Bản sắc dân tộc của văn hóa là những giá trị đặc biệt được vun đắp qua lịch sử tồn tại và phát triển của một cộng đồng dân tộc, tạo nên những nét độc đáo phân biệt dân tộc đó với dân tộc khác. Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là nhân tố bảo đảm sự trường tồn và lớn mạnh của dân tộc Việt Nam.
Trang 1Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 GIA ĐÌNH VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
10
1 1 Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam và vai trò của nó đối với sự phát triển của đất nước 10
1 1 1 Quan niệm về bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam 10
1 1 2 Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là nhân tố bảo đảm sự pháttriển bền vững của đất nước 18
1 2 Quan niệm về toàn cầu hóa và tác động của nó đối với bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam hiện nay 29
1 2 1 Quan niệm về toàn cầu hóa 29
1 2 2 Những tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắc dân tộc của vănhóa Việt Nam hiện nay 33
1 3 Vai trò của gia đình đối với việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay 45
1 3 1 Quan niệm về giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam 45
1 3 2 Vai trò của gia đình đối với việc giữ gìn bản sắc dân tộc của vănhóa Việt Nam 49
Chương 2 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 61
Trang 22 1 1 Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh 61
2 1 2 Khái quát đặc điểm gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 64
2 2 Thực trạng giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua 83
2 2 1 Những thành tựu chủ yếu trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc củavăn hóa Việt Nam của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong những nămqua 83
2 2 2 Một số hạn chế trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa ViệtNam của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân và những vấn đềđặt ra 104
2 3 Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay 121
2 3 1 Những phương hướng cơ bản trong phát huy vai trò của gia đình ởthành phố Hồ Chí Minh đối với việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóaViệt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay 121
2 3 2 Một số giải pháp phát huy vai trò của gia đình ở thành phố Hồ Chí
Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam hiện nay 125
KẾT LUẬN 136 PHỤ LỤC 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bản sắc dân tộc của văn hóa là những giá trị đặc biệt được vun đắp qualịch sử tồn tại và phát triển của một cộng đồng dân tộc, tạo nên những nétđộc đáo phân biệt dân tộc đó với dân tộc khác Bản sắc dân tộc của văn hóaViệt Nam là nhân tố bảo đảm sự trường tồn và lớn mạnh của dân tộc Việt Nam.Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và toàncầu hóa hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực, có không ít những tácđộng tiêu cực đối với bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam Hiện tượngđánh mất bản sắc dân tộc đã biểu hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống vănhóa tinh thần, nhất là trong các lĩnh vực nghệ thuật, đạo đức và lối sống, đặcbiệt là ở các thành phố lớn, mà nếu không được ngăn chặn, chúng sẽ lây lansang tất cả các lĩnh vực đời sống, họat động và quan hệ xã hội, ảnh hưởngnghiêm trọng đến kinh tế, văn hóa, xã hội, hủy hoại bản sắc dân tộc, đe dọa
sự tồn vong của quốc gia dân tộc… Do đó, việc giữ gìn bản sắc dân tộc củavăn hóa Việt Nam là một nhiệm vụ rất quan trọng và rất cần thiết của toànĐảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, của mỗi cá nhân, gia đình và củatoàn xã hội Trong đó gia đình - một cộng đồng nhỏ, nhưng là hạt nhân của
xã hội, có vai trò rất lớn Gia đình chính là nơi tiếp nhận, kế thừa và chuyểngiao những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác Văn hóa gia đình là bộ phận cơ bản hình thành nên bản sắcvăn hóa truyền thống dân tộc
Cũng như nhiều địa phương trên đất nước ta, gia đình ở thành phố HồChí Minh đã và đang có những nỗ lực lớn lao trong việc giữ gìn bản sắc dântộc của văn hóa Việt Nam Cố nhiên, do có những nét đặc thù về lịch sử,kinh tế, xã hội và văn hóa, gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh
Trang 4những thuận lợi và khó khăn chung của gia đình cả nước, có cả những thuậnlợi và khó khăn của riêng mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóaViệt Nam
Cùng với gia đình cả nước, các gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh, mộtthành phố chỉ mới có hơn 300 năm hình thành và phát triển, nhưng là trungtâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, văn hóa và du lịch của cả nước
và là “cửa ngõ” hội tụ, giao lưu của nhiều dòng chảy văn hoá khác nhau, cácgia đình ở thành phố đã góp phần không nhỏ trong việc bảo lưu, gìn giữnhững giá trị văn hóa cội nguồn Hiện nay, trong quá trình phát triển, hộinhập và toàn cầu hóa, thành phố và các gia đình ở thành phố đã tranh thủnhững thuận lợi để giao lưu, tiếp biến và góp phần rất lớn trong việc giữ gìn
và phát huy bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam Những giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc được gia đình tiếp nhận, kế thừa và truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác Nó có sức mạnh vô hình, đã thúc giục, động viênmọi thành viên trong gia đình thực hiện hoài bão lớn góp phần tạo nên bảnsắc văn hóa truyền thống của dân tộc Sức mạnh dân tộc bắt nguồn từ sứcmạnh gia đình, tinh thần dân tộc cũng bắt nguồn từ tinh thần gia đình Trongquá khứ cũng như trong hiện tại, gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh đã cónhững đóng góp to lớn trong việc kiến tạo, vun đắp, gìn giữ và phát huy bảnsắc dân tộc của văn hóa Việt Nam – nhân tố nội sinh, bảo đảm sự trườngtồn, lớn mạnh và chiến thắng của nước Việt Nam thống nhất
Song trước những thời cơ và thách thức to lớn do toàn cầu hóa manglại, là một thành phố lớn bậc nhất của cả nước, thực trạng giữ gìn bản sắcdân tộc của văn hóa Việt Nam của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiệnnay, bên cạnh những chuyển biến theo hướng thuận lợi, đang có không ítnhững biến chuyển theo hướng bất lợi Đó là tình trạng xung đột giá trị giữacác thế hệ trong gia đình đe dọa sự bền vững của gia đình, xung đột giữa giá
Trang 5trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và những giá trị hiện đại của thế giới,nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp đã bị xâm hại… Không ít những gia đình ởthành phố Hồ Chí Minh đã có những dấu hiệu của sự khủng hoảng, các mốiquan hệ gia đình tốt đẹp, truyền thống đang trở nên lỏng lẻo, bị lấn át bởinhững quan hệ hàng hóa, thị trường, lợi nhuận cùng với nó là sự xâm lấnngày càng tăng của nhiều thứ văn hóa không lành mạnh, của lối sống ngoạilai, đe dọa các giá trị đạo đức, truyền thống của gia đình và dân tộc, đe dọabản sắc dân tộc, cản trở việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Namnói chung, vai trò của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Đó lànhững vấn đề đòi hỏi phải được nghiên cứu giải quyết để phát huy vai tròcủa gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộccủa văn hóa, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển “nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Với mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu, giải quyết những vấn đề
đó, tác giả chọn vấn đề “Gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh với việc giữ gìn
bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: triết học,chủ nghĩa xã hội khoa học, dân tộc học, xã hội học v.v… Đã có nhiều côngtrình nghiên cứu về gia đình gia đình Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau
được công bố Trong đó có GS Lê Thi: "Gia đình Việt Nam trong bối cảnh
đất nước đổi mới ", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; Vũ Ngọc Khánh:
"Văn hóa gia đình Việt Nam", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998; Nguyễn
Từ Chi: "Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam", Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1991; Nguyễn Thị Oanh: "Gia đình Việt Nam thời mở cửa", Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 1998; Trần Thị Kim Xuyến: "Gia đình, những vấn
Trang 6đề của gia đình hiện đại”, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh, 2002; Trần
Đình Hượu: "Gia đình và giáo dục gia đình - những nghiên cứu về gia đình
Việt Nam", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Đặng Cảnh Khanh: "Gia đình, trẻ em và kế thừa các giá trị truyền thống", Nxb Lao động – Xã hội, Hà
Nội, 2003; TS Dương Thị Minh: "Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ
hiện nay" , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004;… Các đề tài của Trung tâm
Nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ như đề tài khoa học cấp nhà
nước KX 07 – 09 "Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; "Gia đình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong
sự nghiệp đổi mới", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, cũng tập trung
nghiên cứu về vấn đề này Hầu hết các tác phẩm, công trình nghiên cứu trênđều tập trung nghiên cứu vấn đề gia đình dưới góc độ xã hội học và văn hóahọc
Riêng luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hạ: "Gia đình truyền thống Việt
Nam - những giá trị và thách thức trong giai đoạn hiện nay", Trường Đạihọc Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, 2005 thì tìm hiểu vấn đề giá trị gia đình truyền thống; “Cuộc sống và
biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam" của GS Lê Thi, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2006, phân tích thực trạng và sự biến động của hôn nhân vàgia đình Việt Nam hiện nay trước những tác động của sự nghiệp đổi mới;
Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý với “Gia đình học”, Nxb Lý luận chính
trị, Hà Nội, 2007, nghiên cứu, làm rõ các lý luận khoa học về gia đình và giađình học, vị trí, chức năng của gia đình, qua đó phác họa những biến đổi củagia đình Việt Nam trước tác động của kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa;
Luận án tiến sỹ của Cấn Hữu Hải: “Ảnh hưởng của truyền thống gia đình
đến định hướng giá trị của lứa tuổi đầu thanh niên”, Đại học Sư Phạm Hà
Nội, 2002, phân tích những ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến việc
Trang 7định hướng giá trị của lứa tuổi đầu thanh niên; Nguyễn Thị Quyên với
“Những khó khăn trong giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình ở thành
