1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TIỂU HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

129 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 6,75 MB

Nội dung

hành cũng như những thuận lợi và khó khăn khi giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong các hoạt động ngoại khóa.- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại m

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu đang là vấn đề được toàn nhân loại đặc biệt quan tâm Các nhà khoa học coi đây là một vấn đề môi trường lớn của thời đại Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu Trong những năm qua, nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã phải chịu nhiều thiên tai như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, bão từ, băng giá, nước biển dâng, Những vấn đề đó đã để lại những hậu quả nghiêm trọng ở mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, đặc biệt là sinh mạng con người

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang có những kế hoạch hành động

để ứng phó với biến đổi khí hậu Nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Các Bộ, Ngành và địa phương đã và đang xây dựng

kế hoạch hành động để ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của biến đổi khí hậu; nhiều nghiên cứu đã được thực hiện

ở các mức độ khác nhau: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2015 (Theo Quyết định

số 1183/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ); Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường (cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) chủ trì biên soạn “Thông báo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước Biến đổi khí hậu”, “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”, “Chương trình khoa học công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu”, các chương trình hợp tác với UNDP, ADB, WB, DANIDA, JICA, Hà Lan, USA,

Việc ứng phó với những biến đổi khí hậu và việc đưa Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào giáo dục là một việc làm rất quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt Ý thức được sự cấp bách của vấn đề, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành giai đoạn 2011 – 2015 và

Trang 2

phê duyệt Dự án “Đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 – 2015” Tuy nhiên cho đến nay, những nghiên cứu, tài liệu tham khảo, chương trình giáo dục về vấn đề này vẫn còn ít và chưa được quan tâm, đầu tư thỏa đáng.

Việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cần phải được tiến hành cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi Nhất là đối với học sinh Tiểu học – đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến đổi khí hậu gây ra do hạn chế về kiến thức, sức khỏe và kinh nghiệm, Học sinh Tiểu học rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nền nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo

cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu là một việc làm hết sức có ý nghĩa cần phải được thực hiện ngay từ lứa tuổi tiểu học

Cũng giống như giáo dục môi trường, giáo dục về biến đổi khí hậu là lĩnh vực giáo dục đa ngành, đa khoa vì vậy có thể đưa vào trường tiểu học qua các con đường khác nhau, qua dạy học các môn học và qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Việc đưa giáo dục môi trường qua con đường dạy học đã được triển khai rộng khắp trên phương diện lí luận cũng như thực tiễn giáo dục tiểu học trong nhiều thập kỉ nay Đó là việc giáo dục môi trường được thực hiện bởi các tác giả xây dựng chương trình và sách giáo khoa các môn học và việc tích hợp trong quá trình dạy học các môn học này bởi giáo viên Đây cũng có thể là một hướng để áp dụng đưa giáo dục biến đổi khí hậu vào trong chương trình tiểu học Tuy nhiên cho đến nay hướng này còn gặp nhiều bất cập Việc tích hợp thêm các nội dung giáo dục mới vào các môn học trong quá trình dạy học trên thực tế đang gây quá tải cho các bài học của các môn học Ngoài ra, cách làm này cũng không mang lại hiệu quả giáo dục môi trường cao, do tính thống nhất của lĩnh vực giáo dục này không được đảm bảo qua việc tích hợp vào nhiều môn học

Hơn nữa, việc tích hợp giáo dục môi trường nói chung, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng qua các môn học chỉ có ưu thế hơn trong việc cung cấp

Trang 3

cho người học các kiến thức, kĩ năng cơ sở về môi trường, về biến đổi khí hậu, cách ứng phó với biến đổi khí hậu, Còn các hành vi, thái độ ứng phó với những vấn đề

cụ thể thì rất khó được thực hiện

Vậy, làm thế nào để việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu có thể được tiến hành tốt trong nhà trường tiểu học mà không gây quá tải cho các giờ học các môn học? Cần tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương trình giáo dục tiểu học như thế nào để vừa có thể thực hiện tốt lĩnh vực giáo dục này cũng như thực hiện tốt chương trình giáo dục các môn học? Đây là những vấn đề còn được ít đề cập đếntrong các công trình nghiên cứu

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở tiểu học theo quan điểm tích hợp”.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa nhằm góp phần nâng cao kết quả giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và kết quả học tập các môn học ở trường Tiểu học

3 Giả thuyết khoa học

Nếu tổ chức giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hoạt động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp, đảm bảo nguyên tắc khoa học, nguyên tắc sư phạm hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao kết quả giáo dục ở lĩnh vực này, đồng thời cũng góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng của một số môn học khác

4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu:

- Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

- Quan điểm dạy học tích hợp

- Hoạt động ngoại khóa ở Tiểu học

4.2 Đối tượng nghiên cứu:

- Hoạt động ngoại khóa với nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu theo quan điểm tích hợp

Trang 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của biến đổi khí hậu và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp

- Xây dựng nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở tiểu học theo quan điểm tích hợp

- Thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học theo quan điểm tích hợp

6 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa các môn học Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Tiếng Việt các lớp 4, 5 trường tiểu học

- Phạm vi điều tra: Giáo viên và học sinh của một số trường tiểu học ở tỉnh Ninh Bình, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Yên Bái

- Phạm vi thực nghiệm: Một số trường tiểu học thuộc tỉnh Ninh Bình

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:

Trong quá trình nghiên cứu các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài như các luận văn, luận án, báo cáo khoa học, các bài báo, chúng tôi có sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp, khái quát hóa - hệ thống hóa, nhận xét, phê phán, tóm tắt và trích dẫn những vấn đề liên quan trực tiếp để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp điều tra: Điều tra nhận thức của giáo viên về giáo dục ứng

phó với biến đổi khí hậu và về các hình thức đã sử dụng để giáo dục cho học sinh

- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động giáo dục nói

chung và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng cho học sinh ở một số trường Tiểu học

- Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với cán bộ,

giáo viên, học sinh nhằm tìm hiểu quan điểm, sự hiểu biết, thái độ, cách thức tiến

Trang 5

hành cũng như những thuận lợi và khó khăn khi giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong các hoạt động ngoại khóa.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại

một số trường Tiểu học ở các khu vực khác nhau nhằm đánh giá tính khả thi của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp

7.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học:

Một số phương pháp thống kê toán học, lập bảng thống kê, lập biểu đồ, được sử dụng để phân tích về định lượng và định tính kết quả nghiên cứu Qua đó nhằm nâng cao tính thuyết phục và tính thực tế của đề tài

8 Những điểm mới và ý nghĩa thực tế của luận văn

- Đề tài góp phần tổng hợp vấn đề lí luận về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua các hoạt động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp

- Khái quát được thực trạng giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh ở trường tiểu học hiện nay

- Xây dựng nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hoạt động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp cho học sinh tiểu học

- Tổ chức một số hoạt động giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp cho học sinh tiểu học

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở tiểu học theo quan điểm tích hợp.

Chương II: Tổ chức các hoạt động giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hoạt động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp ở tiểu học.

Chương III: Thực nghiệm sư phạm.

Trang 6

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TIỂU HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Khái quát về biến đổi khí hậu

1.1 Biến đổi khí hậu là gì?

Có rất nhiều các tổ chức trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm về biến đổi khí hậu, như:

"Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo" [25, tr.1]

“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một thời gian dài,

có thể ấm lên hoặc lạnh đi, lượng mưa có thể tăng hoặc giảm, gió, các hiện tượng thời tiết… có thể mạnh lên hoặc yếu đi trong một khoảng thời gian dài” [7, tr.2].

Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)

thì: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”

“Biến đổi khí hậu là thuật ngữ dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt

ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn” (Bộ Tài nguyên và Môi trường – 2008,

Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, tr.6)

Nói một cách đơn giản, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, có thể là ấm hơn hoặc lạnh hơn, lượng mưa hoặc lượng tuyết trung bình hàng năm có thể tăng hoặc giảm,… [5, tr.7].

Trong quá khứ, khí hậu Trái đất đã có rất nhiều thay đổi một cách tự nhiên

Tuy nhiên thuật ngữ “Biến đổi khí hậu” được dùng hiện nay chủ yếu muốn nói tới

sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi các hoạt động của con người [5, tr.7]

Như vậy, Biến đổi khí hậu có thể được hiểu đầy đủ là sự thay đổi của khí hậu

đã được diễn ra trong một khoảng thời gian dài làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh

Trang 7

học trên Trái đất và cuộc sống của con người mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra.

