1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ (phần kỹ thuật Công nghiệp) ở THPT

114 2,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 313,33 KB

Nội dung

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUNghiên cứu biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ (phần kỹ thuật Công nghiệp) ở THPT, qua đó góp phần nâng cao tính hứng thú lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨUQuá trình dạy học môn Công nghệ (phần kỹ thuật Công nghiệp) ở trường THPT.1.1.Đối tượng nghiên cứuCác biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ (phần kỹ thuật Công nghiệp) ở trường THPT. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌCNếu tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ (phần kỹ thuật Công nghiệp)sẽ tạo ra hứng thú lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học này ở trường phổ thông.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo ThS Nhữ Thị Việt Hoa, người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Các thầy cô giáo khoa Sư phạm Kỹ thuật, bộ môn Phương pháp dạy học đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả học, tập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận của mình.

Tác giả cũng xin cảm ơn ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 11 trường THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông – Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả điều tra, khảo sát, thực nghiệm để đánh giá tính khả thi và hiểu quả của khóa luận.

Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu

có hạn, khóa luận không tránh khỏi thiếu sót Kính mong các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp thông cảm, giúp đỡ và đưa ra những chỉ dẫn quý báu để khóa luận hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2014

Tác

giả

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6

3 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 6

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

7.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 7

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC 8

1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 8

1.1.Sơ lược lịch sử về giáo dục hướng nghiệp trên thế giới .8

1.2 Sơ lược lịch sử về giáo dục hướng nghiệp về giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam hiện nay 12

2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 16

2.1 Nghề nghiệp 16

2.2 Hướng nghiệp 16

2.3 Giáo dục hướng nghiệp 18

3 ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 19

3.1 Đổi mới mục tiêu giáo dục hướng nghiệp 19

3.2 Đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp 20

3.3 Nội dung giáo dục hướng nghiệp 20

4 GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC 22

4.1 Vai trò của giáo dục hướng nghiệp trong dạy học 22 4.2 Các nguyên tắc tích hợp hướng nghiệp trong dạy học 24

Trang 3

5 TÍNH HƯỚNG NGHIỆP TRONG MÔN CÔNG NGHỆ Ở

TRƯỜNG THPT 255.1 Phân tích tính hướng nghiệp trong bộ môn Công nghệ ởtrường THPT 265.2 So sánh tính hướng nghiệp trong bộ môn Công nghệ vớimột số môn học khác 28

6 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 306.1 Tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua nội dung họctrên lớp 316.2 Tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua các hoạt động tham quan ngoại khóa 316.3 Tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua bài tập về nhà và bài tập ngoài giờ 32

7 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG 337.1 Nhu cầu về giáo dục hướng nghiệp 337.2 Đánh giá của học sinh về hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường 357.3 Đánh giá của học sinh về giáo dục hướng nghiệp qua môn Công nghệ so với các môn học khác 35KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 38

2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁCH THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC

HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 382.1 Biện pháp tích hợp hướng nghiệp trong phần động cơ đốt trong 382.2 Biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp phần vẽ kỹ thuật 40

Trang 4

2.3 Biện pháp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học phần

chế tạo cơ khí 41

2.4 Biện pháp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học phần điện và điện tử 43

2.THIẾT KẾ DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP THÔNG QUA NỘI DUNG HỌC TRÊN LỚP 45

2.1 Thiết kế dạy học tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua các phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, nhóm, trực quan 45

2.2 Thiết kế dạy học tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua phương pháp nhập vai 63

3.THIẾT KẾ DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP THÔNG QUA THAM QUAN 69

4 THIẾT KẾ BÀI TẬP VỀ NHÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77

CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM – ĐÁNH GIÁ 78

1 MỤC ĐÍCH 78

2 NHIỆM VỤ 78

3 NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH KIỂM NGHIỆM - ĐÁNH GIÁ 78

4 KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 83

PHẦN KẾT LUẬN 84

1 KẾT LUẬN 84

2 KIẾN NGHỊ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 86

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghị quyết hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa VIII đã nhấn mạnh: “Muốn tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo và phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản của

sự phát triển nhanh bền vững”

Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã chỉ

rõ: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học, chuẩn bị cho thanh niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước

Trang 6

bản thân và nhu cầu của xã hội ”

Qua đó chúng ta có thể thấy, vấn đề phân luồng học sinhsau trung học cơ sở mà cốt lõi là công tác hướng nghiệp chohọc sinh ngày càng trở nên cấp thiết trong việc nâng cao chấtlượng lao động qua đào tạo nói riêng, chất lượng nguồn nhânlực trong thị trường cạnh tranh nói chung Mặc dù, công táchướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đãđược đề cập trong quyết định số 126/CP ngày 19/03/1981 củaHội đồng Chính phủ (Hội đồng Chính phủ, 1981) (nay gọi làChính phủ), nhiều nghiên cứu về công tác hướng nghiệp ở cấptrung học phổ thông đã được tiến hành Tuy nhiên, công táchướng nghiệp trong bộ môn Công nghệ ở THCS, THPT chưathật sự được chú trọng và có những biện pháp cụ thể choriêng mình Nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu và phân tích tínhhướng nghiệp trong bộ môn Công nghệ ở trường THPT (phần

kỹ thuật Công nghiệp), qua đó xây dựng các biện pháp tíchhợp hướng nghiệp phù hợp cho từng phần nội dung môn học

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệptrong dạy học môn Công nghệ (phần kỹ thuật Công nghiệp) ởTHPT, qua đó góp phần nâng cao tính hứng thú lựa chọn nghềnghiệp của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học

3 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Quá trình dạy học môn Công nghệ (phần kỹ thuật Côngnghiệp) ở trường THPT

1.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 7

Các biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạyhọc môn Công nghệ (phần kỹ thuật Công nghiệp) ở trườngTHPT

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học mônCông nghệ (phần kỹ thuật Công nghiệp) sẽ tạo ra hứng thúlựa chọn nghề nghiệp cho học sinh, qua đó góp phần nângcao chất lượng dạy học môn học này ở trường phổ thông

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Khảo sát thực trạng giáo dục hướng nghiệp ở trườngTHPT

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của tích hợp giáo dục hướngnghiệp trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT

- Đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệptrong dạy học môn Công nghệ (phần kỹ thuật Công nghiệp) ởtrường THPT

- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả vàtính khả thi của những biện pháp đã đề xuất

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài để tổng quan tình hình nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý thuyết của tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học môn Công nghệ ở THPT

- Phương pháp điều tra

Trang 8

 Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra, tìm hiểu thực trạngtình hình giáo dục hướng nghiệp trong dạy học ở trường THPT.

 Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm kiểm chứnggiả thuyết khoa học của đề tài

 Thiết kế và sử dụng phiếu hỏi ý kiến chuyên gia về cácbiện pháp tích hợp giáo dục cho một nội dung học cụ thể

7.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục hướngnghiệp trong dạy học

- Chương 2: Thiết kế dạy học môn Công nghệ có tích hợpdạy học hướng nghiệp

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC

HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC

Trang 9

1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

1.1.Sơ lược lịch sử về giáo dục hướng nghiệp trên thế giới

Quan điểm hướng nghiệp đã có từ rất lâu đời điển hình làquan điểm của Platon - một triết gia Hi Lạp thời cổ đại và CácMác:

- Platon: Khi tạo ra con người, ông trời đã nhào nặn họvới vàng, bạc, đồng Người “vàng” là những người làm khoahọc, nghệ thuật, làm quản lí Người “bạc” là những chiến binh.Người “đồng” là thợ thủ công, nông dân và nô lệ.[1]

- Các Mác: Tiếp theo sự phân chia, tách biệt những thaotác khác nhau trong lao động sản xuất, người công nhân cũngđược phân chia, phân hóa, nhóm họp theo những năng lực mà

họ có được, nhờ đó mà những đặc điểm tự nhiên của conngười công nhân đã được hình thành dựa trên mảnh đất tựnhiên của sự phân công lao động và về mặt khác, công trườngthủ công sẽ phát triển lực lượng lao động theo chính bản chất

tự nhiên vốn có của mình chỉ theo một chức năng chuyênbiệt.[3]

Vào năm 1849, ở Pháp đã xuất hiện cuốn sách “hướngdẫn lựa chọn nghề”

Năm 1883 ở Mĩ, nhà tâm lý học Ph Galton đã trình bàycông trình trắc nghiệm (test) với mục đích lựa chọn nghề Vàođầu thế kỷ XX, ở Mĩ, Anh, Pháp, Thụy Điển đã xuất hiện các cơ

sở dịch vụ hướng nghiệp

Sau cách mạng tháng Mười và những năm 20, 30 của thế

kỷ XX, công tác hướng nghiệp đã được triển khai trên đấtnước Xô Viết nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công

Trang 10

nghiệp hóa thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũcán bộ, đặc biệt là vấn đề lựa chọn nghề cho mỗi công nhâncủa đất nước.

