Sau khi áp dụng các giải pháp, đề tài tiếp tục tiến hành kiểm tra trình độ thể lực chung theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực sinh viên ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng như trước thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của các các giải pháp đã lựa chọn.Kết quả kiểm tra được trình bày như bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
TT CÁC TEST KIỂM TRA Nhóm ĐC Nhóm TN t P
x ±δ x ±δ I NAM n=23 n=22 1 Nằm ngửa gập bụng (lần) 19.78± 2.92 22.45±2.04 3.57 p<0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 216.35± 20.57 228.14± 25.21 1.71 p>0.05 3 Chạy 30m xpc (s) 5.12± 0.33 4.75± 0.5 2.91 p<0.05 4 Chạy 5 phút tùy sức (m) 1036.96±73.7 1063.18±71.21 1.21 p>0.05 5 Chạy con thoi 4 x10m(s) 10.9±0.91 10.56±0.78 1.34 p>0.05
II NỮ n=26 n=25
1 Nằm ngửa gập bụng(lần) 18.04±4.45 21.56±5.34 2.55 p<0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 162±13.33 170.68±15.18 2.17 p<0.05
3 Chạy 30m xpc (s) 6.17±0.56 5.8±0.51 2.48 p<0.05
4 Chạy 5 phút tùy sức (m) 885.77±39.18 916.8±37.25 2.90 p<0.05 5 Chạy con thoi 4 x10m(s) 12.51±0.32 12.29±0.31 2.48 p<0.05
Kết quả ở bảng 3.5. so sánh sau thực nghiệm về giá trị trung bình cho thấy kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm là cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, thể hiện ttính > tbảng. Hay nói cách khác, các giải pháp mà đề tài lựa chọn bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
- Đối với nam sinh viên:
Test bật xa tại chỗ, chạy con thoi 4 x10m và chạy tùy sức 5 phút là có sự khác biệt nhưng không mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p>0.05; các test còn lại đều có sự khác biệt với ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p< 0.05.
- Đối với nữ sinh:
Các test đều có sự khác biệt với ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p< 0.05.