1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍCH HỢP KIẾN THỨC NGỮ VĂN TRONG DẠY HỌC BÀI “PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT” (NGỮ VĂN 10 TẬP 2)

105 2,9K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 895 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vai trò quan trọng của ngôn ngữ và của phân môn Tiếng Việt Cùng với lao động, ngôn ngữ cũng góp phần hình thành và phát triển xã hội loài người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến và thuận lợi nhất, được coi là “sáng tạo kỳ diệu của loài người”. Ngôn ngữ còn là công cụ tổ chức quá trình tư duy, giúp tư duy phát triển. Mặt khác, ngôn ngữ đóng vai trò là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành cộng đồng dân tộc, duy trì và phát triển truyền thống văn hóa của dân tộc. Với người Việt Nam, tiếng Việt là ngôn ngữ bản địa, góp phần duy trì sự thống nhất quốc gia, dân tộc. Bên cạnh chức năng giao tiếp, chức năng tư duy, ngôn ngữ còn có chức năng thẩm mĩ, là phương tiện để tạo nên cái đẹp – hình tượng nghệ thuật. Đề cao chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ, môn Tiếng Việt trong nhà trường được chú trọng để hướng nhiều vào nội dung dạy ngôn ngữ nghệ thuật, học Tiếng Việt trong các tác phẩm nghệ thuật, học Tiếng Việt để hiểu nghệ thuật văn chương. Do đó, việc dạy cho HS biết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác là mục tiêu vô cùng quan trọng. Cũng vì thế, Tiếng Việt đã trở thành phân môn có vị trí đặc biệt; không chỉ cung cấp những kiến thức, kĩ năng cơ bản để phát triển khả năng giao tiếp, giúp các em hiểu được những giá trị “chân – thiện – mĩ” trong văn học, trong cuộc sống, mà còn trang bị cho các em công cụ thiết yếu để học tốt các môn khoa học khác. Đây chính là lý do vì sao Tiếng Việt là môn học (phân môn) được dạy xuyên suốt từ bậc Tiểu học đến THPT.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRỊNH THỊ HẢI QUỲNH

TÍCH HỢP KIẾN THỨC NGỮ VĂN TRONG DẠY HỌC BÀI “PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT”

(NGỮ VĂN 10 - TẬP 2)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN NGỮ VĂN)

Mã số: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thời Tân

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, với tấm lòng thành kính, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắctới người thầy hướng dẫn khoa học: TS Lê Thời Tân – người đã tận tình chỉbảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn sau đạihọc trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáoTrường Đại học sư phạm I Hà Nội đã dạy bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi tronghọc tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô phảnbiện đã có những nhận xét và đánh giá cho Luận văn này

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn bè đồngmôn đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành Luận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2014

Người thực hiện luận văn

Trịnh Thị Hải Quỳnh

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Diễn giải

Đào tạoGiáo dụcGiáo sưGiáo viênHọc sinhKiểm traNgôn ngữ nghệ thuậtNhà xuất bản

Sách giáo khoa

Sư phạm tích hợpTiểu học

Trung học cơ sởTrung học phổ thongThực nghiệm

Tiến sĩ

Ví dụ

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn i

Danh mục viết tắt ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng v

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 16

1.1 Những vấn đề lý luận về dạy học tích hợp 16

1.1.1 Khái niệm về tích hợp 16

1.1.2 Các quan điểm tích hợp 18

1.1.3 Các hình thức tích hợp 20

1.1.4 Ý nghĩa và mục tiêu của dạy học tích hợp 20

1.2 Tích hợp trong môn Ngữ văn 22

1.3 Tích hợp trong phần Tiếng Việt 24

1.4 Thực trạng dạy học Tiếng Việt lớp 10 THPT theo hướng tích hợp 26

1.4.1 Khảo sát thực trạng dạy học Tiếng Việt nói chung tại một số trường THPT hiện nay 26

1.4.2 Khảo sát thực trạng dạy học phân môn Tiếng Việt theo hướng tích hợp tại một số trường THPT hiện nay 28

Chương 2: VẬN DỤNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC NGỮ VÀ VĂN TRONG DẠY HỌC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT (NGỮ VĂN 10 - TẬP 2) 33

2.1 Một số yêu cầu cơ bản khi dạy học phần Tiếng Việt theo hướng tích hợp 33

2.1.1 Dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp phải đảm bảo những yêu cầu chung của dạy học Tiếng Việt 33

Trang 6

2.1.2 Dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp phải biết lựa chọn nội

dung tích hợp hợp lý, tự nhiên, tránh gượng ép 34

2.1.3 Dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp phải đảm bảo giảm tải kiến thức, rút ngắn được thời gian học tập cho HS

36 2.1.4 Tích hợp trong phân môn Tiếng Việt phải đảm bảo đúng quy trình tích hợp chung 37

2.2 Một số biện pháp tích hợp trong dạy học Tiếng Việt 37

2.2.1 Tích hợp trong nội dung dạy học 38

2.2.2 Tích hợp trong kiểm tra đánh giá 42

2.3 Tổ chức tích hợp kiến thức Ngữ và Văn trong dạy bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10 - tập 2) 45

2.3.1 Đặc điểm nội dung bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 46

2.3.2 Định hướng triển khai dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” theo hướng tích hợp kiến thức Ngữ - Văn 48

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 59

3.1 Mục đích thực nghiệm 59

3.2 Đối tượng thực nghiệm 59

3.3 Phương pháp thực nghiệm 59

3.4 Nội dung thực nghiệm 60

3.4.1 Giáo án thực nghiệm 60

3.4.2 Thuyết minh về giáo án thực nghiệm 74

3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 76

3.5.1 Về hứng thú của HS 77

3.5.2 Về kết quả bài kiểm tra 78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80

1 Kết luận 80

2 Khuyến nghị 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 86

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Quan điểm của GV Ngữ văn về mức độ cần thiết phải chú

trọng dạy học phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn

THPT hiện nay 27Bảng 1.2 Các cách thức tích hợp GV thường vận dụng vào dạy học

phân môn Tiếng Việt THPT 29Bảng 1.3 Quan điểm của GV Ngữ văn về mức độ thường xuyên vận

dụng tích hợp vào dạy chương trình Tiếng Việt tại một số trường

THPT 30Bảng 3.1 Thống kê kết quả bài kiểm tra của HS các lớp đối chứng và

thực nghiệm 78

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang

Biểu đồ 1.1 Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV về mức độ cần thiết

phải chú trọng dạy học phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn

THPT hiện nay 27Biểu đồ 1.2 Biểu đồ thể hiện một số cách thức tích hợp mà GV

THPT hiện nay vận dụng vào dạy phân môn Tiếng Việt 29Biểu đồ 1.3 Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV Ngữ văn về mức độ

thường xuyên vận dụng tích hợp vào dạy chương trình Tiếng Việt

THPT……… 31

Sơ đồ 2.1 Biên soạn câu hỏi kiểm tra loại bài Tiếng Việt theo định

hướng tích hợp 43

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Vai trò quan trọng của ngôn ngữ và của phân môn Tiếng Việt

Cùng với lao động, ngôn ngữ cũng góp phần hình thành và phát triển

xã hội loài người Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến và thuận lợi

nhất, được coi là “sáng tạo kỳ diệu của loài người” Ngôn ngữ còn là công cụ

tổ chức quá trình tư duy, giúp tư duy phát triển Mặt khác, ngôn ngữ đóng vaitrò là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành cộng đồng dân tộc, duy trì vàphát triển truyền thống văn hóa của dân tộc Với người Việt Nam, tiếng Việt

là ngôn ngữ bản địa, góp phần duy trì sự thống nhất quốc gia, dân tộc

Bên cạnh chức năng giao tiếp, chức năng tư duy, ngôn ngữ còn có chứcnăng thẩm mĩ, là phương tiện để tạo nên cái đẹp – hình tượng nghệ thuật Đềcao chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ, môn Tiếng Việt trong nhà trường đượcchú trọng để hướng nhiều vào nội dung dạy ngôn ngữ nghệ thuật, học TiếngViệt trong các tác phẩm nghệ thuật, học Tiếng Việt để hiểu nghệ thuật vănchương Do đó, việc dạy cho HS biết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác làmục tiêu vô cùng quan trọng Cũng vì thế, Tiếng Việt đã trở thành phân môn

có vị trí đặc biệt; không chỉ cung cấp những kiến thức, kĩ năng cơ bản để pháttriển khả năng giao tiếp, giúp các em hiểu được những giá trị “chân – thiện –mĩ” trong văn học, trong cuộc sống, mà còn trang bị cho các em công cụ thiếtyếu để học tốt các môn khoa học khác Đây chính là lý do vì sao Tiếng Việt làmôn học (phân môn) được dạy xuyên suốt từ bậc Tiểu học đến THPT

1.2 Tích hợp là một phương pháp dạy học được quan tâm nhiều trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay

Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học kĩ thuật, của sự bùng nổ tri thức, thế

kỉ của những con người năng động, sáng tạo và tự chủ Để hội nhập với xu thếphát triển chung của thế giới, xã hội Việt Nam cần có một sự thay đổi cănbản, toàn diện về rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, trong đó chủ yếu là những

