CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG...9 1.1.. Sự cần thiết phải tích hợ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Những kết quả mà tôi có được là nhờ có sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tìnhcủa thầy hướng dẫn, các thầy cô giáo tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,cùng với sự động viên khích lệ của bạn bè và đồng nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Líluận chính trị - Giáo dục công dân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tiến sĩ Nguyễn Văn Long đãtận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Các thầy cô giáo trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy
và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Ban Giám hiệu và các thầy cô đồng nghiệp Trường Dự bị Đại học Dântộc Trung ương (Việt Trì – Phú Thọ) đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoànthành đề tài của mình
Bạn bè và gia đình đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làmluận văn
Trong quá trình tiến hành làm luận văn, bản thân gặp không ít khókhăn, nhưng với hứng thú và say mê nghề nghiệp nên đã vượt qua để hoànthành luận văn theo quy định
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên Nguyễn Thị Mai Hường
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
CNXH: Chủ nghĩa xã hộiĐC: Đối chứng
GDCD: Giáo dục công dânGV: Giáo viên
HS: Học sinh
PPDH: Phương pháp dạy họcSGK: Sách giáo khoa
TN: Thực nghiệm
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu của luận văn 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả 7
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Kết cấu của luận văn 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG 9
1.1 Cơ sở lý luận 9
1.1.1 Các quan điểm về tích hợp và dạy học tích hợp 9
1.1.2 Quan điểm về văn hóa, bản sắc văn hóa và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc 14
1.2 Thực tiễn giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 27
1.2.1 Vài nét về Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 27
1.2.2 Thực trạng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 30
1.2.3 Sự cần thiết phải tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 40
Tiểu kết chương 1 42
Trang 4CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
TRUNG ƯƠNG 44
2.1 Nội dung tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 44
2.1.1 Môn Giáo dục công dân và môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 44
2.1.2 Nội dung tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 50 2.2 Phương pháp tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 52
2.2.1 Yêu cầu trong việc lựa chọn phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc 53
2.2.2 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân theo hướng tích cực hóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 56
Tiểu kết chương 2 66
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (QUA PHẦN CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG) 67
3.1 Kế hoạch thực nghiệm 67
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 67
3.1.2 Giả thuyết thực nghiệm 68
Trang 53.1.3 Địa điểm, đối tượng và thời gian thực nghiệm 68
3.1.4 Phương pháp thực nghiệm 69
3.2 Nội dung thực nghiệm 69
3.2.1 Những nội dung khoa học cần thực nghiệm 69
3.2.2 Thi ết kế giáo án thực nghiệm 69
3.3 Kết quả thực nghiệm 92
3.4 Kết luận và kiến nghị sau thực nghiệm 96
3.4.1 Kết luận 96
3.4.2 Một số kiến nghị sau thực nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 97
Tiểu kết chương 3 102
KẾT LUẬN CHUNG 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Kết quả tìm hiểu việc sử dụng các PPDH của GV 32Bảng 1.2 Sự cần thiết của việc tăng cường tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương cho HS thông qua đổi mới PPDH 33Bảng 1.3: Nhận biết của GV về mức độ tích cực của HS khi GV đổi mới PPDH 34Bảng 1.4 Những khó khăn ảnh hưởng đến việc đổi mới PPDH dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương cho HS 35Bảng 1.5 Mức độ sử dụng các PPDH của GV qua ý kiến HS 37Bảng 1.6 Nhận thức của HS về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH trong giảng dạy môn GDCD nhằm giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS 38
Trang 7là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội củađất nước
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc, mỗi dân tộc có nhữngsắc thái, văn hóa riêng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa ViệtNam Cùng với dòng chảy thời gian và những biến động của lịch sử, văn hóacủa mỗi dân tộc cũng vận động theo những quy luật, vừa độc lập, vừa kế thừa,vừa có sự đan xen những yếu tố mới và cũ để làm nên những nét độc đáoriêng của mỗi dân tộc và góp phần tạo nên âm hưởng văn hóa chung của cảcộng đồng người Việt “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộcthực sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa
ấy không có sức sống thật sự của nó” [5; 16]
Thực tiễn phát triển văn hóa nước ta trong thời kỳ đổi mới đang đòi hỏicấp thiết phải có sự nghiên cứu, tổng kết và những biến đổi của các giá trị vănhóa ở nước ta trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa (XHCN), góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóatruyền thống và cách mạng Vì vậy việc “Xây dựng và thực hiện các chínhsách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểusố” [13; 225] là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay
Trang 8Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hànhTrung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 – NQ/TW) với nội dung đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiệnđại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhậpquốc tế Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: “Tạochuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đápứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu họctập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và pháthuy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân Xây dựng nềngiáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu vàphương pháp giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm cácđiều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hộihóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướngXHCN và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Namđạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [39].
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là trường đào tạo học sinh(HS) các dân tộc thiểu số ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc Ngoàidạy chữ còn cần phải nâng cao giáo dục việc giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa dân tộc cho các em, giáo dục bản sắc trong xu thế hội nhập quốc tế Do
vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong
dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc
Trung ương” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 9của Hoa Kì đã dành hẳn một mục bàn về vấn đề tích hợp trong chương trìnhcác cơ hội học tập Tài liệu này khẳng định tích hợp nội dung giáo dục trongchương trình giáo dục là nhằm đáp ứng mong muốn làm cho chương trìnhthích ứng yêu cầu xã hội, làm cho chương trình trở nên có ý nghĩa Tích hợp
là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là triết lý chi phối, địnhhướng và quyết định thực tiễn hoạt động của con người Lý thuyết tích hợpđược ứng dụng vào giáo dục trở thành một quan điểm (trào lưu tư tưởng) lýluận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay Xu hướng tích hợp còn được gọi
là xu hướng liên hội đang được thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trongquá trình phát triển các chương trình giáo dục Chương trình được xây dựngtrên quan điểm tích hợp, trước hết dựa trên quan điểm giáo dục nhằm pháttriển năng lực người học
Ở Pháp thì nhà sư phạm Xavier Roegiers đã tổng hợp thành tài liệu:
“Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhàtrường” Trong đó tác giả đã phân tích các căn cứ để dẫn tới làm thế nào đểtích hợp trong dạy học, từ lý thuyết về các quá trình về học tập, lý thuyết vềquá trình dạy học, các phương pháp xây dựng chương trình dạy học theo quanđiểm tích hợp tới định nghĩa, mục tiêu của khoa sư phạm tích hợp, ảnh hưởngcủa cách tiếp cận này tới việc xây dựng chương trình giáo dục, tới mô hìnhxây dựng sách giáo khoa (SGK) và đánh giá kết quả học tập của HS
Hội thảo quốc tế đón chào thế kỷ 21 có tên “Kết nối hệ thống tri thứctrong một thế giới học tập” với sự tham gia của gần 400 nhà giáo dục thuộc
18 quốc gia được tổ chức từ ngày 6 - 8/12/2000 tại Manila (Philippines) Mộttrong những nội dung chính được bàn luận sôi nổi tại hội thảo này là nhữngcon đường và cách thức kết nối hệ thống tri thức hướng vào người học trongthời đại thông tin Muốn đáp ứng được nhu cầu kết nối hệ thống tri thức trongmột thế giới học tập, đòi hỏi tư duy liên hội được thiết kế ngay trong nội
Trang 10dung, phương tiện nghiên cứu và phương pháp giảng dạy Như thế, khi đứngtrước nhu cầu giải quyết mâu thuẫn kiến thức của tình huống học tập, ngườihọc không chỉ giải quyết theo hướng trực tuyến hay nội suy mà có thể còngiải quyết bằng cách ứng dụng một cách linh hoạt khả năng liên hội kiến thức.
