Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn của các ngành khác và của chính bản thân ngành nông nghiệp. Tại thời điểm
01/07/2003, lực lượng lao động của cả nước là 42.128.343 người. Trong đố, khu vực nông thôn có 31.941.500 lao động chiếm 75,82% lược lượng lao động toàn quốc. Đến thời điểm 01/7/2004, lực lượng lao động cả nước có 43,255 triệu lao động tăng gần 2.7%so với thời điểm 01/07/2003. Trong đó lực lượng lao động nông thôn có 32,706 triệu người, chiếm 75,6% lực lượng lao động cả nước.Cũng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, bao gồm: lao động khu vực thành thị gần 12 triệu người, chiếm 27% tổng lao động trong độ tuổi đang làm việc; lao động khu vực nông thôn 31,9 triệu người, chiếm 73% (nguồn số liệu: tại niêm giám
thống kê của Bộ LĐ&TBXH). Với dân số như trên thì có thể nói nông thôn là
một thị trường tiêu thụ rộng lớn cần phải được khai thác triệt để.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng đào tạo nghề ở Việt Nam trong những năm qua
Trong thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, đội ngũ lao động qua đào tạo nghề đã có những đóng góp lớn, góp phần tạo nên sự tăng trưởng cuả đất nước .Công tác đào tạo nghề đã dần đi vào nề nếp, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và các
ngành kinh tế mũi nhọn. Đã hình thành mạng lưới cơ sở dạy nghể trong toàn quốc bao gồm các trường dạy nghề, các trường THCN và cao đẳng có tham gia đào tạo nghề ,các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có dạy nghề …Chủ trương xã hội hoá và đa dạng hoá về loại hình đào tạo, nghành nghề và các phương thức đào tạo được đẩy mạnh bước đầu đã thu được kết quả, huy động được các nguồn lực cho đào tạo nghề.