1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12, địa bàn miền núi qua dạy học tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

116 746 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 7,79 MB
File đính kèm Bìa, phụ lục, bảng ......rar (56 KB)

Nội dung

2. Lịch sử vấn đề 2.1. Vấn đề tích hợp 2.1.1. Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học theo hướng tích hợp đã được công bố. Nổi bật nhất là cuốn sách Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường 58. Cuốn sách đã mang lại giá trị lý luận cao, giúp chúng ta hiểu được nội dung và bản chất tích hợp và cho thấy những ảnh hưởng của khoa học sư phạm Tích hợp đối với chương trình SGK cũng như kiến thức mà học sinh lĩnh hội được. 2.1.2. Trong việc dạy học Ngữ văn, quan điểm tích hợp cũng đã được ứng dụng và nghiên cứu: Phương pháp dạy học Ngữ văn ở THCS theo hướng tích hợp và tích cực 31. Ngoài ra còn một số bài báo bàn về quan điểm tích hợp trong môn Ngữ văn và dạy học Ngữ văn: Tích hợp và liên nội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn 13, Tích hợp trong dạy học Ngữ văn 16, Dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp 7. 2.1.3. Bên cạnh đó, một số luận văn, luận án cũng đã quan tâm lựa chọn và vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn như: Luận án Hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực Ngữ văn THCS theo yêu cầu tích hợp của Nguyễn Thị Hồng Vân. Dạy học ca dao trong ngữ văn 10 theo hướng tích cực và tích hợp 8. Tích hợp kỹ năng sống, tích hợp giáo dục môi trường, tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh… 2.2. Về tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài Vợ chồng A phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1953) cùng với Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và là các tác phẩm xuất sắc nhất, tác phẩm đã được tặng giải nhất giải thưởng văn học của Hội văn nghệ Việt Nam năm (1954 1955). Đây là một tác phẩm được trích giảng trong chương trình lớp 12 phổ thông. Vợ chồng A phủ nhận được rất nhiều ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu, các nhà giáo và đông đảo bạn đọc là đối tượng học sinh, sinh viên. Tác phẩm được sự đánh giá chung là một tác phẩm hay và xuất sắc của Tô Hoài khi viết về đồng bào dân tộc ở miền núi Tây Bắc. Đỗ Kim Hồi trong cuốn Giảng văn học Việt Nam, đã đánh giá rất cao về tác phẩm này: “Sức chinh phục của Vợ chồng A phủ phải chăng là ở chỗ nhà văn đã đứng về phía khát vọng được sống, được yêu để tố cáo xã hội đã giam hãm, trói buộc tuổi xuân và sinh lực, ở chỗ nhà văn tin tưởng vào sức sống bất diệt của con người để cảm thông với nguyện vọng đau đáu, thiết tha muốn được vươn lên sống làm người, muốn phản kháng lại thực tại đen tối để tìm đến tình yêu, tự do và hạnh phúc và sự chinh phục của thiên truyện còn ở cái nhìn thật biện chứng của tác giả vào thế giới nội tâm của nhân vật” 22, tr 273. Tác giả Nguyễn Văn Long khi viết về Vợ chồng A phủ đã nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục tư tưởng của tác phẩm Vợ chồng A phủ đã miêu tả một cách cô đọng nhưng sinh động quá trình trưởng thành con đường đi đến cách mạng của nhân dân lao động miền núi, của các dân tộc đã trải qua mấy mươi năm. Con đường đó càng làm sáng tỏ chân lí của thời đại: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ 34. Mai Hạnh Ngân, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Điện Biên cũng có bài viết: Nhãn quan phong tục trong Vợ chồng A phủ của Tô Hoài, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu các phong tục của người H’mông trong tác phẩm như: Tục cho vay nặng lãi, tục cưới vợ trình ma, tục xử kiện phạt vạ, trình ma người vay nợ, những ngày tết vùng cao, đêm tình mùa xuân. Bài viết thể hiện sự hiểu biết tường tận về các phong tục của người H’mông ở vùng cao Tây Bắc và đánh giá được khả năng khám phá, tìm hiểu sâu sắc của Tô Hoài về những phong tục tập quán mà chỉ có người dân tộc thiểu số ở vùng cao tiêu biểu là dân tộc H’mông mới có. Một vài tác giả khác cũng rất tâm đắc với tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài và đã nghiên cứu, tìm hiểu một phương pháp tiếp cận mới qua dạy học tác phẩm này đó là “Dạy học tác phẩm Vợ chồng A phủ cho học sinh vùng cao theo hướng đối thoại văn hóa”. Bên cạnh đó, hàng loạt các tác giả nổi tiếng khác đã thiết kế dạy học tác phẩm Vợ chồng A phủ như: Phan Trọng Luận Tổng chủ biên, cùng nhóm tác giả khác với cuốn SGK Ngữ văn (tập 2), Nxb Giáo dục 2008; thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 tập 2, Nxb Hà Nội do Nguyễn Văn Đường chủ biên năm 2008; Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 nâng cao tập 2, Nxb Hà Nội do Nguyễn Văn Đường chủ biên; Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – Nxb Giáo dục năm 2008; do tác giả Lưu Đức Hạnh chủ biên vv … Hướng thiết kế của các tác giả đó bám rất sát chuẩn kiến thức của Bộ giáo dục đề ra. Chủ yếu hướng học sinh đi sâu vào tìm hiểu các khía cạnh của giá trị tác phẩm Vợ chồng A phủ. Đây là những tài liệu rất đáng tin cậy để giáo viên và học sinh tham khảo trong quá trình dạy học tác phẩm này. Rõ ràng, tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài được rất nhiều người quan tâm và đánh giá cao. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể tới việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12 THPT nói chung và ở địa bàn miền núi nói riêng qua dạy học tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài. Chính vì vậy chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề này.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kínhtrọng tới Ban giám hiệu, cùng các thầy, cô và cán bộ các phòng- ban TrườngĐại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạođiều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn của mình

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân

thành nhất tới PGS.TS Trần Khánh Thành đã định hướng, giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và độingũ giáo viên Trường THPT Ba Vì, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú HàNội đã tạo điều kiện giúp đã tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

Tác giả cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tậntình giúp đỡ động viên tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không tránh khỏi thiếu xót,tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô, các bạn đồngnghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn./

Hà Nội, tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

Quách Đình Lợi

Trang 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Sở Giáo dục và Đào tạo

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục biểu đồ viii

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Bản sắc văn hóa dân tộc 7

1.1.1 Khái niệm về văn hóa 7

1.1.2 Khái niệm bản sắc 9

1.1.3 Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc 10

1.1.4 Tính độc đáo, đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam 11

1.1.5 Bản sắc văn hóa các tộc người Việt Nam 15

1.2 Vấn đề giảng dạy theo hướng tích hợp 18

1.2.1 Các khái niệm về tích hợp 18

1.2.2 Mục đích của dạy tích hợp 20

1.2.3 Khuynh hướng chung của việc dạy học tích hợp trên thế giới 21

1.2.4 Khuynh hướng dạy học tích hợp ở nước ta 22

1.2.5 Tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh phổ thông qua dạy học tác phẩm văn học ở bậc THPT 24

1.3 Cơ sở thực tiễn của việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT 24

1.3.1 Tác phẩm văn học là một bộ phận của văn hóa 24

1.3.2 Bản sắc văn hóa của các dân tộc miền núi được phản ánh qua nhiều tác phẩm văn chương 25

Trang 4

1.3.3 Việc chuyển tải nội dung bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh qua

dạy học tác phẩm văn chương là một điều hết sức cần thiết 27

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC QUA DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT NÓI CHUNG VÀ DẠY HỌC TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ HOÀI NÓI RIÊNG 32

2.1 Thực trạng tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học tác phẩm văn học trong trường THPT nói chung và tác phẩm Vợ chồng A Phủ nói riêng 32

2.1.1 Các học liệu có thể tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa trong chương trình ngữ văn THPT 32

2.1.2 Thực trạng việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT qua dạy học môn Ngữ văn và dạy học Vợ chồng A Phủ nói riêng 33

2.2 Những giải pháp tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12 địa bàn miền núi qua dạy học tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài 35

2.2.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 35

2.2.2 Những biện pháp cụ thể 49

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 70

CHƯƠNG 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM VÀ THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM 71

3.1 Mục đích thực nghiệm 71

3.2 Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 71

3.3 Đối tượng và thời gian thực nghiệm 71

3.3.1 Đối tượng và thực nghiệm 71

3.3.2 Thời gian thực nghiệm 72

3.4 Nội dung thực nghiệm 72

3.5 Tiến trình thực nghiệm 97

Trang 5

3.6 Kết quả thực nghiệm 97

3.6.1 Đánh giá của giáo viên quan sát giờ dạy 97

3.6.2 Kết quả kiểm tra nhanh cuối giờ học 99

3.6.3 Ý kiến phản hồi của học sinh 101

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 103

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đã chi phối và tác động mạnh

mẽ đến các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam về cả hai mặt thuận lợi

và thách thức Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,đất nước ta đã thu được những thành tựu hết sức to lớn về mọi mặt như: kinh

tế, chính trị và quan hệ quốc tế Song, để đứng vững và tiếp tục đẩy mạnh hơnnữa những thành công đó trước sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thịtrường và xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi con người Việt Nam phải giữ vững

và phát huy được những tinh hoa văn hóa của dân tộc, trong đó việc giữ gìnbản sắc văn hóa dân tộc là một trong những vấn đề hết sức cần thiết

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa XIII), nhận thứcvai trò quan trọng của nền văn hóa trong sự phát triển của đất nước, nối tiếptruyền thống coi trọng văn hóa của dân tộc, Đảng ta đề ra nghị quyết riêng vềvăn hóa, trong đó đã chỉ rõ “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóanước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc,

ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc …” [3] Đến Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI tiếp tục khẳng định “phải kế thừa, bổ sung

và phát triển quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa đã đượcnêu trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), đồng thời nhấn mạnh vănhóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và nguồn nội lựcquan trọng cho phát triển bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt nganghàng với kinh tế, chính trị, xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với pháttriển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội” [61]

1.2 Thực trạng hiện nay, trước ảnh hưởng của thời kì hội nhập và xuthế toàn cầu hóa một bộ phận người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ đã dần maimột đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Do vậy, việc tuyêntruyền, vận động, giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn

Trang 9

đề mang tính thời sự và cấp thiết đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển củanước ta.

