Từ những cơ sở lý luận trên, qua phân tích thực trạng công tác tổ chức, quản lý công tác GDTC cho sinh viên của trường trong thời gian qua, qua tham khảo tài liệu có liên quan và căn cứ vào kết quả phỏng vấn. Đề tài tiến hành lựa chọn và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của CLB Bóng rổ sinh viên một cách có hiệu quả nhẳm duy trì và phát triển bền vững cho CLB.
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn về giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động ngoại khóa của CLB Bóng rổ sinh viên
trường Đại học Luật Hà Nội (n = 25).
TT Các giải pháp nRất cần% Cần thiếtn % Không cầnn %
1
Nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyển Bóng rổ bằng cách có HLV và quản lý viên phụ trách
22 88 2 8 1 4
2
Tăng cường nhận thức, khuyến khích sinh viên tham .sinh hoạt (CLB Bóng rổ)
20 80 3 12 2 8
3 Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật
chất phục vụ cho hoạt động TT 22 88 3 12 0 0
4
Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu giao lưu, các giải truyền thống của trường, giải sinh viên Thành phố Hà Nội, sinh viên Toàn quốc.
20 80 4 16 1 4
5
Hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức quản lý CLB, công tác cán bộ giảng dạy tại bộ môn, các tiểu ban thuộc Ban chủ nhiệm CLB.
21 84 3 12 1 4
6
Xây dựng hệ thống chế độ, chính sách và áp dụng thỏa đáng cho các cán bộ, HLV, sinh viên tham gia sinh hoạt trong CLB.
19 76 4 16 2 8
7
Xây dựng hình ảnh, đa dạng hóa các hình thức tạo nguồn kinh phí cho hoạt động CLB theo chủ trương xã hội hóa.
18 72 2 8 5 20
Từ kết quả bảng 3.2. Cho thấy, tất cả các giải pháp đưa ra đều được đa số ý kiến trả lời lựa chọn với trên 72% ý kiến cho rằng rất cần thiết. Các ý
kiến cho rằng, để nâng cao chất hoạt động của CLB Bóng rổ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cần phải áp dụng đồng thời tất cả các giải pháp trên vào thực tiễn quá trình tổ chức, quản lý phong trào tập luyện của CLB.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã chọn 7 giải pháp cụ thể trong việc tổ chức, quản lý hoạt động ngoại khóa CLB Bóng rổ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội. Các giải pháp bao gồm:
- Giải pháp 1: Xây dựng lại mô hình CLB Bóng rổ hoàn thiện cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
- Giải pháp 2: Tăng cường nhận thức, khuyến khích sinh viên tham gia sinh hoạt tại CLB Bóng rổ.
- Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyển Bóng rổ bằng cách có HLV và quản lý viên phụ trách.
- Giải pháp 4: Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể thao ngoại khóa và CLB Bóng rổ.
- Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu giao lưu, các giải truyền thống của trường cũng như tham gia các giải Bóng rổ sinh viên do Bộ GD & ĐT cũng như Trung ương Đoàn thanh niên phát động.
- Giải pháp 6: Xây dựng hệ thống chế độ, chính sách và áp dụng thỏa đáng cho các cán bộ, HLV, sinh viên tham gia sinh hoạt trong CLB.
- Giải pháp 7: Xây dựng hình ảnh, đa dạng hóa các hình thức tạo nguồn kinh phí cho hoạt động CLB theo chủ trương xã hội hóa.
Xây dựng nội dung giải pháp: Sau khi lựa chọn các giải pháp, đề tài tiến hành xây dựng nội dung cụ thể cho từng giải pháp đã xác định.
Giải pháp 1: Xây dựng lại mô hình CLB Bóng rổ hoàn thiện cho
sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
+ Mục đích: Trên cơ sở phát triển, nâng cấp chất lượng hoạt động của cơ cấu tổ chức quản lý của CLB Bóng rổ sinh viên, đảm bảo phân công đúng
trách nhiệm của các bộ phận chức năng, tăng cường hoạt động chỉ đạo của Ban gián hiệu, phối hợp chặt chẽ hoạt động của Bộ mô GDTC với tổ chức Đoàn thể, Hội SV và phòng ban chức năng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển phong trào TDTT ngoại khóa.
+ Nội dung biện pháp:
Giải pháp2: Tăng cường nhận thức, khuyến khích sinh viên tham gia
sinh hoạt tại CLB Bóng rổ.
