2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Nguyên lý về sự phát triển không phải là một đề tài mới lạ, ngược lại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà triết học, những học giả nổi tiếng có tâm huyết với triết học. Có thể điểm qua một vài công trình nghiên cứu như sau: Giáo trình triết học Mác Lênin Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006; Lịch sử phép biện chứng (6 tập) Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Triết lý phát triển ở Việt Nam Phạm Xuân Mai, Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội 2005; Vấn đề vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác Lênin trong quá trình dạy học thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết của nhiều tác giả được công bố trên sách, báo và các tạp chí như: Tập “Đề cương bài giảng triết học cho cao học và nghiên cứu sinh trường Đại học sư phạm Hà Nội – bài lý luận hình thái kinh tế xã hội” của Thầy giáo, Phó Giáo sư, Tiễn sĩ Nguyễn Văn Cư, Chủ tịch hội đồng nghiên cứu khoa học, chủ nhiệm khoa Giáo Dục chính trị, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2008. Cuốn Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, Nxb Đại học Đại học sư phạm, 2008 của tác giả thầy giáo Đinh Văn Đức giảng viên khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường Đại học”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 của tác giả Nguyễn Duy Bắc. Tác giả Trần Văn Phòng, “Đổi mới phương pháp học tập lý luận chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7, 2006. Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, “Một số vấn đề về triết học con người xã hội”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. Thầy giáo Phùng Văn Bộ (Chủ biên), “Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học”, Nxb Giáo dục.
Trang 1LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tôi xin gửi tới PGS.TS Nguyễn Văn Cư là người thầy hướng dẫn trực tiếp của tôi Trong thời gian làm luận
văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy Tôi cũng học được ở thầytác phong làm việc nghiêm túc và khoa học, những điều này sẽ giúp ích chotôi rất nhiều trong công việc sau này Tôi xin kính chúc thầy và gia đình luônmạnh khỏe và hạnh phúc
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Chính trị và
cô giáo chủ nhiệm lớp cao học PGS.TS Đào Thị Ngọc Minh đã luôn giúp đỡ,
chỉ bảo, góp ý cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập và làm đề tài Tôi xinchúc các thầy cô luôn mạnh khỏe và hạnh phúc
Tôi xin gửi lời cảm ơn và chúc sức khỏe tới các thầy cô giáo tổ phươngpháp giảng dạy, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học sư phạm Hà Nội.Trong thời gian học tập ở trường, chúng tôi trưởng thành nên rất nhiều tronglĩnh vực chuyên môn cũng như tác phong làm việc và nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn lãnh đạo và tập thể giáo viên trường Caođẳng nghề GTVT TW II, An Dương, Thành phố Hải Phòng và tập thể lớpPPDH GDCT K20, bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiềutrong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp
Trong quá trình làm đề tài, mặc dù tác giả đã bỏ nhiều thời gian, côngsức và được sự hướng dẫn nhiệt, chi tiết của thầy hướng dẫn Tuy nhiên, dotrình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót Tôimong muốn nhận được những góp ý xây dựng từ phía các thầy cô và mọingười quan tâm đến đề tài này, đề tài này được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2011
Tác giả
Phạm Thị Thanh Yến
Trang 3MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU……… 1
1 Lý do chọn đề tài……… 1
2 Lịch sử nghiên cứu………5
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……… 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………7
5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài……… 8
6 Phương pháp nghiên cứu……… 8
7 Kết cấu của đề tài……….8
NỘI DUNG……… 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG DẠY HỌC PHẦN TRIẾT HỌC CỦA MÔN HỌC CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ………… 9
1.1 Cơ sở lý luận của việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong dạy học phần triết học của môn học Chính trị ở trường Cao đẳng nghề……9
1.1.1 Một số quan niệm về sự phát triển trong triết học trước Mác………9
1.1.2 Quan niệm về sự phát triển trong triết học Mác – Lênin………… 26
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong dạy học phần triết học của môn học Chính trị ở trường Cao đẳng nghề 32 1.2.1 Tình hình dạy học phần triết học môn Chính trị ở các trường Cao đẳng nghề hiện nay……… 32
1.2.2 Tình hình dạy học phần triết học môn Chính trị ở trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương II………
35 1.3 Vai trò của việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong dạy học môn Chính trị ( phần triết học) ở trường Cao đẳng nghề……… 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………48
Trang 4Chương 2: THỰC NGHIỆM VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ PHẦN TRIẾT HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG II……… 50
2.1 Kế hoạch thực nghiệm………50
2.1.1 Giả thuyết thực nghiệm………50
2.1.2 Mục đích thực nghiệm……….50
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng củaphép biện chứng duy vật, là cơ sở quan trọng cho sự hình thành quan điểmtoàn diện
Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh đặctrưng phổ quát nhất của thế giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới kháchquan đều có sự vận động và phát triển, sự vận động và phát triển ấy là khôngngừng, có khi nhanh, có khi chậm, khi tuần tự, có khi nhảy vọt, có lúc cónhững bước thụt lùi, nhưng nếu nhìn ở cả một chặng đường thì tất cả đều là
sự phát triển Phát triển là những cái mới ra đời thay thế cho cái cũ, nhưngvẫn trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ, cải tạo và phát triểnnhững hạt nhân hợp lý ấy để nó trở thành điều kiện, tiền đề vững chắc chocái mới phát triển nhanh, mạnh, vững hơn Phát triển là một đặc trưng phổbiến, là một tất yếu khách quan
Quán triệt nguyên tắc phát triển là nguyên tắc chung nhất chỉ đạo mọihành động suy nghĩ của con người Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi khixem xét sự vận động, biến đổi và phát triển của nó phải tư duy, năng động,linh hoạt, mềm dẻo, phải nhận thức cái mới và ủng hộ cái mới
Hàng ngày, chúng ta luôn đứng trước những sự kiện, hiện tượng, nhữngvấn đề, những công việc mà cuộc sống đặt ra cần phải suy nghĩ, nhận biết vàtìm biện pháp giải quyết Muốn giải quyết tốt, đòi hỏi chúng ta phải có cáchnhìn nhận sự việc đúng đắn, sâu sắc và tìm ra biện pháp phù hợp Việc họctập, nghiên cứu môn học Chính trị là để xây dựng thế giới quan, phương phápluận khoa học Nói một cách nôm na, tức là học cách nhìn nhận sự việc, họccách xử lý công việc của chủ nghĩa Mác để áp dụng vào giải quyết nhữngcông việc thực tế hàng ngày của chúng ta một cách có hiệu quả Việc nắmvững những nội dung của môn học Chính trị chẳng những là điều kiện tiên
Trang 6quyết để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh và đườnglối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn là nền tảng cơ sở để họctập, nghiên cứu các môn khoa học khác, vận dụng nó một cách sáng tạo tronghoạt động thực tiễn của đời sống Như vậy, rõ ràng việc học tập, nghiên cứu
môn học Chính trị là hết sức cần thiết đối với bản thân mỗi người.