Kế thừa những tư tưởng và áp dụng trong giai đoạn hiệnnay Khi sự xuất hiện những ngành nghề mới và sự phân hóanghề nghiệp trở nên rõ nét Các quốc gia trên thế giới khôngngừng quan tâm đến công tác hướng nghiệp và đẩy mạnhnghiên cứu khoa học hướng nghiệp Các trung tâm hướngnghiệp và đào tạo giáo viên, chuyên gia tư vấn hướng nghiệptrong và ngoài trường đại học, như CNAM (học viện quốc gia

về nghệ thuật và nghề nghiệp) của Pháp, trung tâm INETOP(viện nghiên cứu quốc gia về lao động và hướng nghiệp)

Những nhà khoa học và giáo dục khi xem xét vấn đềhướng nghiệp đối với sự hình thành nhân cách và ảnh hưởngcủa nó tới các hoạt động sản xuất xã hội cho rằng nếu sớmthực hiện giáo dục hướng nghiệp cho thế hệ trẻ trong trườnghọc thì là cơ sở để giúp cho họ lựa chọn nghề đúng đắn, có sựphù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu xã hội.Giáo dục hướng nghiệp vì vậy không chỉ được thực hiện trongcác trường đào tạo, mà dần trở nên phổ biến và áp dụng rộngrãi trong các trường phổ thông

* Giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp ở nước Nga hậu Xô – Viết

Chương trình giáo dục Công nghệ tại trường phổ thôngLiên bang Nga hiện nay, bao gồm những nội dung có tính chấtgiáo dục kỹ thuật tổng hợp, không nhằm đào tạo một nghề cụthể mà theo nhóm Công nghệ học gắn sản xuất với kinhdoanh, mang tính hướng nghiệp Nhờ thông qua giáo dục

Trang 11

Công nghệ học cụ thể, học sinh được làm quen, thử sức vớitừng loại hình sản xuất, đồng thời chú ý vai trò của Công nghệthông tin được sử dụng trong nền kinh tế hiện đại.

* Xu thế cải cách các trường học ở Châu Âu cuối thế kỷ

XX gắn với hướng nghiệp và đào tạo nghề

Vào những năm 70 – 80 thế kỷ trước, các nước Châu Âulần lượt tiến hành cải cách giáo dục từ cấu trúc tổ chức đếnnội dung, phương pháp giáo dục và giảng dạy, đáp ứng cácyêu cầu phát triển của xã hội công nghiệp dựa vào sự tiến bộvượt bậc của Khoa học – Công nghệ, nhất là Công nghệ thôngtin, kinh tế để đạt tới một số chuẩn mực chung về trình độgiáo dục phổ thông và giáo dục nghề và hướng nghiệp tạitrường phổ thông như:

- Tại Pháp: Giảm bớt tính hàn lâm, tăng cường tỉ trọngkiến thức có ý nghĩa thực dụng, ý nghĩa hướng nghiệp trọngnhà trường

- Tại Đức: Tạo điều kiện cho học sinh có thể học nghềngay khi đang học phổ thông, cung cấp hệ thống và kiến thứckhoa học gắn với đào tạo nghề một cách linh hoạt, giảm bớttính hàn lâm của bậc trung học hoàn chỉnh

* Giáo dục hướng nghiệp – lập nghiệp tại Úc

Mục đích: Phát triển kỹ năng, kiến thức, thái độ thôngqua chương trình học tập được kế hoạch hóa Hoạt động giáodục này giúp cho học sinh biết đưa ra những quyết định vềviệc lựa chọn có tính hướng nghiệp – lập nghiệp trong và saukhi học ở trường và tham gia có hiệu quả vào đời sống laođộng

Trang 12

Nhiệm vụ: Học về bản thân trong mối quan hệ với laođộng; học về thế giới nghề nghiệp; học về lập kế hoạch và raquyết định hướng nghiệp – lập nghiệp; phát triển khả năngtriển khai các quyết định về hướng nghiệp và tiến hành thayđổi công việc.[2]

* Giáo dục hướng nghiệp tại Mĩ

Giáo dục hướng Ở Mĩ, trung bình mỗi trường trung học

có khoảng từ 3 đến 5 thầy cô chuyên trách công tác hướngnghiệp cho học sinh Con số này tùy thuộc vào từng Bang,chất lượng đào tạo và số lượng học sinh của mỗi trường Thầy

cô làm công tác tư vấn hướng nghiệp (được gọi là counselor)

là những người trực tiếp giúp học sinh trong quá trình tìm hiểucũng như nộp hồ sơ vào các trường đại học Họ sẽ tổ chức chohọc sinh đi thăm quan các trường, hướng dẫn chi tiết cho họcsinh từ khâu chuẩn bị các bài thi chuẩn hóa (SAT, TOEFL,ACT…), đưa ra những lời khuyên làm thế nào để có một profile

“đẹp”, đến cách thức để tìm kiếm thông tin của các trườngđại học

Các counselor chỉ có nhiệm vụ duy nhất là tư vấn, giúp

đỡ học sinh lớp 11 và lớp 12 chuẩn bị hồ sơ Họ không thamgia giảng dạy bất cứ môn học nào khác Hầu hết các trường ởbang Pennsylvania nói riêng và nhiều bang khác ở Mĩ nóichung, trung bình một tuần sẽ có một tiết học với thầy côcounselor Trong tiết học này, họ sẽ đề cập từng bước cụ thểhơn Ví dụ như: Cách lên mạng tra thông tin, nguồn ở đâu thìchính xác, hoặc cần phải làm những gì, tránh những điều gìtrong chuyến đi thăm quan trường…

Trang 13

Công tác hướng nghiệp cho học sinh tại Mĩ được diễn ra(rải) từ đầu năm lớp 11 đến cuối năm lớp 12

Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, mờinhững vị khách có kinh nghiệm, nổi tiếng đến nói chuyện vớihọc sinh ở từng lĩnh vực khác nhau Học sinh có thể đăng ký(hoặc là không) tham gia nhiều buổi tọa đàm như vậy Ngoài

ra, các thầy cô giáo cũng thường xuyên liên hệ với các nguồnkhác (từ trường ĐH, các công ty, tổ chức ) để thông báo vàtạo cơ hội cho học sinh đến tham dự các sự kiện giống nhưmột thành viên chính thức của đơn vị đó.[7]

* Giáo dục hướng nghiệp tại Hàn Quốc

Trong các loại hình trường phổ thông, nội dung giảngdạy kỹ thuật - lao động là bộ phận cấu thành quan trọngtrong chương trình giáo dục Hết cấp II học sinh sẽ đi theo 2luồng chính: phổ thông và chuyên nghiệp các trường kỹ thuậtnghề nghiệp tuyển sinh trước rồi mới chọn học sinh theoluồng phổ thông.[8]

