- Về văn hoá xã hộ
4.8.2 Giải pháp nâng cao văn hóa nghề cho lao động nông thôn
Để giúp lao động nông thôn vượt qua được những yếu kém, vươn lên làm chủ văn hóa nghề trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản sau:
dựng chủ trương, đường lối, chính sách, đối với dạy và học nghề, cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt, phải bổ sung môn văn hóa nghề vào nội dung giảng dạy ở các cơ sở dạy nghề, trường nghề. Môn văn hóa nghề phải trở thành môn học bắt buộc và là môn quyết định đối với đầu ra của người học nghề. Nội dung chương trình môn học cần được cụ thể hóa trong các văn bản pháp lý. Trong Bộ luật lao động cũng cần thể chế hóa việc áp dụng nội dung văn hóa nghề.
•Hai là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên các cơ sở dạy nghề về văn hóa nghề, coi đây là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng đào tạo tại cơ sở mình. Các cơ sở dạy nghề cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn biên soạn nội dung chương trình môn học văn hóa nghề phù hợp với đặc thù của ngành học.
•Ba là, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động trong việc tiếp nhận và tuyển chọn lao động có văn hóa nghề phù hợp. Các tổ chức kinh tế có sử dụng lao động phải chủ động yêu cầu người lao động nghề xuất trình chứng chỉ “Văn hóa nghề” trước khi ký hợp đồng sử dụng lao động.
•Bốn là, cung cấp thông tin đầy đủ về văn hóa nghề cho người lao động giúp họ ý thức được rằng, nếu không được trang bị văn hóa nghề, sẽ không được chấp nhận vào làm nghề ở bất cứ tổ chức nào.
•Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức văn hóa nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả những nội dung trên đây phải được các cơ quan thông tin đại chúng truyền đạt nhiều lần cho các đối tượng như một cuộc vận động mang tính toàn xã hội.