Tích hợp là cách tư duy trong đó các mối liên kết được tìm kiếm, dovậy tích hợp làm cho việc học chân chính xảy ra Cụ thể, sự thâm nhập có tínhchất tìm tòi khám phá của HS vào quá trình kiến tạo kiến thức, học tập có ýnghĩa, học sâu sắc và ứng dụng được xem là chủ yếu đối với việc dạy và họchiệu quả Nhờ đó, HS có điều kiện phát triển những kỹ năng xuyên môn,những khả năng có thể di chuyển Chương trình tích hợp chính xác là gì?Trong khái niệm đơn giản nhất của nó, theo Drake and Burns thì đó là liênquan đến việc tạo lập các kết nối, các mối liên hệ Các loại kết nối nào?Xuyên qua các môn học? Với đời sống thực tế? Các kết nối này dựa trên cáckiến thức, nội dung hay dựa trên kỹ năng, năng lực
Theo thống kê của tổ chức Văn hóa giáo dục của Liên hợp quốcUnesco từ những năm 1960 đến 1974 đã có 208 chương trình môn học thểhiện quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau từ tích hợp liên môn, tíchhợp xuyên môn, tích hợp đa môn đến tích hợp hoàn toàn theo chủ đề Từ năm
1960 đã có nhiều hội nghị bàn về việc phát triển chương trình dạy học theohướng tích hợp Năm 1981 một tổ chức quốc tế đã được thành lập để cungcấp các thông tin về các chương trình dạy học tích hợp nhằm thúc đẩy việc ápdụng quan điểm dạy học theo hướng tích hợp trong việc thiết kế chương trìnhdạy học các môn khoa học trên thế giới
2.2 Ở Việt Nam
Dạy học theo hướng tích hợp cũng rất được quan tâm Từ những nămcuối thế kỷ XX, việc nghiên cứu xây dựng môn “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội”theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và môn học này được thiết kế để
Trang 11đưa vào dạy học ở trường cấp I từ lớp 1 đến lớp 5 Chương trình năm 2000 đãđược hoàn chỉnh thêm một bước, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trongchương trình và SGK, các hoạt động dạy học ở tiểu học Tuy nhiên khái niệmtích hợp vẫn còn mới lạ với nhiều giáo viên (GV) Một số đã có nhận thứcban đầu nhưng còn hạn chế về kĩ năng vận dụng.
Hiện nay việc nghiên cứu về vấn đề sử dụng phương pháp tích hợp vàoquá trình dạy học chưa được quan tâm đúng mức nói đúng hơn là chưa đượcvận dụng vào trong quá trình dạy học ở các bậc học do vậy các đề tài nghiêncứu về vấn đề này chưa nhiều, chưa có những công trình nghiên cứu lớn Mặc
dù xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là tăng cường tíchhợp, đặc biệt ở cấp tiểu học và trung học cơ sở
Một số tác giả tiêu biểu quan tâm đến vấn đề này có thể kể tới như:
Trần Bá Hoành, “ Dạy học tích hợp”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 12/ 2006; Nguyễn Trọng Hoàn (chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Thuý, Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp Trung học cơ sở, Tái bản lần thứ 1, Nxb Giáo dục, 2011; Lê Thanh Sử, Lê Văn Cầu, Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp Trung học
cơ sở, Nxb Giáo dục, 2011; Bùi Anh Tú, Lê Anh Tuấn, Dạy học tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh môn âm nhạc - Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, 2011
Nghiên cứu về vấn đề văn hóa và văn hóa dân tộc thiểu số ở nước takhông phải là vấn đề mới, từ trước đến nay có khá nhiều công trình nghiêncứu với tầm cỡ, quy mô khác nhau Các công trình, bài viết về mối quan hệ
giữa văn hóa và phát triển như: Trần Ngọc Hiên, Văn hóa và phát triển – từ góc độ nhìn Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; Phạm Xuân Nam, Văn hóa vì sự phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
Trang 12Các công trình, bài viết về vai trò của văn hóa trong nền kinh tế thị
trường như: Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999; Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Khoa học xã hội, 2004.
Các công trình, bài viết dưới góc độ triết học: Vũ Đức Khiển, “Văn hóavới tư cách một khái niệm triết học và vấn đề xác định bản sắc văn hóa dân
tộc”, Tạp chí Triết học, số 6/2000.
Các công trình nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam
như: Ngô Văn Lệ ,Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo dục
Hà Nội, 1998; Nguyễn Khoa Điềm ,“Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu
số trong cuộc sống hiện nay”, Tạp chí văn học nghệ thuật số 7/2007.
Trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nêu rõ vị trí, vaitrò và nhiệm vụ của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng XHCN hiện nay.Giáo dục việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho các em HS dân tộc thiểu số
là việc vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.Học viên kế thừa những kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả về giáo dục tích
hợp và về văn hóa các dân tộc thiểu số để phục vụ cho đề tài: “Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương” Qua dạy học tích hợp môn
Giáo dục công dân (GDCD) để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HSTrường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
3 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu luận văn và thực nghiệm (TN) giảng dạy, chúngtôi đề xuất nội dung, phương pháp giảng dạy môn GDCD phù hợp nhằm nângcao hiệu quả việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc cho HSTrường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Việc dạy và học tích hợp môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Giảng dạy môn GDCD (phần Công dân với cộng đồng) ở Trường Dự bị
Đại học Dân tộc Trung ương (Việt Trì - Phú Thọ)
5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
5.1 Những luận điểm cơ bản
Làm rõ quan điểm về tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HScác dân tộc thiểu số ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
Đề tài khẳng định sự cần thiết phải tích hợp giáo dục bản sắc văn hóadân tộc trong dạy học môn GDCD với các môn học khác như: Văn học, Lịch
sử, Địa lí, Giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương
Khảo sát việc giảng dạy môn GDCD (phần Công dân với cộng đồng) ở
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương về tích hợp giáo dục bản sắc văn hóadân tộc với các môn học: Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Đưa ra quy trình, điều kiện, những biện pháp để giảng dạy phần Công dân với cộng đồng trong giáo trình Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.
5.2 Đóng góp mới của tác giả
Đề tài: “Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương”
là một đề tài mới Thông qua giảng dạy môn GDCD, GV tích hợp giáo dụcbản sắc văn hóa dân tộc với các môn học khác như: Văn học, Lịch sử, Địa lí,Giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ đó nâng cao giáo dục việc giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc cho HS các dân tộc thiểu số Thông qua hoạt độngnày các em sẽ thấy tự hào về dân tộc mình, có trách nhiệm giữ gìn bản sắcvăn hóa của dân tộc mình
Trang 14Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao giáo dục việc giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc cho HS các dân tộc thiểu số ở Trường Dự bị Đạihọc Dân tộc Trung ương.
