tâm huyết với nghề Sở dĩ như vậy là vì chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên này còn quá thấp, và hạn chế; chưa có chế độ riêng, đặc thù cho giáo viên dạynghề mà vẫn còn vận dụng chế độ của giáo viên đào tạo nói chung Có 50% giáo viên trong các trường đào tạo nghề thiếu những kiến thức kĩ năng về sư

Trang 37

phạm và thực hành và chỉ dạy được lí thuyết Một bộ phận khác có trình độ về

lí thuyết nhưng chưa được đào tạo về sư phạm Trong quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế thì yêu cấu về nguồn nhân lực có trình độ khoa học kĩ thuật caotrong những ngành mới hiện đại được đạt ra rất bức thiết Nó đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy nghề phải không ngừng nghiêm cứu khoa học nâng cao trình độgiảng dạy bắt kịp với xu thế phát triển chung của xã hội Ở đây yếu tố tuổi trẻ chính là then chốt Những giáo viên trẻ nắm vững kiến thức khoa học, hăng say nghiên cứu học hỏi và tâm huyết với nghề chính là lời giải cho bài toán đào tạo nghề trong những năm tới Một lần nữa vấn đề đãi ngộ và sử dụng nhân tài lại được đặt ra cho những nhà lập chính sách Khi có được những người thầy giỏi thì chúng ta mới có thể có được những công nhân giỏi, những người thợ giỏi tham gia vào công cuộc xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa Chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại những bất cập hiện nay đang còn tồn tại để sớm khắc phục mới mong thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH

e) Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy nghề

Trang thiết bị sử dụng cho luyện tập, kỹ năng thực hành ở các trường thực hành nghề còn thiếu cả về số lượng lần chất lượng Có khoảng 19% số thiết bị là tương đối phù hợp với công nghệ sản xuất hiện nay, trong đó có tới 14% số thiết bị đã quá cũ và lạc hậu 9,75% thiết bị sản xuất được sản xuất từ năm 1975-1985, 36,14% số thiết bị được sản xuất từ năm 1986-1995, 39% sốthiết bị được sản xuất từ năm 1996-2000

Mặc dù trong những năm gần đây đã có một số trường và cơ sở mới thành lập được trang bị máy mọc thiết bị đồng bộ tương đối hiện đại phù hợp với công tác dạy nghề, sát với thực tế sản xuất, đặc biệt là các cơ sở dự án được tài trợ hoặc giúp đỡ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế Nhưng nhìn chung về tổng thể trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề vẫn còn thiếu về số lượng và lạc hậu so với kỹ thuật, công nghệ sản xuất

2.2.2 Quản lý nhà nước về đào tạo nghề còn nhiều bất cập

Đào tạo chưa theo quy hoạch phát triển kinh tế

Trang 38

Sau ba năm, giữa chủ trương dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên vẫn còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu thực tiễn Việc đào tạo chưa bám theo quy hoạch sử dụng nguồn nhân lực cho từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương đang diễn ra khá phố biến Không ít cơ sở dạy nghề đang đàotạo theo kiểu “có gì dạy nấy” chưa căn cứ theo nhu cầu và hoàn cảnh của người học Có những trung tâm dạy nghề cấp huyện được xây dựng khang trang, mua sắm trang thiết bị dạy học tương đối tốt ở một số nghề nhưng không tuyển được học sinh vào học Sau khi học xong lại không có cơ hội để tìm việc làm tại địa phương vì ở đây không có nhu cầu tuyển dụng những ngành nghề mà mình đã theo Hàng năm, có khoảng 700.000 – 800.000 học sinh, sinh viên ra trường cần được giải quyết việc làm Bên cạnh đó, đầu tư ngân sách nhà nước cho dạy nghề chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo Trong khi thu học phí chỉ đáp ứng được khoảng 50%, không bù đắp được chi phí đào tạo Còn trên 50% số huyện chưa có trung tâm dạy nghề nhất là ở các vùng nôngthôn, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Băn khoăn chuyện sáp nhập

Nhiều năm nay, bất cập trong quản lý giáo dục nghề nghiệp (khối trung cấp chuyên nghiệp do Bộ GD - ĐT quản lý, còn Bộ LĐ - TB - XH quản lý khối dạy nghề, làm cho giáo dục nghề nghiệp bị chia cắt, phân tán trong công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành chung về đầu tư, phân bổ nguồn lực

Do vậy, trong dự thảo Báo cáo giám sát việc thực hiện luật pháp và chính sách về dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên từ năm 2006 -

2009, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã kiến nghị với Chính phủ sáp nhập Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (GDCN - Bộ GD - ĐT) và Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ – TBXH ) thành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Đây là cách tạo ra sự thống nhất trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

( Nguồn: Theo www.baodatviet.vn)

2.2.3 Kinh nghiệm đào tạo một số nước trên thế giới

Trang 39

2.2.3.1 Kinh nghiệm đào tạo nghề của nước Pháp

Ở cộng hòa Pháp, giáo trình dạy bất cứ nghề nào bao giờ cũng được thiết kế với sự đóng góp của ba bên: nhà trường, doanh nghiệp và đại diện các

cơ quan chuyên trách của chính phủ Giáo trình sẽ được ủy ban quốc gia của nghành chuyên sâu có liên quan với thành viên là đại diện ba bên nói trên phêchuẩn và sau đó được sử dụng thống nhất trong cả nước Thời gian sử dụng

bộ giáo trình như vậy chỉ kéo dài trong vào 3 đến 5 năm Sau đó cùng với diễn tiến của khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất, giáo trình sẽ được biên soạn lại cho phù hợp với thực tiễn

Cho đến nay, ở Pháp vẫn tồn tại hai cơ quan chủ yếu phụ trách công tácđào tạo nghề:

AFPA – hiệp hội đào tạo nghề cho người trưởng thành, trực thuộc Bộ

Lao động xã hội và Đoàn kết Tên gọi là hiệp hội nhưng thực chất là một tổ chức của nhà nước với gần 600 cơ sở trải rộng khắp nước Pháp, AFPA có

5000 giáo viên đủ loại nghành nghề, 500 nhà giáo tâm lý học, 300 cán bộ nghiên cứu về khoa học sư phạm và dạy nghề Nói về nghành chuyên sâu, AFPA có 3 trung tâm đào tạo lớn: Xây dựng dân dụng ở thành phố Toulouse, công nghiệp ở Lyon và các ngành dịch vụ ở Montreuil

Đào tạo nghề ở Pháp thu hút nhiều chuyên gia tâm lý như vậy vì họ rất coi trọng vấn đề hướng nghiệp, thông qua trao đổi phỏng vấn để phát hiện sở trường, sở đoản,thái độ, hành vi nhằm hướng học viên tương lai các ngành nghề phù hợp nhất, từ đó họ có hướng phát triển tốt Chỉ có các chuyên gia tâm lý mới làm việc này có hiệu quả Và ở Pháp hầu hết các giáo viên là kỹ

sư, kỹ thuật viên hoặc công nhân bậc cao xuất thân từ các xí nghiệp, rất giàu kinh nghiệm thực tiễn Để trở thành giáo viên dạy nghề họ được tham dự các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thật bài bản Hơn nữa điều kiện việc làm của giáo viên rất thuận lợi Một giáo viên có diện tích làm việc từ 16 – 20 m2, bàn máy tính nối Internet; thư viện với các tài liệu nghe, nhìn, phòng thí nghệm Một tổ giáo viên 4 – 5 người có phòng riêng uống nước, hút thuốc

Ngày đăng: 23/11/2015, 20:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w