Yêu cầu trong việc lựa chọn phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân nhằm nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 58)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.1. Yêu cầu trong việc lựa chọn phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân nhằm nâng cao hiệu

công dân nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Thứ nhất là, đổi mới PPDH phải chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của HS.

Đây không những là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Ngày nay, xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão – việc quy định những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại, và như vậy không thể nhồi nhét vào đầu óc người học khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Do đó, “học phương pháp học”, “học là học cách học”, ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, đây chính là động lực bên trong của quá trình học. Nếu rèn luyện cho con người có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, như vậy mới có kết quả cao. Dựa theo thiết kế bài học – GV phải biết hướng dẫn HS phát triển các năng lực cần thiết, tự rút ra bài học qua cách xử lí các tình huống được đặt ra. HS cũng tự học, tự suy nghĩ nội dung các “hành động”, bước đầu liên hệ bản thân, tính toán những khả năng hành động của mình. Tự học cũng tức là chuẩn bị dần dần để hình thành cho bản thân cách suy nghĩ, cách giải quyết các tình huống - đây là vấn đề sau này trở thành phương pháp tư duy của bản thân. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động.

Thứ hai là, đổi mới PPDH cần chú ý tổ chức các hành động học tập cho HS.

Dạy học định hướng hành động là hình thức dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong đó

cần chú trọng “học qua hành”, “Muốn đạt mục tiêu này, tốt nhất là bắt trò liên tục hành để học, học qua hành. Vậy vấn đề không phải là giảng dạy một cách giáo điều, thầy nói liên tục, thao thao bất tuyệt. Trái lại, chủ yếu là bắt trò hoạt động, vận dụng khả năng xét đoán của mình”. Những kỹ năng và thói quen hành vi tốt đẹp được hình thành trước hết trong quá trình rèn luyện. Vận dụng hình thức dạy học này có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lí giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Đồng thời tuân thủ quy luật của quá trình nhận thức mácxít là “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.

Thứ ba là, đổi mới PPDH cần tăng cường cho HS học tập độc lập, kết hợp với học tập hợp tác.

Trong đổi mới PPDH môn GDCD GV cũng cần quan tâm đến sự phân hóa về trình độ nhận thức, cường độ, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mỗi HS. Từ đó xây dựng các nhiệm vụ, tình huống, mức độ phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân phát huy khả năng tối đa của mỗi HS. Mỗi cá nhân là một cá thể có nhân cách riêng, có bản sắc và tính cách riêng, vì vậy GV phải tôn trọng cái tôi của họ.

Để người học có điều kiện bộc lộ, phát triển khả năng của mình, cần đặt họ vào môi trường học tập hợp tác trong các mối quan hệ tương tác, thầy – trò, trò – trò. Giữa GV và HS có sự chia sẻ, giúp HS giải đáp những khúc mắc đơn giản trong cuộc sống. Bởi vì hiện nay, không ít HS phải tìm đến bác sĩ tâm lý để tìm câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống của mình. Sự chia sẻ kinh nghiệm sẽ kích thích tính tích cực, tự tin, chủ động, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp của mỗi cá nhân cũng như hình thành và phát triển các năng lực khác ở người học. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó HS nâng mình lên một trình độ mới. Trong mối quan hệ tương tác đó, người học không chỉ học được học qua thầy mà còn học được qua bạn. Tuy nhiên để học hợp tác có hiệu quả, GV cần hình thành cho người học thói quen học tập tự giác, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau; đánh giá, nhận xét của GV phải trên tinh thần xây dựng, động viên HS là chủ yếu, có như vậy thì học tập hợp tác mới đạt được hiệu quả cao. PPDH thảo luận nhóm; dự án; đóng vai; tổ chức trò chơi là những biểu hiện của học tập hợp tác.

Thứ tư là, đổi mới PPDH phải kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá của bản thân.

Từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để HS tự chiếm lĩnh nội dung học tập. Trên cơ sở thiết kế của GV, các vấn đề được đưa ra trao đổi thảo luận ở lớp hoặc tổ nhóm học tập. HS phát biểu bảo vệ cách xử lí, ứng xử của mình, tranh luận, đồng thời lắng nghe ý kiến cách xử lí của bạn, cuối cùng được nghe GV đánh giá, kết luận. Căn cứ vào sự tiếp thu kiến thức qua học bạn, nhất là căn cứ vào kết luận khoa học của GV, người học tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình với tinh thần cầu thị. Tự đánh giá giúp cho HS ý thức hơn về quá trình học tập, đồng thời cũng ý thức rõ hơn điểm mạnh, điểm yếu và cách học của mình để tiến bộ trong giai đoạn sau. Hoạt động đánh giá đa dạng; đánh giá chính thức và không chính thức; đánh giá bằng định tính và định lượng; đánh giá bằng kết quả và bằng biểu lộ thái độ - tình cảm; đánh giá thông qua sản phẩm được giới thiệu và định hướng phát triển các mối quan hệ xã hội.

Trong dạy học thụ động đánh giá là nhiệm vụ của GV, HS là đối tượng được đánh giá. Đánh giá tập trung vào kết quả học tập của HS qua điểm số của các bài kiểm tra, thi cử. Cách đánh giá như vậy dẫn đến cách học cũng thụ động, học “vẹt”, học “tủ” nhằm đối phó với kiểm tra, thi cử dẫn đến kết quả giáo dục không cao, không giải quyết được các yêu cầu của thực tiễn. Đánh giá trong dạy học tích cực có tác dụng hai chiều không chỉ nhằm mục đích nhận thức thực trạng và điều chỉnh hoạt động học tập của HS mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của GV.

Thứ năm là, đổi mới PPDH phải tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn.

Phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ GV, khả năng của HS, các điều kiện hiện có, sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học khi có điều kiện. Những tri thức của môn GDCD luôn gắn chặt với thực tiễn của đời sống xã hội. Thực tiễn vốn rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi người GV phải biết vận dụng kiến thức liên môn như: Văn học, Địa lí, Sinh học, Lịch sử…GV phải biết đào sâu suy nghĩ, lựa chọn những kiến thức, tình huống, ví dụ minh họa phải sát với đối tượng HS, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ hiểu biết, nhận thức và tư duy của HS.

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w