* Chuẩn bị nguồn nhân lực và tinh thần hướng nghiệp ở nhà trường Nhật Bản

Chương trình cải cách giáo dục được xây dựng trên cơ sởhai luận điểm quan trọng: tăng cường tính linh hoạt và đadạng trong đánh giá hệ thống giáo dục và thực hiện cải cáchgiáo dục không chỉ đóng khung trong phạm vi nhà trường,trong hệ thống giáo dục mà còn phải mở rộng tầm nhìn raphạm vi toàn xã hội theo quan điểm mở cửa, giao lưu, hộinhập quốc tế

Nhà trường phổ thông Nhật tiến hành rèn luyện khảnăng thích ứng của học sinh qua một số hoạt động như: Hoạt

Trang 14

động nhóm nhỏ và “tinh thần doanh nghiệp Nhật”; Giáo dụclòng trung thành của người lao động Nhật tương lai trongtrường phổ thông; hình thành thói quen cần cù, tự giác củangười lao động.[4]

1.2 Sơ lược lịch sử về giáo dục hướng nghiệp về giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Kể từ thời các vua Hùng dựng nước cho tới khi NgôQuyền xưng vương, đánh tan quân Nam Hán, chấm dứt hơnnghìn năm Bắc thuộc, hầu như không có tài liệu nói về giáodục (với nghĩa hẹp là dạy và học chữ) Tuy nhiên, căn cứ vàoviệc sử sách ca ngợi công lao của thái thú Sĩ Nhiếp mở mangviệc học tại Giao Chỉ và một số đoạn nói về một vài người Việt

đỗ đạt và làm quan ở phương Bắc, có thể nói trong thời Bắcthuộc đã có một tầng lớp người Việt biết chữ Hơn nữa, cùngvới việc du nhập đạo Phật, chắc chắn chùa chiền phải là nơidạy chữ để đào tạo các nhà sư và truyền bá kinh kệ Bắt đầu

từ thiên niên kỷ thứ hai, cùng với việc xây dựng và bảo vệ đấtnước, tổ tiên ta đã dành nhiều công sức phát triển nền giáodục dân tộc Cơ sở giáo dục đầu tiên của nhà nước phong kiếnViệt Nam (được ghi nhận trong sử sách) là Quốc Tử GiámThăng Long, do vua Lý Nhân Tông cho thành lập vào năm1076.[6]

Hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi các cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc liên tục diễn ra Phải nói nền giáo dục nướcnhà chịu sự chi phối rất lớn Nhưng không phải thế mà giáodục không được chú trọng Sử sách có ghi chép, Năm 1471(đời vua Lê Thánh Tông), số quan lại có phẩm tước là 5370,riêng ở triều đình (nhà nước trung ương) là 2755, phần lớn

Trang 15

được lựa chọn qua thi cử Các triều đại tiếp theo, việc thi cửvẫn được duy trì và phát triển với quy mô lớn hơn, kể cả trongthời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh Có thể thấy giáo dụcđóng vai trò quan trọng đối với nguyên khí của quốc gia lúcnày Xong trong giai đoạn này chưa chú tâm đến việc giáodục hướng nghiệp

Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, trang lịch sử mớiđược mở ra và hơn bao giờ hết giáo dục lúc này rất được coitrọng, từ việc phân cấp phân ngành học lại, có các hình thứchọc khác nhau Đảng và Chính phủ bắt đầu quan tâm đếnphân ngành học, học theo nhu cầu theo thực tế của xã hội.Tuy nhiên việc thực hiện không mang lại hiệu quả Phải đếnkhi đất nước bước sang nền kinh tế thị trường với sự đa dạng

về ngành nghề và đòi hỏi cao về chất lượng nguồn nhân lựcgiáo dục hướng nghiệp mới thực sự nóng lên

Chính phủ Việt Nam đã coi trọng công tác hướng nghiệp

và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếuniên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong cả nước và ở từng địa phương Nhưngtrên thực tế hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập trong côngtác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông Các hoạt độnghướng nghiệp đa dạng, phong phú tuy nhiên chỉ tập trung chủyếu cho thời gian các sĩ tử bước vào kỳ thi đại học đã phầnnào giảm hiệu quả của hướng nghiệp Nếu nhìn trên phươngdiện phát triển nghề nghiệp, một cá nhân có những giai đoạnnhư sau: Học và phát triển cơ bản đến lớp 12 để học mộtnghề tại các trường cao đẳng, đại học hoặc các hệ khác để đilàm và khám phá nghề nghiệp mất khoảng 3 đến 5 năm đầu

Trang 16

để ổn định và phát triển nghề nghiệp trong những năm cònlại Qua đó ta có thể thấy việc lựa chon nghề nghiệp từ trườngphổ thông chưa đem đến hiệu quả thực tiễn đa số người họcphải tự tìm tỏi thử việc rồi đến yêu thích và phát triển côngviệc, giai đoạn lấy đà này đã lấy đi 3-5 năm và người họckhông có nhiều thời gian và cơ hội được học hỏi chuyên sâu

về nghề nghiệp trong nhà trường

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của hoạtđộng giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông, trong đóđáng chú ý là những nguyên nhân sau:

- Thứ nhất: Từ sau khi Liên xô tan rã (1991) đã có nhữngkhủng hoảng về lý luận giáo dục hướng nghiệp, điều này ảnhhưởng không nhỏ đối với giáo dục hướng nghiệp của Việtnam

- Thứ hai: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của ViệtNam đã làm cho những triết lý giáo dục hướng nghiệp trướcđây không còn phù hợp nữa

Như vậy, phải nghiên cứu đổi mới toàn diện công tácgiáo dục lao động hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.Trong đó, trước hết phải nghiên cứu cách tiếp cận phươngpháp luận để xây dựng nội dung mới của giáo dục hướngnghiệp

Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới (1985) đã có ba

xu hướng chuyển đổi ảnh hưởng nhiều đến quan hệ kinh tế

-xã hội, đó là: Quá trình chuyển từ -xã hội bao cấp sang -xã hộidịch vụ; chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thịtrường và chuyển từ kinh tế công – nông nghiệp sang kinh tếtri thức

Trang 17

Chuyển từ xã hội bao cấp sang xã hội dịch vụ đã ảnhhưởng không nhỏ đến giáo dục hướng nghiệp phổ thông.Những định hướng nghề nghiệp cứng nhắc trước đây, theokiểu phân công lao động một cách hành chính và máy mócnay không còn phù hợp Tuy nhiên, một bộ phận người dânvẫn chưa chuyển hoá để theo kịp sự chuyển đổi này Đặc biệtvẫn còn những tâm lý chờ đợi hoặc thói quan liêu trong khâulựa chọn nghề nghiệp Cần hình thành trong tư duy của họcsinh phổ thông thói quen lao động của một xã hội dịch vụ.Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của xã hội một cách linh hoạt và

có trách nhiệm đối với công việc của mình

Để lao động trong một xã hội dịch vụ, mỗi người laođộng phải có trình độ học vấn, có tay nghề cao và có khảnăng đáp ứng linh hoạt trong các dịch vụ Như vậy, các nhàtrường phải thay đổi mục tiêu đào tạo Không còn mục tiêuchung như “xây dựng những con người mới” mà phải cụ thểhoá mục tiêu đào tạo hướng vào những ngành nghề của địaphương, đảm bảo cho học sinh sau này có khả năng thích ứngcao Như vậy, mục tiêu đào tạo là đòn bẩy để nâng cao chấtlượng đào tạo nghề cho học sinh

Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt nam chính thức làthành viên của WTO, và chính thức chuyển từ nền kinh tế kếhoạch hoá sang nền kinh tế thị trường Thực ra, sự chuyểnhoá này diễn ra trước đó nhiều năm giúp cho nền kinh tế củaViệt Nam có những bước tiến nhanh so với một số nước trongkhu vực Trong những năm tới Việt nam cần phải có nhữnghành động cụ thể để các nước trong WTO công nhận Việt nam

có nền kinh tế thị trường Hệ quả kinh tế - xã hội của xu

Trang 18

hướng chuyển đổi này là nhanh chóng chuyển các xí nghiệpquốc doanh thành các doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty cổphần, nạn thất nghiệp đã xuất hiện… Tư tưởng hạch toán kinh

tế với những lợi ích đã xuất hiện ở mỗi cá nhân trong cộngđồng; sự tự do trong sản xuất và kinh doanh dẫn tới sự cạnhtranh khốc liệt Trong điều kiện đó, nhà trường phổ thông phảiđào tạo ra những người có tư duy và hành động kinh doanh vìcác hệ thống kinh tế thị trường không thể hoạt động mà thiếunhững người này