1.2 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu

Có nhiều nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, có thể tóm tắt một số nguyên nhân chính sau [6, tr.34]:

*) Nguyên nhân tự nhiên:

- Do sự trôi dạt của các lục địa: Thuyết kiến tạo mảng cho rằng lớp vỏ ngoài cùng của trái đất được cấu tạo từ các mảng rời, có khả năng di chuyển tương đối so với nhau trên lớp quyển mềm bên dưới Sự di chuyển các mảng này dẫn tới sự di chuyển vị trí của các lục địa Chính sự di chuyển của các lục địa đã dẫn đến sự thay đổi khí hậu của các vùng và các Châu lục

- Do hoạt động của núi lửa và sự va chạm của Trái Đất với các thiên thạch trong

vũ trụ: Các nhà khoa học cho rằng sự va chạm của các thiên thạch với trái đất và sự phun trào của núi lửa sẽ gây nên những đám mây bụi khổng lồ bao quanh Trái Đất, ngăn cản các dòng bức xạ Mặt Trời khiến cho Trái Đất trở nên tối tăm và lạnh lẽo,

- Do sự dao động quỹ đạo của Trái Đất: Theo thuyết thiên văn học, khi quay quanh Mặt Trời trong thời gian dài hàng chục nghìn năm, quỹ đạo của Trái đất sẽ có những thay đổi Chính sự thay đổi này dẫn tới sự thay đổi lượng ánh sáng Mặt Trời xuống bề mặt Trái Đất, ảnh hưởng đến khí hậu và làm thay đổi các mùa, sự phân bố bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ,

- Do chu kì hoạt động của mặt trời: Chu kì hoạt động của Mặt Trời thể hiện thông qua sự xuất hiện các vệt đen mặt trời (sunspots), làm thay đổi cường độ bức

xạ Mặt Trời Sự tăng năng lượng mặt trời làm Trái Đất nóng lên và sự giảm năng lượng Mặt Trời làm Trái Đất lạnh đi

*) Nguyên nhân do con người:

Có thể thấy rằng các nguyên nhân tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ trong việc gây ra biến đổi khí hậu Theo kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu thì nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người làm gia tăng các chất khí nhà kính

Khí nhà kính là các chất khí trong khí quyển hấp thụ nhiệt do mặt đất phát

ra và tỏa nhiệt trở lại Trái đất Các khí này vừa do quá trình tự nhiên lẫn con người sinh ra [9, tr.8] Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước (H2O),

Trang 8

cacbon đioxit (CO2), metan (CH4), các hợp chất halocacbon (CFC, HCFC và HFC), đinitơ oxit (N2O) và ozon trong tầng đối lưu (O3) Những khí này giống như một chiếc chăn ấm có độ dày vừa đủ, giúp giữ ấm cho Trái đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp, khiến sự sống có thể phát triển và sinh sôi nảy nở Nếu không có những khí này, nhiệt từ Mặt trời sẽ không được giữ lại và bề mặt Trái Đất sẽ trở nên lạnh hơn rất nhiều [5, tr.11].

Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát thải một số khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và CH4) quá nhiều là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu Đặc biệt, từ khi cách mạng công nghiệp bùng nổ (1950), các hoạt động tạo ra khí nhà kính ngày càng gia tăng như: tăng cường khai thác và sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, ; sản xuất xi măng; chặt phá rừng; chăn nuôi đại gia súc; sử dụng các hợp chất halocacbon trong công nghệ làm lạnh; sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu; [10, tr.39]

Như vậy, sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính làm cho Trái đất nóng lên là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu Điều này là do ý thức và

hành động của con người như: chặt phá rừng bừa bãi, lãng phí năng lượng, khai thác và sử dụng nhiên liệu không đúng cách, sử dụng quá nhiều các chất hóa học trong trồng trọt và chăn nuôi, dân số gia tăng,

1.3 Những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ngày càng nghiêm trọng Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường như bão, lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài,… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm, kinh tế suy thoái, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…

Sự nóng lên của Trái đất dẫn đến mực nước biển dâng cao Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì

từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,00C - 4,50C và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng

từ 0,18m - 0,59m

Trang 9

Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong vòng 2 thập kỷ qua Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung Bộ dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa.

Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài thập

kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục Dự đoán vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình ở nước ta tăng khoảng 30Cvà sẽ tăng

số đợt và số ngày nắng nóng trong năm; mực nước biển sẽ dâng cao lên 1m Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường của thời tiết Đặc biệt là tình hình bão lũ

và hạn hán Nước biển dâng dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và đất sản xuất nông - công nghiệp Nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người) của nước ta Trong đó, khu vực ven biển miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu và dâng cao của nước biển Riêng đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục bộ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD

Biến đổi khí hậu còn kéo theo sự thay đổi của thời tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, sản xuất nông, lâm, công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản Đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh và khan hiếm về lương thực, nước ngọt

Dự báo, sẽ có khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới sẽ gặp khó khăn về nước sạch và

600 triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu trong những năm tới [23]

Trang 10

1.4 Ứng phó với biến đổi khí hậu

Trong báo cáo “Biến đổi khí hậu năm 2001”, Ủy Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã nêu ra 2 nhóm chiến lược trong ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu với nội dung chủ yếu là giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời với việc tăng hấp thụ khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu

- Chiến lược thích ứng có mục tiêu là ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do các tác động của biến đổi khí hậu, kể cả biến đổi tự nhiên và biến đổi nhân tạo [6, tr.83]

Theo Tài liệu dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Live&Learn, Plan, AusAID) thì:

- “Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảm cường độ hoặc mức độ phát thải khí nhà kính” [9, tr.68]

- “Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại” [9, tr.8].

Hạn chế, giảm thiểu sự phát thải các khí nhà kính nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng Bản thân mỗi người cần nhận thức được trách nhiệm của mình và thực hiện trách nhiệm đó bằng những hành động, việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày Một số biện pháp và hành động cụ thể giúp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu như:

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (tắt điện khi không sử dụng, );

- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch, các thiết bị tiết kiệm điện (tận dụng năng lượng mặt trời, sử dụng đèn compact, );

- Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày (hạn chế ăn thịt, ăn nhiều rau xanh, );

- Tiết kiệm năng lượng giao thông giảm thiểu phát thải khí nhà kính (đi bộ,

đi xe đạp hoặc các phương tiện công cộng như xe bus, );

- Tiết kiệm nước;

- Tiết kiệm giấy;

- Hạn chế sử dụng túi ni lông;

- Trồng cây xanh;

- Tìm hiểu và tham gia tích cực các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu (chiến dịch Giờ Trái Đất, phong trào Hành trình xanh nhằm bảo vệ môi trường, tích cực tham gia tuyên truyền các vấn đề về biến đổi khí hậu,…);

Những hành động thích ứng với biến đổi khí hậu như: biết tự bảo vệ mình trước thiên tai; phòng ngừa các dịch bệnh; rèn luyện sức khỏe bảo vệ cơ thể; thay

Trang 11

đổi một số thói quen sinh hoạt không hợp lí; Cụ thể các việc làm có thể giúp chúng ta thích ứng với biến đổi khí hậu:

- Cải tạo hệ thống thủy lợi

- Thay đổi lịch mùa vụ và các kĩ thuật canh tác

- Hạn chế tăng dân số

- Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển

- Thay đổi các giống cây chịu hạn, chịu lụt

- Dạy bơi cho trẻ em và phụ nữ vùng lũ lụt

Như vậy, ứng phó với biến đổi khí hậu chính là những biện pháp, việc làm,

hành động cụ thể của chúng ta nhằm “giảm nhẹ” và “thích ứng” với những hiện

tượng bất thường của thời tiết gây ra Những biện pháp, việc làm, hành động cụ thể

đó không chỉ giúp chúng ta chống trọi, thích nghi được với các hiện tượng thời tiết cực đoan mà còn giúp hạn chế sự gia tăng nồng độ khí nhà kính, nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu

2 Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

2.1 Khái niệm

Ứng phó với biến đổi khí hậu: là một quá trình trong đó con người thích ứng

và làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu gây ra và tận dụng cơ hội của nó mang lại [21, tr.21]

Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu: là quá trình giáo dục nhằm phát triển

ở người học sự hiểu biết, thái độ quan tâm trước những vấn đề về môi trường nói chung và biến đổi khí hậu nói riêng, đặc biệt rèn luyện kĩ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trước mắt cũng như lâu dài [21, tr.22]

Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất, “giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu” là một hoạt động giáo dục giúp người học có được những kiến thức cơ

bản nhất về biến đổi khí hậu cũng như những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu và những hiện tượng thời tiết cực đoan có thể bất ngờ xảy ra, để từ đó

có những kĩ năng, thái độ phù hợp giúp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong thực tế cuộc sống

