MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Phạm vi nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Đóng góp của luận văn 8 6. Cấu trúc luận văn 8 NỘI DUNG 9 Chương 1: QUAN NIỆM VỀ THỂ LOẠI, MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ VỊ TRÍ CỦA TẢN VĂN TRONG VĂN NGHIỆP Y PHƯƠNG 9 1.1 Quan niệm về thể loại 9 1.2. Một số vấn đề chung về bản sắc văn hóa dân tộc 10 1.2.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc 10 1.3 Cuộc đời và văn nghiệp Y Phương 20 1.3.1 Sáng tác của Y Phương 20 1.3.2 Tản văn của Y Phương trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại 28 Chương 2: BẢN SẮC VĂNHÓA DÂN TỘC NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRONG TẢN VĂN Y PHƯƠNG 29 2.1 Bức tranh thiên nhiên núi rừng 29 2.2 Đặc trưng phong tục tập quán 34 2.2.1 Dấu ấn văn hóa trong ngày Tết 35 2.2.2 Tục cưới xin, tang ma 44 2.2.3 Tập quán sinh nở và lễ đầy tháng tuổi 46 2.2.4 Văn hóa tín ngưỡng 49 2.3 Cốt cách tâm hồn con người miền núi trong tản văn Y Phương 53 2.4 Phương diện nghề thủ công và trang phục 65 2.4.1 Nghề thủ công 65 2.4.2 Vẻ đẹp trang phục 68 2.5 Kiến trúc 70 2.6. Ngôn ngữ 72 2.7. Nỗi xót xa trước sự mai một bản sắc văn hóa dân tộc 73 Chương 3: BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 83 3.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ 83 3.1.1 Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi 83 3.1.2 Ngôn ngữ mang đậm chất thơ 88 3.1.3 Ngôn từ độc đáo, mới mẻ đầy sáng tạo trong tản văn Y Phương 97 3.2 Cái nhìn của người miền núi viết về miền núi 103 KẾT LUẬN 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-@&? -HOÀNG THỊ KIỀU TRANG
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
TRONG TẢN VĂN Y PHƯƠNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số: 60.22.01.21
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học : TS Lê Thị Bích Hồng
HÀ NỘI - 2014
Trang 2và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà thơ Y Phương đã nhiệt tìnhgiúp đỡ, khuyến khích tôi trong quá trình nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đạihọc, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Tổ bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại,trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, động viênchúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, nhữngngười đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thựchiện đề tài nghiên cứu của mình
Hà Nội, Ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn Hoàng Thị Kiều Trang
Trang 3MỤC LỤC
HÀ NỘI - 2014 1
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Toàn cầu hóa cùng với quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc
gia trên thế giới đã làm cho văn hóa nhân loại càng phong phú, sinh động.Trong quá trình này, các nền văn hóa bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhaudẫn đến sự phát triển và biến đổi không ngừng Trong bối cảnh nước ta đangđẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hoàn thiện nền kinh tế thị trường,định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc đang đặt ra những vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết
Việc quan tâm hàng đầu trong thời điểm này là vấn đề giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc trên nền tảng kế thừa di sản văn hóa của cha ông, kết hợp học hỏinhững tinh hoa văn hóa nhân loại với phương châm “hòa nhập không hòa
tan” Là một lĩnh vực tinh tế của văn hóa, văn học nghệ thuật nói chung và
văn học nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa Nghiên cứu văn hóatrong mối quan hệ với văn chương đang trở thành một hướng đi mới trongviệc khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương
1.2 Cùng đội ngũ nhà văn các dân tộc thiểu số như: Nông Quốc Chấn,
Bàn Tài Đoàn, Triều Ân, Vi Hồng, Nông Minh Châu, Lò Ngân Sủn, Cao DuySơn, Lâm Tiến… luôn ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng táccủa mình, Hứa Vĩnh Sước – Y Phương là một trong số những nhà thơ nhưvậy Người trai Tày sinh ra và lớn lên ở làng Hiếu Lễ, dưới chân núi Bo Păn ởgần biên giới Việt – Trung, thuộc huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) nổi lên nhưmột gương mặt thơ tiêu biểu, xuất sắc, một phong cách riêng, độc đáo chovùng văn hóa dân tộc miền núi vừa đậm đà bản sắc “người đồng mình”, vừarộng mở giao hòa với vùng văn hóa rộng lớn để hợp lưu thành con sông vănchương Việt Nam
Trang 5Là một trong những cây bút tiêu biểu của dân tộc Tày, cầm bút từnhững năm chiến tranh lửa đạn khốc liệt cho tới bây giờ, Y Phương vẫn miệtmài trên từng con chữ, lao động sáng tạo không ngừng để hôm nay là “ôngchủ” sở hữu một “gia tài” không nhỏ văn chương gồm thơ và tản văn Các tácphẩm của anh đã góp phần đưa văn học của các dân tộc thiểu số đến gần hơnvới độc giả và trở thành một bộ phận không thể thiếu đóng góp vào thành tựuchung của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Là nhà thơ dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên trên quê hương Cao Bằng, YPhương luôn cháy bỏng một khát khao đem đến cho bạn đọc một cái nhìn chânxác nhất về cảnh sắc thiên nhiên và con người quê hương anh, cũng như cuộcsống và con người của đồng bào Tày ở Cao Bằng nói chung và vùng quê TrùngKhánh nói riêng Chính vì vậy, đọc tác phẩm nào của anh, độc giả sẽ cảm nhậnđược chất “miền núi” thấm sâu và lan tỏa trên từng con chữ, câu văn
1.3 Tản văn trong những năm gần đây bắt đầu được sự công nhận từ
góc độ giới chuyên môn Dường như “Tản văn Việt Nam hiện đại – một thểloại bị lãng quên” (Trần Đình Sử) đang có sự hồi sinh và ngày càng chứng tỏ
thế mạnh cũng như sự hấp dẫn của mình với nhiều cây bút như: Tản mạn
trước đèn của Đỗ Chu, Nhân trường hợp chị Thỏ bông của Thảo Thảo, Tản văn Nguyễn Ngọc Tư… Tản văn Kung fu người Co Xàu, đặc biệt tản văn Tháng Giêng, tháng Giêng một vòng dao quắm của Y Phương nhận được giải
thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam… Đọc tản văn của Y Phương, người đọcluôn thấy chất miền núi, chất Tày được kết hợp hài hòa lối tư duy hiện đại,tạo nên những trang viết bình dị mà sâu lắng, thiết tha nghĩa tình, thấm đượmbản sắc văn hóa dân tộc
Việc khai thác văn nghiệp Y Phương đã được tiến hành khá sớm Càngngày càng thêm người yêu mến, càng có nhiều công trình nghiên cứu sựnghiệp sáng tác của anh Tuy nhiên, việc đánh giá, thẩm định của giới nghiên
Trang 6cứu về Y Phương chủ yếu tập trung ở thể loại thơ, còn tản văn thì hầu như ítđược nhắc đến, trong khi đây là một trong những thể loại mới mà anh gặt hái
được không ít thành công Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương” với mong muốn sẽ đưa thêm một
hướng tiếp cận với những giá trị nổi bật của tản văn và bước đầu thấy đượcnhững đóng góp mới trong tản văn Y Phương đối với việc giữ gìn bản sắc vănhóa dân tộc
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về thơ Y Phương
Quá trình lao động nghệ thuật miệt mài của Y Phương đã đóng gópkhông nhỏ cho thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng và nền Văn học Việt Namhiện đại nói chung Thơ Y Phương mang bản sắc rất riêng, độc đáo đã thu hút
sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học và nhiều nhà văn, như: TếHanh, Phạm Hổ, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hữu Tiến, Trúc Thông, Hồng Diệu,Thái Vĩnh Linh, Tạ Duy Anh, Đỗ Trung Lai, Trần Mạnh Hảo, Phạm QuangTrung, Lê Thị Bích Hồng, Bảo Thu, Đỗ Thị Thu Huyền… Các nhà nghiêncứu đều tập trung khai thác sự độc đáo trong sáng tác và ý thức giữ gìn bảnsắc dân tộc trong thơ của anh
Nhận xét về thơ Y Phương, Tế Hanh cho rằng “Y Phương là một nhà thơ,
một nhà thơ miền núi rất mới mẻ Thơ anh vừa dân tộc, nhưng có cái gì hiện đại, hôm nay và mai sau…Y Phương bắt đầu tuổi trẻ của mình bằng cuộc đời người lính và bắt đầu đời thơ mình là những bài thơ đánh giặc” [20, 246].
Nguyễn Hữu Tiến nhận thấy: “Thơ Y Phương vừa hiện đại vừa dân tộc
là bởi vì anh đã kết hợp truyền thống văn hóa của quê hương mình với mọi miền quê của đất nước” [68, 272].
Tác giả Tạ Duy Anh đánh giá Y Phương là “Người gảy khúc đàn trời để
viết những bài ca vút lên từ đất, ca ngợi xứ sở đã nuôi ông thành thi sĩ” [7, 293].
Trang 7TS Chu Văn Sơn nhận thấy sự gắn kết sâu sắc của Y Phương với cội
nguồn xứ sở: “Sự tha thiết với xứ sở dân tộc mình chính là nhịp tim thầm kín,
bền vững nhất trong từng bài thơ Y Phương, là cốt lõi của giọng hát Y Phương” [60, 264].
Theo Trúc Thông, “Y Phương không yêu dân tộc mình ở đầu lưỡi, lạm
dụng chất dân tộc Qua tất cả những cảnh huống sinh hoạt vật chất và tinh thần hiện thực, những đam mê và đau khổ trần trụi, những chìm lặng không sao nói hết và những sự thật cuộc đời… Y Phương tiếp tục phát hiện về dân tộc mình” [76, 273].
Trần Mạnh Hảo nhận thấy cái chất Y Phương “Nhẩn nha sống – nhẩn nha
thơ” để “nhìn cuộc đời bằng đôi mắt thơ ngây của hoa lá dân tộc mình, rung
động bằng trái tim suối nguồn và tư duy bằng sừng đá” Trần Mạnh Hảo còn
nhận ra sự thống nhất trong những mặt đối lập “thơ Y Phương bình dị, chân
chất, hồn nhiên, giấu cất mà he hé lộ thiên, lặng lẽ mà bùng nổ, như chính cuộc đời ông, con người ông” [23, 303].
Nhiều bài viết về thơ Y Phương đăng trên báo chí: Phạm Quang Trung
thừa nhận:“Y Phương trước sau nhất quán một xác tín nghề nghiệp” [80].
