Đại học, Cao đẳng hiện nay
Giờ học TDTT ngoại khoá là một hình thức GDTC quan trọng, có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho giờ học TDTT nội khoá, nhằm giúp cho SV tiếp tục luyện tập hoàn thiện kỹ thuật các môn thể thao và rèn luyện thể lực theo yêu cầu của chương trình. Hàng năm bằng các văn bản hướng dẫn công tác GDTC sức khoẻ, y tế trường học của mình. Bộ GD&ĐT đã xác định nhiệm vụ cụ thể là: "Tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá ngoài trời, khuyến khích sinh viên tập luyện vào thời gian rảnh rỗi, các trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, giáo viên hướng dẫn để sinh viên được tập luyện thường xuyên nề nếp" [21].
Giờ học TDTT ngoại khoá là môi trường giáo dục, rèn luyện, củng cố, và tăng cường sức khoẻ, phát triển các yếu tố thể lực đạt trình độ thể lực quy định của quốc gia theo lứa tuổi: "Hướng dẫn, khuyến khích học sinh, sinh viên tập luyện vào thời gian rỗi, duy trì nếp tập luyện thể dục buổi sáng, tập
luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể hàng năm." [12]
Hoạt động ngoại khoá có vai trò chủ động nâng cao sức khoẻ, thể chất, năng lực vận động cho SV, nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, góp phần xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội, tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các trường, các ngành, nghề và các vùng miền, mở rộng khả năng hoà nhập với SV các nước trong khu vực và trên thế giới.
Những hoạt động quốc tế của thể thao học sinh, SV đã có tác dụng tốt, khích lệ phong trào thể thao SV nước ta, đồng thời tăng cường sự hiểu biết tình hữu nghị giữa SV và nhân dân ta với SV và nhân dân thế giới: "Mở rộng tăng cường quan hệ quốc tế trong lĩnh vực GDTC và hoạt động thể thao học sinh, sinh viên tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế và của xã hội về đề tài chính cho hoạt động này' [26].
Tuy vậy, trong thực tế, việc rèn luyện thể chất và tập luyện thể dục thể thao của học sinh, SV còn gặp nhiều khó khăn, các hình thức và nội dung hoạt động ngoại khoá của SV còn quá ít và không phong phú, số lượng tham gia hoạt động chưa nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu. Hầu hết các trường không đủ quỹ đất để làm sân chơi, bãi tập (theo quy định là 4m2/1 học sinh), thì hiện nay chỉ có 80% số trường Đại học, 60% số trường Cao đẳng có đủ cơ sở vật chất tối thiểu cho hoạt động TDTT.
Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã đầu tư xây dựng một số công trình thể thao phục vụ cho công tác giảng dạy và thi đấu thể thao của SV. Tuy nhiên vẫn không đáp ứng được yêu cầu chung: "60% số trường không đủ điều kiện về sân bãi thiết bị tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập TDTT. Nhu cầu nhà tập luyện TDTT đối với mỗi trường Đại học là rất lớn và cần thiết, nhưng số lượng hiện có chỉ đếm trên đầu ngón tay", "Có trường Đại học, Cao đẳng cũng nằm trong tình trạng không có đất dùng cho xây dựng các
công trình TDTT" [Vũ Đào Hùng, Nguyễn Mậu Loan (1997), Lý luận và
phương pháp GDTC, NXB Giáo dục, Tr.6].
Bộ môn TDTT có trình độ đào tạo thấp nhất so với các bộ môn khác" [25]. Nguyên nhân của hiện trạng đội ngũ giáo viên TDTT có trình độ đào tạo thấp là: Quan điểm về xây dựng quy mô và chất lượng đội ngũ giáo viên TDTT trong trường hợp còn chưa được nhất quán từ Trung ương đến địa phương, chưa có định biên và định chuẩn giáo viên TDTT.
Để từng bước khắc phục hiện trạng trên, hai Ngành TDTT và Ngành GD&ĐT đã đi đến định hướng thống nhất về chủ trương đào tạo, bồi dưỡng giáo viên TDTT, nghiên cứu xây dựng bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy và chỉ đạo thực hiện tốt chính sách khuyến khích vật chất, chế độ lao động thích hợp cho GV.
Bộ GD&ĐT đã ban hành những văn bản hướng dẫn công tác kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá của bộ môn GDTC trong đó xác định: "Bộ môn GDTC có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng nghiên cứu lập kế hoạch và tổ chức tiến hành các hình thức GDTC (giảng dạy nội khóa và hoạt động ngoại khoá) đối với học sinh trong nhà trường" [25].
Theo Thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT và Uỷ ban TDTT (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) thì các trường có số lượng từ 2000 đến 5000 sinh viên cần phải có số sân bãi sau:
- Sân tập ngoài trời gồm:
+ Sân bóng đá kết hợp sân điền kinh có đường chạy từ 300m đến 400m.
+ Đường chạy 100m: Có từ 4 đến 6 đường chạy. + Sân đẩy tạ: Có từ 1 đến 2 sân.
+ Sân nhảy xa: Có từ 1đến 2 sân. + Sân nhảy cao: Có từ 1 đến 2 sân.
+ Sân Bóng rổ: Có 1 đến 2 sân.
Ngoài ra có thể xây dựng một số sân bóng chuyền ở khu ký túc xá. - Bể bơi đơn giản có kích thích 16m × 25m.
- Nhà tập luyện một số sân có kích thước: 18m × 36m × 12.5m
Thông qua việc tìm hiểu thực trạng công tác GDTC ở một số trường Đại học, chúng tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu, tiến hành tổ chức giờ học ngoại khoá nhằm tăng cường chất lượng môn học GDTC để có hiệu quả trong việc nâng cao thể lực cho SV nhằm góp phần đào tạo nguồn cán bộ phát triển hài hoà đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.