phố hiện nay”, tạp chí Xã hội học, số 3/2009, lý giải những khó khăn của
các gia đình ở thành phố hiện nay trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em;
Một số công trình của Nguyễn Minh Hòa như: “Vấn đề gia đình ở
thành phố Hồ Chí Minh”, tạp chí Khoa học xã hội, số 31/1997, và “Nhận diện quy mô gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và dự báo xu hướng phát triển vào thế kỷ XXI”, tạp chí Khoa học xã hội, số 35/1998; và
“Hôn nhân và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh nhận diện và dự báo”,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1998,… tập trung mô tả bức tranh tổng thểcủa gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với hai vấn đề cốt lõi làcấu trúc và chức năng của gia đình trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra dựbáo tổng quát về sự vận động của gia đình thành phố đến năm 2010
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu về gia đình Nam Bộ
và thành phố Hồ Chí Minh như: “Truyền thống gia đình Nam Bộ” của Sơn
Nam, tạp chí Xưa và Nay, số 46B - 12/1997 bước đầu nghiên cứu về truyềnthống gia đình của các gia đình Nam Bộ; Kỷ yếu Hội thảo Khoa học và thực
tiễn xây dựng gia đình văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh: “Xây dựng gia
đình văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh” của Sở Văn hóa Thông tin Thành
phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh,
1994, tập trung lý giải về vai trò và sự biến đổi của các giá trị gia đình hiệnđại và bước đầu sơ kết phát động phong trào “xây dựng gia đình văn hóa tại
thành phố Hồ Chí Minh”; “Xây dựng gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp đổi mới”, Luận án tiến sỹ của Phạm Lê Quang, Trường Đại
học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ ChíMinh, 2009, nghiên cứu thực trạng phát triển của gia đình ở thành phố HồChí Minh và những nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất những giải pháp để
Trang 8xây dựng gia đình trong điều kiện hiện nay Ngoài ra còn có các công trình
như: “Gia đình và hôn nhân người Việt ở ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh”, Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thành Rum, Nxb Tp Hồ Chí Minh,
1996; Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (2008): “Hiện
tượng sống chung trước hôn nhân của giới trẻ độc thân tại Thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với độ ổn định của gia đình trẻ”; v.v
Các công trình đã nghiên cứu gia đình ở nhiều góc độ và về nhiều mặtkhác nhau, và những kết quả đạt được là rất phong phú và quan trọng Đó làcác tài liệu quý báu, giúp tác giả hoàn thành tốt hơn công trình nghiên cứucủa mình Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về vai tròcủa gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộccủa văn hóa Vì vậy trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu việc giữ gìn bản sắc dântộc của văn hóa Việt Nam và trò của gia đình trong việc giữ gìn bản sắc dântộc của văn hóa trong khóa luận tốt nghiệp đại học của mình, với sự hướngdẫn, giảng dạy tận tình của quý thầy cô Khoa Triết học về các chuyên đềvăn hóa, cùng với tâm huyết và sự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu thực tế của
bản thân, người viết mạnh dạn chọn vấn đề “Gia đình ở thành phố Hồ Chí
Minh với việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay” làm đề tài viết luận văn, nhằm bước đầu tìm hiểu,
làm rõ vai trò của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bảnsắc dân tộc của văn hóa Việt Nam hiện nay, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp
“xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, gópphần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở phân tích, làm rõ vai trò của gia đình đối với việc giữ gìnbản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam, thực trạng vai trò của gia đình ởthành phố Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa trong
Trang 9quá trình toàn cầu hóa hiện nay, luận văn đề xuất một số phương hướng vàgiải pháp phát huy vai trò của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong việcgiữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam hiện nay Để đạt mục đích đó,luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận chung về bản sắc dân
tộc của văn hóa Việt Nam và sự tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắcdân tộc của văn hóa Việt Nam hiện nay, về vai trò của gia đình trong việc giữgìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa
Thứ hai, phân tích thực trạng vai trò của gia đình ở thành phố Hồ Chí
Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam, nguyên nhân
và những vấn đề đặt ra
Thứ ba, đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của
gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc củavăn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: chúng tôi giới hạn việc nghiên cứu
việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam của gia đình ở thành phố
Hồ Chí Minh trong qúa trình toàn cầu hóa hiện nay, cụ thể là giai đoạn từđầu thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay và luận văn cũng chỉ giới hạn phạm
vi điều tra xã hội học một số gia đình ở ba quận: Quận 1 – quận nội thành,quận 9 – quận ven và huyện Hóc Môn – huyện ngoại thành
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn đồng thời sử dụng cácphương pháp lịch sử - lôgíc, phương pháp phân tích - tổng hợp, phươngpháp đối chiếu, so sánh, phỏng vấn sâu,… và điều tra xã hội học bằng bảnghỏi và xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS 11.5 với phương pháp chọn mẫungẫu nhiên Luận văn cũng dựa trên nền tảng các quan điểm của Chủ nghĩa
Trang 10Mác – Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, nhà nước về gia đình,
về bản sắc dân tộc, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các công trình nghiên cứutiêu biểu và sử dụng kết quả điều tra xã hội học từ các công trình đã công
bố, luận văn bước đầu nghiên cứu, lý giải vai trò của các gia đình ở thànhphố Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam.Trước khi tiến hành phát phiếu, người viết chọn ba quận, huyện đặctrưng của thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu: Quận 1 – quận nội thành,quận 9 – quận ven và huyện Hóc Môn – huyện ngoại thành có sự hiện diệncủa các gia đình nông nghiệp nông thôn Với nghiên cứu này, nếu chọn tínhxác suất, lấy danh sách từng hộ và xác định đối tượng nghiên cứu sẽ đảm bảotính đại diện Nhưng nếu vậy sẽ rất phức tạp và sẽ không có đủ thời gian, kinhphí, điều kiện để nghiên cứu hết được Vì vậy, dựa trên các tài liệu quy ước
về phương pháp điều tra xã hội học, với sự tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân,dựa trên kinh nghiệm của những người nghiên cứu đi trước và sự tham khảo ýkiến của một số giảng viên xã hội học, người viết sử dụng phương pháp chọnmẫu ngẫu nhiên Và để tránh tình trạng thất lạc, chúng tôi đã tiến hành điềutra với tổng số phiếu là 210 phiếu Số phiếu thu lại được là 153 Theo quyđịnh thì số phiếu này phù hợp yêu cầu, giới hạn của của luận văn thạc sỹ
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bản sắc dântộc của văn hóa Việt Nam và sự tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắcdân tộc của văn hóa Việt Nam hiện nay, về vai trò của gia đình trong việc giữgìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa Trên
cơ sở những quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề giữ gìn bản sắc dântộc và kết quả điều tra xã hội học về thực trạng vai trò của gia đình ở thànhphố Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa, luận văn
đề xuất phương hướng và kiến nghị một số giải pháp nâng cao vai trò của
Trang 11gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc củavăn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay
Với ý nghĩa như vậy, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinhviên, học viên cao học và những ai quan tâm tới lĩnh vực này Luận văn còn
có giá trị tham khảo cho các cơ quan, ban ngành chức năng của thành phố
Hồ Chí Minh trong quá trình hoạch định chủ trương, biện pháp giữ gìn bảnsắc dân tộc của văn hóa Việt Nam cũng như xây dựng gia đình “no ấm, bìnhđẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, phát huy vai trò của gia đình ở thành phố trongviệc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộccủa văn hóa Việt Nam và xây dựng, phát triển đất nước
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của luận văn gồm 2 chương, 6 tiết
Trang 12Chương 1 GIA ĐÌNH VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
1 1 BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC
1 1 1 Quan niệm về bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam
Bản sắc dân tộc và bản sắc dân tộc của văn hóa
Lịch sử phát triển nhân loại trải qua bao thế kỷ, mọi thứ đều có thể phôiphai và chìm trong quên lãng, chỉ riêng văn hóa vẫn đi cùng con người vàluôn gắn liền với tiến bộ của cuộc sống và sự phát triển xã hội Là con người,
ai cũng ra đời, trưởng thành và hướng đến tương lai từ văn hóa Nền văn hóacủa mỗi quốc gia dân tộc trước hết thể hiện ở sắc thái, diện mạo riêng của dântộc đó mà người ta vẫn thường gọi là "bản sắc văn hóa dân tộc" hay "bản sắcdân tộc của văn hóa " Nói đến bất kì một dân tộc nào cũng là nói đến nền vănhóa của dân tộc ấy, và khi nói về văn hóa của một dân tộc cũng chính là nói vềnền văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc ấy Vậy bản sắc dân tộc là gì ?
Từ "bản sắc" có nguồn gốc Hán – Việt, trong đó "bản" là cái gốc, cáicăn bản, cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; "sắc" là màu vẻ, dung mạo, là
sự biểu hiện cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài "Bản sắc" làmàu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính [137, 45] "Bản sắc" đượcnhận thức trên cả hai mặt: mặt bản chất bên trong và mặt biểu hiện bên ngoài,
và giữa hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau Trong đó, mặt bêntrong phản ánh tính đồng nhất, bản chất của một lớp đối tượng sự vật nhấtđịnh và mặt bên ngoài phản ánh những dấu hiệu, những sắc thái riêng của sựvật để làm cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác [71,67] Trong ngữ hệ Châu Âu, "bản sắc" (Identity/ Identité) dùng chỉ sự đồng
Trang 13nhất, dấu ấn, đặc tính cơ bản bền vững [31, 30] Thuật ngữ bản sắc thườngđược sử dụng gắn với văn hóa và dân tộc Nói đến dân tộc là nói đến văn hóa,bản sắc văn hóa và nói đến văn hóa là nói đến dân tộc, bản sắc dân tộc.