Lê Thị Bích Hồng đã phát hiện ra Y Phương thời kỳ đầu cầm bút khôngthể đứng ngoài “dàn đồng ca” thời ấy, nhưng điều quan trọng “người con làngHiếu Lễ” đã bứt phá, vượt thoát rất nhanh khỏi “tiếng nói chung” để khẳngđịnh một lối đi riêng, một phong cách cá nhân với một gia tài thi ca “săn chắc,
vạm vỡ, nhưng mềm mại, tinh tế mang hồn làng”: “Thời kỳ đầu, thơ anh vẫn
không thể khác giọng thơ chung hào sảng vốn đã chi phối cả một thế hệ sáng tác: “Câu hát thiêng liêng lắm chứ-Hát bây giờ còn để hát mai sau” Nhưng chỉ sau các tập “Lửa hồng một góc”, “Lời chúc”, “Đàn then”, anh đã sớm tạo ra tiếng nói riêng, không nhòe lẫn có sự bồi hồi dân tộc đặc trưng và có
sự khao khát chiếm lĩnh đỉnh cao” [29, 226] Y Phương đã trở thành nhà thơ
Trang 8có phong cách riêng bởi sự ý thức đi tìm cái mới, cái độc đáo Lê Thị BíchHồng đã “bắt đúng mạch” suy nghĩ về văn chương của nhà thơ dân tộc Tày:
“sáng văn chương không mới, không độc đáo thì khó lòng tạo được dấu ấn,
thu hút được độc giả và không thể có đời sống trong lòng công chúng Văn chương với anh là “một thứ chơi Chơi cho mình thích và cho người ta thích” Lao động sáng tạo mang dấu ấn cá nhân đậm nét và không bao giờ là
dễ dàng như kiểu vận hành sản xuất để ra sản phẩm hàng loạt Khi con tim không rung, đôi tay không buồn, cầm cây bút sao nổi Cầm bút không nổi lấy đâu ra thơ ca Người ta phải yêu tiếng mẹ đẻ cái đã Yêu hết mình mới có thơ
ca Yêu từ tim gan bên trong xương thịt mình Cảm xúc sáng tạo không phải
là thứ đặt hàng” [29-224].
Một số Hội thảo khoa học đã đề cập tới sáng tác của Y Phương đặt
trong mối quan hệ với thơ ca dân tộc thiểu số nói chung “Sự chuyển biến của
thơ dân tộc thiểu số trong quá trình tiếp xúc với văn hóa Kinh (qua trường hợp sáng tác của Y Phương)” (Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Những lằn ranh văn học, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2011).
Trong các bài viết của mình, dù cách nói có khác nhau, nhưng các nhànghiên cứu, phê bình đều nhìn nhận, đánh giá đúng “chất Y Phương” với mộttình yêu nồng thắm với quê hương xứ sở, một bản lĩnh kiên cường tích cựcgiữ gìn bảo tồn văn hóa dân tộc Nhưng chủ yếu mới xoay quanh lĩnh vực thơ
mà anh đã “gặt hái bội thu” những “Mùa hoa” giải thưởng
Những năm gần đây, thơ Y Phương đã thu hút giới nghiên cứu, trong
đó phải kể đến một số luận văn cao học đặt thơ Y Phương trong mối liên hệ
với văn hóa, với bản sắc văn hóa dân tộc, đó là: “Bản sắc dân tộc trong thơ Y
Phương – Dương Thuấn” (Hà Thị Thu Trang, Đại học Sư phạm Hà Nội,
2007); “Ngôn ngữ thơ Y Phương” (Lê Thị Huệ, Đại học Vinh, 2009); “Ngôn
từ nghệ thuật trong thơ Y Phương” (Nguyễn Thúy Hằng, Đại học Sư phạm
Trang 9Hà Nội, 2011); “Bản sắc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn” (Nguyễn Thị Thu Huyền, Đại học Thái Nguyên, 2009) Luận án tiến sĩ “Thơ dân tộc
Tày từ 1945 đến nay” (Đỗ Thị Thu Huyền, Học viện Khoa học xã hội Việt
Nam, 2013) nghiên cứu các nhà thơ Tày, trong đó có thơ Y Phương
2.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về tản văn Y Phương
Là nhà thơ Tày thành danh, liên tiếp trong hai năm 2009-2010, Y
Phương ra mắt bạn đọc hai tập tản văn Tháng Giêng, tháng Giêng một vòng
dao quắm (Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành) và tản văn Kung fu người Co Xàu (Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2010) đã thu hút nhiều độc giả và
giới nghiên cứu phê bình
Nhận xét về tập tản văn Y Phương, Lâm Tiến viết “Mỗi tản văn của Y
Phương như một lát cắt, một tầng vỉa làm lộ dần chiều sâu văn hóa của quê hương, của dân tộc Y Phương không phải chỉ kể lại, tả lại những sự vật, những hiện tượng mà đi sâu phân tích ý nghĩa cội nguồn của nó, đẩy những sự kiện, tình huống đi đến tận cùng để từ đó khám phá, phát hiện tâm hồn, tính cách dân tộc, nói rộng ra là ngọn nguồn, chiều sâu văn hóa của dân tộc” [66].
Tuy Hòa cho rằng “Tháng Giêng, tháng Giêng một vòng dao quắm
không khác gì những bài thơ mà Y Phương từng tin cậy “Câu hát thiêng liêng lắm chứ/ Hát bây giờ còn để lại mai sau”… Tản văn Y Phương không chinh phục người đọc bằng ánh mắt sắc sảo, mà bằng cái nhìn đầy âu yếm” [27].
Lê Thị Bích Hồng nhận thấy tản văn của Y Phương là “Chiếu nghỉ giữa
khoảng thơ”, là thời điểm tác giả vịn câu nói của cổ nhân người Tày: "Chỗ
nào còn nước thì làm ruộng, hết nước thì làm rẫy", anh vượt qua cảm giác
lống loáng, rỗng ruột đến với tản văn như phút “nghỉ ngơi” hiếm hoi [28]
Lê Thị Bích Hồng khi viết “Người đàn ông sinh ra ở làng Hiếu Lễ” đã
khẳng định chất văn hóa thấm đẫm trong tản văn: “Chất Tày được bộc lộ độc
đáo, trong trải nghiệm cuộc đời, ở một tầng vỉa làm lộ dần tầm cao và chiều
Trang 10sâu văn hóa Anh coi trọng giá trị văn hóa, coi văn hóa là nền tảng tinh thần bền vững nhất, Anh hiểu hơn ai hết văn hóa là sức mạnh nội sinh, là cội cuồn giá trị của làng Tày “Vách nhà ken câu hát” với niềm tin vững chắc “Còn quê hương thì làm phong tục” Và điều “đáng trân trọng là tác phẩm của nhà thơ Tày ấy không "đóng đinh" bó hẹp trong cuộc sống sinh hoạt của người Tày mà vượt lên, vươn xa như một dấu nối với thơ ca các dân tộc khác trong thời kỳ hội nhập Tác phẩm vì thế mà mở rộng biên độ, phong phú đề tài về cuộc sống, con người miền núi – thành thị, tình yêu đất nước – quê hương, tình cảm gia đình – bạn bè - tình yêu lứa đôi…và điều quan trọng là thẫm đẫm bản sắc văn hóa “người đồng mình” Tình yêu với đồng bào dân tộc mình đã cho anh nguồn xúc cảm cùng bản sắc văn hóa Tày khó lẫn” [29].
Những ý kiến nhận xét về tản văn Y Phương chủ yếu dừng lại ở nhữngbài viết trong sách, báo, tạp chí có dung lượng nhỏ, khai thác một số nét nổibật chủ yếu của tản văn Song đó là những tư liệu quý, giúp người viết trongquá trình tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương
Tính đến thời điểm này, chưa nhiều luận văn nghiên cứu tản văn Y
Phương Mới có một số luận văn, như: “Đặc trưng tản văn Y Phương” (Hồ Thị Loan, Đại học Vinh, 2011); “Đặc sắc tản văn Y Phương” (Sùng Thị Hương,
Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2013) Cùng với tôi, hiện ở Khoa Ngữ văn Đại
học Sư phạm Hà Nội có một luận văn nghiên cứu tản văn Y Phương “Những
đặc sắc của tản văn Y Phương” (Nông Ngọc Hiên, chưa bảo vệ).
Tuy chưa nhiều công trình nghiên cứu tản văn Y Phương, nhưng nhữngnghiên cứu trước là những gợi ý quý báu cho tôi thực hiện đề tài này
3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát chủ yếu hai tập tản văn của Y Phương:
Tháng Giêng tháng Giêng một vòng dao quắm (Nhà xuất bản Phụ nữ 2009)
và tản văn Kung fu người Co Xàu ( Nhà xuất bản Hội nhà văn 2010) Ngoài
Trang 11ra, để hiểu đầy đủ bản sắc dân tộc trong tản văn Y Phương, chúng tôi khảo sát
mở rộng sang một số các tập thơ và trường ca của anh như: Đàn then, Tiếng
hát tháng Giêng, Chín tháng Đò trăng, Thơ Y Phương, Thất Tàng lồm
(Ngược gió)…
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng một số phương pháp dưới đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
-Phương pháp thống kê- phân loại
- Phương pháp liên ngành (văn hóa học, dân tộc học )
- Phương pháp đối chiếu so sánh
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại
5 Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn của chúng tôi góp phần xác định vị trí,những đóng góp của tản văn Y Phương trong tản văn hiện đại Việt Nam
- Về mặt thực tiễn: Qua khảo sát, phân tích tác phẩm của Y Phương (đặttrong so sánh liên ngành), chúng tôi mong muốn được góp thêm một tiếng nóikhẳng định việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn bao gồm ba chương:
Chương 1: Quan niệm về thể loại, một số vấn đề chung về bản sắc vănhóa dân tộc và vị trí của tản văn trong văn nghiệp Y Phương
Chương 2: Bản sắc văn hóa dân tộc nhìn từ phương diện nội dung tưtưởng trong tản văn Y Phương
Chương 3: Bản sắc văn hóa dân tộc nhìn từ phương diện nghệ thuật
Trang 12NỘI DUNG Chương 1 QUAN NIỆM VỀ THỂ LOẠI, MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ VỊ TRÍ CỦA TẢN
VĂNTRONG VĂN NGHIỆP Y PHƯƠNG 1.1 Quan niệm về thể loại
“Thể loại tản văn khai sinh từ những thập kỉ đầu thế kỉ XX nhưng nó
tồn tại mờ nhạt, không gây được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình bởi trong ý thức của nhiều người thì tản văn là thể loại đi ngoài lề đời sống văn học; hơn nữa nó lại là một thứ văn không có diện mạo, không tiếng nói, không được định danh một cách nhất quán Từ những thập niên 90 của thế kỉ
XX, tản văn bắt đầu gây sự chú ý nhiều hơn bởi quá trình giới thiệu tản văn Trung Quốc vào Việt Nam diễn ra mạnh mẽ hơn, cũng từ đây ý thức thể loại được định hình rõ hơn” [50, 4].
