Thực trạng về chương trình GDTC chính khóa trường Đại học Luật Hà Nội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 55)

Hà Nội.

Bộ môn GDTC đảm nhiệm việc giảng dạy nội khóa môn học GDTC cho đối tượng sinh viên hệ chính quy theo chương trình quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Chương trình môn học GDTC được thực hiện theo quyết định 203/QĐ - TDTT ngày 23/1/1989 của Bộ giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (nay là Bộ giáo dục và đào tạo) gồm 150 tiết và sau khi sinh viên hoàn thành đầy đủ 150 tiết thì sẽ được cấp chứng chỉ GDTC, đây là điều kiện xét tốt nghiệp khi ra trường.

Nội dung giảng dạy và học tập môn GDTC Trường Đại học Luật Hà Nội được trình bày cụ thể tại bảng 2.1:

Bảng 2.1: Nội dung giảng dạy và học tập môn GDTC Trường Đại học Luật Hà Nội

TT Phần Nội dung Thời

gian

I Lý

thuyết

A. Lý luận TDTT

B. Khái quát chung về kỹ thuật và Luật của các môn thực hành

- Môn Thể dục - Môn Điền kinh - Môn Bóng chuyền

15 tiết

II Thực hành

1. Thể dục

- Bài thể dục phát triển chung (9 động tác) - Bài võ thể dục (18 động tác)

15 tiết 15 tiết

2. Điền kinh - Chạy 100m - Chạy cự ly trung bình 15 tiết 15 tiết 3. Bóng chuyền - Kỹ thuật chuyền bóng

- Kỹ thuật phát bóng thấp tay & cao tay - Kỹ thuật đệm bóng

20 tiết 20 tiết 20 tiết 4. Ôn kiểm tra kết thúc

- Bài thể dục phát triển chung (9 động tác) & Bài võ thể dục (18 động tác)

- Chạy 100m & Chạy cự ly trung bình - Kỹ thuật chuyền bóng và đệm bóng

10 tiết

III Kiểm tra

1. Lý thuyết (Đối với những học sinh sức khỏe yếu không kiểm tra được thực hành)

2. Thực hành

- Kiểm tra thường xuyên 1: Môn thể dục - Kiểm tra thường xuyên 2: Môn điền kinh

- Kiểm tra thường xuyên 3: Môn Bóng chuyền (đệm bóng, chuyền bóng, phát bóng)

- Kiểm tra kết thúc : Học sinh tự chọn 1 trong 3 nội dung thể dục, điền kinh, bóng chuyền

Về cơ bản nội dung học tập môn GDTC của Nội dung giảng dạy và học tập môn GDTC Trường Đại học Luật Hà Nội đã bám sát chương trình của Bộ GD – ĐT quy định, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như sau:

+ Chương trình môn học GDTC của trường được các giáo viên nhiều kinh nghiệm biên soạn theo chương trình và tài liệu của Bộ GD – ĐT và ngành TDTT ban hành. Quá trình giảng dạy lý thuyết đã giúp cho sinh viên có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tác dụng của công tác GDTC trong nhà trường, trong tự rèn luyện sức khỏe cũng như cung cấp được những hiểu biết kỹ thuật về động tác và nguyên tắc tập luyện, rèn luyện thân thể và thi đấu thể thao. Nhưng việc bố trí toàn bộ nội dung lý thuyết vào một học kỳ là chưa hợp lý làm giảm thời lượng vận động của sinh viên trong học kỳ đó.

- Phần thực hành:

+ Giảng dạy kỹ thuật các môn thể thao được tiến hành trong các giờ lên lớp theo thời khóa biểu của trường nhưng việc bố trí 5 tiết/1 buổi làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của sinh viên và làm giảm chất lượng học tập môn học GDTC.

+ Ngoài các môn bắt buộc thì số lượng các môn thể thao tự chọn còn đơn điệu, áp đặt. Sinh viên không được học theo nguyện vọng riêng dẫn đến chưa kích thích được sự say mê, tự giác tập luyện của sinh viên mà nguyên nhân cơ bản là cơ sở vật chất để phục vụ giảng dạy các môn thể thao tự chọn còn nhiều khó khăn.

+ Toàn bộ nội dung chương trình môn học GDTC chỉ mới áp dụng cho những sinh viên có sức khỏe trung bình còn những sinh viên có sức khỏe yếu mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra lý thuyết thay thế. Chương trình chưa có sự phân loại sức khỏe sinh viên khi nhập trường để tiến hành phân nhóm khi tập luyện cho phù hợp với các đối tượng sinh viên, nhóm sinh viên có sức khỏe tốt vẫn tham gia tập luyện như nhóm trung bình. Như vậy chưa đạt được mục đích, yêu cầu của GDTC là củng cố, giữ gìn và nâng cao sức khỏe người tập.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w