Trang 12

2.2 Sự cần thiết phải giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học

Như chúng ta đã biết, biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng phức tạp và trầm trọng Những hiện tượng thời tiết bất thường đã và đang làm đảo lộn cuộc sống của con người Và Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu, do có đường bờ biển dài trên 3260

km Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu chính là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ Trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất đó thì trẻ em là người chịu ảnh hưởng lớn nhất do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: chưa đủ sức khỏe, hạn chế về kiến thức, thiếu kinh nghiệm và khả năng kiểm soát cảm xúc,

Mặt khác, học sinh tiểu học nói riêng với đặc điểm tâm sinh lí đặc trưng là

tò mò, ưa khám phá, thích tiếp xúc với thiên nhiên, mong muốn tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình, Hơn nữa, học sinh tiểu học là lứa tuổi dễ tiếp thu, hình thành những thói quen, nền nết, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này Do đó việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống cũng như cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu là một việc làm hết sức có ý nghĩa và cần phải được thực hiện từ sớm

Ngoài ra, trẻ em nói chung và học sinh tiểu học nói riêng là những thế hệ nòng cốt, là động lực và nhân tố cơ bản của xã hội trong tương lai Những hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với mọi người trong gia đình và những người xung quanh Do đó, nếu được giáo dục và trang bị những kiến thức, kĩ năng và thái độ đúng đắn về ứng phó với biến đổi khí hậu, các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người đối với môi trường nói chung và với biến đổi khí hậu nói riêng

2.3 Mục tiêu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học

Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học phải đảm bảo cả

3 mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ Cụ thể như sau [10, tr.63]:

Trang 13

a) Về kiến thức, học sinh:

- Nêu được thế nào là biến đổi khí hậu

- Kể được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu, nêu được một vài ví dụ cụ thể về biến đổi khí hậu và thực trạng về biến đổi khí hậu trong môi trường sống xung quanh

- Nêu được một số nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi khí hậu và những tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống xung quanh

- Kể được các biện pháp tiến hành để hạn chế biến đổi khí hậu trên thế giới

và ở Việt Nam

b) Về kĩ năng, học sinh:

- Biết quyết định đúng đắn khi đối mặt với mỗi tình huống biến đổi khí hậu trong cuộc sống và có kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với lứa tuổi trong mỗi tình huống cụ thể

- Biết tiết kiệm điện, nước, sách vở, đồ dùng, tham gia trồng cây xanh, bảo

vệ rừng và giữ gìn vệ sinh môi trường trong cuộc sống hàng ngày

c) Về thái độ, học sinh:

- Hứng thú và quan tâm tìm hiểu về vấn đề biến đổi khí hậu phù hợp với lứa tuổi

- Có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu

- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, tự giác tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu,

Như vậy, mục tiêu và định hướng cơ bản của giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học là giúp các em quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu; tiếp cận được với những giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và tại các địa phương; phát triển năng lực hành động ứng phó với biến đổi khí hậu;

2.4 Các con đường giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học

Trang 14

Trong trường tiểu học, việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau Sau đây xin chỉ

ra một số con đường chủ yếu thường được giáo viên sử dụng:

a) Giáo dục thông qua việc dạy học các môn học:

Việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học có thể được thực hiện thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học tiềm năng như: Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Đạo đức, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công; Kỹ thuật; Thể dục; với những mức độ khác nhau như:

tích hợp toàn phần (mức độ cao nhất), tích hợp bộ phận (mức độ trung bình), liên

hệ (mức độ thấp).

Việc lồng ghép, tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh qua các môn học cần được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính hợp lí; tính khoa học; tính sư phạm; tính vừa sức;

- Nội dung phải phù hợp với tính chất từng môn học/chương/bài

Bằng con đường này, việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học có những ưu điểm và hạn chế sau:

b) Giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Ngoài việc tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua các môn học tiềm năng như đã nêu trên, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng là một con đường có nhiều thuận lợi để giáo dục cho học sinh nội dung này Với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức lao động, trồng và chăm sóc cây xanh, phân loại rác, thi vẽ tranh, làm báo tường, tìm hiểu về môi trường địa phương, tổ chức câu lạc bộ, hội thảo, dã ngoại, đố vui, kể chuyện, múa hát, nói

Trang 15

chuyện chuyên đề, sẽ gây được sự chú ý và hứng thú học tập nội dung này ở các

em Học mà chơi – chơi mà học, học qua lao động, qua thực tế, học sinh sẽ không

bị cảm thấy nặng nề trong việc tiếp thu một khối kiến thức và kĩ năng mới về vấn

đề biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Như vậy, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua con đường thứ nhất

là lồng ghép, tích hợp vào các môn học tiềm năng có những ưu điểm nhất định như

đã trình bày ở trên, nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế như: học sinh không được giáo dục thường xuyên, phụ thuộc vào nội dung dạy học của các bài học/ chương bài/ phân môn/ môn trong chương trình chính khóa với thời khóa biểu cố định, kiến thức

về ứng phó với biến đổi khí hậu được hình thành một cách rời rạc, không có hệ thống

và thiếu tính thực tiễn do bị đóng khung trong bốn bức tường lớp học, Mà những hạn chế đó lại được khắc phục bằng con đường giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp do đặc thù và tính chất của việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cần phải gắn với thực tiễn

và chỉ đạt hiệu quả khi được thực hành, rèn luyện thông qua các hoạt động cụ thể

Tuy nhiên, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện vào thời gian ngoài giờ lên lớp, độc lập tương đối với việc dạy học các môn học nên việc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đã được học ở các môn học sẽ hạn chế Mặt khác, nội dung chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp không được quy định cụ thể mà do các trường tự xây dựng Điều này sẽ làm cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp gặp nhiều khó khăn và hiệu quả giáo dục chưa cao do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diều kiện cơ sở vật chất, sự quan tâm, đầu tư của từng trường, cũng như trình độ, kĩ năng tổ chức các hoạt động của từng giáo viên

Trong khi đó, hoạt động ngoại khóa cũng là hoạt động giáo dục được nhà trường tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp nhưng gắn liền với bài học và môn học cụ thể Thông qua việc tổ chức cho các em được tiếp xúc với thực tiễn cuộc sống xã hội phong phú, tham gia các hoạt động đa dạng, giúp các em củng cố khắc sâu, mở rộng những tri thức được hình thành qua những bài học trên lớp

Vậy để khắc phục nhược điểm, đồng thời phát huy được những ưu điểm của

cả 2 con đường trên, trong luận văn này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học bằng cách tích hợp trong hoạt

Trang 16

động ngoại khóa của các môn học tiềm năng, cụ thể là môn Khoa học, môn Lịch sử - Địa lí và môn Tiếng Việt lớp 4, 5.

3 Hoạt động ngoại khóa và việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học

3.1 Hoạt động ngoại khóa là gì?

Như chúng ta đã biết, ở tiểu học, quá trình dạy học được tổ chức theo hình thức

nội khóa (bài lên lớp) và ngoại khóa [14, tr.170].Vậy hoạt động ngoại khóa là gì?

Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức học tập ngoài lớp, có tổ chức,

có kế hoạch, có phương hướng xác định; không bắt buộc trong chương trình, được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên nhằm bổ sung, củng cố, nâng cao những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã được học trong chương trình chính khóa [15, tr.23]

Vậy có thể hiểu, hoạt động ngoại khóa là sự tiếp nối hoạt động dạy - học các môn học được tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh, là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học - kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường, ) Như vậy, hoạt động ngoại khóa là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ Hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức và quản lí với sự tham gia của các lực lượng xã hội Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ với hoạt động dạy - học trong nhà trường hoặc trong phạm vi cộng đồng Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc

Với cách hiểu như trên, hoạt động ngoại khóa được xem là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới

Trang 17

phương pháp dạy học theo định hướng: “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi, môn học; bồi dưỡng phương pháp

tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 24.2, Luật giáo dục).

