1.2.1. Đặc điểm môn Bóng rổ [23], [39]
Bóng rổ là môn thể thao mang tính đồng đội, thi đấu đối kháng trực tiếp. Đội hình chính của mỗi đội gồm 5 người, làm thế nào để đưa bóng vào rổ của đối phương càng nhiều càng tốt. Vì vậy mà các tình huống thi đấu hầu như được diễn biến mang tính luân phiên ở cả hai phía của mỗi đội. Quá trình thi đấu được xác định bằng kỹ thuật, chiến thuật và thể lực [6 ], [16].
Bóng rổ ra đời vào tháng 12 năm 1891 tại mỹ do ông G. Nây Smit, ông là một giáo viên Giáo dục thể chất của trường huấn luyện Sping Phild tại bang Massachusets Mỹ để tăng hưng phấn cho giờ học, ông gắn hai chiếc rổ bằng gỗ vào ban công nhà tập thể dục độ cao 3,05m. Ban đầu để phù hợp với phòng tập thể thao cuả mình, ông đã chọn quả bóng đá để dễ dàng bắt chuyền
và chia lớp ra làm hai đội để chơi. Ném bóng vào rổ nên trò chơi mới mà Nây Smit sáng tạo ra có tên là : Basketball – Bóng rổ [14].
Năm 1981, G. Nây Smit soạn thảo ra những điều luật đầu tiên. Năm 1892 ông xuất bản cuốn sách “ Luật chơi Bóng rổ”gồm 15 điều. Năm 1895, người ta thấy một số khán giả đứng trên ban công bắt bóng đưa vào rổ để ghi điểm cho đội mình làm ảnh hưởng tới trận đấu. Cho nên người ta làm bảng và gắn vào rổ để thi đấu, từ đó trận đấu Bóng rổ hấp dẫn hơn rất nhiều. Các vận động viên có thể ném trực tiếp vào rổ hoặc tựa bảng để ghi điểm [6 ].
Việc sử dụng khéo léo đôi bàn tay để bắt, chuyền, dẫn bóng và ném bóng vào rổ của đối phương tạo nên sự sinh động, đa dạng các kỹ thuật và làm tăng được tính hấp dẫn của môn thể thao thi đấu này.
Do đặc điểm của thi đấu Bóng rổ là tình huống luôn diễn ra ở hai phía rổ của nhau nên đòi hỏi vận động viên phải có tốc độ di chuyển rất nhanh để triển khai tấn công nhanh đội hình và phòng thủ khu vực cũng như tốc độ thực hiện kỹ thuật động tác và độ khéo léo chuẩn xác của nó.Vì vậy nhiều lúc vận động viên phải vận động với công suất lớn [6], [16]
Khối lượng vận động và cường độ vận động trong thi đấu luôn khác nhau và sẽ không đều đối với từng cầu thủ và từng đội bóng, khối lượng đó phụ thuộc vào từng tình huống thi đấu cụ thể, chịu ảnh hưởng của lực lượng đối phương, kế hoạch chiến thuật, trình độ, thể lực, kỹ thuật, tính tích cực sáng tạo của từng cầu thủ [34].
Lượng vận động thi đấu của Bóng rổ hiện đại rất lớn. Trong thi đấu mỗi vận động viên đẳng cấp cao phải di chuyển trung bình từ 3000 - 5000m. Tổng số đột phá trong tấn công và phòng thủ lên đến 50 lần, di chuyển tốc độ cao, kết hợp với việc thực hiện kỹ thuật bắt bóng, chuyền bóng, dẫn bóng và ném rổ tấn công vào rổ.
Bảng rổ được đưa vào thi đấu từ năm 1895. Bảng có thể được làm bằng gỗ hoặc nhựa Mika trong suốt. Nếu làm bằng gỗ thì phải chọn loại gỗ tốt chịu được nắng mưa, có độ dày tối thiểu 3cm, chiều dài của bảng là 1,8m, chiều cao là 1,05m, mép dưới của bảng cách mặt sân thi đấu là 2,90m.
Từ khi có bảng thì trận thi đấu trở nên hấp dẫn hơn, các vận động viên thi đấu có nhiều phương án lựa chọn khi ném rổ, có thể ném trực tiếp vào rổ, có thể ném rổ tựa bảng ở các góc độ khác nhau. Các vận động viên có thể được coi bảng là người bạn trung thành khi ném rổ, một điều quan trọng là các vận động viên phải đựơc biết mình rổ ở góc độ nào so với bảng, cự ly xa hay gần để điều chỉnh lực, và chọn điểm chạm trên bảng sao cho thích hợp. Qua tập luyện và quan sát cho thấy góc độ tựa bảng có một số quy luật như sau:
- Nếu góc độ từ 0 - > 15 thì ném bóng trực tiếp vào rổ. - Nếu góc độ từ 15 -> 45 thì ném bóng tựa vào bảng. - Nếu ném rổ chính diện thì nên ném trực tiếp vào rổ.
- Điểm tựa bảng khi ném rổ thì vào ô đen cao vành rổ và lùi về phía bên của mình thì bóng sẽ vào rổ.
- Góc độ ném rổ càng nhỏ thì điểm tựa bảng càng cao và chếch ra phía góc trên bảng rổ và ngược lại góc độ ném rổ càng lớn thì điểm ném rổ chạm bảng càng gần trên và sát cuống rổ.
Bóng rổ là môn thể thao với những hoạt động chủ yếu không theo chu kỳ và là môn bóng của những hoạt động nghệ thuật, sức mạnh động lực và cường độ luôn thay đổi. Điều đó tạo thành các tình huống trên sân trong từng thời điểm thi đấu. Sự phối hợp tuần tự giữa các thời kỳ chủ động và thụ động trong hoạt động của vận động viên Bóng rổ diễn ra từ 3 đến 20 giây. Tổng số mạch đập trong cả trận đấu 40 phút lên tới 7.800- 9.800 lần. Trong một số trận đấu vận động viên thường giảm sút 2- 4 kg trọng lượng. Thông khí phổi vận động viên Bóng rổ là 5 lit – 6 lit. Mạch đập trong thi đấu là 180- 210 hoặc hơn nữa.
Tóm lại, đặc điểm hoạt của môn Bóng rổ là rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi vận động viên Bóng rổ phải có trình độ kỹ chiến thuật và trình độ thể lực rất cao mới có thể đáp ứng được lượng vận động trong quá trình thi đấu.