Một số kiến nghị sau thực nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 100)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.4.2. Một số kiến nghị sau thực nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

3.4.2.1. Nâng cao trình độ nhận thức của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

- Đối với đội ngũ GV:

+ GV, nhà trường và xã hội cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho các em HS nói chung và HS người dân tộc thiểu số nói riêng.

Trong xu thế hội nhập ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường thì việc suy thoái đạo đức, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra là cùng với sự phát triển kinh tế chúng ta vẫn phải giữ được những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Đặc biệt là truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam, trong xu thế hội nhập nhưng không hòa tan đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Qua hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc GV phải làm cho HS hiểu được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, từ đó khơi dậy cho các em ý thức, trách nhiệm bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ GV phải được đào tạo đúng chuyên môn, có hiểu biết rộng.

Muốn thực hiện tốt vai trò của mình mỗi GV phải không ngừng nghiên cứu, trau dồi tri thức chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững, hiểu sâu kiến thức mình dạy, có hiểu biết về các vấn đề chính trị - xã hội mang tính thời sự, biết lựa chọn và khai thác chuẩn thông tin, biết vận dụng các khoa học có liên quan vào giảng dạy làm cho bài giảng thêm phong phú và hấp dẫn.

+ GV phải tâm huyết với nghề.

Mỗi GV phải có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề, các lớp tập huấn phục vụ hoạt động giảng dạy. Bên cạnh đó, việc trao đổi, học hỏi kinh

nghiệm của đồng nghiệp, rèn luyện kỹ năng sư phạm là cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Yêu nghề còn thể hiện ở sự say mê nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên môn để giảng dạy và thường xuyên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

+ GV phải hiểu tâm, sinh lí của HS người dân tộc thiểu số.

Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là ngôi trường đào tạo con em các dân tộc thiểu số ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Các em người dân tộc thiểu số thường có thái độ nhút nhát, rụt dè và tự ti. Do đó GV phải tôn trọng, yêu thương, gắn bó, chia sẻ với HS, tạo không khí cởi mở, thân thiện với các em.

Tất cả HS ở đây đều sống trong Kí túc xá nên GV cần quan tâm tới đời sống, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của các em, động viên các em kịp thời khi gặp khó khăn trong cuộc sống để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. - Đối với HS:

+ HS cần thấy được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

Mỗi dân tộc có sự đa dạng trong màu sắc văn hóa, trong trang phục, trong ngôn ngữ, trong các lễ thức dân gian, trong các điệu múa cổ truyền, trong ẩm thực…. Dân tộc nào cũng có những nét riêng về văn hóa. Ðấy là cái đặc sắc của mỗi dân tộc. Mất đi điều đó sẽ là sai lầm không thể sửa chữa của quá trình phát triển xã hội.

Hơn lúc nào hết trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang là nhiệm vụ cấp bách trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đó là nền tảng, là cơ sở để đất nước ta hòa nhập sâu rộng với thế giới nhưng không hòa tan, vẫn phát huy được niềm tự hào của dân tộc, bản sắc văn hóa riêng của con người và đất nước Việt Nam.

Tích hợp là việc lồng ghép các nội dung kiến thức nhằm vào các mục tiêu và nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc sao cho gắn bó mật thiết với thực tiễn cuộc sống hình thành cho các em HS ý thức, trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

+ HS cần xác định mục đích học đúng đắn, ý thức học tập cao.

Để kết quả học tập môn GDCD cao HS phải thấy được tầm quan trọng của môn học là giáo dục đạo đức, lối sống, giúp các em hoàn thiện nhân cách khi bước vào đời. Mỗi môn học đều có những vai trò nhất định trong việc giáo dục để HS ngày càng hoàn thiện hơn về đức, trí, thể, mĩ. Do đó, các em phải yêu môn học thì học tập mới đạt kết quả cao.

+ HS phải rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật và tính tự giác cao trong học tập, biết tiếp nhận và chuẩn bị tốt các nhiệm vụ GV yêu cầu.

HS phải tích cực, chủ động trong học tập. Ở trên lớp HS phải là chủ thể hoạt động, phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu vấn đề, phải mạnh dạn phát biểu ý kiến. Ở ngoài lớp HS cần hoàn thành nhiệm vụ học tập mà GV giao cho và tích cực chuẩn bị cho những nhiệm vụ học tập mới. Phải thay đổi thói quen học tập bị động bằng ý thức học tập tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức.

+ HS phải có phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả. Các em ngoài việc tìm hiểu kiến thức trong giáo trình thì phải tự tìm tòi, nghiên cứu những tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung bài học.

3.4.2.2. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp dạy học

Nội dung môn GDCD cần chú ý tới các trường chuyên biệt, đặc thù. Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương có đặc thù 100 % HS là người dân tộc thiểu số nên giáo trình môn GDCD của trường được biên soạn riêng, có nội dung phù hợp với trình độ HS người dân tộc thiểu số, thường xuyên có sự thay đổi đáp ứng xu hướng phát triển của nền giáo dục nước ta.

Phải đổi mới PPDH cho phù hợp với nội dung môn GDCD và đặc điểm của HS dân tộc thiểu số. Theo chúng tôi PPDH đúng đắn phải phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Đổi mới PPDH không có nghĩa là vứt bỏ hoàn toàn PPDH truyền thống mà phải biết kế thừa có chọn lọc những ưu điểm của nó, phải sử dụng một cách linh hoạt các PPDH khác nhau để nâng cao hiệu quả dạy học.

