Bài tập vận động cơ bản là phương tiện hữu hiệu để tạo điều kiệnthuận lợi phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là phát triển tố chất khéo léo.Khi trẻ tham gia các bài tập vận động cơ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -NGHIÊM THỊ THÙY DƯƠNG
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BÀI TẬP THỂ DỤC NHẰM RÈN LUYỆN TỐ CHẤT KHÉO LÉO
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 60.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Hồng Phương
HÀ NỘI, 2015
Trang 2Tôi trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Mầm non,trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập,nghiên cứu.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, cáccháu mẫu giáo trường Mầm non Nguyễn Trãi và các trường Mầm non trên địabàn tỉnh Hải Dương đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát, thựcnghiệm
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãkhích lệ, động viên giúp đỡ tôi vững bước trên con đường khoa học
Hà Nội, tháng năm 2015
Tác giả
Nghiêm Thị Thùy Dương
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Những đóng góp của đề tài 4
9 Cấu trúc luận văn 5
10 Kế hoạch nghiên cứu 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CƠ BẢN NHẰM RÈN LUYỆN TỐ CHẤT KHÉO LÉO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI 6
1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Khái niệm vận động cơ bản, bài tập vận động cơ bản 9
1.2.2 Khái niệm biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản 9
1.2.3 Khái niệm tố chất thể lực 12
1.2.4 Khái niệm tố chất khéo léo 15
1.2.5 Khái niệm rèn luyện tố chất khéo léo 18
1.2.6 Khái niệm biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi 21
1.3 Các yếu tố chi phối việc rèn luyện tố chất khéo léo 22
1.3.1 Sự phát triển thể chất 22
Trang 41.3.2 Phát triển tâm lí 24
1.4 Đặc điểm tố chất khéo léo của trẻ 5 – 6 tuổi 26
1.5 Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập vận động cơ bản trong việc rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi 28
Kết luận chương 1 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CƠ BẢN NHẰM RÈN LUYỆN TỐ CHẤT KHÉO LÉO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI 31
2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 31
2.2 Đối tượng khảo sát 31
2.3 Địa điểm khảo sát 31
2.4 Thời gian khảo sát 31
2.5 Nội dung khảo sát 31
2.6 Phương pháp khảo sát 32
2.7 Kết quả khảo sát 32
2.7.1 Chương trình cải cách 32
2.7.2 Chương trình giáo dục mầm non hiện hành 33
2.7.3 Thực trạng tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non 36
2.7.3.1 Đánh giá của giáo viên về việc phát triển tố chất khéo léo cho trẻ .36
2.7.3.2 Đánh giá của giáo viên về mức độ phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các bài tập thể dục 36
2.7.3.3 Đánh giá của giáo viên về những bài tập vận động cơ bản trong chương trình đã sử dụng nhằm phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 – 6 tuổi 38
2.7.3.4 Đánh giá của giáo viên về các yếu tố nhằm phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua bài tập VĐCB 39
Trang 52.7.3.5 Đánh giá của giáo viên về những tiêu chí phù hợp của bài tập vận
động cơ bản đối với việc phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 – 6 tuổi 40
2.7.3.6 Đánh giá của giáo viên về việc sử dụng các biện pháp để tổ chức bài tập vận động cơ bản cho trẻ 41
2.7.3.7 Đánh giá của giáo viên về những khó khăn gặp phải khi tổ chức bài tập vận động cơ bản cho trẻ 5 – 6 tuổi 42
2.7.4 Thực trạng rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 44
2.7.4.1 Tiêu chí và thang đánh giá 44
2.7.4.2 Cách đánh giá 45
2.7.4.3 Kết quả thực trạng 47
Kết luận chương 2 50
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .52 3.1 Đề xuất biện pháp tổ chức bài tập thể dục nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi 52
3.1.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 52
3.1.1.1 Biện pháp phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, khả năng vận động của trẻ 52
3.1.1.2 Phải đảm bảo kế hoạch chung của trường, lớp 53
3.1.1.3 Phải tính đến các điều kiện tổ chức hoạt động 53
3.1.1.4 Phải đảm bảo tính phát triển của các tố chất thể lực nói chung và tố chất khéo léo nói riêng 53
3.1.1.5 Phải tổ chức đánh giá bài tập vận động cơ bản 54
3.1.2 Đề xuất biện pháp tổ chức bài tập thể dục nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi 54
3.1.2.1 Đề xuất 54
3.1.2.2 Hệ thống các biện pháp hiện hành và các biện pháp được đề xuất 59
Trang 63.2 Thực nghiệm sư phạm 60
3.2.1 Mục đích thực nghiệm 60
3.2.2 Nội dung thực nghiệm 61
3.2.3 Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm 61
3.2.4 Quy trình thực nghiệm 61
3.2.5 Các tiêu chí và thang đánh giá thực nghiệm 63
3.2.6 Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả 63
3.2.6.1 Kết quả đo đầu vào trước khi tiến hành thực nghiệm 63
3.2.6.2 Kết quả đo đầu ra sau khi tiến hành thực nghiệm 70
3.2.6.3 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của từng nhóm 76
3.2.6.4 Kiểm định kết quả thực nghiệm 79
Kết luận chương 3 80
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 81
1 Kết luận chung 81
2 Kiến nghị sư phạm 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 8DANH M C B NGỤC BẢNG ẢNGBảng 2.1 Đánh giá của giáo viên về việc phát triển tố chất khéo léo cho trẻ
5 – 6 tuổi 36Bảng 2.2 Đánh giá của giáo viên về mức độ phát triển tố chất khéo léo cho
trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các bài tập thể dục 36Bảng 2.3 Đánh giá của giáo viên về những bài tập VĐCB trong chương trình
đã sử dụng nhằm phát triển TCKL cho trẻ 5 – 6 tuổi 38Bảng 2.4 Đánh giá của giáo viên về mức độ quan tâm đến các yếu tố nhằm
phát triển TCKL cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua bài tập VĐCB 39Bảng 2.5 Đánh giá của giáo viên về những tiêu chí phù hợp của bài tập
VĐCB đối với việc phát triển TCKL cho trẻ 5 – 6 tuổi 40Bảng 2.6 Đánh giá của giáo viên về việc sử dụng các biện pháp để tổ chức
bài tập VĐCB cho trẻ 41Bảng 2.7 Đánh giá của giáo viên về những khó khăn gặp phải khi tổ chức
bài tập VĐCB cho trẻ 5 – 6 tuổi 42Bảng 2.8 Đánh giá của giáo viên về những điều kiện để rèn TCKL cho trẻ 5 –
6 tuổi thông qua bài tập VĐCB 43Bảng 2.9 Kết quả khảo sát về TCKL cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non .47Bảng 2.10 Kết quả thực trạng TCKL cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
qua từng tiêu chí 48Bảng 3.1 Mức độ phát triển TCKL của trẻ 5 – 6 tuổi trước khi TN trên 2
nhóm ĐC và TN 63Bảng 3.2 Thực hiện động tác về định hướng không gian của hai nhóm ĐC và
TN trước TN 65Bảng 3.3 Thực hiện động tác về định hướng thời gian của hai nhóm ĐC và
TN trước TN 67Bảng 3.4 Giải quyết tình huống của hai nhóm ĐC và TN trước TN 68
Trang 9Bảng 3.5 Mức độ phát triển TCKL của trẻ 5 – 6 tuổi sau khi TN trên 2 nhóm
ĐC và TN 70
Bảng 3.6 Thực hiện động tác về định hướng không gian của hai nhóm ĐC và TN sau TN 72
Bảng 3.7 Thực hiện động tác về định hướng thời gian của hai nhóm ĐC và TN sau TN 73
Bảng 3.8 Giải quyết tình huống của hai nhóm ĐC và TN sau TN 75
Bảng 3.10 Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm TN 78
Bảng 3.11 Kiểm định kết quả TN của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN 79
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Đánh giá của giáo viên về mức độ phát triển TCKL cho trẻ 5 - 6
tuổi thông qua các bài tập thể dục 37
Biểu đồ 2.2 Kết quả khảo sát về TCKL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 47
Biểu đồ 2.3 Kết quả thực trạng TCKL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non qua từng tiêu chí 49
Biểu đồ 3.1 Mức độ phát triển TCKL của trẻ 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN trước khi TN 64