Chuyển từ kinh tế công – nông nghiệp sang kinh tế trithức là xu hướng chung của thế giới, đặc biệt ở những nướcphát triển Chính phủ Việt nam đã ý thức được vấn đề này,mặc dù những hạn chế về kinh tế và giáo dục làm ảnh hướngkhông nhỏ đến chiến lược phát triển của đất nước Kiến thức

và đào tạo giờ đây là “tác nhân sản xuất” có tính quyết định

về chiến lược tương tự như các tư liệu sản xuất trong giaiđoạn công nghiệp hoá Trong điều kiện như vậy, giáo dụchướng nghiệp cần phải hướng học sinh vào những ngành nghềsản xuất tạo ra những sản phẩm có hàm lượng tri thức ngàycàng cao hơn mà tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệmnăng lượng và sức lao động Rõ ràng, xu hướng này là xuhướng nổi trội, để thực hiện được xu hướng này giáo dụchướng nghiệp cần được định hướng phân hoá và đào tạo nhântài mũi nhọn

Ba xu hướng chuyển đổi trên liên quan với nhau, tạo ramột áp lực cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp.Các nhà xã hội học đã xác định trong tương lai mỗi người phải

tự biến mình thành một doanh nhân có đạo đức Cá nhân phải

Trang 19

chịu trách nhiệm nhiều hơn về sự phát triển, trình độ nghềnghiệp và cơ sở kinh tế của mình Xây dựng, tiếp nhận và mởrộng tính thị trường của từng người, tích cực tiếp thị sức laođộng của mình đã trở thành nhiệm vụ lâu dài của mỗi cánhân.

2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

2.1 Nghề nghiệp

Theo E.A Klimov: “Nghề nghiệp là lĩnh vực sử dụng sứclao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giớihạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có),

nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của mình đểthu lấy những phương tiện cần thiết cho tồn tại và phát triển”

Theo từ điển tiếng Việt thì nghề là “công việc chuyênmôn làm theo sự phân công lao động của xã hội” Nghềnghiệp là nghề để sinh sống và phục vụ xã hội

Qua đó ta có thể thấy: “Nghề nghiệp là công việc mà đòi hỏi người sở hữu nó phải vận dụng toàn bộ sức lao động, của cải, vật chất, tinh thần,… để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống cá nhân và toàn xã hội”.

2.2 Hướng nghiệp

Xét ở bình diện khoa học lao động: Hướng nghiệp là hìnhthức giám định lao động có tính chất chuẩn đoán Đó là quátrình xác lập sự phù hợp nghề của từng người cụ thể dựa trên

cơ sở xác định sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm – sinh

lý của họ với những yêu cầu của một nghề nào đó đối vớingười lao động.[5]

Theo từ điển Tiếng Việt: Hướng nghiệp là thi hành nhữngbiện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng

Trang 20

khiếu, năng lực thể lực) nội dung theo ngành và loại lao độnggiúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề.

Theo từ điển giáo dục học: Hướng nghiệp là hệ thống cácbiện pháp giúp đỡ học sinh làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn,cân nhắc nghề nghiệp với nguyện vọng, năng lực, sở trườngcủa mỗi người, với nhu cầu và điều kiện thực tế khách quancủa xã hội

Hiểu hướng nghiệp trên bình diện xã hôi: Toàn bộ cácnhà máy, xí nghiệp, công trường, nông trường,… các cơ quanquản lí kinh tế, quản lí nhà nước, các cơ quan của những đoànthể chính trị và xã hội… đều cần đến những người có năng lực

và những phẩm chất nhân cách phù hợp Để chọn được ngườitheo đúng những tiêu chuẩn đã định bao gồm những chỉ sốkhách quan, những cơ quan, những tổ chức nói trên có nhiệm

vụ làm cho thế hệ trẻ hiểu được nội dung, tính chất, đặc điểm,điều kiện…công tác của mình, giúp cho họ tìm hiểu nhữngnghề nghiệp, chuyên môn mà mình cần tuyển chọn Cuốicùng những cơ quan, những cơ sở sản xuất phải tiến hànhtuyển chọn người trên cơ sở nguyện vọng và dự định nghềnghiệp của họ

Theo các nhà kinh tế học: “Hướng nghiệp là những mốiquan hệ kinh tế giúp cho từng thành viên xã hội phát triểnnăng lực lao động và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt động cụthể phù hợp với sự phân bổ lực lượng lao động xã hội”

Theo các nhà tâm lý học cho rằng: “Hướng nghiệp là một

hệ thống các biện pháp tâm lí, sư phạm và y học giúp cho thế

hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu xã hội và năng lực củabản thân”

Trang 21

Theo quan điểm của các nhà giáo dục học thì: “Hướngnghiệp là một hoạt động của các tập thể sư phạm, của cáccán bộ thuộc các cơ quan, xí nghiệp khác nhau được tiếnhành với mục đích giúp học sinh chọn nghề đúng đắn phù hợpvới năng lực, thể lực và tâm lý của cá nhân với nhu cầu kinh

tế xã hội Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quátrình giáo dục – học tập trong nhà trường”

Theo tác giả Phạm Tất Dong: “Hướng nghiệp là một hệthống tác động của xã hội về giáo dục, về y học, kinh tế họcnhằm giúp thế hệ trẻ chọn được nghề phù hợp với hứng thú,năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứngnhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tếquốc dân”

Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị ThanhHuyền: “Hướng nghiệp là sự tác động của một tổ hợp các lựclượng xã hội, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sư phạm làmtrung tâm vào thế hệ trẻ, giúp cho các em quen biết với một

số ngành nghề phổ biến để khi tốt nghiệp ra trường, các em

có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệptương lai”

Theo NCS Khánh: Trên bình diện phổ thông chúng ta cóthể hiểu Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một hệthống các tác động mang tính sư phạm nhằm dẫn dắt thế hệtrẻ đi vào thế giới nghề nghiệp, giúp các em chọn được mộtcách hợp lí

Như vậy, ta có thể hiểu hướng nghiệp như là một hệthống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học,kinh tế học… nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề phù

Trang 22

hợp hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân,vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trongnền kinh tế quốc dân.

Hiểu hướng nghiệp trên bình diện trường phổ thông:trong trường phổ thông, hướng nghiệp được coi như là côngviệc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáodục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết địnhnghề nghiệp trong tương lại trên cơ sở phân tích nghề phùhợp nhu cầu của xã hội, phân tích đặc điểm tâm sinh lý, lựchọc nguyên vọng của học sinh …

2.3 Giáo dục hướng nghiệp

Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống những tác động sưphạm giúp học sinh chọn được một nghề hợp lý

Trong trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp là một

bộ phận của giáo dục toàn diện Giáo dục hướng nghiệp làhoạt động được thực hiện bởi giáo viên và học sinh, được tiếnhành qua nhiều hình thức giáo dục hướng nghiệp khác nhaunhưng tập trung vào thực hiện mục đích giúp cho học sinh lựachọn nghề vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,vừa phù hợp với nguyện vọng, năng lực, thể lực của học sinh

để các em phát huy được khả năng bản thân trong cuộc sốngnghề nghiệp

Giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông khôngphải là nhằm quyết định nghề cho mỗi cá nhân mà là điềuchỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của thế hệ trẻ giúp các

em giải quyết việc chọn nghề cho tương lai một cách có ýthức ngay khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông

Trang 23

3 ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.1 Đổi mới mục tiêu giáo dục hướng nghiệp

Những đòi hỏi của xã hội về việc cung cấp nguồn laođộng có trình độ, có tay nghề cao … đã tạo ra áp lực đối vớigiáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp ở Việt Nam.Các nhà sử dụng nhân lực kỳ vọng vào ngành giáo dục đàotạo ra nguồn nhân lực có tư duy và có năng lực nghề nghiệp.Thông qua những con người có khả năng như vậy sẽ thực hiệnđược các hy vọng chính trị - kinh tế, chính trị - xã hội và cánhân Như vậy, một câu hỏi đặt ra là liệu giáo dục nghề có thểđóng góp và thông qua cách nào cho việc đáp ứng các hyvọng như vậy?