3.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy học khác dựa trên những đặc điểm chủ yếu sau:

- Hoạt động ngoại khoá được thực hiện ngoài giờ lên lớp, không được quy định trong chương trình chính khoá

- Là hoạt động không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào sự tự nguyện của mỗi cá nhân hay nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở thích, mối quan tâm về một vấn đề nào đó của nội dung học tập, không phân biệt học sinh giỏi hay yếu kém

- Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá, giáo viên có thể không trực tiếp tham gia hoạt động cùng học sinh, nhưng phải là người hướng dẫn, tổ chức, tư vấn, giám khảo cho các trò chơi và có thể trong nhiều trường hợp cần thiết còn là người chỉ đạo, điều khiển các hoạt động ngoài giờ học của học sinh

- Nội dung hoạt động ngoại khoá thường liên quan với nội dung được học tập trên lớp và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm của các em tham gia hoạt động

- Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá, giáo viên không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá với các hình thức tương tự như một giờ học chính khoá (bằng điểm số hoặc bằng nhận xét), mà đánh giá dựa trên các yếu tố như sản phẩm của buổi hoạt động ngoại khóa hay tính tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động và tự lực sáng tạo của học sinh

3.3 Một số hình thức hoạt động ngoại khóa giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học

Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu học rất phong phú và đa dạng, với nhiều mối quan hệ khác nhau (thầy cô, bạn bè, các tầng lớp xã hội, ) Những hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa thường gặp ở tiểu học như:

Trang 18

câu lạc bộ môn học, nhóm năng khiếu, tham quan, lao động, văn nghệ, báo tường, hái hoa dân chủ, vui chơi, công tác xã hội, thưởng thức các loại hình nghệ thuật, giao lưu với các nhân vật điển hình, Những hình thức cụ thể này, trong thực tiễn

giáo dục có thể được tổ chức độc lập hoặc kết hợp với nhau Và những hoạt động

này có thể được tổ chức theo tổ, nhóm, theo tập thể lớp, khối lớp hay toàn trường

Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học Với những hoạt động và những hình thức tổ

chức cụ thể như kể trên sẽ rất phù hợp cho việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và giáo dục môi trường nói chung Ví dụ như:

*) Vui chơi:

Vui chơi là hoạt động giải trí có ý nghĩa giáo dục to lớn Vui chơi được thực hiện qua các trò chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh như: văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi trí tuệ, Giáo viên có thể vận dụng nhiều hình thức vui chơi để giáo dục

ứng phó với biến đổi khí hậu như: hái hoa dân chủ để tìm hiểu về biến đổi khí hậu; thi văn nghệ về chủ đề biến đổi khí hậu; giải ô chữ về chủ đề biến đổi khí hậu; tổ chức các cuôc thi như “Rung chuông vàng”, “Ai thông minh hơn học sinh tiểu học” với nội dung về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

*) Lao động:

Để giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo viên có thể đưa ra các hoạt

động lao động vừa sức với các em và có ý nghĩa giáo dục lớn như: trực nhật lớp; trồng và chăm sóc cây, hoa trong sân trường; thu gom và phân loại rác trong trường; tham gia phòng trào xanh hóa đường phố, khu xóm nơi em ở;

*) Tham quan:

Tham quan là một hình thức học tập trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục to lớn Giáo viên có thể tổ chức các buổi đi tham quan, thực tế ở các địa phương khác nhau

để giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu như: tổ chức cho các em đi tham quan các

di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tham quan rừng Quốc gia Cúc Phương, các khu bảo tổn sinh học,

*) Công tác xã hội:

Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia giúp đỡ, khắc phục hậu quả thiệt hại sau thiên tai, lũ lụt ở những gia đình neo đơn; quyên góp ủng hộ đồng bào

Trang 19

gặp khó khăn do bão lũ; viết thư thăm hỏi, động viên các chú bộ đội đóng quân ở những vùng biên giới, hải đảo;

*) Giao lưu với chuyên gia hoặc các nhân vật điển hình:

Đây là hình thức tổ chức gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với một hoặc một nhóm người am hiểu về một vấn đề nào đó, hoặc các nhân vật liên quan trực tiếp đến vấn đề quan tâm Ví dụ ở chủ đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia gặp gỡ, trò chuyện với các chuyên gia về lĩnh vực này hoặc cho các em gặp gỡ những gương người tốt việc tốt có những hành động dũng cảm bảo vệ môi trường, cứu người bị lũ cuốn trôi,

Các hoạt động ngoại khóa còn góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm, ý thức gắn bó với tập thể của học sinh; giúp học sinh hòa nhập với môi trường, với cuộc sống tập thể một cách tự nguyện, tự tin; phát huy tính độc lập, sáng tạo, tự học,

tự rèn luyện và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế

Mặt khác, qua các hoạt động ngoại khóa, học sinh không chỉ học cách vận dụng kiến thức các môn đã học vào trong các tình huống cụ thể gần gũi với cuộc sống, mà còn được rèn luyện, bồi đắp thêm kiến thức cũng như kĩ năng giúp học tập tốt các môn học đó

Như vậy, hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức giáo dục mang tính tích hợp cao, có khả năng hình thành cho học sinh không chỉ kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng, phát triển thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường nói chung

và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng

4 Quan điểm dạy học tích hợp và việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học

4.1 Khái niệm về tích hợp và dạy học theo quan điểm tích hợp

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ “tích hợp” Có ý kiến cho rằng: Tích hợp là tổ hợp (combination) hay phối hợp (coordination) các môn học

Có ý kiến khác lại cho rằng tích hợp chẳng qua là sự lắp ghép cơ giới, phép cộng đơn thuần giữa các môn học [24]

Trang 20

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp có nghĩa

là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”

Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.

Hiểu một cách khái quát, tích hợp (integration): là sự liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một hay vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học [24]

Tích hợp chương trình (program integration): là sự liên kết, hợp nhất nội dung các môn học có nguồn tri thức khoa học và có những quy luật chung, gần gũi với nhau Tích hợp nhằm giảm bớt được những phần kiến thức trùng nhau, tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Tích hợp không phải là phương pháp dùng để rút bớt môn học, nhằm giảm tải kiến thức Tích hợp cần được hiểu là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhau theo những mô hình, hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau [24]

Trong dạy học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị bài học, thậm chí là một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học Quan điểm dạy học tích hợp kiến thức đã được nhiều nhà giáo dục ở nước ta nghiên cứu và nhận thấy

ý nghĩa thiết thực của nó trong giáo dục cũng như trong mọi mặt của xã hội hội nhập hiện nay

Xu hướng toàn cầu hóa đặt con người trước những vấn đề, thử thách phong phú và phức tạp hơn nên nền giáo dục cần có những điều chỉnh và thay đổi kịp thời

để đáp ứng được những yêu cầu của việc đào tạo con người trong xã hội mới Sự điều chỉnh và thay đổi ở đây không hiểu đơn giản chỉ là bổ sung thêm những kiến thức mới vào trong chương trình học Mà vấn đề ở đây là làm thế nào trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, những kĩ năng và năng lực tư duy cần thiết để

Trang 21

biết linh hoạt liên kết các tri thức, kĩ năng ấy vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong cuộc sống.

Mặt khác, kiến thức mà học sinh tiếp thu trong quá trình học tập không phải

là những mảng kiến thức rời rạc, biệt lập mà có sự liên kết chặt chẽ với nhau, phát triển theo vòng xoáy trôn ốc Kiến thức ở lớp trước là tiền đề, là cơ sở để tiếp thu kiến thức ở lớp tiếp theo Do đó, việc tích hợp trong dạy học sẽ giúp học sinh biết cách liên hệ các mảng kiến thức và kĩ năng gần nhau, xem xét chúng ở nhiều khía cạnh để tìm ra lời giải cho vấn đề mới

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển năng

lực cần thiết [2, tr.5].

4.2 Các chương trình giáo dục tích hợp

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây Chương trình tích hợp là đề tài được bàn bạc từ những năm đầu thế kỷ XX Hơn một trăm năm qua, các tác giả đã đưa ra ba loại hoạt

động tích hợp cơ bản là: tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn.

*) Tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration)

Cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các Chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp kiến thức của các môn học có liên quan [24]

*) Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration)

Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm và kĩ năng liên

Trang 22

ngành/môn Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn Các môn học có thể nhận diện được, nhưng họ cho rằng ít quan trọng hơn so với cách tiếp cận tích hợp đa môn Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp [24]

*) Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration)

Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học Học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế

của cuộc sống Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn: học tập theo dự án (project-based learning) và thương lượng chương trình học (negotiating the

curriculum) [24]

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản và khái quát nhất về 3 cách tiếp cận

tích hợp đa môn, tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn như sau:

Tích hợp đa môn là cách tiếp cận tích hợp các môn học có liên quan với nhau (chung định hướng về nội dung và phương pháp dạy học) nhưng giữ nguyên tính chất độc lập của từng môn học đó, mỗi môn là một chương trình riêng Ví dụ: tích hợp 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức văn hoá, xã hội, tự nhiên, tích hợp giữa phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ với phát triển nhân cách trong môn Tiếng Việt, trong đó vẫn đảm bảo tính chất riêng rẽ của các phân môn như Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Còn cách tích hợp liên môn có thể hiểu là cách tiếp cận tích hợp các môn học

có liên quan thành một môn học mới với một hệ thống chủ đề xuyên suốt qua nhiều cấp lớp Điều này hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận đa môn Đây cũng là cách tích hợp đã được vận dụng trong chương trình giáo dục tiểu học mới Ví dụ: tích hợp các yếu tố đại số, yếu tố thống kê vào mạch số học; tích hợp mạch số học, hình học, giải toán có lời văn trong môn Toán ở tiểu học hiện nay; hay tích hợp môn Sức