Bản sắc dân tộc là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhànghiên cứu, nhiều nhà hoạt động chính trị và văn hóa Theo GS, VS HoàngTrinh, bản sắc dân tộc là "tổng thể những tính chất, tính cách, đường nét,màu sắc, biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp chodân tộc đó giữ vững được tính thống nhất, tính nhất quán của bản thân mìnhtrong quá trình phát triển" [152,19] GS Hồng Vinh thì cho rằng bản sắc dântộc là “một tổng thể những đặc điểm riêng của một cộng đồng dân cư, thểhiện ở cách nghĩ, nếp sinh hoạt trong cuộc sống bao gồm ý tưởng, quanniệm, phong tục, tập quán, nghi lễ và tín ngưỡng ở cộng đồng dân tộc ấy"[171, 19] Còn nhà văn hóa Huy Cận lại đưa ra quan niệm cho rằng: “bản sắcdân tộc là hạt nhân sáng tạo của truyền thống dân tộc, truyền từ đời này sangđời khác, nó đảm bảo cho sự trường tồn của dân tộc” [47, 846], v.v…
Từ một số quan niệm nêu trên, có thể hiểu bản sắc dân tộc là tổng thểnhững tính chất, đặc tính cơ bản, tính cách nổi bật đặc sắc, biểu hiện ở mỗidân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển, truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác giúp cho dân tộc đó giữ được tính thống nhất, tính nhất quán của bảnthân mình và đặc tính riêng so với các dân tộc khác [107, 27] Bản sắc dân tộcchính là "căn cước", là “chứng minh thư” dân tộc, là cái làm cho mỗi dân tộc
là mình và khác với dân tộc khác, từ đó nó có thể biểu lộ một cách trọn vẹn
nhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lưu và hội nhập Theo nghĩanày, còn bản sắc dân tộc thì dân tộc còn, mất bản sắc dân tộc thì dân tộc mất.Bản sắc dân tộc có tính ổn định tương đối theo thước đo thời gian lịch sửnhưng không phải là cái “nhất thành bất biến”, cũng không phải là cái “sớm
nở tối tàn” mà gắn liền với từng bước phát triển của cộng đồng dân tộc, được
Trang 14hình thành, vận động, phát triển sinh động trong những điều kiện lịch sử, xãhội, tự nhiên nhất định gắn với thể chế chính trị của một xã hội cụ thể, thôngqua sự tạo tác từ nội bộ dân tộc và bằng sự tiếp biến các giá trị văn hóa bênngoài trong sự “giao thoa” giữa các nền văn hóa Giao lưu càng mạnh, bảnsắc văn hóa càng tự cường [152, 111] Bản sắc dân tộc nằm trong tâm thức,trong cốt cách con người, được thể hiện chủ yếu trong cốt cách tâm hồn củacon người và các di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), thể hiện trong mọimặt đời sống, hoạt động và môi quan hệ xã hội của dân tộc đó
Trong sinh hoạt học thuật hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về cáchdùng các thuật ngữ “bản sắc dân tộc của văn hóa” hay “bản sắc văn hóa dântộc” nhưng qua các tài liệu nghiên cứu có thể thấy bản sắc văn hóa dân tộc
và bản sắc dân tộc của văn hóa, hai khái niệm này không phải là một nhưngnói bản sắc văn hóa dân tộc là nói đến cái cốt lõi nhất của bản sắc dân tộc
Vì "bản sắc dân tộc gắn liền với văn hóa, thường được biểu hiện thông quavăn hóa, nên cũng có thể coi là bản sắc dân tộc của văn hóa" [119, 631] Bảnsắc dân tộc của văn hóa là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trịhạt nhân của một nền văn hóa dân tộc, đồng thời là những sắc thái biểu hiệnđặc sắc của mỗi dân tộc được thể hiện qua tính đa dạng và thống nhất,truyền thống và hiện đại, tự tôn dân tộc và hòa hợp dân tộc [71, 73] Cái bảnsắc đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng ngàn đời của dân tộc, tạonên nhân lõi, cốt cách, bản lĩnh và sức sống của một dân tộc, nó là căn cước
để nhận dạng nó trong trăm ngàn nền văn hoá, là bộ “gen” để di truyền bảnsắc truyền thống của mình cho các thế hệ mai sau Bản sắc dân tộc của vănhoá là cái bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền văn hoá Vìvậy, ở góc độ tiếp cận của đề tài này, tác giả luận văn thống nhất sử dụngthuật ngữ “bản sắc dân tộc của văn hóa”
Trang 15Nói đến bản sắc dân tộc hay truyền thống dân tộc thì đều có thể baogồm cả mặt tích cực và tiêu cực Nhưng nói bản sắc văn hóa hay truyềnthống văn hóa dân tộc thì chỉ bao gồm mặt tích cực như là hạt nhân của tinhthần sáng tạo của dân tộc đó trong lịch sử Bản sắc dân tộc của văn hóa là hệgiá trị của dân tộc được sáng tạo, được vun đắp và truyền từ đời này sangđời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác Chỉ khi nào giá trị văn hóa của mộtdân tộc được hình thành tồn tại lâu dài và trải qua thử thách mà vẫn khôngmất đi thì dân tộc đó mới có được bản sắc văn hóa “Bản sắc văn hóa dântộc chính là những đặc trưng văn hóa đã trở thành bền vững” [161, 101].Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực xã hội đều thống nhất quan niệm bản sắcdân tộc của văn hóa là nét riêng độc đáo của mỗi nền văn hóa, được hìnhthành, lưu giữ suốt quá trình lao động và đấu tranh lâu dài của một dân tộc.Trong chuyên khảo “Bản sắc dân tộc của văn hóa”, GS Đỗ Huy cho rằng
“Nói đến bản sắc dân tộc của văn hóa chúng ta nghiêng về phía diện mạo cóhồn của văn hóa dân tộc Nó thể hiện ở mọi nơi mọi chỗ theo kiểu cáchriêng của dân tộc Nó được phát triển biến hóa bởi sự nghiệp lao động vàchiến đấu của nhiều thế hệ trong lịch sử Bản sắc này chi phối cả phong tụctập quán các vùng miền và tiểu vùng văn hóa” [69, 27] Từ những phân tíchtrên có thể nhận thấy bản sắc dân tộc của văn hóa có đặc điểm: thứ nhất, làmột hệ thống giá trị văn hóa đã được hình thành và phát triển trong suốt lịch
sử của mỗi dân tộc, mang đậm trí tuệ, diện mạo và phong cách văn hóa tạothành sắc thái, dấu ấn, bản lĩnh riêng, thành cái cốt lõi, tinh túy, là linh hồn
và truyền thống của một dân tộc, thể hiện trong hoạt động vật chất và tinh
thần của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc; thứ hai, nó luôn phát huy
tính có ích trong đời sống xã hội đương đại, không chỉ là những giá trị quákhứ mà còn là thực tại và hướng đến tương lai Cũng cần chú ý là bản sắcdân tộc của văn hóa là sự kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc
Trang 16của dân tộc, có tính bền vững và trường tồn trong lịch sử mà nhờ đó thế hệsau kế thừa và phát triển ngay trên giá trị quá khứ, tiếp thu giá trị hiện đại.
Nó là chất keo dính gắn bó cộng đồng người với nhau, là cội nguồn, gốc rễsinh tồn và phát triển của mỗi dân tộc bởi lao động, đấu tranh hay sáng tạocủa cả cộng đồng với sự tiếp nối qua bao thế hệ con người Thông qua bảnsắc dân tộc của văn hóa có thể cảm nhận và hiểu rõ được dân tộc đó đã sảnsinh ra như thế nào và sẽ phát triển ra sao trong sự phát triển của nhân loại.Với ý nghĩa đó, bản sắc dân tộc của văn hóa định hướng tồn tại và phát triểncủa mỗi dân tộc Bản sắc dân tộc của văn hóa không phải là một phàm trùvĩnh viễn mà nó là phạm trù lịch sử, có quá trình hình thành và phát triểntrong xã hội, chứa đựng những giá trị thiêng liêng của một dân tộc
Khi xem xét bản sắc dân tộc của bất cứ nền văn hóa nào thì phải xét cácgiá trị bản sắc dân tộc của văn hóa dựa trên tính bền vững và biến đổi Haihiện tượng này không đối lập nhau mà là hai mặt của một chỉnh thể Mỗi dântộc đều có sắc thái diện mạo văn hóa được tạo thành không phải dựa vàothuộc tính nào đó mà là sự tổng hợp của nhiều thuộc tính Bởi mỗi sự vật hiệntượng đều là một thể thống nhất bao gồm những thuộc tính, mối liên hệ chunggiống như những sự vật hiện tượng khác và hòa lẫn những mối liên hệ đặc thù
nó có Tổng hợp những thuộc tính làm nên bản sắc dân tộc của văn hóa khôngphải hoàn toàn nét riêng của dân tộc đó Trong bản sắc dân tộc của văn hóachứa đựng tính nhân loại, tính khu vực, tính tộc người Ở đó, tính nhân loại vàtính khu vực đã được đa dạng hóa, được thích ứng biến đổi phù hợp, được kếthợp với cái riêng của dân tộc mà dân tộc đó đã sáng tạo trong lịch sử Nghĩa
là không phải cái thiên hạ không có mà mình có mới gọi là bản sắc văn hóa
mà chính là cái chung nhưng gắn bó cùng dân tộc và được thể hiện một cáchđậm nét Bản sắc dân tộc của văn hóa chỉ rõ anh là ai, thiếu nó anh không cógiá trị bản thân, không tồn tại như một giá trị
Trang 17Tóm lại, bản sắc dân tộc của văn hóa là những giá trị gốc, hạt nhân,mang tính dân tộc sâu sắc nhất Những giá trị đó nằm chủ yếu trong tâmthức, cốt cách của mỗi con người, và được thể hiện ra trong hoạt động, quan
hệ, giao tiếp ứng xử, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong tư duy,nghệ thuật kiến trúc, trong phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội
và cả trong sinh hoạt thường ngày… của từng dân tộc cụ thể
Quan niệm về bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam
Mỗi dân tộc đều có điều kiện tự nhiên và lịch sử của riêng mình, vì vậy
có nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc Dân tộc Việt Nam trong lịch
sử mấy ngàn năm dựng và giữ nước, đã phải thích ứng với thiên nhiên khắcnghiệt, với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm đầy gian nan, thử thách.Nhưng cái giúp chúng ta luôn giữ được mình trong những hoàn cảnh lịch sửkhó khăn nhất để tồn tại và phát triển đến hôm nay chính là nhờ dân tộc ta
có một nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc Việt Nam Một trong nhữngđặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ
rõ là "có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"[42, 68] Bản sắc dântộc của văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta xác định tại Hội nghị lần thứNăm Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII bao gồm “những giá trị bềnvững, những tinh hoa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam được vun đắpnên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước”, kết tinhnhững gì đặc sắc nhất, đẹp đẽ nhất, độc đáo nhất của các cộng đồng dân tộcViệt Nam, nó có giá trị bền vững, trường tồn cùng thời gian, nó như chấtkeo kết nối cộng đồng người gắn bó với nhau, để cùng tồn tại và phát triển.Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam “là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tựcường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - giađình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lí,đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị
Trang 18trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các hình thứcbiểu hiện mang tính dân tộc độc đáo” [43, 56].