Trong cuốn Năm bài giảng và thể loại, tác giả Hoàng Ngọc Hiến cho rằng tản văn là “một tiểu loại kí ngắn gọn, hàm súc theo tùy hứng của tác giả,
có thể bộc lộ trữ tình, tự sự hoặc nghị luận, thường là mấy thứ đan quyện nhau Lối thể hiện đời sống trong tản văn mang tính chất chấm phá, tuy vậy, ngòi bút tản văn chạm vào những hiện tượng được tái hiện ở những khía cạnh cốt yếu và bất ngờ Có lẽ đặc trưng quan trọng nhất của thể loại tiểu kí này là
ở chỗ tất cả những gì được thể hiện biểu hiện trong bài tản văn đều mang đậm dấu ấn cách cảm nhận và cảm nghĩ của riêng tác giả” Như vậy, theo quan
niệm của GS Hoàng Ngọc Hiến thì tản văn vẫn chưa thể tách ra thành một thểloại riêng biệt, tồn tại độc lập mà vẫn “dưới trướng” của thể kí; tuy nhiên cómột số đặc trưng nổi bật nhất của tản văn được Hoàng Ngọc Hiến đề cập tới ởđây: sự tự do trong cách biểu hiện (có thể tự sự, trữ tình, nghị luận), sự luậngiải mang tính cá nhân của người viết đối với vấn đề đưa ra được đề cao
Trang 13Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử chủ biên):
“Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cách, khắc họa nhân vật Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tùy ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả, có truyền thống lâu đời
và sức sống mạnh mẽ” [22, 293-294].
Trong bài tản văn trên báo văn nghệ 2011, tác giả Nguyễn Thị Lan cho
rằng tản văn là một thể loại văn học độc lập:“Tản văn có những đặc điểm
khác với những thể loại khác Tản văn là những bài viết tản mạn tương đối tự do; về dung lượng khá ngắn gọn, hàm súc; về kết cấu: có sự linh hoạt tất cả các phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật; về nội dung: thường biểu hiện đời sống theo kiểu chấm phá và đặc trưng quan trọng nhất là thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người viết; về mặt thẩm mỹ: tản văn đứng giữa thơ và truyện ngắn”.
1.2 Một số vấn đề chung về bản sắc văn hóa dân tộc
1.2.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc
Theo nghĩa chung nhất, văn hoá được xem là toàn bộ những hoạt độngsáng tạo của con người trong quá khứ cũng như trong hiện tại tạo thànhnhững chuẩn mực - giá trị, thị hiếu và truyền thống, gọi chung là hệ giá trị -
xã hội, một thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân tộc
Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm “Văn hóa”
Trong cuốn Từ điển bách khoa Xô viết: “Văn hóa là một tổng thể các
giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng tạo ra và phát triển theo lịch sử, khác với các đối tượng tự nhiên” [70, 16].
Trang 14Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc cho rằng:“Văn hóa là mối quan hệ
giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại trong biểu tượng” [54, 17].
GS - Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm xác định cụ thể: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [73, 10].
Nhà nhân loại học phương Tây E.B.Taylo lại định nghĩa: “Văn hóa là
toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với
tư cách là một thành viên của xã hội” [82, 8].
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về khái niệm văn hóa, nhưng các địnhnghĩa vẫn xoay quanh vấn đề tương đối thống nhất: Văn hóa là một trong nhữnggiá trị đặc trưng về vật chất, tinh thần được con người sáng tạo ra trong sự pháttriển của dân tộc
Mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng và mỗi dân tộc cũng sẽ có bảnsắc văn hóa của riêng mình “Bản” là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhâncủa một sự vật “Sắc” là thể hiện ra ngoài Nói bản sắc dân tộc của văn hóaViệt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhâncủa dân tộc Việt Nam Nói những hạt nhân giá trị hạt nhân tức là không phảinói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất,mang tính dân tộc sâu sắc biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền văn hóa ViệtNam, trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc,kiến trúc, sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của người Việt Nam Bảnsắc văn hoá dân tộc bao hàm những mặt được hình thành và gắn bó với dântộc từ thuở xa xưa, các mặt này được duy trì theo quá trình của lịch sử Đó làcác kiểu quan hệ hay một kiểu lựa chọn riêng của một cộng đồng về một
Trang 15phương thức ứng xử nào đó, khiến cho mỗi dân tộc hiện ra với những nét độcđáo nhằm phân biệt với các dân tộc khác.
Nói đến bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là nói đến những tinhhoa, những giá trị bền vững được hun đúc, vun đắp trong suốt chiều dài lịch
sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Những giátrị ấy, những tinh hoa ấy đã tạo nên những nét đặc sắc, riêng có ở cộng đồngcác dân tộc Việt Nam, trong con người Việt Nam
Bản sắc văn hóa Việt Nam là tố chất được hợp luyện cùng chiều với lịch
sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Bản sắc đó khôngphải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới đượchình thành, bồi tụ trong quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền văn hóa
Văn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng,khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng Như vậy, văn hóa mang bản sắc dântộc Và yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hóa Bản sắcvăn hóa dân tộc là cái "hồn", là sức sống nội sinh, là “thẻ căn cước” của mỗidân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, từ đó nó có thể biểu lộ mộtcách trọn vẹn nhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lưu và hội nhập
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “Bản sắc là những
nét riêng biệt, độc đáo của một dân tộc thể hiện trong nền văn hóa, nghệ thuật trong phong tục tập quán, trong đời sống muôn màu của dân tộc” [17, 11].
Trong cuốn Cơ sở văn hóa, GS Trần Quốc Vượng cho rằng: “Bản sắc
là sự lan tỏa tự nhiên trong sắc thái tư duy ngôn ngữ, trong tâm hồn, trí tuệ, trong phong tục, cung cách, hành vi, ứng xử, trong lề thói, tập tục, trong văn chương, nghệ thuật, và trong toàn bộ các giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của con người Bản sắc dân tộc trong mọi sắc thái là sự lan tỏa một cách tự nhiên không ai gò ép được, nhưng nó phải gắn liền với ý thức dân tộc
và tự khẳng định qua thử thách của thời gian, nếu không qua giao lưu và mở
Trang 16rộng văn hóa, bản sắc sẽ bị biến đổi, mất đi những gì tinh túy nhất của dân tộc Do đó các nhà nghiên cứu trên thế giới đã từng đưa ra những ý kiến thống nhất gọi bản sắc văn hóa dân tộc là một thứ căn cước, một chứng minh thư của riêng một dân tộc” [82, 78].
Theo GS Trần Đình Sử: “Bản sắc dân tộc là thuộc tính độc đáo của
một nền văn học, vừa là biểu hiện cái chung của nền văn học ấy vừa phân biệt nó với dân tộc khác” [61, 19].
Tác giả Nguyễn Hùng Vĩ đưa ra ý kiến: “Bản sắc dân tộc không phải
cái gì đó tiên thiên, có sẵn trong cội nguồn mà nó luôn luôn được sáng tạo và bồi đắp Từng thế hệ nhà văn đã sáng tạo nên bản sắc dân tộc của văn học Việt Nam” [81].
Điều đó đã được thể hiện trong quan điểm chỉ đạo, đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước Nghị Quyết Trung ương 5 khóa VIII xác định
“xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn
bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người” Trong cương lĩnh xây
dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm
2011), Đảng ta tiếp tục hoàn chỉnh: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển” Nghị
quyết số 33-NQ/TW ngày 09-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước” tiếp tục khẳng định bản sắc dân tộc “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa
Trang 17dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”.
Văn hóa và văn học có mối quan hệ mật thiết bởi trước hết văn học cóthể coi là một bộ phận nằm trong chỉnh thể của nó là văn hóa, mỗi nhà vănkhi sáng tạo tác phẩm của mình đều phải dựa trên một nền tảng rộng lớn làvăn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại Có thể coi văn học là một tấm gươngvừa phản chiếu, vừa thu nhỏ bộ mặt văn hóa của từng thời đại vào trong đó.Đặc biệt văn học sẽ kết tinh toàn bộ các phương diện của văn hóa vào trong
thế giới nghệ thuật của mình Bielinxki từng viết: “Văn học cũng như mọi
loại hình nghệ thuật khác đều là sản phẩm tinh thần của một cá nhân nghệ sĩ.
Mà cá nhân người nghệ sĩ đó lại thuộc về một cộng đồng, một dân tộc nhất định Mỗi tác phẩm văn học ít nhiều đều mang dấu ấn riêng về văn hóa, phong tục tập quán hay tâm lí, tính cách đặc trưng của dân tộc mình Vậy tính dân tộc được xem như là một thuộc tính xã hội của văn học, là một
“thuộc tính tất yếu của việc sáng tạo”.
Bàn về tính dân tộc trong văn học, nhà nghiên cứu người Nga A Tôn
xtôi cho rằng: “Nghệ thuật dân tộc là nghệ thuật mang mùi hương đất đai,
trong tiếng mẹ đẻ mỗi từ dường như có hai lần ý nghĩa nghệ thuật…” Quan điểm đó rất đúng bởi vì tác phẩm văn học nghệ thuật là sản phẩm riêng của
cá nhân nghệ sĩ, nhưng đằng sau mỗi người nghệ sĩ bao giờ cũng mang bóng dáng của dân tộc, giai cấp mà họ đang sống Vậy nên bản sắc văn hóa dân tộc luôn thấm đẫm trong từng câu chữ, trong cách cảm cách nghĩ của mỗi nhà văn, nhà thơ Và cũng chính đặc thù của đời sống dân tộc đã mang lại cho văn học của dân tộc ấy một bản sắc riêng độc đáo được bảo tồn lưu giữ qua nhiều thế hệ” [44].
Trang 181.2.2 Khái quát về văn hóa dân tộc Tày
Dân tộc Tày là một cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, là cưdân đông nhất ở vùng núi phía Bắc và chiếm tỉ lệ cao so với các dân tộc thiểu
số khác Theo số liệu điều tra dân số công bố năm 2001 của Tổng cục Thống
kê, dân tộc Tày có 1.477.514 người, “cư trú trên một địa bàn rộng lớn miền
thượng du Việt Bắc, Đông Bắc… Vùng người Tày cư trú thường xen kẽ các dân tộc Mông, Dao, Nùng, Sán Chay, Giáy” [14, 284].