Biểu đồ 3.2 Thực hiện động tác về định hướng không gian của 2 nhóm ĐC và TN trước TN 66
Biểu đồ 3.3 Thực hiện động tác về định hướng thời gian của 2 nhóm ĐC và TN trước TN 67
Biểu đồ 3.4 Giải quyết tình huống của 2 nhóm ĐC và TN trước TN 69
Biểu đồ 3.5 Mức độ phát triển TCKL của trẻ 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN sau TN 71
Biểu đồ 3.6 Thực hiện động tác về định hướng không gian của 2 nhóm ĐC và TN sau TN 72
Biểu đồ 3.7 Thực hiện động tác về định hướng thời gian của 2 nhóm ĐC và TN sau TN 74
Biểu đồ 3.8 Giải quyết tình huống của 2 nhóm ĐC và TN sau TN 75
Biểu đồ 3.9 Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC 77
Biểu đồ 3.10 Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm TN 78
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, làlớp người kế tục để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Vậy phải làm thế nào đểngày mai thế hệ trẻ có thể gánh vác được sứ mệnh lịch sử cao quý ấy Đó làmột trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà giáo dục, cho gia đình vàtoàn xã hội Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ ngày càng được toàn cộngđồng đặc biệt quan tâm Điều đó đã được thể hiện trong công ước quốc tế vềquyền trẻ em được thông qua tại hội đồng liên hợp quốc ngày 20 - 11- 1989
Công tác giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non có vị trí, vai trò trọng yếutrong sự nghiệp giáo dục của đất nước Hiện nay mục tiêu chương trình đóđược cụ thể hóa theo các lĩnh vực phát triển của trẻ là phát triển thể chất, pháttriển nhận thức, phát triển thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ và phát triển tìnhcảm - xã hội Trong đó, phát triển về thể chất là một trong những nhiệm vụquan trọng, giáo dục thể chất hình thành cho trẻ sự khéo léo, bền bỉ, nhanhnhẹn, và dẻo dai góp phần tăng cường sức khỏe cho trẻ
Ở trẻ 5 - 6 tuổi tố chất khéo léo là một trong những tố chất quan trọng
để phát triển thể lực cho trẻ Trẻ khéo léo trong vận động sẽ tác động tốt đến
sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phát triển thể chất
Giáo dục thể chất trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ hoàn thiện về hìnhdáng cũng như củng cố, phát triển những chức năng quan trọng trong cơ thểcủa trẻ Bài tập vận động cơ bản là phương tiện hữu hiệu để tạo điều kiệnthuận lợi phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là phát triển tố chất khéo léo.Khi trẻ tham gia các bài tập vận động cơ bản đầy đủ và thực hiện thườngxuyên sẽ giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng, rèn luyện các tố chất thể lựccho trẻ
Trang 12Thực tế hiện nay tại các trường mầm non người ta mới chỉ chú trọngphát triển thể chất nói chung mà chưa thực sự quan tâm đến từng loại hình bàitập để phát triển các tố chất thể lực nói riêng Chính vì thế, nhiều trẻ chưa có
sự khéo léo, uyển chuyển trong quá trình thực hiện các bài tập thể chất - mộtyếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ
Bài tập vận động cơ bản là một loại hình bài tập thực hiện một cáchliên tục trong các giờ thể dục và rất cần thiết đối với sự phát triển thể chất củatrẻ mầm non Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, là độ tuổi có tốc độ phát triểnrất nhanh Vậy phải làm thế nào để trẻ thực hiện các bài tập vận động cơ bảnmột cách khéo léo, uyển chuyển đem lại hiệu quả cao là một vấn đề cần đượcgiải quyết
Do đó, việc nghiên cứu biện pháp tổ chức bài tập thể dục nhằm rènluyện tố chất khéo léo cho trẻ sẽ giúp cho giáo viên chủ động lựa chọn đượcnhững bài tập vận động cơ bản phù hợp với trẻ, đáp ứng được yêu cầu đổimới của giáo dục mầm non hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách
Với những lý do vừa nêu trên, tôi lựa chọn đề tài " Biện pháp tổ chức
bài tập thể dục nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi" làm đề tài
nghiên cứu Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệuquả của việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất biện pháp
tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6tuổi ở trường mầm non
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6tuổi thông qua bài tập vận động cơ bản
Trang 13- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bảnnhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi.
4 Giả thuyết khoa học
Nếu có biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản được xây dựng trên
cơ sở khoa học nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ thì sẽ nâng cao đượchiệu quả giáo dục thể chất
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng
- Đề xuất biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản cho trẻ 5 - 6 tuổinhằm rèn luyện tố chất khéo léo
- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của các biện pháp tổ chứcbài tập vận động cơ bản đã đề xuất, nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giảthuyết khoa học
6 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nghiên cứu và đề xuấtbiện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léocho trẻ 5 - 6 tuổi ở ba trường mầm non thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, xử lý những vấn
đề có liên quan đến đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu
Sử dụng phương pháp nhằm khảo sát thực trạng việc tổ chức bài tậpvận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáoviên mầm non
Trang 147.2.2 Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại với giáo viên và trẻ để thu thập các thông tin có liên quanđến đề tài, giải thích nguyên nhân và làm sáng tỏ những thông tin đã đượcđiều tra từ phiếu điều tra
7.2.3 Phương pháp quan sát
Dự giờ, quan sát nhằm thu thập thông tin về thực trạng việc sử dụngcác biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản của giáo viên mầm non nhằmrèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ
7.2.4 Phương pháp tổng kết sư phạm
Tổng kết những kinh nghiệm của giáo viên trong việc tổ chức bài tậpvận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trườngmầm non
7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp này để kiểm chứng tính đúng đắn, tính khả thicủa biện pháp đã đề xuất trong việc tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm rènluyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
7.2.6 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học thống kê để xử lý kết quả thu được
Trang 159 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ
bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi
Chương 2: Thực trạng của biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản
nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi
Chương 3: Đề xuất biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm
rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi và thực nghiệm sư phạm
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
10 Kế hoạch nghiên cứu
Cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 2014: Hoàn thiện và bảo vệ đềcương nghiên cứu của đề tài
Từ tháng 11 đến tháng 2 năm 2015: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thựctrạng của đề tài
Từ tháng 2 đến hết tháng 5 năm 2015: Xây dựng và đề xuất các biệnpháp sử dụng các bài tập vận động cơ bản cho trẻ 5- 6 tuổi tiến hành thựcnghiệm ở ba trường mầm non thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương
Từ tháng 6 đến hết tháng 9 năm 2015: Xử lý số liệu sau thực nghiệm, phântích kết quả thực nghiệm, đưa ra các kết luận và kiến nghị sư phạm cần thiết
Tháng 10 năm 2015: Hoàn thiện đề tài nghiên cứu
Trang 16Ngay từ thủa bình minh con người đã quan tâm đến việc rèn luyện thểchất Nhìn tổng quát, có hai nền văn minh: Phương Đông và Phương Tây.