Trong dạy học các bộ môn khoa học xã hội, đặc biệt là dạy học mônhọc Chính trị, việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác -Lênin có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức của người dạy đếnngười học, làm cho người học lĩnh hội những kiến thức từ người dạy một
cách có tốt nhất Trong phần triết học của môn học Chính trị là những kiến
thức triết học có đặc thù là mang tính trừu tượng, khái quát cao Đặc điểmtrừu tượng và khái quát cao này không phải là sự trống rỗng, mang tính áp đặtchủ quan mà nó được hình thành bằng cách tách bỏ, nâng cao từ trong nhữngkhái niệm, phạm trù, nguyên lí, quy luật của các bộ môn khoa học cụ thể -phản ánh các mặt, các thuộc tính, các mối liên hệ, quan hệ riêng biệt của các
sự vật, hiện tượng Điều đó có nghĩa là, từ những dấu hiệu tồn tại trong cáckhái niệm, phạm trù riêng biệt, tư duy thực hiện sự "lọc bỏ" cái riêng biệt, cái
cụ thể, chỉ giữ lại cái chung nhất - phản ánh cái bản chất, tất yếu tồn tại trongmọi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy Vì vậy, một số kháiniệm, phạm trù, nguyên lí, quy luật của phần triết học có quan hệ trực tiếphoặc gián tiếp đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Chúng là cơ sở đểhình thành chức năng thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho ngườihọc
Vì thế, để dạy tốt phần này buộc người dạy phải nắm vững nguyên lý
về sự phát triển, phải biết vận dụng quan điểm phát triển, áp dụng vào bàigiảng để không rơi vào tình trạng chỉ trình bày “lý luận suông” thiếu tínhthuyết phục, gây nhàm chán cho người học
Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển,nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân chúng ta phải có quan điểm
Trang 7phát triển Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kì sự vật, hiện tượng nào cũngphải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi,chuyển hoá của chúng.
Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đangtồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương laicủa chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi cótính chất thụt lùi Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch
ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật
Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quátrình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn Trên cơ sở ấy để tìm raphương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiếntriển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tuỳ theo sự phát triển đó
có lợi hay có hại đối với đời sống của con người Sinh viên là những ngườiđang trong quá trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức vàtrí tuệ nhân cách cho nên thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiệnbản thân, làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai
Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, địnhkiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta Nếuchúng ta tuyệt đối hoá nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hayhiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽkhông thể phát triển và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ Chính vì thế, chúng tacần phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thực hoáquan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu,lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội
Thực tế trong những năm qua, việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển
của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn học Chính trị Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung Ương II còn hạn chế, lúng
túng Trong quá trình dạy học, giảng viên chưa làm rõ đặc điểm về chức năngphát triển của các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật bên cạnh các đặc
Trang 8điểm về tính phổ biến, trừu tượng, khái quát, đặc thù và các chức năng thế giớiquan, phương pháp luận Đặc điểm về chức năng phát triển của các khái niệm,phạm trù, nguyên lý, quy luật của phần triết học được thể hiện ở chỗ, chúng lànhững nội dung của sự phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh những mốiliên hệ phổ biến giữa người với người trong xã hội Bản thân hiện thực kháchquan và những mối liên hệ ấy luôn luôn thay đổi, cho nên chúng cũng phải thayđổi, phát triển cho phù hợp Mặt khác, bản thân nhận thức của con người luônluôn là một quá trình tiếp cận dần dần đến chân lí, đến bản chất của sự vật Do
đó, các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của môn triết học - với tínhcách là thành quả của quá trình nhận thức đó - cũng phải thường xuyên biếnđổi, thường xuyên được bổ sung để ngày càng hoàn thiện, nhằm đem lại chocon người sự hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn,chính xác hơn và khoa học hơn
Và chúng phục vụ cho mục tiêu hình thành con người mới; trang bị cho họ khảnăng tư duy biện chứng, trừu tượng, khái quát cao; hình thành thế giới quanduy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học; biết nhận thức và hành động,ứng xử đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại; có khả năngphê phán và dự đoán đúng đắn quá trình vận động,phát triển của sự vật, hiệntượng Thông qua đó mà xây dựng lối sống lành mạnh và lí tưởng cao đẹp, cótính nhân đạo và nhân văn cao cả; trở thành người công dân chân chính đápứng tốt cho việc xây dựng một xã hội mới hiện đại, dân chủ và văn minh
Hiệu quả của việc thực hiện những mục tiêu cơ bản đó, có quan hệ trựctiếp đến khả năng và trình độ giảng dạy các tri thức triết học của người giáoviên cũng như việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác -Lênin trong dạy học phần triết học Nếu người giáo viên thực hiện không hiệuquả sẽ dẫn tới tình trạng người học sẽ không hiểu được đầy đủ về bản chất,cấu trúc, nội dung và những vấn đề có tính quy luật của đời sống xã hội, dẫnđến hệ quả là người học không những không hiểu, mà còn không có đủ nhữngkiến thức cần thiết để tiếp thu những bài tiếp theo trong chương trình cũng
Trang 9như không có cơ sở lý luận cơ bản, chung nhất để tiếp thu kiến thức củanhững môn khoa học khác.