Việc giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có thể thông quanhiều cách, nhiều hình thức, nhiều kênh khác nhau, trong đó thông qua việcdạy học các tác phẩm văn chương trong nhà trường là một trong những cáchgiáo dục hữu dụng Bởi văn học là một bộ phận không thể tách rời văn hóa.Giữa văn hóa và văn học có mối quan hệ tương hỗ với nhau Một tác phẩmvăn học hay được đề cao và lưu truyền lại cho thế hệ sau phải là một tác phẩmtrong đó tác giả không những thành công về nội dung mà đòi hỏi cả ở mặtnghệ thuật vận dụng của các giá trị văn hóa như thế nào Do vậy, khi dạy học,nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt các tín hiệu văn hóa có trong tác phẩmthì có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục cho các em học sinh ý thức giữ gìnbản sắc văn hóa dân tộc

1.3 Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 THPT, Vợ chồng A phủ (1952)

in trong tập truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài là một tác phẩm hay, đặcsắc, tiêu biểu của nhà văn về đề tài miền núi và cũng là tác phẩm đặc sắc củavăn xuôi Việt Nam giai đoạn (1945- 1975) Thông qua dạy học tác phẩm này,giáo viên Ngữ văn, đặc biệt là giáo viên giảng dạy ở địa bàn miền núi có thểkết hợp, tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Bởi đây làtác phẩm văn học mang đậm bản sắc văn hóa H’mông- một dân tộc ít ngườisống chủ yếu ở vùng Tây Bắc nước ta Nét văn hóa của người H’mông cũng

là một nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của các dân tộc ít người sống trên đấtnước Việt Nam

1.4 Trường THPT Ba Vì, nơi tôi đang giảng dạy thuộc địa bàn miền

núi của Hà Nội Là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc như:Kinh, Mường, Dao Đặc điểm của học sinh miền núi chất phác, giản dị thậtthà tuy nhiên còn tự ti và nhận thức, tiếp thu kiến thức chậm hơn so với họcsinh các địa bàn khác Cùng chung xu thế của thời đại, của đất nước, ý thứcgiữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của học sinh ở đây cũng đang có xu hướng bịphai nhạt theo thời gian và năm tháng

Trang 10

Với những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12, địa bàn miền núi qua dạy học tác phẩm " Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài” làm đề tài luận văn cao học.

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Vấn đề tích hợp

2.1.1 Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học

theo hướng tích hợp đã được công bố Nổi bật nhất là cuốn sách Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường [58] Cuốn

sách đã mang lại giá trị lý luận cao, giúp chúng ta hiểu được nội dung và bảnchất tích hợp và cho thấy những ảnh hưởng của khoa học sư phạm Tích hợpđối với chương trình SGK cũng như kiến thức mà học sinh lĩnh hội được

2.1.2 Trong việc dạy học Ngữ văn, quan điểm tích hợp cũng đã được

ứng dụng và nghiên cứu: Phương pháp dạy học Ngữ văn ở THCS theo hướng tích hợp và tích cực [31] Ngoài ra còn một số bài báo bàn về quan điểm tích hợp trong môn Ngữ văn và dạy học Ngữ văn: Tích hợp và liên nội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn [13], Tích hợp trong dạy học Ngữ văn [16], Dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp [7]

2.1.3 Bên cạnh đó, một số luận văn, luận án cũng đã quan tâm lựa

chọn và vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn như: Luận án Hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực Ngữ văn THCS theo yêu cầu tích hợp của Nguyễn Thị Hồng Vân Dạy học ca dao trong ngữ văn 10 theo hướng tích cực và tích hợp [8] Tích hợp kỹ năng sống, tích hợp giáo dục môi trường, tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh…

2.2 Về tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài

Vợ chồng A phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1953) cùng với Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và là các tác phẩm xuất sắc nhất, tác phẩm đã được tặng

giải nhất giải thưởng văn học của Hội văn nghệ Việt Nam năm (1954 - 1955)

Đây là một tác phẩm được trích giảng trong chương trình lớp 12 phổ

thông Vợ chồng A phủ nhận được rất nhiều ý kiến của các nhà phê bình,

Trang 11

nghiên cứu, các nhà giáo và đông đảo bạn đọc là đối tượng học sinh, sinhviên Tác phẩm được sự đánh giá chung là một tác phẩm hay và xuất sắc của

Tô Hoài khi viết về đồng bào dân tộc ở miền núi Tây Bắc

Đỗ Kim Hồi trong cuốn Giảng văn học Việt Nam, đã đánh giá rất cao về tác phẩm này: “Sức chinh phục của Vợ chồng A phủ phải chăng là ở chỗ nhà

văn đã đứng về phía khát vọng được sống, được yêu để tố cáo xã hội đã giamhãm, trói buộc tuổi xuân và sinh lực, ở chỗ nhà văn tin tưởng vào sức sống bấtdiệt của con người để cảm thông với nguyện vọng đau đáu, thiết tha muốnđược vươn lên sống làm người, muốn phản kháng lại thực tại đen tối để tìmđến tình yêu, tự do và hạnh phúc và sự chinh phục của thiên truyện còn ở cáinhìn thật biện chứng của tác giả vào thế giới nội tâm của nhân vật” [22, tr 273]

Tác giả Nguyễn Văn Long khi viết về Vợ chồng A phủ đã nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục tư tưởng của tác phẩm Vợ chồng A phủ đã miêu tả một cách cô

đọng nhưng sinh động quá trình trưởng thành con đường đi đến cách mạngcủa nhân dân lao động miền núi, của các dân tộc đã trải qua mấy mươi năm.Con đường đó càng làm sáng tỏ chân lí của thời đại: chỉ có chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và nhữngngười lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ [34]

Mai Hạnh Ngân, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên cũng

có bài viết: Nhãn quan phong tục trong Vợ chồng A phủ của Tô Hoài, tác giả

đã đi sâu vào tìm hiểu các phong tục của người H’mông trong tác phẩm như:Tục cho vay nặng lãi, tục cưới vợ trình ma, tục xử kiện phạt vạ, trình mangười vay nợ, những ngày tết vùng cao, đêm tình mùa xuân Bài viết thể hiện

sự hiểu biết tường tận về các phong tục của người H’mông ở vùng cao TâyBắc và đánh giá được khả năng khám phá, tìm hiểu sâu sắc của Tô Hoài vềnhững phong tục tập quán mà chỉ có người dân tộc thiểu số ở vùng cao tiêubiểu là dân tộc H’mông mới có

Một vài tác giả khác cũng rất tâm đắc với tác phẩm Vợ chồng A phủ của

Tô Hoài và đã nghiên cứu, tìm hiểu một phương pháp tiếp cận mới qua dạy

Trang 12

học tác phẩm này đó là “Dạy học tác phẩm Vợ chồng A phủ cho học sinh

vùng cao theo hướng đối thoại văn hóa”

Bên cạnh đó, hàng loạt các tác giả nổi tiếng khác đã thiết kế dạy học tác

phẩm Vợ chồng A phủ như: Phan Trọng Luận -Tổng chủ biên, cùng nhóm tác

giả khác với cuốn SGK Ngữ văn (tập 2), Nxb Giáo dục 2008; thiết kế bàigiảng Ngữ văn 12 tập 2, Nxb Hà Nội do Nguyễn Văn Đường chủ biên năm2008; Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 nâng cao tập 2, Nxb Hà Nội do NguyễnVăn Đường chủ biên; Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – Nxb Giáo dục năm2008; do tác giả Lưu Đức Hạnh chủ biên vv … Hướng thiết kế của các tác giả

đó bám rất sát chuẩn kiến thức của Bộ giáo dục đề ra Chủ yếu hướng học

sinh đi sâu vào tìm hiểu các khía cạnh của giá trị tác phẩm Vợ chồng A phủ.

