Muốn rèn luyện sự tự tin, trước tiên bạnphải tin vào bản thân mình vì nếu ngay cả bạn cũng không tin vào chínhmình thì làm sao người khác có thể giúp được bạn [53] Trong luận văn thạc s
Trang 1Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS TS Nguyễn Thị Như Mai đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những
kiến thức bổ ích, dìu dắt em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, toàn thể giáo viên, các cháu mẫugiáo 4 - 5 tuổi trường mầm non An Thịnh và trường mầm non Hoa Hồng, Thịtrấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã giúp tôi hoàn thành luận vănnày
Chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quátrình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, con xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ, độngviên con trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Hà Nội, ngày tháng… năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thủy
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 6 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 6
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 9
1.2 Lý luận về tính tự tin và giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi 11
1.2.1 Khái niệm về " Tính tự tin" 11
1.2.2 Những biểu hiện của tính tự tin ở trẻ 4 -5 tuổi 14
1.2.3 Nhiệm vụ, nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 21
1.3 Hoạt động vui chơi với việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi 24 1.3.1 Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 24
1.3.2 Vai trò của hoạt động vui chơi đối với giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 32
1.4 Biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi 36
1.4.1 Khái niệm " Biện pháp giáo dục tính tự tin" 36
1.4.2.Vai trò của biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non 37
Tiểu kết chương 1 38
Trang 3CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI
CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON 40
2.1 Thực trạng biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi 40
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu 40
2.1.2 Mục đích nghiên cứu 41
2.1.3 Nội dung nghiên cứu 41
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu 42
2.1.5 Kết quả nghiên cứu thực trạng về giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi qua hoạt động vui chơi 43
2.2 Khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ lứa tuổi 4 - 5 tuổi qua hoạt động vui chơi ở trường MN 53
2.2.1 Địa bàn nghiên cứu 53
2.2.2 Mục đích nghiên cứu 53
2.2.3 Nội dung nghiên cứu 53
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu 53
2.2.5 Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện tính tự tin của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non 56
Tiểu kết chương 2 60
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 61
3.1 Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi 61
3.1 1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 61
3.1.2 Một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi qua hoạt động vui chơi 64
Trang 43.2 Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu
giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt động vui chơi 76
3.2.1 Mục đích thực nghiệm 76
3.2.2 Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm 77
3.2.3 Nội dung thực nghiệm 77
3.2.4 Tổ chức thực nghiệm 77
3.2.5 Kết quả thực nghiệm 78
Tiểu kết chương 3 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 99
1 Kết luận 99
2 Kiến nghị sư phạm 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC
Trang 5CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐCTTN : Đối chứng trước thực nghiệmĐCSTN : Đối chứng sau thực nghiệm
ĐHQGHN : Đại học quốc gia Hà Nội
ĐTBC : Điểm trung bình chung
HĐVC : Hoạt động vui chơi
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải vươn lên, tìm cáchkhẳng định mình Muốn vậy trước hết phải tự tin Tự tin rất quan trọng đốivới mỗi con người, là tiền đề đầu tiên giúp ta chiến thắng mọi khó khăn đi đếnthành công
Tính tự tin là phẩm chất nhân cách quan trọng có giá trị nhân văn đượchình thành trong quá trình hoạt động của con người Nó có ở mọi người, mọilứa tuổi với mức độ và đặc điểm riêng Tự tin là điều kiện đảm bảo cho conngười phát huy cao độ mọi tiềm năng của bản thân, thích nghi với điều kiệnbiến đổi của tự nhiên, xã hội Một đứa trẻ tự tin được giáo dục tốt, sẽ là mộtcông dân gương mẫu tính cực của xã hội sau này Có thể nói tính tự tin càngphát triển thì con người càng thành công trong cuộc sống
Giáo dục học mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốcdân đã xác định mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ: Cần phát triển một số nét giátrị, nét tính cách phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tựtin, độc lập, sáng tạo linh hoạt, tự giác, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thamgia vào cuộc sống chuẩn bị tốt cho việc học tập ở lớp 1 và bậc học sau này cókết quả Chính vì vậy mà việc giáo dục tính tự tin cho trẻ ngay từ bậc họcmầm non là rất quan trọng và cần thiết
Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đang hình thành nhân cách, tính tự tin là mộttrong những phẩm chất nhân cách cần được quan tâm, hình thành ở trẻ ngay
từ nhỏ, để chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổthông, đúng theo định hướng đổi mới giáo dục mầm non hiện nay Có rấtnhiều con đường để giáo dục tính tự tin cho trẻ nhưng với ưu thế là hoạt độngchủ đạo của tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi giữ vai trò quan trọng trong sự
Trang 7hình thành và phát triển tâm lý nhân cách trẻ đồng thời là phương tiện giáodục thuận lợi và có hiệu quả để giáo dục tính tự tin cho trẻ.
Thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, việc giáo dục tính tự tin cho trẻchưa được quan tâm đầy đủ Giáo viên chưa thực sự quan tâm tới phẩm chấtnày, nhiều giáo viên không chú ý giáo dục tính tự tin cho trẻ mà đôi khi còngắt gỏng với trẻ không cho trẻ được tự tin bày tỏ ý kiến, mong muốn củamình Giáo viên thường áp đặt trẻ, trẻ không được chủ động trong khi thamgia trò chơi Có lúc cô có những hành vi không tế nhị đối với trẻ làm cho trẻnhút nhát thiếu tự tin không dám bộc lộ mình, thậm chí có trẻ không đủ canđảm để tiếp tục vui chơi nữa Như vậy giáo viên đã vô tình làm trẻ nhút nhát,kém tự tin, từ đó trẻ không thích tham gia vào các trò chơi cũng như các hoạtđộng khác Mong muốn hình thành và phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4
- 5 tuổi trong hoạt động vui chơi, đề tài “Giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non” được
chọn nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non Trên cở sở đó đề xuấtcác biện pháp nhằm giáo dục tính tự tin cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi
ở trường mầm non
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông quahoạt động vui chơi
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầmnon
Trang 84 Giả thuyết khoa học
Có thể hình thành và phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổithông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non Việc giáo dục tính tự tin chotrẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non hiện nay cònhạn chế Nếu đề xuất được những biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫugiáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi phù hợp thì sẽ giúp trẻ tự tin hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lí luận về giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổithông qua hoạt động vui chơi
5.2 Nghiên cứu thực trạng biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫugiáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non
5.3 Đề xuất và tiến hành thực nghiệm một số biện pháp giáo dục tính
tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non
6 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp giáo dục tính tự tincho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non
- Địa bàn khảo sát: Một số trường mầm non thuộc địa bàn tỉnh Yên Bái
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa cácvấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 97.2.2 Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện, trao đổi với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu nhận thức,thái độ của họ đối với việc giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổithông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non
7.2.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu anket
Dùng phiếu điều tra ý kiến của giáo viên ở các trường mầm non về sựhiểu biết về tính tự tin và thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục tính tự tincho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm
Kiểm chứng giả thuyết đặt ra và thử nghiệm các biện pháp đề xuất.+ Thực nghiệm phát hiện: Dùng để phát hiện mức độ biểu hiện tính tựtin của trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
+ Thực nghiệm tác động: Dùng để tác động sư phạm nhằm giáo dụctính tự tin của trẻ được nghiên cứu
7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lí kết quả nghiêncứu thu được
8 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm: 3 phần
Phần mở đầu:
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Giả thuyết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu
phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Trang 10Cấu trúc của đề tài
Phần nội dung có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non
- Chương 2: Thực trạng về biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu
giáo 4 - 5 tuổi qua hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non thuộc tỉnhYên Bái
- Chương 3: Một số biện pháp giáo dục tính tự tin trẻ mẫu giáo 4 - 5
tuổi và thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 11CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Tính tự tin có vai trò rất quan trọng đối với con người nói chung và trẻ
em nói riêng Giáo dục tính tự tin cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm
vụ quan trọng bởi vì ở lứa tuổi này, sự tăng trưởng và phát triển tâm lý, sinh
lý đều diễn ra với một tốc độ lớn Chính vì vậy, tính tự tin là vấn đề đã đượcquan tâm từ lâu và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học,trong đó có ngành tâm lý học và giáo dục học Trong lịch sử đã có nhiều côngtrình nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng, có tính chất quyết định củatính tự tin đối với cuộc sống xã hội và hình thành nhân cách con người
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Vào những năm thế kỷ XX, nhà tâm thần học người Nam Phi JosephWolpe là người sử dụng từ “ tự tin” đầu tiên Việc nghiên cứu tính tự tin đượcbắt nguồn từ lý thuyết tâm lý hành vi do Ivan Paplov và Joseph Wolpe đãsáng lập bao gồm: Quan sát, cách ly, phân tích và phân loại hành vi tự tin.Hành vi tự tin không phải là phát minh của con người mà là một phần vốn cótrong hành vi của loài người
Trong nghiên cứu của mình “ Tự tin là điều kiện để phát triển nhâncách” Nhà tâm lý học Nga T.P.Xkripkina đã cho thấy trong hàng loạt vấn đềnghiên cứu nhân cách của các nhà tâm lý học nga, vấn đề tự tin rất ít được đềcập đến Nghiên cứu sự tự tin là rất quan trọng để hiểu rõ cơ chế hình thànhmột nhân cách sáng tạo, chủ động, độc lập
Nhà tâm lý học duy tâm người Mỹ R.U.Emerson trong tác phẩm
“Niềm tin vào bản thân” đã cho rằng có hai nỗi sợ hai chi phối sự tự tin, nỗi
Trang 12sợ hãi phải đối mặt với ý kiến của đa số (chính vì vậy con người thường cóhành động không chân thực, dối trá) và nỗi sợ phải đối mặt với chính mình.