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lôgic và lịch sử, phương phápphân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh và hệthống…
Đề tài còn sử dụng các phương pháp: Điều tra xã hội học, thực nghiệm
sư phạm, thống kê toán học…nhằm đạt tới mục đích mà luận văn nêu ra
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 8 tiết
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG
sự lắp ghép cơ giới, phép cộng đơn thuần giữa các môn học
Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lí luậndạy học Tích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức: Intergration) có nguồn gốc từ tiếngLatinh: Intergraytion với nghĩa: xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhấttrên cơ sở những bộ phận riêng lẻ
Theo từ điển Anh – Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từIntergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trongmột tổng thể Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tíchhợp với nhau
Tích hợp là thuật ngữ mà nội hàm của nó chỉ hướng tiếp cận kiến thức
từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn trên cơ
sở một (hoặc một số) văn bản có vai trò như kiến thức nguồn
Tích hợp được hiểu là sự hòa nhập, sự kết hợp, hợp nhất, tích hợp cầnđược quan niệm là: một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu cácquá trình học tập riêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhau theo những
Trang 16mô hình, hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mụcđích và yêu cầu khác nhau.
Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khaisáng (thế kỉ XVIII) dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người,chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nộidung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thì một “môn học” mới hoặc lồngghép các nội dung cần thiết vào các nội dung vốn có của một môn học
Để làm sáng tỏ hơn về khái niệm tích hợp chúng ta xem xét các kháiniệm có liên quan sau:
Tích hợp chương trình (program intergraytion): Là sự liên kết, hợp nhấtnội dung các môn học có nguồn tri thức khoa học và có những quy luậtchung, gần gũi với nhau Tích hợp nhằm làm giảm bớt được những phần kiếnthức trùng nhau, tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
Tích hợp các bộ môn: Là quá trình xích gần, liên kết các ngành khoahọc lại với nhau trên cơ sở của những nhân tố, những quy luật giống nhau,chung cho các bộ môn, ngược lại quá trình phân hóa chung Như vậy, tíchhợp các bộ môn trong giáo dục là sự phản ánh trình độ phát triển cao của cácngành khoa học vào trong nhà trường, đồng thời cũng là đòi hỏi tất yếu củanhiệm vụ nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục Tích hợpcác bộ môn trong dạy học không những làm cho người học có tri thức baoquát, tổng hợp hơn về thế giới quan, thấy rõ được mối quan hệ và sự thốngnhất của nhiều đối tượng nghiên cứu khoa học trong những chỉnh thể khácnhau, đồng thời còn bồi dưỡng cho người học các phương pháp học tập,nghiên cứu có lôgic, biện chứng, làm cơ sở đáng tin cậy để đi đến những hiểubiết, những phát hiện có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn hơn Tích hợp các
bộ môn còn có tác dụng tiết kiệm thời gian, công sức vì loại bỏ được nhiều
Trang 17điều trùng lặp trong nội dung dạy học cũng như phương pháp dạy học(PPDH) của những bộ môn gần nhau.
Tích hợp các bộ môn cần được thể hiện trong chương trình đào tạo:
- Tích hợp dọc: Là loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiềumôn học thuộc cùng một lĩnh vực gần nhau
- Tích hợp ngang: Là kiểu tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đốitượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau
- Tích hợp giảng dạy: Là sự tiến hành quá trình dạy học theo hướngliên kết, lồng ghép những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũinhau nhằm trang bị cho người học các cách nhìn bao quát đối với nhiều lĩnhvực khoa học có chung đối tượng nghiên cứu, đồng thời nắm được cácphương pháp xem xét vấn đề một cách lôgic, biện chứng
- Tích hợp học tập: Là hành động liên kết học tập cùng một lần những kiếnthức khác nhau và những kĩ năng khác nhau về cùng một chủ đề giáo dục
- Tích hợp kiến thức: Là sự liên kết, nối liền các tri thức khoa học khácnhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất
- Tích hợp kĩ năng: Là sự liên kết, rèn luyện hai hoặc nhiều kĩ năngthuộc cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực gần nhau để ghi nhớ và vận dụng
* Quan điểm về dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp được Unesco định nghĩa là: Một cách trình bày cókhái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của
tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm giữa các lĩnh vực khoahọc khác nhau Định nghĩa này nhấn mạnh cách tiếp cận các khái niệm vànguyên lý khoa học chứ không phải là hợp nhất nội dung Theo Hội nghị tạiMaryland 4 – 1973 thì khái niệm dạy học tích hợp còn bao gồm cả việc dạyhọc tích hợp với công nghệ học bởi có thể thấy khoa học và công nghệ là hailĩnh vực hoạt động có đặc trưng và liên quan đến nhau Nếu như khoa học đặc
Trang 18trưng bởi quá trình tìm tòi, phát hiện tri thức mới, đi từ đơn nhất đến cáichung thì công nghệ lại đặc trưng bởi quá trình nhận định, lựa chọn giải pháp,
đi từ nguyên tắc chung để giải quyết từng vấn đề cụ thể Như vậy một trongnhững bài học của dạy học tích hợp là chỉ ra được sự phụ thuộc lẫn nhau giữahiểu biết và hành động
Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáodục Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống Trước hếtphải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đạithành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp Mọi tình huống xảy ra trongcuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp Không thể giải quyếtmột vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụngtổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khácnhau Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụngsáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện,hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trongcuộc sống hiện đại
Tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóanhững khả năng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào mộtchính thể duy nhất Khoa học hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ sung lẫnnhau để tìm kiếm những quan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận được để tạo nêntính bền vững của quá trình dạy học các môn
Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, quan điểm tiếp cận tích hợp đãảnh hưởng tới giáo dục Việt Nam và bước đầu thể hiện một phần trongchương trình và SGK các môn học ở tiểu học và được hiểu là “phương hướngnhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học,phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằmđáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau” (Nguyễn Cảnh Toàn)
Trang 19Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quantâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới và ởViệt Nam trong những năm gần đây Qua việc tích hợp của GV trong một tiếtlên lớp, HS được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệthống và lôgic Qua đó, HS cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cáckiến thức được học trong chương trình.
Kế thừa và phát triển những thành tựu mà các lý thuyết về quá trìnhhọc tập và các trào lưu sư phạm của thế giới đã đạt được, sư phạm tích hợp đềcập tới ba vấn đề lớn của nhà trường:
Vấn đề thứ nhất: Đó là cách thức học tập Học như thế nào? Sư phạmtích hợp cho rằng HS cần học cách sử dụng kiến thức của mình vào nhữngtình huống có ý nghĩa, nghĩa là lĩnh hội các năng lực song song với lĩnh hộikiến thức đơn thuần
Tình huống có ý nghĩa đối với HS là những tình huống gần gũi với HShoặc gần gũi với tình huống mà HS sẽ gặp Trong SGK, các tình huống có ýnghĩa biểu hiện bằng tranh ảnh, bằng lời hoặc bằng sự kết hợp của hình ảnh,lời, các thí nghiệm, trò chơi
Tình huống tích hợp là tình huống có ý nghĩa phức hợp, rất gần với các tìnhhuống tự nhiên mà HS sẽ gặp, trong đó có cả thông tin cốt yếu và thông tin
nhiễu và có vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học từ trước
Vấn đề thứ hai: Sư phạm tích hợp nhấn mạnh đồng thời việc phát triểncác mục tiêu học tập riêng lẻ cần tích hợp trong quá trình học tập, trong tìnhhuống có ý nghĩa đối với HS Về các tình huống có vấn đề, đóng góp của sưphạm tích hợp là nhấn mạnh tính liên môn của tình huống có vấn đề Tìnhhuống có vấn đề là tình huống có ý nghĩa chứ không phải là cái cớ để học tập
GV có vai trò tổ chức các hoạt động học tập trong các tình huống có ý nghĩa
đó Về PPDH phân hóa, sư phạm tích hợp chủ trương đa số quá trình học tập
Trang 20là những quá trình học tập tập thể, đồng thời vẫn tạo điều kiện để mỗi HSphát triển theo nhịp độ của mình Sư phạm tích hợp cũng chủ trương giaonhiệm vụ cho HS thực hiện nhằm đào tạo các em thành những công dân cótrách nhiệm, nhấn mạnh nhiều đến năng lực cần phát triển hơn là nhấn mạnhkhâu tổ chức lớp Sư phạm tích hợp cố gắng giải quyết vấn đề làm thế nào đểphát triển các năng lực ở nhà trường.