Cùng phát triển với nền văn hóa, việc rèn luyện thể chất của các nướcPhương Đông có lịch sử hàng mấy ngàn năm Xuất phát từ triết học PhươngĐông với nền tảng học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, Bát quái, mục tiêu rènluyện thể chất là rèn luyện con người toàn diện: thể lực, trí tuệ, khí phách,v.v… tạo nên sức mạnh tổng hợp Như Hoa Đà – danh y nổi tiếng của Trung
Quốc ở thế kỉ II đã nói: “Vận động giúp khí huyết lưu thông và ngăn ngừa bệnh tật” [45]
Phương Tây cổ đại cũng rất chú trọng đến rèn luyện thể chất cho trẻ em
từ thời thơ ấu bằng con đường kinh nghiệm Những trẻ khỏe mạnh, cứng cáp
và có khả năng chống đỡ được các tác nhân của môi trường xung quanh thì đểnuôi, trẻ ốm yếu bị thủ tiêu Lúc bấy giờ các nhà triết học, các nhà giáo dụcchưa hiểu được các quy luật hoạt động của cơ thể, chưa thể giải thích được cơchế tác động của việc luyện tập các bài tập vận động cơ bản (VĐCB) do đó
Trang 17đánh giá hiệu quả của các bài tập theo kết quả bên ngoài (đúng hơn, thuầnthục hơn, kĩ thuật hơn, có nhiều kĩ năng hơn…) Sau đó, họ đã biết liên kếtcác biện pháp để rèn luyện vận động cơ bản và phát triển các tố chất như sứcnhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo thành một hệ thống thống nhất Mụctiêu của nền giáo dục này là đào tạo các chiến binh phục vụ cho các cuộcchinh chiến thế nên quá trình rèn luyện các kĩ năng chiến đấu như đi, chạy,lăn, bò, trườn, kĩ năng sử dụng vũ khí… được đặt lên hàng đầu [34]
Từ thế kỉ thứ XII, Giôn-Lốc-Cơ (1632 - 1704) đã đánh giá cao vai tròcủa sức khỏe và ông cho rằng, ngay từ nhỏ trẻ em phải được rèn luyện đểchúng nhanh nhẹn, hoạt bát, không cảm thấy sợ hoạt động và không thấy mệtnhọc Ông cho rằng việc giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tổ chức đúngđắn, trong quá trình rèn luyện phải tạo cho trẻ em được những thói quen tốtnhư chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn nguy hiểm [32]
Hệ thống GD thể chất ở Thụy Điển đại biểu ưu tú chính là 2 cha conP.Lingơ (1776 – 1839) và I.Lingơ (1820 – 1886) Qua việc nghiên cứu về giảiphẫu và sinh lý của trẻ em, hai ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bắt đầugiáo dục thể chất từ lứa tuổi còn thơ ấu và trẻ em cần phải áp dụng những bàitập tăng cường và phát triển thân thể Theo ý kiến của ông: củng cố và tăngcường sức khỏe là nhiệm vụ duy nhất của thể chất nên trẻ em cần nâng cao sựgắng sức thể lực chung Tư thế đúng của tay, chân và mình được đặc biệt chú ýtrong khi thực hiện các vận động đi, chạy, nhảy… kết hợp với khả năng giữthăng bằng Để tiếp tục hoàn thiện thêm các bài tập Lingơ đã bổ sung dụng cụtrong quá trình thực hiện vận động cơ bản [34]
Hệ thống giáo dục thể chất ở Pháp Phơanxixcô Amôrốt (1770-1848) cócông lớn trong việc biên soạn các bài tập VĐCB Theo ông, những bài tập thểdục tốt là những bài tập hình thành các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như:
đi, chạy, nhảy, leo trèo, trườn, bò, ném, đấu kiếm… Quá trình tiến hành theo
Trang 18nguyên tắc chung vừa sức với người tập và đơn giản trong chừng mực có thể.Các bài tập tiến hành theo trình tự từ dễ đến khó [34]
Theo tác giả I.K.Khai-li-sốp trong cuốn “Giáo dục thể dục cho thiếu nhi trong gia đình, ở vườn trẻ, lớp mẫu giáo” coi giáo dục thể chất là bộ phận
không thể tách rời của nền giáo dục, hướng đến rèn luyện cho trẻ các VĐCB
và khả năng phối hợp giữa các VĐCB với nhau Ông đặc biệt quan tâm đếnviệc rèn luyện thân thể qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong giờ thể dục, …một cách có hệ thống Các hoạt động đó không chỉ diễn ra ở nhà trường mà ởngay chính các bậc phụ huynh phải hết sức chú ý đến việc rèn luyện cácVĐCB cho trẻ [17]
Trong cuốn “Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi học” của tác giả Lưu
Tân đã chỉ ra bài tập động tác gồm: bài tập động tác cơ bản, bài tập thể dục cơbản, trò chơi vận động và các hoạt động vận động với dụng cụ Trong đó rènluyện các bài tập động tác cơ bản là mục tiêu, nội dung quan trọng và là biệnpháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ hoạt động thể dục thể thao Theo ông hoạtđộng này có thể rèn luyện toàn bộ cơ thể một cách có hiệu quả, nâng cao vàphát triển các tố chất thể lực, tăng cường thể chất, phát triển các năng lực hoạtđộng cơ bản và tạo điều kiện để các em thích ứng tốt hơn đối với xã hội [30]
Trong cuốn "Thể dục và trò chơi vận động" của tác giả Đồng Văn Triệu,
ông đã biên soạn 10 động tác thể dục cho trẻ em Các bài tập thể dục này trên
cơ sở sinh lý, tâm lý của "lớp vỡ lòng", với mục đích giúp cho cơ thể trẻ pháttriển đều đặn, tạo điều kiện chống bệnh tật [39]
Trong cuốn “Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non” của tác giả Đặng Hồng Phương, đã chỉ ra tác dụng của việc
luyện tập bài tập VĐCB sẽ giúp phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh,sức mạnh, sức bền và sự khéo léo [27]
Đề cập đến vấn đề rèn luyện tố chất thể lực trong một số luận văn thạc sĩkhoa học giáo dục (Phạm Thị Mỹ Hòa [11]; Đinh Thị Hồng Kiên [18]) đã đưa
Trang 19ra biện pháp giúp rèn luyện, phát triển tố chất khéo léo cho trẻ nhưng mới chỉdừng lại ở nghiên cứu về bài tập thể dục nhịp điệu và trò chơi vận động chứchưa đề cập rèn luyện tố chất khéo léo khi thực hiện bài tập VĐCB Vì vậy,dựa trên kết quả nghiên cứu của các công trình kể trên, chúng tôi mạnh dạn đi
sâu nghiên cứu “Biện pháp tổ chức bài tập thể dục nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi”, qua đây góp phần làm phong phú thêm thông tin
về lý luận và thực tiễn cho vấn đề này
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm vận động cơ bản, bài tập vận động cơ bản
* Khái niệm: VĐCB là những vận động cần thiết đối với con người
trong cuộc sống, được sử dụng trong các hoạt động và hoàn cảnh khác nhaunhư khi di chuyển đi, chạy, nhảy; khắc phục khó khăn như nhảy qua rãnhnước, leo trèo, ném [27]
* Khái niệm bài tập vận động: Bài tập VĐCB là một loại bài tập thể
chất, bao gồm một hệ thống các hành động vận động được chọn lọc từ cácvận động cơ bản, tác động lên các nhóm cơ bắp lớn của cơ thể nhằm giảiquyết nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục trong quá trình giáo dục thể chất chotrẻ Có thể nói, bài tập VĐCB được xây dựng từ các vận động cơ bản để rènluyện và phát triển thể lực [27]
1.2.2 Khái niệm biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản
Giáo dục thể chất cho trẻ là một hoạt động giáo dục, do đó khái niệmnày sẽ giải quyết dưới góc độ là một hoạt động giáo dục Vì vậy, biện pháp tổchức hoạt động giáo dục ở đây, chính là biện pháp giáo dục
Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp là "Cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể" [24]
Biện pháp giáo dục là một trong những thành tố của quá trình giáo dục,
có quan hệ mật thiết và có tính biện chứng với các thành tố khác, đặc biệt là
Trang 20với phương pháp giáo dục Điều này đã được các nhà giáo dục học [28] khẳng
định: "Biện pháp giáo dục là những tác động riêng biệt của giáo viên trong mỗi phương pháp giáo dục cụ thể" Như vậy, trong quan hệ với phương pháp
giáo dục, biện pháp giáo dục là yếu tố hợp thành của phương pháp giáo dục.Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục "Phương pháp" và "Biện pháp" giáo dục
có quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi khó có thể phân biệt được ranh giớigiữa chúng.Trong từng tình huống cụ thể, phương pháp và biện pháp giáo dục
có thể chuyển hóa lẫn nhau Có lúc phương pháp còn là con đường độc lập đểgiải quyết nhiệm vụ giáo dục, có lúc phương pháp chỉ là một biện pháp có tácdụng riêng biệt Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm "Biện pháp giáodục" và mối quan hệ của nó với các thành tố khác của quá trình giáo dục cóthể dựa vào việc phân tích khái niệm "Phương pháp giáo dục"
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phương pháp giáo dục, nhưng
các định nghĩa đều thống nhất với nhau ở chỗ coi "Phương pháp giáo dục là phương thức hoạt động gắn bó với nhau của người giáo dục và người được giáo dục nhằm đạt mục đích giáo dục đã đặt ra" [28] Trong đó, người giáo
dục giữ vai trò là người điều khiển, còn người được giáo dục giữ vai trò chủthể tích cực của quá trình hình thành nhân cách
Cũng như phương pháp giáo dục, biện pháp giáo dục cũng tuân theonhững quy luật chung của quá trình giáo dục: có tính mục đích gắn liền vớinội dung và các thành tố khác của quá trình giáo dục [28]
- Các biện pháp giáo dục trẻ có mục đích là hướng tới việc tạo những
cơ sở ban đầu cho nhân cách của trẻ
- Các biện pháp giáo dục gắn liền với nội dung giáo dục, nghĩa là gắnliền với nội dung hoạt động của trẻ Trẻ phát triển trong quá trình hoạt động.Dựa vào các hoạt động của trẻ, nhà giáo dục có thể lựa chọn các biện pháp
Trang 21giáo dục, sao cho tác động giáo dục phù hợp với mức độ phát triển của trẻ đểtạo được hứng thú, hình thành động cơ đúng đắn cho hoạt động.