Trang 23

khỏe với môn Tự nhiên - xã hội và Khoa học thành môn mới là Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3) và môn Khoa học (lớp 4, 5);

Cách tiếp cận tích hợp xuyên môn được hiểu là cách tích hợp trong đó giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề mà người học quan tâm, hứng thú Với cách tích hợp xuyên môn này, học sinh được phát triển các kĩ năng cần thiết khi vận dụng các kiến thức và kĩ năng học được của các môn học vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống Vậy có thể thấy, đây là phương thức tích hợp phù hợp với việc giáo dục nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động ngoại khóa ở Tiểu học

4.3 Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp để giáo dục nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu học

Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp – Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông” được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng

11/2012 thì: Dạy học theo quan điểm tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những nội dung các môn học (hoặc các phân môn trong một môn học) theo những cách khác nhau Có tích hợp nội dung, tích hợp phương pháp, tích hợp trong đánh giá Ngoài tích hợp kiến thức còn có tích hợp kĩ năng, tích hợp năng lực, [2, tr.114]

Và chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu rõ: chương trình hướng tới mục tiêu phát triển năng lực không chỉ dựa vào tính hệ thống, logic của khoa học tương ứng khi xác định nội dung học tập mà còn gắn với các tình huống thực tiễn, chú ý đến khả năng học tập và nhu cầu, phong cách học của mỗi cá nhân học sinh Các yêu cầu này đòi hỏi chương trình cần được phát triển theo định hướng tích hợp nhằm tạo điều kiện cho người học liên tục huy động kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực môn học và hoạt động giáo dục khác nhau để thực hiện các nhiệm

vụ học tập Qua đó, các năng lực chung cơ bản cũng như năng lực chuyên biệt của người học được phát triển

Không nằm ngoài xu hướng đó, giáo dục nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học cũng cần phải được xây dựng trên quan điểm định hướng

Trang 24

tích hợp Có thể giáo dục nội dung này theo hướng tích hợp đa môn bằng cách lồng

ghép vào các môn học có liên quan với nhiều mức độ tích hợp khác nhau Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như xu hướng dạy học tích hợp hướng đến hình thành những kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, đáp ứng nhu cầu

xã hội hiện nay nên chúng tôi đi sâu tìm hiểu về cách tích hợp là: thông qua các kiến thức, kĩ năng, thái độ về môi trường cũng như về ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng ghép vào các môn học tiềm năng như Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Tiếng Việt, sẽ được củng cố, rèn luyện, thực nghiệm ở các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức tổ chức phong phú, đa dạng Đồng thời, qua hoạt động ngoại khóa, các kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi, mà học sinh được tích lũy từ nhiều môn học khác nhau sẽ được huy động để tìm hiểu chủ đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với thực tiễn đời sống Đó cũng chính là quan điểm của

cách tiếp cận theo hướng tích hợp xuyên môn như đã nói ở trên

Như vậy, việc dạy học chủ đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và dạy học các nội dung khác nói chung cho học sinh tiểu học thông qua hoạt

động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp xuyên môn sẽ giúp học sinh củng cố

những kiến thức, kĩ năng đã được học ở các môn học và hình thành những kiến thức, kĩ năng mới có tính ứng dụng thực tiễn cao (kĩ năng sống) Đồng thời, giúp học sinh có một cái nhìn tổng thể, khái quát và khoa học nhất về những kiến thức,

kĩ năng của các môn học được sử dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày Điều này phù hợp với xu hướng dạy học tích hợp đang được nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam

5 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học và việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp

Như chúng ta đã biết, trẻ ở tuổi tiểu học (6 đến 11 tuổi) là lứa tuổi các em vừa bước vào một giai đoạn mới với hoạt động học tập là chủ đạo Ở lứa tuổi này, cơ thể của các em đang có sự phát triển và hoàn thiện dần về cả cấu trúc và chức năng Các

hệ cơ quan trong cơ thể đang phát triển mạnh, nhưng chưa thật đồng bộ Cụ thể:

Trang 25

- Hệ xương: Nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương

tay, của các em đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gãy dập do ngồi sai tư thế hoặc quá lâu trên lớp học hay vận động mạnh, Vì thế, không nên bắt ép trẻ ngồi quá lâu với tư thế gò bó mà cần cho các em vận động nhẹ nhàng sau những phút ngồi học trong lớp

- Hệ cơ: Theo nghiên cứu của các nhà sinh học, lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi là

giai đoạn hệ cơ phát triển mạnh mẽ nhất nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa, Hơn nữa, do hệ cơ đang trong quá trình hoàn thiện nên khả năng tập trung chú ý của tuổi này còn thấp, trẻ thường không ngồi yên lâu một chỗ được Vì vậy mà các hoạt động vận động nhẹ nhàng, an toàn rất thích hợp với các

em

- Hệ thần kinh: Hệ thần kinh cấp cao đang trong quá trình phát triển cả về

mặt chức năng cũng như cấu tạo Đến 9, 10 tuổi, hệ thần kinh của các em tương đối hoàn thiện Điều này tạo điều kiện cho việc thành lập nhiều phản xạ có điều kiện Tuy nhiên, ở giai đoạn này, khả năng ức chế thần kinh còn yếu, các em dễ bị kích thích, hưng phấn, dễ khóc, dễ cười, Đây cũng là một đặc điểm mà trong quá trình giáo dục cho học sinh tiểu học cần chú ý

Như vậy, qua phân tích các đặc điểm cơ bản nhất về mặt cơ thể của học sinh tiểu học, ta thấy tổ chức giáo dục nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa là hoàn toàn phù hợp Các em được lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gượng ép và hiệu quả Giáo dục thông qua hoạt động ngoại khóa, các em sẽ được vận động thông qua các hình thức tổ chức phong phú như lao động, tham quan, trò chơi, các em được tự mình trải nghiệm để tìm ra kiến thức, kĩ năng cần lĩnh hội Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu nên lựa chọn các hình tổ chức với mức độ vận động nhẹ nhàng, an toàn và hấp dẫn, không làm học sinh mệt mỏi, chán nản hay quá sức,

Về đặc điểm nhận thức, các quá trình và thuộc tính tâm lí cũng đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện Cụ thể:

Trang 26

- Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính không chủ định Các em

không tập trung sức lực xem xét đối tượng mà chỉ dừng lại ở một chi tiết đại thể nào

đó, xem nó là đối tượng Khi tri giác, sự phân tích có mục đích, có tổ chức và sâu sắc của các em còn yếu, do đó các em phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác,

dễ mắc sai lầm Đặc biệt, tri giác của các em còn mang tính xúc cảm Trẻ tri giác những gì trước mắt rực rỡ, sinh động, những sự vật hay những thuộc tính của sự vật, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho trẻ phản ứng xúc cảm [20] Như vậy, nét đặc trưng nhất trong tri giác của trẻ tiểu học là tính chất ít phân hóa và tính trực quan, cụ thể Các em thường thâu tóm sự vật một cách chung chung Chính vì khả năng tri giác chưa ổn định và đang trong quá trình hoàn thiện nên việc học mà chơi, chơi mà học thông qua các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên Không những thế, tri giác của các em được gắn liền với hành động, với hoạt động thực tiễn nên việc cho các em tiếp xúc với môi trường

tự nhiên, cho các em trực tiếp tham gia vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thực tiễn cuộc sống sẽ là cách học hiệu quả và tốt nhất

- Trí nhớ: Các em có khả năng ghi nhớ tốt, đặc biệt là ghi nhớ máy móc Các

em nhớ và giữ gìn chính xác trong trí nhớ những hiểu biết, những biến cố, những gương mặt, những sự việc và sự kiện cụ thể nhanh hơn và tốt hơn nhớ những định nghĩa, những lời giải thích Trẻ dễ nhớ những gì tác động trực tiếp đến tri giác của trẻ

và nhớ lâu những gì chúng đã tiến hành hành động trên nó Do đó, trẻ thích tham gia các hoạt động mang tính thực tiễn, có tính chất vận động [20] Điều này càng chứng

tỏ việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu nên được tiến hành sớm từ tuổi tiểu học Những gì các em được hình thành hôm nay sẽ là cơ sở, nền tảng cho mai sau nên những việc làm, hành động cụ thể và ý thức bảo vệ môi trường nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng phải được hình thành ngay từ lứa tuổi này

- Chú ý: Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi này là chú ý không chủ định phát triển

mạnh và chiếm ưu thế Điều này thể hiện ở chỗ, tất cả những gì mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ đều dễ dàng cuốn hút sự chú ý của các em mà không cần một sự nỗ lực chú ý nào [20].Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vốn không phải là một nội dung dễ

