KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng về dân số lao động của huyện

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn trên địa bàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định (Trang 58)

- Về thuỷ lợi:

KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng về dân số lao động của huyện

4.1. Thực trạng về dân số - lao động của huyện

Như đã trình bày ở trên, đào tạo nghề là quá trình đào tạo cho người lao

động một nghề nào đó. Hay, để có thể tiến hành đào tạo hay bồi dưỡng thì cần phải có người lao động, người lao động ở đây chủ yếu thuộc khu vực nông thôn. Mặt khác lực lượng lao động lại là một bộ phận của dân số xã hội. Đó là mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

Bảng 8: Dân số huyên Nam trực- tỉnh Nam Định

ĐVT: người Dân số trung bình Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)08/07 09/08 BQ Toàn huyện 207.559 209.12 0 211.36 0 100.7 5 101.0 7 100,91 Khu vực nông thôn 195.586 196.05 0 198.019 100,2 3 101 101

(Nguồn: số liệu thống kê LĐ- VL của huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định)

Theo bảng trên cho thấy đến năm 2007 dân số huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định là 207.559 người trong đó dân số nông thôn là 195.586 người (chiếm 94,23 %). Năm 2008 dân số khu vực nông thôn chiếm 93,75 %. Và đến năm 2009 dân số ở khu vực nông thôn chiếm 93,68 %. Dân số của khu vực nông thôn đang có xu hướng giảm nhẹ, nguyên nhân chủ yếu là do sự di dân lên các thành thị và các địa phương khác.

Bảng 9: Quy mô cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn năm 2009 huyện Nam Trực -Tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu Quy mô Cơ cấu( %)

Tổng số 119.321 100

Chưa biết chữ 238 0,2

Chưa tốt nghiệp tiểu học 721 0,6

Đã tốt nghiệp tiểu học 21.518 18,03

Đã tốt nghiệp phổ thông sơ sở 86.072 72,15 Đã tốt nghiệp phổ thông trung học 10.772 9,02

Theo số liệu như ở trên bảng, ta nhận thấy ở huyện lao động có trình độ học vấn từ PTTH trở lên chiếm 9,02% so với tổng số lao động đó là một tỉ trọng rất thấp, cá biệt vẫn còn một số lao động chưa biết chữ 238 người tương đương 0,2%. Tỉ lệ này sống chủ yếu ở khu vực nông thôn, những xã nghèo, xa trung tâm. Đây là một thực trạng đáng lo ngại nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng lao động của huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định.

Bảng 10: Quy mô cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm ngành trình độ chuyên môn đến năm 2009 của huyện Nam Trực - Tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu Quy mô ( người) Cơ cấu(%)

Tổng số 119.321 100

Không có trình độ chuyên môn 71.116 59,6

Sơ cấp học nghề 40.016 33,54

Chuyên môn kĩ thuật có bằng cấp trở lên 8.189 6,86

(Nguồn số liệu thống kê lao động - việc làm của huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định)

Ở huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định lao động không có trình độ chuyên môn chiếm một tỉ trọng 59,6% trong tổng số lao động là một điều đáng lo ngại, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xã hội, đến công tác giải quyết việc làm của huyện mà số lao động này phần lớn là từ khu vực nông thôn, trong khi đó tỉ trọng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật có bằng cấp trở lên chiếm rất thấp chỉ với 6,86%. Đây là một điều băn khoăn và cần được huyện quan tâm hơn đối với khu vực nông thôn của huyện. Nguyên nhân của thực trạng trên là do khu vực nông thôn nghèo, không có điều kiện, nhận thức còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn trên địa bàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định (Trang 58)