- Các biện pháp giáo dục có liên hệ chặt chẽ với các phương tiện giáodục Đó là các hình thức hoạt động khác nhau của người được giáo dục và cácvật thể, các sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần được sử dụng trong quátrình giáo dục
- Các biện pháp giáo dục có liên quan chặt chẽ với các hình thức tổchức giáo dục Quá trình giáo dục được thực hiện trong các hình thức tổ chứckhác nhau, trong mỗi hình thức đó có sử dụng các phương pháp và biện phápgiáo dục khác nhau
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nêu lên khái niệm "Biện pháp
tổ chức hoạt động giáo dục" như sau:
Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục là cách thức cụ thể để hoạt động cùng nhau giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm đạt mục đích giáo dục đã đặt ra.
Tổ chức là sự sắp xếp, bố trí Tổ chức hoạt động giáo dục là sự sắp xếp,
bố trí hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục đích giáo dục
Đối với bài tập VĐCB, khi tổ chức cho trẻ luyện tập giáo viên cần căn
cứ vào các nguyên tắc giáo dục nói chung và nguyên tắc giáo dục thể chất chotrẻ nói riêng để đề ra được những biện pháp phù hợp Một giờ hoạt động thểchất phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Trang 22Trong quá trình tổ chức bài tập VĐCB không những đòi hỏi ngườihướng dẫn phải có năng lực vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo cácbiện pháp giảng dạy (làm mẫu, giảng giải, giải thích ) mà còn phải có trình độ
kỹ thuật thực hiện các động tác Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong quátrình tổ chức hoạt động và có thể lực tốt để hướng dẫn người tập theo mình
Như vậy, từ khái niệm về biện pháp giáo dục và khái niệm về bài tậpVĐCB, chúng ta có thể nêu lên khái niệm biện pháp tổ chức bài tập VĐCB ởtrường mầm non như sau:
Biện pháp tổ chức bài tập VĐCB là cách thức cụ thể để hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ nhằm đạt được mục đích đặt ra của bài tập vận động.
1.2.3 Khái niệm tố chất thể lực
Trong đời sống và trong một số lĩnh vực chuyên môn, thường gặp một
số cụm từ chuyên môn: thể lực, thể chất, tố chất thể lực (TCTL) Các kháiniệm này thường được dùng trong các tài liệu nghiên cứu về sức khỏe conngười Tuy nhiên, nội hàm của các khái niệm này không đồng nhất và thườngđược hiểu một cách khác nhau ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau
Theo ngôn ngữ thông thường, khái niệm thể chất, thể lực thường đượchiểu tương tự như nhau là sức lực của cơ thể, sự mạnh yếu của cơ thể Tuynhiên, trong các tài liệu chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực thể thao và y tếthì quan niệm về thể lực và thể chất có những sắc thái khác nhau
Thể lực là một yếu tố tạo nên sức khỏe Theo tác giả Nguyễn MạnhLiên, để đánh giá thể lực cần có các chỉ tiêu về hình thái, giải phẫu và sinh lýcon người trong đó có hai tiêu chí cơ bản là chiều cao và cân nặng [23]
Trong lĩnh vực thể dục thể thao, thể lực được hiểu là khả năng làm việccủa các hệ thống chức năng của cơ thể, được đánh giá thông qua hoạt độngvận động thể hiện ở các đặc tính: chính xác, tiết kiệm sức (phối hợp vận động
Trang 23hay còn gọi là khéo léo); mạnh mẽ (sức mạnh); nhanh chóng (sức nhanh); bền
bỉ (sức bền) Tất cả các yếu tố đặc biệt này của cơ thể được gọi là các TCTL
Theo tác giả Nguyễn Toán: Thể chất là những đặc trưng tương đối ổnđịnh về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển dobẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục và rèn luyện) Thểchất bao gồm thể hình, các TCTL và khả năng thích ứng [35] Như vậy, kháiniệm thể chất rộng hơn thể lực
TCTL là yếu tố của cơ thể, thể hiện khả năng làm việc của các hệ thốngchức năng, được xác định thông qua các quá trình năng lượng Các tố chất thểlực bao gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo
TCTL là những phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người,thường được chia làm năm loại cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khảnăng phối hợp động tác và độ dẻo [36]
Nhà giáo dục học Lưu Tân cho rằng: TCTL là một yếu tố cơ bản hoặc
bộ phận cơ bản tổ chức thành thể chất Nó là thước đo quan trọng tình trạngthể chất của trẻ Để đạt được mục đích tăng cường thể chất cho trẻ cần phảilàm cho các mặt thể chất đều được phát triển một cách thỏa đáng Hay nóichính xác hơn là cần phải chuẩn bị thể lực cho trẻ [30]
Theo A V Kenheman & D V Khuglaeva trình độ phát triển cácTCTL xác định kết quả hoạt động vận động của trẻ em và khả năng nắm vữngnhững hình thức vận động mới, kỹ năng sử dụng chúng trong cuộc sống mộtcách hợp lý [16]
Tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn cho rằng: Trình độ thể lực làmức độ phát triển của các tố chất của con người Đó là sự tích lũy của nhữngbiến đổi thích nghi về mặt sinh học (chức năng và hình thái) diễn ra trong cơthể dưới tác động của tập luyện và biểu hiện ở năng lực hoạt động cao haythấp [36]
Trang 24Theo Lê Đình Du, TCTL là năng lực vận động của con người là biểuhiện tổng hợp trình độ, phát triển của các hệ thống, cơ quan trong một cơ thểhoàn chỉnh thống nhất [7]
Theo tác giả Đặng Hồng Phương, TCTL là khả năng vận động của conngười thể hiện ở các mặt: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo [27]
Mức độ phát triển các TCTL là một trong những thành phần quan trọngxác định trình độ thể lực của trẻ
Đối với trẻ thơ, những TCTL cơ bản nêu trên cũng cần được chú trọng
và phát triển Theo A V Kenheman & D V Khuglaeva sự phát triển TCTLluôn diễn ra trong mối liên hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng vậnđộng [16] Theo tác giả Lưu Tân, quá trình hình thành và phát triển các TCTLluôn có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động vàmức độ phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể Sự phát triển cácTCTL trong quá trình trưởng thành xảy ra không đều Các tố chất đều cónhững giai đoạn phát triển với nhịp điệu nhanh và những giai đoạn phát triểntương đối chậm Ngoài ra, sự phát triển các TCTL diễn ra không đồng bộ,mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ riêng vào những thời kỳ khác nhau.Tập luyện thể dục thể thao sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển cácTCTL, song nhịp điệu phát triển đó không giống nhau ở các lứa tuổi khácnhau, các TCTL đạt đến mức phát triển cao vào những thời kỳ khác nhau.[30]
Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các TCTL không biểu hiện mộtcách đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau Từ đó, chúng tôi đưa ra kếtluận chung nhất:
Tố chất thể lực là khả năng con người thực hiện các động tác, các hoạt động thể lực khác nhau, cơ thể phải thể hiện khả năng của mình ở nhiều mặt, các mặt khác nhau đó của khả năng cơ thể trong hoạt động thể lực.
