7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Để tiến hành dạy học TN chúng tôi tiến hành soạn bài cho hai lớp TN và ĐC có trình độ nhận thức tương đương nhau và cùng học một bài. Hai giáo án này khi thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu:
* Nguyên tắc chung
+ Không làm thay đổi chương trình, kế hoạch và nội dung kiến thức trong Giáo trình môn GDCD ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.
+ Tuân thủ các bước lên lớp.
+ Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. * Quy trình TN
- Soạn giáo án TN có nội dung tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc. Sau khi chọn được bài TN, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án có nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc như quy trình đã đề xuất ở trên. Giáo án TN được thiết kế tương đối chi tiết so với giáo án thông thường nhằm phục vụ tốt nhất cho mục tiêu tích hợp. Bên cạnh đó khi tiến hành thiết kế giáo án chúng tôi cũng đã tính tới khả năng vận dụng sáng tạo của GV trong quá trình lên lớp cũng như khả năng tiếp thu của HS.
GV TN chuẩn bị những điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất cho bài giảng TN được thành công nhất.
- Tiến hành TN:
+ GV trực tiếp tiến hành TN dạy ở lớp ĐC và lớp TN.
+ Khi kết thúc buổi học GV trực tiếp giảng dạy rút kinh nghiệm về việc sử dụng PPDH như trên vào bài học đã phù hợp chưa và khả năng lĩnh hội tri thức của HS trong lớp có đạt hiệu quả cao không.
+ Để đánh giá kết quả TN chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:
Về mặt định lượng: Sau khi tiết dạy ở các lớp kết thúc chúng tôi đưa ra bài kiểm tra nhận thức nhằm kiểm tra nhận thức của HS về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.
Về mặt định tính: Quan sát, đánh giá kết quả học tập của HS trên các mặt chủ yếu sau: Tự giác, tích cực trong học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, nêu lên suy nghĩ của cá nhân mình, say mê học tập, kết hợp hài
hòa giữa hoạt động dạy của GV với hoạt động học của HS nhằm tạo không khí sôi nổi trong giờ học...Sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của HS ở cả lớp TN và lớp ĐC, tiến hành chấm bài, xử lý kết quả thu được theo công thức toán học thống kê để rút ra kết luận sư phạm.
- Để thiết kế một bài học phải tuân thủ theo các bước cơ bản sau đây: + Bước 1: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của bài học bao gồm cả nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ.
+ Bước 2: Xác định phương pháp, phương tiện dạy học. + Bước 3: Xây dựng tiến trình bài học gồm các bước:
. Ổn định tổ chức lớp
. Kiểm tra bài cũ
. Giảng bài mới
. Củng cố
. Dặn dò
- Đánh giá kết quả thực nghiệm
Thiết kế một số giáo án Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
trong chương trình Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân
tộc Trung ương
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 1
BÀI 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM
( Giáo trình môn GDCD Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương)
I - Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
Giúp HS hiểu được một số đặc điểm của cộng đồng dân tộc Việt Nam: - Là một quốc gia có nhiều dân tộc.
- Có truyền thống đoàn kết, yêu nước, cần cù lao động trong quá trình dựng nước và giữ nước.
- Các dân tộc cư trú xen kẽ.
- Các dân tộc ít người chủ yếu cư trú ở miền núi, vùng sâu, biên giới có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và đối ngoại.
- Các dân tộc phát triển không đồng đều.
- Có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng và mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng.
2. Về kỹ năng
- HS có hành động cụ thể trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
- Tuyên truyền mọi người ý thức bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Về thái độ
HS có lòng yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp; biết giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
II - Phương pháp dạy học
• Phương pháp thuyết trình.
• Phương pháp thảo luận nhóm.
• Phương pháp giải quyết vấn đề.
• Phương pháp trực quan: sử dụng tranh ảnh, băng hình.
III - Phương tiện dạy học
• Giáo trình, giáo án.
• Tài liệu tham khảo.
• Máy chiếu.
• Tranh ảnh, vi deo.
1. Ổn định tổ chức lớp
• Kiểm tra sĩ số lớp.
• Giữ ổn định trật tự.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Vì sao để phát triển cộng đồng mỗi HS phải tích cực lao động và học tập tốt?
