Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân theo hướng tích cực

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 62)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.2.Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân theo hướng tích cực

dân theo hướng tích cực hóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Hiện nay một số PPDH môn GDCD đang được sử dụng khá phổ biến là: phương pháp thuyết trình; phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề; phương pháp thảo luận; phương pháp đóng vai; phương pháp đàm thoại; phương pháp động não; phương pháp trực quan… Như vậy, có thể nói mỗi phương pháp đều có mặt ưu, nhược điểm khác nhau. Về mức độ lưu giữ thông tin, có kết quả nghiên cứu cho rằng:

Phương pháp dạy hoặc học Độ lưu giữ thông tin

- Nghe thuyết trình 5% - Đọc 10% - Nghe nhìn 20% - Trình diễn 30% - Nhóm thảo luận 50% - Thực hành bằng cách làm thực tế 75% - Dạy người khác 90%

Qua nghiên cứu thực trạng và nghiên cứu các PPDH môn GDCD chúng tôi thấy dạy học môn GDCD cần phải tiến hành một số biện pháp đổi mới PPDH như sau:

Các PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Như đã nói, đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải thiện để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các PPDH này, GV trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như: kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích, lời giảng phải chính xác, gợi cảm, có ngữ điệu, lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất trong khi thuyết trình hoặc kỹ thuật đặt câu hỏi và xử lí các câu trả lời trong đàm thoại.

Thứ hai, kết hợp đa dạng các PPDH.

Không có một PPDH toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học GDCD là hướng đi quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học.

GV có thể kết hợp linh hoạt một số PPDH sau:

Thứ 1: Phương pháp nêu vấn đề

PPDH nêu vấn đề trong đó GV tạo ra các tình huống mâu thuẫn, đưa HS vào trạng thái tâm lí phải tìm tòi, khám phá, từ đó hướng dẫn, khích lệ HS tìm cách giải quyết để nắm được kiến thức, phát triển trí tuệ và thái độ học tập.

Phương pháp nêu vấn đề cung cấp môi trường sư phạm lí tưởng cho HS tổ chức các hoạt động học tập của mình. Trong môi trường đó, dưới sự hướng dẫn của GV HS được trực tiếp làm việc với đối tượng học tập (tri thức khoa học), tự mình nghiên cứu, bóc tách nội dung học tập thông qua các tình huống. Tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ, phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng vận dụng kinh nghiệm của mình và của người khác vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và trong các lĩnh vực khác cho HS. Phát triển cho HS kỹ năng thích ứng trong các tình huống khác nhau (đây chính là mục tiêu của

dạy học hiện đại). Nâng cao lòng tin vào khả năng của bản thân trong việc giải quyết các tình huống học tập cũng như đời sống hiện thực. Tăng cường hiểu biết và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm thông qua việc hợp tác để giải quyết tình huống.

- Mục tiêu của phương pháp:

+ Giúp HS có trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, phù hợp với nội dung bài học, qua đó củng cố kiến thức đã học và làm quen với kĩ năng vận dụng liên hệ vào thực tiễn đời sống xã hội.

+ Giúp HS yêu quê hương, yêu nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc mình, phù hợp với yêu cầu tích hợp của môn học.

- Cách thực hiện:

+ GV nêu tình huống liên quan đến nội dung bài học. + HS xác định, nhận dạng vấn đề / tình huống.

+ HS phát hiện vấn đề cần giải quyết.

+ HS thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề / tình huống cần giải quyết. + HS liệt kê các cách giải quyết.

+ HS lựa chọn và đưa ra cách giải quyết.

+ GV kết luận, đưa ra cách giải quyết đúng và phù hợp nhất với nội dung bài học.

- Một số lưu ý:

+ Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học, với địa chỉ tích hợp và với nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, không được vượt ra ngoài chuẩn kiến thức, kĩ năng.

+ Tình huống phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS - tình huống phải gần gũi với đời sống thực tiễn xã hội, với cuộc sống của HS.

+ Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều cách suy nghĩ và nhiều cách giải quyết khác nhau.

+ Các nhóm HS có thể cùng nhau giải quyết một vấn đề / tình huống hoặc các vấn đề, tình huống khác nhau, tùy theo mục đích của họat động.