Trang 10

thay đổi trong giáo dục Bởi phát triển giáo dục chính là chiến lược phát triển

đất nước: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Đổi mới giáo dục chính là cách nhanh nhất rút ngắn khoảng cách vươntới mục tiêu nêu trên Để có một cuộc cải cách giáo dục toàn diện, cần thayđổi căn bản từ nội dung chương trình đến phương pháp giảng dạy Vì một khinội dung chương trình giáo dục có sự thay đổi sẽ kéo theo nhu cầu cấp thiếtđổi mới phương pháp dạy học

Từ năm học 2006 – 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đại tràchương trình và sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 mới trên toàn quốc Đó làviệc thay đổi tên gọi môn Văn - Tiếng Việt thành môn Ngữ văn, thay đổitrong cách xác định mục tiêu môn học, trong quan điểm lựa chọn nội dung,kết cấu chương trình, trong việc vận dụng các phương pháp và phương tiệndạy học để đạt được mục tiêu giáo dục Trước đây, ba phân môn: Văn học,Tiếng Việt, Làm văn tách biệt nhau, không gắn bó với nhau trong một chỉnhthể, nhưng với việc biên soạn chương trình mới theo tinh thần tích hợp thì baphân môn được hợp lại thành một môn chung, mỗi phân môn là một phần củamôn Ngữ văn Những kiến thức kĩ năng của ba phân môn Đọc văn, TiếngViệt, Làm văn được triển khai đồng thời cho mỗi bài học, theo mối quan hệđồng quy, nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất của chương trình là giúp cho HStừng bước nâng cao và hoàn thiện năng lực đọc - hiểu văn bản và viết các loạivăn bản theo phương thức biểu đạt một cách tích cực, chủ động Cơ sở của

việc tích hợp này là lấy Tiếng Việt làm nền tảng của Đọc văn và Làm văn, Làm văn là thực hành của Tiếng Việt, còn Đọc văn là tinh hoa của Tiếng Việt

do các bậc thầy văn chương thực hiện Bởi môn Ngữ văn là một môn học tích hợp giữa ngôn ngữ với văn tự (chữ viết), ngôn ngữ với văn bản, ngôn ngữ với văn hóa, ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết Về bản chất, đối tượng của Đọc văn

là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ của dân tộc và nhân loại từ cổ chí kim, cònđối tượng của Tiếng Việt là hệ thống ngôn ngữ, quy luật hành chức Nên họcĐọc văn, HS thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ vì thực chất công việc phân tích

Trang 11

các hình tượng văn học là công việc đi từ nghệ thuật ngôn từ mà khám phá ra

vẻ đẹp, ý nghĩa các hình tượng văn học Từ đó, yêu văn chương, các em càngyêu Tiếng Việt Và thông qua đó, giúp người học rèn luyện, trau dồi được cáckiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống

Như vậy, chương trình và SGK Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợicũng như đặt ra đòi hỏi GV phải dạy ba phần của môn Ngữ văn như một thểthống nhất Trong đó mỗi phần vừa giữ bản sắc riêng, vừa hoà nhập với nhaucùng hình thành các tri thức, kĩ năng Ngữ văn ở HS Để làm được điều đó mộtcách có hiệu quả thì việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học là một yêucầu tất yếu

1.3 Việc dạy học theo hướng tích hợp trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập

Đã nhiều năm, qua thực tế dạy học vẫn tồn tại một khuyết điểm khókhắc phục, đó là tình trạng GV dạy bài nào soạn bài đó và chỉ biết bài đó Kếhoạch soạn bài theo toàn chương, theo học kì đã được đặt ra từ nhiều thập kỉtrước nhưng cho đến nay nhược điểm đó ở nhiều GV hầu như vẫn chưa đượckhắc phục Vì vậy, hầu hết mỗi bài học đều bị tách rời khỏi hệ thống, dạymột bài Tiếng Việt nhưng không chú ý đến sự liên thông với các kiến thứcTiếng Việt cùng hệ thống và những bộ phận liên quan như Đọc văn, Làmvăn Hậu quả của lối giảng dạy này là không những không giúp HS nắmvững kiến thức cụ thể đang học và kiến thức hệ thống không được sâu chuỗi,liên kết với nhau mà còn làm hạn chế khả năng tư duy tổng hợp kiến thứccủa HS, khiến HS có tâm lý chán học Lối dạy học manh mún đó cònphương hại đến việc rèn luyện tư duy khái quát, tư duy hệ thống - vốn lànhững năng lực quan trọng cần thiết cho HS THPT

Thực tế quan sát được từ các nhà trường phổ thông, việc đổi mớiphương pháp dạy học đối với tất cả các môn học, đặc biệt trong môn NgữVăn còn rất nhiều hạn chế Chương trình Ngữ văn 10 đã đưa ra định hướng vềđổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo tinh thần tích hợp, nhưng

Trang 12

những nghiên cứu cụ thể về dạy học theo quan điểm tích hợp, một đặc thù của

bộ môn lại chưa được triển khai một cách thoả đáng Đối với phân môn TiếngViệt nói riêng, phương pháp dạy học Tiếng Việt yêu cầu vận dụng nguyêntích hợp phải lấy khâu đọc - hiểu và thực hành Làm văn làm hai trục tích hợpchủ yếu, phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cung cấp tri thức lí thuyết vớirèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng năng lực Tiếng Việt cho HS, không dạy họcquá nhiều các tri thức hàn lâm nhưng cũng không dạy học theo kiểu kinhnghiệm chủ nghĩa Nhưng trên thực tế thì hầu hết các GV đều dạy nhiều về lýthuyết hàn lâm mà ít cho HS đi vào thực hành Việc khai thác các dữ liệu quaphần Đọc văn còn rất hạn chế, HS chưa có điều kiện để tự mình huy động hếtvốn kiến thức vào vận dụng làm các bài tập…

Trước tình hình thực tế đó, việc đổi mới phương pháp dạy học theohướng tích hợp nói chung và trong phân môn Tiếng Việt nói riêng đang trởthành vấn đề vô cùng bức thiết Làm sao để nâng cao chất lượng giáo dụcnước nhà, đáp ứng mục tiêu của nền giáo dục hiện đại là một câu hỏi lớnkhông chỉ với các nhà hoạch định đường lối, chính sách giáo dục mà cầnđược lưu tâm bởi tất cả các nhà giáo đang trực tiếp làm công tác giảng dạy,giáo dục HS

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cùng điều kiện nghiên cứu của bản

thân đã gợi cho người viết ý tưởng lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tích hợp kiến thức Ngữ Văn trong dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” (Ngữ văn 10 - tập 2)” làm luận văn thạc sỹ Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng mong

muốn có những đóng góp phần nào trong việc định hướng triển khai thực hiệngiảng dạy một bài Tiếng Việt nói chung theo hướng tích hợp trong chươngtrình THPT

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong mỗi chúng ta, ai cũng hiểu được rằng cuộc sống là muôn hìnhmuôn vẻ, nó được coi là bộ đại bách khoa toàn thư về kinh nghiệm và phươngpháp Vì mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình

Trang 13

huống tích hợp Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận

và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp các kiến thức, kinh nghiệm, kĩnăng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau Vì vậy có thể nói rằng, tư tưởngtích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống

Trong lịch sử phát triển khoa học của nhân loại, các lĩnh vực khoa họcngày càng phân hoá thì tính tích hợp lại càng chặt chẽ Do vậy, sang thế kỷ

XX đã xuất nhiện nhiều khoa học liên ngành, đa ngành Các khoa học đãchuyển từ tiếp cận “phân tích - cấu trúc” sang tiếp cận “tổng hợp - hệ thống”

Sự thống nhất của tư duy phân tích và tổng hợp đều cần thiết cho sự phát triểnnhận thức, đem lại cách nhận thức biện chứng về mối quan hệ giữa bộ phậnvới toàn thể Việc giảng dạy các khoa học trong nhà trường vì thế cũng phảiphản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, không thể cứ tiếp tục giảng dạycác khoa học như những lĩnh vực tri thức riêng rẽ Bởi thế, tích hợp đã trởthành một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiêncứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới

Vì điều kiện khó khăn trong việc thu thập và bao quát các tư liệu nướcngoài, chúng tôi chưa thực sự tìm hiểu đầy đủ các công trình nghiên cứu vềtích hợp của các nước trên thế giới Tuy nhiên, với những tài liệu đã thu thậpđược, chúng tôi mong muốn phần nào có thể nêu lên một số nhận xét tổngquát về tình hình nghiên cứu cũng như một số nội dung tích hợp đã và sẽđược đề cập trong bài