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm Sử sách còn ghi rõ ngay từbuổi bình minh của lịch sử, thế kỷ thứ II trước công nguyên, liên minh bộ lạc
Âu Việt (Tày, Nùng) đã cùng liên minh với bộ lạc Lạc Việt (Việt, Mường)dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh An Dương Vương Thục Phán, đã có đủ sức mạnhđánh bại quân Tần xâm lược và thành lập Vương quốc Âu Lạc Âu Lạc chính
là nhà nước đầu tiên xuất hiện trên vũ đài lịch sử Việt Nam với tiến trình lịch
sử lâu đời của mình, dân tộc Tày chẳng những góp phần quan trọng vào sựnghiệp dựng nước và giữ nước mà còn sớm hình thành một nền văn hóa, làmphong phú thêm nền văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam
* Văn hóa sản xuất
Từ rất lâu đời người Tày đã sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước
Do có mặt sớm hơn các dân tộc khác nên người Tày đã khai phá và làm chủđược những vùng thung lũng phẳng Việc trồng lúa nước của người Tày đượcghi dấu trong truyền thuyết Pú Lương Quân của dân tộc mình Vì địa hình đồinúi cao, hệ thống sông, suối thường thấp hơn các cánh đồng, đám ruộng, nên
từ xa xưa người dân đã biết đào mương, đắp phai, bắc máng, làm cọn lấynước lên ruộng và lợi dụng sức nước để giã gạo
Ngoài lúa nước, người Tày còn trồng lúa nương, hoa màu, cây ănquả… Các loại cây công nghiệp cũng được người dân chú trọng phát triểnnhư thuốc lá, trẩu, hồi, tre, trúc…
Trang 19Người Tày rất chú trọng phát triển về chăn nuôi Bởi ngoài trồng trọt,chăn nuôi cũng đem lại nguồn thu lợi đáng kể cho kinh tế hộ gia đình Từ bao
đời nay, dân tộc Tày đã có quan niệm “tu mò nhò pỏ khỏ” (con bò giúp đỡ
người nghèo) Cư dân Tày cổ cũng đã biết thuần dưỡng trâu để phục vụ sảnxuất Chính vì vậy con trâu được chọn làm vật tế lễ trong lễ hội “LồngTôồng”, hình đầu trâu được treo trong nhà ở những chỗ trang trọng nhất Điềunày thể hiện tín ngưỡng của dân tộc đối với con vật sống gần gũi và có íchtrong đời sống của người dân
Săn bắt, hái lượm cũng là một nét phong tục quen thuộc của dân tộcTày, đặc biệt là nghề đánh bắt cá ở sông, suối Hầu như gia đình người Tàynào cũng có dụng cụ để đánh bắt cá (bằng chài, lưới, vó, đơm…) Một sốngười còn chủ yếu sống dựa vào nghề này
Dân tộc Tày rất nổi tiếng với các nghề thủ công, như: đan lát các vậtdụng gia đình bằng tre, trúc, mây; đục đẽo đá làm cối giã, cối xay; rèn sắt,dao… Họ biết trồng bông, làm sa quay, làm khung cửi dệt vải, và nhất là có
kỹ thuật nhuộm tạo ra loại vải màu đen rất đặc trưng (màu chàm) để mayquần áo, làm màn, mặt chăn Đặc biệt là những tấm thổ cẩm được dệt vớinhiều hoa văn đẹp, độc đáo làm mặt chăn, mặt địu…
Do nông lâm thổ sản và tiểu thủ công nghiệp phong phú, cộng thêmnhu cầu trao đổi, buôn bán của mọi người dân, nên ở vùng có người Tày cưtrú, chợ được mở ở nhiều nơi Chợ họp theo chu kỳ năm ngày một phiên Cácchợ bày bán sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân Trong ngàychợ phiên, nhiều hình thức văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn địa phương đãtạo nên văn hóa chợ độc đáo của các dân tộc thiểu số vùng cao
* Văn hóa tổ chức đời sống
Tục ngữ Tày có câu “vỉ noọng tam tó bấu táy vỉ noọng sỏ rườn” (anh
em ruột ở xa không bằng người dưng ở ngay bên cạnh) cũng giống câu tục
Trang 20ngữ Kinh “Bán anh em xa mua láng giềng gần” để nói lên sự cố kết dân bản
và sự đoàn kết trong lao động sản xuất, chiến đấu để chống nạn trộm cướp,chống kẻ thù Hơn thế, họ luôn quan tâm, giúp đỡ, chia ngọt sẻ bùi lẫn nhau
mỗi khi gia đình bạn bè có chuyện vui buồn như tình làng nghĩa xóm “tắt lửa
tối đèn có nhau” của các dân tộc khác Trong quan hệ với các dân tộc anh em,
đồng bào có tập quán kết nghĩa anh em gọi là “lạo tồng”, thương yêu, giúp đỡ
nhau như anh em ruột thịt Đồng bào Tày rất mến khách “Khách đến nhà bao
giờ cũng được tiếp đãi chu đáo Khách đến làng, tuy không quen biết, nhưng cũng được đồng bào chào hỏi thân mật” [41, 8].
*Văn hóa vật chất
Người Tày ăn cơm tẻ là chính Mỗi ngày ăn ba bữa sáng, trưa và tối.Những ngày lễ tết (dù là tết to hay tết nhỏ), cưới hỏi đồng bào thường ăn gà,vịt, ngan, lợn và chế biến thành những món ăn mang đậm phong vị miền núi.Các loại bánh trái làm trong ngày tết lễ hết sức phong phú, như: bánh chưng,bánh gai, bánh dợm, bánh gio, bánh khảo, chè lam, bánh trứng kiến, bánhcuốn… đã trở thành nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của dân tộc Tày
Nước chè của người Tày chủ yếu được nấu bằng các loại lá cây dođồng bào hái trên rừng và đều có tác dụng về y học Từ lâu, người Tày đã biếtcất rượu bằng ngô, gạo, sắn ủ với men lá tự chế Rượu được uống trong sinhhoạt ngày thường, khi có khách đến nhà chơi thể hiện lòng hiếu khách vàonhững ngày lễ tết
Người Tày từ lâu đã cư trú tập trung thành bản Vì thế, tên bản thườnggọi theo tên cánh đồng, khúc sông suối, hay dốc núi Ở những nơi đất rộngruộng nhiều có bản tập trung tới hàng trăm nóc nhà, nơi ruộng ít thì cũng dămchục nóc nhà Bản làng thường dựa lưng vào núi, trước mặt trông ra cánhđồng Nhà ở của dân tộc Tày thường là nhà sàn, nhà sàn đá, nhà đất; mái nhàlợp bằng ngói âm – dương hoặc lá cọ, lá gianh…
Trang 21Người Tày có câu nói “Chiêm slao, chiêm tin slửa” (kén gái nhìn tà áo) để
nói về tài nghệ của người phụ nữ Tày trong việc trồng bông, kéo sợi vải, nhuộmchàm, cắt quần áo Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện rất rõ qua trang phục
Trong trang phục truyền thống của dân tộc, “cả nam lẫn nữ đều mặc
quần áo màu chàm và hầu như cùng một kiểu, không thêu trang trí” [14,
290] Riêng chiếc áo của phụ nữ thường may vừa vặn cơ thể: hơi nhân thêm
eo, ống tay nhỏ để tôn những đường nét của cơ thể Khi mặc áo, bao giờngười phụ nữ cũng thắt ra ngoài một chiếc thắt lưng bằng vải chàm để xõamối ra đằng sau tạo nên sự mềm mại Người phụ nữ Tày cũng mặc áo dài nămthân, cài khuy áo bên nách phải như nhiều dân tộc khác, nhưng vẫn tạo radáng vẻ riêng của mình, nhờ thân áo dài chấm gót, tay áo hẹp bó sát giốngnhư áo dài của phụ nữ Kinh, cổ áo không ôm khít vòng cổ như áo dài Kinh,
mà vẫn để hở một khoảng tạo cảm giác như chiếc áo “mềm mại” hơn Độcđáo hơn cả có lẽ là màu sắc của áo dài người Tày Đó là màu vải chàm sậmđen ánh sắc tím hay màu tím hồng Để tôn thêm sự duyên dáng, phụ nữ Tàycòn vấn tóc, chít khăn vuông màu chàm theo kiểu chít vuông trước trán, cácgóc khăn thường đính tua chỉ màu Họ cũng hay đeo vòng cổ, vòng tay, chân
và dây xà tích bằng bạc
Do địa hình không bằng phẳng, nhiều núi đồi, khe suối nên phương tiệnngười Tày dùng để đi lại, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp thường bằngngựa Vật dụng chứa mang vận chuyển thường bằng gánh đôi dậu, đôi xỏng
và đôi cuôi Tất cả những vật dụng này đều do bàn tay người dân đan lát màtạo thành Dùng trâu kéo và bè, mảng để chuyên chở cũng là một nét đặc sắcriêng của dân tộc Tày
* Văn hóa tinh thần
Thanh niêm nam nữ Tày được tự do tìm hiểu qua các cuộc hội hè, hátlượn Nhưng để đi đến hôn lễ hay không lại do hai gia đình quyết định Người
Trang 22Tày có phong tục “Khai lục nhình” (bán con gái) nên lễ vật và tiền cưới nhà
trai phải mang đến nhà gái rất hậu hĩnh Việc tiến hành hôn nhân phải qua rấtnhiều khâu; đánh tiếng (đi hỏi), lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt Lễ cưới thể hiện
rõ nhất nét đẹp văn hóa của người Tày qua việc hát đối đáp sli lượn trong đámcưới Đó là tiếng hát của ông quan lang (người chủ đón dâu) và đại diện nhàgái để được lên nhà gái làm lễ tổ tiên và đón dâu, đưa dâu về nhà chồng.Tiếng hát “quan lang” mang ý nghĩa cao quý bởi nó thể hiện tình cảm trântrọng của nhà trai đối với nhà gái và ngược lại; đồng thời nó cũng thể hiệnvăn hóa ứng xử của cả gia tộc nói riêng, tộc người nói chung thông qua đạidiện của hai gia đình Đó còn là tiếng lượn của những người đến dự đám cướicất lên để mừng cho cô dâu chú rể, mừng cho gia chủ có được con dâu, con rểthảo hiền, mừng cho cuộc sống mới… Tất cả các điệu si lượn đó đã tạo nênmột phần quan trọng trong đời sống văn nghệ của dân tộc Tày
Người Tày là dân tộc theo tín ngưỡng đa thần Các thần đều được gọi là
ma (phi), gồm phi phạ ở trên trời, phi đông ở trong rừng, phi pú pẩu là tổtiên… Bên cạnh quan niệm về các loại ma như trên, trong tâm thức của dântộc này còn có lại ma gà (phi cáy) ngự trị ở một số người Đây là một loại ma
ác, thường làm hại nên người Tày rất ghét, sợ những ai bị mang tiếng là ma
gà Mỗi khi gia đình có việc vui, buồn, ốm đau, bệnh tật… dân tộc Tày đềuhay mời thày mo, thày tào, bà bụt (pựt) về để hành lễ
Trong một năm, người Tày có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khácnhau, Những dịp tết dù nhỏ hay to, người Tày đều làm những thứ bánh theotừng thời điểm Các loại bánh trái luôn biểu hiện cho bản sắc dân tộc của dântộc Ví như mùng 3 tháng 3 là ngày tết ăn xôi ngũ vị, bánh trứng kiến; rằmtháng bảy là tết bánh gai, bánh dợm và ăn thịt vịt quay… Đặc biệt nhất lànhững ngày hội “Lồng Tôồng” (xuống đồng) tổ chức vào dịp đầu xuân ởnhiều địa phương trong vùng với nhiều hình thức văn hóa và tín ngưỡng dângian mang đậm bản sắc dân tộc càng làm phong phú hơn đời sống văn nghệ,đời sống tín ngưỡng của người dân
Trang 23Người Tày có kho tàng truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, tụcngữ, truyện thơ phong phú, tiêu biểu là truyện Quả bầu, Thạch Sanh, CẩuKhây, Pú Lương Quân, Báo Luông - Sao Cải, Khảm hải (vượt biển)… Ngoài
ra, dân tộc tày còn có dân ca với các làn điệu đặc trưng như hát sli, lượn,phong slư, phuối pác, puối rọi, vén eng… các làn điệu dân ca này phục vụtrong đời sống sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng của người Tày
Cũng giống như một số dân tộc thiểu số ở vùng cao khác, người Tày
còn có một nền y học nhân dân khá phong phú “Hầu như gia đình nào cũng
biết nhiều cây thuốc chữa bệnh, thuốc bổ” [14, 30] cho con người và gia súc,
gia cầm để tự do phục vụ nhu cầu cuộc sống
Từ những điều vừa tìm hiểu về đặc điểm văn hóa của dân tộc Tàychúng ta có thể nhận ra rằng: Mỗi một dân tộc đều mang trong mình nhữngdấu ấn văn hóa riêng hòa trong những nét văn hóa chung của nhiều dân tộc.Chính cái riêng tạo nên đặc sắc của dân tộc đó Còn những nét chung đã tạonên nét hài hòa giao lưu giữa các dân tộc anh em Bản sắc văn hóa hay truyềnthống dân tộc là quá trình chọn lọc, tích lũy qua nhiều thế hệ Trong xu hướngphát triển kinh tế hội nhập ngày nay, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tàycùng các dân tộc anh em khác như giữ lại những trang phục cổ truyền, sinhhoạt văn hóa trong đám cưới, ma chay, lễ hội là điều không phải dễ dàng; Do
đó việc phát hiện, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của từng dân tộctheo hướng ngày càng hiện đại nhưng vẫn giữ được dấu ấn riêng là vấn đề ýnghĩa mang tính thời sự, cập nhật
1.3 Cuộc đời và văn nghiệp Y Phương
1.3.1 Sáng tác của Y Phương
Tên khai sinh của Y Phương là Hứa Vĩnh Sước (các bút danh: YPhương, Chu Văn Păn, Hứa Hiếu Lễ) sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948 trongmột gia đình nông dân dân tộc Tày ở xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh
Trang 24Cao Bằng Thân phụ là cụ Hứa Văn Cường biết chữ nho, làm thầy tào và chữabệnh điên cứu người Ngày bé, cậu bé Vĩnh Sước hiếu động đã theo cha gõtrống, đánh não bạt cho đám ma Cậu cũng đã từng ước ao ước có đượcnhững phép thuật của thầy tào, học được những bài thuốc của cha, nhưng cha
nhìn thấy số mạng Vĩnh Sước không hợp nghề đó “Con là người nóng tính,
ham hố nhiều như tóc Riêng hai điều đó không thể học được để làm thày tào” Cha tôn trọng thiên hướng bẩm sinh và bài học đầu tiên dạy con là cách
xử thế nhân văn:
“Không bao giờ quỳ gối và nói lời cong
Con phải sống thẳng băng như đường mực”.