Trang 25Rèn luyện thể lực thông qua việc phát triển các TCTL là công việchàng đầu của quá trình hoàn thiện thể chất cho con người Do vậy, giáo dụcthể chất phải bắt đầu từ khi còn nhỏ mới đạt được tới điều mong muốn, quátrình ấy phải gắn bó chặt chẽ và phối hợp với quá trình phát triển hình thái -chức năng cơ thể của trẻ Ở lứa tuổi mẫu giáo lên hướng vào việc chính là:phát triển tố chất khéo léo, thực hiện động tác nhanh và củng cố những nhóm
cơ chính có liên quan tới sự phát triển độ dẻo Lượng vận động của lứa tuổinày phải thận trọng, phải đặc biệt quan tâm và theo dõi chặt chẽ sức khỏe củacác em Cùng với việc phát triển tố chất khéo léo (TCKL) và mềm dẻo cần cóbài tập để tăng sức bền, sức mạnh cho trẻ.[30]
1.2.4 Khái niệm tố chất khéo léo
Khéo léo là một trong những TCTL của con người vì vậy nó đượcnhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu trên nhiều phương diện khácnhau như: trong đời sống, trong sinh lí học, tâm lí học, thể dục thể thao, giáodục học
Trong đời sống, sự khéo léo rất đa dạng, phong phú, nó được thể hiệntrong muôn mặt của cuộc sống như khéo léo trong công việc, khéo léo tronggiao tiếp, khéo léo trong cách ăn ở, trong lĩnh vực nghệ thuật, trong thể thao,khéo léo trong việc sắp đặt tính toán mọi việc sao cho chu toàn, suôn sẻ…và
vì thế mà cũng có nhiều quan niệm, nhiều định nghĩa khác nhau phụ thuộcvào người nói muốn nói đến sự khéo léo trong lĩnh vực nào Nhờ sự khéo léo
mà con người thực hiện được những động tác chính xác, nhanh chóng, hạnchế được các động tác thừa, tiết kiệm được sức, đem lại hiệu quả trong côngviệc, trong cuộc sống
Khái niệm khéo léo là một khái niệm phổ biến trong cuộc sống của conngười Theo trang web www informatik.uni-leipzig.de: khéo léo chỉ sự khéoléo nói chung: chân tay khéo léo Trang www.vi.wiktionary.org/wiki: khéo
Trang 26léo tương ứng với từ skill có nghĩa là sự khéo léo, sự khéo tay, sự tinh xảo, kỹnăng, kỹ xảo.
Theo từ điển tiếng Việt khéo léo: khéo trong cách làm hoặc cách đốixử.[50]
Trong một số lĩnh vực chuyên môn khác nhau cũng có nhiều quan niệm
về sự khéo léo:
Theo quan điểm sinh lí học, sự khéo léo được thể hiện bởi khả nănghình thành những đường liên hệ tạm thời, hoàn thành những động tác phốihợp phức tạp, cần thiết trong tình huống phức tạp và luôn thay đổi Thực chất
sự khéo léo là một năng lực hỗn hợp của cơ thể, vì thế nó có liên quan đến sựhoàn thiện kĩ năng vận động.[2]
Trong tâm lí học thể dục thể thao: TCKL (phối hợp vận động) là khảnăng tiếp thu nhanh kỹ năng vận động những động tác mới học và năng lựcchuyển hóa hoạt động vận động phù hợp với yêu cầu của tình huống đã thayđổi Đối tượng phản ánh của TCKL là mức độ chuẩn xác về các tham số thờigian, không gian và dùng sức trong quá trình thực hiện hành động vận động.Yêu cầu về mặt tâm lí, những biểu hiện khéo léo trong vận động thể lực là cáccảm giác và biểu tượng chính xác về định lượng dùng sức, nhịp độ, nhịp điệuđộng tác, biên độ, và phương hướng chuyển động của động tác.[51]
Trong thể dục thể thao coi khéo léo là năng lực phối hợp vận động gồm
có bảy thành phần năng lực riêng có tính đặc thù khác nhau: đó là năng lựcliên kết vận động, năng lực định hướng, năng lực thăng bằng, năng lực nhịpđiệu, năng lực phản ứng, năng lực phân biệt vận động và năng lực thích ứng
Có rất nhiều tác giả đã đi sâu và nghiên cứu về tố chất khéo léo cho trẻmầm non như:
Theo A V Kenheman & D V Khuglaeva sự khéo léo là khả năngnắm được những động tác mới (khả năng học một cách nhanh chóng), nhanh
Trang 27chóng tổ chức lại hoạt động vận động phù hợp với hoàn cảnh thay đổi bấtngờ Nó có liên quan chặt chẽ với việc hình thành kỹ năng vận động và xácđịnh bởi tính chính xác của các thành tố không gian, thời gian và sức lực củavận động.[16]
Theo tác giả Lưu Tân đó là khả năng phối hợp (tố chất điều chỉnh) baogồm năng lực thăng bằng, tốc độ, tính mềm dẻo, tính nhanh nhạy và năng lựcnhịp nhàng.[30]
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đó là sự vận động khéo léo của toànthân.[41]
Theo tác giả Đặng Hồng Phương sự khéo léo là khả năng thực hiệnđộng tác phức tạp về phối hợp vận động.[27]
Từ cách hiểu trên đây cho ta thấy, tiêu chuẩn đầu tiên của khéo léo là
sự hợp lý trong phối hợp các động tác, thứ đến là tính chính xác của các độngtác trong không gian, thời gian và dùng lực
Do đó, việc phát triển sự khéo léo gắn liền với phát triển các năng lựcphán đoán không gian, thời gian, định hướng, năng lực phối hợp vận động làrất cần thiết Theo nhóm các tác giả của bộ chuẩn phát triển trẻ em tuổi, sựkhéo léo là tố chất được quan tâm phát triển và được thể hiện ở khả năng phốihợp vận động: phối hợp vận động các nhóm cơ lớn, phối hợp vận động cácnhóm cơ nhỏ, phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động
Như vậy, khéo léo hay còn gọi là năng lực phối hợp vận động là mộtTCTL tổng hợp Có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Khéo léo lànăng lực định hướng và phản ứng nhanh chóng có tình huống mới nảy sinh.Khéo léo là khả năng phối hợp động tác trong hoạt động vận động Cho dùhiểu khéo léo theo các góc độ khác nhau, song người ta đều thừa nhận tố chấtnày bao hàm trong đó nhiều năng lực, nhiều thành phần để tạo nên khả năngphối hợp vận động cao Từ đó, chúng tôi đưa ra kết luận chung nhất:
Trang 28Khéo léo là khả năng con người thực hiện những động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình thành những động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động và hoàn cảnh thay đổi.