Thứ 2: Phương pháp thảo luận nhóm

Về thực chất phương pháp thảo luận nhóm là PPDH trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành các nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc, được bàn bạc, trao đổi về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó. Ở đó cá nhân không những được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, có cảm giác an toàn mà còn xuất hiện những hứng khởi làm tăng hiệu suất làm việc do có sự tương tác mặt đối mặt giữa các thành viên, có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực và trách nhiệm phải giải thích vấn đề thuộc về từng cá nhân trong nhóm, hình thành kĩ năng hợp tác nhóm và kĩ năng xử lí tình huống trong nhóm.

- Mục tiêu của phương pháp:

+ Kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, diễn đạt, phương pháp tư duy. + Nhờ không khí thảo luận sôi nổi, cởi mở giúp HS thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác.

+ Tạo điều kiện cho GV nhận được nhiều thông tin phản hồi từ phía HS, thu được những tri thức kinh nghiệm qua các ý kiến phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của HS.

+ Như vậy nếu thảo luận nhóm được tổ chức tốt sẽ tăng cường tính tích cực, chủ động của HS, giúp HS tập trung vào bài học, phát triển được các kĩ năng tư duy, óc phê phán, các kĩ năng giao tiếp và xã hội quan trọng khác.

- Cách thực hiện:

+ GV nêu chủ đề thảo luận.

+ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian và phân công vị trí của các nhóm.

+ Các nhóm thảo luận.

+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến.

+ GV tổng kết và nhận xét. - Một số lưu ý:

+ Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau. + Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo luận của mỗi nhóm.

+ Trong khi các nhóm thảo luận, GV cần đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.

Thứ 3: Phương pháp đóng vai

Đây là một trong những phương pháp mang tính chất tương tác giữa GV và HS, giữa HS với HS, giữa HS với môi trường học tập. Nó khuyến khích HS thâm nhập vào đời sống thực tế và thử đặt mình vào các vị trí khác nhau để giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống. Do đó, đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là PPDH nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được.

- Mục tiêu của phương pháp:

+ HS được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Phương pháp này gây hứng thú và chú ý cho HS, tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của HS góp phần tích cực trong việc thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập.

+ Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo hướng tích cực, rèn luyện cho HS kĩ năng giải quyết vấn đề, chủ động xử lí tình huống trong thực tế.

+ Thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú cho HS trong học tập, qua đó nhanh chóng tiếp thu kiến thức bài học.

- Cách thực hiện:

+ GV nêu chủ đề, chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm.

+ Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. + Các nhóm lên đóng vai.

+ Lớp thảo luận, nhận xét về việc đóng vai của từng nhóm.

+ GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã đóng vai.

- Một số lưu ý:

+ Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề nội dung tích hợp, phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS và với điều kiện, hoàn cảnh lớp học.

+ Tình huống không nên quá dài và phức tạp, mất nhiều thời gian. + Tình huống phải có các cách giải quyết khác nhau.

+ Tình huống phải để mở để HS tự tìm cách giải quyết, tìm cách ứng xử phù hợp; không nên cho trước kịch bản.

+ Mỗi tình huống có thể phân công một nhóm hoặc mấy nhóm cùng đóng vai.

+ Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm.

+ Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV cần đi đến các nhóm để nghe và gợi ý, hướng dẫn khi cần thiết.

Thứ 4: Phương pháp trực quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trực quan là PPDH, trong đó GV sử dụng các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của HS nhằm tổ chức cho HS tri giác một cách có chủ đích, có kế hoạch, tạo khả năng

cho HS theo dõi tiến trình và sự biến đổi diễn ra trong đối tượng quan sát trên cơ sở đó nâng cao chất lượng của bài học.

- Mục tiêu của phương pháp:

+ Trong khi sử dụng phương pháp trực quan GV hướng dẫn HS biết cách tổng hợp, khái quát những tư liệu thực tế thành lí luận, tức là hình thành và phát triển tư duy, nhận thức khoa học cho HS.

+ Phương tiện dạy học trực quan trợ giúp đắc lực cho HS năng lực nhận thức khoa học.

+ Giúp cho HS phát triển tư duy lôgic, tư duy khoa học, phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thực tiễn phục vụ lợi ích của chính họ và xã hội.

+ PPDH trực quan giúp HS huy động sự tham gia của nhiều giác quan, kết hợp với lời nói, tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, trí tò mò khoa học của HS.