2.1 Dạy học tích hợp ở một số nước trên thế giới

Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại bêncạnh các trào lưu sư phạm theo mục tiêu, giải quyết vấn đề, phân hoá, tươngtác Trào lưu sư phạm tích hợp xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập,trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những nănglực rõ ràng Khái niệm năng lực ở đây được hiểu là một khái niệm tích hợpbao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tìnhhuống có diễn ra các hoạt động Theo ý nghĩa đó, năng lực được định nghĩa là

sự tích hợp các kĩ năng (các hoạt động) tác động một cách thích hợp và tự

Trang 14

nhiên lên các nội dung trong một loạt tình huống cho trước, để giải quyếtnhững vấn đề do tình huống đó đặt ra Năng lực này là một hoạt động phứchợp đòi hỏi sự tích hợp, phối hợp các kiến thức và kĩ năng, chứ không phải là

sự tác động các kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung

Khoa sư phạm tích hợp nhấn mạnh dạy học là dạy cách tìm tòi, sáng tạo

và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau Tức là, dạy cho HSbiết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tìnhhuống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực.Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau củacác môn học hay các phân môn khác nhau để bảo đảm cho HS khả năng huyđộng có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết cáctình huống tích hợp

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều Hội nghị trên thế giới quan tâmđến lý thuyết về tích hợp như: Tháng 9 –1968, Hội đồng liên quốc gia vềgiảng dạy khoa học, với sự bảo trợ của UNESCO đã tổ chức tại Varna

(Bungari) “Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học” Hội nghị này đặt

ra hai vấn đề: “Vì sao phải dạy học tích hợp các khoa học?” và “dạy học tích hợp các khoa học là gì?” Đến năm 1972, Hội nghị phối hợp trong chương trình giáo dục của UNESCO họp tại Paris đã đưa ra định nghĩa dạy học tích hợp các khoa học Ngay sau đó, UNESCO lại tổ chức Hội nghị đào tạo GV

vào tháng 4 năm 1973 tại Đại học tổng hợp Maryland bàn thêm về khái niệmdạy học tích hợp các khoa học còn bao gồm cả dạy học tích hợp các khoa họcvới công nghệ học Nghĩa là phải chỉ ra cách thức chuyển từ nghiên cứu khoahọc sang triển khai ứng dụng, làm cho các tri thức kĩ thuật - công nghệ trởthành một bộ phận quan trọng của đời sống xã hội hiện đại

Cũng theo hướng tích hợp các khoa học với công nghệ, gắn học vớihành, Xavier Roegiers (Phó Giám đốc văn phòng Công nghệ Giáo dục và Đào

tạo của Liên minh Châu Âu) cho rằng: giáo dục nhà trường phải chuyển từ đơn thuần dạy kiến thức sang phát triển ở HS các năng lực hành động, xem

Trang 15

năng lực (compétence) là khái niệm “cơ sở” của khoa sư phạm tích hợp (pédagogie de l'intégration) Theo Xavier Roegiers, sư phạm tích hợp (SPTH)

là một quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn bộ quá trình học tập gópphần hình thành ở HS những năng lực cụ thể có dự tính trước những điều kiệncần thiết cho HS, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc nhằmhoà nhập HS vào cuộc sống lao động Như vậy SPTH tìm cách làm cho quátrình học tập có ý nghĩa

Trong cuốn “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường” của Xavier Roegiers do Đào Trọng Quang và Nguyễn

Ngọc Nhị dịch (1996) đã đưa ra cái nhìn tổng quan về dạy học tích hợp.Trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra định nghĩa và mục tiêu của khoa sưphạm tích hợp; ảnh hưởng của khoa sư phạm tích hợp đối với chương trình;ảnh hưởng của khoa sư phạm tích hợp đối với việc đánh giá những kiến thức

HS đã lĩnh hội và ảnh hưởng của khoa sư phạm tích hợp đối với việc biênsoạn sách giáo khoa

Quan điểm tích hợp còn được thể hiện khá rõ trong nhiều công trìnhnghiên cứu cũng như SGK của một số nước như: Trung Quốc, Pháp,Malaixia, Đức Tuy nhiên, việc đưa tích hợp vào các môn khoa học tự nhiên

và các môn khoa học xã hội của một số nước là khác nhau Riêng ở mônTiếng, xu hướng tích hợp từ Tiểu học đến THPT của các nước trên thế giới làtương đối thống nhất Tích hợp triệt để các mảng nội dung để dạy các kỹ năngnghe, nói, đọc, viết thông qua việc cho HS tiếp xúc với loại văn bản ngay từnhững buổi đầu HS tập đọc, tập viết ở bậc Tiểu học đến THPT

Như vậy, tích hợp là một hiện tượng khá phổ biến đã xuất hiện từ lâu ởcác nước trên thế giới Nhưng mỗi nước lại có những cách nhìn nhận và ápdụng riêng tùy thuộc đặc điểm tình hình từng quốc gia, từng môn học màkhông đi lệch khỏi đường ray cốt lõi của nó

Trang 16

2.2 Dạy học tích hợp ở Việt Nam

Vấn đề tích hợp môn học trên thế giới đã có từ rất lâu, nhưng ở ViệtNam mới có manh nha từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây và ngày càngđược chú trọng với những mức độ khác nhau

Ở Việt Nam, Thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp được thể hiện trongmột số môn ở trường Tiểu học như môn “Cách trí”, sau đổi thành môn “Khoahọc thường thức” Môn học này được dạy một số năm ở trường Tiểu học củamiền Bắc nước ta Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn “Tìmhiểu tự nhiên - xã hội” của Việt Nam theo quan điểm tích hợp đã được thiết

kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 Đến năm 2000, quan điểm tích hợpđược thể hiện trong chương trình, SGK và các hoạt động DH ở Tiểu học Tuynhiên khái niệm tích hợp vẫn còn mới lạ với nhiều GV

Sang chương trình ở cấp Trung học, tích hợp được thể hiện chủ yếu ởmức thấp, chưa được áp dụng sâu Một trong những nguyên nhân chính là doviệc dạy học tích hợp liên quan đến nhiều yếu tố đòi hỏi phải có quá trìnhchuẩn bị lâu dài mà chúng ta chưa thực hiện được đầy đủ như: chương trình,sách giáo khoa, tổ chức dạy học, phương pháp dạy và học, đánh giá, kiểm tra,thi Tuy vậy, ngày càng có nhiều nội dung giáo dục được tích hợp vào một

số môn học ở bậc Trung học (như: dân số, môi trường, phòng chốngHIV/AIDS, chống các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông )bằng phương thức lồng ghép Việc dạy học các nội dung này bước đầu đã làmcho GV có một số kinh nghiệm thực tiễn về tích hợp, tạo điều kiện thuận lợicho việc thực hiện dạy học tích hợp trong chương trình và sách giáo khoa mớisau 2015

Thực tiễn trong những thập niên 90 trở lại đây, việc dạy học của chúng

ta vẫn mang tính “hàn lâm, lý thuyết” nhiều Đặc điểm cơ bản đó là chú trọngviệc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học đã được quy định trong chươngtrình mà chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năngứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn Mục tiêu dạy học

Trang 17

trong chương trình được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết; việcquản lý chất lượng giáo dục chỉ tập trung “điều khiển đầu vào” là nội dungdạy học Đến nay, việc chuyển đổi SGK ở trường phổ thông theo hướng tíchhợp là một yêu cầu tất yếu đổi mới việc dạy và học Ngữ văn Chương trìnhTHPT môn Ngữ văn, năm học 2002 do Bộ giáo dục và Đào tạo dự thảo đã ghi

rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [tr 27] “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của

GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo” [tr 40] Sau gần mười năm thực hiện chương trình Ngữ văn

THCS mới, bước đầu chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ Vớiviệc lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc để biên soạn chương trình, vấn đềdạy học Ngữ văn THCS theo hướng tích hợp ngày càng được nghiên cứu sâu

và rộng

Nhưng có một vấn đề đáng bàn là ở nước ta trong nhiều năm qua, tíchhợp được chú ý nhiều tại các hội thảo, hội nghị, song đến nay nó vẫn chưathực sự trở thành nguyên tắc hoặc định hướng chung, nhất quán từ đầu trongviệc xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa và định hướng dạy học cácmôn học ở các cấp học phổ thông Tích hợp mới chỉ là một trong những địnhhướng cơ bản xây dựng chương trình Tiểu học năm 2000

Vì định hướng tích hợp chưa trở thành quan điểm chỉ đạo phát triểnchương trình Giáo dục phổ thông nên việc quán triệt định hướng này trongđào tạo cũng có những hạn chế nhất định Mặc dù, đội ngũ chuyên gia giáodục và đội ngũ GV đã có nhận thức về tích hợp không tạo môn học mới nhưtích hợp một số mặt giáo dục trong dạy học môn học, tích hợp trong nội bộ

Trang 18

môn học nhưng việc xây dựng một số chủ đề tích hợp và dạy học theo dự ánthì còn rất hạn chế.