Việc giải quyết tốt vấn đề "Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trongdạy học, trước hết nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học mônChính trị” nói chung, phần triết học nói riêng, đồng thời góp phần nâng caohiệu quả truyền đạt của giảng viên, khả năng tiếp thu bài học của sinh viêntrong tất cả các nội dung khác của chương trình, giúp sinh viên bước đầu cócách tiếp cận vấn đề dựa theo nguyên tắc phát triển, đáp ứng yêu cầu của tìnhhình mới đặt ra đối với hoạt động dạy học trong các trường cao đẳng và đạihọc ở nước ta hiện nay Đây đồng thời là một khía cạnh nghiên cứu góp phầnthực hiện quan điểm chỉ đạo mà Đại hội IX của Đảng đã đề ra trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, trong đó yêu cầu cụ thể về: “Đổimới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạocủa người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiếnthức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” [9;203]
Vì những lý do cấp thiết đó, tác giả luận văn đã lựa chọn vấn đề "Vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học môn Chính trị phần triết học tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Trung Ương II Thành phố Hải Phòng”…làm đề tài nghiên cứu của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nguyên lý về sự phát triển không phải là một đề tài mới lạ, ngược lại
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà triết học, những học giả nổitiếng có tâm huyết với triết học Có thể điểm qua một vài công trình nghiêncứu như sau:
"Giáo trình triết học Mác - Lênin" Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;
"Lịch sử phép biện chứng" (6 tập) Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002;
"Triết lý phát triển ở Việt Nam" Phạm Xuân Mai, Nxb, Khoa học xã
hội, Hà Nội 2005;
Trang 10Vấn đề vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác - Lênintrong quá trình dạy học thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiềubài viết của nhiều tác giả được công bố trên sách, báo và các tạp chí như: Tập
“Đề cương bài giảng triết học cho cao học và nghiên cứu sinh trường Đại học
sư phạm Hà Nội – bài lý luận hình thái kinh tế - xã hội” của Thầy giáo, Phó
Giáo sư, Tiễn sĩ Nguyễn Văn Cư, Chủ tịch hội đồng nghiên cứu khoa học, chủnhiệm khoa Giáo Dục chính trị, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2008 Cuốn
"Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông", Nxb Đại học Đại học sư phạm, 2008 của tác giả - thầy giáo Đinh Văn
Đức - giảng viên khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn học Mác – Lênin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường Đại học”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 của tác giả Nguyễn Duy Bắc Tác giả Trần Văn Phòng, “Đổi mới phương pháp học tập lý luận chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7, 2006 Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, “Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 Thầy giáo Phùng Văn Bộ (Chủ biên), “Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học”, Nxb Giáo dục.
Những công trình khoa học nêu trên là những nhận định rất sâu sắc củatác giả khi bàn về nguyên lý về sự phát triển đồng thời đã đề cập, phân tích,làm rõ về nguyên lý phát triển và những cách tiếp cận vận dụng chủ nghĩa duyvật biện chứng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội con ngườicũng như các bài viết về việc dạy học phần triết học của môn học Chính trị,
đó là nguồn tư liệu vô cùng quý báu cho luận văn
Tuy nhiên nếu kể riêng việc vận dụng nguyên lý về sự phát trển củatriết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn Chính trị chođến nay chưa có công trình nào, tác giả nào đề cập một cách trực tiếp Đâycũng chính là lý do tôi chọn đề tài này, bên cạnh những điều được đề cập tớithì việc vận dụng nó vào một lĩnh vực cụ thể nào đó lại là một nội dung mới
Trang 11rất hay Qua đề tài này tôi muốn một phần nào đó làm rõ sự vận dụng nguyên
lý về sự phát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học củamôn Chính trị tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận Tải Trung ương IIThành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và quá trình vận dụng nguyên
lý về sự phát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học, việc vận dụngnguyên lý về sự phát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học
của môn Chính trị tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Trung Ương
II
- Nêu lên những thành công, hạn chế việc vận dụng nguyên lý về sựphát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của mônChính trị và đề xuất những phương hướng, giải pháp
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác - Lênin trongdạy học phần triết học của môn Chính trị
- Làm rõ nội dung vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết họcMác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn Chính trị
- Nêu lên những thành công, hạn chế việc vận dụng nguyên lý về sựphát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học ; việc vận dụng nguyên lý
về sự phát triển trong dạy học phần triết học của môn học Chính trị tạiTrường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung Ương II và đề xuất phươnghướng, giải pháp để vận dụng tốt nguyên lý này trong quá trình dạy học
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguyên lý về sự phát triển củatriết học Mác - Lênin trong dạy học và việc vận dụng nguyên lý về sự phát
Trang 12triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn Chính trịtại Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung Ương II ở Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là vận dụng nguyên lý về sự pháttriển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn Chínhtrị, đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp vận dụng nguyên lý về sự pháttriển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn Chính trịtại Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung Ương II ở Hải Phòng