Trang 27

hiểu và hấp dẫn với lứa tuổi nhiều mộng mơ như tuổi tiểu học Tuy nhiên, nội dung này sẽ thu hút được sự chú ý, quan tâm và sự thích thú của các em thông qua các trò chơi, các cuộc thi, các buổi lao động, các hoạt động từ thiện hay những buổi tham quan dã ngoại, Vì vậy, khi giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho các em cần lưu ý lựa chọn nội dung đơn giản, phù hợp, có tính thực tiễn cao, với nhiều hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, hấp dẫn,

- Tư duy: Theo Tâm lý học, tư duy của trẻ tiểu học mang tính đột biến, đang chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy trừu tượng Ở giai đoạn 6 – 7 tuổi,

tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế Sang giai đoạn 8 – 11 tuổi, tư duy trực quan hình tượng phát triển, tư duy ngôn ngữ bắt đầu hình thành Do đó, các em sẽ rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ, các cuộc thi hái hoa dân chủ, câu đố thử tài thông minh, giải ô chữ bí mật,… Điều này hoàn toàn thích hợp với kiểu giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học Tuy nhiên năng lực tư duy của trẻ còn bị hạn chế bởi sự ràng buộc với những thực tại vật chất cụ thể nên trẻ thường gặp khó khăn trong tư duy trừu tượng Vậy, việc cho các em tham gia tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống môi trường thực tiễn là cách làm mang lại hiệu quả hơn

cả trong việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

- Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh tiểu học phát triển tương đối

phong phú vì đây là lứa tuổi thơ mộng Tuy vậy, chi tiết của hình ảnh tưởng tượng còn tản mạn, nghèo nàn, ít có tổ chức Hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi và chưa bền vững, chủ yếu là tưởng tượng tái tạo Về cuối cấp, các em có khả năng tưởng tượng sáng tạo hơn và đã biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng các hình ảnh tưởng tượng mang tính trừu tượng, khái quát hơn [20] Chính vì vậy, tùy vào nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và mục tiêu cần đạt được mà lựa chọn những hình thức tố chức các hoạt động ngoại khóa khác nhau gắn với thực tiễn đời sống để từ đó góp phần phát triển trí tưởng tượng cho các em

- Ngôn ngữ: Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Đến lớp

5, ngôn ngữ viết bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung

Trang 28

quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau Ngôn ngữ

có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ Trong quá trình giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa theo quan điểm tích hợp ta có thể tổ chức cho các em thi kể truyện, đọc thơ, viết báo, viết nhật kí, thi hùng biện, Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngôn ngữ cho các em

Qua việc phân tích, tìm hiểu các đặc điểm về cơ thể, về quá trình nhận thức, cũng như đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học cho thấy, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu theo quan điểm tích hợp cho các

em là hoàn toàn phù hợp, cần thiết và có tính khả thi cao

II THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1 Khái quát về quá trình điều tra

1.1 Mục đích điều tra

Nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh tiểu học về biến đổi khí hậu, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, các con đường giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh hiện nay, chúng tôi tiến hành điều tra và trên cơ sở đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở tiểu học theo quan điểm tích hợp

1.2 Đối tượng và địa bàn điều tra

Để tìm hiểu nhận thức, thái độ của giáo viên về biến đổi khí hậu, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, các con đường giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và thực trạng việc giáo dục vấn đề này cho học sinh tiểu học, chúng tôi tiến hành điều tra đối với 279 giáo viên của 3 tỉnh Yên Bái, Quảng Ninh, Ninh Bình

Để điều tra, khảo sát trình độ nhận thức về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu của học sinh, chúng tôi tìm hiểu 283 học sinh ở các trường tiểu học đóng trên các địa bàn khác nhau của tỉnh Ninh Bình (thành phố, thị xã, nông thôn, miền núi và vùng biển):

- Trường Tiểu học Tân Thành, thành phố Ninh Bình

- Trường Tiểu học Trần Phú, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình

Trang 29

- Trường Tiểu học Văn Hải, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.

- Trường Tiểu học Yên Quang, huyện Nho Quan, Ninh Bình

- Trường Tiểu học Gia Tân, huyện Gia Viễn, Ninh Bình

1.3 Nội dung điều tra

Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát và điều tra các giáo viên và học sinh một số vấn đề cơ bản sau:

- Nhận thức, thái độ của giáo viên và học sinh về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Nhận thức, thái độ của giáo viên về vấn đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và các con đường giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh

- Thực trạng việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học

Nội dung điều tra, khảo sát trên được thiết kế trong Phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục 1) gồm 12 câu hỏi cho giáo viên và Phiếu điều tra (Phụ lục 2) gồm 5 câu

hỏi cho học sinh

1.4 Các phương pháp điều tra khảo sát

Những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình điều tra và khảo sát:

- Phương pháp Ankét: Chúng tôi đã xây dựng Ankét gồm các câu hỏi trưng cầu ý kiến giáo viên và điều tra học sinh về vấn đề biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này được sử dụng trước, trong và sau quá trình điều tra đối với giáo viên và học sinh

- Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi đã thu thập, xử lí và phân tích các số liệu điều tra

2 Kết quả điều tra

2.1 Nhận thức của giáo viên, học sinh tiểu học về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Đối với giáo viên:

Dựa trên kết quả thu được từ 279 phiếu trưng cầu ý kiến hợp lệ, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp, đánh giá và kết quả thu được như sau:

Trang 30

- Về mức độ quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi

khí hậu, đa số (60,2%) giáo viên được điều tra chọn ý kiến “thường xuyên” và 37,05% giáo viên chọn ý kiến “thỉnh thoảng” nghe và quan tâm đến vấn đề này

Như vậy, có thể nói hầu hết giáo viên được điều tra đều chú ý, quan tâm đến vấn đề

đã nêu Tuy nhiên, con đường mà các giáo viên tiếp cận vấn đề này lại không phải

là qua tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, đọc thêm, (5,02%) mà

là qua các phương tiện truyền thông (đài, ti vi, loa phát thanh, ) và do tự tìm hiểu qua mạng internet (86,23%).

- Về nhận thức, hiểu biết về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí

hậu, chúng tôi đã đưa ra 3 câu hỏi 3, 4, 5 (Phiếu trưng cầu ý kiến – Phụ lục 1) Kết quả như sau:

+ Ở câu hỏi “Biến đổi khí hậu là gì?” thì có đến 31,2% chọn là “sự nóng lên của khí hậu toàn cầu”; 27,04% chọn là “thiên tai và những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, sóng thần, hạn hán, ” Chỉ có 39,8% giáo viên được điều tra đánh dấu vào đáp án là “những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài”.

+ Ở câu hỏi về biểu hiện và nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu thì đại đa số các thầy cô đều trả lời đúng Cụ thể kết quả ở bảng 1 và bảng 2:

6 Thiên tai khắc nghiệt, khó dự đoán 271 97.13

Bảng 1

2 Do hoạt động của núi lửa và sự va chạm của Trái đất 5 1.77

Trang 31

với các thiên thạch trong vũ trụ

5 Do các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên

không hợp lí của con người làm gia tăng nồng độ các khí

nhà kính trong bầu khí quyển

Bảng 2

Như vậy, qua tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu

và ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các thầy cô đã có sự quan tâm và những hiểu biết nhất định về vấn đề này Tuy nhiên, những kiến thức

mà các giáo viên có được về vấn đề này chưa thật chuẩn xác, thường là những suy luận, những kinh nghiệm sống, hiểu biết mà các thầy, cô tự tìm hiểu qua các nguồn thông tin khác nhau

b) Đối với học sinh:

Dựa trên kết quả của 283 phiếu điều tra hợp lệ chúng tôi tiến hành tổng hợp

và đánh giá như sau:

- Chỉ có 9,5 % học sinh chọn ý kiến “thường xuyên” được nghe và 35% học sinh chọn ý kiến “thỉnh thoảng” được nghe về vấn đề biến đổi khí hậu Như vậy, vẫn còn 55,5% học sinh chọn ý kiến “chưa bao giờ” được nghe và “ít khi” được

nghe về vấn đề này Điều này chứng tỏ việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh ở trường tiểu học còn chưa được quan tâm và tiến hành đúng mức

- Về những nguồn thông tin về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và ứng

phó với biến đổi khí hậu thì có đến 85,67% học sinh chọn nghe từ “các thầy/cô giáo”, 14,33% còn lại chọn “những nguồn khác” như phim ảnh, đài, báo, mạng iternet và những người xung quanh Như vậy có thể nói, nhà trường, thầy/cô giáo

là nguồn thông tin tác động thường xuyên nhất tới học sinh về vấn đề biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu Đây là thuận lợi lớn làm cơ sở cho chúng ta xây dựng chương trình giáo dục vấn đề này qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở nhà trường tiểu học