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề tíchhợp, nhưng tiêu biểu là tích hợp trong môn Ngữ văn như: Trương Dĩnh trong

cuốn“Thiết kế dạy học Ngữ văn THCS theo hướng tích hợp”, đã nêu lên

những phương diện tích hợp trong dạy học Ngữ văn THCS; năng lực tíchhợp, kiểu văn bản tích hợp, phương pháp tích hợp; mối quan hệ giữa tích hợp

và tích cực; tích hợp và hiệu quả dạy học tích hợp; tích hợp gắn liền với đờisống xã hội và cách triển khai các bài dạy cụ thể trong chương trình THCStheo định hướng tích hợp

Người rất tâm huyết với vấn đề đọc hiểu và vấn đề tích hợp là GS.TS

Nguyễn Thanh Hùng Trong bài "Tích hợp trong dạy học Ngữ văn" đăng trên tạp chí "Nghiên cứu giáo dục" (số 6, tháng 3 năm 2006), tác giả đã chỉ ra bản chất của tích hợp là "Phương hướng phối hợp (Integrate) một cách tốt nhất các quá trình học tập của nhiều môn học cũng như các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong một môn Ngữ văn" Trên cơ sở phân tích tư tưởng tích hợp, tác giả chỉ ra ý nghĩa của tích hợp: "Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp

HS học tập thông minh, biết vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hoà (Harnonie), hợp lý (Algebra) trong tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại"

Quan tâm đến vấn đề tích hợp, TS Đỗ Ngọc Thống, người tham giabiên soạn chương trình SGK Ngữ văn THCS cũng có nhiều đóng góp đáng

ghi nhận Trong cuốn "Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở THCS" Nxb

GD (2002); tác giả có một hệ thống bài viết về quan điểm tích cực và việc dạy

học Văn theo hướng tích hợp, giúp người đọc hiểu rõ "Việc lấy tên chung của cuốn sách là Ngữ văn không chỉ đơn thuần là dồn ba phân môn lại thành một cuốn sách theo kiểu gộp lại (Combination) mà chúng được xây dựng theo tinh thần tích hợp (Integration)" Trong bài viết "Dạy học môn Ngữ văn theo nguyên tắc tích hợp", tác giả chỉ ra biểu hiện của tích hợp là "Trong cuốn

Trang 19

sách cả ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn cùng dựa trên một văn bản chung để khai thác, hình thành, rèn luyện các kiến thức và kỹ năng của mỗi phân môn" Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra ưu điểm của nguyên tắc dạy học tích hợp: “Tích hợp thể hiện trong việc xây dựng cấu trúc SGK, trong quá trình tổ chức giờ dạy học, thay đổi cách soạn giáo án, cách kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS”

TS Nguyễn Văn Đường trong "Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc THCS", (Tạp chí Giáo dục, 2002) cũng đã đề cập đến một số cơ sở lý luận

và thực tiễn, bản chất của tích hợp và đề ra những phương hướng thực hiệntích hợp trong dạy học Ngữ văn, song mới chỉ dừng lại ở phạm vi ứng dụngcho THCS

Ngoài ra còn có một số sách tham khảo, các bài báo, luận văn viết vềvấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn của nhiều tác giả: Trần Bá Hoành,Nguyễn Khắc Phi, Vũ Thị Sơn, Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử… Các tàiliệu trên đã đặt cơ sở lý luận cho việc dạy học theo hướng tích hợp, song đốitượng chủ yếu vẫn là THCS Đối với cấp THPT, các tài liệu bàn về vấn đềdạy học theo hướng tích hợp còn rất ít

Tích hợp không chỉ được chú trọng nhiều trong dạy học Ngữ văn nóichung, mà những năm gần đây cũng đã bắt đầu thu hút khá nhiều học giảnghiên cứu dạy học tích hợp riêng trong phần Tiếng Việt Nhưng do điều kiện

và thời lượng có hạn, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các công trìnhnghiên cứu trong phạm vi trường Đại học Giáo dục Như trong chuyên ngànhNgữ văn của riêng trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã cómột số công trình nghiên cứu: Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Vân

Anh - Trường Đại học giáo dục (2008 - 2010) “Dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 THCS”; luận văn thạc sĩ của tác giả Lưu Quỳnh Nga - Trường Đại học Giáo dục (2008 - 2010): “Dạy học Tiếng Việt lớp 10 trung học phổ thông theo hướng tích hợp (ban cơ bản)”; luận văn thạc sĩ của tác giả

Trang 20

Nguyễn Thị Hường - Trường Đại học Giáo dục (2010 - 2012): “Dạy học loạt bài thực hành kỹ năng sử dụng Tiếng Việt lớp 10 theo hướng tích hợp”

Có thể thấy rằng, tích hợp đã trở thành xu hướng chung của việc xâydựng chương trình và SGK Ngữ văn của nhiều nước trong khu vực và trên thếgiới và cũng không phải là điều hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử xây dựngchương trình, SGK Tiếng Việt và Văn học của nước ta Tuy nhiên, ở ViệtNam, vấn đề tích hợp trước đây chủ yếu vẫn dựa trên quan điểm lấy Văn họclàm trung tâm, mục tiêu của mỗi bài học trong SGK chủ yếu vẫn nhằm giúp

HS cảm thụ các tác phẩm văn chương Những kiến thức Tiếng Việt, Làm vănđược đề cập đến còn rời rạc, ngẫu nhiên do tính chất của văn bản xếp theotrình tự văn học sử quyết định Trong khi đó, chúng ta thấy việc xây dựngchương trình và SGK Ngữ văn theo quan điểm tích hợp hiện nay vừa kế thừatính tích hợp đã được thể hiện trong các chương trình và SGK Ngữ văn trướcđây, đồng thời có sự đổi mới theo hướng cập nhật và tiếp cận với chươngtrình và SGK tích hợp trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, việc vậndụng quan điểm tích hợp vào dạy các bài cụ thể trong chương trình Ngữ vănnói chung và phần Tiếng Việt nói riêng vẫn còn bị bỏ ngỏ Đa phần các tácgiả nghiên cứu mới chỉ đưa ra phương pháp dạy học tích hợp chung trong mộtnhóm bài mà chưa chỉ ra được việc triển khai dạy một bài cụ thể trongchương trình theo hướng tích hợp như thế nào Mặt khác, các tác giả chủ yếunghiên cứu tích hợp ở các dạng bài mang tích chất luyện tập, thực hành nhiều

mà chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu vào tích hợp kiến thức Ngữvới Văn ở các dạng bài hình thành, xây dựng khái niệm, kiến thức mới

Các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước chính là nguồn tài liệuquý báu, có giá trị cho chúng tôi sử dụng làm luận cứ hoặc làm phương phápchứng minh luận điểm của mình để từ đó tiếp tục tìm hiểu và phát triển sâuhơn nữa các vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn của phương pháp tích hợpđược vận dụng trong dạy học môn Ngữ Văn nói chung và môn Tiếng Việt nóiriêng trong nhà trường THCS, và THPT

Trang 21

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn góp một tiếng nóitrong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học TiếngViệt nói riêng và hướng tới giải quyết các yêu cầu sau:

+ Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết dạy học tích hợp và tìm hiểu, đánhgiá thực trạng, xây dựng cơ sở lý luận dạy học theo quan điểm tích hợp kiếnthức Ngữ - Văn, luận văn đề xuất cách tích hợp kiến thức Ngữ với Văn vào

dạy học bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong chương trình Ngữ văn lớp

10, giúp GV có được những định hướng cần thiết để triển khai giờ học cóhiệu quả, đáp ứng được yêu cầu tích hợp của chương trình và SGK Đồngthời, giúp các em HS thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa phần Đọc văn vớiphần Tiếng Việt và Làm văn, thấy được những cảm quan, những cái nhìn sâulắng nhất về ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản Đọc văn và

từ đó có thể giúp các em rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản theo phong cáchriêng của mình, giúp HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, gópphần hình thành những năng lực nghe, nói, đọc, viết và phát triển nhân cáchcho HS

+ Trên cơ sở thực nghiệm một bài dạy học Tiếng Việt cụ thể, các GV

có thể khái quát phương pháp dạy học cả phân môn Tiếng Việt trong chươngtrình Ngữ Văn THPT theo hướng tích hợp

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất: Trong phần cơ sở lý luận của đề tài sẽ tập trung nghiên cứu

cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học tích hợp trên thế giới và ở Việt Nam,dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn nói chung và dạy học tích hợp phầnTiếng Việt lớp 10 nói riêng

Thứ hai: Dựa vào lý thuyết tích hợp, vạch ra được các yêu cầu và đề

xuất cách vận dụng tích hợp kiến thức Ngữ với Văn trong dạy học bài

“Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” (Ngữ văn 10 - tập 2).