Vấn đề thứ ba: Sư phạm tích hợp đưa ra bốn quan điểm về vai trò củamỗi môn học và tương tác giữa các môn học
Một là: Duy trì các môn học riêng
Hai là: Quan điểm đa môn: Chủ trương đề xuất những đề tài có thểnghiên cứu ở các môn học khác nhau, các môn học này vẫn duy trì riêng rẽ
Ba là: Quan điểm liên môn: Chủ trương đề xuất những tình huống chỉ
có thể tiếp cận một cách hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học
Bốn là: Quan điểm xuyên môn: Chủ trương chủ yếu phát triển kỹ năng
mà HS có thể sử dụng trong tất cả các tình huống (tìm, xử lý, thông báo thôngtin…) Đó là các kỹ năng xuyên môn
Tuy vậy, nhu cầu của xã hội hiện đại đòi hỏi phải hướng tới các quan điểmliên môn và xuyên môn Đó cũng là quan điểm cơ bản của sư phạm tích hợp
1.1.2 Quan điểm về văn hóa, bản sắc văn hóa và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
* Quan điểm về văn hóa
Văn hóa là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội, trênthế giới hiện nay có tới hàng trăm cách định nghĩa về văn hóa Song, về cơbản đều thống nhất coi văn hóa là những gì mà con người sáng tạo để hìnhthành nên các giá trị, các chuẩn mực xã hội trong quá trình lao động, hoạtđộng thực tiễn Các giá trị chuẩn mực đó tác động, chi phối, điều chỉnh đời
Trang 21sống tâm lý, hành vi, đạo đức và các hoạt động trên mọi lĩnh vực có sự hiệndiện của con người.
Theo quan điểm mác xít, nền tảng của lịch sử là hoạt động lao động củacon người và quá trình con người sáng tạo ra lịch sử cũng là quá trình conngười sáng tạo ra văn hóa Vì vậy lao động cũng được xem là nguồn gốc củavăn hóa cho nên việc đưa ra một quan niệm về văn hóa nhất thiết phải căn cứvào hoạt động có tính đặc trưng này của con người Điều này đã được các nhàkinh điển của chủ nghĩa Mác quán triệt trong toàn bộ các luận giải của mình
Quan điểm Mác xít cho rằng: Lao động là hoạt động mà ở đó xác lập vàthể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa con người – tự nhiên, con người – xã hội vàcon người – văn hóa Văn hóa được quy định bởi phương thức để kiếm sống
và phương thức sử dụng các sản phẩm được tạo ra
Bàn đến văn hóa và sự phát triển của văn hóa, chủ nghĩa Mác còn thừanhận, với tư cách là một hệ giá trị, văn hóa bị tri phối bởi những điều kiện lịch
sử, bởi năng lực thực hiện “lực lượng bản chất người” Vì vậy, mỗi bước tiếncủa lịch sử là một bước tiến tương ứng của văn hóa Và mặc dù hệ giá trị của vănhóa rất đa dạng, luôn luôn biến đổi cùng lịch sử nhưng hệ giá trị đó bao giờ cũngdịch chuyển về phía chủ nghĩa nhân đạo mà hằng số là chân – thiện – mỹ
Mác vạch rõ nguồn gốc văn hóa gắn liền với năng lực sáng tạo của conngười, sự sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động Văn hóa là sự “thăng hoa” củasản xuất vật chất, ông cho rằng người ta có thể căn cứ vào mức độ tự nhiênđược con người khai thác chuyển biến thành bản chất con người như thế nào
để đánh giá trình độ văn hóa
Như vậy có thể nói việc con người tạo ra “thiên nhiên thứ hai” theo quyluật của cái đẹp là cái thuộc tính bản chất, quy định cái văn hóa trong hoạt độngcủa con người Nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên của sự hình thành và phát triểncon người thì văn hóa là cái nôi thứ hai Nếu tự nhiên là cái quyết định sự tồn
Trang 22tại của con người với tư cách là một thực thể sinh vật thì văn hóa là phươngthức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất người gắn liền với các hoạtđộng sống của con người Con người là thước đo của mỗi giá trị, còn văn hóa
là thước đo nhân tính, sự sáng tạo và thái độ của con người trước hiện thực Vìvậy, Ph.Ăngghen đã nói: “Mỗi bước tiến lên trên con đường văn hóa lại là mộtbước tiến tự do” [29 ;164]
V.I.Lênin trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, bảo vệ và phát triển cácnguyên lý của triết học Mác, V.I.Lênin đã phân tích sâu sắc thêm về mặt xãhội của văn hóa với cách tiếp cận từ hình thái kinh tế xã hội Chính Lênin đã
đề ra nguyên tắc quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới Đó lànhững nguyên tắc về tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loạitrong văn hóa; xác định sự nghiệp văn hóa là một bộ phận trong guồng máycách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Theo Lênin nền vănhóa vô sản có khả năng phát triển toàn diện năng lực bản chất của con ngườicho nên nó phải là sự kế thừa có phê phán các giá trị văn hóa của dân tộc vànhân loại để phát triển lên một tầm cao mới mang đậm chất liệu văn hóa vàbản chất người Một vấn đề đóng góp rất quan trọng nữa của ông là xác địnhtính kế thừa biện chứng của sự phát triển văn hóa, giải quyết đúng đắn mốiquan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong văn hóa V.I.Lênin viết: “Văn hóa vôsản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải là do những người tự chomình là chuyên gia về văn hóa vô sản tự bịa đặt ra Đó hoàn toàn là điều ngungốc Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số kiến thức
mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hộicủa bọn địa chủ và của bọn quan liêu” [25;361] Ở đây Lênin đã hiểu văn hóatheo nghĩa rộng, là những giá trị chung nhất, tồn tại và phát triển qua nhiềuchế độ xã hội, nhiều giá trị có ý nghĩa vĩnh hằng Vì vậy phải biết kế thừa cóchọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống
Unesco thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội,
có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội Nó không những là yếu tố
Trang 23nội sinh của sự phát triển, mà còn là mục tiêu động lực cho sự phát triển của
xã hội Văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, nó quyết định tính cáchriêng của một xã hội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác
Nói đến bản chất của văn hóa, Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa thếgiới có quan niệm về văn hóa rất rộng, Người đưa ra một định nghĩa ở cấp độkhái quát về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộcsống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinhhoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng, toàn bộ nhữngsáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằmthích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn” [32; 431]
Trong quan niệm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn củađời sống xã hội, nó cũng có quy luật vận động phát triển riêng, trong đó tínhdân tộc được coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệ giữadân tộc và văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành.Tính dân tộc là nộidung quan trọng luôn được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu.Trong Bản đềcương văn hóa (1943) Đảng ta khẳng định nền văn hóa mới, phải đảm bảotính dân tộc, tức là bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóadân tộc Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong suốt quá trình tiếnhành cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIIIquan điểm đó được cụ thể hóa trong Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Gần đây tại Đại hội IX,Nghị quyết Đại hội một lần nữa khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
xã hội” [10;114]
Hội nghị Trung ương 9 khóa XI chỉ rõ: phải tiếp tục kế thừa, bổ sung
và phát triển những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng vàphát triển văn hóa đã được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII;