5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài
Các đề tài luận văn thạc sỹ của khoa là từ trước tới nay chủ yếu lànghiên cứu về phương pháp giảng dạy các chương hay các bài cụ thể củamôn Mác - Lênin, điểm mới của khoá luận này là nghiên cứu cả vấn đề lýluận và phương pháp giảng dạy để dạy học một bài cụ thể trong chương trìnhTriết học
6 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được thực hiện trong luận văn là:phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, điều tra xã hội học, thống
kê, so sánh, khảo sát, thực nghiệm sư phạm, phỏng vấn và trao đổi kinhnghiệm với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm dạy học
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, đề tài gồm 3 chương 10 tiết
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG DẠY HỌC PHẦN TRIẾT HỌC CỦA MÔN HỌC CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1 Cơ sở lý luận của việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong dạy học phần triết học của môn học Chính trị ở trường Cao đẳng nghề
1.1.1 Một số quan niệm về sự phát triển trong triết học trước Mác
Khái niệm “ phát triển” đã xuất hiện từ những ngày đầu của lịch sửtriết học, tồn tại và không ngừng hoàn thiện cùng với sự tồn tại và hoànthiện của triết học nhân loại Tuy vậy, trước hết chúng ta cần có sự phânbiệt các khái niệm “phát triển”, “phát triển bền vững” và “vận động”
“Phát triển” là biến đổi theo hướng hoàn thiện của sự vật Phát triển
là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sựvật, là quá trình thống nhất phủ định các yếu tố tiêu cực và kế thừa, nâng
cao các yếu tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật “Phát triển bền vững”: Thuật ngữ phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” được công bố bởi
hiệp hội bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế IUCN “Pháttriển bền vững” là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn đảm bảo tiếp tục phát triển trong tươnglai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc giatrên thế giới Mỗi quốc gia sẽ dựa vào đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa
lý… để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó “Vận động” là mọi biến đổi chung, chưa nói đến khuynh hướng cụ thể đi lên
hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu
Ngay từ thời cổ đại triết học đã rất phát triển, cũng chính ngay lúc
Trang 14lập đó là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Thời gian không phải làliều thuốc để xoa dịu hay rút ngắn khoảng cách, sự đối lập ấy mà ngược lạicuộc chiến tư tưởng ấy lại càng trở lên sâu sắc, quyết liệt hơn Trong rấtnhiều những đối lập, mâu thuẫn thì nguyên lý về sự phát triển là một điểnhình.
*Quan niệm về sự phát triển trong triết học phương Đông
Với tư cách là một khoa học lịch sử triết học thì lịch sử triết họcphương Đông có đầy đủ những đặc điểm, tính chất, đối tượng và phươngpháp nghiên cứu của lịch sử triết học Sự phát triển của triết học phươngĐông chính là sự giao thoa tư tưởng và văn hóa khu vực mang bản sắc riêng
vô cùng độc đáo so với triết học phương Tây
Trung Quốc và Ấn Độ là hai trung tâm văn minh, văn học lớn của nhânloại Đồng thời nơi đây cũng là hai nền triết học lớn của các dân tộc phươngĐông cổ đại nói chung và các dân tộc châu Á nói riêng Tính đa dạng, phongphú, sâu sắc của triết học phương Đông mà tiêu biểu là triết học Trung Quốc
và Ấn Độ nói lên rằng bất cứ sự coi thường nào về văn hóa và tư tưởng củacác dân tộc châu Á đều là chủ quan trong khoa học về lịch sử, cắt xén lịch sử,
do đó không nhận thấy được tính đa dạng trong sự thống nhất của lịch sử triếthọc nhân loại
Mác từng nói rằng lịch sử phương Đông là lịch sử tôn giáo, điều nàyđặc biệt thích hợp với Ấn Độ Ở Ấn Độ đã có nhiều hệ thống tôn giáo tồn tại
và các hệ thống triết học thường gắn liền với tôn giáo Đã gắn với tôn giáo thìkhó tránh khỏi duy tâm hay hữu thần dầu có lúc nhà triết học đã cố tách khỏi– hay quên mình là nhà tôn giáo.Với tất cả sự phong phú đa dạng như thế triếthọc Ấn Độ đã hiện ra trước mắt ta như một tòa lâu đài đồ sộ, chứa đầy nhữngkho báu của tư duy nhân loại
Trong triết học Ấn Độ có nhiều trường phái khác nhau, và mỗi phái lại
có cho riêng mình những tư tưởng, quan niệm, quan điểm khác nhau Quanniệm về sự phát triển cũng không nằm ngoài số đó
Trang 15Phái Sàmkhuya, một trong những trường phái triết học lớn của Ấn Độ
cổ đại: “ Theo trường phái này thì sự phát triển của thế giới đi từ biểu hiện đến không biểu hiện”, họ cũng coi “ thế giới này là vật chất, nguyên nhân của thế giới vì thế cũng là vật chất” Thế giới vật chất là bao la, vô cùng, vô tận,
không ngừng biến đổi, vận động từ dạng này sang dạng khác, nó tồn tại vĩnhhằng, không mất đi Theo quan niệm của trường phái này thì thế giới đượccấu tạo bởi sự biến đổi của các yếu tố: Sattva ( là trí tuệ, trí năng với thuộctính nhẹ, sáng, tươi vui), Rajas (là năng lượng với những thuộc tính động,kích thích), Tamas ( là khối lượng, quán tính với những thuộc tính nặng, khókhăn) Chính sự tác động giữa các yếu tố nói trên đã phá vỡ sự cân bằng vốn
có của thế giới vật chất và tạo nên sự biến đổi, phát triển Ở đây họ rơi vàosiêu hình khi quy sự sự vận động của vật chất về một số thuộc tính vận động
cụ thể Nhưng điều đáng quý chính là cho chúng ta thấy từ rất sớm đã hìnhthành tư tưởng nguyên nhân của thế giới là vật chất, thế giới không ngừng vậnđộng, phát triển mặc dù cách lý giải còn giản đơn, mang tính siêu hình như
đã nói ở trên nhưng những tư tưởng của trường phái Sàmkhuya đã rất tiến bộkhi chỉ ra thế giới các sự vật tồn tại và biến đổi trong không gian và thời gian
Phái Jaina nội dung triết học nhìn một cách khái quát ban đầu họ duyvật chất phác về sau họ là nhị nguyên mang màu sắc tôn giáo Phái Jaina cũng
đã diến tả được sự biến đổi không ngừng của thế giới vật chất từ dạng này
sang dạng khác chứ không đứng yên “ Vật chất, vật thể là những biểu hiện của Ajiva, có đặc tính sờ mó được, có âm thanh, mùi, sắc và vị…”.