- Cách thực hiện:

+ GV lựa chọn những hình ảnh, video phù hợp với nội dung tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS.

+Yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV qua việc quan sát các hình ảnh và đoạn video đó.

+ GV nêu nhận xét và kết luận. - Một số lưu ý:

+ Đoạn video, hình ảnh đưa ra phải phù hợp với nội dung bài học.

+ Hình ảnh, video đưa ra mang tính chất hỗ trợ cho bài giảng thêm sinh động.

+ Không lạm dụng chiếu quá nhiều hình ảnh, video gây mất sự tập trung đến nội dung bài học của HS.

+ Sau khi trình chiếu hình ảnh, video GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi liên quan tới nội dung bài học.

Tọa đàm là họp mặt trao đổi, thảo luận thân mật với nhau về một vấn đề nào đó.

- Mục tiêu của phương pháp:

Đây là phương pháp phổ biến trong dạy học môn GDCD nhằm tạo cơ hội cho HS chủ động trong việc điều khiển hoạt động, được tự do hơn khi phát biểu ý kiến cá nhân.

- Cách thực hiện:

+ GV và HS thống nhất vấn đề cần tọa đàm.

+ HS cử một người điều khiển tọa đàm (có thể là lớp trưởng, hoặc một HS nào đó mà các em tín nhiệm,...), một người làm thư kí ghi biên bản.

+ GV ghi tóm tắt ý kiến HS, chỉ hỗ trợ các em khi cần thiết. + Người điểu khiển nêu vấn đề.

+ HS tiến hành thảo luận.

+ HS tranh luận, phản hồi ý kiến. + HS thống nhất những vấn đề chung.

+ GV nêu ý kiến của mình về chủ đề tọa đàm. + GV và HS đánh giá kết quả tọa đàm.

- Một số lưu ý:

+ Buổi tọa đàm muốn thành công cả GV và HS phải có sự chuẩn bị chu đáo.

+ GV phải là người định hướng cho buổi tọa đàm.

+ Kết thúc buổi tọa đàm GV phải đánh giá mặt được và chưa được của buổi tọa đàm.

Thứ 6: Liên hệ thực tế và tự liên hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liên hệ thực tế và tự liên hệ là phương pháp nhằm tạo ra những điều kiện thuận tiện cho HS được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan đến bài học.

+ HS được bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu hơn nội dung giáo dục việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Mỗi HS có ý thức, trách nhiệm bảo tồn những nét đẹp văn hóa của dân tộc các em. Các em thấy tự hào mình là người dân tộc thiểu số, nguyện đem trí tuệ của mình để ra sức đóng góp, xây dựng quê hương giàu đẹp.

- Cách thực hiện:

+ GV có thể đặt câu hỏi gợi mở HS liên hệ với thực tế cuộc sống. + GV động viên HS liên hệ thực tế hoặc tự liên hệ.

+ HS phát biểu bằng chính suy nghĩ của các em. - Một số lưu ý:

+ Vấn đề liên hệ phải phù hợp với nội dung bài học. + Vấn đề liên hệ phải gần gũi, vừa sức với HS.

+ Cần động viên những HS rụt dè, nhút nhát liên hệ hoặc tự liên hệ.

Thứ 7: Phương pháp thuyết trình

Là phương pháp lâu đời nhất và hiện nay vẫn là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Đối với môn GDCD, nó giữ vai trò rất quan trọng. Trong dạy học, GV chỉ cung cấp và trang bị cho HS những tri thức cơ bản trong SGK, mặt khác còn phải mở rộng có giới hạn tri thức trừu tượng của môn học này một cách có hệ thống, một mặt GV phải giảng dạy những nội dung cơ bản trong SGK, mặt khác còn phải mở rộng có giới hạn tri thức sao cho HS tiếp thu tri thức liên tục.

- Mục tiêu của phương pháp:

+ Trong thời gian ngắn với PPDH thuyết trình GV có thể cung cấp cho HS một khối lượng tri thức lớn và HS có thể lĩnh hội khối lượng tri thức đó một cách có hệ thống theo một lôgic chặt chẽ.

+ Đây là PPDH dễ thực hiện, không đòi hỏi bất cứ một phương tiện nào đối với GV.

+ Cung cấp được cho HS những thông tin cập nhật, chưa kịp trình bày

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 62)