Môn Giáo dục công dân và môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 49)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1.1.Môn Giáo dục công dân và môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương

2.1.1. Môn Giáo dục công dân và môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Đại học Dân tộc Trung ương

* Đặc điểm môn GDCD

Mỗi môn học đều có một vị trí nhất định, việc xây dựng các môn học trong hệ thống chương trình đều xuất phát từ mục tiêu đào tạo con người đáp ứng được yêu cầu của đất nước. Điều 27 Luật Giáo dục nước ta chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Môn GDCD được đưa vào giảng dạy ở nước ta từ lâu với những hình thức tên gọi khác nhau. Trước đổi mới và ngay cả những năm đầu của đổi mới, môn GDCD được gọi là môn chính trị, là dạy và học chính trị, bởi nó phục vụ cho định hướng chính trị tư tưởng trong nhà trường.

Từ năm học 1990 – 1991, chính trị được thể hiện và định hình thành GDCD, chương trình của môn học này được thiết kế cho cả bậc học phổ thông và cho từng cấp.Với đối tượng nghiên cứu, hệ thống lí thuyết, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu riêng, môn GDCD được xác định là một môn Khoa học xã hội có vị trí quan trọng, nó khác với GDCD theo nghĩa thông thường.

Các tri thức của môn GDCD được truyền thụ cho HS có thể mang nhiều nội dung khác nhau nhưng đều được coi là tri thức lí luận chính trị. Những tri thức đó được xây dựng trên các môn khoa học cơ bản như: Triết học, Đạo đức học, Kinh tế chính trị học, CNXH khoa học, Pháp luật học và các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tri thức của môn GDCD được sắp xếp hợp lí, kết cấu chặt chẽ, lôgíc, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS, thể hiện rõ tính đặc thù, riêng biệt, đồng thời khuynh hướng tư tưởng cũng rất rõ ràng và nổi trội so với các môn khoa học khác. Có thể nêu lên một số đặc điểm như sau:

Một là, nội dung tri thức môn GDCD bao gồm phạm vi kiến thức rộng

lớn, bao quát toàn bộ đời sống xã hội, những kiến thức này được khái quát từ những vấn đề rất gần gũi, thiết thực trong đời sống thường nhật của cá nhân công dân, gia đình và xã hội đến những vấn đề lớn hơn của quốc gia, nhân loại. Đây là những kiến thức thể hiện tên gọi của một môn học, dạy và học để làm người công dân, để trở thành người công dân đúng chuẩn mực xác định – người công dân Việt Nam trong thời đại mới - khỏe mạnh, tự trọng, có kiến thức, kĩ năng, có động lực học tập suốt đời, biết quan tâm đến người khác và có trách nhiệm đối với xã hội.

Hai là, các tri thức của môn GDCD mang tính khái quát cao, tính trừu

tượng, tính quy luật, tính lôgic chặt chẽ. Đây là những tri thức mang tính định hướng chính trị sâu sắc, nó trực tiếp đề cập đến những vấn đề chính trị, tư tưởng của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp xác lập, củng cố định hướng chính trị xã hội cho HS. Toàn bộ nội dung môn GDCD từ lớp 10 đến lớp 12 tập trung vào việc xây dựng cho HS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp luận đúng đắn với những biện pháp và hình thức khác nhau. Những kiến thức triết học – nền tảng của thế giới quan, phương pháp luận khoa học đã trực tiếp giúp HS có được định

hướng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn, biết cách giải quyết các mối quan hệ của bản thân với cộng đồng trên các lĩnh vực và ở những phạm vi khác nhau. Những kiến thức về kinh tế, chính trị - xã hội, pháp luật, đạo đức…trực tiếp giúp cho HS bước đầu tìm hiểu, phân tích, đánh giá và tự rút ra kết luận đúng đắn về những vấn đề nóng bỏng của thế giới. Trên cơ sở những kiến thức được trang bị, HS có thể tự trả lời một cách khoa học, đúng đắn câu hỏi: Sống để làm gì? Sống như thế nào cho xứng đáng là người công dân của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Mỗi môn học trong nhà trường đều có nhiệm vụ xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS. Song lợi thế hơn các môn học khác, môn GDCD thực hiện nhiệm vụ này một cách trực tiếp. Đây là một đặc điểm nói lên khả năng to lớn và trách nhiệm nặng nề của môn GDCD.