Đây là những tài liệu rất đáng tin cậy để giáo viên và học sinh tham khảotrong quá trình dạy học tác phẩm này

Rõ ràng, tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài được rất nhiều người

quan tâm và đánh giá cao Nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứunào đề cập cụ thể tới việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóadân tộc cho học sinh lớp 12 THPT nói chung và ở địa bàn miền núi nói riêng

qua dạy học tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài Chính vì vậy chúng tôi

mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.1 Mục đích

Đưa ra phương hướng tiếp cận tác phẩm Vợ chồng A Phủ dựa trên

những tín hiệu văn hóa và trên cơ sở đó lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc cho học sinh

Trang 13

Tìm hiểu thực trạng về dạy học tích hợp và vận dụng tích hợp giáo dục

ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa qua dạy học Vợ chồng A phủ của Tô Hoài ở

một số trường trên địa bàn miền núi khu vực Hà Nội

Đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc vănhóa dân tộc cho học sinh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng lựa chọn nghiên cứu là tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản

sắc văn hóa dân tộc qua dạy học Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm Vợ chồng A phủ của

Tô Hoài, từ đó đề xuất quy trình dạy học tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản

sắc văn hóa dân tộc qua dạy học tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.

Phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng dự kiến tiến hành tại các trườngtrên địa bàn miền núi Hà Nội là: Trường THPT Ba Vì, Trường Phổ thông Dântộc Nội trú Hà Nội và trường THPT Bắc Lương Sơn

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo cứu tài liệu

Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

Chương 2: Thực trạng và biện pháp tổ chức dạy học tích hợp giáo dục ý

thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.

Chương 3: Giáo áo thể nghiệm và thực nghiệm sư phạm.

Trang 14

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Bản sắc văn hóa dân tộc

1.1.1 Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhânloại Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật vàkhác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật Tuy nhiên, đểhiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó

có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về văn hóa

Trong lịch sử, khái niệm văn hóa xuất hiện rất sớm ở phương Đôngcũng như ở phương Tây Ở phương Tây, từ văn hóa bắt nguồn từ tiếng La

tinh: Cuture, có nghĩa là vun trồng, chăm bón, cải thiện tạo ra những sản

phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người Trong thời kỳ Cổ đại ở TrungQuốc, văn hóa được hiểu là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trịdùng văn hóa và giáo hóa, dùng cái hay, cái đẹp để giáo dục và cảm hóa conngười Văn là là cái tốt, cái đẹp; hóa là cảm hóa, giáo dục Nghĩa là giáo dụccon người bằng cái tốt, cái đẹp và hiện thực hóa cái tốt đẹp đó trong cuộcsống Ở nước ta gần 600 năm trước, Nguyễn Trãi cũng đã mơ ước một xã hộivăn trị, lấy nền tảng văn hiến cao, lấy trình độ học vấn và trình độ tu thân củamỗi người làm cơ sở cho sự phát triển hài hòa của xã hội

Khái niệm văn hóa về sau phát triển ngày càng phong phú Tùy cáchtiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau, đến nay đã có mấy trăm định nghĩakhác nhau về văn hóa Theo định nghĩa của cựu Tổng giám đốc UNESCO

Federico Mayor "Văn hóa là tổng thể các hoạt động sáng tạo của cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo

đã hình thành lên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu, những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc ( ) Văn hóa nhất định

sẽ ghi dấu của mình lên hoạt động kinh tế của con người" [54, tr.23]

Trang 15

UNESCO thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xãhội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội Nó không những làyếu tố nội sinh của sự phát triển, mà còn là mục tiêu động lực cho sự pháttriển xã hội Văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, nó quyết định tínhcách riêng của một xã hội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác.

Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc nói ông đã tìm được trên 300 địnhnghĩa về văn hóa và những định nghĩa này đều theo tinh thần luận Ông nhậnxét: " …không có cái vật gì gọi là văn hóa cả và ngược lại bất cứ vật gì cũng

có cái mặt văn hóa" Theo thao tác luận, ông định nghĩa: "Văn hoá là một quan

hệ Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại Quan hệ

ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân

so với một tộc người khác, một cá nhân khác Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ Tất cả mọi cái mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác" [45, tr 104] Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [44, tr 431] Còn Trần Ngọc Thêm lại định nghĩa : "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" [53, tr 20].

Việc xác định khái niệm văn hóa không đơn giản, bởi vì mỗi một nhànghiên cứu đều xuất phát từ những quan điểm riêng, cứ liệu riêng, mục đíchriêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu để đưa ra các định nghĩa khácnhau về văn hóa Tuy khác nhau, nhưng các định nghĩa đó đều thống nhất ở

một điểm: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con

Trang 16

người sáng tạo ra” Mọi thứ văn hóa đều là văn hóa thuộc về con người, các

thứ tự nhiên không thuộc về khái niệm văn hóa Văn hóa là đặc trưng căn bản,phân biệt con người với động vật, cũng là tiêu chí căn bản để phân biệt sảnphẩm nhân tạo và sản phẩm tự nhiên

Như vậy với những định nghĩa giá trị về văn hóa nói trên, chúng ta cóthể sử dụng để nghiên cứu lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử của một dân tộc,một cồng đồng người

1.1.2 Khái niệm bản sắc

"Bản sắc" là một khái niệm phức tạp, liên quan đến cả cái chung và cáiriêng, bao gồm cả yếu tố nội dung và yếu tố hình thức Theo Từ điển tiếngViệt [47], thuật ngữ "bản sắc" dùng để chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thànhphẩm chất đặc biệt của một sự vật tức là nói tới sắc thái, đặc tính, đặc thùriêng của sự vật đó Thực tế, khi nói "bản sắc" thường là nói tới cái riêng, cáirất riêng của một sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác trong thế giớikhách quan Cách định nghĩa này có phần nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù,cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất sự vật

"Bản sắc" là từ một ghép có gốc Hán - Việt nên có một cách tiếp cậnkhác là phân tích trên ngữ nghĩa của hai từ "bản" và "sắc" Theo đó, "bản" làcái gốc, cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; "sắc" là sự biểuhiện cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài Cách tiếp cận này đượcnhận thức trên hai bình diện: mặt bản chất bên trong và mặt biểu hiện bênngoài và giữa hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau Trong đó, mặtbên trong phản ánh tính đồng nhất, bản chất của một lớp đối tượng sự vật nhấtđịnh và mặt bên ngoài phản ánh những dấu hiệu, những sắc thái riêng của sựvật để làm cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác

Thuật ngữ bản sắc thường được sử dụng gắn với văn hóa và dân tộc.Nói đến dân tộc là nói đến văn hoá, bản sắc văn hoá và nói đến văn hoá là nóiđến dân tộc, bản sắc dân tộc

Trang 17

1.1.3 Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc

Dân tộc nào cũng có nền văn hóa truyền thống Đó là tổng hợp nhữnghiện tượng văn hóa-xã hội bao gồm các chuẩn mực giao tiếp, các khuônmẫu văn hóa, các tư tưởng xã hội, các phong tục tập quán, các lễ nghi, thiếtchế xã hội… được bảo tồn qua năm tháng, trở thành thói quen trong cáchoạt động sống của con người và nó được in dấu mọi mặt của đời sống xãhội thuộc một dân tộc nhất định, của một cộng đồng riêng biệt, chúng ta gọi

là đó “bản sắc dân tộc của văn hoá” hay “bản sắc văn hoá dân tộc”

Có thể hiểu bản sắc văn hoá là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chấtcủa một nền văn hoá được xác lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và đượcbiểu hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa Trong bản sắc văn hóa, các giá trịđặc trưng bản chất là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững; còn các sắc thái biểuhiện của nó có tính tương đối cụ thể, bộc lộ và biến đổi hơn Tuy nhiên, nếudừng lại ở đây thì khái niệm bản sắc văn hóa vẫn là một khái niệm vô định, vìnói tới văn hóa là nói tới con người và nói tới những dân tộc cụ thể đã sinh ra,duy trì và phát triển nó Vì vậy, chỉ khi tiếp cận đến bản sắc văn hóa của dântộc thì ý nghĩa của nó mới được thể hiện một cách trọn vẹn

Ở Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề bản sắc văn hóanhư tính chất dân tộc, hình thức dân tộc, đặc điểm, cốt cách, bản lĩnh, sắcthái dân tộc Tác giả Hoàng Trinh cho rằng: "Bản sắc văn hoá dân tộc và tổng thể những tính chất, tính cách, đường nét, sắc thái biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển giúp cho dân tộc đã giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển” [56]

Nói tới bản sắc văn hóa của dân tộc tức là nói những “giá trị gốc, cănbản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân” của dân tộc Giá trị hạt nhân không phải

là tất cả mọi giá trị, mà chỉ là những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, mangtính dân tộc sâu sắc nhất biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền văn hóa, trongcác lĩnh vực văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong

Trang 18

sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của con người Bản sắc văn hóa dân

tộc là những biểu hiện giá trị của dân tộc, là cái hồn của dân tộc được biểuhiện trong văn hóa, chi phối dẫn đạo văn hóa Đó là những yếu tố độc đáo,đặc sắc của một nền văn hóa, biểu hiện “đặc tính”, “cốt cách” của dân tộc.Bản sắc này tạo lên sức mạnh duy trì và phát triển cộng đồng với tư cách làmột dân tộc