Đã có các nhà tâm lý học nghiên cứu cảm giác tự tin, nói: “ Nhu cầuquan trọng nhất của con người là tính tự tin” Trong khi nghiên cứu về cảmgiác tự tin họ nói: “ Tự tin quá cũng không cần thiết, bởi vì đó không phải làmột đặc điểm tích cực, nó có thể dẫn đến thô bạo Người có tính tự tin cựcđoan thường rơi vào cảnh “ Không biết làm ra vẻ biết”, rất tự đắc Hành vi đótrong giao tiếp xã hội, rất dễ tạo ra xung đột với người khác Do đó họ chorằng “ Một người giàu tính tự tin phải là người chân thành, thẳng thắn, thực
sự cầu thị, vừa cố gắng phát triển sở trường của mình, khiêm tốn mà không tự
ti, tự tin mà không ngông cuồng” [51]
Bower nói “ Thiếu tự tin là nguyên nhân của mọi thất bại" Ông đã đềcao vai trò của tự tin trong cuộc sống Thật vậy, trong thực tế không ít ngườicảm thấy số phận của mình long đong lận đận, cứ loay hoay mãi mà vẫn thấtbại trong cuộc sống và trong công việc Bời vì họ thường hay dựa dẫm vàongười khác, họ không biết mình có những khả năng gì, do đó họ không biếtđánh giá bản thân mình Người thiếu tự tin vì thế trong chừng mực nào đókhông thành đạt trong cuộc sống Nhưng trong thực tế không phải ai cũng tìmhiểu, khám phá nó để củng cố tự tin của mình để sống tích cực hơn Như vậy,Bower đã đề cao vai trò tính tự tin đối với quá trình phát triển đời người Ông
đã phát triển lý thuyết giáo dục tính tự tin lên một nấc thang mới cao hơn
Theo Rudaki: “Tính tự tin chính là trụ cột của tinh thần phong độ,khiến con người cởi mở lạc quan, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự
ti, biết sử lý vấn đề một cách quyết đoán, nhanh gọn” [26, tr 107]
Nghiên cứu về tính tự tin của trẻ, nhà tâm lý học nổi tiếng ngườiCanada Jan Dargatz cho rằng: Bí quyết quan trọng nhất trong việc nuôi dạytrẻ là làm cho trẻ có được tính tự tin Đứa trẻ tự tin là đứa trẻ sau này sẽ đi
Trang 13bằng chính đôi chân, nghị lực và trí tuệ của nó Đứa trẻ tự tin sẽ làm nhẹ đi rấtnhiều nỗ lực dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội Khi trẻ tự tin sẽ giúptrẻ có nhiều cơ hội thành đạt trong cuộc sống Tiến sĩ tâm lý học trẻ emRichard woolfson cũng chỉ rõ: Tạo cho trẻ sự tự tin là việc làm vô cùng quantrọng Nếu trẻ cảm thấy tự tin chúng sẽ có can đảm khám phá mọi thế giớixung quanh dù chỉ một lần Đây là một điều đáng quan tâm khi trẻ lên 4 - 5tuổi, trẻ có những trải nghiệm mới về vui chơi và học tập Trẻ cần có sự tự tin
để ứng phó giải quyết những trải nghiệm đó Do vậy tự tin rất quan trọng chocon người nói chung và đặc biệt cho trẻ nói riêng
Nhà tâm lý học Gael Lindefield trong tác phẩm “Giúp trẻ tự tin” đã quả quyếtrằng: “Mỗi người trong chúng ta khi sinh ra dù ít, dù nhiều đều có sẵn trongngười một cái hộp nhỏ đựng những nguyên liệu cơ bản để tác thành lên sự tựtin sau này và mỗi người chúng ta đều có được những tiềm năng riêng để xâydựng sự tự tin trên những nền tảng đó” Và qua những quan sát cơ bản GaelLindefield hoàn toàn quả quyết, khẳng định về tính tự tin là: “ Khi chúng tasinh ra đời, điều quan trọng không phải là ta là ai, làm nghề gì mà chính làcách chúng ta sẽ được nuôi nấng dạy bảo và động viên làm công việc gì” [08]
Theo Gael Lindefield thì tính tự tin ở trẻ có thể phụ thuộc vào yếu tốbẩm sinh, thể chất, sức khỏe, tinh thần và đặc biệt là còn phụ thuộc vào yếu tốgiáo dục
Các tác giả Marjorie R.Simic, Melinda Mc Clain và Michael Shermis(người Mỹ) tác giả cuốn "Help your child succeed in school" khi nghiên cứu
về tự tin của trẻ cho rằng " tạo dựng sự trân trọng chính mình là thành quả lâudài, nhưng nền tảng cho sự trân trọng chính mình lại ở thời thiếu niên Từnhững thành quả ban đầu này khi cha mẹ, thầy cô và bạn bè cho trẻ thấy đượclòng khát vọng của mình bao nhiêu thì trẻ sẽ bắt đầu bước đường tiến tới sựthành công của mình bấy nhiêu Cảm giác thành công của bản thân dần dần
Trang 14tăng lên, đủ để cho trẻ cảm nhận những lý do hướng về phía trước Đó là điềuchúng ta muốn nói đối với người học tự tin Một đứa học trò đầy tự tin là mộtđứa trẻ biết đánh giá cao bản thân, gia đình và những người xung quanh quantâm chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời cần phát triển".[50]
Tác giả Emmanuelle Rigon khi nghiên cứu về tính tự tin của trẻ đã đề
ra những biện pháp khác nhau giúp trẻ tự tin là: [7]
- Cần phải nhận ra nhu cầu cơ bản ở trẻ
- Đưa ra nhiều giả thiết, trẻ có thể lựa chọn trong đó một giả thiết thích hợpnhất Như thế trẻ sẽ thấy mình có giá trị vì bố mẹ cho mình quyền lựa chọn
- Phát triển khả năng tự chủ, trong đó tạo niềm tin và phát huy năng lựccủa trẻ Cần đề cao những thành công của trẻ, coi đó là bước tiến bộ quantrọng của trẻ
- Ảnh hưởng của những người xung quanh, đặc biệt là cô giáo trongviệc giáo dục tính tự tin cho trẻ
- Vấn đề thành tích, trẻ nhận ra rằng thành công là tiêu chí đánh giá giátrị của trẻ
Như vậy, điểm qua vài nét về lịch sử nghiên cứu tính tự tin của các nhàtâm lý giáo dục học nước ngoài cho thấy: Vấn đề tính tự tin và giáo dục tính
tự tin đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và đưa ra quan điểmcủa mình những công trình nghiên cứu trên đã phần nào cho thấy vai trò quantrọng của tính tự tin đối với con người Do vậy cần phải giáo dục tính tự tincho con người nói chung và trẻ em nói riêng
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, những năm gần đây vấn đề về tính tự tin cũng được cácnhà giáo dục Việt Nam quan tâm nghiên cứu
Trang 15Tính tự tin là cơ sở tâm lý của sự phát triển và thành công của đờingười, lại là chất xúc tác của năng lực và ý chí Với số đông người, trí lựcbình thường cộng thêm tính tự tin cao là có thể đạt được thành công.
