THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TDTT NGOẠI KHOÁ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 64)

Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV và SV về vai trò, tác dụng của hoạt động TDTT ngoại khoá trong việc phát triển thể lực cho SV năm thứ 1 Trường Đại học Luật Hà Nội. Đề tài đã tiến hành khảo sát trên 2 khoa Luật Kinh tế và Quốc tế với tổng số là 600 SV năm thứ nhất. (400 SV nữ và 200 SV nam), 25 CBQL, 10 giản viên TDTT. Kết quả được trình bày ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về vai trò, ý nghĩa của hoạt động TDTT ngoại khoá

T T Đối tượng điều tra Mức độ quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng n % n % n % n % 1 Nam (n=200) 150 75 36 18 14 7 0 0 2 Nữ (n=400) 316 79 68 17 16 4 0 0 3 CBQL (n=25) 20 80 5 20 0 0 0 0 4 GV (n=10) 8 80 2 20 0 0 0 0

Phân tích kết quả phỏng vấn bảng 2.4 cho thấy nhận thức của CBQL, GV và SV về vai trò, ý nghĩa của hoạt động TDTT ngoại khoá đối với việc nâng cao thể lực cho SV là rất quan trọng: 100% CBQL, GV và phần lớn SV (75% SV nam và 79% SV nữ) cho rằng hoạt động hoạt động TDTT ngoại khoá có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đến sự phát triển thể lực.

Còn một bộ phận SV (7% nam, 4% nữ) có nhận thức chưa đúng. Cho rằng hoạt động TDTT ngoại khoá có vai trò, ý nghĩa bình thường đến sự phát triển thể lực

Từ thực tế trên cho thấy: quá trình tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cần phát huy việc tuyên truyền, giáo dục về lợi ích và tác dụng của TDTT. Thông qua đó giúp SV luôn luôn nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động TDTT từ đó giúp SV có động cơ, thái độ tích cực trong hoạt động TDTT ngoại khoá, có ý nghĩa tự giác rèn luyện nâng cao sức khoẻ và thể lực.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI’’ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w