Có thể thấy bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là những giá trị gốc,hạt nhân, mang tính dân tộc sâu sắc nhất mà xưa nay chúng ta không thể tìmthấy trong bất kì văn bản chính thống nào, “mà thấy toát ra từ toàn bộ lịch
sử đất nước, qua phong hóa cổ truyền biểu hiện ở xóm làng… qua những sựkiện có tư cách đại diện cho lương tâm của toàn dân, đại diện cho danh dựcủa dân tộc” [54, 328] Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là biểu hiệncốt cách của dân tộc Việt Nam, được thể hiện không chỉ ở nội dung mangđặc tính dân tộc mà còn đậm nét cả hình thức biểu hiện trong mọi lĩnh vựccủa văn hóa và đời sống xã hội, trong sinh hoạt, giao tiếp ứng xử hằng ngày,trong tư duy, nếp sống, cách giao tiếp, ứng xử, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội,trong sáng tạo văn hóa, khoa học, nghệ thuật… đến cách dựng nước, giữnước của dân tộc Bất kì một sản phẩm, một tác phẩm văn hóa của dân tộcnào cũng chức đựng bản sắc của dân tộc ấy
Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là tố chất được “hợp luyện”
cùng chiều với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ViệtNam Bản sắc đó không phải là một hằng số cố định, tĩnh tại mà luôn năngđộng, không ngừng phát triển và có những giá trị mới được hình thành, bồi
tụ trong quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền văn hóa Chẳng hạn, yêunước là giá trị chung của nhiều dân tộc nhưng trở thành chủ nghĩa yêu nước,sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa dân tộc “thà hy sinh tất cả, chứ nhất địnhkhông chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “quyết tử cho tổ quốc quyếtsinh”… là nét độc đáo Việt Nam [161, 182] Thế nhưng lòng yêu nước nồngnàn lại được thể hiện với những hình thức khác nhau trong những giai đoạnlịch sử khác nhau của dân tộc Khi dân tộc ta chống giặc ngoại xâm, lòngyêu nước thể hiện ở tinh thần xả thân vì nền độc lập của dân tộc Thời hòa
Trang 19bình, lòng yêu nước là dồn hết tâm sức, trí tuệ xây dựng đất nước “giàumạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Như thế biểu hiện lòng yêu nướctrong mỗi giai đoạn lịch sử có khác nhau nhưng giá trị lòng yêu nước khôngthay đổi Bởi lẽ, cũng như chính sự vận động và biến đổi của đời sống cáccộng đồng người, bản sắc văn hóa của các cộng đồng cũng vừa ổn định, vừaluôn phát triển và biến đổi Bản sắc là ổn định vì nó bao gồm những giá trịbền vững được hình thành nên qua lịch sử của cộng đồng người Nhưng conngười và cộng đồng chỉ bảo tồn những gì đáp ứng yêu cầu tồn tại và pháttriển của họ Nên khi các điều kiện lịch sử thay đổi thì những yếu tố đã lỗithời trong bản sắc văn hóa tất yếu là phải nhường chỗ cho những nhân tốmới nảy sinh trong điều kiện mới Do đó, bản sắc dân tộc của văn hóa ViệtNam là một biểu hiện của tiềm năng sáng tạo vô hạn của một dân tộc khôngbao giờ đứng nguyên tại chỗ, cũng không bao giờ lặp lại chính mình.
Vậy bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bền vững nhưng không nhấtthành bất biến Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là những giá trị gốc,hạt nhân, mang tính dân tộc sâu sắc nhất Bản sắc dân tộc của văn hóa ViệtNam không phải là mọi giá trị văn hóa mà là những giá trị tinh thần cốt lõicủa dân tộc Việt Nam, định hướng cho dân tộc ta phát triển là chính mình
mà không phải là dân tộc khác Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam nằmchủ yếu trong tâm thức, cốt cách của con người Việt Nam, và được biểuhiện ra trong mọi mặt đời sống, hoạt động và quan hệ con người của dân tộcViệt Nam, thể hiện trong mọi lĩnh vực của văn hóa và đời sống xã hội, sinhhoạt hằng ngày, trong tư duy, nếp sống, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội, trongsáng tạo văn hóa, khoa học, nghệ thuật,… đến cách dựng nước, giữ nướccủa dân tộc Việt Nam
Trang 201 1 2 Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là nhân tố bảo đảm
sự phát triển bền vững của đất nước
Thứ nhất, bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là một trong những điều kiện tồn tại, phát triển của dân tộc Việt Nam và là hạt nhân tạo nên
diện mạo đặc trưng của dân tộc
Nhân lõi của mỗi nền văn hóa tập trung và lắng đọng ở bản sắc dân tộccủa văn hóa Các nhà triết học và văn hóa học đều nhận thấy, bản sắc dântộc của văn hóa là đặc trưng riêng về sắc thái thể hiện ở cả bên ngoài lẫn nộidung bên trong, khẳng định nó là dân tộc này chứ không phải là dân tộckhác Bản sắc dân tộc của văn hóa vì thế là bộ gien di truyền văn hóa dântộc, là sức sống trường tồn của dân tộc Nói một cách khái quát, bản sắc dântộc của văn hóa là sức mạnh chủ thể của nền văn hóa, được thể hiện ở mỗi
cá nhân, mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội
Trên bình diện xã hội, động lực văn hóa đối với sự phát triển xã hội thểhiện ở vai trò của bản sắc văn hóa đối với sự cố kết cộng đồng, tạo nên sứcmạnh tổng hợp, nội sinh của mỗi cộng đồng dân tộc Trong quá trình tồn tại
và phát triển, mỗi cộng đồng dân tộc đều tạo dựng nên cho mình những giátrị tinh thần nhất định Những giá trị đó là sự phản ánh về mặt tinh thần quátrình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng dân tộc Đến lượt mình, nhữnggiá trị đó lại trở thành định hướng giá trị, thành động lực của quá trình dựngnước và giữ nước của các dân tộc, các quốc gia
Giữa lịch sử phát triển của dân tộc với lịch sử hình thành bản sắc dân tộccủa văn hóa có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, không thể tách rời Bản sắcdân tộc của văn hóa Việt Nam được cộng đồng các dân tộc Việt Nam vun đắpnên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Bản sắcdân tộc của văn hóa chính là hạt nhân tạo nên diện mạo đặc trưng riêng củadân tộc Việt Nam, khẳng định dân tộc Việt Nam với những đặc thù riêng có,
Trang 21làm cho dân tộc Việt Nam khác với các dân tộc khác Bản sắc đó đã được dântộc ta ý thức từ rất sớm như là những giá trị cấu thành lẽ sống của dân tộc Sựtồn tại của dân tộc ta chính là bằng chứng hùng hồn về bản sắc dân tộc “Nếukhông đủ bảnh lĩnh giữ gìn bản sắc của mình thì có lẽ nước ta đã bị diệt vong
từ lâu, như một số nước, dân tộc khác đã có lịch sử huy hoàng” “Sự tồn tại vàphát triển không ngừng của nước Việt Nam chính là do bản lĩnh”, bản sắc vănhóa của mình [134, 93] Sức mạnh của dân tộc Việt Nam chính là sức mạnhcủa văn hóa dân tộc “Văn hóa dân tộc chúng ta có một sức mạnh lớn, lớn phithường Những kẻ địch của dân tộc Việt Nam cũng đã nhận thấy như thế, nhậnthấy mà không làm gì được, không đánh bại nổi, cũng không biết đối đầu bằngcách nào” [134, 94] Lịch sử đã chứng minh từ các cuộc xâm lược của các triềuđại Hán, Nguyên, Minh đến quân Pháp, quân Mỹ, với sức mạnh vật chất vànhững thủ đoạn vô cùng nham hiểm là xóa bỏ nền văn hóa Việt, nhưng tất cảđều đã thất bại “Trăm ngàn trống đồng – biểu tượng của văn hóa Văn Lang –
có thể bị nấu chảy, mà văn hóa của con cháu vua Hùng cứ tồn tại, được bảo vệ,
đó là lí do chính cắt nghĩa tại sao sau hàng ngàn năm bị đô hộ bởi một nướcrộng lớn, đông dân hơn ta mấy chục lần, văn hóa cũng cao hơn mà dân takhông bị đồng hóa, nước ta hồi sinh” [134, 94] Bản sắc dân tộc của văn hóa làđiều kiện tồn tại, phát triển của dân tộc Việt Nam
Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là một “chứng minh thư” dântộc, nhưng không phải như chứng minh bằng giấy, mực, mà chứng minhbằng tâm hồn, cốt cách của con người Việt Nam, không thể giả mạo được,
nó đảm bảo rằng người Việt Nam là người Việt Nam chứ không phải aikhác Bản sắc dân tộc của văn hóa là cái “gen” của cộng đồng, của dân tộc.Trong cái “gen” ấy phân tích ra, có khí phách quật cường, có tấm lòng nhânnghĩa; nhân nghĩa làm gốc cho quật cường, quật cường để bảo vệ và pháthuy nhân nghĩa” [134, 96] Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam không chỉ
Trang 22được khẳng định ở phương diện tinh thần, tư tưởng, tính cách dân tộc màđược nhấn mạnh ở cả phương diện tổ chức đời sống cộng đồng, trong tâm lýdân tộc, phong tục tập quán, lối sống, sinh hoạt kinh tế, xã hội Bản sắc dântộc của văn hóa Việt Nam đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dântộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã
- tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lí, đức tính cần cùsáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống"[43, 56] Chính vì những giá trị đó mà các thế hệ người Việt Nam đã sống,lao động, chiến đấu và hy sinh để giữ gìn và phát huy Bởi đó là điều kiệntồn tại của dân tộc Việt Nam với tính cách là một dân tộc
Thứ hai, bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là bộ lọc, hệ quy chiếu
để dân tộc ta lựa chọn, tiếp thu những giá trị văn hóa nhân loại, làm giàu
và giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
Lịch sử từng chứng kiến rất nhiều nền văn hóa sáng rực lên rồi lại tắtlịm đi trong quá trình hội nhập, giao lưu, và cũng không ít những dân tộcbiết bổ sung phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, làm bản sắc dân tộcthêm phong phú và đứng vững trước mọi sóng gió lịch sử Đó là nhờ biếtnhận thức và vận dụng đúng hai nguyên lí của phép biện chứng: nguyên lí