Đinh Trí Viễn – Đông Phương Tri cho rằng: Tự tin chính là một chiếcquyền trượng, một khi bạn có sự tự tin thì cách nhìn cuộc sống và nhìn vàochính bản thân bạn cũng sẽ thay đổi, khí chất sẽ càng ưu tú hơn, bạn sẽ cànglạc quan hơn [44]
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo do Trần Thị Trọng– Phạm Thị Sửu: “Một người khi không tin tưởng vào chính bản thân mình thì
sẽ chẳng bao giờ thấy thoải mái và hạnh phúc, Anh ta không tập trung vàocông việc, lúc nào cũng dao động, lo lắng, bồn chồn”[41] Như vậy, tính tự tin
có tính định hướng cho cuộc đời của mỗi người
Tác giả Huỳnh Văn Sơn trong phần kĩ năng thể hiện và nuôi dưỡng sự
tự tin, có viết: "Hãy nhớ rằng sự tự tin không phải là quà tặng thiên bẩm mà
nó lại chính là sản phẩm của sự tự rèn luyện thường xuyên Sẽ không thừanếu chúng ta rèn luyện sự tự tin từ rất sớm Mạnh dạn phát triển trước côngchúng, mạnh dạn thể hiện chính mình, mạnh mẽ bày tỏ chính kiến Nhữnghành động này sẽ không thể được thực hiện một cách dễ dàng ngay từ đầu khimình vốn dĩ chưa tự tin để bộc lộ Tuy vậy sẽ có thể chấp nhận bạn còn nhiềuhạn chế trong một khoảng thời gian nào đó, sẽ có thể chấp nhận những sai sótnhất định của bạn trong lần đầu tiên nhưng đó chính là những bước đệm đểbạn có thể nuôi dưỡng sự tự tin của bạn lớn dần" [30, tr 28]
Tác giả Hà Sơn trong cuốn " Hình thành lòng tự tin cho trẻ" và cuốn"Khai phá tiềm năng nâng cao khả năng can đảm cho trẻ" có viết: "Khi không
có lòng tin, mọi việc chúng ta đều không thể làm được Một người đạt đượcthành công to lớn trước tiên là bởi vì người đó có lòng tin Cho nên tự tin làsức mạnh thần kỳ, chúng biến cái không thể thành cái có thể, biến cái có thểtrở thành hiện thực Ngược lại không có lòng tin sẽ làm cho điều có thể biến
Trang 16thành không thể, làm cho không thể khó trở thành tuyệt vọng" " Sự tự tin củacon cái không phải là thứ thiên bẩm, mầm nó phải được nuôi dưỡng và bù đắptrong thực tiễn cuộc sống và trong học tập" [27, tr 141], [28, tr 51, 52]
Trong luận án tiến sĩ Nguyễn Thanh Huyền nêu rõ niềm tin vào bảnthân (tính tự tin) “Trong cơ chế thể hiện của tính tự lực, có sự tham gia củacảm xúc, sự tự tin Khi trẻ thiếu lòng tin vào bản thân, trẻ không thể hoạtđộng tự lực Sự thành công tạo cho trẻ cảm giác hạnh phúc, vui sướng tin yêubản thân - cội nguồn của sự phát triển tính tự lực Nếu gặp thất bại nhiều trẻ
dễ chán, mất lòng tin vào bản thân Khi giao nhiệm vụ cho trẻ hoạt động, giáoviên phải tạo cho trẻ cảm xúc tích cực về bản thân, làm nền cho quá trình pháttriển trí lực” [18]
Ngô Thị Hợp và Nguyễn Thị Bích Hạnh trong cuốn "Những kiến thứcban đầu hình thành kĩ năng sống cho trẻ mầm non" phần dạy trẻ lòng tự tin cóviết: "Ai cũng muốn con mình tự tin khi trưởng thành Điều này hoàn toàn cóthể giúp trẻ hình thành sự tự tin ngay từ khi còn nhỏ Các nhà tâm lý học cũng
đã phân loại tự tin ở trẻ để có biện pháp hỗ trợ sau này: Tự tin thân thể, tự tintrí óc, tự tin cảm xúc và tự tin giao tiếp xã hội" [16, tr 137] tác giả cũng đãđưa ra các biện pháp để dạy trẻ lòng tự tin
Như vậy, các nhà tâm lý-giáo dục học ở Việt Nam từ trước đến nay đãnghiên cứu bản chất, biểu hiện và biện pháp để giúp trẻ tự tin hơn trong cuộcsống Họ khẳng định vị trí quan trọng của tính tự tin trong việc hình thành vàphát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Do đó cần phải có những biện phápnhằm giáo dục tính tự tin cho trẻ tuổi mầm non
1.2 Lý luận về tính tự tin và giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi
1.2.1 Khái niệm về " Tính tự tin"
Theo đại từ điển Tiếng Việt do Bộ Giáo dục và Đào tạo – Trung tâmngôn ngữ văn học Việt Nam – Nguyễn Như Ý chủ biên, tính tự tin được địnhnghĩa là: Tin vào bản thân mình: một người tự tin nói một cách tự tin [47]
Trang 17Theo tác giả Gael Lindefield, do Ngọc Quang dịch và phân tích:
"Người tự tin là người cảm thấy hài lòng về mình" [8]
Aldrele nói: "Tự tin ở đây chính là tin vào bản thân mình hoặc coi trọngbản thân mình"[52]
Theo Rudaki “Tính tự tin chính là trụ cột của tinh thần, phong độ,khiến con người cởi mở lạc quan, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự
ti, biết xử lý vấn đề một cách quyết đoán nhanh gọn [26, tr 104]
Trí Đức viết “Tính tự tin là biết tin tưởng vào khả năng phẩm chất củamình, tin tưởng vào khả năng to lớn và phẩm chất tốt đẹp của mình có thể đạtđược qua rèn luyện trong học tập và lao động Tự tin phải đi đôi với nỗ lực,bền bỉ và kiên trì phấn đấu… Tự tin là dám chịu trách nhiệm về việc mìnhlàm và chủ động tìm cách khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn" [6, tr 5-12]
Nguyễn Ánh Tuyết có viết: Tính tự tin khác với tự cao, tự đại, đánhgiá quá cao sự thực, năng lực và phẩm chất của mình luôn luôn cho mình làtài giỏi hơn người và coi thường mọi người [35]
Ngô Công Hoàn cũng cho rằng tự tin là một trong những phẩm chấtnhân cách Tự tin là tin vào mình và tin vào người Đúng hẹn đứng giờ đúngviệc [14]
Trong luận án Tiến sĩ, Nguyễn Thanh Huyền với đề tài “Các biện phápgiáo dục tính tự lực cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt tạitrường mầm non” có viết: “Tự tin là một phẩm chất của thế giới quan Tự tinthể hiện cao đối với bản thân trong quá trình hành động” “Niềm tin vào bảnthân là một phẩm chất của thế giới quan, là sự kết tinh những hiểu biết và tìnhcảm của bản thân đối với mình và ý chí của mình, là sự tin tưởng vào nănglực của mình khi hành động Niềm tin tạo cho trẻ nghị lực, ý chí để hành độngphù hợp với quan điểm của bản thân, tạo cho trẻ tính kiên định khi hành
Trang 18động…Sự tự tin quyết định tính nguyên tắc và tính kiên định trong suốt quátrình hành động" [18, tr 38]
Các tác giả Nga như: T.P Xkripkina, X.L.Rubinxtein, B.X.Bratus chỉ
ra rằng, sự tin tưởng tuyệt đối vào chính mình hay vào thế giới là không thể
có Sự tuyệt đối tin vào chính mình chỉ dẫn đến sự tù hãm, mụ mẫm nhâncách và cuối cùng là hủy diệt chính mình Ngược lại, sự tuyệt đối hóa việckhông tin vào bản thân dẫn đến sự chối bỏ tính cá nhân của mình, bởi vì mộtngười không tin vào chính mình luôn tìm kiếm những điểm tựa bên ngoài chứkhông phải ở bản thân mình, vì vậy họ dễ trở thành phụ thuộc và không tựthân vận động được, luôn tìm kiếm sự khẳng định giá trị của chính mình từbên ngoài và kết quả là họ trở thành đối tượng bị điều kiển bởi những ngườikhác Họ đánh mất thế chủ động sáng tạo của mình, nếu không có niềm tinvào chính mình con người không thể có cá tính sáng tạo bởi con người sẽkhông hình thành được mối quan hệ giá trị với chính mình Sự tự tin còn đượccoi như khả năng của con người đi ra khỏi “ giới hạn của bản thân”
Tác giả Kiều tố Uyên cho rằng: Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bảnthân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tintưởng bản thân một cách mù quáng Muốn rèn luyện sự tự tin, trước tiên bạnphải tin vào bản thân mình (vì nếu ngay cả bạn cũng không tin vào chínhmình thì làm sao người khác có thể giúp được bạn ) [53]
Trong luận văn thạc sĩ Phạm Thị Huyên với đề tài “Một số biện phápphát huy tính tự lực cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động góc" cóviết: " Tự tin là sự kết tinh những hiểu biết và tình cảm của bản thân đối vớimình và ý chí của mình, là sự tin tưởng vào năng lực của mình khi hành động.Niềm tin tạo cho trẻ nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm củabản thân, tạo cho trẻ tính kiên định khi hành động, giúp trẻ có nhu cầu trạngthái hành động dựa trên năng lực của bản thân, tin tưởng yêu quý, trân trọng
Trang 19mình Sự tự tin quyết định tính nguyên tắc và tính kiên định trong suốt quátrình lao động Tự tin thể hiện ở yêu cầu cao đối với bản thân trong quá trìnhhành động" [17, tr 15,16]
Như vậy, thuật ngữ " tự tin" được các tác giả sử dụng không hoàn toàn
giống nhau, song nội hàm khái niệm "tự tin" thì khá thống nhất Tự tin là tin vào bản thân mình, nhận thức rõ được bản thân Từ những nghiên cứu ở trên
và đặc biệt là theo quan niệm của Trí Đức, trong đề tài này khái niệm "Tính tựtin" được hiểu như sau:
Tính tự tin là một phẩm chất nhân cách, là khả năng tin vào bản thân của mỗi người, giúp họ có sức mạnh, ý chí để tiến hành chắc chắn một việc nào đó.
