Theo từ điển thể dục trường học của các nhà giáo dục (Trung quốc) chủ biên, tập luyện TDTT ngoại khóa được khái niệm là một hình thức tập luyện thể chất ngoài giờ chính khóa để rèn luyện, nâng cao kỹ năng chuyên môn TDTT mình yêu thích, SV có thể tập luyện và thi đấu các môn thể thao yêu thích. Yêu cầu cơ bản với hoạt động này là SV phải nắm bắt được trình độ kỹ thuật thuật thể lực của bản thân mình để khống chế lượng vận động tập luyện. Thứ hai là cần nâng cao ý thức hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tập luyện. Thứ ba là cố gắng phát huy vai trò của cán bộ cốt cán TDTT. Thứ tư là GV cũng nên có vai trò quan trọng nhất định trong các hoạt động này. Cũng theo các nhà Giáo dục TDTT Nga, Trung Quốc, Mỹ thì phụ đạo TDTT ngoại khóa là sự chỉ đạo của người thầy đối với các hoạt động của sinh viên, SV tiến hành củng cố và vận dụng các tri thức kỹ thuật và kỹ năng TDTT trong giờ
thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ hoặc cá biệt và phụ đạo tập thể. Nó là phần kéo dài và bổ sung các giờ thể dục. Khi GV tiến hành phụ đạo ngoại khóa nên chú ý dùng các phương pháp khác nhau đối với các lứa tuổi khác nhau. Đối với lứa tuổi nhỏ cần có giáo viên hướng dẫn để phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Ở giai đoạn SV Cao đẳng và Đại học có thể thông qua học sinh, SV hoặc các chi đội ở các lớp, ở các môn thể thao khác nhau, để tổ chức hoạt động, còn GV tham dự và có sự chỉ đạo cần thiết. Để làm tốt công tác chỉ đạo ngoại khóa còn cần phải bồi dưỡng một số cán bộ lớp, để giúp đỡ SV triển khai công việc, đồng thời còn nên xây dựng một số chế độ cần thiết bao gồm các quy định tham gia rèn luyện thể thao ngoại khóa, TDTT giữa giờ, chế độ thi đấu TDTT. Giáo viên dựa vào kế hoạch chung của công tác TDTT trường học cũng như điều kiện sân bãi dụng cụ, thời tiết khí hậu để đặt ra kế hoạch TDTT ngoại khóa