Trang 24đồng thời nhấn mạnh tư tưởng: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, làmục tiêu, là động lực và nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bềnvững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xãhội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội Trong xây dựng văn hóa, phải lấy xây dựng, phát triểncon người có nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp làm trọng tâm; xây dựngmôi trường văn hóa (gia đình, cộng đồng và xã hội) lành mạnh làm cốt lõi.Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vớiđặc trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Nền văn hóaViệt Nam tiên tiến là một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốtlõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm mục tiêu tất
cả vì con người, tất cả vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển phong phú, toàndiện cho mỗi con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộngđồng, giữa con người và tự nhiên
Nghiên cứu về văn hóa, các nhà văn hóa Việt Nam cũng đưa nhiều địnhnghĩa khác nhau: “Văn hóa là tất cả những sản phẩm vật chất và không vậtchất của hoạt động con người, là giá trị và phương thức xử thế được côngnhận, đã khách thể hóa và thừa nhận trong một cộng đồng truyền lại cho mộtcộng đồng khác và cho các thế hệ mai sau” [24; 11] Định nghĩa này nhấnmạnh trong văn hóa bao gồm các sản phẩm vật chất và các hệ thống giá trị,các mẫu mực xử thế và các hệ thống hành vi
“Văn hóa là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những năng lực bản chấtngười trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị -
cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt độngthực tiễn và lịch sử xã hội của mình” [17;13]
Trang 25Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người Lịch sử văn hóa là lịch
sử của con người và loài người Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm chocon người trở thành Người Điều đó có nghĩa là tất cả những gì liên quan đếncon người, đến mọi cách thức tồn tại của con người đều mang trong nó cái gọi
là văn hóa Có thể nói, văn hóa là sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần,
là sự thể hiện những lực lượng đó trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vựcsản xuất tinh thần của con người Từ đó, văn hóa được chia làm hai lĩnh vực
cơ bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ
có tính chất tương đối, bởi cái gọi là “văn hóa vật chất” về thực chất cũng chỉ
là sự “vật chất hóa” các giá trị tinh thần, và các giá trị văn hóa tinh thầnkhông phải bao giờ cũng tồn tại một cách thuần túy tinh thần, mà thườngđược “vật thể hóa” trong các dạng tồn tại vật chất Ngoài ra, còn các giá trịtinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể, nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chấtkhách quan như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lốisống, phong tục tập quán…
Từ một số khía cạnh đã trình bày trên đây, chúng tôi đưa ra quan niệm về
văn hóa như sau: Văn hóa là năng lực sáng tạo, là thái độ, phương thức sống, phương thức hoạt động mang tính nhân đạo của con người nhằm tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
* Bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa theo nghĩa ban đầu “bản của một sự vật” là cái gốc, cáicăn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của sự vật; còn “sắc của một sự vật” là cáibiểu hiện ra bên ngoài của sự vật đó Theo từ điển Tiếng việt bản sắc là “màusắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính” [49; 31]
Có quan điểm cho rằng bản sắc là tính chất đặc biệt vốn có tạo thànhphẩm cách riêng…Như vậy theo quan điểm này bản sắc của một sự vật lànhững đặc điểm riêng biệt chỉ có ở sự vật ấy
Trang 26Theo cách hiểu của chúng tôi, mỗi sự vật có nhiều thuộc tính (tính chất,đặc điểm, dấu hiệu, nét…) trong đó có những thuộc tính chung và nhữngthuộc tính riêng, những thuộc tính cơ bản và không cơ bản Những tính cơbản của một sự vật chính là bản sắc của sự vật ấy Nói đến bản sắc của mỗi sựvật trước hết là nói đến thuộc tính riêng của sự vật ấy, song thuộc tính riêng
ấy gắn bó chặt chẽ với thuộc tính chung Do đó, theo chúng tôi bản sắc củamột sự vật nào đó là tập hợp những thuộc tính cơ bản của sự vật ấy mà qua đó
ta biết được sự giống nhau và khác nhau giữa sự vật ấy với sự vật khác
Khái niệm bản sắc được hiểu như trên, còn khái niệm dân tộc thì đượchiểu như thế nào? Khái niệm dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa chính làdân tộc quốc gia (nation) và tộc người (ethnic, ethnie) Dân tộc quốc gia là:
“Cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sựthống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyềnthống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung” [49; 247] Một quốc gia gồmnhiều tộc người với nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán, nếp sống văn hóakhác nhau Tộc người là: “Cộng đồng người có tên gọi, địa lý, khu vực cư trú,ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt và văn hóa riêng” [49; 1008]; là “Cộng đồngngười có chung ngôn ngữ, lịch sử, nguồn gốc, đời sống văn hóa và ý thức tựgiác dân tộc” [54; 7]
Trên cơ sở xác định nội dung cơ bản của các khái niệm bản sắc và dântộc như trên làm cơ sở cho việc xác định khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc.Khi tìm hiểu một dân tộc nào đó chúng ta có thể nhận ra chữ viết, ngôn ngữ,phong tục tập quán, đặc biệt là những tính cách con người của dân tộc ấy, cho
dù dân tộc ấy đã trải qua bao biến thiên của lịch sử Xuất phát từ đó một sốquan điểm cho rằng, bản sắc của một dân tộc chỉ gồm có những đặc điểmriêng của dân tộc ấy Như vậy quan điểm này đã tuyệt đối hóa tính đặc thùdân tộc Một số quan điểm khác cho rằng, tuy có sự tồn tại khác biệt giữa các
Trang 27dân tộc, nhưng sự khác biệt này không phải là quan trọng và càng ít quantrọng hơn trong xu thế toàn cầu hóa, mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưuvăn hóa Đây là quan điểm phủ nhận tính đặc thù dân tộc Mỗi quan điểm trênđều có những khía cạnh thực tế nhất định, nhưng tính cực đoan không bao giờ làchân lý Vì thế bản sắc của một dân tộc là thuộc tính cơ bản của dân tộc ấy mànhờ đó chúng ta biết được dân tộc ấy giống và khác dân tộc khác như thế nào.
Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành và phát triển phụ thuộc vàođặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử, tự nhiên, môi trường cư trú, cũng như
sự giao lưu với các nền văn hóa khác Nói đến văn hóa là nói đến việc dân tộc
đã sáng tạo, đã vun trồng nền văn hóa đó; bản sắc dân tộc về văn hóa cũngchính là bản sắc văn hóa của dân tộc ấy
“Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những khuynh hướng cơ bảntrong sáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên
hệ thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các
hệ tư tưởng…trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc đó” [14; 37]
Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc Nó
là hạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời nàyqua đời khác Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc luôn là chính mình; “Mộtdân tộc qua các biến cố lịch sử một lúc nào đó, một thời đại nào đó có thể mấtđộc lập, bị người ngoài đô hộ nhưng nếu dân tộc ấy vẫn giữ được tiếng nóicủa mình, vẫn giữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ và phát triển đượcbản sắc văn hóa của mình, thì dân tộc ấy vẫn nắm chắc trong tay chìa khóacủa sự giải phóng, chìa khóa của tự do, độc lập” [53; 48]
Cho nên, có thể nói một dân tộc nếu như đánh mất bản sắc văn hóa, thìthực chất dân tộc ấy đã đánh mất chính mình, bởi vì “Bản sắc dân tộc là tổngthể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềmtàng và sức sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân
Trang 28tộc đã giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tínhnhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển” [3; 77].
* Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng
Đặc điểm văn hóa dân tộc Việt Nam là một nền văn hóa vừa đa dạngvừa thống nhất, là sự đan xen, tiếp xúc, biến đổi bổ sung lẫn nhau của văn hóacác tộc người Trong mối quan hệ giữa các nền văn hóa dân tộc, bản sắc vănhóa của mỗi dân tộc bao giờ cũng thể hiện tính hai mặt: tính thống nhất vàtính đa dạng Tính thống nhất phản ánh những nét chung của nền văn hóa xét
ở các cấp độ khác nhau như văn hóa vùng, văn hóa quốc gia hay văn hóa khuvực…Tính đa dạng phản ánh những sắc thái riêng, đặc thù, đặc sắc, giàu bảnsắc của mỗi nền văn hóa dân tộc Tôn trọng sự phong phú đa dạng của cácnền văn hóa trong sự thống nhất là một điều cần thiết, nhận thức này tránhđược sự tuyệt đối hóa ranh giới giữa cái chung và cái riêng trong bản sắc vănhóa dân tộc, tách rời tuyệt đối những giá trị nhân văn mang tính nhân loại vớinhững giá trị mang tính bản sắc văn hóa dân tộc dẫn đến nhận thức lệch lạc đềcao cộng đồng dân tộc mà ít quan tâm đến giá trị chung mang tính nhân loạitrong bản sắc văn hóa tộc người, ngược lại đề cao cái nhân loại mà quên đibản sắc văn hóa riêng dân tộc dẫn đến cách ứng xử cực đoan
Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định:
“Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục vàđào tạo, các hoạt động văn hóa, văn nghệ có vị trí quan trọng trong việc hìnhthành nhân cách, làm phong phú đời sống tinh thần con người Việt Nam Bảnsắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượmkhông chỉ trong công tác văn hóa văn nghệ, mà cả trong mọi hoạt động xâydựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo
Trang 29dục đào tạo…sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, cócách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam” [8; 28] Cũng tại Đại hộinày, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương “bản sắc dân tộc” đồng thờiquyết tâm xây dựng một nền văn hóa “tiên tiến” Để có thể thực hiện được hainhiệm vụ bảo vệ truyền thống và xây dựng hiện đại, báo cáo chính trị của Đạihội cụ thể hóa thành phương hướng thực hiện như sau: Mọi hoạt động vănhóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn,tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển
xã hội Đồng thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm
mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ
di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguyên tắc kế thừa là: “Nó khôi phụcvốn cũ, thì nên khôi phục cái gì tốt còn cái gì không tốt thì loại dần ra” Điều
đó có nghĩa là, kế thừa truyền thống không phải kế thừa tất cả những hủ tụclạc hậu…chỉ kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Trong điều kiện kinh tế thịtrường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nângcao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tậpquán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc Tiếp thu tinh hoa các dân tộc trên thếgiới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm nhậpcủa các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mấtgốc Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giátrị nhân văn” [11; 123]
“Bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô giá mà bất cứ người Việt Nam nào
có lương tâm, trách nhiệm đều phải giữ gìn bảo vệ Tuy nhiên bản sắc văn hóadân tộc không phải là cái gì nhất thành bất biến mà nó luôn luôn phát triển Vìvậy trong văn hóa dân tộc có cả mặt tích cực và tiêu cực Bên cạnh những giá
Trang 30trị cao quý, trong văn hóa truyền thống dân tộc cũng có hạn chế tiêu cực nhưtính “cục bộ địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa, gắn với thái độ ghen ghét
đố kỵ, tác phong tùy tiện thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ manhmún” [52; 47]
Giữ bản sắc văn hóa không phải là cố tình giữ lại, phục hồi những cáilỗi thời lạc hậu Quan điểm và đường lối nhất quán của Đảng Cộng sản ViệtNam là xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đó là mộtđặc trưng cơ bản của CNXH ở nước ta, phải làm cho bản sắc văn hóa dân tộcthật sự là bộ phận cấu thành nền văn hóa XHCN, là từng bước hiện thực hóacác giá trị XHCN vào cuộc sống của nhân dân ta Bản sắc văn hóa dân tộcphải trở thành bản lĩnh, cốt cách của nền văn hóa mới, để văn hóa Việt Namkhông thể hòa lẫn với văn hóa các dân tộc khác Đồng thời, bản sắc văn hóadân tộc không phải là một thực thể “nhất thành, bất biến” mà nó vận động,biến đổi không ngừng Trong quá trình đó có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa
bỏ, có những yếu tố đặc trưng, cốt lõi của dân tộc được giữ lại và duy trì, pháthuy dưới những hình thức mới và có những giá trị mới, tiến bộ không ngừngđược bổ sung tạo nên sức sống mới cho văn hóa dân tộc
Tính thống nhất được bắt nguồn từ quá trình đoàn kết đấu tranh chinhphục thiên nhiên, đấu tranh chống xâm lược và bảo tồn văn hóa truyền thống.Qua quá trình đó đã hun đúc nên ý thức cộng đồng, cùng chung một cái nôisinh thành, cùng một dòng văn hóa chủ đạo
Sự cố kết cộng đồng của 54 dân tộc anh em đều sống xen kẽ nhau trongmột Tổ quốc, có chung lãnh thổ, chung một ngôn ngữ phổ thông và ngày naycùng chung một hệ tư tưởng Mác – Lênin, cùng chung lý tưởng độc lập – tự
do và CNXH, tính đa dạng phong phú xuất phát từ chỗ các thành phần dân tộcvới điều kiện địa lý sinh thái tự nhiên, điều kiện kinh tế, nguồn gốc lịch sử mà
có những bản sắc văn hóa riêng thể hiện tiếng nói, chữ viết, phong tục tập
Trang 31quán, lối sống, lối ứng xử trong hôn nhân gia đình, lễ cưới, lễ tang, lễ hội,trong văn hóa nghệ thuật, trong nguồn gốc lịch sử hình thành.