Về bản chất tính tự tin được hình thành trên cơ sở cá nhân có nhu cầu,khả năng và mong muốn tin tưởng vào sức lực của bản thân để thực hiện cácnhiệm vụ đặt ra, tự tìm kiếm cách thức riêng để giải quyết các nhiệm vụ đó.Tính tự tin cũng như bất cứ phẩm chất nhân cách nào khác của nhân cách toànvẹn, đều được hình thành, phát triển trong hoạt động và thông qua hoạt độngcủa con người, trong sinh hoạt cũng như trong giao tiếp của con người vớicon người và thế giới xung quanh
1.2.2 Những biểu hiện của tính tự tin ở trẻ 4 -5 tuổi
1.2.2.1 Những biểu hiện của tính tự tin
Theo Gael Lindefield, trong mỗi con người có hai loại tự tin biểu hiệnnhư sau: [27]
- Loại ẩn bên trong người chúng ta (tự tin nội tâm) đem lại cho ta cảmgiác hoàn toàn yên tâm về mình
- Loại biểu hiện ra bên ngoài giúp ta đi đứng, ứng xử với mọi người để
họ thấy rằng ta hoàn toàn vững tâm, quả quyết hơn về bản thân
Khi phân tích hai loại tự tin này ta thấy:
Trang 20 Tự tin bên trong
Có 4 dấu hiệu làm tiêu chuẩn chính để đánh giá một người có được sự
tự tin bên trong:
Luôn tự hào về bản thân và không ích kỷ
Người tự tin luôn yêu bản thân, họ luôn tự hào về ưu điểm của mình và
cố gắng làm ưu diểm đó tốt hơn lên Họ không khoe khoang đề cao mình mộtcách lộ liễu mà họ rất kín đáo, hơn nữa họ không cần che đậy tính ích kỷ củabản thân Người xung quanh dễ nhận ra họ, luôn yêu mến con người họ vì lẽlối sống và cách đối xử luôn được chính họ nuôi dưỡng
Biết rõ khả năng của bản thân
Người tự tin luôn biết mình có thể làm được gì, họ không phải lúc nàocũng nhìn lại những cảm xúc, những suy nghĩ và những hành vi của mình hayluôn cố tìm hiểu người khác xem họ đánh giá mình như thế nào
Luôn biết những mục tiêu cụ thể
Người tự tin luôn có những mục tiêu cụ thể cho việc mình làm Họthấy rõ được lý do tại sao lại hành động như vậy Họ như nhìn thấy được kếtquả mà họ hằng mong đợi Có thói quen đặt cho bản thân những mục tiêuhợp với khả năng của mình Không phải luôn dựa vào người khác để buộcbản thân mình phải làm việc, học hành
Tư tưởng lạc quan
Sống gần người tự tin thật là thú vị, một trong những ly do như vậy là
họ luôn có những thói quen nhìn cuộc đời rất lạc quan, họ sẽ luôn tìm kiếm,
hy vọng vào những điều tốt đẹp và những kết quả tốt đẹp đến với họ Khi cóđược sức mạnh này sẽ có vài biểu hiện như sau:
-Khi trưởng thành hy vọng cuộc đời sẽ tốt đẹp
- Luôn nhìn thấy điều tốt ở người khác, trừ một vài trường hợp cá biệt
- Luôn tin rằng hầu hết mọi rắc rối đều có cách giải quyết
Trang 21- Không phí thời gian vô ích để lo lắng đến những hậu quả xấu có khảnăng xảy ra
- Luôn tin rằng tương lai bao giờ cũng tốt hơn hoặc bằng quá khứ
- Luôn hăng hái nỗ lực làm việc để vượt qua những nỗi thất vọng khi bịthay đổi thích thú, hóa hức với những chuyển biến tốt đẹp
- Sẵn sàng bỏ thời gian công sức vào việc học và vào việc thực hiện nhữngcông tác chuẩn bị cần thiết vì tin rằng thế nào rồi cũng đạt được mục đích
Tự tin thể hiện ra bên ngoài:
Để mọi người xung quanh nhận thấy cá tính tự tin, cần phát triển các kỹnăng trong bốn lĩnh vực sau:
- Kỹ năng giao tiếp
- Tính quyết đoán
- Kỹ năng trình bày, lập luận trước đám đông
- Kỹ năng kiểm soát những cảm xúc
Tác giả Nguyễn Quang Loan trong bài giảng về tự tin , Ông cho rằng: "
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân trước một công việc nào đó,con người tin rằng mình có thể vượt qua khó khăn, trở lực để đạt đến mụcđích." [49] và ông cho rằng biểu hiện của tính tự tin là:
Trang 22Mức độ biểu hiện tự tin có thể thể hiện thông qua nhiều cách: hành vi của bạn, ngôn ngữ cơ thể, cách bạn nói, những gì bạn nói,… Sau đây là những so sánh về hành vi của sự tự tin với hành vi của sự thiếu tự tin
Bạn luôn muốn mình ở trong “vùng an toàn”
do sợ thất bại và để tránh rủi ro
Thừa nhận và học hỏi từ sai lầm Làm việc chăm chỉ để che đậy những sai lầm
và hy vọng rằng bạn có thể sửa chữa chúngtrước khi bị ai đó phát hiện
Chấp nhận lời khen một cách
lịch thiệp
Né tránh lời khen một cách không câu nệ
Như vậy, sự thiếu tự tin vào bản thân sẽ “hủy hoại” chính bản thân bạn
và thường có những biểu hiện tiêu cực Người tự tin nói chung là tích cực hơn– họ tin vào bản thân và khả năng của họ Họ cũng tin vào cuộc sống mộtcách toàn diện
1.2.2.2 Những biểu hiện của tính tự tin ở trẻ 4 - 5 tuổi
Theo Gael Lindefield ở trẻ tính tự tin biểu hiện khá rõ ràng: [8]
Sự tự tin bên trong: Đứa trẻ tự tin sẽ có những biểu hiện chính như sau:
- Xem việc mình đòi hỏi người khác thực hiện những nhu cầu cho bảnthân mình là chuyện đương nhiên
Trang 23- Luôn tỏ ra cho mọi người thấy mình thích được tán dương, thích đượckhen thưởng và không cần tìm cách sai bảo người khác làm điều đó một cáchgián tiếp.