về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển Kế thừa và giao lưuvăn hóa là qui luật nội tại của mọi nền văn hóa Văn hóa Việt Nam ta tronglịch sử đã chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ văn hóa Ấn Độ,Trung Hoa đến văn hóa Pháp, Mỹ và văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa.Nhưng ta đã thành công trong tiếp biến những giá trị tinh hoa của các nềnvăn hóa ấy để phù hợp dân tộc, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc mà vẫn giữđược hương sắc Việt Nam Đó là nhờ bản sắc dân tộc
Bên cạnh đó, bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam ta được giữ gìnđồng thời là quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tiếp thu những giá
Trang 23trị văn hóa, khoa học tiến bộ, hiện đại của thế giới Đây là qui luật đã có từngàn xưa Xu hướng hướng ngoại để tìm hiểu, tiếp nhận những cái mới lạ,
bổ ích cần thiết là một xu hướng có tính khách quan lịch sử, phản ánh nhucầu tồn tại, phát triển Đóng kín cửa, biệt lập sẽ làm xói mòn, suy vong nềnvăn hóa dân tộc Trong lịch sử không có nền văn hóa nào là hoàn toàn bảnđịa, không có nền văn hóa nào lại tuyệt đối đơn lẻ, thuần khiết và không bịảnh hưởng bởi bất cứ nền văn hóa nào khác Văn hóa Việt Nam là sản phẩmcủa sức mạnh nội sinh của dân tộc đồng thời cũng là kết quả của quá trìnhgiao lưu, tiếp biến các giá trị tinh hoa văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc vàphương Tây Tinh hoa văn hóa nhân loại là cái có giá trị cao nhất, đại diệnnhất của một thời đại về mặt tư duy, tư tưởng, kiến thức nghệ thuật,… trongnền văn hóa của một dân tộc, một khu vực Những tinh hoa ấy đã được thửthách qua lịch sử và thời gian, có tính chất kỳ vĩ xuất sắc về tính sáng tạocủa trí tuệ và lao động của con người [151, 62-68] Vì vậy phải tiếp thu là lẽđương nhiên Cũng chính nhờ tiếp thu những giá trị văn hóa mới trong cáccuộc giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông – Tây trong lịch sử mà nền văn hóaViệt Nam truyền thống ngày càng phong phú và giàu bản sắc
Hiện nay, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại được phát huy trênmột bình diện mới của thời kì phát triển hiện đại đang diễn ra ở mọi nơi trênthế giới Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là học hỏi, thưởng thức, vậndụng những đỉnh cao của trí tuệ và sự sáng tạo của nhân dân các nước trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học, xã hội, văn hóa, nghệ thuật,… để bổ sung,làm giàu cho văn hóa nội sinh, biến chúng thành điều kiện, động lực cần thiếtcho những sáng tạo mới cao hơn Nhờ đó mà bản sắc dân tộc được giữ vững
và nâng cao Nhất là trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiệnnay, cần thiết phải giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa đồng thời tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại Đó là quá trình có tính biện chứng Vì bản sắc dân tộc
Trang 24phản ánh một sự “bám rễ” “lồng trong một sự tự vượt qua mình để tiến vềnhững chân trời mới của cái đẹp” [151, 55], và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại để làm phong phú bản sắc dân tộc Nhưng quan trọng là cần phải biếtbiến những cái hay của người thành cái của ta thông qua sự sàng lọc, chọn lựa
và thực tiễn hóa Có vậy, bản sắc dân tộc mới được giữ gìn bền vững
Như vậy bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam được giữ gìn đồng thờitiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Đó là qui luật phát triển của văn hóaViệt Nam, là nhân tố quan trọng giữ gìn và làm giàu thêm nền văn hóa dântộc, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước
Thứ ba, bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là một trong những nhân tố tạo sức mạnh tổng hợp gắn kết cộng đồng dân tộc trong xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, chống mọi âm mưu đồng hóa của kẻ thù
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam ta cũng chính
là lịch sử giữ nước hào hùng bấy nhiêu năm Trong đó, dân tộc ta phảichống chọi không biết bao nhiêu kẻ thù lớn nhỏ, từ các đế chế phong kiếnđến các cường quốc thực dân kiểu cũ và kiểu mới cũng như các đế quốcbinh hùng tướng mạnh Đông Tây Tất cả các kẻ thù dù mạnh hơn, đông hơn,chiếm ưu thế và sức mạnh hơn gấp bội phần nhưng dân tộc nòi giống lạchồng vẫn chiến thắng oanh liệt, vẻ vang Cái giúp chúng ta luôn giữ đượcmình trong những hoàn cảnh lịch sử khó khăn nhất để tồn tại và phát triểnđến hôm nay chính là nhờ dân tộc ta có một nền văn hóa lâu đời mang đậmbản sắc dân tộc Việt Nam
Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam hình thành trên cơ sở tự lực tựcường, thường xuyên thắng mọi sự nô dịch và áp đặt ngoại lai, là hạt nhânlàm nên sức mạnh Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữnước của dân tộc Một đất nước nhỏ bé, dân ít hơn các nước láng giềng từ
15 đến 20 lần, với lịch sử hơn 1000 năm Bắc thuộc với mưu đồ “Hán hóa”,
Trang 25và mưu đồ “Tây hóa”, “Mỹ hóa” trong hơn 100 năm thực dân đế quốc xâmlược nhằm đồng hóa, nô dịch văn hóa Việt Song điều gì đã làm mọi chínhsách đồng hóa của kẻ thù phải thất bại? Điều gì đã làm con cháu Vua Hùngvẫn không bị đồng hóa, trái lại còn “Việt hóa” các yếu tố văn hóa ngoại lai,
để sau 4000 năm lịch sử thăng trầm “gió Á mưa Âu”, ta vẫn là ta và chiếnthắng mọi quân xâm lược, giữ vững bờ cõi? Những thắng lợi, chiến công ấykhông phải nhờ vào sức vóc con người và vũ khí Việt Nam tốt mà chủ yếunhờ hệ giá trị tinh thần của riêng mình, luôn được làm giàu thêm, được giữgìn và phát huy từ đời nay sang đời khác [107, 27] Sức mạnh làm nên mọithắng lợi của dân tộc Việt Nam chính là sức mạnh văn hóa, mà cái cốt lõichính là bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam
Trước những nguy cơ, thách thức to lớn của quá trình hội nhập và toàncầu hóa hiện nay, việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa là hết sức quantrọng Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định: “ bảo vệ bản sắc dântộc là bảo vệ tổ quốc, là tích luỹ, nhân lên gấp ngàn lần sức mạnh của đất nước,của chủ nghĩa xã hội, của con người Việt Nam, nòi giống Việt Nam ta” [9, 79]
Kẻ thù hiện nay không dùng sức mạnh quân sự, đạn dược vũ khí đểxâm lược ta mà lợi dụng toàn cầu hóa, đầu tư kinh tế để thực hiện mưu đồbành trướng văn hóa, xâm lăng văn hóa, đồng hóa văn hóa, làm cho văn hóaViệt Nam mất bản sắc Mà chúng ta đã biết, mất bản sắc dân tộc của văn hóacũng chính là mất dân tộc, mất nước Không phải ngẫu nhiên mà những nămqua nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng đề ra những chiến lược phát triểnvăn hóa, bảo vệ bản sắc dân tộc như Trung Quốc – một quốc gia có nền vănhóa kỳ vĩ, đã tuyên bố chống ô nhiễm tinh thần Nhật Bản – mặc dù đã cómột nền công nghiệp phát triển cao nhưng người Nhật rất chú ý đến bản sắcvăn hóa dân tộc trong việc xác định các chuẩn giá trị xã hội ở Nhật và liêntục mở hội nghị bàn về văn hóa dân tộc Singapo cũng áp dụng chiến lược
Trang 26đa sắc tộc, đề cao tinh thần Singapo Ngay cả Pháp cũng kêu gọi cấm tự dolưu thông sản phẩm văn hóa [135] Tất cả những việc làm đó không ngoàimục đích giữ gìn bản sắc dân tộc bởi giữ gìn và bảo vệ bản sắc dân tộc củavăn hóa trong thời đại hiện nay chính là bảo vệ tổ quốc, chính là giữ lấy cáicốt lõi bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững.
Thứ tư, bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là nền tảng và sức mạnh tinh thần của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước vì mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” [39].
Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới cho thấy, quá trình chuyển dịchcác mô hình phát triển nếu không tính đến bản sắc dân tộc, không gắn vớigốc rễ thì không phát triển được, thậm chí là phát triển lệch lạc và bị laicăng, tha hóa, dẫn đến xung đột sâu sắc và phá hoại sự phát triển, thậm chíphản phát triển Bài học của một số nước Châu Phi, Nam Mỹ và các nướckém phát triển những năm qua là một điển hình Do trình độ sản xuất thấpkém, nên trong quá trình chuyển đổi, các nước này chỉ chú ý phát triển kinh
tế dựa vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và thu ngoại tệ Với mục đíchchủ yếu để cải thiện cuộc sống, do đó nâng cao tính chất hiện đại của mứcsống, tiêu thụ Nhưng không chú trọng đến bản sắc văn hóa dân tộc, đến đặcthù của dân tộc mình, không giữ gìn bản sắc dân tộc Do đó các nước nàychỉ đạt sự tăng trưởng nhất thời mà không có được sự phát triển bền vữngthực sự Kết quả là không ít các nước đã rơi vào tụt hậu
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã từng nhấn mạnh “nếu dân tộc hóa
mà phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa đó, vì lúc bấy giờvăn hóa thế giới phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa của mình sẽchiếm được địa vị ngang với các nền văn hóa thế giới” [112, 590] Nếukhông biết chú ý đến văn hóa thế giới và giữ gìn bản sắc của mình thì sớm
Trang 27muộn văn hóa của mình cũng bị lạc hậu, và hệ quả tất yếu là đất nước bị tụthậu, không phát triển được.