Như vậy có thể thấy rằng trong quan niệm của phái Jaina, đặc biệt làtrong quan niệm về thế giới vừa mang tính siêu hình vừa biện chứng, vừa lộdiện khuynh hướng duy vật, nhưng đồng thời thể hiện tính chất duy tâm
Phái Lokàyata “ Lokàyata là triết học duy vật triệt để nhất trong các trường phái triết học Ấn Độ cổ” Phái đã khẳng định thế giới sự vật hiện
tượng có nguồn gốc từ vật chất và luôn luôn vận động biến đổi Thế giới này
có nguồn gốc từ bốn yếu tố vật chất là đất, nước, lửa, không khí Mỗi yếu tố
Trang 16đều tồn tại trong sự vận động và tác động lẫn nhau chính từ đó cấu thành nênvạn vật, là cơ sở tạo nên sự biến đổi đa dạng phong phú của thế giới vật chất.Cũng theo họ ý thức nảy sinh từ vật chất Đây là một trong những tư tưởng cókhuynh hướng duy vật, tuy nhiên lại chưa có phương pháp luận đúng đắn,khoa học nên không phát triển và dần bị mai một.
Triết học Phật giáo
Buddaha Trung Quốc dịch là Phật, có nghĩa là đấng giác ngộ, sáng suốt
và giác ngộ người khác Ở Ấn Độ Phật giáo là một trong ba trường phái tàđạo của toàn bộ chín hệ thống triết học Ấn Độ cổ Phật giáo là trường pháitriết học cách mạng so với các trường phái triết học khác, và nó có ảnh hưởnglớn trên phạm vi thế giới
Nguyên lý “ nhân duyên khởi ” coi vạn vật trong vũ trụ đều có nguyên
nhân tự thân, không do một đấng thần linh nào tạo ra cả Sự đa dạng của tồn
tại là do “ nhân duyên ” tạo ra Nhân duyên hội thì sự vật tạo ra, nhân duyên
hết thì sự vật không còn “ Nhân duyên” quan hệ với “Nhân quả” Nhân lànghiệp lực Quả là nghiệp lực đã thành hiện thực nhờ hội đủ duyên “Nhânduyên khởi” và “ Nhân quả” là nguyên lý phổ biến tuyệt đối của mọi tồn tại
“Duyên ở đây phải được hiểu vừa là nguyên nhân sinh ra cái mới, vừa là kếtquả của quá trình biến đổi cái cũ trước đó Nhân nhờ duyên mà thành quả, quảnhờ duyên mà thành nhân mới, nhân mới nhờ duyên mà thành quả mới… quátrình cứ thế nối nhau vô cùng, vô tận mà thế giới, vạn vật, muôn loài sinh sinhhóa hóa không ngừng”
To lớn về mặt diện tích, đồ sộ về mặt văn hóa, khi nói về lịch sử triếthọc nói chung, triết học châu Á nói riêng không thể không kể tới triết họcTrung Quốc Cũng như triết học Ấn Độ cổ, triết học Trung Quốc cổ đại cũng
có những lý luận hết sức sâu sắc khi bàn về sự phát triển Đầu tiên phải kể đếnthuyết Âm – Dương, Ngũ Hành
Trang 17Thuyết Âm – Dương là thuyết thể hiện quan niệm duy vật chất phác về
tự nhiên, và ở đó đã thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai về tự nhiên, xã hội
và con người
Âm – Dương là hai thế lực đối chọi nhau nhưng lại thống nhất với nhautrong vạn vật, là khởi nguyên của mọi sinh thành biến hóa Âm – Dươngkhông phải là hủy thể của nhau mà là điều kiện tồn tại của nhau, là động lựccủa mọi vận động, phát triển
Theo thuyết Âm – Dương sự vận động và biến đổi bắt nguồn từ hai thếlực đối lập Âm và Dương Chúng đối lập và thống nhất trong sự chuyển hóalẫn nhau, vừa khẳng định vừa phủ định nhau trong suốt quá trình tồn tại củamình Âm và Dương là sự kết hợp trên và dưới, yếu và mạnh, mềm và cứng,cân bằng và biến đổi Âm – Dương đối lập nhau nhưng không tách rời mà đanxen nhau Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, Âm tiến Dươnglùi….sự vận động là không ngừng, sự vật luôn luôn biến đổi Quy trình đó làtất yếu Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm – Dương), Lưỡng nghi sinh Tứ tượng( Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái Âm), Tứ tượng sinh Bát quái( Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài), Bát quái sinh ra vạn vật vôcùng vô tận
“ Họ cho rằng quá trình tương sinh (bồi đắp, nuôi dưỡng)
và tương khắc (ước chế) là quá trình sinh diệt, và thực chất của quá trình tồntại của vật chất là quá trình sinh – diệt không thôi đó”
Như vậy thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành đã thừa nhận tính vật chất củathế giới,giải thích quy luật phát triển khách quan của thế giới Tuy còn chấtphác và máy móc nhưng thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành đã có tác dụngchống lại chủ nghĩa duy tâm và mục đích luận trong quan niệm tự nhiên
Trong triết học Lão Tử, những tư tưởng về sự phát triển được thể hiện
ở phép biện chứng chất phác Theo Lão Tử, ông cho rằng mọi sự vật đều biếnhóa sinh thành từ “ Đạo” mà ra Đạo của Lão Tử nhiều khi được dùng nhưmột thuật ngữ để chỉ trật tự của tự nhiên, về tính quy luật : “ người theo quy
Trang 18luật của đất, đất theo quy luật của trời, trời theo quy luật của “ đạo”, “ đạo”theo quy luật của tự nhiên”.
