Những yếu tố cần chú ý khi tổ chức hoạt động ngoại khoá trong công tác Giáo dụcThể chất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 34)

tác Giáo dụcThể chất

Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến công tác GDTC trong các trường Đại học, thể hiện qua việc thường xuyên ban hành các nội dung chương trình môn học thể dục cho các trường với các quy định về nội khoá và ngoại khoá. Những yêu cầu đối với chương trình ngoại khóa như: Luôn cải tiến chương trình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng trường, từng địa phương và của đất nước; thường xuyên tổ chức các giải phong trào cũng như tham gia các phong trào học sinh, SV của khu vực và thế giới để động viên và khích lệ SV tham gia tập luyện.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hội nhập, các nhà trường cần phải có sự đầu tư, trang bị những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện ngoại khoá, cũng như rèn luyện thể thao. "Từng trường có định mức kinh phí phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động văn hoá thể thao của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục. Từng trường phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu các phương tiện, dụng cụ phục vụ việc giảng dạy và học TDTT của nhà trường" [26]. "Các trường Đại học phải có

sân bãi, phòng tập thể dục thể thao" [26].

Các văn bản pháp quy, đó là những văn bản quy chế có tính chất bắt buộc thực hiện công tác GDTC và hoạt động ngoại khoá trong nhà trường. Đó cũng là những chỉ thị về việc tổ chức thực hiện công tác GDTC và các quy phạm đánh giá, cũng như những văn bản chế độ chính sách, động viên, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân tham gia các phong trào TDTT.

Cơ cấu tổ chức và công tác chỉ đạo ngành: Vụ giáo Công tác học sinh - SV là lãnh đạo trực tiếp công tác GDTC và phong trào thể thao trong nhà trường các cấp, đồng thời chỉ đạo, quản lý chương trình môn học thể dục trong nhà trường, tổ chức quản lý các hoạt động thể thao học sinh, SV cũng như phát triển tài năng thể thao SV và tăng cường quan hệ quốc tế thể thao học sinh SV. Công tác cán bộ giảng dạy và các bộ quản lý phong trào TDTT trong các trường Đại học là nhân tố quyết định chất lượng công tác GDTC nhà trường.

Giáo viên TDTT: Có nghĩa vụ lập kế hoạch giảng dạy và dạy môn thể theo chương trình đã được Bộ quy định, tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khoá và huấn luyện các đội tuyển tham gia các hoạt động chung của ngành, địa phương và toàn quốc. Ngoài ra phải phối hợp cho SV để có biện pháp tập luyện riêng, nhất là những SV có năng khiếu thể thao.

Đội ngũ học sinh, SV: Là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt động học tập và tập luyện TDTT ngoại khoá. Đây là đối tượng trung tâm của công tác tổ chức GDTC. Giữ vai trò quyết định, thể hiện tính hiệu quả của công tác GDTC của nhà trường. Thể hiện ở việc hoàn thành nội dung chương trình môn học GDTC, tình trạng phát triển thể chất, mức độ hứng thú với việc tham gia tập luyện TDTT của các em. Thông qua đó góp phần nâng cao sức khoẻ, giúp các em hoàn thành tốt nội dung chương trình và mục tiêu đào tạo trong

nhà trường.

Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá bao gồm: Lớp học có giáo GV hướng dẫn, hướng dẫn viên, tự tập luyện, tập ở đội tuyển thể thao của lớp, trường và các hoạt động giao lưu với các đơn vị khác do đoàn thanh niên và hội SV tổ chức, tập ở CLB ở trong và ngoài nhà trường, tự tập luyện.

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngoại khoá gồm: + Số người tham gia hoạt động ngoại khoá.

+ Số lượng CLB, tổ chức tập luyện có tổ chức. + Ý thức của người tham gia ngoại khoá.

+ Kinh phí huy động được cho các giải thi đấu. + Điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất cho tập luyện. + Số giải thi đấu thể thao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w