Tính thống nhất và đa dạng phong phú không loại trừ nhau mà bổ sunglẫn nhau, thừa nhận tính đa dạng của văn hóa là thừa nhận cái riêng, cái đặc thùtrong quan hệ biện chứng với cái chung, làm cho nền văn hóa cộng đồng cácdân tộc Việt Nam muôn vàn hương sắc Hơn nữa, bản sắc văn hóa dân tộc chỉđược biểu hiện và có ý nghĩa khi đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa các dântộc khác
Quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước đã giúp cho các tộc ngườitrong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiểu rõ: Hòa hợp dân tộc không làmgiảm đi tính riêng biệt của bản sắc tộc người mà ngược lại càng nhân lên giátrị tích cực của bản sắc văn hóa tộc người cùng với sự phát triển tiến bộ của
cả cộng đồng dân tộc Nhưng chỉ nhấn mạnh tính thống nhất thì dẫn đến thái
độ chỉ tôn trọng dân tộc đa số, miệt thị dân tộc nhỏ thì cũng làm chia rẽ đoànkết dân tộc, làm suy yếu sức mạnh văn hóa không phát huy được những nétđặc sắc của văn hóa tộc người Không thể có bình đẳng, nếu như không duytrì và phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc ít người Bởi vì “Vấn đề dântộc là vấn đề văn hóa, đừng tìm vấn đề dân tộc ở chỗ khác” [6]
* Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
Trong xu thế hội nhập ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế thịtrường thì việc suy thoái đạo đức, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, giađình và xã hội đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại Vấn đề đặt ra làcùng với sự phát triển kinh tế chúng ta vẫn phải giữ được những truyền thốngtốt đẹp của con người Việt Nam Đặc biệt là truyền thống yêu nước, lòng tựhào dân tộc của người Việt Nam, trong xu thế hội nhập nhưng không hòa tanđánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình
Trang 32Bên cạnh việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân,nâng dần vị thế của nước ta trên trường quốc tế thì vấn đề giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa của dân tộc là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay.Mỗi dân tộc có sự đa dạng trong mầu sắc văn hóa trong trang phục, trong ngônngữ, trong các lễ thức dân gian, trong các điệu múa cổ truyền, trong ẩm thực…
Sự phong phú ấy phần nào nói lên tính đa dạng trong bản sắc dân tộc Ðấy làdiện mạo bề ngoài, nếu đi sâu vào văn hóa của từng tộc người càng thấy sựtrầm tích về lịch sử được ghi dấu ấn qua lời ăn tiếng nói, qua phong tục tậpquán và phương cách ứng xử Dân tộc nào cũng có những nét riêng về văn hóa.Ðấy là cái đặc sắc của mỗi dân tộc Mất đi điều đó sẽ là sai lầm không thể sửachữa quá trình phát triển xã hội
Hơn lúc nào hết trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc đang là nhiệm vụ cấp bách trong tiến trình côngnghiệp hóa và hiện đại hóa Đó là nền tảng, là cơ sở để đất nước ta hòa nhậpsâu rộng với thế giới nhưng không hòa tan, vẫn phát huy được niềm tự hàocủa dân tộc, bản sắc văn hóa riêng của con người và đất nước Việt Nam
HS Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 100% sống trong Kítúc xá chịu sự quản lí của Ban quản lí HS nội trú Do đó ngoài thời gian họctập chính khóa trên lớp thì hoạt động ngoài giờ lên lớp chiếm một thời gianlớn đối với HS Qua hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục toàn diện
HS về đức, trí, thể, mĩ Chính vì vậy việc giáo dục văn hóa dân tộc qua hoạtđộng ngoài giờ lên lớp ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương có ýnghĩa vô cùng quan trọng Đó không chỉ là điều kiện để mỗi HS được thể hiện
mà còn được giao lưu học hỏi Qua hoạt động ngoài giờ lên lớp HS được hòanhập với bạn bè, hiểu biết về văn hóa, lối sống của các dân tộc, từ đó biết điềuchỉnh, tiếp thu những giá trị văn hóa tích cực và tạo nên sự hòa nhập, thânthiện với tập thể bạn bè, thầy cô Hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo ra môitrường tốt để tăng cường sự đoàn kết các dân tộc
Trang 33Môn GDCD là môn học có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục,hình thành nhân cách cho HS Đặc biệt là giáo dục cho các em lòng yêu nước,
ý chí tự lực tự cường, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội
Do đó, trong dạy học môn GDCD tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộccho HS sẽ đạt kết quả cao
Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS Trường Dự bị Đạihọc Dân tộc Trung ương có vai trò:
- Góp phần tích cực cho việc hình thành và phát triển nhân cách con
người Việt Nam
- Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên hệ giá trị sống tích
cực cho HS
- Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc giúp HS tạo lập các mối quan
hệ đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc trong một quốc gia
- Qua tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc sẽ giáo dục ý thức giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho các em HS người dân tộc thiểu
số Các em sẽ có trách nhiệm bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp củadân tộc mình Các em sẽ luôn ra sức học tập, phấn đấu trưởng thành toàn diện
về cả đức, trí, thể, mĩ, sau này khi trở lại quê hương các em sẽ là những cán
bộ, công dân tiêu biểu của dân tộc, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh,bản làng tươi vui, đầm ấm, hạnh phúc
1.2 Thực tiễn giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
1.2.1 Vài nét về Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
* Một số đặc điểm của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đănghay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh
em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúpnhau Lời dạy trên đây của Bác Hồ đã được Đảng và Nhà nước cụ thể hóabằng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục đối với miền núi, vùng
Trang 34sâu, vùng xa nói chung và đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng Chính
vì vậy, ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất,trước những yêu cầu cấp thiết của công tác đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu
số phục vụ sự nghiệp cách mạng ở miền núi, ngày 26/11/1975 Thủ tướngChính phủ ký quyết định số 214/CP thành lập Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương nêu rõ nhiệm vụ của trường là: Bổ túc nâng cao trình độ văn hóacho những HS dân tộc thiểu số đã dự thi đại học nhưng chưa đủ điểm vào cáctrường đại học, trước tiên là những HS dân tộc thiểu số ít người ở các vùngcao, các vùng xa xôi hẻo lánh để có trình độ vào học tại các trường đại học
Đây là Trường Dự bị Đại học Dân tộc đầu tiên trong cả nước thực hiệnchính sách dân tộc của Đảng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, là loại hìnhtrường chuyên biệt thuộc hệ thống các trường đại học, làm nhiệm vụ tạonguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số có trình độ cao phục vụ sự nghiệpcách mạng ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Từ ngày thành lập đến nay sau nhiều lần củng cố tổ chức cho phù hợpvới quy mô, yêu cầu phát triển, hiện nay cơ cấu tổ chức của trường có Bangiám hiệu; Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng Quản lí và Bồi dưỡng chứcnăng; Tổ Toán; Tổ Tự nhiên; Tổ Xã hội; Tổ Bộ môn chung ; Ban Quản lý HSnội trú, Ban Thanh tra giáo dục và Tổ Tài vụ
Đội ngũ cán bộ, GV trong biên chế nhà trường là 106 người Có 56
GV trực tiếp làm công tác giảng dạy tại nhà trường thuộc các môn: Toán, Vật
lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Thể dục, Văn học, Lịch sử, Địa lí, GDCD,Tiếng anh.Trong 56 GV có 24 GV có trình độ thạc sĩ, 4 GV đang học tiến sĩ,
4 GV đang học cao học, 2 giảng viên chính
Hiện nay, nhà trường có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo trên 900 HS mỗikhóa học Việc tuyển sinh phụ thuộc vào chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạođưa ra Kết quả là với 39 khóa đào tạo đã có trên 1400 HS gồm 33 dân tộc
Trang 35thiểu số của các tỉnh từ Quảng Trị trở ra đã đủ điều kiện vào học tại cáctrường Đại học, Cao đẳng trong nước và nước ngoài, trong đó có gần 100 HS
là con liệt sĩ Campuchia Đại đa số sinh viên (SV) tốt nghiệp các trường Đạihọc, Cao đẳng trong nước và nước ngoài đã trở về địa phương công tác gópphần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng
ở các tỉnh miền núi phía Bắc Nhiều HS học tập ở Trường Dự bị Đại học Dântộc Trung ương nay đã trưởng thành có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, có bằng cửnhân, được đảm nhận các chức vụ lãnh đạo của các tỉnh miền núi phía Bắc vàcác cơ quan ban ngành trường học ở Trung ương
HS Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương các em ở các tỉnh Trung
du và miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, TuyênQuang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc,Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình 100% các em làngười dân tộc thiểu số gồm các dân tộc: Tày , Nùng, Dao, H’Mông, Thái, SánDìu, Cao Lan, Mường… Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng trong nền vănhóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là ngôi trường mang đậmmàu sắc của con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Trung du và miềnnúi phía Bắc Cùng với việc nâng cao trình độ văn hóa cho các em để các em
có đầy đủ hành trang kiến thức bước vào giảng đường đại học thì giáo dụcviệc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm có ý nghĩa tolớn Qua đó sẽ giúp các em thêm yêu làng bản, có lòng tự hào về nét đẹp vănhóa của dân tộc mình từ đó có trách nhiệm xây dựng quê hương giàu đẹp
* Đặc điểm của tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
Môn GDCD là một môn học thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội Môn họccung cấp tri thức cho HS về các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách
Trang 36của Đảng; pháp luật của Nhà nước; giáo dục đạo đức…giúp HS hình thànhnhân cách tốt để hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
Vấn đề đạo đức của HS hiện nay là vấn đề đáng báo động Do đó việcgiáo dục đạo đức cho các em là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần có
sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Môn GDCD có thể tích hợp với các môn học khác như: Văn học, Lịch
sử, Địa lí, Giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục việc giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc cho các em HS người dân tộc thiểu số Từ đó các em sẽthấy tự hào về dân tộc của mình, không có thái độ tự ti mình là người dân tộcthiểu số Các em sẽ thêm yêu quê hương đất nước, sau khi học xong sẽ quaytrở về xây dựng quê hương ngày càng trở nên giàu đẹp
1.2.2 Thực trạng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
* Về đội ngũ GV
- Số lượng GV: 3 GV (3 nữ)
- Trình độ đào tạo: 3 GV đều tốt nghiệp Đại học sư phạm chính quy,chuyên ngành Chính trị
- Thâm niên giảng dạy: 1 GV dạy 6 năm, 2 GV dạy 4 năm
Như vậy, việc dạy học bộ môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương - Việt Trì - Phú Thọ là tốt Vậy tại sao việc dạy và học môn nàynói chung lại chưa đạt được kết quả như mong muốn
Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tếmạnh mẽ, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên nền tảng kếthừa di sản văn hóa của cha ông, kết hợp học hỏi những tinh hoa văn hóanhân loại cần được đặc biệt chú trọng
Trang 37Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thayđổi phương thức tư duy, lối sống của thanh niên, HS theo hướng hiện đại vàtích cực, chủ động hơn Các em HS biết thêm nhiều hơn về phong tục tậpquán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới Có điều kiện khámphá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học – kỹ thuật hiện đại, trithức mới…Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điềuchỉnh kịp thời như: Một bộ phận HS xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa củadân tộc Một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và HS nói riêngtrong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động vănhóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc
Trong chương trình môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương có lồng ghép một số kiến thức giáo dục bản sắc văn hóa dân tộccho HS Tuy nhiên khối lượng kiến thức về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộctrong Giáo trình môn GDCD giảng dạy ở Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương ít Bên cạnh đó GV giảng dạy môn GDCD chưa thật sự quan tâmnhiều đến vấn đề phải nâng cao trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc cho HS các dân tộc thiểu số
Thực tế qua một số năm giảng dạy ở Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương chúng tôi thấy hiện nay một số em HS dân tộc thiểu số chưa có ýthức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình Qua các giờ giảng trên lớp,chúng tôi thấy nhiều em không biết về nét đẹp trong văn hóa của dân tộcmình Một số em không biết tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán riêng củadân tộc mình Đây là một thực tế đáng báo động đòi hỏi cần phải có nhữngbiện pháp để nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thốngbản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc đặc biệt là các dân tộc thiểu số tronggiai đoạn hiện nay
Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng dạy và học ởTrường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương trên các khía cạnh sau:
Trang 38* Kết quả phân tích dữ liệu điều tra từ GV
Để tìm hiểu thực trạng về việc tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dântộc trong dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ươngchúng tôi đã tiến hành điều tra 3 GV đang tham gia giảng dạy môn GDCD ởtrường như sau:
- Tìm hiểu việc sử dụng các PPDH môn GDCD của GV giảng dạy môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, chúng tôi đã khảo
sát 3 GV kết quả thu được như sau:
Bảng 1.1 Kết quả tìm hiểu việc sử dụng các PPDH của GV
STT Phương pháp sử dụng
Sử dụng thường xuyên Ít sử dụng Không sử dụng
Số GV % Số GV % Số GV %
Qua tìm hiểu ở bảng 1.1, chúng tôi nhận thấy các PPDH như: phươngpháp nêu vấn đề; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp dự án; phươngpháp đóng vai; phương pháp nghiên cứu trường hợp,…các GV rất ít hoặc sửdụng vẫn còn khá dè dặt Ngược lại, nhóm PPDH truyền thống như: phươngpháp thuyết trình; đàm thoại thì GV sử dụng thường xuyên
- Tìm hiểu nhận thức của GV về sự cần thiết của việc tăng cường tích
hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn GDCD ở Trường
Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương cho HS thông qua đổi mới PPDH, chúngtôi đã khảo sát 3 GV kết quả thu được như sau:
Trang 39Bảng 1.2 Sự cần thiết của việc tăng cường tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc
Trung ương cho HS thông qua đổi mới PPDH
HS là rất cần thiết Tuy nhiên, trong thực tế GV lại rất ít đổi mới PPDH theohướng tích cực vào giảng dạy môn GDCD nói chung và tích hợp giáo dục bảnsắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học DântộcTrung ương cho HS nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắcvăn hóa dân tộc cho HS Đi sâu tìm hiểu chúng tôi thấy mặc dù có nhận thứcđúng đắn về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả tíchhợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS Tuy vậy, thực tế GV lại chưaquan tâm đúng mức Đa số GV đều cho rằng họ phải làm sao để truyền đạtmột khối lượng kiến thức lớn tới HS Vì vậy, việc giáo dục bản sắc văn hóadân tộc đang còn là vấn đề chưa thu hút được sự quan tâm đúng như tầm quantrọng của nó
- Tìm hiểu nhận biết của GV về mức độ học tập tích cực của HS khi
GV có đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dântộc trong dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương
cho HS Khi được hỏi 3 GV giảng dạy môn GDCD của trường về mức độ tích
cực học tập của HS khi GV có đổi mới PPDH Kết quả thu được như sau:
Trang 40Bảng 1.3: Nhận biết của GV về mức độ tích cực của HS khi
GV đổi mới PPDH
STT Mức độ tích cực của HS Số GV (%)
1 Đa số HS học tập tích cực hơn các giờ học khác 3 100
dù đã thực hiện đổi mới PPDH nhưng thực tế cho kết quả lại chưa cao Theochúng tôi, nguyên nhân ở đây là còn thiếu quy trình vận dụng một cách hợp lí,khoa học
- Tìm hiểu những khó khăn mà GV gặp phải trong đổi mới PPDH mônGDCD nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộctrong dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương cho
HS, chúng tôi đã khảo sát qua bảng sau: