Tuy nhiên, các côngtrình đó mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra khái niệm, cách thức tiến hành vàđược thực nghiệm trên một phạm vi cụ thể mà chưa có một công trình nào nghiên cứu lí luận và v
Trang 1Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Th.S Hoàng Thị Thuận.
Cô đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, động viên em trong suốt quá trình thực hiện
Em cũng xin gửi lời biết ơn tới những người thân trong gia đình, tới những người bạn luôn động viên, khích lệ em
Em xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Nga
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài 7
7 Kết cấu của đề tài 7
NỘI DUNG 8
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI 8
1.1 Khái niệm về PPĐV 8
1.2 Phân loại PPĐV trong dạy học môn GDCD ở trường THPT 11
1.3 Quy trình sử dụng PPĐV trong dạy học ở trường THPT 14
1.4 Ưu điểm và hạn chế của PPĐV 17
1.4.1 Ưu điểm 17
1.4.2 Hạn chế 18
1.5 Một số yêu cầu khi sử dụng PPĐV trong dạy học ở trường THPT .19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21
Chương 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD PHẦN “CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT” Ở TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN - HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 22
2.1 Khái quát chung về trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông 22
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trường 22
2.1.2 Đặc điểm của HS trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông 24
2.2 Mối quan hệ giữa PPĐV và phần "Công dân với pháp luật" 26
2.2.1 Cấu trúc và đặc điểm phần " Công dân với pháp luật" trong chương trình lớp 12 ở trường THPT 26
2.2.2 Ưu thế và hạn chế của việc vận dụng PPĐV trong dạy học phần " Công dân với pháp luật" 28
Trang 32.3 Thực trạng của việc vận dụng PPĐV vào dạy học môn GDCD phần
“Công dân với pháp luật” ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông 31
2.3.1 Những mặt được 32
2.3.2 Những mặt hạn chế 37
2.4 Đề xuất quy trình và vận dụng PPĐV vào dạy học môn GDCD phần pháp luật (chương trình GDCD lớp 12) 40
2.4.1 Quy trình 40
2.4.2 Vận dụng PPĐV vào dạy học môn GDCD phần " Công dân với pháp luật"ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông 44
2.5 Một số giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, thành phố Hà Nội 74
2.5.1 Đối với Ban giám hiệu 74
2.5.2 Đối với GV 76
2.5.3 Đối với HS 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự pháttriển vượt bậc mọi mặt đời sống xã hội Trong đó, giáo dục được coi là hànhtrang quan trọng giúp con người thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau.Hòa mình vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới, Việt Nam cũnghướng tới phát triển nền kinh tế tri thức Do đó, đối với nước ta, việc xâydựng một nền giáo dục hiện đại là điều cần thiết và cấp bách hiện nay
Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đã và đang thựchiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học (PPDH) Mục tiêu quan trọngnhất của chiến lược đổi mới là lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của người học, gắn lí luận với thực tiễn, nâng cao khảnăng thực hành cho học sinh (HS) Do đó, trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIcủa Đảng đã khẳng định: "Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nângcao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phươngpháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng caochất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dụctruyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năngthực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội" [13; tr.37].Điều này cũng được cụ thể hóa trong Luật giáo dục của nước ta tại điều 24khoản 2: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú họctập cho học sinh" [24, tr.42]
Trước yêu cầu về đổi mới PP dạy và học trên đây, dạy học môn giáodục công dân (GDCD) cũng cần thiết phải đổi mới cho phù hợp Bởi, đây làmôn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, tạo tư
Trang 6tưởng, niềm tin cho các em HS Đồng thời, nó cũng có vai trò rất quan trọngtrong việc hình thành nhân cách tốt đẹp, giúp các em có được lối sống lànhmạnh phù hợp với chuẩn mực của xã hội, đặc biệt là việc thực hiện pháp luật
Thực tế cho thấy, số HS vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giaothông, trộm cắp, cướp giật, đang có xu hướng ngày càng gia tăng Chẳnghạn, thực trạng HS vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông năm 2012cho thấy, hầu như 100% HS phổ thông điều khiển mô tô, xe gắn máy không
có giấy phép lái xe; 95% HS và sinh viên điều khiển phương tiện sai kỹ thuật;ngoài ra những đối tượng này còn vi phạm một số lỗi điển hình như: trở quá
số người quy định, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô
tô, xe gắn máy, lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ cho phép, vượt đèn đỏ
Để khắc phục tình trạng trên, việc giáo dục pháp luật giữ vai trò đặc biệt quantrọng, nhằm nâng cao ý thức chấp hành đúng pháp luật của HS hiện nay Vìvậy, cần phải đưa giáo dục pháp luật vào trong chương trình dạy học, trong đómôn GDCD là môn học có thể truyền tải một cách đầy đủ, hiệu quả và cụ thểnội dung giáo dục pháp luật cho HS
Cho đến nay nhiều người vẫn cho rằng môn GDCD là một môn họckhô khan, kiến thức lý luận trừu tượng, do đó khó dạy, khó học và khó ứngdụng các PPDH tích cực, hiện đại Nhưng thực tế, nhìn vào nội dung chươngtrình của môn GDCD thì đây lại là môn học có ưu thế nhất trong việc ứngdụng các PPDH (cả truyền thống và hiện đại) Mỗi PPDH đều có những đặctrưng riêng, ưu thế riêng và do đó không thể so sánh, đánh giá PPDH này tốthơn PPDH khác Vấn đề quan trọng là người giáo viên (GV) phải biết sửdụng phương pháp (PP) nào sao cho phù hợp, tối ưu với bài giảng, tiết giảng,đơn vị kiến thức dựa trên nền kiến thức, năng lực của bản thân và khả năngnhận thức, tham gia vào quá trình dạy học của HS
Môn GDCD lớp 12 là môn học hay, nó cung cấp cho người học các trithức về pháp luật Qua đó, giúp các em xây dựng ý thức pháp luật để điềuchỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp Trong chương trình GDCD lớp 12,
Trang 7mỗi bài đều có thể sử dụng kết hợp nhiều PPDH khác nhau, trong đó cónhững PP chủ đạo Phương pháp đóng vai (PPĐV) có thể là PPDH chủ đạo,tích cực trong việc chuyển tải các nội dung đến người học Bởi, việc vận dụngPPĐV giúp HS có những trải nghiệm để đưa pháp luật vào cuộc sống của bảnthân, gia đình
Hiện nay, ở trường THPT Lê Quý Đôn ở Hà Đông, thành phố Hà Nội,PPĐV cũng đã được sử dụng ở một số môn học (như: Văn, Sử, GDCD),nhưng chủ yếu là ở những tiết giảng mẫu, có người kiểm tra, đánh giá Do đó,PPĐV chưa thực sự được GV sử dụng phổ biến, thường xuyên trong các tiếthọc Đặc biệt, là trong môn GDCD, GV còn e dè khi sử dụng PPĐV và chưathấy hết vai trò của nó trong việc chuyển tải kiến thức và hình thành các kỹnăng quan trọng cho HS
Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với pháp luật
ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, thành phố Hà Nội” làm nội dung
nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu
PPĐV ngày càng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặcbiệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo Ngày nay, trong nền giáo dục hiện đại,PPĐV trở thành một PPDH tích cực bên cạnh nhiều PPDH hiện đại khác như:
PP thảo luận nhóm (tương tác nhóm), PPDH trực quan, PPDH nêu vấn đề(xây dựng và giải quyết tình huống có vấn đề), PPDH dự án,
Trong thực tiễn quá trình dạy học, ở hầu hết các nước trên thế giới, trong
đó có nước ta, tất cả các cấp học, mọi ngành nghề, lĩnh vực khoa học đều có sửdụng PPĐV ở những mức độ khác nhau Đối với các trường đại học, quá trìnhsinh viên đi thực tập (sinh viên sư phạm thực tập - đóng vai GV, sinh viên ykhoa thực tập - đóng vai bác sĩ, sinh viên luật thực tập - đóng vai luật sư, )chính là việc sử dụng đóng vai một cách rõ nét Thực tiễn thì phong phú và phổ
Trang 8biến, nhưng cho đến nay mới có rất ít những công trình nghiên cứu lý luận vềPPDH và chủ yếu nghiên cứu thông qua hình thức đóng vai.
Một số công trình tiêu biểu ở Việt Nam có đề cập đến PPĐV là:
Các loại sách và sách tham khảo gồm có:
Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT, Đinh
Văn Đức - Dương Thị Thúy Nga (đồng chủ biên), 2011, NXB Đại học Sưphạm nêu lên các vấn đề: lý luận về PPDH môn GDCD, và các PPDH mônGDCD ở trường THPT, trong đó có đề cập tới PPĐV
Dạy và học môn GDCD ở trường THPT, Những vấn đề lí luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Duy Nhiên, 2007, NXB Đại học
Sư phạm, đã trình bày những vấn đề lí luận chung về dạy và học mônGDCD, đổi mới PP và vận dụng PPDH tích cực, thiết kế một bài giảng cụthể trong chương trình GDCD ở trường THPT, trong đó có phần sử dụngPPĐV trong giảng dạy pháp luật, chương trình GDCD lớp 12
Dạy học và PPDH trong nhà trường, Phan Trọng Ngọ, NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội, 2005 cũng nói về những vấn đề lí luận chung về dạy học vàPPDH trong nhà trường; các PPDH tích cực; các hình thức, các nguyên tắcdạy học và PPDH trong nhà trường;
Giáo trình Giáo dục học, Tập 1, Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), NXB.
Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005 thì trình bày về các vấn đề chung của giáodục, lí luận dạy học (bao gồm: quá trình dạy học, tính quy luật và nguyên tắcdạy học, nội dung dạy học, PPDH, phương tiện dạy học, ) và kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập
Các luận án, luận văn gồm có:
Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học phần "Công dân với đạo đức" môn GDCD ở trường THPT Đoàn Thị Điểm - Hà Nội, Lê Thi Biên; Phát huy tính tích cực học tập môn GDCD phần công dân với pháp luật ở trường THPT Lạc Thuỷ B, tỉnh Hòa Bình, Bùi Thị Ngọc; Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Tâm lý học ở Đại học Hải Phòng, Đinh Thị
Trang 9Phương Thảo; Một số phương pháp giảng dạy giáo dục công dân theo hướng giáo dục tích cực, Phạm Thị Thúy Phương; Các đề tài này đã trình bày một
cách khái quát cơ sở lý luận của PPDH tích cực, PPĐV ở các môn học cụ thể,trong đó có môn GDCD, đồng thời cũng đề cập tới việc giáo dục pháp luậtcho HS THPT qua môn GDCD
Các bài báo, tạp chí gồm có: Phương pháp phát huy tính tích cực - một phương pháp vô cùng quý báu, Phạm Văn Đông, Tạp trí nghiên cứu giáo dục,
số 271/ 1994; Tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp giáo dục, Nguyễn Sinh Huy, tạp trí nghiên cứu giáo dục, số 274/ 1995; Những đặc trưng của PPDH tích cực, Trần Bá Hoành, Tạp trí giáo dục số 32/ 2002; Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục thời đại mới, Trần
Hồng Quân, Tạp trí nghiên cứu giáo dục số 1/ 1995 Các công trình này cũngchỉ đề cập một cách khái quát về cơ sở lý luận và các PPDH, trong đó có PPĐV
mà chưa đi sâu vào việc vận dụng vào từng môn học cụ thể như thế nào
Từ những công trình nghiên cứu trên đây, có thể thấy rằng PPĐV đãđược quan tâm nghiên cứu để ứng dụng vào giảng dạy Tuy nhiên, các côngtrình đó mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra khái niệm, cách thức tiến hành vàđược thực nghiệm trên một phạm vi cụ thể mà chưa có một công trình nào
nghiên cứu lí luận và vận dụng PPĐV vào dạy học môn GDCD, phần “Công dân với pháp luật” để có thể áp dụng cho mọi đối tượng HS ở nhiều trường khác nhau Bởi vậy, tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học môn Giáo dục công dân phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, thành phố Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp
của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu PPĐV và khả năng vận dụng PP này vào dạy học môn
GDCD, phần "Công dân với pháp luật" ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà
Đông, thành phố Hà Nội, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
Trang 10môn GDCD nói riêng và chất lượng giáo dục các bộ môn khoa học khácnói chung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu lý luận chung về PPĐV như: Quan niệm về
PPĐV, các kiểu dạy học theo hình thức đóng vai, quy trình vận dụng PPĐV,
…
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng vận dụng PPĐV và vận dụng PPĐV vào giảng dạy một số bài cụ thể trong chương trình GDCD, phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng PPĐV vào dạy học môn GDCD, phần “Công dân với pháp luật”.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu khái quát PPĐV trong dạy học
Vận dụng PPĐV vào dạy hoc môn GDCD và dạy học phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc vận dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD phần
“Công dân với pháp luật” lớp 12.
Nghiên cứu thực nghiệm ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở xác định mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài, trongquá trình thực hiện khoá luận, tôi sử dụng các PP nghiên cứu sau:
PP nghiên cứu lý luận: phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp;phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp lịch sử, lôgic; để xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài
PP nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra, phương pháp khảo sát,phương pháp quan sát, phương pháp thống kê,… nhằm thu thập thông tin vềviệc vận dụng PPĐV và xử lý các thông tin đó một cách hiệu quả nhất
Trang 116 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài
Khoá luận hoàn thành góp phần làm sáng tỏ hơn về PPĐV, và cung cấp
cơ sở lý luận cho việc vận dụng PPĐV vào quá trình dạy học môn GDCD nói
chung, phần “Công dân với pháp luật” nói riêng và để nâng cao chất lượng,
hiệu quả của dạy và học bộ môn Qua đó khoá luận sẽ góp phần nhỏ bé vàoquá trình đổi mới PPDH nói chung, PPDH môn GDCD nói riêng
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luân văngồm hai chương, 10 tiết:
Trang 12GV và HS, ) Đây là một loại trò chơi trẻ em được thực hiện ở trong các
trường Mầm Non Do đó, trong cuốn Giáo dục học Mầm Non (NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội) của nhóm tác giả Phạm Thị Châu đã chỉ rõ vai trò của cáctrò chơi này: “là loại trò chơi trong đó trẻ đóng một vai chơi cụ thể để tái tạolại những ấn tượng, những xúc cảm mà trẻ thu nhận được từ một môi trường
xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng” [8, tr.158].Đóng vai qua trò chơi hay đóng vai theo các nhân vật trong các câu chuyệnđược thực hiện trên lớp hoặc ở nhà của trẻ chính là những hoạt động đơn giảnđầu tiên - bước đầu làm quen và thể hiện PPĐV
Thuật ngữ “đóng vai” hiện nay không còn xa lạ với chúng ta và trên
thực tế nó được ứng dụng, thể hiện rất phổ biến Tuy nhiên, có nhiều quanđiểm, cách tiếp cận khác nhau về PPĐV
Dựa trên cách quan niệm dạy học đóng vai là dạy học bằng hình thứcđóng kịch, nhiều tác giả đã đưa ra định nghĩa về PPĐV như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê: “Đóng vai là thể hiện
nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng cách hành động, nóinăng như thật” [30, tr.337]
Còn tác giả Phan Trọng Ngọ, trong cuốn “Dạy học và PPDH trong nhà trường”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005 đã khẳng định: “PP đóng kịch
trong dạy học là GV cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động theocác vai diễn Qua đó họ học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành
Trang 13động cũng như các kỹ năng ứng xử khác của nhân vật trong kịch bản” [27,tr.283].
Trong giáo trình “Giáo dục học tập 1” do PGS.TS Trần Thị Tuyết
Oanh (chủ biên) NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005 cho rằng: "Đóng kịch
là PPDH, trong đó GV tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịchbản và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp HS hiểu sâu sắc nội dung học tập"[29, tr.227]
Các tác giả trên đều nhấn mạnh PPĐV là PPDH trong đó GV hìnhthành kịch bản có nội dung học tập, yêu cầu người học đóng các vai diễn sẵn
có Bản chất của nó là sự gia công sư phạm của GV, chế biến nội dung dạyhọc thành kịch bản phù hợp để người học sử dụng kịch bản đó và nhập vai
Dưới góc độ, coi PPĐV là PPDH thực hành, các tác giả đã từng bướcchỉ ra nội hàm của PPĐV:
Trong tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006, có viết: “Đóng vai là PP tổ
chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trongmột tình huống giả định”, [7, tr17] Trong định nghĩa này, các tác giả đã tiếpcận theo hướng GV nên cho tình huống mở, không cho trước “kịch bản” vàngười học sẽ tự sáng tạo kịch bản, lời thoại liên quan đến nội dung kiến thức,thái độ, kỹ năng cần đạt được của bài học để đóng vai
Theo các tác giả Nguyễn Văn Cư - Nguyễn Duy Nhiên (đồng chủ
biên), “Dạy và học môn GDCD ở trường THPT, những vấn đề lí luận và thực tiễn”, NXB Đại học Sư phạm, 2008 cho rằng: “PPĐV là PP tổ chức
cho HS thực hành một số cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định đểnắm vững nội dung bài học” [10, tr.22]
Trong cuốn "Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT", 2011, NXB Đại học Sư phạm, tác giả Đinh Văn Đức - Dương Thị
Thúy Nga (đồng chủ biên) cho rằng: “Đóng vai là PP tổ chức cho người học
Trang 14thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giảđịnh” [17, tr.169].
