Xác định các yêu cầu khi lựa chọn giải pháp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 84)

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu tham khảo đề tài đã xác định được các yêu cầu để lựa chọn giải pháp:

- Giải pháp phải mang tính thực tiễn. - Giải pháp phải có tính khả thi.

- Giải pháp phải mang tính đồng bộ đa dạng. - Giải pháp mang tính khoa học.

- Giải pháp phải mang tính sư phạm.

Các giải pháp phải đi đúng hướng; đó là đi đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; phương hướng phát triển của đất nước, của ngành và của nhà trường.

Sau khi lựa chọn các yêu cầu trên, đề tài tiến hành phỏng vấn chuyên gia, các cán bộ quản lý, giảng viên TDTT trong và ngoài trường để khẳng định tính cần thiết của các yêu cầu được lựa chọn. Tổng số có 25 người, trong đó: trình độ TS (4 người, chiếm 16%), trình độ thạc sỹ (7 người,

chiếm 28%), trình độ cử nhân (6 người, chiếm 24%), các cán bộ quản lý (8 người, chiếm 32%). Kết quả phỏng vấn để lựa chọn các giải pháp được trình bày ở bảng…

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên về xác định các yêu cầu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động ngoại khóa của CLB Bóng rổ sinhviên trường Đại học (n = 25)

TT Nội dung phỏng vấn

Kết quả

Rất cần Cần Không cần

Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu %

1 Tính thực tiễn 25 100 0 0 0 0

2 Tính khả thi 24 96 1 4 0 0

3 Tính đồng bộ 21 84 4 16 0 0

4 Tính khoa học 23 92 2 8 0 0

5 Tính sư phạm 20 80 5 20 0 0

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy: yêu cầu là cơ sở cho việc lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động ngoại khóa của CLB Bóng rổ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội được đánh giá rất cao, số phiếu đánh giá rất cần thiết đạt từ 80% đến 100% , không có phiếu nào đánh giá là không cần thiết. Như vậy, đây là 5 yêu cầu cơ bản bắt buộc phải tuân thủ khi lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động ngoại khóa của CLB Bóng rổ sinh viên, đặc biệt là yêu cầu mang tính thực tiễn là tính khả thi, tức là phải căn cứ vào thực trạng cụ thể của nhà tường về tổ chức, quản lý, bộ máy, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ của bộ môn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, của đông đảo sinh viên, nhu cầu động cơ đến với CLB Bóng rổ của sinh viên để lựa chọn giải pháp. Có như vậy các giải pháp mới mang tính khả thi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 84)