Ở Việt Nam, Bóng rổ trong trường học đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó được thể hiện bằng một số tài liệu giáo trình hướng dẫn của các tác giả như: Đinh Cam về “Kỹ thuật Bóng rổ”, Trịnh Khang về “Bóng rổ”, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Văn Thảo về “Giáo trinh Bóng rổ”, “Bóng rổ trường học”, Phạm Văn Thảo, Nguyễn Văn Trung về “Huấn luyện kỹ chiến thuật Bóng rổ hiện đại”[6], [39].
Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu khoa học nhằm nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện Bóng rổ trong các trường Đại học, Cao đẳng của Nguyễn Quốc Việt năm 2009, Đồng Văn Toàn năm 2002, Nguyễn Viết Trung năm 2007, Nguyễn Văn Mạnh năm 2009 nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện môn Bóng rổ của học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội [32]. Trần Thị Oanh năm 2010 nghiên cứu về thực trạng và biện pháp phát triển môn Bóng rổ tại trường THPT lý nhân – Tỉnh Hà Nam [33] , … Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã đưa ra các số liệu đánh giá thực trạng phát triển môn Bóng rổ của học sinh phổ thông, sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học cũng như đưa ra các biện pháp, bài tập nâng cao hiệu quả tập luyện Bóng rổ, đồng thời đưa ra các bài tập nâng cao hiệu quả các kỹ chiến thuật, xây dựng được các biện pháp, giải pháp phù hợp với nhu cầu đào tạo của nhà trường và của học sinh,
sinh viên hiện nay, là cơ sở cho công tác xây dựng chương trình, nội dung hình thức tập luyện vận dụng trong quá trình giảng dạy và tập luyện cho các đối tượng này.
Trong thực tế huấn luyện và giảng dậy Bóng rổ việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa CLB Bóng rổ vẫn chưa được nhiều tác giả, huấn luyện viên, nhà quản lý quan tâm một cách thích đáng; nhiều giáo viên, huấn luyện viên chưa nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc nghiên cứu các giải pháp mà chỉ quan tâm tới một phần như huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, thể lực…..
Tổng quan vấn đề nghiên cứu cho phép đề tài đưa ra một số nhận xét sau:
- Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về môn Bóng rổ, các quan điểm của Đảng và nhà nước về GDTC trường học là đưa ra được một số kết luận sau:
Bóng rổ có một vị trí quan trọng trong giáo dục cho sinh viên, là một môn học trong hệ thống GDTC trong các trường Đại học nhằm đào tạo con người có phẩm chất đạo đức tư cách tốt và có sức khỏe phục vụ cho nghề nghiệp cũng như sức khỏe cá nhân.
- Muốn phát triển thể chất phải nắm vững và vận dụng được các quan điểm khoa học thể chất, phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc, phương pháp GDTC. Phải vận dụng nghiêm túc sáng tạo các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng chương trình môn học nội khóa và ngoại khóa, đưa ra các giải pháp pháp phát triển nâng cao hoạt động của CLB Bóng rổ trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây là con đường khiến cho các tác giả đi nghiên cứu một các tổng quan để xây dựng các giải pháp hợp lý: đổi mới phương pháp giảng dạy, huấn luyện môn Bóng rổ, cải tiến cơ cấu quản lý, ….
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CHÍNH KHÓA VÀ RÈN LUYỆN NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC LUẬT NÓI CHUNG VÀ CLB BÓNG RỔ SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT NÓI RIÊNG
2.1.Thực trạng công tác GDTC của trường Đại học Luật Hà Nội. 2.1.1. Khái quát trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lí của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lí Việt Nam. Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lí Hà Nội.
Do nhu cầu tăng cường đào tạo cán bộ pháp lí, năm 1982 Bộ Tư pháp đã quyết định mở rộng quy mô Trường và thống nhất một đầu mối đào tạo nguồn nhân lực pháp luật ở Việt Nam bằng cách sát nhập Trường Trung học chuyên nghiệp Pháp lí I và Trường Cán bộ Toà án Hà Nội vào Trường Đại học Pháp lí Hà Nội.
Đáp ứng yêu cầu phát triển công tác đào tạo cán bộ pháp luật trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, ngày 6/7/1993 Bộ Tư pháp đã quyết định đổi tên Trường thành Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trong giai đoạn đầu, Trường gặp rất nhiều khó khăn: Tổ chức bộ máy của Trường còn sơ khai, cơ sở vật chất nghèo nàn, địa điểm ở xa trung tâm Hà Nội (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín); quy mô tuyển sinh của Trường chỉ hạn chế ở 3 bậc đào tạo là trung cấp, cao đẳng và đại học với số lượng nhỏ.
Đến nay, sau hơn 34 năm phấn đấu không ngừng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện, vững chắc, xứng đáng là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị
hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Hiện nay, Trường đã có các bậc đào tạo: trung cấp, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ với đầy đủ các chuyên ngành đào tạo đã được quy định.