Như vậy, những quan niệm trên dù có sự khác nhau nhất định về sự thểhiện vai trò của người dạy (GV) và người học (HS), trong đó người học giữvai trò chủ đạo Nhưng về cơ bản, các tác giả cho rằng PPĐV là sự thể hiệnvai diễn của người học theo các vai diễn đã được định trước (hoặc là củangười dạy hoặc là của người học) Từ đó, cho thấy bản chất của dạy học đóngvai chính là dạy học thông qua hình thức đóng kịch Tuy nhiên, cần phải nhấnmạnh rằng, đóng vai có các hình thức phản ánh mức độ, yêu cầu và mang lạihiệu quả khác nhau Do đó, dạy học bằng PPĐV không chỉ dừng lại ở việcđóng kịch Bởi nó bao gồm việc xác định, lựa chọn nội dung, xây dựng kịchbản, phân vai, tập luyện và thể hiện vai diễn mà điều quan trọng hơn là từ việcđóng kịch ấy rút ra bài học nhận thức, thái độ và kỹ năng gì cho người học Vìvậy, trên cơ sở kế thừa và phát triển các định nghĩa trước đây, căn cứ vào hìnhthức thể hiện và phạm vi, hiệu quả ứng dụng của đóng vai trong dạy học, cóthể đưa ra định nghĩa đầy đủ về PPĐV như sau:
PPĐV là PPDH thông qua hình thức đóng kịch, diễn xuất - sự nhập tâm, hoá thân của HS vào những nhân vật cụ thể và thể hiện thái độ, tư tưởng, hành vi ứng xử của những nhân vật đó, trên cơ sở đó giúp HS thực hành, trải nghiệm và rút ra những bài học nhận thức và kỹ năng sống phù hợp, tích cực.
Định nghĩa trên khẳng định rằng, trọng tâm hay bản chất của PPĐVchính là việc ứng dụng các giá trị của nghệ thuật đóng kịch vào dạy học,nhưng không bó hẹp ở khuôn khổ của hình thức đóng kịch - một loại hìnhnghệ thuật Việc đóng vai của HS, không nhất thiết phải là sự thể hiện các vaidiễn của nhiều người có sự đối thoại hay ngôn ngữ biểu diễn, mà có khi chỉ lànhững lời độc thoại kết hợp hành vi - ngôn ngữ không dùng lời nói để thểhiện (chẳng hạn HS đóng vai chính khách, nhà hoạt động chính trị - xã hội,nhà quản lý, lãnh đạo…thuyết trình, diễn thuyết, hùng biện, biện hộ về một
Trang 15nội dung hay vấn đề nào đó); cũng có thể HS đóng vai GV để điều hành, “làmthử” tổ chức một hoạt động, một nội dung học tập nào đó.
Như vậy, dạy học thông qua đóng vai là một PPDH giúp HS tích cựctham gia, sáng tạo, thể hiện bản thân, hoà nhập vào quá trình dạy học, vàomôi trường học tập linh hoạt, năng động Đóng vai, phân tích tình huống,cách ứng xử, giải quyết vấn đề, truyền tải thông tin, thông điệp về kiến thức,thái độ, kỹ năng sẽ tác động sâu sắc tới suy nghĩ và hành động của cả ngườidạy và người học Song, để ứng dụng và phát huy giá trị, hiệu quả của PPĐV,đòi hỏi phải có những yêu cầu nhất định đối với nhà trường, GV và HS
1.2 Phân loại PPĐV trong dạy học môn GDCD ở trường THPT
PPĐV có nhiều kiểu và hình thức tổ chức vận dụng dạy học khác nhau.Nhưng căn cứ vào nội dung kiến thức của bộ môn GDCD, của từng bài, vàmức độ nhận thức, khả năng xây dựng kịch bản của HS, có thể kết hợp nhữngkiểu dạy học đem lại hiệu quả cao bằng PPĐV Việc phân loại hình thức đóngvai được dựa trên những tiêu chí hay cách tiếp cận khác nhau:
Thứ nhất, dựa theo tiêu chí thời gian chuẩn bị có đóng vai trực tiếp trong cùng một tiết học và đóng vai có sự chuẩn bị trước ở nhà
Một là, đóng vai trực tiếp là hình thức đóng vai mà yêu cầu về việc xây
dựng kịch bản theo nhiệm vụ học tập được đặt ra và thể hiện trực tiếp trongcùng một tiết học Đóng vai theo hình thức này rất ít hoặc không có thời gianchuẩn bị, nó diễn ra một cách nhanh chóng, dựa trên một định hình nội dung,kịch bản siêu tốc, một cá nhân hoặc nhóm HS sẽ thể hiện việc diễn xuất ngaytrên lớp, với những lời thoại mang đậm chất ngẫu hứng nhưng không vượt rangoài khuôn khổ đã định hướng Đóng vai theo hình thức này là một tháchthức, ban đầu khó thực hiện nhưng với những nhóm HS có năng khiếu, nănglực và tự tin thì sẽ nhanh chóng vượt qua, sự thể hiện ở những lần tiếp sau sẽtốt hơn Hình thức này là thách thức nhưng có thế mạnh là khơi dậy hoặckhích lệ rất lớn đối với HS vì nó khích lệ sự thể hiện bản lĩnh, thể hiện bảnthân của người học trong bối cảnh
Trang 16Hai là, đóng vai có sự chuẩn bị trước ở nhà là hình thức đóng vai diễn
ra theo một quy trình bắt đầu nhận nhiệm vụ từ khi kết thúc tiết học trước chođến khi thực hiện ở tiết sau Hình thức này có ưu điểm là GV và HS có sự lựachọn nội dung, có thời gian để xây dựng kịch bản, lời thoại, tập luyện nên khithể hiện trên lớp thường chặt chẽ, trôi chảy và đúng định hướng hơn Đây làhình thức được ứng dụng phổ biến nhất khi sử dụng PPĐV trong dạy học
Thứ hai, dựa vào yêu cầu nắm kiến thức - mục đích học tập
Một là, đóng vai tái hiện - ghi nhớ là hình thức đóng vai dựa trên nền
kiến thức đã biết, xây dựng nội dung kịch bản với những tình huống, vai diễnđơn giản chỉ là kịch bản hoá những kiến thức, kỹ năng đã được phân tích từtrước Hình thức này có ưu điểm là giúp HS tái hiện, ghi nhớ kiến thức mộtcách bền vững nhưng ít có tính sáng tạo vì bị chi phối bởi những cái đã biết
Hai là, đóng vai suy luận - phát triển là hình thức đóng vai mà kịch
bản, lời thoại, những vấn đề đặt ra trong kịch bản và vai diễn được xây dựng,phát triển từ những kiến thức đã biết suy luận mở rộng ra nội dung kiến thức
và những cách ứng xử mới Hình thức này tạo cho HS những hứng thú bởiphải tìm tòi, khám phá để vượt qua những cái đã biết Phương châm của hìnhthức này là nếu chúng ta làm những cái đã biết thì chúng ta sẽ thu được nhữngcái đã có, nếu chúng ta làm những cái chưa biết thì chúng ta sẽ thu đượcnhững cái chưa có
Ba là, đóng vai liên hệ - ứng dụng là hình thức đóng vai trong đó nội
dung kịch bản được xây dựng chủ yếu dựa trên những tình huống, nhữnghành vi ứng xử diễn ra phổ biến trong cuộc sống nhưng được hình tượng hoá,kịch bản hoá và thể hiện thông qua các vai diễn qua đó giúp HS rút ra nhữngbài học nhận thức, điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân khi gặp phảinhững vấn đề, tình huống tương tự
Thứ ba, dựa trên tiêu chí sự tương tác giữa HS với HS, HS với GV trong quá trình thực hiện
Trang 17Một là, đóng vai độc lập là hình thức đóng vai trong đó việc xây dựng
kịch bản và thể hiện vai diễn chủ yếu được thể hiện bởi một cá nhân Hìnhthức này thường được áp dụng đối với những vai diễn có diễn biến tư tưởng,tâm lý phức tạp Nội dung hay những tình huống có vấn đề là sự đấu tranhdiễn ra trong bản thân một nhân vật (đấu tranh tư tưởng, nội tâm) Hình thứcnày ít được ứng dụng nhưng có lợi thế về sự chuẩn bị, thể hiện bởi nó đượcthực hiện bởi một HS, độc lập, chủ động, sáng tạo về tư duy, xây dựng hướngkịch bản, lời thoại
Hai là, đóng vai theo nhóm là hình thức đóng vai bao gồm các hoạt
động chuẩn bị, xây dựng kịch bản, thể hiện kịch bản dựa trên sự tương tác củanhóm HS Đây là hình thức đóng vai diễn ra phổ biến nhất, nó kết hợp linhhoạt PP làm việc theo nhóm và PPĐV do đó phát huy được sức mạnh chungcủa tinh thần nhóm, vì vậy hiệu quả mang lại rất cao
Thứ tư, dựa vào nội dung bài học
Một là, đóng vai cùng chủ điểm, chủ đề là hình thức đóng vai mà các
nhóm cùng chuẩn bị, thể hiện kịch bản, diễn xuất theo một chủ đề xác định,sau đó việc nhận xét, thảo luận, đánh giá được thực hiện chung của cả lớp.Hình thức này có ưu điểm là một chủ điểm, một chủ đề hay một vấn đề sẽđược tiếp cận, thể hiện với các nhóm khác nhau, do đó vừa sâu sắc vừa đadạng, làm cho việc tiếp thu, nhận thức rõ ràng hơn Tuy nhiên, do giới hạn bởithời gian và yêu cầu về việc thực hiện hệ thống kiến thức cơ bản nên nếu tậptrung vào một chủ điểm, một vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiệnnhững nội dung khác
Hai là, đóng vai khác chủ điểm, chủ đề là hình thức đóng vai mà mỗi
nhóm xây dựng, thực hiện kịch bản, vai diễn theo những chủ điểm, chủ đềkhác nhau Hình thức này có ưu điểm đảm bảo yêu cầu về thực hiện hệ thốngnội dung, kiến thức (tức là nó khắc phục được hạn chế của đóng vai cùng chủđề) nhưng hạn chế của nó là có thể làm loãng, ít tập trung vào các nội dung,vấn đề cần giải quyết
Trang 18Việc phân loại hình thức đóng vai chỉ có ý nghĩa tương đối theo nhữngcách tiếp cận hay tiêu chí khác nhau Chẳng hạn, đóng vai về một chủ điểmđược thực hiện bởi nhóm có chuẩn bị trước nhằm mục đích học tập liên hệ -vận dụng Hoặc đóng vai khác chủ đề, được thực hiện bởi nhóm và tiến hànhtrực tiếp - chuẩn bị nhanh trong cùng một tiết học nhằm mục đích suy luận,phát triển kiến thức, kỹ năng,… Do tính linh hoạt của hình thức đóng vai nêntrong quá trình vận dụng vào dạy học môn GDCD, GV có thể lựa chọn, thayđổi hình thức cho phù hợp với từng tiết học, bài giảng.