Bản sắc văn hoá dân tộc là những yếu tố độc đáo, đặc sắc của một nềnvăn hóa, biểu hiện “đặc tính dân tộc”, “cốt cách dân tộc”, tạo nên sức mạnh

cố kết, duy trì và phát triển đời sống của dân tộc, là bộ “gen” bảo tồn của dântộc, là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, truyền thống, bảnlĩnh, phẩm chất, tâm hồn, lối sống, cách cảm, cách nghĩ, khát vọng và biểutượng riêng của mỗi quốc gia, dân tộc;

Từ việc nghiên cứu hệ thống hoá các quan niệm của các tác giả đi

trước, chúng tôi đưa ra cách hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc như sau: “Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất tinh thần cô đọng nhất, bền vững nhất, tinh túy nhất, là sắc thái gốc, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác” Bản sắc văn hoá dân tộc

là hệ thống giá trị bền vững mang tính truyền thống và hiện đại, gồm các giátrị tinh hoa của dân tộc được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựngnước và giữ nước; là quá trình tiếp nhận, bổ sung, hoàn thiện những giá trịmới, đồng thời là gạt bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời, để những giá trị bềnvững luôn sống động với thực tiễn xã hội

1.1.4 Tính độc đáo, đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam

Văn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng,khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng Như vậy, văn hóa mang bản sắc dântộc Bản sắc dân tộc gắn liền với văn hóa và thường được biểu hiện thôngqua văn hóa Vì vậy, có thể coi: “Bản sắc chính là văn hóa, song không phảibất cứ yếu tố văn hóa nào cũng được xếp vào bản sắc Người ta chỉ coinhững yếu tố văn hóa nào giúp phân biệt một cộng đồng văn hóa này vớimột cộng đồng văn hóa khác là bản sắc” [52, tr.13]

Trang 19

Từ nhận định trên có thể thấy yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhấtcủa một nền văn hóa Bản sắc văn hóa dân tộc là cái "hồn", là sức sống nộisinh, là cái “thẻ căn cước” của mỗi dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dântộc khác, từ đó nó có thể biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của mìnhtrong quá trình giao lưu và hội nhập Bản sắc văn hóa dân tộc là dấu hiệu cơbản để phân biệt nền văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia nàyvới quốc gia khác Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tập trung trong truyềnthống văn hóa dân tộc Truyền thống văn hóa là các giá trị do lịch sử truyềnlại, được các thế hệ sau kế thừa gìn giữ và phát huy trong thời đại của mình,tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa

Nói đến tính độc đáo, đặc sắc của văn hóa Việt Nam là nói đến nhữngtinh hoa, những giá trị bền vững được hun đúc, vun đắp trong suốt chiều dàilịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Nhữnggiá trị ấy, những tinh hoa ấy đã tạo nên những nét đặc sắc, riêng có ở cộngđồng các dân tộc Việt Nam, trong con người Việt Nam

Bản sắc văn hóa của một dân tộc, chính là bản sắc riêng của dân tộc

ấy, hay nói cách khác bản sắc văn hóa là cái cốt lõi của bản sắc dân tộc Bởibản sắc của dân tộc không thể biểu hiện ở đâu đầy đủ và rõ nét hơn ở vănhóa Sức sống trường tồn của một nền văn hóa khẳng định sự tồn tại củamột dân tộc, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc ấy

Bản sắc văn hóa dân tộc có hai mặt giá trị Giá trị tinh thần bên trong

và biểu hiện bên ngoài Giá trị bên trong như năng lực sáng tạo, tư duy,chiều sâu tâm hồn, truyền thống đạo lý, thế giới quan, nhân sinh quan; giátrị bên ngoài như cung cách ứng xử, phong thái sinh hoạt, nghệ thuật kiếntrúc đình, chùa, nét đặc trưng của các làn điệu dân ca, ngôn từ, các tác phẩmvăn học nghệ thuật…Các giá trị này luôn có mối quan hệ khăng khít củng

cố thúc đẩy nhau phát triển

Nguồn gốc tạo thành bản sắc dân tộc có thể do nhiều yếu tố như: hoàncảnh địa lý, nguồn gốc chủng tộc, đặc trưng tâm lý, phương thức hoạt động

Trang 20

kinh tế Nhưng bản sắc văn hoá dân tộc, không thể xuất phát từ nhừ yếu tốtạo thành dân tộc Vì thế hiểu khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc phải hiểutheo khái niệm phát triển, khái niệm mở Nó không chỉ là hình thức mà còn

là nội dung đời sống cộng đồng, gắn với bản lĩnh các thế hệ các dân tộcViệt Nam Đánh giá về vấn đề trên, Nghị quyết hội nghị BCH TW lần thứ

V khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó

là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ưý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo” [3, tr.57]

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những giá trị bền vững, những tinhhoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp nên qua lịch sử hàngngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ýchí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân -gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo

lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản

dị trong lối sống” Bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở để liên kết xã hội và liênkết các thế hệ, tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc Vì vậy, bảo vệ và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành yêu cầu khách quan và là mục tiêu của

sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay

Bản sắc văn hóa Việt Nam là tố chất được hợp luyện cùng chiều vớilịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Bản sắc đókhông phải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mớiđược hình thành, bồi tụ trong quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền vănhóa Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển phụthuộc vào đặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử tự nhiên, môi trường cư trú,thể chế chính trị cũng như sự giao lưu với nền văn hóa khác Nói đến văn

Trang 21

hóa là nói đến dân tộc đã sáng tạo ra, đã vun trồng nền văn hóa đó, bản sắcdân tộc của văn hóa cũng chính là bản sắc văn hóa của dân tộc ấy

Bản sắc dân tộc là tổng thể những tính chất, tính cách, đường nét,màu sắc, kiểu lựa chọn… giúp cho mỗi dân tộc giữ vững được tính duynhất, tính thống nhất, tính nhất quán của dân tộc mình trong quá trình pháttriển Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, sức mạnh nội tại của dân tộc Nó làhạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời nàyqua đời khác Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc dù biểu hiện có thay đổinhưng giá trị bản sắc văn hoá vẫn duy trì: “Một dân tộc qua các biến cố lịch

sử một lúc nào đó, một thời đại nào đó có thể mất độc lập, bị người ngoài

đô hộ nhưng nếu dân tộc ấy vẫn giữ được tiếng nói của mình, vẫn giữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ và phát triển được bản sắc văn hóa của mình, thì dân tộc ấy vẫn nắm chắc trong tay chìa khóa của sự giải phóng, chìa khóa của tự do, độc lập ” [10, tr 48]

Bản sắc văn hóa có tính dân tộc vì nó được tạo ra, được lưu truyềntrong công đồng dân tộc với một sắc thái thiên nhiên, điều kiện xã hội, lịch

sử riêng; qua quá trình phát triển lâu dài, những đặc điểm dân tộc in dấu ấnvào các sáng tạo văn hóa Trải qua nhiều thử nghiệm, thách thức của thờigian dần dần lắng đọng, định hình tạo thành bản sắc dân tộc của văn hóa Nótạo nên cốt cách, bản lĩnh, sức sống nội sinh củ dân tộc, trên cơ sở đó nảysinh và hoàn thiện ý thức dân tộc, tạo nên lực hút, quy tu, gắn kết với cácthành viên cộng đồng, tạo ra thế đứng vững chắc trong quá trình phát triển

Bản sắc văn hóa dân tộc được tôi luyện, đúc kết qua hàng trăm thế kỷnối tiếp nhau trong lịch sử, như dòng phù xa đã hóa thân vào màu xanh củađồng lúa, như tính chất của đất trở thành sức sống của cây, cỏ, hoa, trái Tất

cả các Quốc gia hiện nay đều chú trọng nghiên cứu di sản văn hóa của dântộc mình, họ ý thức được rằng nếu không đề cao bản sắc văn hóa dân tộc thìtính da dạng của văn hóa thế giới sẽ bị nghèo đi do sự lai căng của các nềnvăn hóa vì thế bản sắc văn hóa dân tộc phải đứng vững trên đôi chân của

Trang 22

mình để tiếp nhận các yếu tố hiện đại, làm cho các yếu tố hiện đại gia nhập

và trở thành yếu tố văn hóa truyền thống

Tính độc đáo, đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam chính là năng lực chếngự thiên nhiên, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm;

sự hình thành một hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc với tinh thần yêunước, ý chí độc lập tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng gắnkết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, sự khoan dung, trọngnghĩa tình đạo lý, lấy nhân nghĩa làm gốc; trách nhiệm của cá nhân đối vớicộng đồng nhà - làng - nước; trọng dân, đề cao dân, lấy dân làm gốc; hòa hợp

đề hòa đồng, cần cù, khiêm tốn, giản dị trong lối sống,… Tất cả tạo thànhnhân cách của con người và được nhân dân làm thành nhân cách, cốt cách củadân tộc Việt Nam