Đối với Việt Nam ta, bản sắc dân tộc của văn hóa càng có ý nghĩa quantrọng Trong lịch sử dân tộc, thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là thắnglợi của văn hóa Việt Nam nên ngày nay, muốn hoàn thiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước thành quốc giaphát triển và phát triển bền vững thì giữ gìn bản sắc dân tộc là hết sức cần kíp
Có giữ gìn bản sắc dân tộc mới có thể tiếp biến được những thành tựu tinhhoa văn hóa nhân loại để làm giàu bản sắc dân tộc, phục vụ sự phát triển củachính dân tộc mình Vì lịch sử không có nền văn hóa nào được hình thành từnhững yếu tố bản địa, cũng không có dân tộc nào sống và phát triển nhờ nhậpvăn hóa của nước ngoài Bản sắc dân tộc cũng như trái tim của cơ thể conngười, nếu nó không được khỏe mạnh, thì sẽ không tiếp biến, lưu chuyển vàtuần hoàn được máu để nuôi cơ thể, càng không có khả năng tiêu hóa, hấp thunhững thành tựu văn hóa bên ngoài Do đó không những không giữ gìn,không làm giàu cho bản sắc của mình mà thậm chí còn làm nghèo bản sắcdân tộc, không phục vụ sự phát triển của quốc gia dân tộc và càng không đảmbảo sự phát triển lâu bền của đất nước Nhất là trong thời đại ngày nay, khi
mà toàn cầu hóa được đẩy mạnh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền vănminh và văn hóa thì “tiếp xúc, cách tân, tác động qua lại, trao đổi và đối thoạitrên cơ sở bình đẳng về phẩm giá và sự khoan dung”, như Giám đốcUNESSCO Koichiro Matsuura nhận xét, là nhu cầu sống còn [112, 82].Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam được cha ông ta bao đời đã ýthức từ rất sớm như là những giá trị cấu thành lẽ sống của dân tộc Chính vìnhững giá trị đó mà các thế hệ người Việt Nam đã sống, lao động, chiến đấu
và hy sinh để gìn giữ và phát huy Trước sự xâm lược và âm mưu đồng hóavăn hóa của ngoại bang, các giá trị văn hóa đã thực sự trở thành mục đích và
Trang 28động lực của các cuộc đấu tranh giữ nước Khi Lý Thường Kiệt nói về chủquyền dân tộc trong bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”, Nguyễn Trãi khẳng địnhtruyền thống văn hiến Đại Việt trong “Bình Ngô đại cáo” thì điều đó có nghĩarằng, bản sắc dân tộc của văn hóa đã được ý thức như là yếu tố gắn kết cả cộngđồng dân tộc trong một mục tiêu chung Cũng như Lý Thường Kiệt và NguyễnTrãi, vua Quang Trung đã kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc khitập hợp và khích lệ toàn dân “đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”.Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, vai trò của bản sắc dân tộc củavăn hóa không chỉ được các quốc gia khẳng định trên thực tế, mà còn được
ý thức một cách tự giác trong xây dựng cuộc sống xã hội Các quốc gia, đặcbiệt là các quốc gia đang phát triển rất có ý thức trong việc sử dụng bản sắcdân tộc của văn hóa để liên kết cộng đồng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trongxây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như trong phát triển đất nước Để bảo đảm
sự thống nhất trong định hướng giá trị cho hoạt động của xã hội cũng nhưcủa mỗi cá nhân, nhiều quốc gia đã xây dựng bảng giá tị tinh thần cho dântộc Chẳng hạn như Thái Lan từ năm 1970 đã công bố năm giá trị cơ bản donhà vua quy định gồm: “tự học, siêng năng và có tinh thần trách nhiệm; biếtchi tiêu khéo léo và tiết kiệm; tuân thủ luật pháp; làm theo lời dạy của tôngiáo; yêu nước, yêu tôn giáo, yêu nhà vua” [70, 157]
Ở nước ta, nhận thức sâu sắc vai trò của bản sắc dân tộc của văn hóatrong gắn kết cộng đồng, thúc đẩy các quá trình kinh tế - xã hội, yêu cầu xâydựng hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắcdân tộc đã được được khẳng định từ Đại hội lần thứ VIII của Đảng Hội nghịlần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã cụ thể hóa yêu cầuthành những đức tính sau: có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đâu
vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên, đưa đất nước thoátkhỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu
Trang 29tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; có ý thức tập thể,đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh,cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước củacộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; lao động chămchỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi íchcủa bản thân, gia đình, tập thể và xã hội; tường xuyên học tập và nâng cao hiểubiết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực” [43, 58-59]
Có thể thấy, để thể hiện thực sự sức mạnh của mình, bản sắc dân tộccủa văn hóa phải được thấm sâu trong yêu cầu của xã hội hiện đại và phảithể hiện cụ thể trong các lĩnh vực hoạt động xây dựng xã hội mới, đồng thờiphải thường xuyên được bồi đắp, làm phong phú trong mọi hoạt động sốngcủa từng cá nhân, từng tập thể, từng cộng đồng
Khi nhìn nhận sự thành công trong phát triển, trong hiện đại hóa ở NhậtBản và bốn con rồng châu Á (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo)người ta thường nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa truyền thống Đông Á.Nhiều học giả cho rằng, nhiều giá trị Đông Á phù hợp với yêu cầu của quátrình hiện đại hóa xã hội Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam chính làđộng lực, nội lực cố kết cộng đồng dân tộc Việt Nam trong quá trình xậydựng, phát triển đất nước Giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa là cơ sở củng cố
ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững
Nhận thức tầm quan trọng của bản sắc dân tộc của văn hóa và việc giữgìn bản sắc dân tộc của văn hóa, Đảng cộng sản Việt Nam trong Văn kiệnĐại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII đã xác định: “trong điều kiện kinh tế thịtrường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nângcao bản sắc văn hóa dân tộc” [40, 111] Và trước đó, Nghị Quyết 09 của Bộchính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay cũng đãkhẳng định: “Những giá trị truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là
Trang 30lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự cường dân tộc… đó là nền tảng và sứcmạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội tiến bộ, côngbằng, nhân ái” Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X một lần nữakhẳng định: “tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơnvới phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con ngườiViệt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” [42, 106] Nghị quyếtĐại hội XI của đảng tiếp tục chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [39].Việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam hiện nay là một yêu cầucấp bách và có tính khách quan Bởi chỉ trên cơ sở giữ gìn bản sắc dân tộccủa văn hóa thì văn hóa Việt Nam mới có sức nặng trong tiếp xúc, giao lưu,đối thoại với các nền văn hóa khác Hơn nữa, giữ gìn bản sắc dân tộc có mộtquá trình lịch sử lâu đời chứ không phải chỉ mới đây Tuy nhiên so với trướcđây, việc giữ gìn bản sắc dân tộc khó hơn rất nhiều Bởi vì trước những mặttrái của kinh tế thị trường, thách thức của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,chúng ta phải chống lại những tác hại đó Nhưng lấy gì để chống lại? Không
gì khác là phải dựa vào cái gốc rễ dân tộc, cái bản sắc dân tộc của văn hóa
Do đó bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam có vai trò và ý nghĩa hết sức
quan trọng Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam chính là nhân tố bảo đảm
sự phát triển bền vững của đất nước, là nền tảng và sức mạnh tinh thần đểxây dựng, phát triển đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dânchủ, công bằng, văn minh” Bởi “người ta không thể quyết định đi về đâunếu trước tiên người ta không biết mình từ đâu đến” Cái gọi là từ đâu đến
Trang 31ấy tức là từ một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc [34, 16] Muốn vậyphải biết cách giữ gìn Nhưng không phải dân tộc nào cũng biết cách.