Trang 32

- Về mức độ quan tâm, theo dõi những vấn đề về thời tiết, khí hậu: có

118/283 em chọn ý kiến “thường xuyên” (chiếm 41,69%), 96/283 em chọn ý kiến

“thỉnh thoảng” (chiếm 33,92%) Như vậy, học sinh tiểu học tuy tuổi còn nhỏ nhưng

những vấn đề về thời tiết, khí hậu xung quanh em cũng đã bắt đầu được các em chú

ý quan tâm Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để đưa vấn đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong các nhà trường tiểu học

- Về sự hiểu biết cũng như khả năng nhận thức về trách nhiệm và các biện

pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng tôi đưa ra 2 câu hỏi 4 và 5 trong Phiếu điều tra cho học sinh Kết quả điều tra thu được như sau:

+ Đối với câu hỏi “Những việc làm nào sau giúp bảo vệ môi trường và cũng

là hành động ứng phó với biến đổi khí hậu?” thì có đến 71,9% các em lựa chọn

đúng những hành vi nhằm bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu như:

phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định; trồng và chăm sóc cây; tắt đèn, tắt quạt và các đồ dùng bằng điện khi không sử dụng; học bơi và tập thể dục thường xuyên; giữ lại đồ dùng, sách vở và quần áo cũ còn sử dụng được để ủng hộ các bạn vùng

bị thiên tai; xem dự báo thời tiết hàng ngày để mang theo mũ nón, ô dù, áo mưa và mặc quần áo ấm cho phù hợp;… Và 78,67 % các em nhận thức được những hành vi phá hoại môi trường, ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu như: vứt rác bừa bãi; sử dụng các đồ dùng một lần (khăn giấy, khăn ướt, túi ni-lông, ); để vòi nước chảy khi đánh răng; ăn cơm bỏ thừa; Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng không nhỏ (24,02%) các em học sinh không xác định được những hành vi như: không ăn rau xanh, chỉ ăn thịt cá; đòi bố mẹ mua nhiều đồ dùng và đồ chơi; chơi các trò chơi điện tử trên điện thoại, máy tính; là những hành động gây hại cho môi trường và

cũng là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu

+ Đối với câu hỏi tìm hiểu nhận thức của học sinh về vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu thì có đến 80,2% học sinh đồng ý với ý kiến

“trẻ em có nhiệm vụ bảo vệ môi trường xung quanh và ứng phó với biến đổi khí hậu”; 78,6% học sinh chọn “trẻ em cũng cần quan tâm và chia sẻ với những nạn nhân của biến đổi khí hậu (bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, sóng thần, )”; 63,75%

Trang 33

đồng ý với việc “trẻ em cũng có thể làm nhiều việc để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” Điều này chứng tỏ các em cũng đã nhận thức được vai

trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí

hậu Tuy nhiên, có tới 25,67% học sinh đồng ý “bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là công việc của người lớn, không phải của trẻ em” Điều đó cho

thấy một bộ phận trẻ em chưa có cái nhìn sâu sắc về vấn đề môi trường nói chung

và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng Như vậy, việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cần được thực hiện thường xuyên hơn nữa giúp trẻ có những nhận thức sâu sắc hơn về biến đổi khí hậu, từ đó có những điều chỉnh kịp thời về hành vi ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu

2.2 Nhận thức của giáo viên về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và các con đường giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học

Đi sâu vào tìm hiểu nhận thức của cán bộ, giáo viên về mục tiên giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và các con đường giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học, chúng tôi đưa ra hai câu hỏi 6 và 7 trong phiếu trưng cầu

ý kiến (Phụ lục 1) Với 5 mục tiêu của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu mà chúng tôi đưa ra, kết quả thu được ở bảng 3 Mục tiêu đạt số phần trăm giáo viên

lựa chọn cao nhất (67,14%) là “cung cấp kiến thức về biến đổi khí hậu, hình thành thái độ, kĩ năng, thói quen và hành vi ứng phó với biến đổi khí hậu” Điều này cho

thấy phần lớn giáo viên đã xác định đúng mục tiêu quan trọng và đầy đủ nhất của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học

1 Hình thành cho học sinh ý thức quan tâm đến biến đổi khí hậu

và thái độ trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu 38 13.43

2 Cung cấp những kiến thức cơ bản, ban đầu về biến đổi khí hậu 27 9.54

3 Hình thành cho học sinh các kĩ năng hành động cá nhân để thích

4 Hình thành năng lực phán đoán, giải quyết các vấn đề về biến

5 Cung cấp kiến thức về biến đổi khí hậu, hình thành thái độ, kĩ 190 67.14

Trang 34

năng, thói quen và hành vi ứng phó với biến đổi khí hậu.

tâm hơn đến vấn đề có tính toàn cầu này

Như vậy, qua điều tra thực tế, chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên đều nắm được mục tiêu cũng như vai trò, tác dụng của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học và các con đường giáo dục cho các em Tuy nhiên,

với câu hỏi “Thầy/ cô có chú trọng lồng ghép, tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh không?” thì có đến 38% giáo viên ít khi chú ý đến, và chỉ

có 5,3% giáo viên thường xuyên chú ý đến vấn đề này Điều đó cũng nói lên phần nào thực trạng giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh ở các nhà trường tiểu học hiện nay

2.3 Thực trạng của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học

Để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 8, 9, và 10 trong phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục 1) Kết quả điều tra thu được như sau:

Về các hình thức tổ chức giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua

các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kết quả được tổng hợp ở Bảng 4:

Thường Thỉnh Ít khi

Trang 35

SL % SL % SL %

1 Nói chuyện chuyên đề, giao lưu

2 Thi vẽ tranh, làm báo tường 29 10.25 193 68.20 61 21.55

6 Tìm hiểu môi trường địa phương 0 0.00 25 8.83 258 91.17

7 Kế hoạch nhỏ (thu gom giấy vụn,

chai lọ, sách vở, quần áo cũ ) 121 42.76 159 56.18 3 1.06

8 Tham quan, dã ngoại 0 0.00 22 7.77 261 92.23

10 Thành lập câu lạc bộ Môi trường 1 0.35 34 12.01 248 87.63

11 Thi viết về môi trường, về ứng

các hình thức tổ chức ngoại khóa để giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Tuy nhiên, mức độ sử dụng của các hình thức này không giống nhau và thực tế công việc này chưa được giáo viên thực sự quan tâm và tiến hành thường

xuyên Phần lớn các hình thức này đều được giáo viên lựa chọn ở mức độ “thỉnh thoảng” tổ chức Đặc biệt, các hình thức như “nói chuyện chuyên đề”, “tham quan, dã ngoại”, “tổ chức góc sinh giới”, “tìm hiểu môi trường địa phương",

“ít khi” được sử dụng Đây là những hình thức tổ chức tương đối phức tạp, khi

tiến hành đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu, kĩ lưỡng và yêu cầu người tổ chức phải có kinh nghiệm, trình độ nhất định Nhiều hình thức còn phụ

Trang 36

thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường nên giáo viên thường ít sử dụng

như hình thức tham quan, dã ngoại,

Một số hình thức giáo viên có thể dễ dàng thực hiện trong điều kiện nhà

trường như “trò chơi”, “thi vẽ tranh, làm báo tường”, “thi văn nghệ”, “kế hoạch nhỏ”, “nói chuyện chuyên đề”, lại chỉ được tổ chức ở mức độ “thỉnh thoảng” Với hoạt động “thành lập câu lạc bộ Môi trường”, khi được hỏi thì có tới 248/283 giáo viên, chiếm 87,63% chọn mức độ “ít khi” tổ chức cho học sinh Đây là một hoạt

động hấp dẫn, nếu tổ chức tốt sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao, vì nó huy động nhiều vốn kiến thức, kĩ năng sống, đòi hỏi sự tham gia tích cực, chủ động và khả năng làm việc tập thể của các em Như vậy, có nhiều hình thức tổ chức giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu còn ít được tổ chức trong trường tiểu học

Từ những vấn đề tồn tại trên, chúng tôi đi tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ chức giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa (câu 9, 10 – Phiếu trưng cầu ý kiến – Phụ lục 1)

Kết quả cho thấy: có đến 92,67% giáo viên lựa chọn “học sinh rất hứng thú, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động” Sự say mê, thích thú, hào hứng này

của các em sẽ là cơ sở cho việc tiếp thu những kiến thức về môi trường nói chung

và về ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng một cách nhanh chóng và sâu sắc nhất Ngoài ra, đa số (89,23%) giáo viên cho rằng việc tổ chức giáo dục ứng phó với biến