1.1.5 Bản sắc văn hóa các tộc người Việt Nam

Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là mộtquốc gia đa dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (85,7%) còn lại 53dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 14,3% 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hoá tạonên nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Mỗi dân tộcđược phân bố ở các vùng miền của Tổ quốc và có giá trị truyền thống, sắcthái văn hoá riêng Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dântộc, ý thức về việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa, tôn vinh nhữngnét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trong 54 dân tộc anh em,Nhà nước đã quyết định lấy ngày 19-4 hằng năm làm "Ngày Văn hóa các dântộc Việt Nam" Từ đó, làm cho các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam, vốngần gũi, càng gần gũi, sát cánh bên nhau thành một khối đại đoàn kết không

gì lay chuyển nổi để chung lòng, chung sức bảo vệ và xây dựng đất nướcngày càng giàu, đẹp Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của tất cả các dântộc anh em sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng dân tộc ViệtNam, tạo nên sự phong phú đa dạng trong tính thống nhất của nền văn hóaViệt Nam

Trang 23

Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, cũngnhư những quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tụcủa một tộc người, phản ánh những nhận thức, tâm lý, tình cảm, tập quánriêng biệt được hình thành trong lịch sử của tộc người đó Ở các quốc gia đadân tộc, văn hóa của các tộc người đan xen, hấp thụ lẫn nhau tạo nên nétchung của văn hóa quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc, và mỗi nền văn hóađều có những giá trị riêng của nó Giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng, dân

tộc như là “mật mã di truyền xã hội” của tất cả các thành viên sống trong

cộng đồng, dân tộc đó, đã được tích lũy lắng đọng trong quá trình hoạt độngcủa mình Chính quá trình đó đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng củadân tộc họ Cộng đồng sẽ bền vững khi nó trở thành dân tộc Yếu tố dân tộc

là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hóa

Một dân tộc đánh mất bản sắc văn hóa, dân tộc ấy đã đánh mất chínhmình, một nền văn hóa có tính dân tộc, là nền văn hóa mang đầy đủ bản sắccủa dân tộc Chính vì vậy, việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạonên bản sắc văn hóa của dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với

sự tồn vong của mỗi dân tộc

Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánhsức sống của từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa.Truyền thống văn hóa là các giá trị do lịch sử để lại được thế hệ sau tiếpnối, khai thác và phát huy trong thời đại của họ để tạo nên dòng chảy liêntục của lịch sử văn hóa các dân tộc Khi đã được hình thành, truyền thốngmang tính bền vững và có chức năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh hành

vi của cá nhân và cộng đồng Tuy nhiên, khái niệm bản sắc văn hóa khôngphải là sự bất biến, cố định hoặc khép kín mà nó luôn vận động mang tínhlịch sử cụ thể Trong quá trình này nó luôn đào thải những yếu tố bảo thủ,lạc hậu và tạo lập những yếu tố mới để thích nghi với đòi hỏi của thời đại.Truyền thống cũng không phải chỉ bao hàm các giá trị do dân tộc sáng tạonên, mà còn bao hàm cả các giá trị từ bên ngoài được tiếp nhận một cách

Trang 24

sáng tạo và đồng hóa nó, biến nó thành nguồn lực nội sinh của dân tộc Bảnsắc văn hoá dân tộc cũng chính là một tiêu chí quan trọng quyết định đến sựtồn vong của dân tộc này hay dân tộc khác.

Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận cấu thành quantrọng của nền văn hoá Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Cùngvới xu thế hội nhập và phát triển, những luồng văn hoá khác nhau xâm nhậpvào đời sống xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng, tác động mạnhđến văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số, đáng chú ý là nguy cơ phai

mờ, biến dạng bản sắc dân tộc Do vậy, việc bảo tồn, phát triển văn hoá cácdân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải tiếp tụcthực hiện thường xuyên và lâu dài

Chính sách giáo dục còn chưa quan tâm đầy đủ và chưa có những chínhsách, biện pháp hữu hiệu trong việc dạy và học chữ, học tiếng đối với họcsinh các dân tộc thiểu số, mà đây chính là vấn đề cực kỳ quan trọng, then chốttrong việc bảo tồn và phát triển văn hóa của mỗi dân tộc; Di sản văn hoá cácdân tộc thiểu số Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, chưa giải quyếttốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển

“Nhiều di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách bài bản khoa học Nghệ thuật diễn xướng Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái; Kho sách cổ của dân tộc Dao…, hàng nghìn làng, bản, buôn… truyền thống với các giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc (kiến trúc, trang phục dân tộc, nghề truyền thống và các món ăn truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, lễ hội…) đang đứng trước nguy cơ biến mất theo xu hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá hoặc do tác động mặt trái của cơ chế thị trường rất cần phải nhanh chóng được hướng dẫn, hỗ trợ để bảo tồn, phát huy trong cuộc sống đương đại” [56].

Từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trước những đòi hỏi củathực tế, yêu cầu của xu hướng phát triển, trên cơ sở kế thừa, tích luỹ nhữngbài học về bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc thiểu số giai đoạn trước, ngày

Trang 25

27 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1270/ TTg phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số ViệtNam đến năm 2020” Đề án có đối tượng là “các dân tộc thiểu số Việt Nam,tập trung ưu tiên cho phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số rất ít người, cácdân tộc không có điều kiện tự bảo vệ và phát huy di sản văn hoá của dân tộcmình Với địa bàn miền núi, dân tộc thiểu số Ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; những vùng phải di dời để pháttriển kinh tế; vùng có nguy cơ cao bị mai một bản sắc văn hóa; vùng dân tộctrọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ)”

QĐ-Nhiều di sản văn hóa các dân tộc được công nhận là di sản văn hóa cấpquốc gia như: “Lễ hội Lồng Tồng” của dân tộc Tày, “Lễ Cấp sắc” của dân tộcDao… cùng nhiều di sản văn hóa các dân tộc được công nhận di sản cấp tỉnh.Ngày 19.4 hàng năm là ngày truyền thống văn hóa các dân tộc Việt Nam.Quốc tế cũng đã công nhận “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”,

“Thánh địa Mỹ Sơn”… là di sản văn hóa thế giới Năm 2011, Việt Nam đã tổchức trình diễn trang phục 54 dân tộc Việt Nam Năm 2013, 2014 tổ chức thiHoa hậu các dân tộc Việt Nam

Có thể thấy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới việc bảo tồn, giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa của từng dân tộc, tạo mọi điều kiện thuận lợi đểcác dân tộc thể hiện theo hướng: “Mỗi dân tộc khẳng định bản sắc văn hóacủa mình và phát triển sự hiểu biết với các dân tộc khác”, tạo nên nền văn hóaViệt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, hoà nhập với xu thếphát triển chung của đất nước, dân tộc và thời đại

1.2 Vấn đề giảng dạy theo hướng tích hợp

1.2.1 Các khái niệm về tích hợp

Dạy học tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại hiện đangđược quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thếgiới Liên quan đến khái niệm tích hợp, có nhiều cách định nghĩa, quan niệm

Trang 26

khác nhau Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin, Integer có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể” Có nghĩa là sự

phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệthống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống

ấy Từ điển Giáo dục học cho rằng: “Tích hợp là những hành động liên kếtcác đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vàilĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” [27] Còn theo Từ điểntiếng Việt “Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, hài hòa, sự kết hợp” [47]

Theo quan điểm Giáo dục học, Nhà nghiên cứu Phạm Văn Lập quan niệm

“Dạy học tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kĩ năng học được ở môn họcnày, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu họctập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn học” [33]

Tháng 9-1968, “Hội nghị tích hợp về việc giảng dạy các khoa học” đãđược Hội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học tổ chức tại Varna(Bungari),với sự bảo trợ của UNESCO Hội nghị nêu ra hai vấn đề là “vì saophải dạy học tích hợp và tích hợp các khoa học là gì” Tại hội nghị, vấn đềdạy học tích hợp được UNESCO định nghĩa như sau: “Một cách trình bày cáckhái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của

tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa cáclĩnh vực khoa học khác nhau” [15] Định nghĩa của UNESCO, cho thấy quátrình dạy học tích hợp bao gồm những hoạt động tích hợp giúp học sinh biếtcách phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác một cách có hệ thống

Khoa sư phạm tích hợp nhấn mạnh dạy cách phát huy sáng tạo và cáchvận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau, được định nghĩa như sau:

“Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toànthể quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng,

có dự tính trước, những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho cácquá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống laođộng” [59, tr.24]

Trang 27

Trong dạy học tích hợp, ngoài việc đề xuất các định hướng giáo dụctích hợp như: Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration); Tích hợp liênmôn: (Interdisciplinary Integration); Tích hợp xuyên môn (TransdisciplinaryIntegration), các nhà giáo dục học phân chia tích hợp ra thành tích hợp dọc(vertical integration) và tích hợp ngang (horizontal integration) Tích hợp dọc

là “loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùngmột lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau”, còn tích hợp ngang là “tích hợpdựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vựckhoa học khác nhau” xung quanh một chủ đề [27, tr.384-385]

Từ các quan niệm trên, có thể thấy dạy học tích hợp là chính là quátrình giúp học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giảiquyết và ứng dụng trong những tình huống cụ thể, trên cơ sở đó phát triểnnăng lực người học Dạy học tích hợp chính là quá trình làm cho “việc họcchân chính” xảy ra

- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Lựa chọn các tri thức,

kĩ năng cốt yếu xem là quan trọng đối với quá trình học tập của học sinh vàdành thời gian, cũng như giải pháp hợp lí cho chúng

- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống: Nêu bật cách thức sử dụng kiếnthức đã lĩnh hội Tạo các tình huống học tập để học sinh vận dụng kiến thức mộtcách sáng tạo, tự lực để hình thành người lao động có năng lực tự lập

- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học: Thiết lập mối quan hệgiữa các khái niệm khác nhau của cùng một môn học cũng như của các môn

Trang 28

học khác nhau Đào tạo học sinh có khả năng huy động hiệu quả những kiếnthức và năng lực của mình để giải quyết một cách hữu ích một tình huốngxuất hiện, hoặc có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưatừng gặp.