1.2.5 Khái niệm rèn luyện tố chất khéo léo
Việc nghiên cứu về TCTL nói chung và TCKL nói riêng đã được nhiềunhà khoa học quan tâm và đều khẳng định cơ sở tự nhiên của việc hình thànhcác tố chất thể lực dựa trên học thuyết của Xêsênốp và I.P.Pav.Lop và nhữngcông trình nghiên cứu về hoạt động thần kinh cấp cao đặc biệt là thuyết hìnhthành định hình động lực (ĐHĐL)
Sự hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động có mối quan hệ chặt chẽvới TCTL Sự hình thành các kỹ năng kỹ xảo trong quá trình dạy các dạngvận động khác nhau được thực hiện trong sự thống nhất liên tục với giáo dụccác TCTL và ngược lại Trong quá trình hình thành kỹ năng vận động, các tốchất thể lực TCTL cũng được hoàn thiện thêm Như vậy, có thể thấy quá trìnhhình thành TCTL và quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động đều đượcdựa trên cơ sở hình thành ĐHĐL Vì vậy, có thể dựa trên quá trình hình thành
kỹ năng kỹ xảo để rèn luyện TCTL nói chung và TCKL nói riêng Do đó, cóthể khẳng định cơ chế sinh lí của việc hình thành TCTL được lý giải dựa vàohọc thuyết I.P.Pavlov về ĐHĐL Đó là các phản xạ có điều kiện được hìnhthành và củng cố trong vỏ não Đó cũng chính là cơ chế hình thành TCKL
Tuy nhiên, mỗi TCTL lại có những đặc trưng riêng nên cơ chế hìnhthành cũng có sự khác biệt dựa trên những cơ sở sinh lí riêng TCKL phụthuộc vào các yếu tố sau:
- Có liên quan tới việc hình thành kỹ năng vận động
- Khả năng định hướng trong không gian và thời gian
- Phản ứng nhanh trước kích thích mới lạ
Trang 29- Phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác như: sức mạnh,sức nhanh, sức bền.
- Liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương.Tóm lại, quá trình hình thành TCKL là một quá trình phức tạp và đượchình thành qua ba giai đoạn
Giai đoạn 1: Lan tỏa hưng phấn Ở đây diễn ra sự lan tỏa của quá trìnhthần kinh, phản ứng trả lời của cơ thể với kích thích chưa được chọn lọc, phốihợp vận chưa khéo léo, động tác chưa chuẩn xác về không gian và thời giancòn nhiều động tác thừa, chưa biết tiết kiệm sức Đây là giai đoạn chọn lọc vàphối hợp các cử động đơn lẻ thành một động tác thống nhất Tuy nhiên, tronggiai đoạn này hưng phấn dễ khuyếch tán sang các vùng thần kinh khác, cơ thểchưa thể phân biệt được chính xác các kích thích có điều kiện khác nhau nênkhả năng phối hợp vận động chưa tinh tế
Giai đoạn 2: Tập trung hưng phấn Đây là giai đoạn tập trung hưngphấn vào những vùng nhất định do các động tác được lặp đi lặp lại Khi đóđộng tác được phối hợp tốt hơn, các động tác thừa bị ức chế dần Động tác bắtđầu được định hình, có sự chuẩn xác về động tác trong không gian và thờigian, phản ứng nhanh trong tình huống bất ngờ nhưng chưa ổn định do chưađược củng cố vững chắc
Giai đoạn 3: Tự động hóa Đây là giai đoạn hình thành các đường liên hệtạm thời giữa các trung khu thần kinh trên vỏ não Do đó sự phối hợp động tác
đã được củng cố vững chắc trở nên tự động hóa, sự phối hợp vận động trở nênchính xác, đúng trong các tình huống, tiết kiệm sức và không có động tác thừa
TCKL bao giờ cũng được hình thành dựa trên cơ sở những kỹ năng vậnđộng đã có TCKL sẽ được xây dựng dần trên cơ sở các đường liên hệ tạmthời đã được hình thành trong các kỹ năng vận động đã có
Trang 30Trong quá trình hình thành TCKL điều quan trọng là khả năng giảiquyết nhanh và đúng những tình huống xuất hiện bất ngờ trong hoạt động, vìvậy không thể thiếu vai trò của ngoại suy Ngoại suy giúp hệ thần kinh giảiquyết các nhiệm vụ vận động phát sinh bất ngờ một cách hợp lý trên cơ sở cáckinh nghiệm sẵn có.
Luyện tập có hệ thống là điều kiện không thể thiếu để TCKL trở nên ổnđịnh và bền vững Tuy nhiên, cần quan tâm tới loại hình thần kinh của trẻtrong quá trình luyện tập Và theo Pavlop mức độ phát triển TCKL của conngười phụ thuộc vào 4 loại thần kinh cao cấp cơ bản sau:
Loại 1: Mạnh, cân bằng, linh hoạt Đây là loại mạnh, hưng phấn thíchhợp, điềm đạm, nhanh Những người có kiểu loại thần kinh này thường cómức vận động lớn, khả năng thích ứng nhanh, phối hợp vận động khéo léo vàphù hợp với hoàn cảnh mới
Loại 2: Mạnh, cân bằng, không linh hoạt Đây là loại mạnh, hưng phấn,thích hợp, điềm đạm, chậm chạp (bình thản) Các mối quan hệ của phản xạ cóđiều kiện được hình thành với tốc độ vừa phải nên những người này có thểbình thản thực hiện các vận động một cách nhẹ nhàng
Loại 3: Mạnh, không cân bằng Đây là loại mạnh, hưng phấn quá mức,không điềm tĩnh, không tự kiềm chế được Những người có kiểu loại thần kinhnày mạnh nhưng không cân bằng nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thíchứng với môi trường xung quanh vì vận động nhiều nhưng không hiệu quả
Loại 4: Yếu (ức chế) Đây là loại yếu, hưng phấn kém Hoạt động củanão rất yếu, không phản ứng và chóng bị mệt mỏi khi bị kích thích, quá trình
ức chế mạnh Những người này hầu như không có hứng thú vận động và khốilượng vận động rất thấp, kỹ năng vận động yếu
Như vậy, mỗi người có một loại hình thần kinh và TCKL của conngười cũng mang những đặc tính tương ứng Do đó, trong quá trình phát triển
Trang 31TCKL cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi điều quan trọng là các nhà giáo dục cầnnắm được đặc điểm của 4 loại hình thần kinh khác nhau để sử dụng cácphương pháp, biện pháp tổ chức giáo dục thể chất cho phù hợp.
Có thể thấy, loại hình thần kinh phù hợp hơn cả cho việc phát TCKLnày là loại 1: mạnh, cân bằng, linh hoạt
Trong quá trình hình thành TCKL, thông tin của các đường liên hệngược là yếu tố quan trọng góp phần điều chỉnh và hoàn thiện TCKL Cácthông tin hướng tâm, thông tin phản ánh ngược chiều được hệ thần kinh tổnghợp lại tạo thành một chương trình vận động rõ ràng Chính việc hình thànhchương trình vận động làm cho TCKL ngày càng hoàn thiện hơn Việc hìnhthành TCKL là quá trình hình thành những ĐHĐL trong sự tác động qua lạigiữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai (trong đó hệ thống tín hiệu thứ haichiếm ưu thế)
Tóm lại, cơ chế sinh lí của việc hình thành TCKL là quá trình hìnhthành hệ thống đường liên hệ tạm thời và sự hình thành ĐHĐL Sự hình thànhĐHĐL dựa vào hệ thống các phản xạ có điều kiện; vào hoạt động của hệ thầnkinh cao cấp; vào mức độ phát triển của các tố chất khác nhau: sức nhanh, sứcmạnh, sức bền; vào trạng thái cấu tạo và chức năng của nhiều cơ quan và hệ
cơ quan trong cơ thể; vào khả năng định hướng không gian, thời gian và hoạt
động tự động của trẻ Đặc biệt là cách thức tổ chức quá trình dạy học của giáo
viên vào đối tượng trẻ 5 - 6 tuổi một cách thường xuyên để cùng giải quyếtvấn đề còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình rèn luyện TCKL
1.2.6 Khái niệm biện pháp tổ chức bài tập vận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi
Từ cách hiểu về các khái niệm trên chúng tôi đưa ra khái niệm:
Biện pháp tổ chức bài tập VĐCB nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi là cách thức tổ chức quá trình dạy học của giáo viên tác động
Trang 32vào đối tượng trẻ 5 - 6 tuổi một cách thường xuyên nhằm rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ khi thực hiện các bài tập vận động cơ bản.