- Biết rõ những điểm mạnh của bản thân và do đó dễ dàng phát huynhững khả năng tiềm ẩn của mình
- Biết tìm những người bạn phù hợp, biết lắng nghe ý kiến của ngườikhác, sẵn sàng và háo hức đón nhận những lời đóng góp, dậy bảo của người lớn
- Được tiếp thêm sức lực thêm niềm hứng thú khi bản thân được ngườikhác khích lệ động viên
- Học cách tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn
Sự tự tin bên ngoài sẽ có những biểu hiện chính như sau:
- Trò chuyện được với mọi lứa tuổi và mọi thành phần
- Sử dụng hiệu quả những cử chỉ sao cho ăn khớp với lời nói
- Hiểu và sử dụng được những cử chỉ và cách ra dấu hiệu của người khác
- Không run sợ khi đứng nói trước đám đông
- Biết bầy tỏ điều mình cần trực tiếp và thẳng thắn
- Biết bênh vực quyền lợi của mình và của người khác
- Biết cách chọn quần áo và màu sắc sao cho phù hợp với cá tính riêngcủa chúng
- Dám nhận thêm những thử thách và công việc nguy hiểm vì chúngbiết mình có thể kiềm chế được những nỗi sợ hãi, thất vọng và lo âu
- Biết kiềm chế cảm xúc, chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng bạn
Hai loại biểu hiện tự tin bên trong và tự tin bên ngoài này tương trợ lẫnnhau, chúng sẽ tạo cho ta một cái gì đó thật mạnh mẽ và hiệu quả hơn Điềuquan trọng là phải phát triển hài hòa giữa yếu tố bên trong và bên ngoài của
sự tự tin Bởi vì có những trẻ có thừa tính tự tin bên trong nhưng lại không thểnào thể hiện được những điểm mạnh cho mọi người nhìn thấy Người khác có
Trang 24lẽ không bao giờ biết được những tư tưởng và niềm tin của đứa trẻ đó thực sự
cụ thể và mạnh mẽ đến nhường nào, và vì chúng chưa bao giờ được học cáchthể hiện những ưu thế của sự tự tin bên trong của chúng, nên chúng thua kémhơn người khác và có thể dẫn đến kết quả là chúng sẽ trở nên chán nản, nhụtchí và đau khổ Cho nên các nhà giáo cần tạo cho trẻ môi trường thuận lợi, antoàn giúp cho trẻ hình thành và phát triển tính tự tin một cách đầy đủ hơn, cả
tự tin bên trong và bên ngoài
Cùng với quan điểm của Gael Lindefield, Nguyễn Hồng Thuận trongluận án tiến sĩ "Một số biện pháp tác động của gia đình nhằm phát triển tính
tự lực cho trẻ mẫu giáo "[33] cho rằng có hai loại tự tin:
- Loại tự tin bên trong (nội tâm) đem lại cho trẻ cảm giác hoàn toàn yêntâm về mình, không có những mặc cảm về mình trong quá trình hoạt động
- Loại tự tin bên ngoài, biểu hiện ở phong cách đi lại, ứng xử đĩnh đạc,đàng hoàng, không rụt rè sợ sệt
Các dấu hiệu làm nên sự tự tin của trẻ là:
- Đánh giá cao về bản thân
- Hiểu rõ bản thân
- Có mục tiêu rõ ràng trong hoạt động và dễ dàng lựa chọn mục đíchcủa hoạt động
- Hành động dứt khoát, quyết đoán
- Sống lạc quan yêu đời
Tác giả còn cho rằng để mọi người xung quanh nhận rõ cá tính tự tincủa mình cần phát triển các kĩ năng:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tự ra quyết định
- Kỹ năng trình diện trước bạn bè
- Kỹ năng kiểm soát những xúc cảm
Trang 25Tác giả Hữu Khánh trong cuốn "37 phương pháp đơn giản giáo dụctính tự tin cho trẻ" [ 20] trong đó ông đưa ra rất nhiều biểu hiện tính tự tin củatrẻ 4 - 5 tuổi:
- Tự khẳng định mình trong việc chơi, việc học và tự lập trong sinhhoạt hàng ngày
- Dám bảo vệ quan điểm của mình ngay cả khi nói chuyện với người lớn
- Thể hiện rõ rệt sự dũng cảm và bình tĩnh khi gặp khó khăn nguy hiểmhay khi va vấp thất bại
- Dễ kết thân với bạn bè, có quan hệ bạn bè rộng rãi và biết chọn bạn
mà chơi
- Làm việc gì cũng kiên trì làm cho đến cùng
- Không hùa vào ý kiến của đa số, khi chúng cho rằng ý kiến đó không đúng
- Thường độc lập ý kiến, xong biết phục thiện khi biết rằng ý kiến đó làkhông đúng
- Đứa trẻ tự tin là đứa trẻ biết điều gì làm được, nên làm và điều gìkhông nên, không được làm
Theo kết quả nghiên cứu bài tập nghiên cứu khoa học của sinh viêntrường cao đẳng sư phạm mẫu giáo, cho thấy biểu hiện tự tin của trẻ 4 - 5tuổi như sau:
- Trẻ mạnh dạn nhanh nhẹn, dứt khoát, linh hoạt khi thực hiện cácnhiệm vụ cô giáo giao
- Dễ kết thân và hòa đồng với bạn Chủ động bàn bạc, đặt ra kế hoạchcho nhóm của mình và chơi cho tới cùng
- Biết bảo vệ ý kiến của mình những sẵn sàng sửa lỗi khi biết mình sai
- Khả năng tự tìm tòi, tự lựa chọn những vấn đề cần khám phá…
- Tin tưởng vào khả năng và chịu trách nhiệm về công việc của mìnhkhông ỷ lại cô giáo
Trang 26- Nhanh nhẹn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao.
- Biết tự đánh giá mình và tham gia nhận xét đánh giá bạn
- Hay có những câu hỏi thắc mắc tìm tòi khám phá
- Giọng nói to, rõ ràng mạch lạc
- Khi múa hát cho các bạn xem trẻ luôn ngẩng mặt, tự biết mình hátđúng, múa đẹp, động tác tự nhiên, thoải mái…
- Khi tạo ra được một sản phẩm, trẻ vui vẻ cầm nắm, nhìn ngắm, nângniu và trân trọng sản phẩm của mình
- Trẻ biết dùng ngôn ngữ để nói cho mọi người hiểu ý định của mình rõràng, mạch lạc, và biết lắng nghe, hiểu được người khác nói
- Tác phong hồn nhiên thoải mái Cử chỉ, điệu bộ phù hợp với lời nói.Như vậy, tính tự tin có rất nhiều những biểu hiện khác nhau Trẻ mẫugiáo 4 - 5 tuổi cũng đã có những biểu hiện khác nhau về tính tự tin, và ởnhững mức độ khác nhau Có trẻ tự tin ở hoạt động này nhưng không tự tin ởhoạt động khác, hoặc có trẻ trong tất cả các hoạt động đều e dè, rụt rè nhútnhát Do đó cần phải có các biện pháp phù hợp để giúp trẻ tự tin hơn
1.2.3 Nhiệm vụ, nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Chương trình giáo dục mầm non hiện nay được ban hành là chươngtrình khung, có kế thừa những ưu việt của các chương trình chăm sóc giáodục trẻ trước đây, được phát triển trên các quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đadạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện
và tạo cơ hội cho trẻ được phát triển Trong đó, mục tiêu giáo dục mầm nonlà: “ Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thànhnhững yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành
và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mangtính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và
Trang 27phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấphọc tiếp theo và cho việc học tập xuất đời (số 17/2009/TT- BGDĐT Ngày 25tháng 7 năm 2009)
Trong cuốn "Chương trình giáo dục mầm non" do Bộ giáo dục và tàotạo ban hành (2009), trong phần mục tiêu cụ thể tuổi mẫu giáo được đề ra ở 5lĩnh vực Riêng lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội có đề cập đếnviệc phát triển một số phẩm chất cá nhân: Mạnh dạn, tự tin, tự lực với mụctiêu cụ thể trong lĩnh vực này thì kết quả mong đợi thể hiện sự tự tin, tự lực ởtrẻ mẫu giáo [2, tr 68]:
- Trẻ 3 - 4 tuổi là: Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khitrả lời câu hỏi Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao
- Trẻ 4 - 5 tuổi là: Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích Cố gắnghoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi)
- Trẻ 5 - 6 tuổi là: Tự làm một số việc đơn giản hàng ngày Cố gắng tựhoàn thành công việc được giao
Nhiệm vụ của giáo viên là: Tạo cơ hội thuận lợi cho sự tự tin của trẻbằng cách cung cấp môi trường cho phép sự lựa chọn các hoạt động do trẻkhởi xướng và thực hiện
Nhìn chung, chương trình giáo dục mầm non và các tài liệu về giáo dụctrẻ hầu hết chỉ hướng dẫn chung chung chưa có yêu cầu và hướng dẫn cụ thể
về nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ Căn cứ vào mục tiêu giáo dục mầmnon chúng tôi đề xuất nhiệm vụ và nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ mầmnon như sau:
Nhiệm vụ giáo dục tính tự tin cho trẻ
- Hình thành, củng cố, phát triển ở trẻ những hành vi của tính tự tin
- Bồi dưỡng cho trẻ có thái độ đúng đắn đối với hành vi tự tin
- Giúp trẻ có những hiểu biết về tính tự tin
Trang 28 Nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ
Giáo dục tính tự tin cho trẻ mầm non là vấn đề cần thiết và quan trọngtrong quá trình giáo dục và chăm sóc trẻ Nó góp phần vào việc hoàn thiệnnhân cách cho trẻ Không thể đề cập đến biện pháp nếu thiếu vắng nội dunggiáo dục, vì thế chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số nội dung giáo dục tính tựtin cho trẻ:
Nội dung 1: Giáo dục các hành vi tự tin cho trẻ
- Trẻ tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích, biết lựa chọn dụng cụ,phương tiện hoạt động để đạt kết quả
- Kiên trì, cố gắng hoàn thành công việc được giao
- Biết tổ chức quá trình hoạt động vui chơi cho bản thân
- Biết tự vượt qua khó khăn, tự làm và chịu trách nhiệm, không ỷ lạivào người khác, chỉ nhờ người khác khi cần thiết
- Mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi
- Tự quyết định và xử lý tình huống trong từng hoàn cảnh cụ thể khitham gia hoạt động
Nội dung 2: Giáo dục trẻ thái độ đúng đắn đối với những hành vi của tính tự tin.