1.3 Quy trình sử dụng PPĐV trong dạy học ở trường THPT
Nắm vững và vận dụng thành thạo quy trình tổ chức là một yêu cầu vôcùng quan trọng đối với GV khi sử dụng PPDH đóng vai Bởi khi thực hiệnmột tiết dạy trên lớp bằng PPĐV, GV một mặt tuân thủ theo quy định về tiếntrình giờ dạy học, có nghĩa là bao gồm việc ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giớithiệu bài mới, củng cố, hệ thống hoá và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập ởnhà cho HS; mặt khác nhấn mạnh vào quy trình hoạt động dạy và học của GV
và HS trải qua các bước từ khi chuẩn bị cho đến khi hoàn tất việc đóng vai,thể hiện vai diễn theo nội dung và tiến hành các hoạt động học tập, nhận thứctrên lớp
Trong khóa luận của mình, tác giả tập trung phân tích quy trình sử dụngPPĐV trong dạy học môn GDCD, nhằm làm cơ sở cho phần thực nghiệm.Thông thường, trong dạy học môn GDCD, GV phổ biến sử dụng hai kiểu dạyhọc bằng PPĐV trực tiếp và PPĐV có sự chuẩn bị trước ở nhà với quy trìnhhoạt động được mô tả chi tiết như sau:
Thứ nhất, quy trình dạy học đóng vai trực tiếp diễn ra trong cùng một tiết học Quy trình này được bắt đầu từ khi chọn nội dung kiến thức, định hình
kịch bản, lời thoại, phân vai chuẩn bị, thể hiện vai diễn, kịch bản cho đến khithảo luận đóng góp ý kiến, nhận xét, kết luận, rút ra bài học nhận thức, kỹnăng diễn ra trong cùng một tiết học Quy trình bao gồm 5 bước:
Trang 19Bước 1, GV căn cứ vào nội dung kiến thức của bài, giới thiệu tình
huống, chia nhóm và giao tình huống đóng vai cho từng nhóm, quy định rõthời gian chuẩn bị “kịch bản” và thời gian thể hiện sự đóng vai theo kịch bảncủa từng nhóm
Bước 2, các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đảm
nhiệm sắm vai, thành viên nhóm chuẩn bị nhanh việc thể hiện các vai đượcphân công và phối hợp với các vai diễn khác trong nhóm để hình thành kịchbản - diễn xuất
Bước 3, các nhóm được phân công lên đóng vai - thể hiện các vai diễn
theo bối cảnh và nội dung kịch bản (có thể có những sáng tạo linh hoạt cả vềlời thoại và cách thức, hành vi thể hiện)
Bước 4, nhận xét, đánh giá - cả lớp cùng quan sát, thảo luận, đánh giá
về các vai diễn họ vừa quan sát được và đưa ra các câu hỏi phản biện, tranhluận hướng vào nội dung trọng tâm bài học mà việc đóng vai thể hiện hoặctruyền tải, không quá chú trọng vào năng lực thể hiện các vai diễn Trongbước này, GV và HS khác có thể phỏng vấn, đặt các câu hỏi cho các vai diễn
Bước 5, kết luận và rút ra bài học nhận thức, kỹ năng Trên cơ sở đánh giá
nội dung, ý nghĩa và năng lực thể hiện kịch bản, HS tự rút ra các bài học nhậnthức và ứng dụng kỹ năng dưới sự điều hành và vai trò “trọng tài” của GV
Thứ hai, quy trình dạy học đóng vai có sự chuẩn bị trước ở nhà Đây là
quy trình đóng vai được bắt dầu từ cuối tiết học của buổi học lần trướccho đến khi kết thúc tiết học của buổi học lần sau Quy trình này bao gồm:
Bước 1, giao nhiệm vụ đóng vai Sau khi kết thúc tiết học trước, GV
giao nhiệm vụ học tập - đưa ra tình huống, phân công đảm nhiệm việc lựachọn, xây dựng kịch bản, luyện tập thể hiện các vai diễn để HS về nhà tựchuẩn bị (có sự liên lạc, chia sẻ thông tin với GV) Việc phân công này phảicăn cứ vào nội dung của tiết học tiếp theo, có thể các nhóm cùng chuẩn bịthực hiện đóng vai theo một chủ đề, chủ điểm hoặc có sự khác nhau về nộidung, chủ điểm và phải rất chú trọng đến sự phân bố thời lượng, thời gian đối
Trang 20với kịch bản sẽ thể hiện Việc phân công giao nhiệm vụ đóng vai cho cácnhóm có tạo ra hứng thú học tập cho HS hay không phụ thuộc rất nhiều vàonăng lực nắm bắt, phát hiện và định hướng vấn đề của GV.
Bước 2, chuẩn bị trước đóng vai Tìm tòi, phát hiện vấn đề và xây dựng
kịch bản Căn cứ vào nội dung hay chủ điểm được phân công, HS tìm tòi,phát hiện vấn đề, thảo luận đưa ra và lựa chọn tình huống, tiến hành xây dựngkịch bản
Bước 3, tập luyện thể hiện kịch bản Sau khi đã có kịch bản đóng vai,
HS bắt đầu tập luyện theo kịch bản với từng vai diễn của mình Thời gian tậpluyện có thể dài hoặc ngắn tùy theo khả năng thể hiện của các HS trongnhóm, tuy nhiên không được vượt quá thời gian quy định
Bước 4, thể hiện vai diễn và kịch bản trước lớp Tiết học mới của buổi
học mới bắt đầu, theo thứ tự được phân công hoặc theo tự nguyện, xungphong, các nhóm sẽ lần lượt lên thể hiện kịch bản đóng vai
Bước 5, thảo luận, nhận xét, kết luận và rút ra bài học nhận thức.
Trong quy trình dạy học đóng vai, mỗi bước đều có vị trí, vai trò nhấtđịnh Nếu như các bước 1, 2, 3 có ý nghĩa tiên quyết đến thành công của việcthể hiện vai diễn, kịch bản, đảm bảo phản ánh hay bộc lộ nội dung, chủ đề,chủ điểm học tập; bước 4 thể hiện và khẳng định bản lĩnh, năng lực của HStrong tình huống có vấn đề - bối cảnh học tập; thì bước 5 có ý nghĩa như một
sự tổng hợp thành quả đạt được của cả tiến trình dạy học bằng hình thức đóngvai Đây là bước quan trọng nhất của quy trình thực hiện PPĐV, nó thể hiện
sự chú tâm quan sát, lắng nghe và tham gia vào hoạt động dạy học, đánh giá
và tiếp nhận, vận dụng kiến thức, kỹ năng của cả GV và HS Sau khi cácnhóm thể hiện kịch bản, dưới sự định hướng của GV, HS nêu ý kiến nhận xét
về sự thể hiện của các vai diễn, nội dung thông điệp truyền tải, ý nghĩa kịchbản; HS nêu các câu hỏi phản biện hoặc mở rộng vấn đề, cùng tranh luận, lýgiải với những kỳ vọng mở, suy luận; GV kết luận và cùng thống nhất với HS
về các bài học nhận thức, kỹ năng cần thực hành, rèn luyện từ tình huốngđóng vai
Trang 211.4 Ưu điểm và hạn chế của PPĐV
1.4.1 Ưu điểm
Thứ nhất, HS được rèn luyện, thực hành kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái
độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn Học phải điđôi với hành, nếu chỉ học lý thuyết mà không được trải nghiệm qua các tìnhhuống thực tế thì HS rất dễ bị rơi vào trạng thái hụt hẫng, chán trường Nhưngkhi được rèn luyện, thực hành HS sẽ hình thành được những kỹ năng, nhữngkinh nghiệm giúp các em vượt qua được khó khăn, thử thách
Thứ hai, PP này gây chú ý và hứng thú cho HS Với PPĐV, HS được
trực tiếp khám phá, tìm tòi tri thức nên các em sẽ cảm thấy hào hứng hơntrong học tập và chất lượng của giờ học cũng đạt hiệu quả cao Ví dụ: bằngPPĐV HS được thực hành với các vai diễn mới lạ, không giống với mìnhtrong thực tế (như: cảnh sát giao thông, GV, kẻ cắp, ), khi đó các em sẽ cảmthấy hứng thú, muốn khám phá, thể hiện năng lực của mình Đồng thời, cũngtrực tiếp mở ra những tri thức mới có trong nội dung các nhân vật sẽ thể hiện
ở tình huống cụ thể
Thứ ba, đây là PPDH khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo
hướng tích cực, rèn luyện cho HS kỹ năng giải quyết vấn đề, chủ động xử lýtình huống trong thực tế Bởi, PPĐV giúp HS phân biệt được những hành viđúng, sai trong thực tế, do đó các em sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình sao
cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội Ví dụ: khi giảng bài "Thực hiện pháp luật", GV cho HS tình huống đóng vai: A điều khiển xe máy không đội mũ bảo
hiểm, vượt đèn đỏ và bị công an xử phạt Khi đó HS được trực tiếp tham giavào việc xử lý, giải quyết tình huống và thấy rằng hành vi của A là sai Đồngthời, cũng hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, phân biệt được những hành
vi đúng, sai trong cuộc sống, từ đó có thái độ đúng đắn, tích cực trong việcthực hiện hành vi của mình
Thứ tư, qua vai diễn có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói
hoặc việc làm mà các vai diễn đã thực hiện Bởi, mỗi vai diễn đều mang mộtnội dung truyền tải nhất định tới người xem, thông qua những lời nói và việc
Trang 22làm của vai diễn đó người xem sẽ đánh giá ngay được điều đó là phù hợp haykhông phù hợp Vì vậy, từng cử chỉ, lời nói của nhân vật đều có tác động nhấtđịnh tới nhận thức của người xem Ví dụ: trong tình huống trên, người xem cóthể đánh giá ngay được việc điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm vàvượt đèn đỏ của A là hành vi không phù hợp, vi phạm pháp luật giao thôngđường bộ.