Việc sử dụng PPDH hiện nay phải làm cho người học trở thành trung tâm của giờ học. Trong giờ học các em được làm việc nhiều, được trao đổi ý kiến với GV và bạn bè từ đó sẽ tạo tâm lí thoải mái cho các em và kết quả giờ học sẽ tốt.

3.4.2.3. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho quá trình dạy học

- Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học.

- Nâng cao nhận thức cho GV về việc sử dụng thiết bị dạy học hỗ trợ cho quá trình giảng dạy là việc làm thường xuyên, là điều thiết yếu.

- Cung ứng kịp thời thiết bị dạy học, thiết bị dạy học trong nhà trường hiện nay vừa thiếu, vừa không đảm bảo chất lượng (lạc hậu), vừa không đồng bộ về cơ cấu chủng loại.

- Đào tạo nhân viên chuyên môn (hiện nay được gọi là cán bộ thiết bị dạy học) phụ trách vấn đề thiết bị dạy học cho nhà trường. Nhân viên chuyên môn vừa là người quản lý, bảo dưỡng thiết bị dạy học, vừa là người phụ tá giúp GV thực hiện bài giảng sử dụng thiết bị dạy học được dễ dàng, hiệu quả hơn.

3.4.2.4. Cần có chính sách đãi ngộ thích hợp đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân

- Về mặt chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Hàng năm được đi tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Được tổ chức đi tham quan các bảo tàng, các di tích lịch sử… + Được trang bị các phương tiện nghe nhìn: vi tính, máy chiếu… - Về mặt chế độ đãi ngộ:

+ Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với GV giảng dạy môn GDCD để GV yên tâm công tác.

+ Các cấp lãnh đạo phải nhìn nhận môn GDCD cũng có vai trò quan trọng như các môn học khác trong nhà trường.

- Về mặt tổ chức:

Đề nghị thành lập phòng công tác tư tưởng, chính trị cho HS trong nhà trường để hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc giảng dạy, giáo dục lí luận, chính trị thực hiện có hiệu quả hơn.

Tiểu kết chương 3

Trên đây tác giả đã tiến hành TN sư phạm bằng phương pháp TN có ĐC để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của PP DH theo quan điểm tích hợp nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc vào trong môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.

Qua việc tổ chức dạy học TN chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Việc tích hợp nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là hoàn toàn khả thi và có thể áp dụng được mà vẫn đảm bảo nội dung và mục tiêu của môn học.

Các phương pháp và nội dung tích hợp mà tác giả đã thiết kế trong giáo án là hợp lý và dễ thực hiện đối với GV.

Trong chương trình môn học GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương có hai bài có thể tích hợp nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS. Giải pháp tích hợp cụ thể có thể tích hợp nội dung kiến thức các môn: Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục ngoài giờ lên lớp vào trong bài giảng môn GDCD. TN cũng đã chứng minh tích hợp đã thiết kế là hợp lý và khả thi trong điều kiện dạy học ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.

Qua TN cũng đã chứng minh các bài dạy theo quan điểm tích hợp có hiệu quả tốt hơn so với dạy học theo phương pháp truyền thống. Trong giờ học môn GDCD các em HS hứng thú học tập, hiểu bài tốt hơn do trong tiết học các em không những vừa học, vừa chơi và còn được thực hành.

Kết quả kiểm tra đánh giá cho thấy HS học theo giáo án tích hợp có kết quả học tập cao hơn HS học theo giáo án cũ với phương pháp giảng bài truyền thống của GV. Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn kết quả này cần phải tiếp tục TN thêm với HS của nhiều lớp nữa.

GV dạy TN cũng khẳng định rằng các giáo án dạy theo phương pháp tích hợp thiết kế dễ hiểu, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao, tạo hứng thú học tập cho HS, khả năng tiếp thu kiến thức của các em phù hợp với thời gian và mục tiêu của bài học đề ra.

Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương” trên cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu chúng tôi tiến hành TN để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đề tài đã thu được một số kết quả như sau:

Thứ nhất: Đã tổng kết có chọn lọc một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản của việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị

Đại học Dân tộc Trung ương.

Thứ hai: Qua điều tra, nghiên cứu tình hình giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương chúng tôi nhận thức được một số vấn đề sau:

+ Nắm được tình hình dạy học nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nói chung và tích hợp nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn GDCD ở đây.

+ Nắm được tình hình nhận thức, thái độ, ý thức của HS đối với vấn đề giáo dục việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho các em. Nhìn chung các em HS đã có nhận thức về vấn đề phải bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của chính dân tộc các em.

Thứ ba: Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng để tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương đạt hiệu quả cao thì trong quá trình dạy học GV phải sử dụng một cách phù hợp các PPDH. Đặc biệt phải sử dụng hiệu quả các PPDH phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Trong giờ học các em HS là trung tâm, GV là người hướng dẫn, định hướng cho các em học tập.

Thứ tư: GV giảng dạy đã tiến hành thiết kế một số giáo án có nội dung tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho các lớp TN theo phương pháp đổi mới và tiến hành TN sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.

Như vậy, luận văn đã giúp chúng ta thấy được hoạt động tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là hoàn toàn mang tính khả thi.

Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu xót nhất định, tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài càng hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu các văn

kiện Đại hội VIII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Trần Bạt (2005), Văn hóa và con người, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 3. Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá

trình công nghiệp,hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam

mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành

Trung ương lần thứ 5, khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Tài liệu học tập kết luận Hội nghị

Trung ương 10 khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại

hội VI, VII, VIII, IX): Về văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

13. Nguyễn Khoa Điềm (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt

Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Phạm Văn Đức (1991), “Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học”

Tạp chí Triết học.

15. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa – giữ gìn và phát huy bản sắc

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w