- Luôn yêu quý, tự hào về bản thân
- Mạnh dạn, tự tin có trách nhiệm đối với bản thân trong mọi việc
- Lạc quan tin tưởng vào bản thân vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ
- Biết thể hiện hành vi của sự đồng cảm, chia sẻ ,tự tin, và biết vượt qua
Trang 29Nội dung 3: Hình thành cho trẻ nhận thức về tính tự tin ở mức độ đơn giản
- Biết một số năng lực của bản thân mình như: vẽ, hát, múa, kểchuyện…
- Biết làm những việc vừa sức với mình (dọn đồ chơi, tưới cây, lau bànghế, giúp cô giáo làm đồ dùng đồ chơi…)
- Biết trạng thái của mình ( Vui buồn , giận giữ, khỏe mạnh, ốm yếu)
- Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung(chơi, trực nhật )
- Biết đánh giá bản thân mình và người khác
- Nếu có lỗi biết sửa chữa lỗi lầm và yêu quý mình hơn
Với những nội dung giáo dục trên giáo viên mầm non cần lồng ghépcác nội dung giáo dục này trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ
1.3 Hoạt động vui chơi với việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 4 - 5 tuổi 1.3.1 Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo
Trong suốt cuộc đời con người, từ bé đến già, ở độ tuổi nào con ngườicũng đều tham gia vào hoạt động vui chơi nhưng chỉ ở tuổi mẫu giáo mà ởchính giữa cái tuổi ấy (tức là tuổi mẫu giáo nhỡ) thì hoạt động vui chơi mớimang đầy đủ ý nghĩa của nó nhất, cũng tức là nó đạt tới dạng chính thức vàbiểu hiện đầy đủ nhất đặc điểm của hoạt động vui chơi Có thể nói rằng hoạtđộng vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ đang phát triển tới mức hoàn thiện
Hoạt động vui chơi là một trong các loại hoạt động của trẻ ở trườngmầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chứchướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồngthời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này
Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng, vui chơi là hoạt động chủ đạocủa trẻ mẫu giáo Đó là hoạt động phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú
Trang 30của trẻ đồng thời nó tạo nên những nét tâm lý đặc trưng cho lứa tuổi Tronghoạt động vui chơi trẻ chơi nhiều loại trò chơi khác nhau như: trò chơi đóngvai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch, trò chơi xây dựng, lắp ghép, trò chơi họctập…trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi trung tâm của trẻ.
1.3.1.1.Nguồn gốc và bản chất của hoạt động vui chơi.
Chơi là hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của mỗi người, nó đặcbiệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em Không chơi trẻ không thểphát triển, không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống đó làmột thực tế mang tính quy luật
Hoạt động vui chơi chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tuổithơ của mỗi người Chính vì lẽ đó mà hoạt động vui chơi từ lâu đã lôi cuốn,thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khácnhau: Sinh học, xã hội học, tâm lý học, giáo dục học…họ cùng đi tìm lời giảiđáp như: Chơi là gì? Nó có nguồn gốc từ đâu? Kết quả nghiên cứu của một
số nhà khoa học trên thế giới như: G.V Plekhanov, Đ.B Elcônhin, F.Siller,V.Vunt, K Groos, S.Hall… cho thấy chơi là hoạt động của con người, xuấthiện trong đời sống xã hội từ xa xưa Song việc giải thích về nguồn gốc vàbản chất của trò chơi theo nhiều hướng khác nhau
Nhiều nhà tâm lý học tiến bộ trên thế giới, đứng đầu là các nhà tâm lýhọc mác xít cho rằng, hoạt động vui chơi của trẻ em mang bản chất xã hội, nóphản ánh lao động và cuộc sống của người lớn, coi trò chơi là sợi dây nối liềncác thế hệ với nhau để truyền đạt kinh nghiệm và văn hóa từ đời này sang đờikhác Hoạt động vui chơi xuất hiện sau lao động và trên cơ sở của lao động,cùng với sự thay đổi vị trí của chính trẻ em trong các mối quan hệ xã hội Từ
đó trò chơi được coi là một phương tiện giáo dục trẻ em một cách nhẹ nhàng,thích thú và hữu hiệu
Trang 31Trò chơi trẻ em xuất hiện khi loài người đạt tới một trình độ nhất định,thoát qua thời kì hái lượm, khi mà công cụ lao động đã trở lên phức tạp, trẻ
em không thể sử dụng để làm việc được như người lớn, do đó cần phải đượctập, được làm thử trên những đồ vật thay thế (Tức là đồ chơi) và lúc này đứatrẻ chỉ chơi chứ chưa làm việc thực sự
Một số nhà tâm lý giáo dục học theo trường phái sinh học như K.Groos, S.Hall, V Stern…cho rằng: Chơi của trẻ là do bản năng quy định, chơichính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa, là sự luyện tập trước những chứcnăng mà trẻ em phải đảm nhận trong xã hội khi chúng đến tuổi trưởng thành
Họ coi hoạt động chơi của trẻ cũng giống như trò chơi của các động vật connhư: Chó, Mèo… Từ đó họ phủ nhận ảnh hưởng của môi trường xã hội đếnnội dung chơi của trẻ em
Một số nhà tâm lý giáo dục học theo trường phái phân tâm như: S.Freud, A.Atller…coi chơi là những giấc mơ, mộng ảo mang tính vô thức,trong trò chơi của trẻ chứa đựng những ý nghĩa thầm kín và những mongmuốn vô thức của trẻ em Theo họ đứa trẻ giống như một sinh vật mỏngmanh, yếu ớt luôn luôn phải chịu sự thiếu hụt đó của mình một cách bệnhhoạn Và trò chơi dường như giúp trẻ giải tỏa được những tình cảm và mongmuốn ngu ngốc ấy Từ đó các tác giả này cho rằng trò chơi là phương tiện,con đường duy nhất giúp trẻ em bù đắp lại những thiếu hụt của mình và để
“trả thù” những người lớn chung quanh luôn cấm đoán trẻ
Trên quan điểm Macxit các nhà tâm lý học và giáo dục học khẳng địnhrằng, trò chơi có nguồn gốc lao động và mang bản chất xã hội, được truyền từthế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục
G.V.Plêkhanov là người đầu tiên giải thích về nguồn gốc trò chơi góc
độ Macxit Tác giả cho rằng trong lịch sử loài người, trò chơi và nghệ thuậtđều có nguồn gốc từ lao động và phản ánh lao động: “Trò chơi là con đẻ của
Trang 32lao động, xét về mặt thời gian thì lao động có trước và trò chơi có sau” và tròchơi là một sợi dây nối liền các thế hệ với nhau, cụ thể hơn là trò chơi truyềnthụ những thành tựu văn hóa từ đời này sang đời khác.
Các công trình nghiên cứu của một số nhà tâm lý giáo dục học
xô viết như L.X Vưgơtxki, A.N Lêônchép, Đ.B Encônhin…đã chứng minhrằng, trò chơi của trẻ em khác về căn bản so với những trò chơi của động vậtcon về nội dung cũng như cấu trúc của nó Trò chơi của trẻ em không cónguồn gốc sinh học mà lại có nguồn gốc xã hội trò chơi được xã hội bày ra vàvun trồng nhằm giáo dục và chuẩn bị cho trẻ đến với hoạt động lao độngtrong tương lai
Như vậy, các nhà tâm lý –giáo dục học Xô viết và phương Tây tiến bộđều xem xét trò chơi của trẻ em như là một hoạt động xã hội Trò chơi cónguồn gốc từ lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ đến với lao động Trò chơimang bản chất xã hội, nội dung chơi của trẻ em phản ánh cuộc sống hiện thựcxung quanh Trò chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do ảnh hưởng có ýthức hoặc không có ý thức từ phía người lớn và bạn bè, giao tiếp xã hội đóngvai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trò chơi
1.3.1.2.Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo
Các công trình nghiên cứu khoa học của L.V.Vưgôtxki, A.N.Lêônchép,A.P.Uxôva… về hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo đã chỉ ra những nét đặcthù hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo Đây chính là hoạt động luôn giữ vịtrí đặc biệt nó chiếm ưu thế so với các hình thức hoạt động khác Sở dĩ hoạtđộng vui chơi khác với tất cả các hoạt động khác vì các lý do sau:
- Trò chơi mang tính tự do, tự nguyện và độc lập của trẻ được thể hiện rất cao trong trò chơi.
Tính tự do và độc lập cuả trẻ trong các loại trò chơi khác nhau đượcbiểu hiện cũng khác nhau Khi bàn về tính độc lập của trẻ trong trò chơi,
Trang 33K.Đ.U sinki đã cho rằng, trò chơi của trẻ mang tính độc lập cao bởi lẽ trẻ cóhứng thú đặc biệt với nó Trẻ chơi vì trẻ thích chơi, vì chơi là một hoạt độngđộc lập của chúng Nếu chơi mà bị ép buộc thì lúc ấy không còn là trò chơinữa…trò chơi hấp dẫn đối với trẻ, bởi vì trẻ hiểu nó, trẻ tự tạo ra nó Trongcuộc sống thực trẻ hoàn toàn là trẻ con, chúng chưa có tính tự lực nào cả,chúng bị lôi cuốn theo dòng chảy của cuộc sống một cách mù quáng và thờ ơ,nhưng ở trong trò chơi chúng là những con người trưởng thành đang thử sứcmình và tự tổ chức sự sáng tạo của mình…không nên bắt buộc trẻ chơi Tròchơi bắt buộc thì không còn là trò chơi nữa.
- Trò chơi là hành động mang tính tự điều khiển.