Thứ năm, PPĐV tạo điều kiện phát triển tư duy sáng tạo của HS, là nơi
để các em có thể thể hiện năng lực, tài năng của mình trước tập thể Bằnghình thức dạy học đóng vai, HS là người chủ động tìm tòi, lĩnh hội tri thức,đồng thời còn khơi dậy ở các em sự sáng tạo và tài năng vốn có của mình
Thứ sáu, đóng vai giúp HS khắc phục được tính nhút nhát, e ngại, dụt
dè khi xuất hiện trước đám đông để các em trở nên tự tin hơn, mạnh dạn vàtrưởng thành hơn Bằng PPĐV, HS sẽ được hóa thân vào nhân vật, do đó, đốivới các em luôn cảm thấy tự ti về bản thân thì khi được xuất hiện bằng mộtvai diễn khác với mình sẽ giúp HS không còn thấy tự ti nữa, ngược lại các emcòn có thể thỏa sức thể hiện nhân vật bằng khả năng của mình
1.4.2 Hạn chế
Thứ nhất, nếu HS đóng vai không hiểu rõ vai diễn của mình (lạc đề) thì
sẽ không thu được kết quả như mong muốn, có khi kết quả ngược lại Khiđóng vai, một trong những yêu cầu không thể thiếu để góp phần tạo nên sựthành công của vai diễn đó là sự nhập vai của các nhân vật, nếu không hiểu rõvai diễn của mình (hoặc hiểu nhầm vai diễn của mình) thì sẽ không thể truyềntải đúng thông điệp tới người xem Do đó, sẽ không đạt được kết quả tốt nhưmong muốn
Thứ hai, nếu không có yếu tố hóa trang hoặc đạo cụ thì sẽ giảm hiệu
quả của giờ học, không gây được hứng thú cho HS Người đóng vai ít có kinhnghiệm và khả năng diễn đạt sẽ làm cho lớp học không tập trung hoặc rốinhiễu Hóa trang là một trong những yếu tố cần thiết cho một vai diễn, bởi khi
đã đóng vai, chúng ta hoàn toàn trở thành một con người khác với mình ở đờithường Vì vậy, để nhập vai tốt thì cần phải có sự đầu tư về trang phục và đạo
Trang 23cụ cần thiết cho vai diễn đó Đồng thời, mỗi vai diễn cũng cần phải có khảnăng diễn đạt tốt, ăn nói lưu loát (tránh nói ngọng) để truyền tải thông tin tớingười nghe một cách hiệu quả.
Thứ ba, nếu GV không bao quát, quản lý lớp tốt trong quá trình tiến
hành đóng vai thì trật tự lớp học rất dễ bị phá vỡ, lớp học trở nên mất trật tự,
ồn ào Trong quá trình HS đóng vai, do sự hấp dẫn bởi khả năng diễn xuất củanhóm thực hiện, HS trong lớp có thể không kiềm chế được cảm xúc của mìnhdẫn tới những hành vi làm ảnh hưởng tới trật tự lớp học như: cười ầm lên, lahét, đập tay xuống bàn, Do đó, những điều này đã làm phá vỡ khuôn khổtrật tự của lớp học
Thứ tư, sau khi đóng vai, lớp học dễ bị lộn xộn, khó tập trung để GV
tiếp tục phần giảng dạy tiếp theo PPĐV làm HS tập trung sự chú ý vào nộidung vai diễn muốn truyền tải tới người xem bởi sự hấp dẫn trong diễn xuấtcủa nhân vật, do đó, khi kết thúc tình huống những dư âm của vai diễn vẫncòn đọng lại khiến HS phân tâm và chưa thể tập trung vào bài giảng của GVngay được, điều này cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định tới chất lượngdạy và học của GV và HS
1.5 Một số yêu cầu khi sử dụng PPĐV trong dạy học ở trường THPT
Thực tiễn giảng dạy cho thấy, để một giờ học có sử dụng PPĐV đạthiệu quả cao GV phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, đối với GV cần:
Một là, khi GV đưa ra tình huống đóng vai cho HS cần phải thật rõ
ràng, mạch lạc các ý, các câu để HS dễ hiểu, tránh dùng những từ ngữ trừutượng, khó hiểu Đồng thời, GV không nên cho sẵn HS kịch bản mà chỉ đưa
ra tình huống, trên cơ sở đó HS sẽ tự xây dựng kịch bản để thể hiện khả năngsáng tạo, chủ động của mình
Hai là, phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai
(nếu là đóng vai trực tiếp trong tiết học) Trong khi các nhóm chuẩn bị, GVnên đến từng nhóm, quan sát, lắng nghe, kịp thời phát hiện những khó khăn,lúng túng của HS để có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời
Trang 24Ba là, GV cần định hướng cho HS xây dựng kịch bản phải có kịch tính
(các xung đột, các mâu thuẫn giữa các nhân vật) để gây hứng thú, gây sự chú
ý và mang tính thuyết phục cao về tư tưởng, hành vi
Bốn là, sau khi diễn, cần thực hiện đàm thoại để rút ra những kiến thức,
những kết luận cần nhớ Việc bình luận sau cảnh diễn phải tạo bầu không khíthân thiện, cởi mở, cầu thị và xây dựng Ở đây, GV phải chú ý sao cho lờibình luận của những người quan sát không quá gắt gao
Năm là, để dạy tốt bằng PPĐV, đòi hỏi người GV phải am hiểu về
PPĐV cũng như các yêu cầu và hình thức đóng vai Trong dạy học đóng vai,
GV phải đóng vai trò vừa là “khán giả”, vừa là “trọng tài” công minh đánhgiá và đưa ra nhận xét xác đáng PPĐV có ưu thế trong dạy học môn GDCD,nhưng muốn vận dụng PP này GV phải có sự đầu tư công sức, phải có lươngtâm với nghề
Thứ hai, đối với HS:
Một là, mọi HS đều được tham gia vào quá trình thảo luận, xây dựng
kịch bản, được đóng vai hoặc phục vụ cho công việc đóng vai của các bạntrong nhóm GV nên khích lệ cả các bạn nhút nhát tham gia vào các vai diễn
Hai là, người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai
để không lạc đề và kết hợp, tương tác với các bạn diễn
Thứ ba, đối với nhà trường:
Nhà trường cần chú ý đến điều kiện vật chất, phương tiện hỗ trợ dạyhọc Những yếu tố bên ngoài như: phòng học, âm thanh, ánh sáng, máy tính,máy chiếu, cũng có tác động không nhỏ tới thành công của các vai diễn.Chẳng hạn, nếu phòng học quá trật sẽ không có sân khấu để thực hiện diễnxuất Vì vậy, nhà trường cũng cần phải chú ý tới những yếu tố này để phục vụtốt cho việc đóng vai của HS
Trang 25KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đóng vai là một PPDH tích cực nhằm phát huy cao độ tính tự giác, độclập, sáng tạo của người học và tạo ra môi trường học tập tích cực Trong đó,người học được tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực hơn, hứngthú học tập của người học được kích thích, hình thành ở các em kỹ năng tựnghiên cứu và tự phát hiện tri thức mới Ở nước ta, dạy học theo PPĐV đãmanh nha từ rất sớm, song mới ở mức thử nghiệm tại một số trường ở một vàitiết giảng mẫu mà chưa trở thành một PP phổ biến
Tuy nhiên, để sử dụng PPĐV có hiệu quả đòi hỏi GV phải có nhữnghiểu biết đầy đủ về PPĐV, nắm vững quy trình và các yêu cầu khi sử dụng PPnày Đồng thời, nhà trường cũng phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất để đápứng được yêu cầu của hoạt động dạy và học
Mặc dù PPĐV được đánh giá là PPDH tích cực, nhưng nó không phải là
PP vạn năng mà chỉ có thể là PP chủ đạo, tuy nhiên, không phải bài nào ta cũng
sử dụng PPĐV vào giảng dạy Việc lạm dụng PPĐV không đúng lúc, tràn lan,không phù hợp với nội dung sẽ làm giảm sự thành công trong quá trình dạy vàhọc của GV và HS Vì vậy, đối với môn GDCD lựa chọn và vận dụng PPĐVphù hợp với mục tiêu, nội dung bài học là công việc quan trọng của người GV
và cũng là điều kiện cần thiết để góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chấtlượng, hiệu quả của hoạt động dạy học bộ môn trong nhà trường
Trang 26Chương 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD PHẦN “CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT” Ở TRƯỜNG THPT
LÊ QUÝ ĐÔN - HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trường
Trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông được thành lập ngày 14/2/1970
mang tên “Trường cấp 3 vừa học vừa làm thị xã Hà Đông” do sáng kiến của
Thị ủy - Ủy ban hành chính thị xã Hà Đông cho mô hình vừa học văn hóa vừahọc nghề Buổi đầu thành lập trường có 3 lớp với 130 HS và 4 thầy cô giáo.Thầy và trò nhà trường luôn tham gia các hoạt động lao động xã hội
như: “Phủ xanh đồi trọc” ở Ba Vì; “Vì dòng điện ngày mai” ở Sông Đà Hoà Bình; “Chiến dịch ánh sáng văn hóa” ở nông thôn; “Làm thủy lợi” ở