Sau nhiều cuộc hội thảo về giáo dục hướng nghiệp, đếnnay các nhà giáo dục đã thống nhất mục tiêu giáo dục thựchành trong các nhà trường đã được công nhận Những lýthuyết giáo dục cổ điển (giáo dục nhân cách không xét tới giátrị thực tiễn của nội dung giáo dục) cần được thay bằng những

lý thuyết giáo dục theo lý tưởng của công dân đáp ứng yêucầu của xã hội

Những mục tiêu cụ thể được đặt ra cho mỗi chương trìnhđào tạo Sau quá trình đào tạo, người học phải đạt đượcnhững yêu cầu cụ thể về hiểu biết, về năng lực tư duy, vềnăng lực hành động và về thái độ - tình cảm Mỗi cá nhân phảiđược cung cấp những kiến thức và kỹ năng để làm chủ đượccác tình huống trong cuộc sống

3.2 Đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp

Những mục tiêu đào tạo đặt ra yêu cầu phải đổi mớiphương thức đào tạo Mô hình nhà trường trước đây đào tạo

Trang 24

theo một chương trình thống nhất, cứng nhắc sẽ không đápứng được những yêu cầu của thị trường lao động.

Trước hết, phải tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ thốnggiáo dục với kinh tế việc làm Một xu hướng của giáo dục ViệtNam là đào tạo nhân lực theo nhu cầu của các doanh nghiệp

Một thực tế đã tồn tại nhiều năm là các doanh nghiệp(kể cả trong nước và ngoài nước) cần những nhân lực có trình

độ cao, nhưng không chú ý đầu tư cho đào tạo Ngược lại, các

cơ sở đào tạo do hạn hẹp về kinh phí và không xác định đượcmục tiêu cụ thể nên đã tạo ra những sản phẩm đào tạo không

đủ chất lượng Cần phải kết nối mục tiêu của các doanhnghiệp với các cơ sở đào tạo Chỉ khi nào hai lực lượng nàythống nhất được với nhau thì giáo dục nghề nghiệp mới thực

sự có kết quả

3.3 Nội dung giáo dục hướng nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện các mối quan hệsau:

- Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với chủ thể conngười

- Mối quan hệ giữa quản lý và chủ thể kinh tế con người.Mối quan hệ này làm nổi bật vai trò của cá nhân với tư cách làngười tiêu thụ và tiêu dùng

- Mối quan hệ giữa nhà nước và chủ thể kinh tế conngười Mối quan hệ này nhấn mạnh vai trò của cá nhân làcông dân và là người đóng thuế

- Mối quan hệ giữa các đầu mối tích luỹ và sử dụng vốn

và chủ thể kinh tế con người, xác định vai trò cá nhân là chủ

nợ và người tiết kiệm

Trang 25

Xét các mối quan hệ trên cho thấy, học sinh cần hiểu rõvai trò và vị trí của mình trong xã hội Xét năng lực của bảnthân, với sự hỗ trợ của nhà trường học sinh sẽ tự xác địnhđược tương lai nghề nghiệp của mình Tuy nhiên một nét nổitrội trong các mối quan hệ đó là tư duy sản xuất và kinhdoanh hiệu quả, mang lại lợi ích cho cá nhân và cho xã hội.Như vậy, giáo dục hướng nghiệp thực chất là giáo dục tư duykinh tế và kinh doanh.

Các quá trình chuyển đổi của nền kinh tế - xã hội kíchthích cho các suy nghĩ về hệ quả đối với giáo dục nghề gắnvới tính kinh doanh Các cá nhân phải hành động độc lập, tựquyết định trong các quan hệ kinh tế Điều này nhấn mạnh làtạo năng lực cho cá nhân phát triển kinh tế và phát triển nhâncách

Như vậy, giáo dục hướng nghiệp có nghĩa là quá trìnhdạy học có chủ đích, phục vụ mục tiêu làm thay đổi một cáchlâu bền vị thế của người học, để họ có thể hoàn thành các yêucầu nghề nghiệp Người học phải được đặt vào tư thế để hànhđộng một cách có trách nhiệm (xét về bản thân và môi trường

xã hội của họ), độc lập và có cân nhắc trong các hoạt động cótính kinh doanh Tính kinh doanh ở đây được hiểu theo nghĩatính tự lập về nghề nghiệp và không theo nghĩa về các đặctrưng định tính của hành xử nói riêng

Nội dung giáo dục hướng nghiệp theo định nghĩa trênđược hiểu là giáo dục tập trung vào việc làm rõ sự hiểu biết

về vai trò cá nhân như là người thành lập tiềm năng và hiểutính kinh doanh như sự lựa chọn nghề nghiệp của con người,

đó là:

Trang 26

- Sự thoả mãn của người học phải là điều quan trọngnhất đối với việc đào tạo nghề Sự thoả mãn của người họcđược hiểu theo khía cạnh tâm lý đó là sự tự giác tham gia củangười học

- Hành động của người học cần được khuyến khích

- Mục tiêu quá trình dạy học không phải là quyết địnhkhởi sự một sự nghiệp mà đặc biệt là chuẩn bị các quyết định

cá nhân

- Đào tạo nghề phải lưu ý tới hai khía cạnh là thành công

và thất bại Thành công và thất bại trong các nghề nghiệpkhông thể dự báo trước một cách chắc chắn Vì vậy hướngnghiệp cần chuẩn bị trước cho thực tế để mỗi người có nghịlực sẵn sàng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đó làgiáo dục tính thích ứng

- Không có quá trình đào tạo nào là hoàn thiện, nênngười học luôn có tâm lý tìm tòi bổ sung trong cuộc sống củahọ

- Giáo dục hướng nghiệp không tách rời giáo dục đạo đứctrong sản xuất và kinh doanh

4 GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC

4.1 Vai trò của giáo dục hướng nghiệp trong dạy học

Các nhà giáo dục đã khẳng định rằng: Đến nay khôngcần phải là bàn đến vấn đề cần hay không, mà chắc chắn làcần phải dạy học tích hợp Đây cũng là ý kiến kết luận của Hộiđồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với sự bảo trợ củaUNESCO tổ chức tại Varna (Bungari) “Hội nghị tích hợp việcgiảng dạy các khoa học” tháng 9/1968

Trang 27

Qua đó ta có thể thấy việc giáo dục hướng nghiệp trongdạy học có ý nghĩa không chỉ chi phối đến giáo dục mà cònđến kinh tế, chính trị, xã hội.