+ Mục đích: Nhằm tạo thói quen cho SV tham gia rèn luyện TDTT hàng ngày và tự chọn cho mình môn thể thao phù hợp với sở thích, xu hướng trào lưu môn TT Bóng rổ của giới trẻ hiện nay.
+ Nội dung biện pháp:
- Tổ chức ngày hội Bóng rổ trong ngày chào đón khóa mới. Nhằm quản bá môn thể thao Bóng rổ cũng như mô hình hoạt động của CLB tới các tân SV để tạo sự hứng thú.
- Phát phiếu đăng ký thành viên, nhằm bổ sung các thành viên mới có năng khiếu để bồi dưỡng vào đội tuyển Trường.
+ Tổ chức thực hiện: Bộ môn GDTC phối hợp với Ban chấp hành Đoàn trường, phòng công tác HSSV, HSV, Ban chủ nhiệm CLB…
Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyển Bóng rổ
bằng cách có HLV và quản lý viên phụ trách.
+ Mục đích: Nâng cao chất lượng hoạt động của CLB Bóng rổ, chuyên sâu hóa các thành viên trong đội tuyển trường để tham gia các hoạt động thi đấu, giao lưu.
+ Nội dung biện pháp:
- Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo của các cấp Đảng ủy, chính quyền, Đoàn thể về sự cần thiết có HLV, quả lý phụ trách CLB.
- Các HLV, quản lý viên phải bám sát kế hoạch thi đấu của ngành, của Hội TT, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo lãnh của nhà trường.
- Bộ môn GDTC phối hợp cùng với HSV, Ban chủ nhiện CLB Bóng rổ để xây dựng kế hoạch, chương trình huấn luyện theo năm, từng quý, từng tháng, từng tuần và trực tiếp tham gia huấn luyện chuyên môn, đảm bảo nguyên tắc, phương pháp huấn luyện, cải tiến và áp dụng các phương pháp huấn luyện mới.
- Củng cố, hoàn thiện kỹ thật động tác, hình thành kỹ xảo vận động, tâm lý thi đấu, đồng thời huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn cho đội tuyển của Trường.
- Tham gia thi đấu giao lưu, cọ sát nâng cao trình độ chuyên môn, tâm lý, kỹ chiến thuật.
+ Tổ chức thực hiện: Bộ môn GDTC, ĐTN, HSV tổ chức, thành lập ban chuyên môn huấn luyện các môn TT theo sự chỉ đạo của Đảng ủy, CĐ, Ban giám hiệu nhà trường.
+ Hình thức tổ chức tâp luyện:
- Thời gian tập luyện: 17h – 18h30 chiều thứ 5 – chủ nhật hàng tuần. - Số buổi tập: 2 buổi/tuần, thời gian tập luyện là 90 phút có huấn luyện viên, quản lý viên trực tiếp phụ trách quản lý – huấn luyện chuyên sâu.
- Đối tượng tham gia tập luyện: Những sinh viên có năng khiếu thể thao và yêu thích bộ môn Bóng rổ.
Giải pháp 4: Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể thao ngoại khóa và CLB Bóng rổ.
+ Mục đích: Trang bị cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện đảm bảo những điều kiện cần thiết.
- Kiến nghị với Đảng ủy, Ban giám hiệu trong quy hoạch xây dựng nhà trường, đảm bảo có kế hoạch cải tạo, xây dựng mới khu sân bãi và nhà tập trong khu ký túc và khuôn viên của trường một cách tổng thể.
- Sửa chữa, mua mới trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện các môn thể thao đủ về số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng.
- Việc áp dụng những phương tiện kỹ thuật số trong quá trình tập luyện và thi đấu là một phương pháp cần thiết. Nhờ có nó mà HLV, quản lý viên sẽ phát huy được tối ưu năng xuất làm việc của mình.
+ Các đơn vị phối hợp thực hiện:
- Bộ môn, Ban chủ nhiệm CLB có chức năng quản lý, sử dụng và xây dựng kế hoạch cải tạo sân bãi, mua sắm CSVC bổ sung.
- Ban giám hiệu nhà trường ký xét duyệt kế hoạch. - Phòng Tài chính Kế toán xem xét, ký duyệt.
Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu giao lưu, các giải truyền thống của trường cũng như tham gia các giải Bóng rổ sinh viên do Bộ GD & ĐT va Trung ương Đoàn thanh niên phát động.