Trang 22

Thứ ba: Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi

của đề tài Trên cơ sở kết quả thực nghiệm sẽ tiến hành phân tích, nhận xét,đánh giá để có những kiến nghị và giải pháp cụ thể cho hướng nghiên cứutiếp theo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tổ chức dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” Ngữ văn lớp

10 – tập 2 theo hướng tích hợp kiến thức Ngữ - Văn

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: nghiên cứu hoạt động dạy và học bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” (Ngữ văn 10 - tập 2) theo hướng tích hợp kiến thức Ngữ Văn

xem chất lượng và hứng thú học của các em thay đổi ra sao

- Về thời gian nghiên cứu: trong năm học 2014 - 2015

- Về không gian: Lớp 10A1, 10A2 trường THPT Trần Thánh Tông –

Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng linh hoạt một số phương pháp cơ bản sau:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được tiến hành chủ yếu khi xác định

cơ sở lí luận cho đề tài Để giải quyết tốt các nhiệm vụ của luận văn, cầnnghiên cứu lí thuyết về khoa học tích hợp, nghiên cứu một số lí luận về dạyhọc bộ môn, quan điểm tích hợp trong chương trình và SGK Ngữ văn 10 Dovậy, cần vận dụng kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnhvực nghiên cứu khác nhau để có được sự phân tích đầy đủ về những cơ sởkhoa học của đề tài, trên cơ sở đó xác định yêu cầu, tiêu chí và cách thức vậndụng tích hợp vào dạy học Tiếng Việt

5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát

Để có được bức tranh tổng thể về thực trạng của việc sử dụng biện

pháp tích hợp vào dạy học phần Tiếng Việt lớp 10 nói chung, dạy bài Phong

Trang 23

cách ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng, luận văn tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng ở một số trường trung học phổ thông nhằm đánh giá chất

lượng tiếp thu bài của HS, giờ dạy và giáo án của GV Bên cạnh đó, tác giảđiều tra, khảo sát trên cả những tài liệu thu thập được cũng như những kết quảthu nhận qua hồi cứu tài liệu Trên cơ sở những dữ liệu có được, luận văn sửdụng các phương pháp như thống kê, phân loại, xử lí và nhận xét để chắt lọccác nội dung cần thiết phục vụ cho luận văn

5.3 Phương pháp thực nghiệm

Muốn khẳng định giá trị và khả năng thực thi của một công trìnhnghiên cứu lí luận, cần phải đưa những nghiên cứu đó vào thực tiễn để kiểmchứng hiệu quả Với một đề tài khoa học về giáo dục thì thực nghiệm (hay thửnghiệm) là khâu rất quan trọng trong quy trình Do vậy, việc thực nghiệmtrong luận văn này không phải chỉ như một phương pháp nghiên cứu mà còn

là một nội dung nhất thiết phải có Phương pháp thực nghiệm sư phạm trong

luận văn này là: vận dụng tích hợp kiến thức Ngữ Văn vào dạy học bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật qua thiết kế giáo án và giờ dạy thực nghiệm nhằm

xem xét, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và tính khả thi của các biện pháptrong thực tế dạy học ở nhà trường trung học phổ thông

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài.

Chương 2: Vận dụng tích hợp kiến thức Ngữ và Văn vào dạy học bài

“Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” (Ngữ văn 10 - tập 2).

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Trang 24

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Những vấn đề lý luận về dạy học tích hợp

1.1.1 Khái niệm về tích hợp

Tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển

tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi con người muốnhướng đến hiệu quả của chúng ( ), là triết lý chi phối, định hướng và quyếtđịnh thực tiễn hoạt động của con người Lý thuyết tích hợp được ứng dụngvào giáo dục trở thành một quan điểm lý luận dạy học phổ biến trên thế giớihiện nay Xu hướng tích hợp còn được gọi là xu hướng liên hội, được thựchiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong quá trình phát triển các chương trìnhgiáo dục

Tích hợp là một khái niệm rộng, dùng trong nhiều lĩnh vực khoa học,trong đó có lí luận DH Tích hợp là một cách tiếp cận khoa học, ban đầu cócác tên gọi là: Liên hệ (Permeation), kết hợp (Combination), phối hợp(Coordination), tích hợp (intergration) Tích hợp có nguồn gốc từ tiếng La

tinh: Integration với nghĩa xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên

cơ sở những bộ phận riêng lẻ Theo từ điển Tiếng Anh - Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), thì nó có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể Những phần, những bộ phận này

có thể khác nhau nhưng tích hợp được với nhau.

Vì là một khái niệm rộng nên khi tìm hiểu về định nghĩa tích hợp vàdạy học tích hợp, có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau:

Theo Từ điển Giáo dục: Tích hợp chỉ “sự liên kết các đối tượng nghiên cứu của cùng một lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”,

cách hiểu này nhấn mạnh vào tính liên môn giữa các môn học

Nhà nghiên cứu GS.TS Nguyễn Thanh Hùng cho rằng “Tích hợp là quan điểm hoà nhập, được hình thành từ sự nhất thể hoá những khả năng, một

sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy nhất”.

Trang 25

Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là “sự kết hợp một cách hữu

cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó”.

Trong sách giáo viên Ngữ văn 6 - tập 1 - NXB GD, HN, 2003, do GS

Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên có nêu: Tích hợp là "Một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau".

Trong chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ giáo dục

và Đào tạo, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc” [tr 27].

Như vậy nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách

khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần

đối tượng, chứ không phải là một phép cộng đơn giản các thuộc tính củathành phần ấy Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản liên hệ mật thiết

với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết và tính toàn vẹn Liên kết phải tạo

thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần.Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứkhông phải là sự sắp đặt các thành phần ấy bên cạnh nhau Không thể gọi làtích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng

rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giảiquyết một vấn đề, tình huống

Với các quan điểm, các khái niệm về tích hợp nêu trên chúng ta thấynội dung, bản chất của tích hợp chủ yếu được thể hiện qua các từ, cụm từ:

Trang 26

Phối hợp, chỉnh thể thống nhất, nhất thể, hợp nhất, hoà trộn Các quan điểm

đều nêu lên được vấn đề trọng tâm, cốt lõi của tích hợp và đều có điểm chunghợp nhất trong tinh thần tích hợp là làm sao để có thể gắn kết các môn học vớinhau, thể hiện rõ được mối liên hệ, tác động lẫn nhau, tránh việc dạy một cáchbiệt lập riêng rẽ giữa các môn học Trong Ngữ văn thì đó là sự gắn kết giữa baphân môn Văn - Tiếng việt - Làm văn như bản chất vốn có của nó cũng nhưlàm rõ mối liên hệ giữa Ngữ văn với các bộ môn gần gũi, có liên quan nhưmôn Lịch sử, Địa lí, Triết học, Tâm lí Với tinh thần học hỏi, tiếp thu, kế thừacác quan điểm của người đi trước, tác giả luận văn mạnh dạn bày tỏ cách hiểu

của mình về vấn đề này như sau: Tích hợp là sự hợp nhất, liên kết giữa các phân môn trong bộ môn, hoặc giữa các bộ môn có liên quan, cùng hỗ trợ nhau tạo thành một thể thống nhất nhằm tránh tình trạng dạy học tách biệt, riêng rẽ giữa các phân môn trong bộ môn Qua đó rèn luyện kỹ năng liên môn, xuyên môn để người học phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp, để vận dụng vào thực tiễn ở những mức độ, bình diện khác nhau.

Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tíchhợp trong GD và DH sẽ giúp HS phát triển những năng lực, giải quyết nhữngvấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS sovới việc các môn học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ Tích hợp là mộttrong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đàotạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đềcủa cuộc sống hiện đại Vì vậy, luận văn lấy quan điểm này làm cơ sở để tiếnhành nghiên cứu và thực nghiệm đề tài

1.1.2 Các quan điểm tích hợp

Trong quá trình học tập, HS có thể lần lượt học các môn học khác nhau,những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng HS phải biểu đạt các kháiniệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn họccũng như giữa các môn học khác nhau Thông tin càng đa dạng, phong phú thìtính hệ thống phải càng cao, có như vậy các em mới thực sự làm chủ được

Trang 27

kiến thức và vận dụng được kiến thức đã học vào trong các tình huống cụ thểcủa cuộc sống Vì thế cần phải thấy được vai trò tích hợp của môn học vànhững tương tác của các môn học khác nhau Ngoài ra cũng cần phải có sựnhìn nhận về các quan điểm tích hợp, các cách tích hợp sao cho thỏa đáng.