-Đồng Mô - Ngải Sơn; …
Năm 1976 - 1993, khi sáp nhập tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà
Sơn Bình, trường mang tên “Trường phổ thông cấp 3 Công nghiệp A” Trong
những năm này, nhà trường rất chú trọng đến xây dựng đội ngũ GV dạy vănhóa, GV hướng nghiệp và các xưởng trường Nhiệm vụ chính của trường đặt
ra là giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức và văn hóa
Hiện nay, do mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội, tỉnh HàTây hợp nhất với thành phố Hà Nội, trường được UBND thành phố Hà Nội
đổi tên thành “Trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông” Nhà trường luôn duy
trì chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắctrong khối THPT của thành phố, trên cơ sở thực hiện tốt các cuộc vận động vàphong trào thi đua của ngành giáo dục Thủ đô phát động, xứng đáng với niềmtin của Đảng, Nhà nước, nhân dân địa phương và thành phố Hà Nội TrườngTHPT Lê Quý Đôn - Hà Đông nằm ở số 03 Nguyễn Trãi, Phường NguyễnTrãi, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Trang 27Về quy mô phát triển nhà trường: Trong những năm gần đây, nhà
trường đã duy trì được số HS và số lớp ổn định theo từng năm, cụ thể là: nămhọc 2011 - 2012 trường có 47 lớp, tương ứng với 2114 HS; năm học 2012 -
2013 có 47 lớp với số HS là 2008; còn năm học 2013 - 2014 số HS đã lên tới
2123, kéo theo đó số lớp cũng tăng lên là 48 lớp
Về đội ngũ GV và cán bộ công chức của nhà trường: Tổng số GV trong
trường có 110 GV đều có trình độ chuẩn, trên chuẩn và 3 GV hợp đồng.Ngoài ra, nhà trường còn có 12 nhân viên văn phòng và 6 người lao công,phục vụ, bảo vệ
Về cơ sở vật chất nhà trường: Trường có tổng diện tích mặt bằng là
4882 m2, với 30 phòng học có đủ đầu chiếu Projector, bàn ghế đúng quy cách,ánh sáng đạt tiêu chuẩn Cùng với đó, nhà trường còn có 3 phòng tin ( bìnhquân 70m2/1 phòng) với tất cả các máy tính đều được kết nối Internet đườngtruyền tốc độ cao và 1 phòng thư viện (50m2/ phòng), gồm phòng đọc vàphòng sách Ngoài ra, trường còn có phòng làm việc của 4 tổ chuyên môn(16m2/1 phòng), có sân chơi, bãi tập, các công trình vệ sinh riêng biệt cho
GV, HS; điện lưới, điện máy phát (khi mất điện lưới), nước máy, hệ thốngnước uống tinh khiết hợp vệ sinh, … Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu đểdạy và học trong giai đoạn hiện nay
Về thành tích nhà trường đã đạt được: Trải qua 42 năm, nhà trường đã
được các cấp, các ngành tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen vì đã cóthành tích xuất sắc trong nhiều mặt hoạt động Nhà trường được Nhà nướctặng 5 Huân chương lao động các hạng và Huân chương độc lập hạng ba năm
2003 Năm học 2005 - 2006, 2006 - 2007: trường đạt danh hiệu Tập thể laođộng xuất sắc, được UBND Tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận Năm học
2007 - 2008: trường đạt danh hiệu trường tiên tiến, được Sở Giáo dục và Đàotạo Hà Tây cấp giấy chứng nhận Năm học 2008 - 2009: trường đạt danh hiệuTập thể lao động xuất sắc, được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy chứngnhận Năm học 2009 - 2010: Nhà trường có 2 tổ chuyên môn đạt tập thể lao
Trang 28đông tiên tiến, do Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội cấp giấy chứngnhận.
Đảng bộ nhà trường liên tục là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đã đượcTỉnh ủy Hà Tây tặng cờ “Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh tiêubiểu 5 năm liền 1999 - 2004” và Quận ủy Hà Đông tặng danh hiệu “Tổ chức
cơ sở Đảng vững mạnh 3 năm 2007 - 2009”
2.1.2 Đặc điểm của HS trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông
Đặc điểm của HS lớp 12 nói chung
Thứ nhất, về tâm sinh lý tuổi HS THPT, trong đó có HS lớp 12 là thời
kỳ quan trọng của sự phát triển về thể chất và nhân cách Cụ thể, đó là sự pháttriển hoàn chỉnh của các tố chất như: thể lực, sức bền, sự dẻo dai được tăngcường, là thời kỳ trưởng thành về giới tính, từ đó có sự ổn định, cân bằng hơn
so với lứa tuổi trước đó Do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, laođộng, các hoạt động xã hội mà sự phát triển tâm, sinh lý của HS lớp 12 cónhiều nét mới:
Một là, phát triển về mặt thể chất là sự gia tăng chiều cao, trọng lượng
cơ thể phát triển nhanh tạo điều kiện hình thành một cơ thể cân đối, tăng sựdẻo dai của cơ thể, cơ bắp phát triển mạnh mẽ
Hai là, trưởng thành về mặt giới tính, tạo điều kiện ổn định hoạt động
của hệ thần kinh Phát triển nhận thức cảm tính, óc quan sát nhạy bén và trínhớ có chủ đích phát triển
Ba là, đời sống tình cảm, cảm xúc ở lứa tuổi này rất phong phú, đa
dạng, đồng thời áp lực trong quan hệ giới tính, trong học tập để đạt được mụctiêu cùng với rất nhiều yếu tố khác trong đời sống gia đình, các mối quan hệtrong nhà trường, cộng đồng có thể gây căng thẳng cho các em
Thứ hai, về nhận thức:
Một là, phát triển tư duy tưởng tượng, tư duy lí luận cùng với các thao
tác trí tuệ (phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa), tưởng tượngphong phú, có cư sử khoa học
Trang 29Hai là, khả năng tự ý thức phát triển mạnh, đó là việc HS nhận thức
được những đặc điểm và phẩm chất của bản thân về mặt hình thể, nhân cách.Đây là đặc điểm nổi bật nhất để từ đó có khả năng tự đánh giá, điều chỉnh đểhoàn thiện bản thân
Bên cạnh đó, do tính tự trọng cao nhưng tính phê phán và sự phân tíchlại chưa cao do thiếu kỹ năng sống, do suy nghĩ còn nông cạn nên các em cóthể có những hành vi không đúng với người khác khi xảy ra mâu thẫn, xungđột Một thực tế tồn tại khá phổ biến là hiện tượng HS lớp 12 giải quyết mâuthuẫn với nhau bằng bạo lực
Trên đây là một số đặc điểm nổi bật của HS lớp 12, vì vậy ở lứa tuổinày HS cần được giáo dục một cách đầy đủ và đúng đắn giúp các em điềuchỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội, đặc biệt làviệc thực hiện pháp luật của HS lớp 12 hiện nay
Đặc điểm của HS lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông
Ngoài những đặc điểm chung, HS lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn
-Hà Đông còn có những đặc điểm riêng cụ thể là:
Thứ nhất, do trường nằm trên địa bàn quận Hà Đông - thành phố Hà
Nội nên HS trong trường đều chịu ảnh hưởng của lối sống công nghiệp hóa,hiện đại hóa, đồng thời ngay từ nhỏ các em cũng được học tập đầy đủ để pháttriển nhận thức và nhân cách của mình
Thứ hai, các HS trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp đoàn kết, phát
triển, mạnh dạn trong các hoạt động chung của lớp, của trường; giữa GVCN,phụ huynh HS, Đoàn thanh niên và Ban giám hiệu luôn luôn có sự phối hợpchặt chẽ, nhịp nhàng trong công tác giáo dục nhằm giúp HS phát triển mộtcách toàn diện
Thứ ba, bên cạnh những HS ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập vẫn còn
tồn tại những trường hợp cá biệt như: Một số HS còn khá trầm trong học tập,
ít bộc lộ cảm xúc, ít chia sẻ tâm sự với bạn bè; Các HS có hoàn cảnh gia đìnhkhó khăn như: thuộc diện xóa đói giảm nghèo, có hoàn cảnh gia đình khá éo
Trang 30le (như: bố hoặc mẹ mất sớm, mồ côi, ), thiếu thốn tình cảm do bố mẹ li hôn,công tác xa… thường bị mặc cảm, tự ti, ít hòa nhập với bạn bè trong lớp; Mộtvài HS khá chăm chỉ, có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập song nhútnhát, hiểu biết về cuộc sống xã hội còn hạn chế;
