Vài nét về Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 32)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.1.Vài nét về Trường Dự bị Đại học Dân tộcTrung ương

* Một số đặc điểm của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Lời dạy trên đây của Bác Hồ đã được Đảng và Nhà nước cụ thể hóa bằng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục đối với miền núi, vùng

sâu, vùng xa nói chung và đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Chính vì vậy, ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trước những yêu cầu cấp thiết của công tác đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số phục vụ sự nghiệp cách mạng ở miền núi, ngày 26/11/1975 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 214/CP thành lập Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nêu rõ nhiệm vụ của trường là: Bổ túc nâng cao trình độ văn hóa cho những HS dân tộc thiểu số đã dự thi đại học nhưng chưa đủ điểm vào các trường đại học, trước tiên là những HS dân tộc thiểu số ít người ở các vùng cao, các vùng xa xôi hẻo lánh để có trình độ vào học tại các trường đại học.

Đây là Trường Dự bị Đại học Dân tộc đầu tiên trong cả nước thực hiện chính sách dân tộc của Đảng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, là loại hình trường chuyên biệt thuộc hệ thống các trường đại học, làm nhiệm vụ tạo nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số có trình độ cao phục vụ sự nghiệp cách mạng ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Từ ngày thành lập đến nay sau nhiều lần củng cố tổ chức cho phù hợp với quy mô, yêu cầu phát triển, hiện nay cơ cấu tổ chức của trường có Ban giám hiệu; Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng Quản lí và Bồi dưỡng chức năng; Tổ Toán; Tổ Tự nhiên; Tổ Xã hội; Tổ Bộ môn chung ; Ban Quản lý HS nội trú, Ban Thanh tra giáo dục và Tổ Tài vụ.

Đội ngũ cán bộ, GV trong biên chế nhà trường là 106 người. Có 56 GV trực tiếp làm công tác giảng dạy tại nhà trường thuộc các môn: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Thể dục, Văn học, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Tiếng anh.Trong 56 GV có 24 GV có trình độ thạc sĩ, 4 GV đang học tiến sĩ, 4 GV đang học cao học, 2 giảng viên chính.

Hiện nay, nhà trường có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo trên 900 HS mỗi khóa học. Việc tuyển sinh phụ thuộc vào chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra. Kết quả là với 39 khóa đào tạo đã có trên 1400 HS gồm 33 dân tộc

thiểu số của các tỉnh từ Quảng Trị trở ra đã đủ điều kiện vào học tại các trường Đại học, Cao đẳng trong nước và nước ngoài, trong đó có gần 100 HS là con liệt sĩ Campuchia. Đại đa số sinh viên (SV) tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng trong nước và nước ngoài đã trở về địa phương công tác góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhiều HS học tập ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nay đã trưởng thành có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, có bằng cử nhân, được đảm nhận các chức vụ lãnh đạo của các tỉnh miền núi phía Bắc và các cơ quan ban ngành trường học ở Trung ương.

HS Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương các em ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. 100% các em là người dân tộc thiểu số gồm các dân tộc: Tày , Nùng, Dao, H’Mông, Thái, Sán Dìu, Cao Lan, Mường… Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng trong nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương là ngôi trường mang đậm màu sắc của con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Cùng với việc nâng cao trình độ văn hóa cho các em để các em có đầy đủ hành trang kiến thức bước vào giảng đường đại học thì giáo dục việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm có ý nghĩa to lớn. Qua đó sẽ giúp các em thêm yêu làng bản, có lòng tự hào về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình từ đó có trách nhiệm xây dựng quê hương giàu đẹp.

* Đặc điểm của tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Môn GDCD là một môn học thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội. Môn học cung cấp tri thức cho HS về các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng; pháp luật của Nhà nước; giáo dục đạo đức…giúp HS hình thành nhân cách tốt để hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

Vấn đề đạo đức của HS hiện nay là vấn đề đáng báo động. Do đó việc giáo dục đạo đức cho các em là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Môn GDCD có thể tích hợp với các môn học khác như: Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho các em HS người dân tộc thiểu số. Từ đó các em sẽ thấy tự hào về dân tộc của mình, không có thái độ tự ti mình là người dân tộc thiểu số. Các em sẽ thêm yêu quê hương đất nước, sau khi học xong sẽ quay trở về xây dựng quê hương ngày càng trở nên giàu đẹp.

1.2.2. Thực trạng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG (Trang 32)