Thân mẫu anh là bà Nông Thọ Lộc - một phụ nữ, tảo tần, đảm đang,tháo vát, hiểu biết rộng, giàu đức hy sinh, luôn khích lệ con trai lòng can đảm,
ý chí phấn đấu vươn lên, quý trọng tinh thần tự chủ: "Tốc đin rà mạ tấc Tốc
đin than mạ mè" (Sống tại đất mình thành ngựa đực Sống ở nơi người là
ngựa cái) Mẹ luôn răn dạy anh: “Hãy giữ mình như giữ lửa-Cứ ngồi -Đừng
sợ bóng người cong”; phải biết sống đẹp, ngẩng cao đầu kiêu hãnh “Không bao giờ nhỏ bé được nghe con” Ghi nhớ lời mẹ, anh đã gửi thông điệp đó vào
bài thơ “Nói với con” và cũng chính bài thơ được đưa vào chương trình giảng
dạy văn học lớp 9 đã đưa tên tuổi anh đến gần hơn với công chúng, với giáoviên, học sinh, với những người yêu thơ…
Hứa Vĩnh Sước lớn lên trong niềm tự hào về truyền thống của quêhương, gia đình và nhất là chú anh - ông Hứa Văn Khải ở làng Hiếu Lễ Năm
1947, ông Hứa Văn Khải và hai cụ lão du kích đã dùng khẩu đại bác do mìnhtạo ra bằng gỗ nghiến, đặt tên Sàng Là, bắn giặc Pháp khi chúng đang hànhquân qua đèo Keng Phác - một trận đánh có một không hai trong lịch sử chiếntranh thế giới Cảm phục chiến công của ba ông lão du kích Co Xàu, trong đó
có ông Hứa Văn Khải, Bác Hồ đã tặng bài thơ Tặng các cụ lão du kích:
Trang 25“Tuổi cao ý chí càng cao
Múa gươm giết giặc ào ào gió thu Sẵn sàng tiêu diệt quân thù Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng”
Khẩu súng kỳ lạ đó hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Pháo binh ởthủ đô Hà Nội
Muộn hơn so với bạn bè cùng trang lứa, lên 9 tuổi, anh mới tập nóitiếng Kinh Ngày đầu tiên mẹ đưa đến học trường cấp I thị trấn Trùng Khánh(Cao Bằng), cậu bé Vĩnh Sước lạ lẫm nhìn thầy cô, bạn bè, chỉ bám riết lấy áo
mẹ nằng nặc đòi về Sự nghiêm khắc và cả sự kiên trì của pa me khiến anhmới dần quen với bảng đen, phấn trắng, thầy cô, bạn bè Niềm đam mê vănchương manh nha và phát lộ khi pa thấy cậu con trai chắm chúi, nghiền ngẫmnhư một “con mọt sách” kho sách của mình Nhìn thấy tố chất bẩm sinh trongcon trai, pa đã ủng hộ, nâng bước cho thiên hướng lựa chọn của anh Việctruyền nghề cho con là điều pa me đã từng nghĩ tới, nhưng không thành
Thời ấu thơ sống bên đá, trên đá, thở trong đá, anh làm bạn với đá, với
sách: "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh" Sau này khi cái tên Y Phương
đã trở thành một tên tuổi quen thuộc trong làng văn chương, tâm sự của anh
vẫn là nỗi niềm gắn bó, thủy chung với đá: “Tôi nói với núi đá Núi đá vọng
lại Tôi hát với núi đá Núi đá vọng lại Chúng tôi thân thiết nhau hơn sáu chục năm trời Nay tôi đang trở thành người già Còn núi vẫn non” Núi
non Cao Bằng – nơi thế kỷ XV là kinh thành của nhà Mạc, nơi các ngọn núi
từ thấp đến cao đều lao vút lên trời nhọn hoắt đã góp phần hun đúc, dungdưỡng tố chất văn chương của anh
Ngoài đá, bạn của anh là sách Anh tâm sự “Tôi coi sách như bạn Vì
tôi không có hứng thú ham chơi thả diều, đá bóng như nhiều bạn cùng lứa Tôi cô đơn và hay buồn, ngay từ khi còn ít tuổi" Từ những cuốn sách đầu tiên
Trang 26của cha, cậu bé Vĩnh Sước đã mở rộng “thư viện nhỏ” của mình bằng nguồnsách bổ sung từ việc dành dụm số tiền ít ỏi mẹ cho 5 xu mỗi sáng ăn quà đểmua sách Anh say mê đọc ở bất cứ nơi đâu Sách theo anh suốt cuộc đời, làhành trang không thể thiếu Anh nhớ sách như nỗi nhớ của người yêu nhớngười yêu Những khi thấy lòng nao nao, hoang hoảng, nhà thơ trốn vào “Thưviện sách” gia đình như một kẻ ẩn dật để được động viên, được tiếp nguồnnăng lượng [29].
Học hết cấp I, cấp II, đang học dở cấp III ở Trùng Khánh, lại là conmột trong gia đình chỉ có hai chị em, nhưng anh đã "lựa chọn thông minh"[29] với ý thức "vượt lên số phận" Chàng trai làng Hiếu Lễ nhập ngũ năm
1968 ở Binh chủng Đặc công, chiến đấu ở mặt trận miền Đông Nam Bộ Sốngchiến đấu cùng đồng đội, chung chịu những ngày gian khổ, hứng bao mưabom bão đạn tại vùng đất Lộc Ninh, Bình Phước tưởng như không còn có kẽ
hở, có thời gian nào cho thơ ca “len chân tới” Tưởng như thơ ca là thứ “xaxỉ”, “phù hoa” không phù hợp với trận mạc, chiến trận Như người cầm bútcùng thời, anh biết tạm gác những đam mê, biết cầm lòng vậy, đành lòng vậy,
nén lại “cái tinh tế cỏ hoa”, tạm thời chưa dám nghĩ đến thơ phú… nhưng
chính thời điểm cuộc chiến tranh khốc liệt của đế quốc Mỹ của những năm 70của thế kỷ XX ấy dường như đã “kích hoạt”, “châm ngòi”, dung dưỡng, tạonên một hồn thơ cho chàng lính trẻ đặc công Khởi nghiệp con đường thi ca
với cái tên Hứa Vĩnh Sước và trình làng hai bài thơ đầu tiên Bếp nhà trời và
Dáng một con sông in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội (số 6 năm 1973) Dù
sau này khẳng định một lối đi riêng, một phong cách cá nhân với một gia tàithi ca “săn chắc, vạm vỡ mang hồn làng” thì thời đầu thơ anh vẫn không thểkhác giọng thơ chung hào sảng vốn đã chi phối cả một thế hệ sáng tác:
“Câu hát thiêng liêng lắm chứ Hát bây giờ còn để hát mai sau”
Trang 27Tuy không là ngoại lệ cùng “dàn đồng ca”, nhưng chỉ sau các tập Lửa
hồng một góc, Lời chúc, Đàn then, anh đã sớm tạo ra tiếng nói riêng, không
nhòe lẫn “có sự bồi hồi dân tộc đặc trưng và có sự khao khát chiếm lĩnh đỉnh
cao”.