Ngoài ra, nhiều phụ huynh của lớp chưa thực sự quan tâm đúng mựcđến việc rèn luyện toàn diện của con em mình mà chủ yếu chỉ tạo điều kiện vềmặt kinh tế, quan tâm đến kết quả cuối kỳ, cuối năm Không những vậy, họcòn có suy nghĩ khoán trắng cho GVCN và nhà trường trong việc giáo dục vàdạy dỗ con cái của mình Do đó, làm cho HS cảm thấy buồn phiền, chán nản,ảnh hưởng tới sức khỏe và kết quả học tập của các em; Đặc biệt, một số ít HSvẫn chưa ngoan, có lối sống ích kỷ (bao gồm cả HS nam và HS nữ) Từ đó,gây nên hiện tượng HS đánh nhau, có những mâu thuẫn, xung đột trong lớphọc, trường học, đây là nguyên nhân khiến gia đình và nhà trường lo lắng vềđạo đức của HS - những chủ nhân tương lai của đất nước
2.2 Mối quan hệ giữa PPĐV và phần "Công dân với pháp luật"
2.2.1 Cấu trúc và đặc điểm phần " Công dân với pháp luật" trong chương trình lớp 12 ở trường THPT
Cùng với các môn khoa học cơ bản trong chương trình giáo dục phổthông ở nước ta hiện nay, môn GDCD có vai trò quan trọng trong đào tạo,phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước Đây là một môn học thuộc khoa học xã hội, nhằmtrang bị cho HS những tri thức cơ bản về thế giới quan và PP luận duy vậtbiện chứng, những chuẩn mực đạo đức, một số phạm trù và quy luật kinh tế
cơ bản, bản chất Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hiểu đượcbản chất, vai trò của pháp luật đối với sự phát triển đất nước, nhân loại,…
Phần “Công dân với pháp luật” trong chương trình GDCD lớp 12 ở
trường THPT, cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò và nộidung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội để giúp HS cóthể chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá được hành
vi của người khác theo quyền và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xâydựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam
Trang 31Cấu trúc chương trình GDCD lớp 12 gồm 10 bài, thời lượng được phânphối như sau:
Bài 1: Pháp luật và đời sống (3 tiết)
Bài 2: Thực hiện pháp luật (3 tiết)
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1 tiết)
Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đờisống xã hội (3 tiết)
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết)
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết)
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3 tiết)
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2 tiết)
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển của đất nước (4 tiết)
Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (2 tiết)Như vậy, chương trình GDCD lớp 12 chủ yếu đề cập tới nội dung quyền vànghĩa vụ của con người trong xã hội Từ đó, giúp HS có những kiến thức nhấtđịnh để tham gia vào các hoạt động xã hội
Học xong phần này, HS cần đạt được các yêu cầu sau đây:
Về kiến thức:
Hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật; mối quan hệ biệnchứng giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
Nhận biết được vai trò và giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự tồn tại
và phát triển của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội
Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thựchiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân
Trang 32vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
Nội dung kiến thức phần "Công dân với pháp luật" trong chương trình
GDCD lớp 12 là những khái niệm, bản chất của pháp luật, giúp HS nhận biếtđược vai trò của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi công dân,Nhà nước và xã hội,… Đây là phần kiến thức mà các tri thức đều gần gũi vớicác sự kiện, tình huống và chất liệu của cuộc sống hiện thực Mục đích dạy
học của phần "Công dân với pháp luật" là nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhận
thức và hành động, lời nói và hành vi Do vậy, từ việc cung cấp nhữngphương thức ứng xử về đạo đức pháp luật, hình thành ở HS sự thống nhấtnhận thức và hành động, hướng HS vào thực hành những nội dung đượcgiảng dạy trong môn học vào cuộc sống hàng ngày Vì thế, PPĐV giúp các
em có thể thực hành bước đầu để gắn lý thuyết về những chuẩn mực, ý thứcpháp luật con với đời sống sinh động được kiểm chứng và khẳng định Điều
đó sẽ giúp nội dung bài học không còn là những tri thức khô khan, xa rờithực tiễn, xa lạ với HS mà là những kiến thức thiết thực, những tình huống
và bài học sống động, gắn bó với các em trong cuộc sống hàng ngày Do đó,
có thể nói PPĐV là PP có thể giữ vai trò chủ đạo trong dạy học phần "Công dân với pháp luật" lớp 12.
2.2.2 Ưu thế và hạn chế của việc vận dụng PPĐV trong dạy học phần
Trang 33GDCD, đặc biệt phần “Công dân với pháp luật” ở lớp 12 Đó là do, PPĐV
có những ưu thế sau:
Thứ nhất, phát huy được kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của
từng cá nhân HS cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân HS với tập thểnhóm Mỗi cá nhân HS có những giá trị thuộc về “cái tôi” không hoà lẫn vàođám đông Những yếu tố này có được không phải nhất thời mà nó trải qua quátrình nhận thức, tiếp nhận khách quan, chủ quan và sự trải nghiệm của bảnthân từng cá nhân đó Môi trường dạy học có sử dụng PPĐV sẽ giúp cho HSđược hoà nhập, sáng tạo và thể hiện mình, thông qua đó trải nghiệm, cảmnghiệm và phát triển
Thứ hai, HS được rèn luyện thực hành kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái
độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn Điều này đặcbiệt có ý nghĩa đối với việc học tập môn GDCD Những ứng xử trong tìnhhuống giả định được thực hiện theo kịch bản hoặc không theo kịch bản(những ngẫu hứng, bất ngờ) trong bối cảnh có sự đánh giá, góp ý, nhận xét,điều chỉnh, kết luận của GV và những người tham gia sẽ giúp cho HS rút kinhnghiệm cho bản thân, ứng dụng những cách ứng xử, giải quyết tình huốngnhư thế nào là đúng đắn, phù hợp; những cách ứng xử nào là không nên, do
đó có thể tránh được những sai lầm trong cuộc sống Mọi suy nghĩ, hành viứng xử trong tình huống chỉ là những tập dượt hoặc đánh giá lại những cái đãxảy ra, định hướng cách ứng xử trong tương lai Điều đó được khẳng định làthực hành kỹ năng trong một bối cảnh an toàn
Thứ ba, gây hứng thú và sự chú ý cho người học, người học tiếp thu
kiến thức thông qua những hoạt động tích cực trong vai diễn của họ Sự thayđổi linh hoạt và phù hợp về PPDH sẽ giúp cho không khí học tập bớt đi sựđơn điệu, lặp lại Cũng như PPDH tích cực khác, đóng vai tạo ra sự hứng thú,khích lệ tư duy, tích cực tham gia của HS vào bài giảng, nhưng nó có điểmkhác biệt ở chỗ nó được thực hiện thông qua một loại hình nghệ thuật diễnxuất, có mâu thuẫn, có cao trào và có thông điệp Vì vậy, đóng vai có ưu thế
Trang 34hơn các PP khác trong việc tạo hấp dẫn, gây hứng thú, sẵn sàng tham gia củangười học vào hoạt động học tập PPĐV tỏ ra rất phù hợp đối với môn
GDCD, phần “Công dân với pháp luật”.
Thứ tư, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo chuẩn mực
hành vi đạo đức và chính trị - xã hội Nhờ có môi trường tương tác tập thể, sựthể hiện tư tưởng, thái độ, hành vi được tự do, không bị giới hạn bởi quanniệm “chính thống” bởi đóng vai được hiểu là bộc lộ gián tiếp hay nói tiếngnói của nhân vật - vai diễn nên thông tin, cách ứng xử, giải quyết vấn đề trongtình huống cởi mở, thoáng đạt hơn Đó chính là điều kiện để GV và tập thểlớp đánh giá, xác định những thái độ, hành vi, cách ứng xử nào là đúng, phùhợp với chuẩn mực chung của xã hội; những cách nào không được chấp nhận.Qua hoạt động đóng vai sẽ khuyến khích HS thực hành những thái độ, kỹ
năng tích cực Điều này, đặc biệt có ý nghĩa đối với phần “Công dân với pháp luật”, thông qua vai diễn để giáo dục ý thức pháp luật cho HS.