* Đối với giáo dục

Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của công tác giáodục Đây là công tác điều chỉnh động cơ chọn nghề của họcsinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp cho các em theo xuthế nhu cầu lao động xã hội và sự phân công lao động xã hội.Thực tế cho thấy: sự lựa chọn nghề nghiệp một cách tự phátcủa thanh, thiếu niên ít khi phù hợp với hướng sản xuất, nhucầu lao động của xã hội nên xảy ra tình trạng mất cân đối như

hiện nay “thừa thầy, thiếu thợ” Do đó tác động của giáo dục

trong quá trình hướng nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sựphát triển của xã hội, giáo dục hướng nghiệp giúp học sinhchọn nghề trên cơ sở phù hợp với nguyện vọng của bản thân,phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình mình và phù hợp vớinhu cầu xã hội…

* Đối với kinh tế

Giáo dục hướng nghiệp luôn hướng vào việc sử dụng hợp

lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước từ đó nâng caonăng suất lao động xã hội, đồng thời đưa thanh thiếu niên vàođúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp họ phát huy hết nănglực sở trường lao động Phát triển cao hứng thú nghề nghiệp,làm tăng khả năng sáng tạo trong lao động Đây là việc làmhết sức có ý nghĩa trong công tác giáo dục hướng nghiệp Từ

đó biến nghề nghiệp không chỉ là nơi kiếm sống đơn thuần màcòn là nơi giúp cá nhân thể hiện nhân cách, phát triển tàinăng, hết mình cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây

Trang 28

dựng tổ chức Tuy nhiên để đảm bảo ý nghĩa kinh tế của giáodục hướng nghiệp thì trường phổ thông phải gắn mục tiêu đàotạo với những mục tiêu kinh tế xã hội Sự phát triển kinh tếcủa xã hội phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho thế hệtrẻ đi vào lao động sản xuất đi vào sự phân công lao độngtrong phạm vi cả nước và từng địa phương Chính vì vậyhướng nghiệp có nhiệm vụ quan trọng bởi thông qua đó nghềnghiệp, phân bố lại lực lượng lao động trong xã hội, chuyênmôn hoá tiềm năng lao động trẻ tuổi.

* Đối với chính trị, xã hội

Giáo dục hướng nghiệp có tác dụng góp phần cụ thể hoámục tiêu giáo dục của trường phổ thông tức là hoạt độnghướng nghiệp có chức năng thực hiện hoá đường lối giáo dụccủa Đảng và Nhà nước, hiện thực hoá đường lối giáo dụctrong đời sống xã hội, giáo dục hướng nghiệp phải được coi làđiều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục Giáo dụchướng nghiệp sẽ tạo nên những yếu tố mới trong con ngườilao động - yếu tố cơ bản của việc tăng năng suất lao động xãhội Làm tốt giáo dục hướng nghiệp, sẽ có những lớp ngườimới đủ năng lực và phẩm chất cách mạng để xây dựng và bảo

vệ tổ quốc Chính vì vậy giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa đốivới sự triển khai chiến lược con người - một bộ phận của chiếnlược kinh tế và khoa học- kỹ thuật

Xét ở bình diện xã hội, giáo dục hướng nghiệp có tácdụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự cânbằng trong việc phân bố lực lượng dân cư Khi xã hội gặp khókhăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm cho thanh niên,hướng nghiệp kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất và dạy

Trang 29

nghề sẽ có tác dụng làm ổn định đời sống xã hội góp phần tạođiều kiện xã hội sử dụng hết lực lượng học sinh phổ thông ratrường trong mọi lĩnh vực kinh tế

Thực trạng đã nói lên rằng để thanh, thiếu niên đứngngoài lao động nghề nghiệp đứng ngoài việc làm sẽ gây nên

nhiều tác hại phức tạp về mặt xã hội “Nhàn cư vi bất thiện”.

Bởi vậy cần hướng dẫn thanh, thiếu niên chọn nghề cho mìnhsao cho phù hợp đồng thời có thái độ sẵn sàng tham gia vàlao động sản xuất và hoạt động nghề nghiệp nhằn góp phầnsức lực, trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất nước Qua đó tạonên ý thức xã hội và xây dựng vị trí chỗ đứng trong xã hội củathế hệ trẻ

4.2 Các nguyên tắc tích hợp hướng nghiệp trong dạy học

Trong từng nội dung môn học và bài học khác nhau thì

có các mức độ tích hợp khác nhau Để đảm bảo được nội dung

và vận dụng triệt để các phương pháp nâng cao hiệu quả thìgiáo viên phải xác định được nội dung cần tích hợp giáo dụchướng nghiệp trong kiến thức từng môn, từng bài học Giáoviên phải biết cách tự lựa chọn, phân loại các kiến thức tươngứng, phù hợp với các mức độ tích hợp khác nhau để đưa vàobài giảng Việc đưa các kiến thức giáo dục hướng nghiệp vàobài giảng không thể tuỳ tiện, mà phải dựa vào những nguyêntắc sư phạm cụ thể, rõ ràng

Thứ nhất, Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài học thành bài giáo dục hướng nghiệp.

Nghĩa là, các kiến thức giáo dục hướng nghiệp được tiềm ẩn

Trang 30

trong nội dung bài học phải có mối quan hệ logic chặt chẽ vớicác kiến thức sẵn có trong bài học

Ví dụ: Trong phần kiến thức vẽ kỹ thuật của bộ mônCông nghệ lớp 11 có đề cập đến bản vẽ xây dựng, đây là nộidung có thể gặp rất nhiều trong cuộc sống và nghề nghiệpliên quan đến nội dung này được rất nhiều em chú ý Vì vậytrong quá trình tìm hiểu nội dung giáo viên tránh lan man nói

về các đặc thù nghề nghiệp liên quan đến nội dung học đểđảm bảo được tính chất của bài

Thứ hai, khai thác nội dung giáo dục hướng nghiệp có chọn lọc, có tính hệ thống tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện Theo nguyên tắc này, các kiến

thức giáo dục hướng nghiệp đưa vào bài phải có hệ thống,được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phongphú, sát với thực tiễn về hướng nghiệp, tránh sự trùng lặp,không thích hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tảiảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính

Ví dụ: Trong phần nội dung Gia công cơ khí của bộ mônCông nghệ lớp 11, giáo viên có thể khai thác rất nhiều nộidung thực tế liên quan đến nghề nghiệp tại đây như: thợ cơkhí, kỹ sư chế tạo, thợ mĩ nghệ Giáo viên phải lồng ghépkiến thức liên quan đến nghề nghiệp của từng ngành sao chophù hợp, tránh cung cấp tất cả nghề nghiệp liên quan đến nộidung một lúc sẽ khiến cho học sinh rối trí và tạo áp lực

Thứ ba, phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của học sinh; tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với hướng nghiệp Các kiến thức giáo dục hướng

nghiệp đưa vào bài phải có tính thời sự cao phản ánh được

Trang 31

hiện trạng về hướng nghiệp và tình hình phát triển kinh tế ởđịa phương nơi trường đóng, giúp cho học sinh thấy vấn đềmột cách cụ thể và sâu sắc, không xa lạ đối với họ.

Ví dụ: Trong nội dung Công nghệ 11 phần động cơ đốttrong, nội dung mang tính hướng nghiệp cao vì liên quan rấtnhiều đến đời sống thực tiễn và thực trạng các cơ sở đào tạonghề nghiệp và nhu cầu của xã hội Giáo viên phải tích cựcthu thập các kiến thức Công nghệ mới các nhu cầu xã hội mới

để giới thiệu và chia sẻ với học sinh về nghề nghiệp liên quanđến nội dung này

5 TÍNH HƯỚNG NGHIỆP TRONG MÔN CÔNG NGHỆ Ở

TRƯỜNG THPT

Giáo dục hướng nghiệp thông qua dạy học các môn cơbản ở trường phổ thông là con đường giáo dục cơ bản nhất.Quá trình lĩnh hội tri thức nằm trong các môn khoa học cơ bản

sẽ giúp học sinh hình thành, phát triển khuynh hướng và sởtrường của mình

5.1 Phân tích tính hướng nghiệp trong bộ môn Công nghệ ở trường THPT

Nội dung và tài liệu học tập các môn học góp phần cungcấp cho học sinh cơ sở khoa học về nhiều nghề nghiệp khácnhau trong xã hội, giới thiệu các ngành nghề khác nhau trongnền kinh tế quốc dân, định hướng các giá trị nghề, các tri thức

và kỹ năng nghề nghiệp Nội dung môn Công nghệ ở trườngTHPT phải đảm bảo được yêu cầu này Về cơ bản nội dungmôn học chia làm 5 phần: Vẽ kỹ thuật, Chế tạo cơ khí, Động

cơ đốt trong, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử

Trang 32

Mỗi phần nội dung giới thiệu cụ thể về từng lĩnh vựctrong đời sống, thiết thực và gắn liền với thực tiễn với thựctiễn.