Niềm say mê con đường học vấn đưa anh đi xa hơn trên con đường đã
chọn Anh luôn tự nhủ “Cái ta biết chỉ như một giọt nước Cái ta chưa biết là
biển cả mênh mông” Trên giá sách của anh luôn gắn một câu khẩu hiệu
“Luyện mãi sẽ thành thép” Với tinh thần ấy, khi miền Nam giải phóng, đất
nước thống nhất, việc đầu tiên anh lính đặc công nghĩ tới là tiếp tục trở lại con
đường học vấn dang dở khi mình và bạn bè cùng trang lứa tình nguyện “Xếp
bút nghiên lên đường chiến đấu” Từ mặt trận Đông Nam Bộ trở về làng
ngoài chiếc “ba lô con cóc to bè trên lưng”, Hứa Hiếu Lễ (một bút danh khác
của Hứa Vĩnh Sước) khuân về một tải sách nặng Anh gặp cha và đứa cháu ởchợ Người cha đứng lặng, trân trân nhìn con ậng nước mắt Một nỗi xúc độngdâng trào khi người con trai duy nhất của ông may mắn sống sót trở về, lạimang theo một hành trang sách…Bà con làng Hiếu Lễ đến chia vui với giađình và rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy anh bộ đội từ miền Nam ra khôngmang khung xe, radio, ti vi, máy lạnh…như nhiều người thời đó, mà ngoài
con búp bê “biết khóc, biết chớp chớp mi” cho đứa cháu thì… chỉ có sách.
Thầy Hứa Văn Cường có dạy chữ Nho nên hiểu hơn ai hết sự quý giá từ sáchmang lại và rất hài lòng về con trai mình Nguồn sách ấy theo Hứa Vĩnh
Sước, chắp cánh tình yêu văn chương cho “Người trai làng Hiếu Lễ”, hối thúc
anh hiện thực hóa tình yêu ấy và anh đã chờ vào học Trường Viết văn Nguyễn
Du Không để thời gian nghỉ, trong khoảng thời gian chờ đợi, năm 1976, anhvào học ngay Trường Điện ảnh Việt Nam Năm 1982, niềm mong ước mớiđược thỏa nguyện khi là học viên trong danh sách cuối cùng của Trường Viếtvăn Nguyễn Du (khóa II, 1982-1985) Anh say mê tiếp thu nguồn tri thức từ
Trang 28thầy, không quên học hỏi những bạn văn chương ở các vùng miền đất nướcnhư: Pờ Sảo Mìn, Phạm Ngọc Chiểu, Đức Ban, Trần Quốc Thực, Phùng KhắcBắc, Thanh Kim, Hà Đình Cẩn, Nguyễn Trác, Phạm Đức… Năm 1985,
“Người trai làng Hiếu Lễ” đang dự trại sáng tác Đại Lải chuẩn bị hoàn thành
tác phẩm tốt nghiệp trường Đại Học Viết văn Nguyễn Du thì tai họa bỗng đâu
ập đến, gắn anh với căn bệnh hiếm thấy: viêm dây thần kinh mạng nhện Quêhương xa xôi, gia đình neo người, vợ anh một nách 2 đứa con thơ nhỏ dại,một mình anh chống chọi với căn bệnh mà phần lớn bệnh nhân mắc bệnh đóđều để lại dị tật Những lúc khó khăn nhất anh đã không đơn độc Suốt 3tháng điều trị tại Khoa Thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai), thầy cô giáo và bạn
bè văn chương đã tận tình chăm sóc, giúp đỡ Người “phục sinh” sự sống,mang đôi chân cho anh thoát khỏi tình trạng nằm bất động, đứng lên từ xe lănchính thầy Nông Quốc Chấn lúc đó giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Văn hóakiêm Hiệu trưởng Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội và Trường Viết vănNguyễn Du Thầy trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc Bệnh viện để tìm loạithuốc tốt nhất để cứu cậu học trò của đất Trùng Khánh xa xôi Với tinh thần
cố gắng vượt lên số phận, với niềm tin mãnh liệt thôi thúc, vịn câu thơ nhưvịn tin yêu, anh đã khỏi bệnh, trở lại trường, tiếp tục dự thi tốt nghiệp Dẫu
bước đi không còn vững chắc như chàng lính đặc công “đạp muôn ngàn gai
sắc” năm xưa và phải chấp nhận bước đi lệt rệt, chậm chạp, có phần khó
khăn, nhưng anh luôn biết cám ơn số phận, cám ơn cuộc đời đã cho anh hạnhphúc được đi trên chính đôi chân của mình, để vẫn được làm thơ Anh đã từng
tự giễu dáng đi “lệt dệt”, “vòng kiềng” rất độc đáo của mình chả khác gì “hai
chiếc que rang lạc” một cách dí dỏm [29].
Năm 1986, anh về nhận công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin Cao Bằng.Trải qua nhiều vị trí công tác, với uy tín chuyên môn, chỉ trong thời gianngắn, từ một cán bộ chuyên viên, qua Phó phòng, lên Trưởng phòng và 2 năm
Trang 29(từ 1991-1993) ông đảm nhận cương vị Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thôngtin Cao Bằng Hứa Vĩnh Sước hiểu hơn hết trách nhiệm của người cán bộ lãnhđạo ngành văn hóa đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa củavùng đất đặc biệt nơi địa đầu Tổ quốc, nằm ở phía Đông Bắc, từng là kinh đô,
có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và những truyền thuyết dân gian độcđáo Anh thấu hiểu lịch sử Cao Bằng gắn liền lịch sử truyền thống dân tộcViệt Nam từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước Vùng đất này thế kỷ XItrở thành trung tâm của quốc gia "tự trị" Trường Sinh, có khi lấy quốc hiệuĐại Nam, thủ phủ đặt tại Nà Lư, với các thủ lĩnh đứng đầu là cha con NùngTồn Phúc, Nùng Trí Cao Đến cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc thất thế bỏThăng Long chạy lên miền ngược đã chiếm cứ Cao Bằng, thiết lập nên vươngtriều riêng, tách hẳn khỏi sự quản lý của chính quyền Lê - Trịnh Gần 100năm, các vua nhà Mạc vừa chống chọi với nhà Lê, vừa xây dựng Cao Bằngtrở thành một trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa và kinh tế Chỉ sau khi nhàMạc bị tiêu diệt, Cao Bằng mới đổi thành một trấn, rồi một tỉnh biên giới.Tiếp nối dòng chảy lịch sử, Cao Bằng vẫn mang sứ mệnh "phát sáng" để ngày08/02/1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốctrở về Tổ quốc và nơi đặt chân đến đầu tiên chính là Cao Bằng Từ đó, vùng
"địa linh" này trở thành một căn cứ địa, một “thủ đô kháng chiến” với Pác Bó,rừng Trần Hưng Đạo, Đông Khê, Lam Sơn…Nơi hội tụ tinh hoa trí tuệ và khíphách của những người con ưu tú cho đất nước: Những nhân vật trấn thủ biêncương (Nùng Trí Cao, Dương Tự Minh, Tông Đản, Nùng Trí Viễn, HoàngLục…); thủ lĩnh tiểu phỉ trừ gian bảo vệ bản làng (Bế Nguyên Luận, ThangTrường Hợp ); danh nhân văn hóa, danh y tài giỏi (Hoàng Quỳnh Vân - Vua
Ca Đáng, Bế Văn Phùng - Trạng Tư Thiên, Bế Hựu Cung - tác giả sách Cao
Bằng thực lục, Trần Quý - Trần Kiên…; những tướng lĩnh (Vũ Đức - Hoàng
Đình Giong, Nam Long, Đàm Quang Trung, Vũ Lăng, Vũ Lập… từng là
Trang 30những thành viên sáng lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân;những người con quả cảm, sáng tạo (La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Kim Đồng,Hứa Văn Khải ) [29].
Sau khi ra mắt những tập thơ Người núi Hoa, Tiếng hát tháng Giêng,
Lời chúc từ 1993, anh được tổ chức phân công đảm nhiệm cương vị Chủ tịch
Hội văn học Nghệ thuật Cao Bằng cho đến năm 2002, rời Cao Bằng về HàNội tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa VI)
Với quan niệm, “Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh
thành và nuôi dưỡng mình”, hơn 30 năm qua anh không ngừng lao động sáng
tạo, đến nay Y Phương đã có khối lượng tác phẩm đồ sộ, gồm một tập kịch
Người núi Hoa (1982); tám tập thơ, trường ca: Tiếng hát tháng Giêng (1986), Lời chúc (1987), Đàn then (1996), Chín tháng (trường ca, 1998), Thơ Y Phương (2000), Thất tàng lồm (Ngược gió, song ngữ Tày-Việt, 2006), Đò trăng (2009), Bài hát cho Sa (2011); hai tập tản văn Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm (2009) và Kungfu người Co Xàu (2010) Hiện anh
đã hoàn thành bản thảo cuốn tản văn Fừn Nèn – Củi Tết gửi nhà xuất bản; tiếp tục hoàn thiện bản thảo thơ song ngữ Vũ khúc Tày – Tủng Tày, tập thơ Hoa
quả chuông- Bjooc ăn lình [29].
Quá trình lao động nghệ thuật miệt mài đã giúp Y Phương dành đượcnhiều giải thưởng: Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 1984; Giải
thưởng loại A của Hội Nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ Tiếng hát tháng
Giêng; Giải A của Hội đồng Văn học dân tộc – Hội Nhà văn Việt Nam với
tập thơ Lời chúc; Giải B của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam, Giải B của Bộ Quốc phòng với trường ca Chín tháng (2001) Và năm 2007, Người trai làng Tày đã vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật Năm 2010 với tản văn Tháng giêng tháng giêng
một vòng dao quắm anh nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam.
Trang 311.3.2 Tản văn của Y Phương trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại
Từ khi ra đời đến nay, tản văn đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển vớinhững đặc điểm và sự vận động khác nhau Trong vài ba thập niên gần đây,tản văn có những khởi sắc, mở rộng phương diện đề tài (tiếp cận vấn đề từgóc độ văn hóa), và cách thức biểu hiện Tiến sĩ Lê Trà My có nhận định rằng
“Môi trường văn hóa thế kỉ XXI có nhiều điều kiện khuyến khích những thể loại ngắn gọn, hàm súc biểu hiện những ý tưởng mới lạ, độc đáo, tiềm tàng khả năng dung hợp và có độ co giãn lớn như tản văn phát triển” [50, 126].