đổi khí hậu thông qua các hoạt động ngoại khóa sẽ có nhiều thuận lợi do “giáo viên được chủ động, linh hoạt lựa chọn các hình thức giáo dục”; “hình thức tổ chức giáo dục qua hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng”; “tạo điều kiện thuận lợi

để học sinh rèn luyện kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu”; Tuy nhiên, trong

quá trình tổ chức các hoạt động này, giáo viên cũng còn gặp phải những khó khăn

nhất định Kết quả điều tra được tổng hợp ở Bảng 5:

Nội dung

Trang 37

1 Do thiếu tài liệu hướng dẫn giáo dục ứng

phó với BĐKH qua hoạt động ngoại khóa 236 83.39 47 16.61 0 0.00

2 Do giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến

thức, phương pháp về giáo dục ứng phó với

BĐKH thông qua hoạt động ngoại khóa

“đồng ý” đó là “cơ sở vật chất của trường còn thiếu” Điều này hạn chế việc giáo

viên có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng

2.4 Thực trạng dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ở trường tiểu học

Để tìm hiểu về thực trạng tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học ở tiểu học và mức độ tích hợp của giáo viên trong quá trình dạy học các môn học ở trên lớp, chúng tôi đưa ra 2 câu hỏi (câu 11 và 12 –

Phụ lục 1) Kết quả thu được ở Bảng 6:

xuyên

Thỉnh thoảng Ít khi

1 Toán 0 0.00 244 86.22 41 14.49 0 0.00 13 4.59 270 95.41

2 Tiếng Việt 251 88.69 32 11.31 0 0.00 178 62.90 90 31.80 15 5.30

Trang 38

3 Tự nhiên và xã hội 283 100.00 0 0.00 0 0.00 244 86.22 37 13.07 2 0.71

lựa chọn là có khả năng tích hợp với giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu Chỉ

riêng môn Toán có 14,49% giáo viên chọn “không có khả năng tích hợp” Tuy

nhiên, như chúng ta đã biết, thông qua các bài toán có lời văn, chúng ta có thể tích hợp giáo dục nhiều nội dung khác nhau và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cũng không phải là ngoại lệ Như vậy, có thể kết luận là một bộ phận giáo viên được điều tra còn chưa nhận thức rõ về khả năng giáo dục tích hợp của các môn học nói chung và tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào dạy học các môn học đó nói riêng

Trên thực tế, trong chương trình sách giáo khoa hiện hành, các môn học

như Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Tiếng Việt, Đạo đức, nội dung

về môi trường cũng như về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được

đề cập đến Còn với các môn học khác, việc tích hợp phải phụ thuộc vào quá trình dạy học của giáo viên

Về mức độ tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học ở tiểu học của giáo viên trong quá trình dạy học, kết quả điều tra cho

thấy: các môn học được giáo viên “thường xuyên” tích hợp nội dung này là các

môn có khả năng tích hợp cao như: Khoa học (92,23%), Tự nhiên và xã hội (86,22%), Lịch sử - Địa lí (71,73%), Tiếng Việt (62,9%), Đạo đức (51,94%) Còn các môn học khác như: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công - Kĩ thuật, Thể dục đều được

Trang 39

giáo viên lựa chọn ở mức độ “thỉnh thoảng” tích hợp Đặc biệt là môn Toán, có đến 95,41% giáo viên lựa chọn mức độ “ít khi” tích hợp (Bảng 6).

Đối chiếu nhận thức của giáo viên về khả năng tích hợp giáo dục ứng phó

với biến đổi khí hậu của các môn học và thực trạng “thường xuyên” tích hợp (Biểu

đồ 1) cho thấy: thực trạng tích hợp đều thấp hơn khả năng tích hợp Hay nói cách

khác, giáo viên có nhận thức cao hơn so với thực tế tích hợp

Như vậy, trong thực tế, hầu hết giáo viên đều ý thức được vai trò của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như những thuận lợi khi tổ chức thông qua các hoạt động ngoại khóa Tuy nhiên, các thầy cô thường ngại và ít khi tổ chức cho học sinh do họ cảm thấy vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức đầu tư, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường Một số giáo viên còn thừa nhận rằng họ chưa có kinh nghiệm trong việc

tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tài liệu hướng dẫn về vấn đề này còn thiếu, các hoạt động dạy học các môn học trên lớp chiếm khá nhiều thời gian, nên việc tổ chức giáo dục nói chung, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng qua hoạt động ngoại khóa còn nhiều hạn chế

Trang 40

có nhà trường tiểu học Việc làm này có thể được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau, bằng cách tích hợp, lồng ghép vào các môn học trên lớp hoặc thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp,

Thứ hai, trẻ em nói chung, học sinh tiểu học nói riêng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu Với đặc điểm tâm sinh

lí rất đặc trưng là tò mò, ưa khám phá, thích tiếp xúc với thiên nhiên, mong muốn tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình, và các em như tờ giấy trắng, dễ tiếp thu, hình thành những thói quen, nền nết, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này Do đó, việc giáo dục hình thành ý thức, thái

độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống cũng như cách ứng phó

và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu là một việc làm hết sức có ý nghĩa và cần phải được thực hiện từ sớm

Qua điều tra, khảo sát nhận thức của học sinh tiểu học về vấn đề biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu, kết quả bước đầu cho thấy các em cũng

đã có sự quan tâm và nhận thức nhất định về vấn đề này Tuy nhiên, sự nhận thức còn hời hợt, chưa được giáo dục cụ thể, bài bản, có hệ thống để có thể làm cơ sở thay đổi cho những hành vi, thái độ một cách tích cực

Thứ ba, các hình thức giáo dục ngoại khóa rất phong phú, sinh động, đa dạng nên việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học qua các hình thức giáo dục này có thể được thực hiện một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn, phù

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Trung ương (11/2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Số 41 – NQ/TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Khoa học Công nghệ (2013), Nhiệm vụ đánh giá hiện trạng nhận thức trong ngành giáo dục về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu, Báo cáo cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ đánh giá hiện trạng nhận thức trong ngành giáo dục về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Khoa học Công nghệ
Năm: 2013
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (10/2010), Quyết định về việc phê duyệt Dự án đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015, Số 4619/QĐ-BGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định về việc phê duyệt Dự án đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sổ tay ABC về biến đổi khí hậu (Quyết định số 1612/QĐ-BGDĐT ngày 27/04/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay ABC về biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2012
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 1612/QĐ-BGDĐT ngày 27/04/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 2012
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 1612/QĐ- BGDĐT ngày 27/04/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2012
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 1612/QĐ-BGDĐT ngày 27/04/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2012
11. Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2009), Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), Liên hiệp Hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam (VUSTA) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu
Tác giả: Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ
Năm: 2009
12. Trương Quang Học (chủ biên) (2011), Tài liệu Đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu
Tác giả: Trương Quang Học (chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học và Kĩ thuật
Năm: 2011
13. Nguyễn Hữu Hợp (2012), Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học, NXB ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Tác giả: Nguyễn Hữu Hợp
Nhà XB: NXB ĐHSPHN
Năm: 2012
15. Nguyễn Thị Thu Hường (2006), Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khóa môn Tự nhiên và xã hội lớp 3, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khóa môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường
Năm: 2006
16. Nguyễn Thị Thấn (1993), “Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa”
Tác giả: Nguyễn Thị Thấn
Năm: 1993
17. Nguyễn Thị Thấn (1994), “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các môn học ở tiểu học”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 11/ trang 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các môn học ở tiểu học”
Tác giả: Nguyễn Thị Thấn
Năm: 1994
18. Nguyễn Thị Thấn (2009), Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn học về Tự nhiên và Xã hội, NXB ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn học về Tự nhiên và Xã hội
Tác giả: Nguyễn Thị Thấn
Nhà XB: NXB ĐHSPHN
Năm: 2009
19. Nguyễn Thị Thấn (chủ biên) (2011), Phương pháp dạy học các môn học về Tự nhiên và xã hội, NXB ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học các môn học về Tự nhiên và xã hội
Tác giả: Nguyễn Thị Thấn (chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHSPHN
Năm: 2011
21. Bùi Vũ Thu Trang (2013), Tổ chức các cuộc thi nhằm giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức các cuộc thi nhằm giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học
Tác giả: Bùi Vũ Thu Trang
Năm: 2013
22. Nguyễn Thị Mai Trinh (2013), Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hình thức tổ chức các trò chơi cho học sinh tiểu học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hình thức tổ chức các trò chơi cho học sinh tiểu học
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Trinh
Năm: 2013
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (11/2012), Hội thảo khoa học Dạy học tích hợp – Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông Khác
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Sổ tay giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu (Dùng trong ngành giáo dục) Khác
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Tài liệu tuyên truyền nâng cao nhận thức và hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho Tổng phụ trách Đội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w