Câu 2: Muốn phát triển bền vững tại sao phải bảo vệ tài nguyên môi trường?
3. Giảng bài mới
GV đặt vấn đề: Việt Nam là một nước đa dân tộc. Dân tộc Việt Nam là khối cộng đồng quốc gia bao gồm nhiều dân tộc / tộc người hợp lại. Mỗi dân tộc ở nước ta đều có những đặc điểm riêng khác nhau tạo nên sự phong phú đa dạng cho cộng đồng dân tộc. Vậy cộng đồng dân tộc Việt Nam có những đặc điểm nào chúng ta cùng tìm hiểu bài mới: Một số đặc điểm của
cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về 5 đặc điểm của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học
- GV đặt câu hỏi: Kết hợp kiến thức địa lí em hãy cho biết cộng đồng dân tộc Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em cùng sinh sống ? Nhận xét về số dân của các dân tộc ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, kết luận.
1. Là một quốc gia có nhiều dân tộc
- Việt Nam là quốc gia đa dân tộc: 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. - Dân số giữa các dân tộc không đều nhau:
+ 6 dân tộc dân số trên 1 triệu người: Kinh, Tày, Thái, Mường, Khơ – me, H Mông,
- GV: Đặt câu hỏi:
Kết hợp kiến thức văn học em hãy cho biết truyền thống đoàn kết, yêu nước, cần cù lao động được thể hiện trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, kết luận.
Brâu, Rơ – măm…
+ Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất: hơn 86% dân số.
- Mỗi dân tộc là một cộng đồng được xác định trên cơ sở tổng hợp ba tiêu chí cơ bản: ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác tộc người.
2. Có truyền thống đoàn kết, yêu nước, cần cù lao động trong quá trình dựng nước và giữ nước
- Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết là nhân tố tinh thần hợp thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử dân tộc.
- Tinh thần yêu nước, thương nòi của dân tộc ta, trong muôn vàn khó khăn, gian khổ luôn được thể hiện bằng những hành động cụ thể trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống, giữ gìn phong tục tập quán, trong các cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng đất nước.
- Cần cù vừa là điều kiện đảm bảo nhu cầu sống của con người, vừa là sự thể hiện ý thức trách nhiệm của người Việt Nam trong sự nghiệp
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm 6 của cộng đồng dân tộc Việt Nam: Có nền văn hóa trong đa dạng và mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng.
Hoạt động 2 GV thực hiện Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS được thực hiện như sau:
GV tích hợp kiến thức môn: Văn học, Lịch sử, Địa lí và liên hệ thực tế vào bài giảng để nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS.
Môn Văn học: GV yêu cầu HS kể tên những tác phẩm đã học ở Trung học phổ thông viết về đồng bào dân tộc thiểu số ở Trung du và miền núi phía Bắc (Ví dụ: “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài, “Việt Bắc” - Tố Hữu…).
Môn Lịch sử: GV yêu cầu HS kể tên những chiến thắng nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gắn liền với địa bàn khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (Ví dụ: Việt Bắc – Thu Đông, Biên giới, Điện Biên Phủ).
Môn Địa lí: GV chiếu hình ảnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và yêu cầu HS kể tên có những dân tộc nào sống ở khu vực này, số dân của các dân tộc.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế thông qua việc gọi một số HS giới thiệu về những nét đặc sắc riêng trong văn hóa của dân tộc các em. Các em trình bày về những phong tục tập quán, truyền thống riêng của dân tộc mình (như trang phục, thiết kế nhà cửa, ẩm thực, các lễ hội truyền thống…) và một số hủ tục (nếu có).
Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học
- GV: Em hãy cho biết khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có những dân tộc nào sinh sống?
6. Có nền văn hóa trong đa dạng và mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng
- Cùng với nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa mang bản sắc
- HS: Trả lời.
- GV: Chiếu hình ảnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, giới thiệu khu vực này có những dân tộc nào sinh sống, số dân của từng dân tộc.
- GV: Kể tên những chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gắn liền với địa bàn khu vực Trung du và miền núi phía Bắc?
- HS: Trả lời.
- GV: Chiếu video ngắn hình ảnh chiến thắng Điện Biên Phủ.
- GV: Trong các tác phẩm văn học các em đã được học ở chương trình Trung học phổ thông hãy kể tên các tác phẩm viết về đồng bào dân tộc thiểu số ở Trung du và miền núi phía Bắc?