Ngày nay không còn là lúc đặt vấn đề thảo luận dạy học tích hợp là cầnhay không cần, nên hay không nên Câu trả lời khẳng định là cần phải tíchhợp các môn học, nhưng thực hiện dạy học tích hợp như thế nào? Trước hếtphải vượt lên trên cách nhìn quen thuộc về vai trò của từng môn học riêng rẽ,quan niệm đúng hơn về quan hệ tương tác giữa các môn học

Tìm hiểu vai trò của môn học và tương tác giữa các môn học, khoa sưphạm tích hợp đưa ra 4 quan điểm khác nhau đối với việc tích hợp môn học

Quan điểm “đơn môn”: Trong nội bộ môn học, chúng ta ưu tiên trước

hết là nội dung của môn học, tức có thể xây dựng chương trình học tập theo

hệ thống nội dung của mỗi môn học riêng biệt Quan điểm này nhằm duy trìcác môn học riêng rẽ

Quan điểm “đa môn”: Quan điểm này đề xuất những “tình huống”,

những “đề tài” khác nhau có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khácnhau Những môn học được tiếp cận riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một thời điểmtrong quá trình nghiên cứu một đề tài, một vấn đề nào đó mà thôi

Quan điểm “liên môn” (hay tích hợp giữa các môn học): Là quan điểm

vận dụng các thông tin lấy từ nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn

đề Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏimuốn giải quyết HS phải huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhữngmôn học khác nhau

Quan điểm “xuyên môn”: Là quan điểm mà nội dung học tập hướng

vào phát triển các kĩ năng, năng lực cơ bản mà HS có thể sử dụng vào tất cảcác môn học, trong việc giải quyết các tình huống khác nhau (tìm, xử lý, nêumột giả thuyết, thông báo thông tin )

Trang 28

1.1.3.2 Tích hợp nâng cao kiến thức mới

Là hình thức so sánh, phân biệt giữa hai đơn vị kiến thức hoặc nhiềuđơn vị kiến thức khác nhau Từ đó khái quát và rút ra kết luận

Ví dụ: Dạy học bài Từ đồng âm, GV có thể đưa ra vài ví dụ về các câu

có chứa từ “chạy” sau đó cho HS nhận xét chúng có phải là những từ đồng

âm hay không HS thảo luận và trả lời xong GV sẽ giải thích nghĩa từ

“chạy” trong từng ví dụ có liên quan đến nhau chỉ xảy ra trong một từ, nên

chúng được xếp vào từ nhiều nghĩa Còn từ đồng âm thì nghĩa của chúngkhông liên quan đến nhau, xảy ra trong nhiều từ nhưng có cách phát âmgiống nhau Cuối cùng GV khẳng định cho HS rõ từ đồng âm khác với từnhiều nghĩa ở chỗ nào

1.1.4 Ý nghĩa và mục tiêu của dạy học tích hợp

Trang 29

- Giúp đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ độnghọc tập của HS.

- Tạo điều kiện giáo dục phẩm chất nhân văn cho HS

1.1.4.2 Mục tiêu

- Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắnhọc tập với cuộc sống hàng ngày, vận dụng các kiến thức học được để xử lýcác tình huống cụ thể, những tình huống có ý nghĩa, hoà nhập thế giới họcđường với cuộc sống

- Dạy học tích hợp giúp phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho HS vận dụng vào xử lý nhữngtình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hoặc đặt cơ sở không thể thiếu đượccho những quá trình học tập tiếp theo Thực tế, có những kiến thức HS đượchọc trong nhà trường nhưng chưa thực sự có ích trong khi hình thành nhữngnăng lực cơ bản Chẳng hạn, ở Tiểu học HS được học có bao nhiêu xăngtiméttrong một mét nhưng lại không thể biết một mét bằng khoảng mấy gang tay

- Dạy học tích hợp quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tìnhhuống cụ thể Thay vì tham nhồi nhét kiến thức cho HS nhiều kiến thức đủloại, dạy học tích hợp chú trọng để HS có thể vận dụng kiến thức, kĩ năngđược học vào những tình huống cụ thể trong đời sống

- Dạy học tích hợp còn giúp HS xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm

đã được học Trong quá trình học tập HS được học rất nhiều những kiến thứckhác nhau trong mỗi môn học nhưng HS phải biểu đạt được các khái niệm đãhọc trong mối quan hệ hệ thống trong phạm vi một môn học cũng như giữacác môn học khác nhau Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thốngphải càng cao, có như vậy HS mới thực sự làm chủ được kiến thức và có thểvận dụng được các kiến thức ấy để xử lý các tình huống bất ngờ, phức tạptrong đời sống

Trang 30

1.2 Tích hợp trong môn Ngữ văn

Chương trình Ngữ văn THPT năm 2002 đã lấy quan điểm tích hợp làmnguyên tắc chỉ đạo, tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa.Bởi môn học Ngữ văn thể hiện rất rõ tính liên hệ trực tiếp giữa Đọc văn – TiếngViệt và Làm văn: Đọc văn là những văn bản chứa đựng các hình tượng nghệthuật đến đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật, Tiếng Việt là những văn hóa giao tiếpmang màu sắc mỹ cảm, Làm văn lại mang bản chất hòa tan cái cũ nhằm tái tạođối tượng mới Bản thân mỗi phân môn ấy lại có tính trung gian có thể chuyểnhóa trong hoạt động chung về tư duy, về kiến thức, về kĩ năng, về thế giới tinhthần, tình cảm và thái độ ứng xử văn hóa trong đời sống Chính vì hai tính chấttrực tiếp và trung gian này mà môn Ngữ văn không thể chia tách ra được, nênviệc đặt vấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn là có cơ sở (Theo Nguyễn

Thanh Hùng – Phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông – Những vấn đề cập nhật [tr 102].

Bản chất của việc học tập môn Văn – Tiếng Việt trong nhà trường từtrước đến nay vẫn ít nhiều có sự phối hợp dạy Ngữ thông qua dạy Văn và dạyVăn thông qua dạy Ngữ Nhưng theo chương trình mới hiện nay thì tích hợptrong Ngữ văn là phương hướng phối hợp một cách tốt nhất các quá trình họctập của nhiều môn cũng như sự phối hợp giữa các phần Văn, Tiếng Việt, Làm

văn với nhau Việc tích hợp này nhằm mục đích hình thành bốn kĩ năng nghe,

nói, đọc, viết và hình thành cho HS năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ vănhọc một cách chủ động, sáng tạo Đồng thời góp phần giải quyết những bàitoán muôn thủa của giáo dục

Tích hợp trong dạy học Ngữ văn được hiểu một cách đơn giản là dạyhọc ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn hợp nhất, hòa trộn vào nhau,học cái này thông qua cái kia và ngược lại Như thế sẽ tránh được sự chồngchéo, lặp lại các kiến thức trong quá trình dạy học cả ba phân môn

Trang 31

Cái gốc của quan niệm tích hợp trong dạy học Ngữ văn được GS.TS.

Nguyễn Thanh Hùng viết rõ trong cuốn “Phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông – Những vấn đề cập nhật” (tr 37) là ở chỗ:

+ Ngôn ngữ cả dạng nói và dạng viết là phương tiện công cụ và nộidung giao tiếp của cả ba phân môn Văn học (văn bản sáng tác), của phânmôn Tiếng Việt (văn bản khai thác) và phân môn Làm văn (văn bản luyệntập kĩ năng)

+ Bên cạnh đó văn bản là chỗ dựa, là một phát ngôn hoàn chỉnh và

là đơn vị cuối cùng của giao tiếp Văn bản của cả ba phân môn trên đềuchứa đựng những mức độ khác nhau của tính khoa học, tính nghệ thuật,tính đời sống và tính sáng tạo của nó Đó là chỗ quy tụ và là quan điểmcủa sự tích hợp

+ Cuối cùng là sự tích hợp bên trong mỗi chủ thể (GV và HS) vừa tựnhiên, vừa năng động bởi trí thông minh, sức tưởng tượng, trực cảm và sự suy

tư đóng góp rất nhiều vào con đường tích hợp trong dạy học Ngữ văn

Đối với việc giảng dạy một môn học theo hướng tích hợp nói chung, cóhai cách thức tích hợp chính là: Tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theochiều dọc Với tư cách là một môn học trong nhà trường, dạy học môn Ngữvăn cũng hướng tới hai cách thức tích hợp đó

Theo Ngữ văn 6 – sách giáo viên - tập 1, tích hợp theo chiều ngang làtích hợp kiến thức Tiếng Việt với mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên,con người theo nguyên tắc đồng quy: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn Ví dụ

SGK 11 tập 2, chương trình có lựa chọn bài Nghĩa của câu, Đặc điểm loại hình tiếng Việt đặt cạnh thơ lãng mạn để làm công cụ phân tích văn bản thơ

và cạnh các bài thao tác lập luận để vận dụng khả năng sử dụng ngôn ngữ

vào làm văn Tích hợp ngang thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa cácphân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗtrợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống

hóa lại kiến thức cho phân môn khác Tích hợp ngang là hướng ngoại nội

Trang 32

dung kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhằm bổ sung và nâng cao Do vậy

GV phải biết lựa chọn nội dung cụ thể, có hướng sắp xếp nội dung để giảngdạy cho phù hợp Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng việc tích hợp ngang quánhiều, gây ra tích hợp rời rạc, kiến thức nặng nề đối với HS Đây là quanđiểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộmôn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đờisống mà HS tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn

hiểu biết và phát triển nhân cách cho HS

Tích hợp theo chiều dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩnăng mới với những kiến thức và kĩ năng đã học ở trước đó theo nguyên tắcđồng trục (còn gọi là vòng tròn đồng tâm hay vòng tròn xoáy trôn ốc), cụ thể

là tìm hiểu những kiến thức và kĩ năng đã được học ở bài học, lớp học, bậchọc trước, nhưng mức độ cao hơn, sâu hơn Đó là quá trình giúp HS đi từ nắmbắt được khái niệm đến phân biệt được các kiến thức tương đương, đến vậndụng kiến thức đó một cách hợp lí, sau đó biết tạo lập văn bản và cuối cùng làbiết so sánh, mở rộng kiến thức này với kiến thức khác có liên quan trong bàihọc, chương học với nhau

Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức đểkhắc phục, hạn chế lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lậpcác bộ phận Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn vốn có mối quan hệ gần gũi

về bản chất, nội dung, mục tiêu nhằm nâng cao năng lực sử dụng nhữngkiến thức và kĩ năng HS đã lĩnh hội được vào giải quyết những tình huốngtrong cuộc sống

1.3 Tích hợp trong phần Tiếng Việt

Chương trình Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo hướng tích hợp,Tiếng Việt cùng với Đọc văn và Làm văn hướng tới việc hình thành vànâng cao kiến thức sử dụng ngôn ngữ cho người học, làm cơ sở cho việc sửdụng và lĩnh hội ngôn ngữ trong mọi hoạt động giao tiếp và tư duy, rènluyện và phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS Tiếng Việt không

Trang 33

bó hẹp trong phạm vi hệ thống cấu trúc mà ngày càng hướng tới tính ứngdụng, thực hành đúng như ngôn ngữ trong đời sống thực của nó Nhữngđiều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy và học môn Ngữ văn nóichung, Tiếng Việt nói riêng trong việc định hướng cho cả hệ thống phươngpháp dạy học được sử dụng.

