Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương: Giá trị và sự mai một

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Đóng góp của luận văn

Cấu trúc luận văn

Một số vấn đề chung về bản sắc văn hóa dân tộc 1. Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc

    Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục hoàn chỉnh: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Trong xu hướng phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tày cùng các dân tộc anh em khác như giữ lại những trang phục cổ truyền, sinh hoạt văn hóa trong đám cưới, ma chay, lễ hội là điều không phải dễ dàng; Do đó việc phát hiện, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của từng dân tộc theo hướng ngày càng hiện đại nhưng vẫn giữ được dấu ấn riêng là vấn đề ý nghĩa mang tính thời sự, cập nhật.

    Cuộc đời và văn nghiệp Y Phương .1 Sáng tác của Y Phương

      "địa linh" này trở thành một căn cứ địa, một “thủ đô kháng chiến” với Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, Đông Khê, Lam Sơn…Nơi hội tụ tinh hoa trí tuệ và khí phách của những người con ưu tú cho đất nước: Những nhân vật trấn thủ biên cương (Nùng Trí Cao, Dương Tự Minh, Tông Đản, Nùng Trí Viễn, Hoàng Lục…); thủ lĩnh tiểu phỉ trừ gian bảo vệ bản làng (Bế Nguyên Luận, Thang Trường Hợp..); danh nhân văn hóa, danh y tài giỏi (Hoàng Quỳnh Vân - Vua Ca Đáng, Bế Văn Phùng - Trạng Tư Thiên, Bế Hựu Cung - tác giả sách Cao Bằng thực lục, Trần Quý - Trần Kiên…; những tướng lĩnh (Vũ Đức - Hoàng Đình Giong, Nam Long, Đàm Quang Trung, Vũ Lăng, Vũ Lập… từng là. Quá trình lao động nghệ thuật miệt mài đã giúp Y Phương dành được nhiều giải thưởng: Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 1984; Giải thưởng loại A của Hội Nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ Tiếng hát tháng Giêng; Giải A của Hội đồng Văn học dân tộc – Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Lời chúc; Giải B của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam, Giải B của Bộ Quốc phòng với trường ca Chín tháng (2001).

      Bức tranh thiên nhiên núi rừng

      Với Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông dòng sông Hương đã miêu tả “như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoang dại”… Còn vẻ đẹp của con sông quê hương hiện lên trong tản văn Y Phương một màu “xanh ngăn ngắt”- “màu xanh như rêu dưới đáy sông”. Bức tranh cánh đồng lúa được nhà văn phác họa bằng hệ thống ngôn từ giàu tính tạo hình với những đường nét tinh tế, mềm mại, uyển chuyển đã đem đến cho người đọc những cảm xúc, những ấn tượng đặc biệt gần gũi mà thân thiết.

      Đặc trưng phong tục tập quán

        Khác với quan niệm phổ biến của nhiều người, nhiều nơi kiêng kị đàn bà, con gái xông đất, xông nhà, nhà văn Y Phương lại khai thác phong tục rất riêng của dân tộc mình trong ngày Tết: “Nhà ai có khách là đàn bà con gái đến chúc tết đầu tiên, năm ấy sẽ ăn nên làm ra, mua một bán mười. Cỗ tết tảo mộ của dân tộc Tày Nùng không thể thiếu xôi ngũ sắc: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen… Đó là sản vật cao quý, dùng để cúng tiến tổ tiên trong ngày Tết tảo mộ, ngoài xôi ngũ sắc còn có bánh gai, bánh dày nhân trứng kiến, món thịt lợn sữa quay nhồi lá mác mật, món cá trầm hương rán vàng, đậu phụ nhồi thịt, gà trống thiến luộc bằng đinh, măng vầu hấp thịt nạc trộn nấm hương.

        Cốt cách tâm hồn con người miền núi trong tản văn Y Phương Maxim Gorki - đại văn hào của nước Nga Xô Viết đã từng nhận định

        Nhà văn Vi Hồng luôn nhắc nhở lớp đàn em văn chương: “Tôi là người miền núi… Phận sự của nhà văn miền núi là làm sao giúp cho dân tộc mình canh chừng với kẻ ác, cái ác… Người miền núi thật thà, ngây thơ nên rất dễ mắc lừa…” (Muôn năm số kiếp con người). Bên cạnh việc phản ánh cuộc sống còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức của con người nơi đây còn nhiều hạn chế, song có một thông điệp khác le lói trong tản văn Y Phương làm người đọc xa xót là vấn nạn ăn tiền trắng trợn của bác sĩ, kéo theo vấn đề y đức nổi lên khá trầm trọng trong xã hội hiện nay.

