Những loại hình CLB TDTT

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 50)

Loại hình CLB TT ở nước ta được xây dựng trên các căn cứ sau đây: - Căn cứ vào đặc điểm của từng loại người tập trung trong CLB TT (đối tượng phục vụ hay đối tượng hưởng thụ TDTT) để phân loại CLB TT. Loại người tập gồm có: Trẻ em, thanh thiếu niên, người lao động, người cao tuổi.

- Căn cứ vào nghề nghiệp và nơi sống của người tập: Nghề nghiệp thể hiện ở nơi công tác, loại hình nghề nghiệp hay loại hình lao động, cơ quan, doanh nghiệp, trường học. Nơi sinh sống là chỗ ở của người dân theo địa bàn thôn, xóm, đường phố, dân cư theo đơn vị xã, phường, thị trấn.

- Căn cứ vào chủ thể quản lý CLB TT: chủ thể quản lý là ai? Cơ quan nào? Tổ chức nào trực tiếp quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí? Ai là người đầu tiên thì người đó là chủ thể quản lý hay quản lý trực tiếp.

Dựa trên các cơ sở lý luận và các tài liệu tham khảo để phân loại các loại hình CLB TT trong xã hội. Sự phân chia các loại hình CLB TT được căn cứ vào đối tượng tham gia CLB. Các đối tượng này có đặc điểm khác nhau quyết định đến loại hình CLB TT.

- Đối tượng học sinh trong trường học có các loại hình tổ chức CLB TT cấp trường.

- Đối tượng cán bộ viên chức trong cơ quan có loại hình tổ chức CLB TT cơ quan hành chính sự nghiệp.

- Đối tượng người cao tuổi có CLB TT dành cho người cao tuổi như CLB dưỡng sinh,CLB sức khỏe…

- Đối tượng nhân dân ở xã, phường, thị trấn có các loại hình CLB TT mangg tính chất dich vụ tư nhân.

Căn cứ vào Nghị định 73/1999/NĐ – CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và Nghị quyết 05/2005/NQ – CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT, quy định tính chất đầu tư và sở hữu khác nhau nên có các loại hình CLB TT như sau:

- Loại hình CLB công lập: Do nhà nước đầu tư là chính về cơ sở vật chất, kinh doanh hoạt động và cán bộ cho CLB. Loại này chủ yếu có CLB TT trường học, CLB TT trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và CLB TT cấp phường, thị trấn.

- Loại hình CLB bán công: Do nhà nước đầu tư một phần, các tổ chức đoàn thể và tư nhân một phần. Loại hình này được tổ chức ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, xã, phường, thị trấn.

- Loại hình CLB dân lập: Do tổ chức xã hội, đoàn thể đầu tư là chính, loại này tổ chức trong cơ quan, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và ở xã, phường, thị trấn.

- Loại hình CLB TT tư nhân đầu tư mang tính chất dịch vụ ở xã, phường, thị trấn.

Căn cứ vào mục đích và môn thể thao ưa thích của người tập thì có hai loại hình là: CLB TT nhiều môn và CLB TT một môn.

Theo quyết định số 100/2005/QĐ – TTg ngày 10/5/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010 của Chính phủ có đề cập đến nhiệm vụ xây dựng và phát triển các loại hình CLB là: “Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, xã hội thành lập các CLB TDTT phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và nhu cầu tập luyện của các đối tượng cư trú trên địa bàn”.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w