“ Đạo theo Lão Tử còn là quy luật chung của sự biến hóa của sự vật,vừa có trước sự vật, vừa nằm trong sự vật Quy luật biến hóa tự thân của sựvật gọi là Đức ( Đức trong tư tưởng Đạo gia thuộc về phạm trù vũ trụ quan)”
Lão Tử nói “ cái đạo có thể gọi ra được không phải đạo vĩnh cửu, cáitên có thể nói lên được không phải là cái tên vĩnh cửu, không có tên đó lànguồn gốc của trời đất, có tên là cái sinh ra muôn vật Cho nên, thường thìkhông để cho người ta thấy cái huyền diệu của nó Hai cái đó cùng một nguồngốc mà hiện ra tên gọi khác nhau, cùng gọi là huyền diệu, cái đạo lớn đã lantràn như nước, có thể lan tràn khắp mọi bề, muôn vật dựa vào đó mà sinh….đạo thường vô vi mà cũng bất vô vi”
Quy luật phản phục tức là cái gì phát triển đến tột đỉnh tất sẽ trở thànhcái đối lập với chính nó, sự vật khi phát triển đến cực điểm các tính chất của
nó thì những tính chất ấy lại đi ngược lại và trở thành tương phản với chínhnó
Tư tưởng biện chứng của Lão Tử tuy mang những yếu tố hợp lý nhưngnhìn chung về cơ bản nó vẫn mang tính chất tự phát ngây thơ dựa trên nhữngkinh nghiệm có tính trực quan cảm tính, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc mô
tả biến chuyển của sự vật, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong xãhội Nó chưa có cơ sở để vạch ra bản chất bên trong của sự biến đổi
Triết học Trung Quốc cổ đại do đứng trên lập trường duy tâm để giảithích các sự vật hiện tượng trên thế giới, bởi vậy tuy có quan điểm về sự vậnđộng, biến đổi không ngừng nhưng chỉ dừng lại ở một vòng tuần hoàn nhấtđịnh nào đó Xuất phát điểm của sự vận động, biến đổi đó nhiều khi được giảithích hết sức huyền bí, vô cùng, vô tận, khó nắm bắt, khó nhìn nhận Vìnhững hạn chế như vậy các nhà tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại chưađưa ra được nguồn gốc, phương thức, khuynh hướng của sự phát triển, màmới chỉ chỉ ra sự vận động đơn thuần, chưa đầy đủ
Trang 19* Quan điểm về sự phát triển trong triết học Hi Lạp cổ đại
Trong triết học Hi Lạp cổ đại, một số nhà tư tưởng đã có khuynh hướngduy vật, đã xem nguồn gốc thế giới thống nhất trong tính đa dạng của vạn vật
Họ muốn phủ nhận quan niệm của thần học và tôn giáo bằng những lý giải vậtchất khi giải thích về sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng Những
lý giải về sự phát triển của các nhà triết học Hi Lạp cổ đại hết sức phong phú,mặc dù có những hạn chế nhưng tính tích của những tư tưởng đó là điềuchúng ta không thể chối cãi
Mở đầu là Talét, “người sáng lập ra trường phái triết học Milet và đượcxem là một trong bảy nhà hiền triết tài danh nhất lúc bấy giờ Đồng thời theođánh giá của Aristot thì Talét chính là người đã sang lập ra kiểu triết học duyvật sơ khai” Talét coi nước là khởi nguyên của vạn vật Mọi vật đều sinh ra
từ nước rồi tan biến vào nước
“ Mọi thứ đều sinh ra từ nước, thứ nhất bản nguyên của mọi động vật làtinh dịch, mà tinh dịch thì ẩm ướt, thứ hai, mọi thực vật đều sống bằng nước
và đâm hoa kết trái bằng nước, sẽ khô héo nếu thiếu nước, thứ ba, bản thânánh sang mặt trời và các thiên thể cũng tiêu thụ hơi nước, giống như bản thân
vũ trụ”
Như vậy trong quan niệm của Talét thì vạn vật được sinh sôi nảy nở từbản nguyên đầu tiên là nước, tồn tại và biến đổi với nước, khi mất đi hay tồntại cao hơn chúng lại trở về với nước Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể thốngnhất, tồn tại như một vòng tuần hoàn mà nước là nền tảng của vòng tuần hoànđó
Khi nhận xét về triết học Talét nói chung, những quan niệm về sự tồntại và phát triển của thế giới sự vật hiện tượng nói riêng Ghéc – xe (1818 –1870) viết: “ Vậy ở đâu trong tự nhiên, trong vòng chuyển biến không ngừng
đó, nơi mà chúng ta không thấy cùng một số đặc điểm ở hai lần, ở đâu trong
đó mà ta tìm được khởi nguyên chung, ít nhất là tìm ra được một phương diện
mà thể hiện chính xác nhất tư tưởng về sự thống nhất và đứng im trong sự đa
Trang 20dạng luôn luôn biến đổi của thế giới vật lý? Không có gì có thể tự nhiên hơn
là việc coi nước là khởi nguyên của các tính chất đó Nó không có một hìnhthức xác định, đứng im, nó ở khắp nơi có sự sống, nó là vận động vĩnh hằng
Khác với Talét ông cho rằng Apeirôn ngay từ đầu trong nó đã chứađựng những mặt đối lập, sau đó chúng được tách ra rồi lại quay về với nó.Toàn bộ thế giới được tạo thành từ Apeirôn như một vòng tuần hoàn biến đổikhông ngừng
Acnaxinen – học trò của Anaximan, ông khẳng định: “ không khí làbản nguyên của mọi sự vật hiện tồn” Giống như Talét, Acnaximen đã tìmkiếm khởi đầu của vạn vật trong những yếu tố vật chất có liên quan mật thiếtđối với đời sống của con người, với ông khởi đầu đó chính là không khí “Thở và không khí bao trùm khắp vũ trụ, mọi thứ đều xuất hiện từ chúng vàquay về với chúng” Không khí sinh ra vạn vật muôn loài bằng hai cách làmđặc và loãng Ông viết “ không khí sinh ra mọi vật, mọi sự tiếp nối của nóbằng con đường cô đặc và làm loãng, nhưng bản thân không khí là thực thểtrong suốt, không nhìn thấy được” Acnaximen quan niệm rằng ngay cả chínhlinh hồn của con người cũng là không khí, các vị thần cũng sinh ra từ khôngkhí Cách giải thích quá trình sinh ra của sự vật đã thể hiện tư tưởng biệnchứng tự phát của ông
Trang 21Hêraclit là người chiếm giữ vị trí trung tâm trong lịch sử phép biệnchứng của Hi Lạp cổ đại, Lênin nhận xét về Hêraclit “ một trong những ngườisáng lập ra phép biện chứng”.