1.2.3 Khuynh hướng chung của việc dạy học tích hợp trên thế giới

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quantâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới Mộtnghiên cứu về khảo sát chương trình khoảng 20 nước của Viện Khoa học giáodục Việt Nam cho thấy: 100% các nước xây dựng chương trình theo hướngtích hợp Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc dạy học theo hướngtích hợp sẽ giúp nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người cóđầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại

Ở Trung Quốc, từ năm học 2004-2005 mục tiêu của quá trình cải cáchgiáo dục là hướng vào “bồi dưỡng tố chất và kỹ năng tổng hợp, phương pháphọc tập gắn với tự nghiên cứu và hợp tác của học sinh, tôn trọng cá tính và sựlựa chọn của người học” Chương trình mới xây dựng một số môn học mớimang tính tích hợp nhiều loại kiến thức, hình thành những kỹ năng thích ứngvới thực tiễn đời sống, sinh hoạt và hoạt hoạt động xã hội

Thực tế sách giáo khoa của các nước phát triển không biên soạn theophương lối hàn lâm mà tích hợp những kiến thức cơ bản của các ngành khoahọc Riêng phần cơ chế sư phạm được chú trọng và quan tâm hàng đầu nhằm

tổ chức hướng dẫn hoạt động tư duy tích cực chủ động sáng tạo của ngườihọc Ở Mĩ, chương trình, sách giáo khoa mỗi bang quy định khác nhau.Nhưng, điểm chung nhất là kỹ thuật ấn loát đẹp, trình bày với với nội dunghấp dẫn, “phần cơ chế sư phạm được thể hiện một cách mẫu mực, có hướngdẫn gợi mở, kích thích hoạt động tìm tòi của học sinh Các mô hình, sơ đồthiết kế theo hướng giúp học sinh biết so sánh các sự kiện lịch sử ở nước Mĩvới các sự kiện lịch sử thế giới Các kiến thức lịch sử, địa lí, văn học, nghệthuật, kinh tế xã hội được tích hợp trong các chương bài” [9, tr.37]

Trang 29

Điểm nổi bật của xu hướng dạy học tích hợp là mọi hoạt động giáo dụcđều hướng vào người học dựa trên nền kiến thức được tích hợp từ nhiều mônkhoa học liên ngành, những giá trị nhân văn được đặc biệt quan tâm Điều nàyđựơc thể hiện qua việc phân luồng học sinh theo sở thích cá nhân, lấy năngkhiếu của học sinh làm cơ sở bồi dưỡng hứng thú, say mê, phát huy tính tíchcực tự giác, nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ và Ôxtrâylia là 2 quốc gia thựchiện việc dạy học theo hướng “đa dạng hóa các phương pháp” nhằm đáp ứngmọi đối tượng đến từ nhiều nơi trên thế giới, có nền văn khóa khác biệt vàtrình độ khác nhau trong cùng lớp học.

Xu hướng phát triển năng lực của học sinh là điểm nổi bật của chươngtrình giáo dục phổ thông của các nước tiên tiến Do vậy, vấn đề tích hợp nộidung giáo dục được xem trọng Chẳnh hạn, những thập niên cuối thế kỉ XX

và đầu thế kỉ XXI, ở Australia chương trình giáo dục tích hợp đã được ápdụng trong hệ thống giáo dục của nước này Mục tiêu của chương trình giáodục tích hợp (tích hợp ngang và dọc) cho giáo dục phổ thông Australia đượcxác định rõ như sau: Chương trình giáo dục tích hợp là hệ thống giảng dạytích hợp đa ngành, trong hệ thống đó tầm quan trọng của việc phát triển vàứng dụng kĩ năng được chú trọng; quá trình dạy học tích hợp này bao gồmviệc dạy, học và kiểm tra - đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức cũng như ứngdụng của HS phổ thông [21]

Tích hợp trong dạy học là một bước tiến quan trọng trong khoa họcgiáo dục, từ hướng tiếp cận nội dung, giáo dục chuyển sang hướng cận nănglực người học Xu hướng góp phần rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy,phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa trong giáo dưỡng, giáo dục

1.2.4 Khuynh hướng dạy học tích hợp ở nước ta

Ở Việt Nam, từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựngmôn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trungnghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậctiểu học, trung học cơ sở và gần đây áp dụng vào trong việc thiết kế chương

Trang 30

trình, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo ở lĩnh vực chuyên nghiệp Hiện nay, xuhướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụngvào đổi mới chương trình đào tạo ở các bậc học.

Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo

đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nộidung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”

Bản dự thảo cũng nêu “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trongtoàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọikhâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập;tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương phápdạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trongcác sách đọc thêm, tham khảo”

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu rõ: “…thực hiện đổimới chương trình SGK từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh” Chương trình hướng tới mục tiêu phát triển năng lực không chỉ dựavào nội dung học tập mà còn gắn với các tình huống thực tiễn, chú ý đến khảnăng học tập và nhu cầu, phong cách học của mỗi cá nhân học sinh “Các yêucầu này đòi hỏi chương trình cần được phát triển theo định hướng tích hợpnhằm tạo điều kiện cho người học liên tục huy động kiến thức, kĩ năng thuộcnhiều lĩnh vực môn học và hoạt động giáo dục khác nhau để thực hiện cácnhiệm vụ học tập Qua đó, các năng lực chung cơ bản cũng như năng lựcchuyên biệt của người học được phát triển” [55]

Tháng 12/2012, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo “Dạy học tích hợp - Dạyhọc phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông” Theo báo cáo kết quảcủa nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thì chươngtrình giáo phổ thông sau 2015, “Dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong

đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩnăng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập,thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển những

Trang 31

năng lực cần thiết” Định hướng tích hợp sẽ thực hiện trong chương trình giáo

dục phổ thông theo hình thức và mức độ tích hợp trong phạm vi hẹp và tích hợp trong phạm vi rộng Hai hướng tích hợp này phần nào tương thích với định hướng tích hợp đa môn và tích hợp liên môn Phương án tích hợp đã

được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Namsau 2015 ở cả ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông [2]

Dạy học tích hợp là rất cần thiết cho việc đổi mới phương pháp dạyhọc, bao gồm cả thay đổi đồng bộ về biên soạn chương trình, giáo trình, đánhgiá, kiểm tra, tổ chức thi, đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm

1.2.5 Tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh phổ thông qua dạy học tác phẩm văn học ở bậc THPT

Nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các tác phẩm vănhọc ở các cấp học nói chung và ở bậc THPT nói riêng rất đa dạng và phongphú Cụ thể là việc giữ gìn truyền thống yêu nước, truyền thống nhân ái bao

la, cội nguồn nền văn hóa dân tộc mà tiêu biểu là văn học dân gian, phong tụctập quán, ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật, trang phục, lễ hội, ẩm thực vv …

1.3 Cơ sở thực tiễn của việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT

1.3.1 Tác phẩm văn học là một bộ phận của văn hóa

Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức,

phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá Văn

học không chỉ là đối tượng nghiên cứu của khoa nghiên cứu văn học Vănhọc, với những mảng sáng tác đặc thù của nó, có thể là đối tượng quan tâmcủa dân tộc học, sử học, nhân học, xã hội học, tâm lý học…và văn hóa học

Nghiên cứu văn học không thể tách rời văn hóa, bởi “văn học biểu hiệnvăn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá” như M Bakhtin xácđịnh: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá Không thểhiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đạitrong đó nó tồn tại” [50 tr 362]

Trang 32

Ở nước ta không ít công trình nghiên cứu văn học đi sâu vào tìm hiểubản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam, xem “bản sắc dân tộc như là phẩmchất của văn học”, và cũng có không ít những công trình nghiên cứu văn hoáxem trọng dẫn liệu văn học như những dấu hiệu, những tiêu chí góp phần làmsáng tỏ đặc điểm văn hoá, bản sắc văn hoá của dân tộc Chẳng hạn như Đỗ