Trong thời kỳ bùng nổ thông tin toàn cầu như hiện nay, sự ngắn gọn, hìnhthức biểu đạt phong phú, cái tôi cá nhân được đề cao – những đặc trưng lànhững thế mạnh riêng của thể loại tạo nên sức hút mạnh mẽ của tản văn vớimọi lứa tuổi
Hai tập tản văn Tháng Giêng, tháng Giêng một vòng dao quắm và
Kungfu người Co Xàu của Y Phương luôn bám sát những vấn đề thiết yếu
của đời sống Tản văn góp phần hoản chỉnh sự nghiệp văn chương của YPhương, cho thấy đây là một tài năng đa dạng, có sức sáng tạo bền bỉ, khôngbao giờ lạc hậu với thời cuộc Mỗi thiên phát hiện một hiện tượng, nêu mộtvấn đề, khắc ghi một hình ảnh, khêu gợi một suy nghĩ… khiến tâm hồn độcgiả rung động, phong phú, thích thú, biết chú ý đến những vấn đề tinh tế có ýnghĩa ở xung quanh ta Tản văn của Y Phương tìm về khai thác bề sâu tâmhồn và tầm cao tư tưởng lịch sử, văn hóa, truyền thống dân tộc, thể hiện nỗixót xa trước sự mai một của bản sắc văn hóa dân tộc…
Trang 32Chương 2 BẢN SẮC VĂNHÓA DÂN TỘC NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRONG TẢN VĂN Y PHƯƠNG
Y Phương sinh ra và lớn lên, sống gắn bó với núi rừng, tâm hồn anhđược dung dưỡng trong không khí văn hóa của dân tộc Cảnh sắc thiên nhiên,cuộc sống con người vùng cao với những phong tục tập quán đã được nhà văndựng lên như một tấm gương phản chiếu chân thực sinh động, phong phúmang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
2.1 Bức tranh thiên nhiên núi rừng
Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Quê hương, hai tiếng thân thương mà bình dị ấy đã trở thành nguồncảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ Với tình yêu tha thiết, nhiều câybút đã dành cho quê hương mình những trang viết đầy xúc động để rồi quathời gian, qua thăng trầm của cuộc sống khi họ nhìn về quê hương, những gốccây, ngọn cỏ, những dòng sông, cánh đồng, núi rừng… như một điểm tựa đểnhớ, để yêu
Quê hương đối với Y Phương là những kỷ niệm xưa – nay, những hìnhbóng quen thuộc gần gũi sống động đáng yêu trong một con người Vì thế,quê hương đối với anh bao giờ cũng có thần, có hồn của nó Khi viết tản văn,
Trang 33mặc dù Y Phương đã được “bứng ra khỏi vùng Tày” như anh thừa nhận (sinhsống và công tác ở Hà Nội), xa mảnh đất quê hương, nhưng sự hồi tưởng củangười con khi rời xa khỏi “chân đèn”, nhìn về “chiếc đèn” quê hương, bảnlàng lại rõ hơn, thấm thía hơn bao giờ hết Vì thế, trong tản văn, Y Phương đãviết về quê hương Cao Bằng, vùng đất Trùng Khánh thật sâu sắc, ấm áp vớibao tình cảm mến thương, da diết, sâu lắng của người con tha hương Ngườiđọc vì thế mà được đi “du lịch tại chỗ” qua những trang tản văn giàu chất thơ,thấm đẫm tình yêu quê và thấy Cao Bằng rất gần gũi, thân thuộc.
Viết về thiên nhiên núi rừng quê hương, Y Phương tập trung khắc họabức tranh cảnh vật mang đặc trưng riêng của vùng núi Cao Bằng Anh say sưaviết về núi rừng như ngọn nguồn của sự sống với màu sắc tươi sáng, vô cùngsinh động và tràn ngập chất thơ
“Vào rừng trúc, bạn sẽ thấy cây mọc là là Dù chúng mọc trong môi trường tự nhiên, nhưng chúng trật tự và ngăn nắp Bạn sẽ được tắm tia nắng sớm chiếu qua Ánh sáng tạo thành một rừng trúc lung linh màu vàng rơm.
Đi trong màu vàng rơm bạn sẽ thấy mình gày và cao ngẳng Đó còn là vẻ đẹp
mà tự nhiên ban tặng cho loài trúc Nếu nhìn từ xa, rừng trúc như đàn gấu xanh khổng lồ, chúng đang lin lít ngủ đông Ôi những chú gấu ngủ đông, thỉnh thoảng lại rít lên từng cơn, để đùa lại ông trời”.
Y Phương rất chú ý miêu tả đặc trưng của rừng trúc: “Cây trúc mọc
tươi tốt ở vùng rừng núi Nguyên Bình, Thông Nông của tỉnh Cao Bằng Thổ nhưỡng ở đây là núi đất nâu, lẫn đá thạch anh Mưa lâu không bị ủng Nắng nhiều không bị mất nước Hanh khô mãi mà đất không bị bong thành bụi Núi
ấy phù hợp với cây trúc sào…Núi trúc ở đây, có độ cao trung bình từ tám trăm đến một ngàn mét, so với mặt nước biển Núi nọ cầm tay núi kia đi mãi,
đi hoài Đi hết cuộc đời người cha, sang cuộc đời con đến cuộc đời cháu, chắt, chút, chít… vẫn quẩn quanh núi trúc… Trong rừng trúc, hầu như không
Trang 34bao giờ có thú lớn Chỉ cần nghe lá trúc reo, là hổ báo với lợn rừng tự mình mềm oặt Cả chân tay, lẫn dáng vẻ oai phong lẫm liệt đều bị triệt tiêu Thi thoảng có vài con dúi, con chồn hương, con chim trĩ đi quá giang để về rừng già tìm nơi trú ngủ Nhưng muỗi vằn và dĩn đực nhiều như trấu vãi Chúng kêu ong ong, inh inh suốt ngày đêm” (Chiếu trúc nhìn ta).
Đến với “Rừng dẻ nằm trong tổng thể khu du lịch, thác Bản Giốc,
động Ngườm Ngao, làng Tày Khuổi Ky…” (Về Trùng Khánh mà nghe hạt
dẻ), người đọc sẽ choáng ngợp bởi màu xanh của bầu trời, tán rừng.
Y Phương viết về rừng trám một cách tự nhiên với những liên tưởng
độc đáo thú vị: “Trám quý và ngon là bởi nó được chưng cất từ hồn vía đất
đá núi non quê nhà Giống cây này người ta trồng mà cứ mọc hoang trên núi Trồng xong một thời gian là nó lớn, và lớn rất nhanh Thân cây gốc tròn cao
to, trông nở nang lực lưỡng như những chàng dũng sĩ Nhưng bên trong gỗ cây trám lại xốp rỗng, thể như hang động… Đến mùa cây ra hoa làm quả, toàn thân nó phát ra mùi đực cái Khiến cho muôn loài côn trùng xa mấy cũng tìm đến Chúng bâu đầy lên lá lên hoa Cứ mải mê rủ rỉ rù rì hút hương,
vô tình chúng đã thụ tinh cho trám Thế rồi trám mang thai Trám râm ran sướng như người Nhìn dáng cây bờ phờ mệt mỏi, bởi chúng dồn hết niềm vui xuống gốc Gốc cây to như cột đình Cành lá lặc lè, đung đưa niềm kiêu hãnh của người sắp được làm mẹ” (Trám cũng mang thai).
Đọc tản văn của Y Phương, người đọc như bị hút theo những vòm hang
trong lòng núi, những thung lũng nằm lọt thỏm giữa những dãy núi: “Cái
vòm hang trong lòng núi Phja Phủ, ấm áp khi đông về, mát rượi khi hè tới.
Dù lúc này ngoài trời, có thể nóng tới 39 - 40 độ Cái sự mát ấy không thể tả được Nó đê mê Nó sướng từ ruột hang lan tỏa ra Hơi mát phủ từ đỉnh đầu, dìu dịu rót xuống đến gang bàn chân Mát từ khe đá, hõm đá đến chứ chẳng vội vàng… Những chú chim tím biếc Chúng làm tổ trên vách đá cheo leo.
Trang 35Mấy ả bướm vàng, bướm trắng, bướm xanh Chúng nó đậu ở khắp nơi Đàn bướm cứ rập rờn khép mở, đẹp như trong vườn treo Babylon” (Lão Mòn đi
đâu rồi); “Lũng Pác Nạo nằm lọt thỏm giữa những dãy núi đá vôi Núi đứng
sừng sững như chọc lên ông trời Ngọn núi nào cũng nhọn hoắt, cao vời vợi”
(Còn có một cái Tết Vía trâu); “Từ lòng núi Bo Thang nước chảy như đùn.
Nước đến đâu người dân gieo cải xoong tới đó Cải xoong bồng bềnh tươi tốt trên mặt nước” (Dân Co Xàu hát woàng dzà).
Hình ảnh con sông quê hương đã in sâu vào trong tâm trí mỗi ngườidân Việt Nam, là nguồn cảm hứng vô tận của rất nhiều nhà văn, nhà thơ Ta
bắt gặp trên văn đàn hình ảnh dòng sông Đà “tuôn dài như một áng tóc trữ
tình; đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai” trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân Với
Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông dòng sông Hương đã miêu tả “như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh
đồng Châu Hóa đầy hoang dại”… Còn vẻ đẹp của con sông quê hương hiện
lên trong tản văn Y Phương một màu “xanh ngăn ngắt”- “màu xanh như rêu
dưới đáy sông” Đó là sự kết hợp sắc xanh của trời và màu xanh của lá rừng,
cái chắc khỏe của đá: “Dưới đáy sông có biết bao hòn đá cuội Hòn to Hòn
nhỏ Hòn dẹt Hòn tròn Hòn màu xanh dương Hòn vàng như vỏ quýt Hòn
đỏ như tiết dê Hòn đen tuyền như hột nhãn… Đẹp thật Qủa là đẹp mê hồn Những hòn đá nhỏ như viên bi Nói chính xác đó là những đóa trầm tích Hàng triệu năm mới có Phải đến ty tỷ đá núi bị nước bào mòn mới được một hòn đá cuội Cái vỏ xấu xí ngang ngạnh của đá bị nước bào dần, qua hàng thiên niên kỷ Đến một ngày, sắc đẹp của đá mới lộ ra Đấy là điều bí mật tuyệt vời nhất của tự nhiên” (Sông bơi), mới tạo nên được cái màu xanh nên
thơ, ngọt ngào đến trong lành của dòng sông
Trang 36Dòng sông trôi êm đềm có một sức hút vô hình với con người, vì thếhình ảnh con sông quê hương ấy luôn ám ảnh trong tâm tưởng nhà văn Mặc
dù đang sống ở nơi Hà Thành nhưng nhà văn vẫn nghĩ về “những con sông
quê đang bơi Bơi từ chân núi Phà Làng tới Thung hoa Thung hoa ngày xưa
nở đầy hoa mua tím, bây giờ người ta gọi chệch thành thung lũng Thông Huề Thật tiếc, giá cứ để tên Thung Hoa thì đẹp biết bao Thông Huề là gì nếu không có con sông Bắc Vọng chảy qua Nước sông Bắc Vọng xanh như trời Trời dầm trong nước sông cùng với da con gái Nên da trời trắng ngần”
(Sông bơi)
Bằng tài quan sát và trí tưởng tượng phong phú, Y Phương đã làm nổi
bật lên vẻ đẹp kì diệu của cánh đồng lúa: “Cánh đồng lúa đã bắt đầu bén rễ.
