Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 73)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.1.1.Mục đích thực nghiệm

TN sư phạm là một công việc hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài và phương pháp giảng dạy môn học.Trong nghiên cứu đề tài này nó nhằm mục đích là để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học: nếu tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương thì sẽ nâng cao được hứng thú học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Qua việc tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc sẽ giúp các em HS có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Từ đó các em thêm yêu quê hương, làng bản, nguyện đóng góp công sức nhỏ bé của mình để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

TN cho phép tiếp thu ý kiến của GV và HS về thực trạng dạy và học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương và khả năng tích hợp nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.

Kết quả TN sẽ giúp cho người nghiên cứu có điều kiện so sánh, điều chỉnh nội dung nghiên cứu cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời nó cũng là tài liệu tham khảo cho các GV giảng dạy môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương. Qua TN “Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường Dự bị Đại

học Dân tộc Trung ương” sẽ giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, bảo tồn những di sản văn hóa dân tộc, những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 73)