Ba là, tri thức của môn GDCD mang tính tích hợp, có quan hệ chặt chẽ

với nhiều môn khoa học, nhiều lĩnh vực khoa học khác. Phân tích chương trình GDCD ta thấy môn học này chứa đựng nhiều loại kiến thức của các môn khoa học khác nhau và ở một mức độ nhất định nó còn chứa đựng cả kiến thức của các môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Ví dụ: nguyên lí về sự phát triển trong triết học có liên quan đến: Toán học, Hóa học, Lí học, Sinh học; Khái niệm tồn tại xã hội trong triết học có liên quan tới: Địa lí, Dân số; Tính tích hợp đòi hỏi môn GDCD không chỉ xác lập phương pháp đặc thù cho cả môn học mà còn phải xác lập phương pháp riêng cho từng phân môn.

Bốn là, tri thức môn GDCD gắn bó mật thiết với hiện thực, phản ánh

một cách sinh động đời sống hiện thực. Nếu việc dạy học những tri thức của môn GDCD tách khỏi thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam thì sẽ mất hết ý nghĩa và tác dụng. Bởi lẽ, dạy học GDCD là dạy để HS trở thành người công dân có tinh thần trách nhiệm của một thành viên hữu ích cho đất nước, có những kiến thức và kĩ năng cần thiết để tham gia vào một thế

giới đang thay đổi nhanh chóng. Do đó, quá trình dạy học bộ môn phải gắn trực tiếp, cụ thể với đời sống, với việc rèn luyện, tu dưỡng của mỗi HS.

Cùng với các môn khoa học khác, môn GDCD góp phần hình thành cho HS những phẩm chất tốt đẹp của người công dân trong thời đại mới. Song với đặc thù tri thức môn GDCD đã trực tiếp hình thành cho HS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiên tiến và đạo đức trong sáng, trực tiếp hình thành niềm tin, lí tưởng và ý thức pháp luật cho các thế hệ công dân của đất nước Việt Nam. Điều đó cho thấy, đây là môn học giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho HS ý thức và hành vi, góp phần hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Môn GDCD còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lực – một thành tố cơ bản của nhân cách và là nội lực của sự phát triển nhân cách HS. Do đó, môn học này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Đây là điểm khác biệt giữa môn GDCD với các môn học khác, đồng thời đây cũng là điểm nói lên vị trí rất quan trọng của môn học này.

Với tư cách là môn Khoa học xã hội, có ý nghĩa quan trọng, môn GDCD cần được coi trọng và đánh giá đúng mức. Trong thực tế đã có những nhận thức, những quan niệm hết sức sai lệch về môn GDCD, coi đây là môn học chính trị thuần túy, là một môn học bổ trợ, môn học phụ, do đó bất cứ GV nào cũng có thể dạy được môn học này. Những nhận thức, quan niệm này hiện nay vẫn còn tồn tại trong các cấp lãnh đạo và quản lí của ngành giáo dục và đào tạo, trong đội ngũ GV, trong phụ huynh HS và bản thân HS. Nhận thức và quan điểm sai lệch như trên đương nhiên sẽ dẫn đến những sai lầm trong hành động khiến cho quá trình dạy học bộ môn không đạt được mục tiêu đề ra.

Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi nhanh chóng, mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa mạnh mẽ, khi trên đất nước ta đang có những thay đổi toàn diện sâu sắc, thì việc đào tạo được những công dân có lập trường giai cấp vững vàng, có ý thức tự tôn dân tộc, có lí tưởng cách mạng, tự trọng, giỏi giang là hết sức cần thiết. Điều đó cho thấy vị trí của môn GDCD rất quan trọng, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí của môn học này thì mới góp phần thực hiện được “chiến lược con người” mà chúng ta đang triển khai trong cả tư duy và hành động.