- HS: Trả lời.
- GV: Gọi một số HS giới thiệu về những nét đặc sắc riêng trong văn hóa của dân tộc các em ?
- HS: Trả lời.
- GV: Đặt câu hỏi thảo luận: Theo em vì sao trong giai đoạn hiện nay chúng ta phải xây dựng “nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” ?
- HS: Thảo luận, trả lời.
riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. - Bản sắc văn hóa dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm: tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán, tín ngưỡng… được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc.
- Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hóa mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thống nhất trong đa dạng là nét riêng, độc đáo của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
- Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới phải hướng vào việc củng cố và tăng cường sự thống nhất, nhân lên sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc. Đồng thời phải khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hóa của các dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao và nhu cầu phát triển từng dân tộc.
- Tính đa dạng biểu hiện trước hết ở sự đa dạng về ngôn ngữ của các dân
- GV: Nhận xét, kết luận. tộc, hầu hết các dân tộc đều có ngôn ngữ riêng.
- Trang phục cũng là một trong những giá trị văn hóa giúp phân biệt sắc thái giữa các vùng miền trong cộng đồng dân tộc Việt.
- Do điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và môi trường sinh sống khác nhau nên các tộc người có bản sắc văn hóa độc đáo riêng biệt. Sự khác biệt đó thể hiện trên nhiều mặt: về kiến trúc và thiết kế nhà cửa, về trang phục, về tổ chức xã hội và thiết chế truyền thống, về các loại hình văn hóa dân gian và phong tục tập quán…
- Tính đa dạng của văn hóa còn thể hiện qua các sắc thái văn hóa địa phương (còn gọi là văn hóa vùng). - Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc Việt Nam đã cùng nhau sáng tạo nên một nền văn hóa chung thống nhất, đậm đà bản sắc dân tộc - một nền văn hóa nông nghiệp vùng nhiệt đới gió mùa. Các sắc thái riêng chỉ biểu hiện phong phú đa dạng của nền văn hóa chung thống nhất đó.
4. Củng cố
GV yêu cầu HS khái quát lại nội dung toàn bài học với sáu đặc điểm của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
5. Dặn dò
Về nhà các em học bài.
Tìm hiểu bài: Một số quan điểm, chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 2
BÀI 4: TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH DÂN TỘC ÍT
NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
(Giáo trình môn GDCD Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương)
I - Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức
HS thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua những việc làm sau:
- Học để có đủ tri thức, phẩm chất, trở về góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
- Sống hòa nhập, hợp tác trong cộng đồng.
- Bảo tồn, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp, những giá trị văn hóa của dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.
2. Về kỹ năng
- Hình thành kỹ năng sống cho HS dân tộc ít người: sống hòa nhập, hợp tác trong cộng đồng.
- HS có hành động cụ thể trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
- Tuyên truyền mọi người ý thức bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Về thái độ
- Có ý thức học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt để góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
- Có trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp,
những giá trị văn hóa của dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.
II - Phương pháp dạy học
• Phương pháp thuyết trình.
• Phương pháp thảo luận nhóm.
• Phương pháp giải quyết vấn đề.
• Phương pháp trực quan: sử dụng tranh ảnh, băng hình.
• Tọa đàm.
• Đóng vai.
III - Phương tiện dạy học
• Giáo trình, giáo án.
• Tài liệu tham khảo.
• Máy chiếu. • Tranh ảnh, vi deo. IV - Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp • Kiểm tra sĩ số lớp. • Giữ ổn định trật tự.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Em hãy cho biết một số quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam?
Câu 2: Em hãy cho biết một số quan điểm và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam?
3. Giảng bài mới
GV đặt vấn đề vào bài mới: Mọi công dân Việt Nam nói chung và thanh niên HS nói riêng phải có trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với thanh niên HS dân tộc ít người để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần phải làm gì chúng ta tìm hiểu bài hôm nay: Bài 4: Trách nhiệm của thanh
niên học sinh dân tộc ít người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hai hình thức thể hiện trách nhiệm của thanh
niên HS dân tộc ít người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đó là: Học để có đủ tri thức, phẩm chất, trở về góp phần xây dựng, bảo vệ quê