        Phương diện nghề thủ công và trang phục .1 Nghề thủ công

          Người thợ không chỉ đóng móng ngựa với kiểu làm cơ học, mà hơn hết họ hiểu được tiếng nói, tâm trạng của con vật vốn gắn bó và là phương tiện đi lại, chuyên chở hàng cho người dân miền núi “chỉ cần liếc mắt nhìn con ngựa một lượt từ đuôi lên đầu, từ đầu xuống chân, ông biết ngay tính tình chú ngựa kia hung hăng hay hiền lành, nhút nhát hay bạo dạn. Nếu thiếu nữ dân tộc Kinh yểu điệu, yêu kiều bởi tà áo dài thướt tha làm đắm say lòng người thì hình ảnh: “Chiếc áo chàm mới tinh mặc trên người, không che kín làn da non và ánh mắt dao cau” (Tết anh cả) xuất hiện trong tản văn Y Phương cũng đủ sức khêu gợi và lôi cuốn về vẻ đẹp trang phục của dân tộc Tày - một dân tộc thiểu số vùng cao.

          Kiến trúc

          Bằng sự quan sát tỉ mỉ cùng với tấm lòng yêu quý, gắn bó với những người dân quê hương anh, Y Phương đã có những trang viết sinh động và sắc sảo khi miêu tả áo người Nùng: “Đó là kiểu áo chàm năm thân cổ lá sen, cài cúc bên nách tay phải. Niềm yêu quý, tự hào về vẻ đẹp độc đáo của trang phục dân tộc mình hòa trong niềm say mê cái đẹp đã chắp cánh cho ngòi bút Y Phương thăng hoa, khởi sắc trong việc miêu tả, cảm nhận vẻ đẹp của trang phục cũng như con người nơi đây.

          Ngôn ngữ

          Thì đến Tết Công ghô bạn cũng không thể hiểu họ nói gì.” Đến với tản văn Đi chợ nhìn người, bạn đọc thấy được nét đặc trưng của người Cao Bình khi nói chuyện thường thêm chữ “lỏ” “Ăn rồi lỏ. Ngôn ngữ dân tộc Tày mang màu sắc văn hóa riêng, qua những trang viết tản văn, Y Phương đã giúp người đọc nhận ra một thứ ngôn ngữ rất tự nhiên, mộc mạc như chính bản chất núi; đồng thời làm phong phú giàu có hơn ngôn ngữ dân tộc.

          Nỗi xót xa trước sự mai một bản sắc văn hóa dân tộc

            Bản sắc dân tộc trong tản văn Y Phương còn được tạo bởi việc sử dụng từ ngữ sóng đôi nửa Tày, nửa Kinh, làm cho ý nghĩa của tiếng việt được mở rộng hơn, khái quát hơn như: Cái cày là thay, người cày ruộng là gần thay nà, giả cúng giả ké - người mẹ già, tua thang kho - con đuôi cong, khẩu nua đăng đeng - xôi, pây tái- đi lễ bố mẹ vợ, rằm khăứ - ướt khô, pỉ lùa, pỉ nàng - nàng dâu, pác lẻp - nói phét, cáy tắc - gà giò, pẻng lăng gòng - bánh lưng gù. Bởi vậy, tản văn Y Phương không chỉ mang theo những con người, những sự kiện, những hiện tượng thân quen gần gũi mà còn mang cả hình dạng, âm thanh màu sắc của sự vật, hiện tượng: "Ngày ấy, cứ chiều về, bà con lại quẩy đôi thùng gỗ thông, hoặc thùng tôn, tòong tèng đến làng Hiếu Lễ, lấy nước sạch về dùng" (Dân Co Xàu hát Dzoàng Dzà); "Quả còn nhỏ hơn nắm đấm. Những “phép thơ” mà nhà văn sử dụng đã vẽ lên bức tranh văn hóa dân tộc đậm màu sắc: “Bánh cứ giãy đành đạch, khiến cho cái lưỡi phải đảo đi đảo lại trong miệng, hòng làm cho hạ bớt nhiệt… Người vùng cao không chỉ ăn bánh, mà còn ăn cái nhúng nhính vui trong nháy mắt.

            Cái nhìn của người miền núi viết về miền núi

            Trựng Khỏnh - vựng đất đầy tinh thần thượng vừ và giàu truyền thống văn hóa, là nơi bảo tồn những làn điệu dân ca dung dưỡng tâm hồn nhà thơ để ông viết nên những Chợ Co Xàu, Dân Co Xàu hát Woàng dzà, Kung fu người Co Xàu… Nhờ có Y Phương mà người đọc biết đến Dzương eng - tục thăm gái đẻ, tục kết bạn tồng, tục chơi chữ thưởng thơ trong ngày tết…. Ẩn giấu trong tầng sâu tản văn là cái tình chân chất, hồn nhiên, kín đáo, qua đó người đọc càng càng trân trọng và yêu quý hơn tình người, tình yêu quê hương, dân tộc nồng đượm, da diết của kẻ tha hương tự nhận mình là một “que thử”, dù “bứng ra khỏi đất Tày, nhúng xuống thành phố vẫn cứ xanh một màu rừng”.