Phần tiếng Việt như đã phân tích ở trên chiếm một tỉ lệ tương đối trongchương trình Ngữ văn, trở thành một môn học công cụ đắc lực để khai tháccác môn học khác Tiếng Việt là một trong ba phân môn giữ vị trí quan trọngnhất định trong bộ môn Ngữ văn nói riêng và trong các môn học cơ bản nóichung của chương trình phổ thông Ở cấp Tiểu học, Tiếng Việt là tên gọi thaythế cho cả bộ môn Ngữ văn, thể hiện nhiệm vụ chủ đạo của cấp học chú trọngđến việc dạy tiếng, dạy chữ cho HS Lên đến cấp THCS, THPT phân mônTiếng Việt chuyển dần sang vị trí tương đối cân bằng so với hai phân môncòn lại Đọc văn và Làm văn

Về bản chất, kiến thức Tiếng Việt được tích hợp với các mảng kiến thức

về văn học, thiên nhiên, con người, xã hội… theo nguyên tắc đồng tâm dựa trênviệc lấy các kiểu văn bản để định trục đồng qui của chương trình Còn về cơbản, kiến thức Tiếng Việt đã được HS học đầy đủ ở cấp TH, THCS, lênTHPT HS chỉ còn học về các phong cách ngôn ngữ để hỗ trợ cho việc Làmvăn và học một số kiến thức Tiếng Việt nâng cao hơn

Nhìn trong mối quan hệ với bậc Tiểu học và THCS, thì chương trìnhTiếng Việt THPT được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm Các kiến thức cơbản về Tiếng Việt của chương trình THPT, HS đã được học ở chương trìnhTiểu học như: Cấu tạo từ, một số lớp từ có quan hệ về nghĩa (từ đồng nghĩa,

từ trái nghĩa, từ đồng âm), từ loại (danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ), cácthành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ), các kiểu câu (phân loại theomục đích nói và phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp) Đến THCS, HS đượchọc kĩ hơn về cấu tạo từ: Một số biện pháp tu từ từ vựng, các từ mượn, từmượn Hán Việt, về trường nghĩa của từ, tính chất ngữ nghĩa của từ, và bắt

Trang 34

đầu bước sang ngữ dụng học (hội thoại) Đến THPT, HS vẫn tiếp tục học về

từ Hán Việt, các biện pháp tu từ; những kiến thức về phong cách ngôn ngữ,hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; lịch sử Tiếng Việt

Như vậy có thể thấy, tính tích hợp trong chương trình Tiếng Việt chủyếu đi từ những kiến thức đơn giản, đến những kiến thức phức tạp hơn.Chương trình Tiếng Việt THPT đã thể hiện rõ tính tích hợp với các tri thức

đã được học ở bậc Tiểu học và THCS theo hướng tích hợp dọc Tuy vậy, kiếnthức Tiếng Việt cũng có thể tích hợp được theo chiều ngang với các kiến thứcĐọc văn, Làm văn như bản chất đặc thù môn học của nó đã phân tích ở trên

1.4 Thực trạng dạy học Tiếng Việt lớp 10 THPT theo hướng tích hợp

1.4.1 Khảo sát thực trạng dạy học Tiếng Việt nói chung tại một số trường

THPT hiện nay

1.4.1.1 Mục đích khảo sát

Đánh giá tình hình dạy và học Tiếng Việt, từ đó xác lập cơ sở thực tiễncho việc đưa ra những biện pháp dạy học phần Tiếng Việt bậc THPT phù hợphơn, đạt hiệu quả cao hơn

1.4.1.2 Địa bàn khảo sát

Trường THPT Xuân Thủy – Hà Nội

Trường THPT Trần Thánh Tông – Hà Nội

1.4.1.4 Nội dung khảo sát

Khảo sát GV Ngữ Văn về tình hình dạy phân môn Tiếng Việt trongchương trình Ngữ văn THPT ban cơ bản nói chung

Đối tượng khảo sát: GV Ngữ Văn tại 4 trường THPT trên

Số lượng: 30 GV, hình thức khảo sát: phát phiếu điều tra, phỏng vấn

Trang 35

Sau quá trình điều tra, thu thập và xử lí số liệu, chúng tôi thu được kếtquả như sau:

Bảng 1.1 Quan điểm của GV Ngữ văn về mức độ cần thiết phải chú trọng dạy học phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay

Bảng số liệu trên được cụ thể hóa bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.1 Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV về mức độ cần thiết chú trọng dạy học phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn THPT hiện nay

Trong 30 GV được điều tra phỏng vấn thì có tới 46,7% GV cho thấyviệc chú trọng dạy học phân môn Tiếng Việt chương trình Ngữ văn THPT làbình thường như các môn học khác, chứ không phải là cần thiết Đây là con

số không hề nhỏ, phản ánh thực trạng đáng buồn trong dạy học Ngữ văn nóichung và dạy phần Tiếng Việt nói riêng Bởi Tiếng Việt vốn là một trong baphân môn giữ vị trí quan trọng nhất định trong bộ môn Ngữ văn nói riêng vàtrong các môn học cơ bản nói chung của chương trình phổ thông Tuy nhiên,với tình hình học tập bộ môn Ngữ văn hiện nay của HS và thói quen của GV

Trang 36

thì phân môn Tiếng Việt chưa thực sự được chú ý đầu tư Hệ quả là HS sửdụng Tiếng Việt còn nhiều hạn chế như: viết câu sai về ngữ pháp, dùng từthiếu chính xác, diễn đạt không đúng ý, câu văn không cảm xúc, chưa biết đadạng các kiểu câu hay diễn đạt một vấn đề theo nhiều cách khác nhau trongLàm văn cũng như trong thực tế giao tiếp , thậm chí, có HS cả bài văn là mộtđoạn không dấu chấm câu, hoặc cả bài văn là sự liệt kê các sự kiện mà không

sử dụng các phép liên kết câu, chuyển ý, làm bài văn rời rạc, thiếu mạch lạc.Vậy phải dạy tiếng Việt như thế nào cho có hiệu quả? Đây là câu hỏi đặt rađối với mỗi GV đứng lớp

1.4.2 Khảo sát thực trạng dạy học phân môn Tiếng Việt theo hướng tích

hợp tại một số trường THPT hiện nay

1.4.2.1 Mục đích khảo sát

Khảo sát tình hình dạy học tích hợp được áp dụng trong phân mônTiếng Việt nói chung tại một số trường THPT hiện nay, từ đó tổng hợp, đánhgiá và xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra những biện pháp dạy học phầnTiếng Việt bậc THPT theo hướng tích hợp phù hợp hơn, đạt hiệu quả cao hơn

1.4.2.4 Nội dung khảo sát

Khảo sát GV Ngữ Văn về tình hình dạy học Tiếng Việt nói chung theohướng tích hợp trong chương trình Ngữ văn THPT

Đối tượng khảo sát: GV Ngữ Văn tại 4 trường THPT nêu trên

Số lượng: 30 GV, hình thức khảo sát: phát phiếu điều tra, phỏng vấn

Bảng 1.2 Các cách thức tích hợp GV thường vận dụng vào dạy học

Trang 37

phân môn Tiếng Việt THPT

Cách thức Số lượng Tỷ lệ (%)

