Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thể thao ngoại khóa trong công tác giảng dạy

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 32)

giảng dạy

Ngoài giờ học TDTT chính khoá, giờ học TDTT ngoại khoá cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác GDTC trong các nhà trường. Việc phát trển và hoàn thiện thể chất của học sinh, sinh viên đòi hỏi sự tích luỹ của quá trình tập luyện lâu dài và thường xuyên. Vì vậy giờ học TDTT ngoại khoá có nhiệm vụ góp phần hoàn thiện các bài học chính khoá, được tiến hành vào giờ tự học của học sinh, sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên hay hướng dẫn viên TDTT. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Tham gia luyện tập trong các CLB, các đội tuyển thể thao, tham gia tập các bài tập thể thao chống lại mệt mỏi hàng ngày cũng như giờ tự tập luyện của học sinh sinh viên trong phong trào rèn luyện thân thể chung của xã hội.

Hoạt động TDTT ngoại khoá mang tính tự giác chính vì vậy đòi hỏi trong giờ học chính khoá cán bộ, giáo viên thể thao phải giác ngộ tinh thần yêu thích thể thao của học sinh, sinh viên cho các em thấy vai trò và tầm quan

trong của tập luyện TDTT đối với cuộc sống. Từ đó tạo ra động cơ tập luyện TDTT ngoại khoá cho đúng đắn.

Hoạt động tập luyện TDTT ngoại khoá có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc nhằm giáo dục và rèn luyện các phẩm chất đạo đức ra còn là nơi sinh hoạt giao lưu của mọi người, là nơi giáo dục pháp luật, góp một phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống của con người.

Tác dụng của GDTC và hoạt động TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường đại học là phát triển toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh sinh viên trong suốt thời gian học tập tại nhà trường.

Trong những năm gần đây Trường Đại học Luật Hà Nội nói chung và đặc biệt là bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng đã tích cực đổi mới hoàn thiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, huấn luyện, biện pháp tổ chức tập luyện ngoài giờ học chính khoá được nhà trường và bộ môn hết sức coi trọng và đã có nhiều hình thức được áp dụng trong thời gian qua như: Lớp nâng cao, lớp tự chọn, đội tuyển, hình thành các CLB theo môn học… song việc đánh giá đúng mức hiệu quả của nó còn là vấn đề cần được quan tâm nghiêm túc với các nghiên cứu cụ thể.ngoài việc thực hiện tốt chương trình học tập nội khoá, cần phải tạo được môi trường tập luyện ngoài giờ chính khoá cho sinh viên nhà trường. Từ đó sẽ tạo nên một động lực mới giúp sinh viên ý thức được trong quá trình học tập, củng cố và hoàn thiện năng lực thực hành chuyên môn của mình, nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Là một hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu và ham thích trong thời gian nhàn rỗi của sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao

thành tích thể thao của sinh viên. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT hay hướng dẫn viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các CLB, các đội đại biểu từng môn thể thao, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể.

Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thể tham gia cổ vũ phong trào rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 32)