Tóm lại, bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam có ý nghĩa hết sức quantrọng Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam chính là nhân tố quan trọng bảođảm sự phát triển bền vững của đất nước Bản sắc đó là kết tinh sức sống củadân tộc Việt Nam, giống như chất keo kết chặt toàn thể cộng đồng dân tộcViệt Nam gắn bó với nhau cùng tồn tại, phát triển Bản sắc đó chi phối toàn
bộ đời sống dân tộc, giúp bảo tồn dân tộc, chống mọi âm mưu đồng hóa của
kẻ thù, đồng thời là nền tảng và sức mạnh tinh thần để xây dựng, phát triểnđất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, vănminh” Do đó cần phải biết giữ gìn nó Có vậy mới thực sự phát huy vai tròcủa bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam đối với sự phát triển đất nước
1 2 QUAN NIỆM VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY
1 2 1 Quan niệm về toàn cầu hóa
Thời đại ngày nay, toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa kinh tế nóiriêng không phải là một hiện tượng mới mẻ mà đã trở thành một quá trìnhkhách quan và đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, từcác chính khách đến những nhà nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia Trongnghiên cứu cũng như trên diễn đàn quốc tế và thậm chí trong nhiều hội nghị,hội thảo quốc tế, hiếm khi nào lại thiếu sự bàn bạc về toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa không phải là vấn đề mới xuất hiện Thuật ngữ “toàn cầuhóa” (tiếng Anh viết là “globalisation” hoặc “globalization”) xuất hiện lầnđầu tiên trong từ điển tiếng Anh của Webster năm 1961 [168, 393] Vàocuối thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, thuật ngữ toàn cầu hóa được sửdụng phổ biến để diễn đạt một nhận thức mới của loài người về một hiệntượng, một quá trình quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện nay Tuy nhiên,
Trang 32vấn đề toàn cầu hóa đã được các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, C.Mác và Ph Ăngghen đề cập đến cách nay hơn 160 năm Tuy không dùngthuật ngữ “toàn cầu hóa” nhưng C Mác và Ph Ăngghen đã phân tích mộtcách sâu sắc về quá trình quốc tế hóa sản xuất tư bản chủ nghĩa và xu hướngphát triển của nó Lấy lực lượng sản xuất làm điểm xuất phát để giải thíchnhững nguyên nhân gây nên quốc tế hóa kinh tế, văn hóa, chính trị của giaicấp tư sản, hai ông đã chỉ rõ: “Hơi nước và máy móc dẫn đến cuộc cáchmạng trong công nghiệp Đại công nghiệp hiện nay thay cho công trườngthủ công Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới” [100, 598] Hai ôngcũng đã dự báo rằng chủ nghĩa tư bản phát triển đến một giai đoạn nào đó sẽ
đi tới xu hướng thế giới hóa mà ngày nay chúng ta gọi là toàn cầu hóa “dobóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùngcủa tất cả các nước mang tính chất thế giới… thay cho tình trạng cô lậptrước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy pháttriển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc Màsản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế.Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sảnchung của tất cả các dân tộc Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộcngày càng không thể tồn tại được nữa, và từ những nền văn hóa dân tộc địaphương muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới”[100, 601-602] Như vậy, có thể thấy quá trình toàn cầu hóa hiện nay đangdiễn ra không nằm ngoài dự báo của C Mác và Ph Ăngghen
Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa toàn cầu hóa với nhiềugóc độ khác nhau Theo Uỷ Ban Châu Âu “Toàn cầu hóa như là một quá trình
mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang trở nênngày càng phụ thuộc lẫn nhau do tính năng động của việc buôn bán hàng hóa
và dịch vụ, cũng như do tính năng động của sự lưu thông vốn tư bản và công
Trang 33nghệ Đây không phải là một hiện tượng mới mà là sự tiếp tục của một tiếntrình đã được khơi mào từ khá lâu” [113, 33] Các nhà kinh tế thuộcUNCTAD cho rằng “Toàn cầu hóa liên hệ tới các luồng giao lưu khôngngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn lực vượt qua khỏi biên giới quốc giacùng với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản
lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng đó” [16,44] Tác giả T Friedman cho toàn cầu hóa “là một sự hội nhập không thể đảongược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ, tới mức chưa từng có –theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhànước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phíthấp hơn bao giờ hết” [51, 46] Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích:
“Toàn cầu hóa là hiện tượng trong đó các quan hệ xã hội được mở rộng trêntoàn thế giới, loại trừ dần tình trạng khép kín, biệt lập giữa các quốc gia, đưađến sự chuyển hóa lẫn nhau trong môi trường quốc tế mà ở đó mỗi nước đều
có những vị trí nhất định trong quá trình hình thành, xác lập những quan hệứng xử và cộng đồng, những tiêu chí và luật lệ, cơ chế và trật tự cộng đồng
Sự mở rộng quan hệ này được tăng cường tới mức nhiều sự kiện xảy ra ở nơinày nhất thiết tác động đến những sự kiện xảy ra ở nơi khác” [67, 447]
Có thể thấy, toàn cầu hóa là quá trình loại trừ dần tình trạng khép kín, biệtlập giữa các quốc gia dân tộc, đồng thời làm tăng lên mạnh mẽ những mối liên
lệ, tác động qua lại, ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộctrên phạm vi toàn thế giới, thông qua việc chuyển hóa các yếu tố riêng của mỗiquốc gia dân tộc thành các yếu tố, giá trị chung nhất mang ý nghĩa toàn nhânloại mà mọi quốc gia đều chấp nhận với nền tảng là sự liên kết kinh tế cùng với
sự hình thành các tổ chức, các định chế quốc tế nhằm quản lý và điều chỉnh cáchoạt động mang tính toàn cầu Quá trình toàn cầu hóa bắt đầu từ thế kỷ XV –XVI và có nguồn gốc là sự phát triển lâu dài của sản xuất và của nền kinh tế
Trang 34hàng hóa Bản chất khách quan của toàn cầu hóa được quy định bởi tính tất yếukhách quan của quá trình quốc tế hóa Bản chất của toàn cầu hóa thống nhấtvới quá trình quốc tế hóa nhưng ở trình độ cao hơn Quá trình quốc tế hóa kinh
tế đã có từ rất sớm, được tạo cơ hội bởi những phát kiến địa lý, giao thông vậntải, bắt đầu từ sau khi tìm ra châu Mỹ nhưng tiến trình này chỉ tăng tốc thực sựsau cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và các các nước tư bản chủ nghĩa khácthành công Khi quá trình quốc tế hóa đạt trình độ mới và cao hơn về chất biểuhiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì đó là quá tình toàn cầu hóa.Biểu hiện được đánh dấu bằng sự ra đời và tác động của cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ, khi “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”, “khoahọc trực tiếp làm ra sản phẩm”, như tiên đoán của C Mác và Ph Ăngghen Nóicách khác, toàn cầu hóa chính là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so vớiquốc tế hóa thể hiện ở sự tăng lên cả về chiều rộng và chiều sâu của các mốiliên kết trên tất cả các lĩnh vực ở phạm vi toàn cầu
Quá trình toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, phổ biến của sự pháttriển lịch sử, tác động trên nhiều mặt của đời sống thế giới từ chính trị, kinh
tế, thông tin, thể thao đến văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống,… trong đótoàn cầu hóa kinh tế vẫn đóng vai trò chủ yếu Trong quá trình toàn cầu hóa,cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là động lực thúc đẩy, kinh tế trithức ra đời, cái văn hóa và cái kinh tế đan quyện vào nhau Mạng lưới cáccông ty xuyên quốc gia phát triển nhanh trên phạm vi toàn cầu, các tổ chứcliên kết khu vực và quốc tế về kinh tế và văn hóa cũng nhứ về các lĩnh vựckhác ngày càng có vai trò quan trọng Tuy nhiên, hiện nay toàn cầu hóađang diễn ra dưới sự chi phối mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản, nhất là cácnước tư bản phát triển đã lợi dụng toàn cầu hóa để phục vụ lợi ích của họcho dù trật tự thế giới đã chuyển nhanh từ đơn cực sang đa cực cộng thêm
sự trỗi dậy của một số nước đang phát triển Đúng như GS Nguyễn Đức
Trang 35Bình đã nhận xét: “Toàn cầu hóa trong điều kiện hiện nay về cơ bản là toàncầu hóa có sự chi phối của chủ nghĩa tư bản, là quá trình tư bản ngày càngmuốn trở thành lực lượng quốc tế, là quá trình chủ nghĩa tư bản đang muốnquan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bành trướng ra toàn thế giới trên cơ sở lựclượng sản xuất, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày càng cao, sựphân công lao động quốc tế ngày sâu, càng rộng, tính chất xã hội hóa củasản xuất tăng lên chưa từng thấy” [11, 654] Đặc biệt đối với các nước đangphát triển, các nước tư bản phát triển thường chi phối thông qua các biệnpháp như: gây sức ép buốc các nước đang phát triển mở rộng cửa cho hànghóa với chất lượng cao và giá rẻ hơn của họ thâm nhập vào thị trường nộiđịa, trong khi chính các nước tư bản phát triển dưới nhiều hình thức và việndẫn khác nhau, lại tạo nên những bức rào chắn hàng hóa của các nước đangphát triển xuất sang thị trường của họ; yêu cầu thực hiện tự do cạnh tranhđối với tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ của các nước đang phát triển, trongkhi lại luôn giữ vững độc quyền về chuyển giao kỹ thuật và công nghệ
Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ Đại hội IX đã xác định: “ Toàn cầu hóa
là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia và xu thếnày đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốcgia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêucực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh” [41, 64] Như vậy, có thể thấy, toàn cầuhóa có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đối với mọi lĩnh vực của đời sống xãhội ở Việt Nam trong đó có lĩnh vực giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa
1 2 2 Những tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam hiện nay
Bước vào thế kỉ XXI, tiến trình toàn cầu hóa diễn ra với quy mô và tốc
độ lớn, có tác động mạnh mẽ đối với bản sắc dân tộc của văn hóa ở hầukhắp các dân tộc trên thế giới, bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu
Trang 36cực Ở Việt Nam, tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắc dân tộc của vănhóa có thể khái quát như sau:
Về những tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam hiện nay
Một là, toàn cầu hóa tạo điều kiện, cơ hội để mở rộng sự giao lưu, lựa chọn và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, để làm phong phú và nâng cao bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam
Với những phát triển, tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ cao,đặc biệt là công nghệ thông tin hiện đại với mạng internet, viễn thông, cápquang xuyên đại dương,… đã kết nối toàn cầu, rút ngắn thời gian, khônggian để nhân dân ta không chỉ tiếp nhận thành tựu khoa học kỹ thuật mà qua
đó mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp nhận và thâu hóa tinh hoa văn hóa của cácdân tộc trên thế giới, học hỏi cái hay, bổ sung các giá trị văn hóa dân tộc cònkhiếm khuyết, nâng cao những giá trị hiện có Chẳng hạn, truyền thống yêunước thì dân tộc nào cũng có nhưng yêu nước đến mức “quyết tử cho tổquốc quyết sinh”, với quyết tâm giành độc lập, tự do cho tổ quốc là nét đặctrưng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Và qua giao lưu, nhờ tiếp nhậnđược ánh sáng văn hóa chủ nghĩa Mác - Lênin, mà hiện nay, yêu nước còn
là yêu chủ nghĩa xã hội, bảo vệ nền độc lập tự do, ra sức xây dựng đất nước
vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”,xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
Qua kết quả của cuộc điều tra xã hội học ở thành phố Hồ Chí Minh chothấy: có 93% số người được hỏi cho rằng toàn cầu hóa giúp tăng cuờng giaolưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới; 94% cho là tạo điều kiện để trao đổikhoa học công nghệ; 84% cho là thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dântộc; 78% cho là tạo điều kiện để văn hóa Việt Nam tiến bước cùng thời đại;78%: mở rộng hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo; 77,5%: trao đổi kinh
Trang 37nghiệm và kĩ năng bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, 74,6%: góp phần hiệnđại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật của văn hóa dân tộc; 60%: thúc đẩy dịch vụvăn hóa phát triển [48, 202].