Hơn bất cứ hoạt động nào, khi tham gia vào trò chơi đứa trẻ bộc lộ hếtmình một cách tích cực và chủ động, chơi là hoạt động độc lập và tự chủ đầutiên của trẻ em Trong trò chơi chứa đựng các luật chơi, đó là những quy định
mà nhất thiết trẻ phải tuân thủ trong khi chơi, nếu phá vỡ chúng thì trò chơicũng bị phá vỡ theo Khi chơi trẻ tự nguyện chấp nhận và thực hiện chúng,chúng tỏ ra rất kiên trì và tập trung chú ý khi thực hiện các quy tắc ấy hơn cảkhi thực hiện những yêu cầu của cuộc sống thực Có thể nói các luật chơi đãtạo lên cơ chế tự điều khiển hành vi của trẻ Chính sự độc lập tự điều khiểnhành vi đó đã tạo cho trẻ không những niềm vui sướng và lòng tự tin trongkhi chơi mà còn giúp trẻ phát huy khả năng tự lập của mình trong cuộc sốngsau này
- Trong trò chơi có sự hiện diện của mầm mống sáng tạo.
Một số nhà tâm lý học cho rằng, không nên coi trò chơi của trẻ là mộthoạt động sáng tạo, bởi lẽ trong trò chơi trẻ em không tạo ra cái gì mới cả.Thật sự đúng như vậy, nếu chúng ta coi trò chơi của trẻ em giống như hoạtđộng sáng tạo của người lớn thì thuật ngữ “sáng tạo” dùng ở đây là khôngthích hợp Song nếu như chúng ta xem xét dưới góc độ phát triển của trẻ em
Trang 34thì thuật ngữ đó có thể chấp nhận được L.X.Vưgơtxki đã chỉ ra rằng, khitrong đầu đứa trẻ xuất hiện một dự định hay một kế hoạch nào đó và chúng
có ý muốn thực hiện nó thì có nghĩa là trẻ đã chuyển sang hoạt động sáng tạo.Nhà đạo diễn phim nổi tiếng G.L.Rôsanh đã viết: “ Tất cả các loại trò chơitrẻ em đều là thế giới huyền ảo Trong thế giới huyền ảo những đứa trẻ khôngbao giờ đánh mất “cái tôi” thực của mình, trẻ giống như một người nghệ sỹ…Như vậy, trò chơi trẻ em có thể gọi là trò chơi nghệ thuật, còn sự huyền ảocủa trò chơi trẻ em có thể gọi là sự huyền ảo của nghệ thuật
Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục học xô viết đãkhẳng định, trong trò chơi sự bắt chước gắn liền với trí tưởng tượng sáng tạocủa trẻ Nhưng óc sáng tạo không ngẫu nhiên xuất hiện mà nó phải được sựgiáo dục, nó được phát triển là nhờ kết quả của sự tác động liên tục có hệthống của nhà giáo dục Óc sáng tạo, sáng kiến trong các trò chơi thuộc nhiềuthể loại khác nhau được biểu hiện cũng khác nhau
Loại trò chơi này có liên quan với cấu trúc cốt truyện, với việc lựa chọnnội dung, lựa chọn các vai với sự sáng kiến khi xây dựng hoàn cảnh chơi (tròchơi đóng vai) Ở các thể loại trò chơi khác, tính sáng tạo thể hiện trong sựbiểu hiện trong việc lựa chọn các phương thức hành động, trong các tìnhhuống chơi (trò chơi đánh cờ, chơi đôminô, trò chơi xếp hình, xếp tranh…) Ởloại thứ ba có thể hiện trong việc vận dụng một cách thông minh những hiểubiết, kỹ năng , kỹ xảo của mình để phán đoán trước được tình huống có thểxẩy ra nhằm thay đổi chiến thuật của mình Như vậy mầm mống sáng tạo củatrẻ mẫu giáo được hình thành ngay trong trò chơi
- Trò chơi chứa đựng những xúc cảm tình cảm lành mạnh của người chơi.
Đứa trẻ lao vào cuộc chơi với tất cả sự say mê nhiệt tình vốn có của nó.Trò chơi tác động mạnh mẽ đến trẻ em chính vì nó thâm nhập một cách dễdàng hơn cả vào thế giới tình cảm của trẻ em mà tình cảm đối với chúng lại là
Trang 35động cơ hành động mạnh mẽ nhất Dẫu biết rằng trong trò chơi mọi cái đềumang ý nghĩa tượng trưng đều là không có thật, nhưng tình cảm mà trẻ embiểu hiện trong đó là tình cảm chân thực, hồn nhiên và thẳng thắn, không hềmang tính giả tạo một chút nào Bởi vì không bao giờ đứa trẻ lại thờ ở vớinhững gì mình thể hiện Sắc thái xúc cảm chân thật mà trẻ bộc lộ trong tròchơi là một đặc điểm mà trẻ dễ nhận ra, khiến nhiều nghệ sĩ tài ba cũng mongmuốn có được, vì chính nhờ nó mà họ dễ đạt tới thành công trong nghệ thuật.
Nhiều nhà nghiên cứu về trò chơi của trẻ mẫu giáo đã ghi nhận sứcmạnh và tính chân thật của các xúc cảm được thể hiện trong trò chơi Nhữngxúc cảm đó thật phong phú và đa dạng, niềm vui trong trò chơi là niềm vuicủa sự chiến thắng, niềm vui của sự sáng tạo Trong trò chơi không những trẻchỉ thể hiện những xúc cảm tích cực mà còn bị dằn vặt, đau buồn và sự thấtbại, không thỏa mãm với kết quả chơi, buồn giận các bạn chơi…Nhưng mộttrong những điều “ngược đời” của trò chơi là dù có sự hiện diện của nhữngcảm xúc tiêu cực ấy trong một số trường hợp thì trò chơi bao giờ cũng vẫnmang đến cho trẻ niềm vui sướng vô bờ, sự thỏa mãn vì đã được chơi hếtmình trong thế giới diệu kỳ của chúng Trò chơi mà không có niềm vui thì nókhông còn là trò chơi nữa
- Hoạt động vui chơi của trẻ mang tính chất vô tư
Hoạt động vui chơi của trẻ mang tính chất vô tư , nghĩa là trong khichơi trẻ không chủ tâm nhằm tới một lợi ích thiết thực nào cả Trong học tậpngười hoạt động chủ tâm nắm vững tri thức, kĩ năng kĩ xảo cần thiết Tronglao động người hoạt động chủ tâm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thầncho xã hội và bản thân Còn nguyên cớ thúc đẩy đứa trẻ vào trò chơi chính là
sự hấp dẫn của bản thân quá trình chơi chứ không phải là kết quả đạt đượccủa hoạt động đó
Trang 36Chính sự hấp dẫn của quá trình chơi thúc đẩy trẻ tham gia trò chơi Trẻchơi chỉ cốt cho vui, chơi đem lại cho trẻ niềm vui sướng Chính vì lẽ đó màhoạt động chơi của trẻ thường gọi là hoạt động vui chơi K.D.Usinxki chorằng: “Trẻ chơi vì là để chơi, chơi để mà chơi, chơi mang lại niềm vui cho trẻ.Khi trẻ phải chơi theo sự áp đặt của người lớn thì lúc ấy trò chơi không còn làtrò chơi theo đúng nghĩa của nó”
Vì hoạt động vui chơi của trẻ mang tính chất vô tư nên khi tổ chứchướng dẫn cho trẻ chơi người lớn cần tránh áp đặt vào trò chơi những lợi íchthiết thực buộc trẻ phải cố gắng cho bằng được Vì mỗi khi đã gieo vào đầu
óc đứa trẻ một sự vu lợi nào đó thì lập tức cũng tước đi ở chúng tính hồnnhiên và niềm vui sướng trong khi chơi
- Động cơ chơi không nằm trong kết quả mà nó nằm ngay trong bản thân hành động chơi.
Trong trò chơi, trẻ không bị phụ thuộc vào nhu cầu thực tiễn Chúngxuất phát từ nhu cầu và hứng thú của bản thân S.L Rubinstein cho rằng:Động cơ chơi chủ yếu là phục vụ cho việc bắt chước một mặt nào đó của cuộcsống thực có ý nghĩa đối với trẻ
- Hoạt động vui chơi của trẻ là một hoạt động mô phỏng lại cuộc sống của con người.
Mô phỏng lại những mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên Do
đó hoạt động này mang tính chất tượng trưng, trong khi chơi trẻ có thể dùngcác đồ vật thay thế tượng trưng cho người thật, vật thật
Ví dụ: Trong trò chơi bác sỹ có thể lấy bao diêm để khám bệnh, dùngque để làm kim tiêm…Chính sự mô phỏng đó là điều kiện cần thiết giúp trẻ
có được những hành động tự do, thoải mái, trẻ say sưa với trò chơi cũng từ đólàm nảy sinh và phát triển trí tưởng tượng Từ đó mà hình thành chức năng kýhiệu – tượng trưng rất cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ (một chức năng
Trang 37tâm lý mới cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ) Khác với động vật conngười nhận thức thế giới nhờ những hệ thống kí hiệu (Toán học, vật lý , hóahọc, âm nhạc, hội họa ) mới có thể đi sâu vào bản chất của sự vật và hiệntượng xung quanh và sáng tạo ra những điều kì diệu ngày càng phong phú đápứng cuộc sống của con người ngày càng cao.