Với Hêraclit bản nguyên của thế giới, của vạn vật không phải là nướcnhư Talét, Aperiôn như Anaximan, không khí như Acnaximen, mà là ngọnlửa đang bùng cháy trong từng nhà, là ánh sang chói chang của mặt trời chocon người phân biệt được ngày và đêm, là ánh trăng huyền thoại mơ mộng, lànhững tinh tú xa xôi đang ngày đêm không ngừng lấp lánh
Nhưng theo Hêraclit thì chuẩn mực của mọi sự vật là logos, được hiểukhông chỉ là từ ngữ mà còn là quy luật khách quan của vũ trụ Quy định trật
tự và chuẩn mực của mọi cái Cái logos đó tồn tại vĩnh viễn, phổ biến và thựcchất đó là quy luật của tự nhiên Theo ông mọi sự vật hiện tượng trong thếgiới đều thay đổi, vận động và phát triển không ngừng
Trước Hêraclit các nhà triết học tự nhiên như Talét, Acnaximen,Acnaximan của trường phái Milet đã bằng cách này hay cách khác cũng đãtiếp cận với quan niệm về vận động và biến đổi của thế giới Song phải đếnHêraclit thì mới tồn tại với tư cách một học thuyết về vận động Một câu nóinổi tiếng mà khi nhắc tới ông người ta sẽ liên tưởng ngay đó là : “ chúng takhông thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”
Theo Hêraclit thì vận động của sự vật gắn liền với thống nhất và đấutranh giữa các mặt đối lập Chính mâu thuẫn tồn tại một cách phổ biến trong
sự vật đã trở thành nguồn gốc phát triển của vạn vật “ Vũ trụ là một thể thốngnhất, nhưng trong lòng nó luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật, lựclượng đối lập nhau”, như vậy đấu tranh chính là quy luật phát triển của vũ trụ.Lênin đã đánh giá cao vai trò những quan niệm của Hêraclit, cho rằng nhữngquan niệm đó đã thực hiện một trong những điểm cơ bản của phép biệnchứng, mọi cái chỉ xảy ra một lần, không lặp lại mặc dù giữa các sự vật có thể
có những kế thừa nhất định
Trang 22Đêmôcrit là một trong những nhà triết học duy vật tiêu biểu của triếthọc Hi Lạp cổ đại.
Đêmôcrit cho rằng khởi nguyên của các thế giới là nguyên tử Cácnguyên tử được ông cho là nhỏ nhất không phân chia được, chúng chỉ khácnhau về trật tự, hình dạng, tư thế….Vận động được xem là bản chất củanguyên tử, “ có vô số thế giới, chúng ta có đại lượng khác nhau, xuất hiện từnhững khoảng vô tận , sinh ra và tiêu vong…Một thế giới đang phát triển, sốkhác đã đạt tới sự trưởng thành, số thứ ba đang suy thoái Các thế giới đang rađời ở một nơi, nhưng lại đang biến mất ở nơi khác Chúng bị hủy diệt, khi vachạm vào nhau Một số thế giới không có động vật và thực vật và hoàn toànkhông có nước” Đêmôcrit tán đồng với quan điểm của Hêraclit khi cho rằng
từ sự vật bé nhất cho đến thế giới không có gì là trường tồn cả, tất cả đều làmột quá trình biến đổi không ngừng
Như vậy dựa vào nguyên tử luận Đêmôcrit đã giải thích được sự vậnđộng và phát triển của muôn vật có nguồn gốc từ bên trong sự vật, sự vậnđộng, phát triển không phụ thuộc vào những thế lực thần bí bên ngoài, không
có gì sinh ra hay mất đi một cách ngẫu nhiên mà đều có nguyên nhân của nó.Đêmôcrit đã tiến đến khẳng định tính quy luật trong sự phát triển của các sựvật Tuy nhiên ông vẫn không thoát khỏi các hạn chế khi đã lẫn lộn vật chấtvới ý thức, coi ý thức và linh hồn không phải là hiện tượng tinh thần mà làhiện tượng vật chất, đồng nhất linh hồn con người như là tổng thể của nguyên
tử Ông cho rằng linh hồn chết cùng thể xác
Trong triết học Hy Lạp cổ đại ngoài những tư tưởng mang khuynhhướng duy vật, thì bên cạnh đó những tư tưởng duy tâm về sự vận động vàphát triển cũng hết sức phong phú Nổi bật phải kể đến quan niệm về thế giới
ý niệm của Platon và thuyết hình dạng của Aristot
Ý niệm là gì? Trong triết học cổ đại Hi Lạp, Platon không phải là ngườiđầu tiên sử dụng thuật ngữ này Theo tiếng Hi Lạp ý niệm chính là nhữngnghĩa rất rộng như loài, giống, hình thức….Học thuyết ý niệm là vấn đề trung
Trang 23tâm của hệ thống triết học Platon vì vậy không chỉ là nền tảng của thế giớiquan mà còn là cở của nhận thức.