Toàn cầu hóa là điều kiện và môi trường hết sức thuận lợi để hiện đạihóa và tiên tiến hóa bản sắc dân tộc của văn hóa Bản sắc dân tộc của vănhóa Việt Nam phản ánh sức sống của dân tộc, là bộ gen bảo tồn dân tộc Nó
có tính bền vững nhưng không phải là bất biến, cố định, “khép kín”, mà luônvận động, biến đổi mang tính lịch sử cụ thể trong quy luật phát triển chungcủa nhân loại Bởi bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất, đấu tranh của cácmặt đối lập Cái mà hôm nay là mới, phù hợp nhưng chưa chắc ngày mai làtiến bộ và hiện đại Nhân loại luôn vận động và phát triển liên tục từng giờtừng phút Trong quá trình vận động và phát triển, nó luôn đào thải nhữngyếu tố lạc hậu và tạo lập các yếu tố mới để thích ứng với thời đại Chính xuthế toàn cầu hóa với những tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ vượt bậc đãtạo môi trường để dân tộc ta tiếp thu những tri thức khoa học mới trên tất cảcác lĩnh vực, tiếp xúc với những giá trị văn hóa tiến bộ, từ đó có điều kiệnthuận lợi hơn để làm mới, để hiện đại hóa bản sắc dân tộc của văn hóa
Việc “để lại” sau lưng những di sản quá khứ đã lỗi thời không phảichuyện đơn giản vì nó đã ăn sâu vào ý thức của cộng đồng qua một thời giandài Nhưng toàn cầu hóa chính là chất xúc tác, là đòn bẩy và yêu cầu của việcloại bỏ triệt để những cái lỗi thời một cách nhẹ nhàng và dễ dàng Thực tiễn
25 năm đổi mới của đất nước đã minh chứng cho điều đó Kể từ khi ViệtNam mở cửa hội nhập (1986), nhờ những giá trị chung, tiến bộ của nhân loại
do toàn cầu hóa mang lại, giúp dân tộc ta loại bỏ những thủ tục lạc hậu, bổsung, điều chỉnh cho giá trị truyền thống dân tộc Chẳng hạn như xưa kia chaông ta “trọng nghĩa khinh tài” thì nay trọng cả nghĩa và tài; lối trọng tình cảmhơn pháp lí được điều chỉnh thành trọng tình cảm đồng thời trọng pháp lí;
Trang 38việc đề cao cộng đồng hơn vai trò cá nhân được bổ sung bằng việc đề caocộng đồng nhưng cũng hết sức chú trọng vai trò của những cá nhân tíchcực… Nhờ vậy đã làm hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc và làm bản sắc dântộc của văn hóa Việt Nam thêm nồng đậm.
Hai là, toàn cầu hóa đã tạo điều kiện để đổi mới tư duy, trong đó có tư duy về văn hóa, là cơ hội lớn để chúng ta xem xét, đánh giá văn hóa dân tộc, thấy rõ vị thế, vai trò của văn hóa dân tộc, giới thiệu văn hóa Việt Nam với thế giới, qua đó tự khẳng định bản sắc dân tộc mình trong cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế của văn hóa dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
Trước đây, thế giới biết đến Việt Nam như một nước có chiến tranh liênmiên và dân tộc Việt Nam đã giành thắng lợi to lớn trong các cuộc chiếntranh đó Nhưng ngày nay, nhờ hợp tác quốc tế, mà thế giới đã biết đến đấtnước, con người Việt Nam với những truyền thống hào hùng và rất nhiềuthuần phong mỹ tục mang đậm bản sắc dân tộc Nhờ giao lưu, hội nhập, ta đã
tổ chức đuợc nhiều hội nghị về văn hóa Việt, những tuần lễ văn hóa Việt Nam
ở nhiều nước Âu, Mỹ, nhờ đó giới thiệu với quốc tế về nền văn hóa mangđậm bản sắc Việt Nam Từ đó thấy rõ hơn vị thế của văn hóa dân tộc, thấyđược những mặt tích cực cần phát huy và mặt hạn chế cần khắc phục Nhờtoàn cầu hóa, giao lưu hội nhập, ta tiếp xúc với những nét đa dạng, muôn vẻcủa văn hóa các nước, nhờ đó thấy rõ cần thiết phải khẳng định bản sắc dântộc mình và nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế
Ba là, toàn cầu hóa tạo cho ta có thêm điều kiện vật chất, kỹ thuật hiện đại phục vụ việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam
Thông qua mua bán và chính sách mở cửa, Việt Nam ta cũng như cácnước đang phát triển không chỉ đón nhận thời cơ, tiếp nhận thành tựu khoahọc công nghệ cao mà còn có cơ hội lựa chọn, ứng dụng các thành tựu ấy đểphát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, tạo điều kiện, cơ sở vật chất
Trang 39thuận lợi cho việc giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hóa Nhờ toàn cầu hóa,hội nhập quốc tế, ta có điều kiện tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoahọc, kỹ thuật và công nghệ cao của các nước phát triển như: phương tiệntruyền thanh, truyền hình, máy tính, internet, viễn thông, cáp quang xuyênđại dương… là điều kiện vật chất giúp bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa,giá trị truyền thống dân tộc, đồng thời để tuyên truyền sâu rộng đến toàn thểnhân dân, nâng cao nhận thức cho nhân dân về việc giữ gìn bản sắc dân tộccủa văn hóa Việt Nam Nhờ đó, bản sắc dân tộc được giữ gìn, phát huy.Trước quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam ta cũngnhư bất kì quốc gia dân tộc nào khác, không thể né tránh hay chống lại được,cũng không thể cứ khư khư đứng yên ôm giữ truyền thống, càng không thểtách khỏi truyền thống mà phải đứng trên truyền thống và vượt lên trên truyềnthống để phù hợp với xã hội công nghiệp hiện đại Như Thomas Friedmandiễn giải: nếu cứ ôm giữ “cây ô liu” truyền thống thì trước sau “chiếc xeLexus cũng sẽ đuổi kịp” [51, 93], và tất nhiên “chiếc xe Lexus” hiện đại sẽđánh đổ “cây ô liu” truyền thống không còn phù hợp nữa Việt Nam cần phảihội nhập để phát triển kinh tế và cố nhiên là quá trình đó sẽ kéo theo sự giaolưu, trao đổi văn hóa Hội nhập và giao lưu là cơ hội để vừa phát triển kinh tế,vừa làm giàu và nâng cao bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam Không phải
cứ biệt lập đóng kín cửa là giữ được bản sắc dân tộc Trái lại, biệt lập về vănhóa không bảo tồn được bản sắc, không đem lại sự phồn vinh về văn hóa màcòn đưa đến hậu quả nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn, không chỉ nghèo nàntụt hậu về kinh tế mà còn lạc hậu về văn hóa, khoa học kĩ thuật, công nghệ,làm cho bản sắc bị mai một, không phát triển được Bài học về giao lưu hộinhập trong lịch sử không phải là ít Như Athens và Sparte thời Hy Lạp cổ đại
là một ví dụ Trong khi Athens nhờ mở rộng cửa đón nhận tri thức từ mọi nơi
đã làm giàu cho văn hóa dân tộc và trở thành biểu tượng của sự phồn thịnh về
Trang 40mọi mặt từ nghệ thuật triết học, sử học đến chính trị và nói chung về các giátrị văn hóa; thì Sparte, đã ngăn cấm ảnh hưởng từ bên ngoài để giữ nét độcđáo của mình và kết quả là trở thành thành phố duy nhất của Hy Lạp không
có được một nhà tư tưởng, nhà văn hóa khoa học có tiếng nào Gần đây nhưMianma, Anbani trong thế kỉ XX vừa qua đã tự cô lập mình tới mức cực đoan
vì sợ chế độ bị lung lay, sợ ảnh hưởng bên ngoài làm mòn giá trị dân tộc Hậuquả là kinh tế, khoa học bị lạc hậu thảm hại, văn hóa bị tàn lụi Việt Nam tatrong những năm trước đổi mới là bài học lịch sử tiêu biểu
Như vậy, kế thừa và giao lưu là một trong những quy luật tồn tại vàphát triển của mọi nền văn hóa, là thước đo khả năng thích nghi của mỗi dântộc Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, sự giaolưu hợp tác lại càng có ý nghĩa quan trọng với văn hóa Việt Nam Giao lưu,hội nhập và hợp tác quốc tế làm giàu bản sắc dân tộc, bổ sung và điều chỉnhnhững giá trị mới cho bản sắc truyền thống Nhưng trong quá trình đó phảibiết giữ gìn và nhất thiết phải giữ cho được “hương sắc Việt Nam”, giữđược cái hồn bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam Nếu không văn hóa dântộc sẽ bị lấn át bởi các nền văn hóa lớn trên thế giới, bởi những giá trị chungtoàn nhân loại do toàn cầu hóa mang lại
Về những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, toàn cầu hóa đem đến nguy cơ đồng hóa văn hóa dân tộc, làm mai một bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam.
Đây là nguy cơ lớn nhất, lo ngại mất bản sắc dân tộc không chỉ là mối loriêng của dân tộc ta mà là mối quan ngại chung của tất cả các nước đang pháttriển Chính toàn cầu hóa gây tác hại đến tính sáng tạo, đa dạng của các nền vănhóa, tạo sự đồng nhất văn hóa một cách nghèo nàn [21, 235] Khắp nơi trên thếgiới ngày nay, người ta ăn thức nhanh MC Donal, uống Pepsi, Coca - Cola và