Tích hợp trong môn học 10 33,3

Tích hợp kiến thức thực tế ngoài cuộc sống 6 20

Tích hợp trong kiểm tra đánh giá 9 30

Bảng số liệu trên được cụ thể hóa bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.2 Biểu đồ thể hiện một số cách thức tích hợp mà GV THPT hiện

nay vận dụng vào dạy phân môn Tiếng Việt

Dựa trên việc phân tích đặc điểm chương trình Tiếng Việt trong BộSGK Ngữ văn 10, chúng ta đều thấy chương trình đã thực hiện tinh thần tíchhợp trên cả phương diện nhận thức lý thuyết cũng như biện pháp thực thi Cácnội dung bài học được sắp xếp vừa theo nguyên tắc tích hợp hàng ngang vừatheo nguyên tắc tích hợp hàng dọc Vì vậy các hướng tích hợp có thể sử dụngtrong dạy học Tiếng Việt bao gồm tích hợp trong nội dung dạy học (tích hợptrong môn học, tích hợp liên môn, tích hợp kiến thức thực tế ngoài đời sống)

và tích hợp trong kiểm tra đánh giá

Qua điều tra, khảo sát chúng tôi nhận thấy thực trạng dạy học tích hợp

Trang 38

phổ biến trong môn Tiếng Việt của các GV THPT hiện nay nghiêng nhiều vềtích hợp trong môn học (chiếm 33,3%), thấp nhất là tích hợp liên môn (chỉchiếm 16,7%) Như vậy, phần lớn các GV đã đáp ứng được yêu cầu cơ bảntrong tích hợp môn học Ngữ văn (tích hợp trong môn học giữa Đọc văn –Tiếng Việt – Làm văn) Còn việc tích hợp với các môn học khác và tích hợpvới kiến thức ngoài đời sống thì ít được triển khai Bởi các GV cho rằng mộttiết học chỉ có 45 phút thì không thể vừa chú trọng dạy hết lý thuyết cho HSnắm vững lại vừa tích hợp các kiến thức khác được Nó khó đảm bảo đượctiến độ dạy học theo chương trình chuẩn đã đề ra Vậy phải làm thế nào đểnâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt cho GV và HS THPT theo cáchướng tích hợp liên quan đến các kiến thức khác ngoài đời sống và liên quanđến các môn học khác, các chuyên ngành khoa học khác đang là câu hỏi đặt

ra cho nhiều nhà nghiên cứu cũng như cho những nhà giáo đang trực tiếpgiảng dạy

Bảng 1.3 Quan điểm của GV Ngữ văn về mức độ thường xuyên vận dụng tích hợp vào dạy chương trình Tiếng Việt tại một số trường THPT

Trang 39

Biểu đồ 1.3 Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV Ngữ văn về mức độ thường xuyên vận dụng tích hợp vào dạy chương trình Tiếng Việt THPT

Phần Tiếng Việt vốn là một nội dung được GV cho là khó dạy, khôkhan Lâu nay Tiếng Việt chỉ dừng lại ở ngưỡng giúp HS nắm được các kiếnthức lý thuyết trong SGK mà chưa quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sửdụng tiếng Việt cho HS kết hợp với các kiến thức, dữ liệu từ các môn học liênquan, từ các tác phẩm văn học nghệ thuật hay các kiến thức ngoài đời sống.Theo tinh thần đổi mới, ba môn Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn được hợp nhấtthành một chương trình chung là Ngữ văn, nên đòi hỏi các GV phải dạy họccác phân môn này theo hướng tích hợp, gắn kết, hỗ trợ nhau Nhưng kết quảkhảo sát cho thấy sử dụng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt được các GV ápdụng còn chưa thật sự khả quan: Có 12 GV (chiếm 40%) cho rằng suốt quátrình dạy học, chỉ thỉnh thoảng áp dụng tích hợp vào dạy học Tiếng Việt và có

2 GV (chiếm 6,7%) cho rằng chưa từng áp dụng tích hợp vào dạy học TiếngViệt vì họ là GV trẻ mới vào nghề Con số này cho thấy quan điểm trong dạyhọc Tiếng Việt ở THPT vẫn chịu sự chi phối của cách nhìn và cách dạy họctruyền thống coi trọng dạy theo kiến thức hơn là đổi mới theo hướng tích hợp

để rèn luyện các năng lực cần thiết cho HS

Như vậy, thực tế khảo sát cho thấy, mặc dù đã tiến hành đổi mới

Trang 40

phương pháp dạy học từ lâu, GV cũng đã nhìn nhận được ưu điểm, sự cầnthiết của các phương pháp dạy học mới; song tình hình dạy học phần TiếngViệt còn nhiều bất cập Điều dễ nhận thấy là đa số HS và cả GV chưa hiểu hếttầm quan trọng của các bài học Tiếng Việt Vì vậy còn chưa thực sự coi trọngnội dung dạy học phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn Khi được hỏi

về cách dạy học các bài Tiếng Việt, hầu hết GV đều trả lời dạy và học để đảmbảo thực hiện đầy đủ phân phối chương trình mà không có sự đầu tư tìm hiểu,nghiên cứu Chính vì vậy, chất lượng dạy và học phần Tiếng Việt ở hầu hếtcác trường phổ thông còn ở mức thấp Người dạy chưa mang lại hứng thú,niềm say mê học tập cho người học, dễ dẫn đến tình trạng HS chưa tập trungvào bài học, làm cho chất lượng dạy và học chưa cao

Qua các phiếu khảo sát liên quan đến dạy Tiếng Việt theo hướng tíchhợp, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng quan điểm này vào các giờ Tiếng Việtchưa được GV chú trọng Mặc dù dạy học theo quan điểm tích hợp là mộttrong các nguyên tắc được nhấn mạnh trong quan điểm xây dựng chươngtrình Nhưng với đại đa số GV THPT chỉ quen vận dụng nó khi dạy phần Đọcvăn Việc xem nhẹ, xác định chưa đúng vai trò, mục tiêu của phần Tiếng Việtnói chung trong nhà trường cho thấy vấn đề dạy học Ngữ văn ở THPT hiệnnay vẫn còn rất nhiều lỗ hổng Đó cũng chính là lý do dẫn đến thực trạngđáng buồn của việc dạy và học văn

Những phương diện lí luận và thực tiễn được phân tích trên đây sẽ là cơ

sở để đưa ra những yêu cầu và quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc vận

dụng biện pháp tích hợp trong dạy học bài Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật lớp10 Đây cũng là những căn cứ quan trọng của bước đi tiếp theo

để xây dựng một số biện pháp tích hợp dạy học phần Tiếng Việt lớp10

Ngày đăng: 14/04/2016, 13:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A, Đinh Trọng Lạc, Hoàng Văn Thung (2005), Giáo trình Tiếng Việt 3. Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tiếng Việt3
Tác giả: Lê A, Đinh Trọng Lạc, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạyhọc Tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
3. Nguyễn Thị Vân Anh (2010), “Dạy các BPTT so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 THCS”, Luận văn Trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy các BPTT so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7THCS”
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm: 2010
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Ngữ văn 6 tập 1. Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 6 tập 1
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục ViệtNam
Năm: 2012
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Ngữ văn 10 tập 2. Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10 tập 2
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục ViệtNam
Năm: 2010
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Ngữ văn 10 sách giáo viên tập 2. Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10 sách giáo viên tập 2
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NxbGiáo dục Việt Nam
Năm: 2010
7. Trương Dĩnh (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp, tập 1+ 2. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp,tập 1+ 2
Tác giả: Trương Dĩnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
8. Trương Dĩnh (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 theo hướng tích hợp, tập 1+ 2. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 theo hướng tích hợp,tập 1+ 2
Tác giả: Trương Dĩnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
9. Trương Dĩnh (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 theo hướng tích hợp, tập 1+ 2. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 theo hướng tích hợp,tập 1+ 2
Tác giả: Trương Dĩnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
10. Trương Dĩnh (2002), Thiết kế mới về dạy học Tiếng Việt 11. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế mới về dạy học Tiếng Việt 11
Tác giả: Trương Dĩnh
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2002
11. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học.Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
13. Hữu Đạt (2011), Phong cách học Tiếng Việt hiện đại. Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học Tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục ViệtNam
Năm: 2011
14. Hà Minh Đức (2002), Lý luận văn học. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
15. Nguyễn Văn Đường (2002), “Tích hợp trong việc dạy học Ngữ văn bậc THCS”, Tạp chí Giáo dục (46) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp trong việc dạy học Ngữ văn bậcTHCS”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Đường
Năm: 2002
16. Nguyễn Văn Đường (2012), Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10 tập 2. Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10 tập 2
Tác giả: Nguyễn Văn Đường
Nhà XB: NxbHà Nội
Năm: 2012
17. Lê Anh Hiền (1982), Phong cách học Tiếng Việt hiện đại. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học Tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Anh Hiền
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1982
18. Nguyễn Ái Học (2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn.Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn
Tác giả: Nguyễn Ái Học
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
19. Đỗ Việt Hùng (2013), Ngữ nghĩa học- từ bình diện hệ thống đến hoạt động. Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa học- từ bình diện hệ thống đến hoạtđộng
Tác giả: Đỗ Việt Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2013
20. Nguyễn Thanh Hùng (2006), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Ngiên cứu giáo dục (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”", Tạpchí Ngiên cứu giáo dục (
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Năm: 2006
21. Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên), Lê Thị Diệu Hoa (2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông – Những vấn đề cập nhật.Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngpháp dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông – Những vấn đề cập nhật
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên), Lê Thị Diệu Hoa
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w