Công tác chỉ đạo, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thực của lao

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn trên địa bàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định (Trang 68)

- Về văn hoá xã hộ

4.8.1 Công tác chỉ đạo, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thực của lao

động nông thôn

Người lao động nói chung, lao động làng nghề nói riêng, phần lớn xuất thân từ nông thôn (hiện nay chiếm 70%) bị ảnh hưởng văn hóa nông nghiệp đến mức thành căn tính nông dân. Theo cố GS. Trần Quốc Vượng thì “căn tính này là kết quả của 3 hằng số cơ bản của văn hóa truyền thống Việt Nam đó là: nông thôn, nông nghiệp và nông dân”.

Cách tổ chức đời sống xã hội truyền thống này mang nặng tính làng xã và tính tự trị, nó chính là sản phẩm của văn hóa nông nghiệp tạo nên. Mặt khác, trong suốt thời gian dài của chiến tranh, việc dạy nghề, chủ yếu phục vụ kịp thời cho tiền tuyến. Những tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu về thời gian học cũng như nội dung học đều có thể bị giản lược tối đa. Môi trường đào tạo cũng như môi trường nghề không còn duy trì ở mức cần thiết tối thiểu, đồng thời các yếu tố khác có liên quan đến hành nghề như luật pháp, kỷ cương, đạo đức, tác phong... Đều bị biến dạng do ảnh hưởng của tâm lý thời chiến. Trong đó biểu hiện theo 2 xu hướng lớn, đó là: tính dựa dẫm, theo đó, mọi suy nghĩ, hành động luôn luôn trông chờ, ỷ lại vào xã hội, cộng đồng, Nhà nước, cá nhân không chịu trách nhiệm gì và cũng không có ý nghĩa gì; tính bình quân chủ nghĩa: mọi thứ đều bị cào bằng. Khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp, nông thôn sang hướng CNH- HĐH, cộng với nhu cầu hội nhập thì việc phải làm đầu tiên đó là đổi mới tư duy nhận thức của con người. Tư duy nhận thức luôn có trước tư duy hành động. Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu mới chính là thay đổi nhận thức của con người nói chung và người lao động nghề nói riêng. Các ngành, cấp ủy và chính quyền các cấp cần nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí công tác đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay đối với việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ cho sự phát triển CNH-HĐH của huyện, tỉnh và của cả nước. Từ đó có sự kết hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh Xã hội huyện Nam Trực để có kế hoạch khai triển từng bước đề án quy hoạch phục đào tạo đội ngũ lao động cho ngành và

địa phương mình. Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện Đài, Báo và dung áp phích kết hợp với công tác giáo dục của các đoàn thể và quần chúng để các cán bộ và nhân dân của huyện thấy rõ lợi ích của học nghề, xóa đi những mặc cảm về bằng cấp từ đó tạo ra động cơ và phong trào học nghề trong lao động nông thôn. Hoàn thiện cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy.

Bên cạnh các chế độ, chính sách hiện hành của huyện, tỉnh và TƯ đang thực hiện, huyện Nam Trực sẽ nghiên cứu và đề xuất một số chính sách để có thể khuyến khích công tác dạy nghề như sau:

Có cơ chế, chính sách thu hút các tập thể, cá nhân, các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập

Về đất đai: xem xét để cấp đất và cho thuê đối với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, hoặc các cơ sở dạy nghề có nhu cầu mở rộng

Miễn, giảm thuế 5 năm cho các cơ sở dạy nghề mới thành lập. Miễn giảm thuế cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; thường xuyên hàng năm mở các lớp dạy nghề, truyền nghề

Ban hành quy định sử dụng, đội ngũ giáo viên dạy nghề; quy định giáo viên dạy nghề các cấp; tiêu chuẩn nghiệp vụ của các chức danh 3 cấp, chính sách thu hút, đãi ngộ của các nghệ nhân, người giỏi làm giáo viên dạy nghề; cải cách chế độ tiền lương theo hướng tính đến nét đặc thù của dạy nghề; nhằm tạo điều kiện cho giáo viên dạy nghề yêu nghề, sống bằng nghề; điều chỉnh việc xét tặng các danh hiệu nhà giáo sao cho phù hợp với đặc điểm của giáo viên dạy nghề.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn trên địa bàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w