Các nhân tố chi phối hiệu quả hoạt động ngoại khóa của các trường Cao đẳng và Đại học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 39)

Cao đẳng và Đại học

a, Tính phương hướng của hoạt động ngoại khóa

Tính phương hướng chỉ là việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cần có phương hướng hoạt động xã hội rõ rệt, cần kết hợp chặt chẽ tình hình thực tế của đất nước mình để khích lệ tình hình chính trị, nâng cao giác ngộ tư tưởng. đồng thời phải luôn luôn kiên trì công tác giáo dục tư tưởng chính trị đến việc giáo dục lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa và không nên thả lỏng buông trôi để cho học sinh phát triển một cách tự nhiên không định hướng

b, Tính tri thức ảnh hưởng tới hoạt động ngoại khóa

Tính tri thức là chỉ hoạt động ngoại khóa cần cung cấp cho học sinh kỹ năng tri thức nhất định để làm cho học sinh có thu hoạch nhất định, đuơng nhiên nó không giống giảng dạy trên lớp mà chỉ là sự lồng ghép thêm tri thức vào trong hoạt động, để trong hoạt động có thể tiếp thu được tri thức giáo dục, nội dung của hoạt động phải phù hợp với đặc điểm của học sinh

c, Tính hứng thú

Tính hứng thú là chỉ sự hứng thú của học sinh với hoạt động ngoại khóa. Song để có được sự hứng thú này, hoạt động ngoại khóa cần có sự hấp

dẫn. Hoạt động ngoại khóa là sự tham gia tự nguyện và chọn lựa tự do của học sinh. Nếu hoạt động không có sự hứng thú sẽ không thể khích lệ được yêu cầu nội tại tham gia hoạt động của các em, tức là tham gia các hoạt động một cách hời hợt và cũng khó có thể duy trì được lâu dài. Tuy vậy, cũng không thể theo đuổi tính hứng thú và coi nhẹ tác dụng giáo dục của hoạt động ngoại khóa. Vì vậy, nội dung hoạt động ngoại khóa phải đa dạng và phong phú để cuốn hút học sinh, SV tham gia. Hình thức phải đa dạng, phong phú, mới mẻ và hấp dẫn, đồng thời đan xen giáo dục vào sự vui vẻ.

Tính tích cực cũng là sự yêu cầu của SV tham gia mọi hoạt động ngoại khóa phải lấy tư cách người chủ để tổ chức và tham gia tự nguyện, tự giác và tự động. Việc phát huy tính chủ động về tính tích cực của SV phụ thuộc rất lớn vào hình thức và nội dung hoạt động, bởi vậy nội dung và hình thức hoạt động ngoại khóa phải làm sao cho học sinh động não và hành động trong hoạt động. Mặt khác, cũng biến hoạt động ngoại khóa thành một quá trình suy nghĩ độc lập để tham gia hoạt động với một tâm lý hứng khởi nhất. Trong hoạt động ngoại khóa khác cần phải phát huy tính chủ động của SV có nghĩa là loại bỏ tác dụng chủ đạo của người thầy.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w