Thứ năm, đóng vai gây hiệu quả tức thì bởi nó tác động trực tiếp đến
nhận thức, tình cảm, tâm lý HS khi tham gia hoạt động dạy học Lời nói, việclàm từ các vai diễn, nhất là những kịch bản và sự thể hiện sâu sắc thành công
sẽ tác động rất lớn đến tâm lý HS theo các chiều hướng tích cực, tiếp nhậnhoặc tiêu cực, phê phán
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, PPĐV có một số thách thức, nếu thực hiệnmột cách hình thức, qua loa, không thực sự đầu tư chiều sâu thì sẽ bộc lộnhững hạn chế, thậm chí có những tác động ngược, hay phản tác dụng:
Thứ nhất, để thực hiện vai diễn thành công phải phụ thuộc vào khả
năng sáng tạo, tư duy và cách nhập vai của người học Do đó sẽ mất nhiềuthời gian để chuẩn bị và diễn Điều này dễ ảnh hưởng đến kế hoạch chung củaquá trình dạy học môn học cũng như những môn học khác
Thứ hai, HS phải hứng thú và có sự hợp tác cùng GV Nếu không có sự
đoàn kết trong nhóm, không tạo ra môi trường ganh đua giữa các nhóm thì
Trang 35không khích lệ sự đầu tư thời gian, tư duy sáng tạo và tinh thần nhiệt tìnhcùng tham gia của HS Nhưng nếu sự ganh đua vượt lên trên yêu cầu học tập,rất có thể tạo ra những lãng phí, không cần thiết.
Thứ ba, tâm lý e ngại, ngượng ngùng của HS có thể làm giảm hiệu quả
của PP này Bên cạnh đó, năng lực thẩm định, tạo tình huống hay những vấn
đề cần giải quyết của GV thấp, không tạo ra những nhiệm vụ học tập có vấn
đề để đưa HS vào tình huống có vấn đề sau đóng vai thì chưa phát huy hếthiệu quả của đóng vai
Qua đó, có thể khẳng định hiệu quả của việc tổ chức dạy học bằngPPĐV không đồng nghĩa với vị thế độc tôn của PP này Vậy cần kết hợpPPĐV với các PP khác để mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học
Hơn nữa, xét về tâm lí lứa tuổi HS lớp 12 các em đang trong độ tuổi 17,
18, có nhận thức về xã hội, đã biết quan sát và nhận xét những tình huống xảy
ra trong xã hội Vì thế, các em có thể thực hiện tốt PPĐV mà không cần phảiquá gắng sức Bên cạnh nét hồn nhiên, các em bắt đầu có cách đánh giá theocái nhìn của bản thân về những tình huống thường gặp Đây cũng là thời kỳ
mà tính hiếu động, thích khám phá, thích được thể hiện hình thành Các đặcđiểm tâm lý lứa tuổi ấy là những điều kiện thuận lợi để các em học môn
GDCD, phần “Công dân với pháp luật” bằng những kịch bản tự dàn dựng, tự
mình hoá thân vào nhân vật, rồi lại tự mình đứng ở vị trí khác quay lại đánhgiá các hành vi của nhân vật đó để rồi rút ra bài học một cách tự nhiên là tấtyếu phải thế, không hề khô khan, gượng ép Ví dụ: các tình huống vi phạmluật giao thông như: đua xe, lạng lách, đánh võng, đi xe đạp dàn hàng ngang,
vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín…rất gần gũi trong đời sống hàngngày của các em
2.3 Thực trạng của việc vận dụng PPĐV vào dạy học môn GDCD phần
“Công dân với pháp luật” ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông
Để tìm hiểu thực trạng của việc vận dụng PPĐV vào dạy học mônGDCD phần pháp luật ở trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, tác giả tiến
Trang 36hành thu thập thông tin trên 4 GV dạy GDCD (4 phiếu điều tra) và 150 HS(300 phiếu điều tra, trong đó có 150 phiếu trước thực nghiệm và 150 phiếusau thực nghiệm)
2.3.1 Những mặt được
Thứ nhất, nhận thức về vai trò của môn GDCD đối với việc hình thành
và phát triển nhân cách cho HS
Bảng 1: Nhận thức của GV về vai trò của môn GDCD đối với việc hình thành
và phát triển nhân cách cho HS
Như vậy, kết quả từ bảng 2 và bảng 3 cho thấy 100% ý kiến của GV và
HS được hỏi khẳng định môn GDCD có vai trò quan trọng đối với việc hìnhthành và phát triển nhân cách cho HS Điều này chứng tỏ môn GDCD đã cónhững tác động nhất định tới suy nghĩ của cả GV và HS
Đối với HS, khi phát phiếu điều tra với câu hỏi "Vì sao môn GDCD có vai trò quan trọng?", ta thu được kết quả như sau:
Bảng 3: Các lý do HS cho rằng môn GDCD có vai trò quan trọng
Trang 37lượngMôn học này trang bị hệ thống kỹ năng, kiến thức phổ
thông, cơ bản, thiết thực cho người học 49 33Môn học này có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống
Môn học này trang bị thế giới quan, phương pháp luận
khoa học cho người học để học tập các môn học khác tốt
hơn và có thái độ, hành vi đúng đắn trong cuộc sống 51 34
Qua bảng 3 ta thấy: tất cả các lý do trên đều thể hiện phần nào vai tròquan trọng của môn GDCD đối với việc hình thành và phát triển nhân cáchcho HS Trong 150 phiếu được phát ra chỉ có 11 phiếu (chiếm 7%) lựa chọn
lý do khác, điều đó khẳng định các em đã có những nhận thức tương đối đúngđắn về vai trò của môn học này
Thứ hai, thực trạng sử dụng PPDH của GV giảng dạy môn GDCD ở lớp 12
Trang 38Bảng 4: Kết quả điều tra về mức độ sử dụng các PPDH của GV
giảng dạy môn GDCD (lớp 12)
STT Các phương pháp
Thường xuyên Thỉnh
thoảng
Chưa bao giờ
Qua bảng trên ta thấy:
Thứ nhất, GV đã nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng
PPĐV trong dạy học môn GDCD nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của HS Nên GV đã có ý thức trong việc vận dụng PPĐV vào dạy họcmôn GDCD ở trường THPT Qua bảng trên cho thấy có 50% GV đã có sửdụng PPĐV vai vào dạy học môn GDCD
Thứ hai, GV đã có sự kết hợp PPĐV với các PPDH khác trong dạy
học môn GDCD, năng lực tổ chức, điều khiển, bao quát lớp tốt làm cho giờhọc sôi nổi, HS hứng thú với môn học
Thứ ba, GV đã có ý thức tự chuẩn bị, đầu tư về thời gian và công sức,
sưu tầm những tình huống, băng đĩa, tranh ảnh, trang phục,… phục vụ choviệc vận dụng PPĐV vào dạy học
Trang 39Thứ ba, mức độ tích cực của HS trong giờ học môn GDCD
Bảng 5: Mức độ tích cực của HS trong giờ học môn GDCD
Các biểu hiện
Rất thường xuyên
Thường xuyên Đôi khi Ít khi
Không bao giờ
Trả lời câu hỏi của GV 8 5 42 28 86 57 10 7 4 3
Thắc mắc phần chưa rõ 3 2 15 10 57 38 62 41 13 9
Trao đổi ý kiến với bạn 13 9 52 35 42 28 21 14 22 14
Chia sẻ kinh nghiệm
Qua bảng trên ta thấy:
Ở mức thường xuyên có 10 HS (chiếm 7%) và ở mức đôi khi có 25 HS(chiếm 17%) đã có ý thức học tập, tích cực tham gia đóng vai có hiệu quảgiúp cho không khí lớp học bớt đi sự đơn điệu, chất lượng giờ học được nângcao, HS hiểu bài nhanh Do đó, có thể thấy rằng giờ học có sử dụng PPĐV đãkích thích được sự say mê học tập của một số HS, các em đã chủ động, sángtạo trong xây dựng kịch bản, biết diễn xuất và tự mình lĩnh hội tri thức
Thứ tư, mức độ hứng thú của HS đối với việc học môn GDCD:
Bảng 6: Hứng thú của HS lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông đối
với việc học môn GDCD (trước quá trình thực nghiệm)
Trang 40Bảng 7: Hứng thú của HS lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông đối
với việc học môn GDCD (sau quá trình thực nghiệm)
em (chiếm 6,7%) Còn số HS cảm thấy bình thường với môn học này giờ là
32 HS (chiếm 21,3%), HS ít hứng thú chỉ cong lại 1 em (chiếm 0,7%) vàkhông có HS nào cảm thấy không hứng thú với môn học này Như vậy, hầu