+ Mục đích tạo môi trường thi đấu thường xuyên, phong phú và đa dạng, qua đó giúp sinh viên nâng cao năng lực chuyên môn, phát huy được tính tự giác tích cực trong tập luyện và công tác tổ chức giải. Đồng thời tăng cường mối quan hệ và giao lưu giữa sinh viên với sinh viên trong trường, giữa sinh viên với nhà trường, giữa nhà trường với các đơn vị…
+ Nội dung biện pháp:
- Bám sát kế hoạch giảng dạy, học tập trong năm, sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đấu hợp lý, hiệu quả.
- Xây dựng các nội dung thi đấu trong và ngoài trường theo kế hoạch hoạt động TDTT đầu năm của nhà trường để việc tập luyện, thi đấu và việc
tham gia hoạt động CLB Bóng rổ trở thành nội dung của đời sống văn hóa thể thao, mang tính thường xuyên, liên tục của sinh viên.
- Duy trì việc tổ chức các giải thể thao truyền thống hàng năm của nhà trường. Định kỳ 5 năm một lần tổ chức Đại hội thể thao sinh viên toàn trường, đây là một ngày hội thể thao lớn của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, ngoài ra tổ chức giải Bóng rổ Luật mở rộng 1 năm 1 lần.
- Tuyên truyền, giải thích nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của tập luyện TDTT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, tổ chức các giải thể thao cho cán bộ, giáo viên để bồi bổ sức khỏe, tăng cường tính hữu nghị, đoàn kết trong công việc.
+ Hình thức tổ chức thực hiện:
- Tổ chức nhân dịp các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của Trường, của Ngành Tư pháp, Nghành TDTT …
- Tổ chức giữa các lớp, khoa và các khóa sinh viên.
Giải pháp 6: Xây dựng hệ thống chế độ, chính sách và áp dụng thỏa đáng cho các cán bộ, HLV, sinh viên tham gia sinh hoạt trong CLB.
+ Mục đích: Xây dựng hệ thống chế độ, chính sách thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, HLV, HDV và sinh viên tham gia sinh hoạt trong đội tuyển.
+ Nội dung giải pháp:
- Tiếp tục vận dụng các chế độ chính sách đã được thực hiện theo quy định của nhà nước và ban hành chính sách đãi ngộ cụ thể, mang tính bền vững để đảm bảo nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, HLV, HDV, SV.
- Có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời, thỏa đáng tạo động cơ thúc đẩy quá trình giảng dạy, huấn luyện, tập luyện và đi thi đấu của HLV, giáo viên, HDV, và sinh viên. Bên cạnh đó phải có những hình thức giaó dục, kỷ luật nhằm giữ vững kỷ cương trong công tác giáo dục bồi dưỡng những phẩm chất chính trị đạo đức, tác phong cho những người chủ tương lai của đất nước.
- Ban giám hiệu nhà trường: Quyết định và ban hành quy chế khen thưởng, kỷ luật và chính sách bồi dưỡng theo chức năng được phân cấp.
- Phòng đào tạo, Phòng quản lý HSSV: tham mưu và triển khai thực hiện. - Bộ môn GDTC, Ban chủ nhiệm CLB: tham mưu đề xuất, tiếp nhận thi hành - CĐ, ĐTN động viên khen thưởng về mặt đoàn thể, huy động tài trợ cho các hoạt động của nhà trường.
Giải pháp7: Xây dựng hình ảnh cho CLB TT ở trường nói chung và CLB Bóng rổ sinh viên trường Đại học Luật nói riêng, đa dạng hóa các hình thức tạo nguồn kinh phí cho hoạt động CLB theo chủ trương xã hội hóa.
+ Mục đích: xây dựng hình ảnh truyền thống cho CLB TT ở trường nói chung và CLB Bóng rổ sinh viên trường Đại học Luật nói riêng trong lòng bạn bè, thầy cô trong và ngoài trường.
+ Nội dung giải pháp:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác dụng, lợi ích của hoạt động TT nói chung và hoạt động của CLB Bóng rổ nói riêng.
- Tận dụng tối đa định mức kinh phí của nhà trường dành cho hoạt động TDTT, đồng thời vận động ngồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường.
- Thu hội phí đối với các thành viên khi tham gia CLB. + Các đơn vị phối hợp thực hiện:
- Ban giám hiệu xét duyệt kế hoạch, đề án.
- Bộ môn GDTC, Đoàn TN, HSV và Ban chủ nhiệm CLB quản lý, sử dụng và xây dựng các kế hoạch, đề án.