1.3 Các yếu tố chi phối việc rèn luyện tố chất khéo léo
1.3.1 Sự phát triển thể chất
Sự phát triển thể chất của trẻ biểu hiện ở từng cơ quan:
Hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh nhưng các chức năng chưa hoàn
thiện, hiện tượng lan toả chiếm ưu thế, quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế.Tuy nhiên, từ 4 tuổi đến 6 tuổi quá trình ức chế dần dần phát triển Trẻ đã cókhả năng phân tích, tổng hợp, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động và
có khả năng phân biệt các hiện tượng xung quanh Trẻ 5 tuổi có hệ thần kinhphát triển rất tốt, thể hiện khả năng tập trung chú ý cao trong quá trình học cácvận động Các vận động cơ bản được thực hiện tương đối chính xác, mềmdẻo, thể hiện sự khéo léo trong vận động
Hệ vận động bao gồm bộ xương, cơ, gân, bộ dây chằng và khớp Chúng
có nhiệm vụ thực hiện chức năng vận động Những cơ quan này có ý nghĩa rấtlớn đối với sự phát triển của cơ thể
- Xương của trẻ có tỷ lệ chất hữu cơ cao hơn vô cơ, nên có tính đàn hồicao hơn xương người lớn, nhưng xương của trẻ dễ bị cong Thành phần vàcấu tạo của xương trẻ cũng chưa hoàn hảo, lượng nước trong xương còn cao,trong xương chứa nhiều sụn Do đó, cần tránh các hình thức vận động căngthẳng hoặc gây chấn động mạnh vì dễ tổn thương các đầu xương Tuy nhiên
kỹ năng vận động của trẻ 5-6 tuổi dần dần đi đến hoàn thiện, vận động đượchình thành một cách nhanh chóng và dễ được củng cố
- Hệ cơ: Trẻ 5 tuổi, cơ phát triển còn yếu So sánh tỷ lệ trọng lượng của
cơ với trọng lượng cơ thể ở lứa tuổi 5-7 tuổi, cơ chiếm khoảng 25% (ở ngườilớn khoảng 40%) Các em không thể lặp đi lặp lại một động tác trong một tưthế nhất định trong thời gian lâu, nếu vận động theo hình thức ấy chóng gây
Trang 33mệt mỏi đối với trẻ, nhất là vận động tĩnh hay nâng đẩy một vật nặng thì lạicàng nhanh mệt mỏi.
Hệ tuần hoàn của trẻ có đặc điểm: Tim của trẻ nhỏ, mỗi lần co bóp chỉ
chuyển đi được một lượng máu rất ít Bù lại mạch đập của trẻ nhanh hơn củangười lớn Trẻ càng nhỏ tuổi, mạch đập càng nhanh Mạch đập của trẻ em rất
dễ thay đổi khi gắng sức Hay nói cách khác, tim trẻ rất dễ hưng phấn vàchóng mệt mỏi Nhưng khi thay đổi hoạt động, tim trẻ lại nhanh hồi tĩnh Chonên cần chú ý không cho trẻ vận động quá lâu Ngoài ra, khi luyện tập cầnchú ý cho trẻ chuyển dần trạng thái tĩnh sang trạng thái động và trạng tháiđộng sang trạng thái tĩnh một cách hợp lý để không gây hại cho tim cũng nhưcác cơ quan khác của cơ thể Điều hoà vận động cho trẻ sẽ giúp hoàn thiệnđược bộ máy tuần hoàn, đáp ứng được nhu cầu cho sự phát triển cơ thể
Hệ hô hấp: Do khí quản của trẻ kích thước nhỏ, không khí đưa vào ít,
trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí của phổi kém Sau khi vậnđộng, lượng ôxy cần thiết tăng, lúc này trẻ thở gấp vì lượng không khí hít vàochỉ được tăng lên bằng việc tăng số lần thở chứ không phải bằng việc tăng thểtích không khí trong mỗi lần thở Vận động sẽ làm tăng mức độ hoạt động của
bộ máy hô hấp Bộ máy hô hấp của trẻ không chịu nổi những vận động quásức kéo dài liên tục bởi vì những vận động đó sẽ làm cho các cơ đang vậnđộng bị thiếu ôxy Việc tăng dần lượng vận động trong quá trình luyện tập sẽtạo điều kiện cho cơ thể trẻ thích ứng với việc tăng lượng ôxy cần thiết vàngăn ngừa được sự xuất hiện lượng ôxy quá lớn của cơ thể Mặt khác ta phảiluôn cho trẻ tiếp xúc với không khí trong sạch và sử dụng những bài tập chotrẻ hít thở sâu
Hệ trao đổi chất: Khi trẻ hoạt động nhiều, ngay cả lúc dinh dưỡng đầy
đủ, thường dẫn đến tiêu hao năng lượng dự trữ trong cơ bắp và tập trungnhững sản phẩm độc trong quá trình trao đổi chất ở các cơ quan Điều đó gây
Trang 34cảm giác mệt mỏi cho trẻ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ bắp và hệthần kinh Tác hại chính là làm giảm độ nhạy cảm giữa hệ thần kinh trungương và những dây thần kinh điều khiển sự hoạt động của cơ bắp Sự mệt mỏicủa các nhóm cơ riêng lẻ xuất hiện nếu kéo dài hoạt động liên tục của từngnhóm cơ đó hoặc khi toàn bộ cơ thể hoạt động quá mức Trạng thái mệt mỏilàm giảm khả năng hoạt động và cả khả năng chống lại những ảnh hưởng xấucủa môi trường Vì thế cần phải tổ chức cho trẻ hoạt động và nghỉ ngơi mộtcách hợp lý, thường xuyên thay đổi sự vận động của các nhóm cơ và chọnhình thức vận động gây hứng thú cho trẻ.
1.3.2 Phát triển tâm lí
Độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em lứa tuổimầm non, tức là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông Ở giai đoạn này,những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây,đặc biệt là hình thành trong độ tuổi mẫu giáo bé, nhỡ vẫn tiếp tục phát triểnmạnh Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ đượchoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm và
ý chí) để hoàn thiện việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của conngười.[42]
Sự phát triển ngôn ngữ: Trẻ mẫu giáo lớn đã biết sử dụng thành thạo tiếng
mẹ đẻ, biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp Bên cạnh
đó vốn từ của trẻ cũng được tích lũy khá phong phú không những chỉ về danh từ
mà cả về động từ, tính từ, liên từ…Nhìn chung trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năngnắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm đúng, biết dùng ngữ điệuphù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, và đặc biệt là nói đúng hệ thống ngữ pháp, nóinăng mạch lạc Tóm lại, trẻ đã thực sự nắm vững tiếng mẹ đẻ
Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý: Ở
tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có thể hiểu mình là người như thế nào, có những
Trang 35phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, và tại saomình lại có hành động này hay hành động khác…Ý thức bản ngã hay sự tự ýthức được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công hay thất bại củamình, về những ưu điểm hay khuyết điểm của bản thân, về những khả năng và
cả sự bất lực và sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sự phát triển giớitính của trẻ Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điềuchỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xãhội, từ đó mà hành vi của trẻ mang tính xã hội, tính nhân cách đậm nét hơntrước Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện cáchành động một cách chủ tâm hơn, nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủđịnh rõ rệt Trẻ mẫu giáo lớn, sự chú ý đã tập trung hơn, bền vững hơn, vàkhả năng ghi nhớ của trẻ ngày càng có tính chủ định Có thể coi sự phát triểnmặt ý chí là một trong những biểu hiện rõ nhất của ý thức, khiến cho nhâncách của trẻ được khẳng định
Xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới - tư duy trực quan sơ
đồ và những yếu tố của tư duy lôgic Ở tuổi mẫu giáo nhỡ tư duy trực quan
-hình tượng phát triển mạnh mẽ đã giúp trẻ giải quyết một số bài toán thựctiễn Nhưng trong thực tế những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng
mà trẻ cần tìm hiểu lại bị che dấu không thể hình dung được bằng hình ảnh.Kiểu tư duy này không đáp ứng được nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh
ở trẻ mẫu giáo lớn, cho nên bên cạnh việc phát triển tư duy trực quan - hìnhtượng vẫn mạnh mẽ như trước đây, còn cần phát triển thêm một kiểu tư duytrực quan - hình tượng mới để đáp ứng với khả năng và nhu cầu phát triểncủa trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo Đó là kiểu tư duy trực quan - sơ đồ Tư duy trựcquan - sơ đồ vẫn giữ tính chất hình tượng song bản thân hình tượng cũng trởnên khác trước : hình tượng đã bị mất đi những chi tiết rườm rà mà chỉ còngiữ lại những yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản ánh một cách khái quát sự vật chứ
Trang 36không phải là từng chi tiết riêng lẻ Trẻ em ở cuối tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫugiáo lớn có khả năng hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểudiễn sơ đồ và sử dụng sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật Cả tư duy trực quan - hànhđộng lẫn tư duy trực quan - hình tượng đều liên quan mật thiết đến ngôn ngữ.Vai trò của ngôn ngữ ở đây rất lớn, nó giúp trẻ nhận ra bài toán cần giảiquyết, giúp trẻ đặt kế hoạch để tìm ra cách giải quyết và nghe những lời giảithích, hướng dẫn của người lớn.