Thị Minh Thuý - Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học (1997), Trần Ngọc Vương - Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung (1997), Đỗ Lai Thuý - Từ cái nhìn văn hoá (1999), Trần Nho Thìn - Văn học trung đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hoá (2003)…

Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết, nên việc tìmhiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triểnvọng Cách tiếp cận này giúp chúng ta lý giải “trọn vẹn hơn tác phẩm nghệthuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó Những yếu tố vănhoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngônngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung vàhình thức của tác phẩm Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thịhiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học” [51, tr 20-28]

Với hướng tiếp cận này có thể xem “nhà văn đích thực là một nhà hoạtđộng văn hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người đọc làmột người thụ hưởng văn hoá”

1.3.2 Bản sắc văn hóa của các dân tộc miền núi được phản ánh qua nhiều tác phẩm văn chương

Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện trong các tác phẩm văn học rấtphong phú, đa dạng.Chúng ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận

và tái hiện của nhà văn “Đó là bức tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ XuânHương (tục ngữ, câu đố tục giảng thanh, trò chơi…), là những vẻ đẹp của vănhoá truyền thống trong truyện ngắn và tuỳ bút Nguyễn Tuân (hoa thuỷ tiên,nghệ thuật pha trà, thư pháp…), là những tín ngưỡng, phong tục trong tiểu

thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (đạo Mẫu và tín ngưỡng

Trang 33

phồn thực, tục thờ Thần Chó đá, Thần Cây đa, Thần Thành hoàng, cách lênđồng, hát chầu văn, tục kết chạ, ma chay, cưới hỏi…) Tác phẩm văn học còndẫn ta đi đến những nguồn mạch sâu xa của văn hoá qua việc lý giải tấn bi kịch

lịch sử trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng hay cốt cách người nông

dân được đào luyện qua những biến thiên cách mạng trong các truyện ngắn

Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu” [51, tr 20-28]

Ở Việt Nam đã hình thành cả một dòng văn xuôi phong tục với những

tác giả am hiểu sâu sắc đời sống nông thôn: Ngô Tất Tố với Việc làng và Lều chõng, Trần Tiêu với Con trâu và Chồng con, Mạnh Phú Tư với Làm lẽ và Sống nhờ, Bùi Hiển với Nằm vạ, Nguyễn Đình Lạp với Ngoại ô… Viết về

phong tục tập quán, nhà văn không chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà còn táihiện những “bi kịch của kiếp người” và bày tỏ quan điểm thái độ trước nhữngphong tục tập quán đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại mới

Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành của nền văn họcViệt Nam Bên cạnh đội ngũ các nhà văn, nhà thơ người Kinh còn có đội ngũcác tác giả người dân tộc thiểu số ngày càng đông đảo và trưởng thành, gópphần làm nên diện mạo văn học hiện đại nước nhà Một số nhà văn người dântộc thiểu số có tên tuổi như Nông Minh Châu, Vi Hồng, Nông Viết Toại, ViThị Kim Bình, Cao Duy Sơn … Họ là những cây bút tiêu biểu, có nhiều đónggóp đối với sự phát triển của văn học dân tộc thiểu số nói riêng và nền vănhọc Việt Nam hiện đại nói chung Phong Lê khẳng định: "Thành tựu của vănxuôi miền núi đã được xác định ở cố gắng của người viết nhằm đi sâu nắm bắtcho được những nét riêng trong cảnh sắc sinh hoạt, trong nét dáng tâm lý vàngôn ngữ con người - những nét hắn chỉ là người viết dân tộc mới có khảnăng làm ánh lên được" [48]

Tác phẩm văn học được xác định trước hết bởi “bản sắc dân tộc” của

nó Nhà văn bao giờ cũng thuộc về một dân tộc, một nền văn hoá nhất định.Cho nên bản sắc dân tộc trong văn học liên quan chặt chẽ tới chủ thể sáng tạo

ra nó "Có thể nói rằng bản sắc của nghệ thuật dân tộc do chính những nghệ sĩdân tộc tạo ra" [28, tr 164] Cội nguồn, nội lực văn hoá dân tộc giữ vai trò

Trang 34

quyết định trong việc thể hiện bản sắc dân tộc Điều đó giải thích vì sao bảnsắc dân tộc trong văn học dân tộc thiểu số được thể hiện rõ ràng, tập trung và

có thành tựu nhất đối với các tác giả là người dân tộc thiểu số Đó là YPhương, Inrasara, Cao Duy Sơn, Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Pờ Sảo Mìn,Mai Liễu, Triệu Lam Châu, Ma Trường Nguyên, Hữu Tiến, LinhNga,NiêkĐam, H’Linh Niê, Kim Nhất, Hơvê, Hà Thị Cẩm Anh, Những nhà vănnày đều được sinh ra và lớn lên ở quê hương mình, có một bề dày văn hoánhất định Chính họ là “người bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc dân tộctrong văn học, làm cho bản sắc đó không mất đi mà trường tồn mãi mãi”

Bên cạnh những tác giả người dân tộc thiểu số còn có những tác giả

người Kinh viết về đề tài dân tộc miền núi như Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc… mặc dù không xuất phát từ “tư duy

dân tộc, từ tầng sâu văn hóa của dân tộc” (dân tộc thiểu số) để sáng tác, tuynhiên những sáng tác của họ đã ảnh hưởng không nhỏ tới cảm hứng sáng tácvăn xuôi của các tác giả người dân tộc Tô Hoài là nhà văn sớm nhận ra sựkhác biệt giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số cùng viết về đề tài dân

tộc và miền núi, ông nhận định: "Bấy giờ tôi viết cuốn Miền Tây, trong ngôn

ngữ cụ thể từng câu, anh em ở trên đấy đọc nói rằng tôi không bắt chước tiếngnói, lối nói của người H'mông, nhưng lại có vẻ H'mông" [19] Chỉ “có vẻ”H'Mông chứ không phải thật H'mông, tuy nhiên, tác phẩm của Tô Hoài vẫnmang đậm bản sắc dân tộc miền núi

Tóm lại, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có liênquan mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của một dân tộc nói chung và vănhọc dân tộc nói riêng Có thể nói mất bản sắc dân tộc trong văn học thì vănhọc của dân tộc đó cũng không còn

1.3.3 Việc chuyển tải nội dung bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn chương là một điều hết sức cần thiết

Với mỗi quốc gia, trong mọi giai đoạn lịch sử, bản sắc văn hóa, truyềnthống dân tộc luôn là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêucủa sự phát triển, là linh hồn, sức sống của quốc gia, dân tộc đó Chính vì vậy,

Trang 35

việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc đóng vai trò vôcùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Xuất phát từ thực tế đó, Đảng ta coi việc xây dựng và bảo vệ bản sắcvăn hóa dân tộc là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của quá trình phát triển

đi lên của đất nước Mỗi người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ nhữngngười chủ tương lai của đất nước phải luôn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóadân tộc, đó cũng là thể hiện trách nhiệm đối với đất nước

Thực tế cho thấy việc giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộctrong các trường THPT nói riêng và trong các cơ sở giáo dục nói chung là rấtquan trọng , có thể xem đây là “con đường chủ đạo” trong giáo dục Mục tiêudạy học môn Ngữ văn theo quan điểm của Bộ Giáo dục và đào tạo:

- Trang bị những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệthống về ngôn ngữ và văn học- trọng tâm là tiếng Việt và văn học Việt Nam-phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt,tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt làphương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống

- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tìnhyêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tựcường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn, giáo dục chohọc sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôntrọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại”

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng được tám bộ chươngtrình cho tám thứ tiếng dân tộc thiểu số vào giảng dạy các trường Tiểu học vàPhổ thông Dân tộc Nội trú, đồng thời Bộ cũng chỉ đạo biên soạn được hàngtrăm đầu sách song ngữ với nội dung kiến thức địa phương để sử dụng trongnhà trường, các loại từ điển, so sánh, đối chiếu các ngôn ngữ Dân tộc- Việt,các sổ tay phương ngữ Việt - Dân tộc dùng cho học sinh tiểu học Trên cơ sở

Trang 36

đó, giáo viên dạy Ngữ văn có thể tham khảo các cuốn sách song ngữ Việt/dântộc thiểu số về kiến thức địa phương để vận dụng vào hoàn cảnh từng bài học,bài giảng.