* Phần 1: Vẽ kỹ thuật

Nội dung phần Vẽ kỹ thuật bắt đầu từ bài 1 đến bài 14sách giáo khoa Công nghệ 11, cung cấp cho học sinh đầy đủnhững kiến thức cần thiết về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ, hìnhbiểu diễn của vật thể đơn giản, các loại bản vẽ Sau khi kếtthúc nội dung phần Vẽ kỹ thuật học sinh có thể đọc được cácbản vẽ kỹ thuật, xây dựng đơn giản, từ những bản vẽ về vậtthể có thể xây dựng được hình ảnh không gian cho vật thể

Qua đó ta có thể thấy, nội dung của phần vẽ kỹ thuậtchứa rất nhiều thông tin cần thiết liên quan đến các nghềthiết kế như kỹ sư xây dựng hoặc kỹ sư cơ khí… Hai ngànhnghề này hiện nay đang rất phát triển cần nhiều nguồn nhânlực đưa đến nguồn thu nhập cao Mặt khác thông qua nộidung phần vẽ kỹ thuật học sinh có thể trang bị những kỹ năngcần thiết trong cuộc sống như: đọc bản vẽ nhà ở, thiết kế chếtạo những đồ dùng phục vụ cho bản thân phù hợp ý thích

* Phần 2: Chế tạo cơ khí

Nội dung phần chế tạo cơ khí bắt đầu từ bài 15 đến bài

19 sách giáo khoa Công nghệ 11 Trong phần này học sinhđược cung cấp những kiến thức liên quan đến các vật liệu cơkhí, các hình thức gia công chế tạo vật liệu cơ khí Qua đó họcsinh nắm bắt được những vật liệu cơ khí đang được dùng phổbiến hiện nay công dụng và cách bảo quản chúng, kích thích

sự tìm tòi khám phá về những vật liệu mới có tính ứng dụngcao và độ bền vật liệu tốt, bên cạnh đó thông qua nội dung

Trang 33

các phương pháp gia công kim loại học sinh nắm bắt được cácphương pháp gia công kim loại cần thiết giúp ích trực tiếp đếnđời sống sinh hoạt của các em

Nội dung phần này liên quan đến các ngành nghề đòi hỏichuyên môn cao như các ngành khoa học chế tạo vật liệu, cácngành lao động phổ thông như: cơ khí đúc, tiện, hàn … Nếuđược học sinh quan tâm và thích thú tìm hiểu nội dung, thìkhông những có đủ kiến thức làm việc tại các cơ sở sản xuất

mà có thể trực tiếp kinh doanh bằng việc lao động trên lĩnhvực này

* Phần 3: Động cơ đốt trong

Nội dung phần Động cơ đốt trong bắt đầu từ bài 20 đếnbài 38 sách giáo khoa Công nghệ lớp 11 Nội dung phần nàycung cấp cho học sinh những kiến thức về cấu tạo, nguyên lýhoạt động, các cơ cấu hệ thống, ứng dụng của động cơ đốttrong

Ngày nay việc sử dụng nguồn động lực là động cơ đốttrong chiếm tỉ trọng lớn trong tổng các nguồn động lực được

sử dụng, mặt khác các ứng dụng của sử dụng nguồn động lực

là động cơ đốt trong ngày càng phổ biến và gần gũi Hơn thếviệc sử dụng đúng cách, sản xuất và phát triển nguồn nănglượng là câu hỏi lớn đối với nước ta Việt Nam rất cần nhữngngười thợ chế tạo có tay nghề cao trong lĩnh vực này

Cung cấp cho học sinh trung học phổ thông nội dung vềĐộng cơ đốt trong là vô cùng cần thiết và thiết yếu Việctruyền tải nội dung có kích thích sự đam mê tìm hiểu trongphần học này không những giúp học sinh có định hướng nghềnghiệp lâu dài mà còn thúc đẩy sự phát triển của nghề

Trang 34

* Phần 4: Kỹ thuật điện tử

Nội dung phần Kỹ thuật điện tử bắt đầu từ bài 1 đến bài

21 sách giáo khoa Công nghệ 12 Trong phần này khôngnhững cung cấp cho học sinh lượng kiến thức cần thiết về cấutạo, ký hiệu và nguyên tắc hoạt động của các linh kiện điện tử

cơ bản thường gặp, kiến thức về các mạch điện tử cơ bản vàphạm vi ứng dụng của chúng, về vai trò và triển vọng pháttriển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất đời sống Nếu

có lượng kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này các em có thểlàm việc tại các công ty sản xuất linh kiện hoặc kinh doanhtrực tiếp các mặt hàng sử dụng, ứng dụng các linh kiện này

* Phần 5: Kỹ thuật điện

Nội dung phần Kỹ thuật điện bắt đầu từ bài 22 đến bài

29 sách giáo khoa Công nghệ 12 Nội dung phần này xoayquanh các mạch điện 3 pha và các mạng điện sản suất quy

mô nhỏ Các kiến thức cung cấp không những giúp các em cókhả năng lắp và hiểu các dạng mạch điện mà còn cung cấpkiến thức về an toàn điện và sử dụng điện tiết kiệm

Nếu nắm vững kiến thức trên và đam mê tìm hiểuchuyên sâu hơn về điện các em có thể trở thành những kỹ sưđiện trong tương lai hay đơn giản là những kỹ sư điện giađình

5.2 So sánh tính hướng nghiệp trong bộ môn Công nghệ với một số môn học khác

Môn Công nghệ ở trường phổ thông ngoài những đặcđiểm chung về giáo dục hướng nghiệp của các môn văn hóathì môn Công nghệ còn có những đặc điểm đặc trưng riêngđáp ứng nhiệm vụ của công tác giáo dục hướng nghiệp trong

Trang 35

trường phổ thông cả về nhận thức và rèn luyện kỹ năng nghềnghiệp.

Hướng nghiệp qua dạy học môn Công nghệ ở phổ thông

là một trong những con đường cơ bản, đem lại hiệu quả caonhất trong công tác giáo dục hướng nghiệp vì tác dụng của nó

- Môn Toán ở trường trung học phổ thông, các kiến thứcđược cung cấp có ứng dụng thực tế cao việc vận dụng và sửdụng toán học có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của mộtcon người hay một tập thể Kiến thức toán học được cung cấprất có ích nhưng việc thường xuyên vận dụng nó chỉ bó hẹptrong các công thức đơn giản Không phải hàng ngày ai cũngphải tính thể tích nước trong bể nhà mình khi các dụng cụ đolường ngày càng phát triển Các kiến thức toán học cấp caosau này chỉ thường dùng cho các nhà nghiên cứu, các chuyêngia trong các viện nghiên cứu, viện điều tra…

- Môn Hóa học ở trường trung học phổ thông, các liênthức đòi hỏi người sử dụng đến nó cho công việc của mình lànhững nhà nghiên cứu Việc ứng dụng của môn học trong đời

Trang 36

sống là hạn chế vì nội dung kiến thức môn Hóa học là kiếnthức có tính hàn lâm.