1.3.2 Vai trò của hoạt động vui chơi đối với giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Bước sang tuổi mẫu giáo vốn sống của trẻ phong phú hơn, trò chơi trởthành hoạt động chủ đạo của trẻ Hoạt động này không chỉ chiếm nhiều thờigian trong cuộc sống của trẻ mà quan trọng hơn là nó quyết định sự phát triểntâm lý của trẻ, tạo nên những cấu trúc tâm lý mới trong đời sống tinh thần,đồng thời nó chi phối các hoạt động khác của trẻ
Nhiều nhà nghiên cứu đã gọi đồ chơi và trò chơi là những "vật màunhiệm" của thế giới, là một trong những hiện tượng văn hóa gây nhiều hứngthú nhất, vì trong nó chứa đựng những khả năng to lớn tác động đến cuộcsống của con người, đặc biệt là đến sự phát triển của trẻ em Trò chơi giúpcho sự phát triển của trẻ được cân bằng, nhịp nhàng Đó là phương tiện hiệuquả nhất để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
Trò chơi không những giúp các em có ý thức kỉ luật hơn, mà còn làphương tiện giáo dục thẩm mỹ hiệu quả, trò chơi còn có tác dụng phát triểntính chủ định trong hoạt động tâm lý của trẻ giúp cho các quá trình tâm lý đạthiệu quả cao Nhiều nhà tâm lý học coi trò chơi là phương tiện chữa bệnh cóhiệu quả cho trẻ em Rõ ràng không chơi trẻ không thể phát triển được
Nhà giáo dục nổi tiếng Nga, Macarencô đã viết: " Trò chơi có một ýnghĩa quan trọng trong cuộc sống của trẻ, chẳng khác gì sự làm việc sự phục
vụ của người lớn Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này trongphần lớn trường hợp nó cũng thể hiện ra như thế trong công việc Vì vậy một
Trang 38nhà hoạt động trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò chơi".Văn hóa nỗi lạc Nga, Maxim Goocki đã từng nói " Chơi là con đường dẫn trẻ
em đến chỗ nhận thức được cái thế giới mà các em đang sống, cái thế giới màcác em có sứ mệnh cải tạo" Điều này càng cho thấy vai trò to lớn của trò chơihay hoạt động vui chơi đối với trẻ em đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non
Có thể thấy vui chơi là phương tiện giáo dục toàn diện góp phần hìnhthành và phát triển nhân cách trẻ Trong quá trình vui chơi nhờ hoạt động củachính bản thân mình mà trẻ có cơ hội khám phá nhận thức, mở rộng vốn hiểubiết về môi trường xung quanh Do động cơ chơi thôi thúc trẻ luôn luôn suynghĩ, tự tìm tòi các phương tiện, phương thức hoạt động, tự vận dụng nhữngkinh nghiệm của mình để thực hiện và giải quyết nhiệm vụ của trò chơi
Khi bàn về vai trò của hoạt động vui chơi, nhà tâm lý - giáo dục học xôviết D.V.Encônhin đã nói rằng, trò chơi là trường học về hành vi, là trườnghọc đạo đức trong hành động Vui chơi là phương tiện để phát triển các nănglực hoạt động cần thiết cho trẻ như: Năng lực tư duy, ngôn ngữ, tưởngtượng…Đặc biệt là giúp trẻ phát triển tính tự tin và sáng tạo, năng lực phốihợp các hoạt động, tự nhận xét và đánh giá…
Vui chơi cần cho mọi người và mọi lứa tuổi, đối với trẻ em thì vui chơi
đã tạo nên cuộc sống cho chúng Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết " Chơi làhoạt động vô tư, tự nguyện, người chơi không nhằm vào một lợi ích thiết thựcnào cả, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã hộiđược mô phỏng lại, nó mang đến cho con người một trạng thái tinh thần vui
vẻ, thoải mái dễ chịu" [35] Với ý kiến trên một lần nữa lại khẳng định vai tròchủ đạo của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ Hoạt động vuichơi giúp cho sự phát triển của trẻ được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó
là phương tiện giáo dục hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm lí, sinh
Trang 39lí và hình thành nhân cách Hoạt động vui chơi có nhiều điều kiện và cơ hội
để giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng
Thứ nhất: Vui chơi của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi là hoạt động mô phỏnglại cuộc sống của con người, những mối quan hệ giữa con người với conngười, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội, vì vậy hoạt độngnày mang tính chất tượng trưng Chính sự mô phỏng của hoạt động vui chơi
là điều kiện để giáo dục tính tự tin cho trẻ Trong khi chơi, tính chất môphỏng, tượng trưng được thể hiện rất rõ Mỗi trò chơi phản ánh một mảng củahiện thực đời sống xã hội: bệnh viện, trường học, cửa hàng, bách hóa, côngviên ở đây trẻ thỏa sức hành động, được sống trong xã hội của người lớn thunhỏ, được làm việc được nói năng, được xưng hô như người lớn vì thế trẻluôn là chủ thể tích cực, trẻ được tự do thoải mái và tự tin vào bản thân mình.Chính vì thế có thể nói hoạt động vui chơi có ý nghĩa quan trọng trong việcgiáo dục tính tự tin cho trẻ
Ta có thể thấy khi trẻ chơi trò chơi "Bán hàng", trẻ mô phỏng lại hoạtđộng mua, bán, ở đó có người mua, người bán, hàng hóa, tất cả đều khôngphải là thật mà chỉ là những vật tượng trưng nhưng đã đem lại cho trẻ niềmsay mê, hứng thú, trẻ nhập vào vai chơi và tham gia vào cuộc chơi một cáchchủ động, tự tin điều này là cơ hội và điều kiện tốt để giáo viên có thể giáodục tính tự tin cho trẻ
Thứ hai: Hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động độc lập, tự điều khiển.Trong khi chơi chúng tự lực làm lấy mọi việc: Chọn nội dung chơi, vai chơi,tìm kiếm đồ dùng đồ chơi, đặc biệt là độc lập trong suy nghĩ để khắc phụcnhững trở ngại và tìm kiếm cách chơi tốt hơn Trong tính độc lập biểu hiệnđộc đáo là sự tự điều chỉnh hành vi của mình trong khi chơi Đó chính là cơhội thuận lợi để trẻ tự tin vào bản thân thể hiện hết khả năng của mình trongkhi tham gia chơi
Trang 40Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi mang tính chủ định, độclập và mang tính sáng tạo, hoạt động vui chơi chính là thời điểm trẻ tự hoạtđộng theo nhu cầu, ý muốn của bản thân, tự bộc lộ mình tự sáng tạo, trẻ luôn
là chủ thể hoạt động tích cực không bị ảnh hưởng chi phối từ các yếu tố bênngoài, trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện mọi suy nghĩ và hành động của mình Vìvậy giáo viên cần tạo mọi điều kiện, khuyến khích trẻ tự tin thể hiện bản thânmình Trong quá trình vui chơi trẻ được chơi các trò chơi, trẻ học làm ngườilớn, tự tin phản ánh chân thực hành vi của mình Vì vậy các chức năng tâm lýcủa trẻ được hình thành và phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đó ngôn ngữ cũngphát triển với tốc độ cao Sự tự ý thức bản thân tự tin khẳng định mình đãgiúp trẻ cố gắng thực hiện nhiệm vụ trong trò chơi Như vậy hoạt động vuichơi là một trong những hoạt động để trẻ thể hiện hành vi tính tự tin của mìnhtrong các trò chơi, trẻ tự quyết định trò chơi, bạn chơi, phương tiện và đồdùng chơi, tự tin trong hành vi chơi của mình…
Thứ ba: Hoạt động vui chơi là một hoạt động mang màu sắc xúc cảmchân thực mạnh mẽ Đứa trẻ lao vào cuộc chơi với tất cả sự say mê và lòngnhiệt tình vốn có của nó Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻchính là vì nó thâm nhập dẽ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của trẻ, màtình cảm đối với đứa trẻ là động cơ mạnh mẽ nhất Mặc dù trong trò chơi mọicái đều mang ý nghĩa tượng trưng, đều không có thật nhưng tình cảm và thái
độ mà trẻ em biểu hiện trong đó là tình cảm chân thực, hồn nhiên và thẳngthắn, không hề mang tính giả tạo Chính điều này là điều kiện để phát triểntình cảm ở trẻ em, phát triển năng lực nhận biết và bày tỏ cảm xúc, tình cảmcủa mình, hiểu và đáp lại cảm xúc, tình cảm của người khác Mặt khác nhờ sựphát triển tình cảm còn là hình thành và rèn luyện sự tự tin Chính sự tự tin sẽthúc đẩy cảm xúc về khả năng độc lập và những tình cảm tích cực của trẻ đảmbảo cho sự thành công trong các hoạt động