1.4 Đặc điểm tố chất khéo léo của trẻ 5 – 6 tuổi
Sự phát triển năng lực điều khiển hành vi vận động hợp lý trong khônggian và theo thời gian được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở độ tuổi mầmnon Việc phát triển TCKL ở trẻ 5 – 6 tuổi được phát triển mạnh mẽ là do cácyếu tố sau:
- Các vận động của trẻ đã tương đối hoàn thiện, trẻ đã có kinh nghiệmvận động, thói quen vận động phát triển nhanh, trẻ vận động một cách chínhxác, nhịp nhàng và khéo léo, các động tác thừa mất dần
- Cảm giác thăng bằng được hoàn thiện và phát triển mạnh nhất diễn ralúc 5 tuổi
- Đã có khả năng phối hợp các động tác tốt hơn và chuyển nhanh từđộng tác này sang động tác khác Trẻ có thể tập phối hợp hai hay nhiều độngtác cơ bản khác nhau Ví dụ: trẻ có thể chạy và nhảy qua chướng ngại vật
- Khả năng định hướng không gian bắt đầu phát triển mạnh
- Có khả năng điều khiển về lực của động tác phát triển đều Ở lứa tuổinày sức mạnh và độ linh hoạt của các quá trình thần kinh được tăng dần lên,
ức chế dập tắt và ức chế phân biệt hình thành nhanh hơn
- Đặc biệt là do hệ thần kinh của trẻ, các biểu hiện cơ bản của hoạtđộng thần kinh cấp cao được hình thành: ngôn ngữ, tư duy, các kĩ xảo vậnđộng như đi, chạy, nhảy…
Trang 37Nói chung, sự phát triển tính khéo léo diễn ra trên cơ sở là sự mềm dẻocủa hoạt động thần kinh, sự nhạy cảm của các cơ quan cảm giác, môi trườngvận động…Sự thực hiện có kết quả năng lực vận động được xác định bởi tínhchính xác của việc sử dụng sức lực trong không gian và thời gian phù hợp khithực hiện vận động.
Phát triển TCKL là phát triển ở trẻ sự phối hợp nhịp nhàng và phức tạpcác năng lực vận động trong vận động, trong đó phát triển TCKL tổng hợp làcon đường tốt nhất
Sự phát triển TCKL của trẻ 5 – 6 tuổi phụ thuộc vào:
- Sự phát triển của cơ thể trẻ
- Mức độ hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động
- Mức độ phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền
- Mức độ phát triển và phối hợp các năng lực khác nhau trong vận động
- Cách thức và quá trình luyện tập của người lớn
- Quá trình luyện tập hàng ngày của trẻ
- Hệ thống các bài tập thể lực, đặc biệt các bài tập VĐCB phát triển TCKL
Do đó, giáo viên cần có các biện pháp phù hợp trong việc tổ chức bài tậpVĐCB nhằm rèn luyện TCKL cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, giúp trẻthực hiện chuẩn xác các động tác vận động trong không gian và thời gian, sửdụng sức hợp lý và phản ứng nhanh chóng với hoàn cảnh thay đổi
Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non quy định hệ thống những trithức, kĩ năng, kĩ xảo và thói quen mà trẻ cần nắm vững để đảm bảo sự pháttriển thể lực – một mặt quan trọng của giáo dục toàn diện, đồng thời góp phầnbảo tồn và phát triển nền văn hóa của loài người
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, đặc điểm pháttriển tâm sinh lí và vận động của trẻ, người ta đã nghiên cứu và lựa chọn những
Trang 38nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non về các mặt rèn luyện thể chất vàchăm sóc sức khỏe cho các em.
Việc đưa ra các biện pháp tổ chức bài tập VĐCB nhằm rèn luyện TCKLcho trẻ 5 – 6 tuổi cần bám sát vào những nội dung giáo dục thể chất cho trẻ đểlựa chọn nội dung và xây dựng biện pháp giáo dục trẻ phù hợp
1.5 Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập vận động cơ bản trong việc rèn luyện tố chất khéo léo cho trẻ 5 - 6 tuổi
Khéo léo là tiền đề quan trọng để đạt được những yêu cầu về số lượng
và chất lượng của động tác Đặc điểm cơ bản của độ khéo léo là thói quenhoạt động linh hoạt Hầu hết các bài tập thể dục đều nhằm phát triển khả năngphối hợp động tác Trong các công trình nghiên cứu khoa học về tính khéoléo, người ta đo rất thận trọng nhằm đánh giá số lượng những khuyết điểm đãphạm theo đặc tính của động tác Trong quá trình rèn luyện thể lực thì việctính toán chi li như vậy không phải bao giờ cũng cần thiết Tính khéo léođược đánh giá dựa trên các cơ sở sau:
- Tính phức tạp của nhiệm vụ
- Tính chính xác của việc thực hiện nó
- Thời gian thực hiện, đặc biệt là thời gian cần thiết để nắm vững mức
độ chính xác bắt buộc, hoặc thời gian tối thiểu kể từ lúc thay đổi hoàn cảnhđến khi bắt đầu động tác đáp ứng [8]
Khi thực hiện bài tập VĐCB sẽ thu hút đa số các nhóm cơ bắp hoạt động,đẩy mạnh quá trình hoạt động sinh lí và nâng cao hoạt động sống của toàn bộ cơthể Như vậy qua luyện tập bài tập VĐCB giúp hoàn thiện khả năng làm việc của
hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, củng cố và phát triển cơ bắp,rèn luyện, hình thành các tư thế đúng… Nó có tác dụng tốt tới sức khỏe và pháttriển thể lực, tạo điều kiện phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo…
Ngoài ra, các bài tập VĐCB còn có tác dụng:
+ Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong không gian: sự định
Trang 39hướng trong khi vận động, vị trí để các dụng cụ, mối quan hệ giữa các vậttrong không gian, phát triển khả năng ước lượng bằng mắt.
+ Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng về thời gian: sự lâu dài – kéodài của việc thực hiện vận động, tính thứ tự của những giai đoạn riêng biệtcủa vận động, thực hiện vận động, theo nhịp điệu cho sẵn hay theo nhịp điệu
Trang 40Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề, có thể rút ra một số kết luận sau:
1 Bài tập VĐCB có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện và pháttriển các tố chất thể lực nói chung và tố chất khéo léo nói riêng
2 Bài tập vận động cơ bản rất phù hợp đề rèn luyện tố chất khéo léocho trẻ mà chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này
3 Tố chất khéo léo ảnh hưởng lớn tới các hoạt động vận động của trẻ
Do đó trẻ cần được phát triển các yếu tố về sự phối hợp khéo léo trong vậnđộng, thực hiện chính xác động tác trong không gian và thời gian, xử lý nhanh
và đúng các tình huống vận động Bài tập vận động cơ bản là phương tiện hợp
lý để rèn luyện và phát triển tố chất khéo léo cho trẻ 5 – 6 tuổi
4 Để bài tập vận động cơ bản phát huy tối đa được vai trò của mình thìgiáo viên cần có những biện pháp tổ chức tốt nhất khi tổ chức cho trẻ mẫugiáo 5 – 6 tuổi vận động
Để xây dựng được những biện pháp tốt khi tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổitập bài tập vận động cơ bản nhằm rèn luyện tố chất khéo léo, chúng tôi tiếnhành khảo sát thực trạng tổ chức vận động ở một số trường mầm non tại thànhphố Hải Dương