Đối với kiến thức môn Công nghệ là các kiến thức xuấtphát từ đời sống sản xuất trực tiếp gắn liền với đời sống, cótính ứng dụng cao hơn như kiến thức về kỹ thuật điện tửkhông những liên quan trực tiếp đến các linh kiện điện tử màcòn ứng dụng được kiến thức Vật lý mà học sinh đã được học.Kiến thức về bản vẽ nhà giúp cho học sinh có khả năng đọchay cao hơn là thiết kế được bản vẽ nhà của chính mình, kiếnthức thuộc phần chế tạo cơ khí là những vật liệu thông dụngđời sống thường dùng, phương pháp gia công cơ bản để tạo ranhững sản phẩm ứng dụng thực tế như xoong nồi… Kiến thứcphần động cơ đốt trong được ứng dụng rất nhiều trong đờisống trên mọi lĩnh vực như ô tô, xe máy, tàu thủy, máy nôngnghiệp…

Đối với các bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội ví dụnhư: Văn, Sử, Địa Môn Công nghệ có tính thực tiễn cao hơn

nó không chỉ cung cấp kiến thức nghề mà còn đòi hỏi thựchiện nghề hiệu quả có mục đích có lý tưởng phục vụ đất nước

mà các môn học nay hướng tới

Qua đó có thể thấy việc hướng nghiệp trong bộ mônCông nghệ ở THPT là yêu tố cần thiết và vô cùng quan trọngtrong việc phát triển năng lực phẩm chất của con người cũngnhư ổn định và phát triển đất nước

6 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

Dạy học tích hợp hướng tới việc tổ chức các hoạt độnghọc tập, trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp nhữngkiến thức, những kỹ năng trong các tình huống gần với cuộc

Trang 37

sống và có ý nghĩa Cụ thể là cần kết hợp một cách hữu cơ, có

hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khácnhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mốiliên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học

đó

Dạy học tích hợp hướng tới thiết lập mối quan hệ giữacác khái niệm khác nhau của cùng một môn học cũng nhưcủa các môn học khác nhau, hướng tới đào tạo học sinh cónăng lực đáp ứng được thách thức lớn của xã hội ngày nay.Những thách thức lớn đó là có được khả năng huy động hiệuquả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết mộtcách hữu ích một tình huống xuất hiện, hoặc có thể đối mặtvới một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp Tưtưởng sư phạm đó gắn liền với việc phát triển năng lực để giảiquyết vấn đề, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trongquá trình dạy học

6.1 Tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua nội

dung học trên lớp

Tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua nội dung họctrên lớp (thông qua nội dung dạy học môn Công nghệ trênlớp) đó là giáo viên tích hợp thêm hay liệt kê các kiến thức vềnghề giúp học sinh vừa lĩnh hội kiến thức môn học vừa mởrộng kiến thức chọn nghề

Nội dung môn học có chứa đựng rất nhiều kiến thức thực

tế liên quan đòi hỏi giáo viên phải tìm hiếu sâu sắc về nộidung và áp dục với thực tiễn nhằm cung cấp cho học sinhkiến thức cần thiết, có ý nghĩa Việc thông qua nội dung bài

Trang 38

giảng trên lớp giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp cócác ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm: Học sinh được tiếp thu với các kiến thức chínhthống đã được chọn lọc, biết được chính xác kiến thức cầnphải chuyên sâu để đảm nhiệm được công việc đó

Nhược điểm: Giới hạn nội dung trong một tiết học và mộtnội dung học cụ thể nên không thể cung cấp toàn bộ nội dungnghề nghiệp mà các em quan tâm

6.2 Tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua các hoạt động tham quan ngoại khóa

Tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua các hoạtđộng tham quan là việc giáo viên thiết kế nội dung tham quanthực tiễn gắn với nội dung môn Công nghệ Trong quá trìnhtham quan học sinh được thấy những người thợ, kỹ sư trựctiếp làm việc từ đó học sinh định hình được nghề nghiệp

Thông qua các bài học ngoại khóa học sinh được tiếp xúctrực tiếp với nghề nghiệp liên quan đến nội dung môn học,đưa đến cho học sinh cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp, họcsinh được cảm nhận và trải nghiệm công việc thực sự Giúpcho các em định hình đúng đắn về đam mê nghề nghiệp củamình

Ưu điểm: Đưa đến cái nhìn trực quan thực tiễn, cụ thể vềmột vài nghề nghiệp liên quan Hình thành cho học sinh tưduy tự đánh giá nghề

Nhược điểm: Khả năng tiến hành không được thườngxuyên, không bao quát hết được tất cả nghề nghiệp mà các

em quan tâm

Trang 39

6.3 Tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua bài tập

về nhà và bài tập ngoài giờ

Thông qua bài tập giáo viên lồng ghép các câu hỏi tìmhiểu về nghề nghiệp có liên quan đến nội dung, kích thích các

em tự giác tìm hiểu nghề liên quan tăng khả tự học và tra cứuthông tin Cung cấp đầy đủ lượng thông tin cần thiết đền từngđối tượng đảm bảo tính dân chủ khi học sinh tiếp cận nghề

Ưu điểm: Nội dung tìm hiểu triệt để phù hợp với từng đốitượng, tính dân chủ cao qua đó có thể giúp các em có địnhhướng nghề nghiệp lâu dài

Nhược điểm: Học sinh có thể tiếp cận các luồng thông tinkhông chính xác khiến các em có cái nhìn sai lệch về nghềnghiệp, giáo viên không kiểm soát được toàn bộ nội dung

Để thực hiện được những biện pháp trên đò hỏi giáo viênphải:

- Cần cương quyết chống lại cách dạy học “chay”, táchrời lí luận với thực tiễn, tách rời học với hành

- Giáo viên phải tự học hỏi, nhất là phải nâng cao hơnnữa học vấn của mình, đồng thời phải tìm hiểu nội dung, tínhchất, đặc điểm, điều kiện của nhiều nghề trong xã hội Giáoviên không làm được điều này sẽ không bao giờ gắn bàigiảng của mình với thực tế lao động của nhiều nghề và khôngbao giờ phát huy được tính hướng nghiệp của mỗi bài giảng

- Nhà trường cần mở rộng hoạt động của các tổ, cácnhóm ngoại khoá nhằm hỗ trợ thêm cho việc học bộ môntrong giờ chính khoá Mặt khác, cần xây dựng các giáo trình

tự chọn để lôi cuốn học sinh có hứng thú học tập khác nhau đi

Trang 40

sâu vào từng lĩnh vực khoa học - có ý nghĩa đối với sự phânluồng học sinh vào những lĩnh vực sản xuất xã hội

- Thông qua việc giảng dạy các môn học, cần phát huymạnh mẽ các loại tư duy theo thế mạnh của từng môn

7 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Để tìm hiểu thực trạng giáo dục hướng nghiệp trong nhàtrường phổ thông tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra cho

190 học sinh của trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông – Hà Nội[Phụ lục 4], nội dung phiếu điều tra [Phụ lục 1]

7.1 Nhu cầu về giáo dục hướng nghiệp

Để tìm hiểu về nhu cầu của học sinh liên quan đến nghề

nghiệp sau này, tác giả đặt câu hỏi “Em có muốn tìm hiểu về nghề nghiệp sau này không?” Kết quả là có đến 98.4% học

sinh được hỏi trả lời rằng: Các em có nhu cầu tìm hiểu vềnghề nghiệp tương lai của mình Chỉ có 1.6% học sinh đượchỏi không có nhu cầu tìm hiểu về nghề nghiệp sau này Điều

này được biểu hiện rõ nét hơn trong câu hỏi “Nguồn thông tin

mà các em thường sử dụng để tìm hiểu về nghề nghiệp của mình trong tương lai là gì?” Kết quả cho thấy, học sinh tìm

hiểu về nghề nghiệp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau chứkhông chỉ từ nhà trường

Trong đó, thông tin về nghề nghiệp mà học sinh có được

từ các giờ học trên lớp và các giờ học nghề tại trường chiếm tỉ

lệ thấp (7.4%) Trái lại rất nhiều em lựa chọn tìm hiểu nghềqua các phương tiện khác như qua sách báo và thông tin đạichúng (51.6%), qua việc hỏi những người đi trước (21%),thông qua người thân trong gia đình (18.4%), tiếp đến là qua

Ngày đăng: 12/04/2016, 21:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Phạm Văn Khanh. Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THPT khu vực Nam bộ. Luận văn Tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THPT khu vực Nam bộ
6. Sơ lược lịch sử giáo dục VN và một số nước trên thế giới. Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý phổ thông. NXB Hà Nội 7. http://www.giaoduc.net.vn Link
2. Bộ GD&ĐT (2007), tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 THPT – Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, NXB Giáo dục Khác
3. C. Mác, Ănghen (1959), tuyển tập Mác - Ănghen, NXB chính trị Liên Xô Khác
5. Đào tạo giáo viên dạy học hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại các trường sư phạm. NXB Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w