Lúa như những đứa trẻ sơ sinh hãy còn loe hoe lông măng Tã óm lỏng lẻo hở
cả rốn ra ngoài Chúng giơ tay giơ chân quều quào khua lên trời Lúc nào lá cũng đạp nọc nạch, tung tinh rối rít Gốc lúa nhả ra chữ o chữ ô ấm áp, tạo thành những âm tiết giản đơn, nhưng thiêng liêng đoạn đầu cuộc đời Sao có người bảo đây chính là tiếng ếch ộp gọi bạn tình Chắc phải như thế rồi Thảo nào gió cứ lay nhay sung sướng Gió đứng dạy từ mặt ruộng Nó mang theo mùi bùn non Bùn non sánh như sữa đặc”; “Chẳng biết lúa ngủ vào lúc nào Ngày cũng như đêm, khi đi ngang qua cánh đồng, tôi đều nghe tiếng lúa non chóp chép Lúa non bú ruộng Cả cánh đồng bay lên, dâng lên mùi bùn non Bùn đượm sương đêm nắng sớm Nên váng bùn tụ thành những quầng Bùn cũng có vòng đời Bùn bao quanh gốc lúa” (Còn có một cái Tết Vía
trâu) Bức tranh cánh đồng lúa được nhà văn phác họa bằng hệ thống ngôn từgiàu tính tạo hình với những đường nét tinh tế, mềm mại, uyển chuyển đãđem đến cho người đọc những cảm xúc, những ấn tượng đặc biệt gần gũi màthân thiết
Trang 37Y Phương đã say sưa ngắm cảnh quê hương mình khi hoàng hôn buông
xuống: “Chiều quê tôi sánh vàng như mật Đấy là thời khắc ve ran như sôi.
Lá rừng thiêm thiếp” (Về Trùng Khánh mà nghe hạt dẻ); “Bóng núi xanh đổ xuống vá sắp kín cánh đồng” (Sông bơi)…
Viết về cảnh sắc thiên nhiên quê hương với Y Phương là cuộc “hànhhương” thiêng liêng Trước thiên nhiên, Y Phương luôn bày tỏ niềm thànhkính ngưỡng vọng, trong lòng luôn trĩu nặng ơn Đất, ơn Người Tản văn của
Y Phương luôn đằm sâu trong những cảm xúc mà thiên nhiên đóng vai trò lànguyên cớ đánh thức tâm tư con người và bạn đọc Cảnh sắc thiên nhiên trongnhững trang viết của anh hiện lên với những dáng nét thân thương của dântộc Qua đây, ta thấy được phần nào sự tinh tế của nhà văn trong cách cảm vàcách thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên
2.2 Đặc trưng phong tục tập quán
Phong tục “là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời,
được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo” [73, 143] Cùng với thời
gian, các phong tục tập quán đã thấm sâu vào máu thịt, vào đời sống sinh hoạtcủa họ và tạo nên giá trị văn hóa tinh thần khá ổn định Nó quy định và chiphối mọi hành vi ứng xử của con người đối với tự nhiên, xã hội và nó đã làmnên bản sắc văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc
Mỗi một nhà văn khi cầm bút đều ý thức rất rõ bản sắc văn hóa dân tộc
và thể hiện nó ở nhiều phương diện khác nhau Nhiều nhà văn đã rất thànhcông với những trang viết về phong tục tập quán đồng bào các dân tộc Tày,Mông, Thái ở Tây Bắc như các nhà văn: Tô Hoài, Ma Văn Kháng, NôngMinh Châu, Vi Hồng, Triều Ân… Theo dòng chảy văn chương đó, tản văn YPhương cũng đã ghi dấu bản sắc văn hóa Tày với những nét phong tục tậpquán độc đáo, đặc sắc
Trang 382.2.1 Dấu ấn văn hóa trong ngày Tết
Văn hóa Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển đã tạo chodân tộc Tày một kho tàng văn hóa phi vật thể giàu có về phong tục tập quán,tín ngưỡng, văn học – nghệ thuật với những lễ, tết cổ truyền đậm đà bản sắcdân tộc
Theo phong tục của người Tày hầu như tháng nào cũng có tết, nhưngTết tháng Giêng là Tết to nhất (Tết anh cả) với sự chuẩn bị công phu và sựđón chờ từ nửa năm trước “Tết tháng Giêng hẹn từ tháng Bảy” Bởi thế,
“ngay từ sau rằm tháng Bảy, lá gói bánh gai chưa kịp héo, họ lên kế hoạch cho từng tháng, chuẩn bị thức ăn, đồ mặc cho cả nhà Tháng Chín tháng Mười vào rừng kiếm củi, đun nồi bánh chưng, cất lô rượu gạo Tháng Một bện rơm lót gường, làm ghế cho khách ngồi, Tháng Chạp ủ muối cỏ khô, rơm khô dành cho trâu bò ăn… tháng Bảy, tháng Tám, họ trồng dưa cải đắng, đậu đũa, đậu dải áo, đậu cô ve, đậu Hà Lan… Còn bọn con gái thì lo đi xin vải vụn, Những mảnh vải xanh, đỏ, tím, vàng để chắp mâm quả còn”.
Câu ca “Vui như tết, nhạt như bơi, tả tơi như hội” là “mẫu số chung” củacác vùng cư dân, các dân tộc Không khí ngày tết vui nhộn là điều không lạ:
“Từ hai tám, hai chín Tết, người ta đua nhau eng éc mổ lợn… Các chị khẽ khọt quẩy thùng tôn, lách qua làn khói trắng, lần lần xuống bến nước” Trong Tết
tháng Giêng, người Tày có tục cư xử rất riêng với ý niệm thiêng liêng: “Sáng
mùng một, nhà nào cũng cắm cành bưởi lên hai bên cánh cửa để trừ tà Đun một nồi nước lá thơm, xông hương ban thờ Hơi nóng bốc lên, các bậc tiền nhân tắm gội Chủ nhà đội khăn xếp áo, thắp những nén hương đầu tiên trong ngày, ngày đầu tiên trong năm Họ trình báo lên ông bà cụ kỵ rằng mùa xuân đang đến cửa rồi Chúng con thỉnh mời tổ tiên xuống trần gian vui Tết.
Mùa xuân là đứa trẻ sơ sinh Vì thế, ngày này người ta kiêng nói to, hoặc bẳn gắt Trong nhà không được làm ồn Không phơi phóng Không quét
Trang 39tước Không sang nhà người khác Ai cũng nở nụ cười vui vẻ thường trực Ai
có lỡ tay làm vỡ cốc chén, nhỡ miệng nói tục, ông bà, cha mẹ cũng không lừ roi mắng mỏ”.
Khác với quan niệm phổ biến của nhiều người, nhiều nơi kiêng kị đàn
bà, con gái xông đất, xông nhà, nhà văn Y Phương lại khai thác phong tục rất
riêng của dân tộc mình trong ngày Tết: “Nhà ai có khách là đàn bà con gái
đến chúc tết đầu tiên, năm ấy sẽ ăn nên làm ra, mua một bán mười Bởi đàn
bà con gái là giống má Là mùa màng Là no ấm Mùa màng đến xông đất thì còn gì may mắn bằng” Giao lưu tiếp biến với văn hóa dân tộc Kinh “Mồng Một tết cha-Mùng Hai tết mẹ-Mùng ba tết Thầy”, vùng Tày có cái náo nức đi
tết đầu năm “Ngày mồng hai, bầu đàn vợ chồng, con cái sang chúc Tết ông
bà nội ngoại… Ông bà vui như trẻ lại vài chục tuổi Móc túi mừng cho mỗi đứa một bao lì xì”; “Ngày mồng ba Tết, mọi người ra khỏi làng Tham gia các trò chơi đấu vật, kéo co, đua ngựa, múa chim nộc niệc Đàn ông, chơi cờ tướng Đàn bà ném còn, chơi cầu lông gà, thêu thùa, may vá, gấp chim, tỉa hoa, xén lông mày Trẻ con đánh khăng, đánh đáo, bịt mắt bắt dê, chơi trận giả Còn các bô lão thì ra đường sưởi nắng” (Tết anh cả)…
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
Tết Tảo mộ (ngày mồng Ba tháng Ba hàng năm) còn gọi là Tết “Bươn
slam, so slam”, là một phong tục truyền thống không chỉ có riêng dân tộc Tày
mà của cả dân tộc Việt: “Đó là ngày mở cửa hồ Người dương được gặp lại
người âm, trong niềm nhớ thương vô hạn”; “diễn ra giữa tiết trời ấm áp, khí núi thanh sạch, lòng người thanh thản” Trong ngày này, “Con cháu dù đi làm ăn nơi xa, cũng lặn lội tìm về nguồn cội… Đến ngày Tảo mộ vắng mặt, lập tức bị người làng cười chê Người anh em trong họ mạc trách mắng.
Trang 40Người trong nhà bực tức và giận giữ Cả năm có một ngày gặp lại Tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thế mà chẳng thấy tăm hơi đâu”.
Cúng giỗ ông bà tổ tiên đã khuất là biểu hiện của văn hóa tâm linh còntồn tại đến thời hiện đại Có thể thấy đây là nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn
và phát huy để hướng về cội nguồn Cỗ tết tảo mộ của dân tộc Tày Nùngkhông thể thiếu xôi ngũ sắc: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen… Đó là sản vật caoquý, dùng để cúng tiến tổ tiên trong ngày Tết tảo mộ, ngoài xôi ngũ sắc còn
có bánh gai, bánh dày nhân trứng kiến, món thịt lợn sữa quay nhồi lá mácmật, món cá trầm hương rán vàng, đậu phụ nhồi thịt, gà trống thiến luộc bằngđinh, măng vầu hấp thịt nạc trộn nấm hương Mâm cỗ cúng phải đầy đủ các
món kể trên: “Cúng xong cả họ ngồi quây quần thụ lộc Người âm nhìn người
dương ăn uống Thấy con cháu ăn khỏe, ham học, ham làm, biết kính trên nhường dưới Hồn người âm lấy đó làm mừng”…(Thanh minh trong tiết
tháng ba)
Tết Hạ chí nhằm đúng vào ngày nóng nhất, trong tháng nóng nhất của
năm: “Đây là cái Tết biện ra để đánh chén Trong nhà chỉ có thắp hương,
bày bánh gio, đĩa hoa quả cúng tổ tiên” Trong ngày này, người dân lại tổ
chức ăn đụng thịt chó: “Cứ đến Tết Hạ chí, họ lại rủ nhau đi khắp làng, lùng
mua chó, lôi về xả thịt”; “cả năm chỉ có một ngày được ăn thịt chó Người biết cách chế biến, họ nhìn chó ra món nhựa mận, món dồi, món luộc, món nướng… Nhưng ngon nhất theo tôi, vẫn là món thập cẩm ninh nhừ với lá mác mật, nghệ vàng Nồi thịt chó ánh lên màu mật ong sánh đặc Gắp miếng thịt đằm xuống, cong cả đôi đũa Nước thịt cô thành giọt, làm xuýt xoa cái nhìn Mùi nước thịt xực thẳng lên sống mũi”…(Lận đận tình đuôi cong)
Tết Vía trâu diễn ra ngày 6 tháng 6 âm lịch Có nơi còn gọi là Tết rửa
cày bừa Từ xa xưa người Việt có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp” Người Tày Nùng có câu: “Tuô mò dò pỏ khỏ” Tạm dịch: Con bò giúp đỡ cảnh