* Chức năng và nhiệm vụ của môn GDCD

Là môn Khoa học xã hội, với những đặc thù tri thức môn học, môn GDCD có nhiệm vụ góp phần đào tạo HS thành những người lao động mới, hình thành ở HS những phẩm chất tốt đẹp của người công dân tương lai. Đây là nhiệm vụ của tất cả các môn học, các hình thức giáo dục trong nhà trường. Song, môn GDCD có vai trò quan trọng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Nó thể hiện ở việc trực tiếp giáo dục cho HS những tri thức cần thiết để trên cơ sở những tri thức đó HS hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, xã hội và tư duy, nhận thức đúng đắn rằng cuộc sống của cá nhân và cộng đồng phải phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử xã hội, biết cách sống trong điều kiện cụ thể, có ý nghĩa, vươn tới những chuẩn mực xã hội tốt đẹp. Từ nhiệm vụ đó, môn GDCD có các chức năng cơ bản sau:

Chức năng giáo dưỡng: Trang bị cho HS một cách tương đối hệ thống

những tri thức phổ thông cơ bản, thiết thực của các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

Chức năng giáo dục: Bước đầu giáo dục cho HS những quan điểm

khoa học và cách mạng, tư duy mới về thế giới và thời đại, về con người và cộng đồng, về các quá trình xã hội diễn ra trên thế giới và trên đất nước ta, về

cuộc đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giữa cái tiến bộ và cái bảo thủ, lạc hậu. Trên cơ sở đó hình thành niềm tin có cơ sở khoa học về chế độ XHCN – lí tưởng cao đẹp mà con người luôn luôn mơ ước.

Chức năng phát triển: Bước đầu phát triển ở HS phương pháp tư duy

biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội theo quan điểm khoa học và tiến bộ, biết kế thừa những giá trị tốt đẹp của dân tộc và nhân loại, biết ủng hộ cái mới đúng đắn và tích cực đấu tranh chống cái cũ lỗi thời, lạc hậu. Từng bước hình thành ở HS thói quen và kĩ năng vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống, có định hướng đúng đắn về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong các hoạt động xã hội, trong cuộc sống hiện tại và sau này.

Việc nhận thức đúng đắn và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của môn GDCD sẽ giúp GV tránh được những sai lầm có thể phạm phải như: Đơn giản hóa, tầm thường hóa những tri thức khoa học của môn GDCD; thiếu tự tin, sáng tạo trong dạy học bộ môn. Đồng thời bằng chính năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, bằng niềm tin, lương tâm và trách nhiệm của người thầy bảo vệ và phát triển được những quan điểm khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy trong quá trình giảng dạy môn GDCD GV có thể tích hợp kiến thức các môn: Văn học, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Hóa học…vào trong bài giảng sẽ làm cho bài giảng đạt kết quả cao, tạo hứng thú cho HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Trong quá trình giảng dạy môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương GV kết hợp việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS sẽ đạt hiệu quả cao. GV tích hợp các kiến thức môn: Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục ngoài giờ lên lớp liên quan đến nội dung giáo dục bản sắc văn hóa

dân tộc cho HS. Những môn này là những môn Khoa học xã hội có một số nội dung kiến thức liên quan đến vấn đề giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS. Vì vậy việc lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp của các môn đó sẽ đem lại kết quả cao trong giờ giảng môn GDCD.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động thường xuyên được thực hiện ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương. Toàn bộ HS đều ở trong Kí túc xá và chịu sự giám sát của Ban quản lí HS nội trú của trường. Do đó việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho các em HS dân tộc thiểu số là một việc làm có ý nghĩa to lớn. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp các em sống hòa đồng, tự tin với các bạn để từ đó tạo môi trường học tập và sinh hoạt tốt giúp các em phát triển toàn diện.

2.1.2. Nội dung tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 49)