Trong quá trình dạy học tác phẩm văn học, bên cạnh việc truyền thụnhững tri thức cần thiết như nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, chủ đề của tácphẩm bám sát theo mục tiêu bài học chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Bộ giáo dụcđưa ra thì một điều không kém phần quan trọng là giáo viên phải khéo léo kếthợp tích hợp ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho học sinh

Việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có thểthực hiện lồng ghép thông qua việc dạy các tác phẩm văn học, chẳng hạn giáodục cội nguồn, truyền thống yêu nước cho học sinh qua những áng thơ, tác

phẩm văn chương tiêu biểu như: Bình Ngô đại cáo, Quốc Âm thi tập, Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi đã chú ý nhấn mạnh tấm lòng “ái quốc trung quân”,

tư tưởng nhân nghĩa, thân dân sáng ngời; hoặc tác phẩm Truyện Kiều của

Nguyễn Du thể hiện tiếng nói yêu thương, sự đồng cảm với số phận bi kịchcủa con người, khát vọng tự do, hạnh phúc lứa đôi; hay những câu chuyện về

truyền thống chống giặc ngoại xâm, về các vị anh hùng dân tộc như: An Dương Vương, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt , Trần Quốc Toản, Quang Trung Nguyễn Huệ… Tất cả làm cho mỗi người thấy được lòng

yêu nước, thương nòi của con người Việt Nam, những bài học quí báu về thời

kì dựng nước, giữ nước, chống giặc ngoại xâm và thiên tai, về cội nguồn “conLạc cháu Hồng”… qua đó làm cho thế hệ trẻ hôm nay thêm yêu và tự hào vềvăn hoá Việt Nam

Bên cạnh việc giảng dạy trên lớp, giáo viên kết hợp thông qua các hoạtđộng ngoại khóa, thăm quan, tọa đàm… để giáo dục ý thức giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc: Tổ chức học sinh tham gia các lễ hội văn hoá truyền thống,phong tục tập quán lành mạnh, các nghề thủ công truyền thống, văn hoá ẩmthực các dân tộc, các trò chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc; Tổ chức giáo dục họcsinh tìm hiểu các di tích lịch sử, di tích cách mạng, giáo dục truyền thống

Trang 37

“uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” , chăm sóc nghĩa trong liệt sĩ,thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cáchmạng; Tăng cường sử dụng tiếng nói, chữ viết, các loại hình văn học nghệthuật dân gian, nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tổ chức dạy chữ, tiếngdân tộc phù hợp với điều kiện của các nhà trường; Lựa chọn một số địa chỉ tạiđịa phương (bản) nơi đó tập trung phong phú đặc sắc phong tục tục tập quánlành mạnh, phát triển nghề thổ công truyền thống, văn hoá ẩm thực… để tổchức cho học sinh tham quan, tìm hiểu.

Có thể thấy việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc thông qua dạy học Ngữ văn không chỉ góp phần nâng cao ý thức cho họcsinh trong việc giữ gìn và phát huy các bản sắc dân tộc mà còn tạo đượckhông khí thoải mái cho học sinh khi học tập, góp phần tích cực vào việc đẩymạnh phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Trang 38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong nội dung chương 1, chúng tôi tập trung làm rõ một số vấn đề cơ

sở lý luận làm nền tảng khoa học cho đề tài luận văn như: khái niệm về vănhóa, bản sắc văn hóa dân tộc, tính độc đáo, đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam;vấn đề giảng dạy theo hướng tích hợp… Từ việc tìm hiểu những vấn đề trên,chúng tôi nhận thấy tính cần thiết và sự phù hợp trong việc áp dụng giáo dụctích hợp ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn

Vấn đề dạy học tích hợp là một bước tiến quan trọng trong khoa họcgiáo dục, từ hướng tiếp cận nội dung chuyển sang hướng cận năng lực ngườihọc Phương pháp này góp phần rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phântích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học sinh Trong đề tài nghiêncứu này, chúng tôi tập trung vào vấn đề tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn văn

hóa dân tộc cho học sinh khi giảng dạy tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô

Hoài (chương trình Ngữ văn 12, tập 2) và hướng tới mục tiêu áp dụng giáodục tích hợp khi giảng dạy tất cả những tác phẩm trong chương trình Ngữ vănTHPT có các tín hiệu văn hóa

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC QUA DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT NÓI CHUNG VÀ DẠY HỌC

TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ HOÀI NÓI RIÊNG

2.1 Thực trạng tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học tác phẩm văn học trong trường THPT nói chung và tác

phẩm như: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh), Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Sóng (Xuân Quỳnh)…; tích hợp về nếp sống văn minh thanh lịch qua Tấm Cám, Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)…; tích hợp về tư tưởng đạo lý qua Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Đời thừa (Nam Cao)… ngoài ra thông qua các bài nghị

luận xã hội, giáo viên lồng ghép các nội dung tích hợp phù hợp

Đặc biệt, việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

được thể hiện đậm nét qua một số tác phẩm văn học: Lời tiễn dặn (trích lời tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái); Đẻ đất đẻ nước (Bộ Sử thi của người Mường), Vợ chồng A phủ (Tô Hoài); Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).

Nhìn chung, tùy vào điều kiện, đặc thù vùng miền và nhận thức của họcsinh, giáo viên có thể lồng ghép vào các nội dung giáo dục ý thức giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc cho học sinh một cách phù hợp

Trang 40

2.1.2 Thực trạng việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT qua dạy học môn Ngữ văn và dạy học Vợ chồng A Phủ nói riêng

Việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp nói chung và tích hợp ýthức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong môn Ngữ văn ở trường THPT cònnhiều bất cập, hạn chế Xuất phát từ yều cầu đổi mới giáo dục, thực tiễn lốidạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc sống bên ngoài,

cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng, tách rời kiến thức với các tình huống

có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này sẽ không còn phùhợp Lâu nay, nhiều GV vẫn đang còn dạy học theo cách cũ, vẫn là dạyTPVH chỉ bó hẹp trong phạm vi văn bản văn học, ít hướng dẫn cho HS thóiquen, kĩ năng liên hệ, mở rộng sang những vấn đề khác có liên quan GV vẫncòn thuyết giảng nhiều dẫn đến tình trạng HS ít được làm việc, ít có cơ hộibày tỏ chính kiến của bản thân; những kiến thức ngoài văn bản, những cáchhiểu riêng của cá nhân HS ít được GV quan tâm tới

Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức đểkhắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng nhữngkiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huyđộng có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết nhữngtình huống có ý nghĩa Đỗ Ngọc Thống- Viện Khoa học giáo dục Việt Nam,kiến nghị: “Trong việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học môn Văn,cần tập trung hình thành cho học sinh sự đam mê để họ tự đi tìm và lý giải,qua đó hình thành năng lực Không nên nhồi nhét kiến thức, không bắt ghinhớ máy móc” Còn theo Trịnh Thu Tuyết, cần “đánh thức” tinh thần cảmthụ văn học của học sinh: “Giáo viên cần giúp học sinh tri giác, cảm thụ tácphẩm, hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận đượchình tượng nghệ thuật trong các chi tiết, các liên hệ Đưa học sinh đến với ý

đồ sáng tạo của nghệ sĩ, đưa hình tượng nghệ thuật vào văn cảnh đời sống vàkinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồng cảm Giúp học sinh hiểu

Ngày đăng: 14/04/2016, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Duy Bắc (2006), Cảm nhận về văn hoá và văn học trong hành trình đổi mới, Nxb Văn Hoá Dân Tộc, Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm nhận về văn hoá và văn học trong hànhtrình đổi mới
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Nhà XB: Nxb Văn Hoá Dân Tộc
Năm: 2006
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Ngữ văn. Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiệnchương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb. Giáodục
Năm: 2006
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BanChấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
4. Lê Nguyên Cẩn (2006), “Tính văn hoá của tác phẩm văn học”, Tạp chí khoa học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính văn hoá của tác phẩm văn học
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Năm: 2006
5. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương(theo loại thể)
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2005
6. Nguyễn Viết Chữ (2009), “Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong dạy học Ngữ văn sách giáo khoa mới”, Chuyên luận nghiên cứu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trongdạy học Ngữ văn sách giáo khoa mới
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Năm: 2009
7. Lê Anh Chiến (2003), “Dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp”, Tạp chí Giáo dục số 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp
Tác giả: Lê Anh Chiến
Năm: 2003
10. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa ViệtNam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
11. Hoàng Dục (2008), Chuyên đề dạy - học ngữ văn 12, Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Nxb Giaó dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề dạy - học ngữ văn 12, Vợ chồng A Phủ(Tô Hoài)
Tác giả: Hoàng Dục
Nhà XB: Nxb Giaó dục
Năm: 2008
12. Phạm Văn Đồng (1996), Mấy vấn đề về văn hoá giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về văn hoá giáo dục
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1996
13. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), “Tích hợp và liên nội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục số 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp và liên nội hướng tới kết nốitrong dạy học Ngữ văn
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Năm: 2002
14. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận văn học
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2002
15. Trần Bá Hoành (2002), “Dạy học tích hợp”, nguồn http://ioer.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích hợp
Tác giả: Trần Bá Hoành
Năm: 2002
16. Nguyễn Thanh Hùng (2003), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí giáo dục số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp trong dạy học Ngữ văn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Năm: 2003
17. Tô Hoài (1997), Chân dung văn học, Nxb Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung văn học
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn Việt Nam
Năm: 1997
18. Tô Hoài (1997), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay viết văn
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1997
19. Tô Hoài (2009), Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tác giả và tác phẩm
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
20. Tô Hoài, “Ngẫm lại Truyện Tây Bắc”, nguồn http://hoanggiaanh.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngẫm lại Truyện Tây Bắc
57. Hồ Anh Tuấn, Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020. http://news.go.vn Link
60. Văn hoá dân tộc H'mông vùng Tây Bắc với vấn đề phát triển. Bách khoa toàn thư mở. http://vi.wikipedia.org/wiki Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w