Theo Platon thì sự vật chỉ là hiện thân của ý niệm, thế giới ý niệm làthế giới bản nguyên tồn tại độc lập với thế giới hiện thực và nó chi phối hiệnthực Thế giới hiện thực chỉ là cái bóng của thế giới ý niệm, cũng chính vì vậy
mà tự nhiên và con người phụ thuộc vào quyền lực thần bí Thế giới ý niệm làcái khởi đầu, cái có trước tất cả, sinh ra tất cả và chi phối tất cả Mọi sự vậthiện tượng trong thế giới mà chúng ta đang sống chẳng qua chỉ là sự môphỏng lại từ thế giới ý niệm, là bản sao của thế giới ý niệm Quan niệm duytâm về thế giới đã chi phối quan niệm về xã hội và con người Sự khác biệttrong cấu trúc và linh hồn đã quy định sự khác nhau về đẳng cấp xã hội.Tương ứng với ba phần linh hồn của con người ( lý tính, cảm xúc, tình cảm )chia xã hội ra làm ba hạng người tùy theo bộ phận linh hồn nào đó đóng vaitrò chủ đạo, đó là những kẻ thống trị, tầng lớp võ sĩ, tầng lớp những người laođộng Trong quan niệm về thế giới Platon đã theo lập trường duy tâm kháchquan, coi mọi sự vật chỉ là sự hiện thân hay là sự mô phỏng của ý niệm Quanniệm này của Platon đã phủ nhận sạch trơn sự vận động, phát triển của sự vật,cho rằng bất cứ sự vật nào cũng chỉ là sự thể hiện đặc thù các ý niệm tươngứng dưới dạng vật chất
Aristot, người được Mác đánh giá là “ nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổđại”, Ăngghen lại nói đó là “ khối óc toàn diện nhất” trong số triết gia cổ đại
Hi Lạp Cũng giống như triết học Platon, Aristot cũng bàn tới ý niệm, nhưngnhững quan niệm về thế giới ý niệm của Aristot đối lập hoàn toàn với những
gì mà Platon đã trình bày trong học thuyết của mình
Theo Aristot khởi nguyên của vạn vật, của thế giới đã có vật chất, đó làvật chất thuần túy chưa bị giới hạn trong bất kỳ một hình thức nào cả Tồn tạitrong một trạng thái không tồn tại, nghĩa là nó chưa là một cái gì cả, nhưng lạitồn tại với tư cách là khả năng trở thành nột cái gì đó
Trang 24Dạng vật chất này không do ai sinh ra, nó tồn tại mãi mãi, nhưng là tồntại thụ động Chúng trơ ỳ và mãi mãi trơ ỳ nếu như không được kết hợp vớimột hình thức để trở thành một sự vật cụ thể Hêghen đã nhận xét: “ vật chấtchỉ là cái nền tảng khô cứng mà trên đó diễn ra các biến đổi, và trong nhữngbiến đổi ấy vật chất chỉ là cái chịu đựng”.
Aristot quan niệm sự tồn tại xuất phát từ bốn nguyên nhân cơ bản làhình dạng, vật chất, vận động, mục đích Sự vật nào có đầy đủ những nguyênnhân trên mới tồn tại được Đồng thời ông chia vận động ra thành bốn loại:biến hóa về bản chất, biến hóa về số lượng, biến hóa về tính chất, biến hóa về
vị trí Nhưng vận động cũng chỉ là một khía cạnh, nguyên nhân của hìnhdạng Ông đã đi tới quan niệm sai lầm khi cho rằng hình dạng là hiện thực,vật chất là khả năng Aristot đã không thừa nhận sự vận động tự thân của vậtchất mà mong muốn đi tìm nguyên nhân thực sự của vận động bên ngoài sựvật Đối với ông sự phát triển được hiểu như là sự chuyển dịch giản đơn trongkhông gian, ông đã không trình bày được sự phức tạp, biến hóa của sự pháttriển Đó chính là điểm hạn chế của ông, thể hiện sự dao động trong lậptrường duy vật và duy tâm của Aristot Những đóng góp của Aristot đối với
sự phát triển của triết học nói riêng, của đời sống nhân loại nói chung là hếtsức lớn lao, mặc dù bên cạnh dó không ít những hạn chế Hêghen nhận xét : “bao chứa toàn bộ các quan niệm của con người, trí tuệ của Aristot đề cập tớimọi mặt và mọi lĩnh vực của thế giới hiện thực”
*Quan niệm về sự phát triển trong triết học cổ điển Đức
Triết học cổ điển Đức là đỉnh cao của triết học phương Tây, có ảnhhưởng sâu rộng và to lớn đến triết học hiện đại Thời kỳ này triết học thế giớighi nhận những nhà tư tưởng có tầm vóc thời đại, tuy nhiên đáng kể nhất, lớnnhất phải kể đến những nhà triết học cổ điển Đức như: Canto, Hêghen,Phoiơbăc Những tư tưởng triết học của các ông đã khắc phục những quanniệm triết học trước đó bằng những quan niệm rõ ràng hơn về quá trình vậnđộng và phát triển của sự vật hiện tượng trong tự nhiên
Trang 25Canto một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởngphương Tây trước Mác Theo như đánh giá của Hêghen thì Canto chính làđiểm xuất phát của triết học Đức hiện đại.
Thời kỳ tiền phê phán Canto đã đưa những quan niệm hết sức tiến bộ
về nguyên lý phát triển Ông tuyên bố: “ hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ xây dựngthế giới từ nó, nghĩa là hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ chỉ cho các anh thấy thếgiới đã ra đời từ vật chất như thế nào”
Theo Canto thế giới này được cấu tạo từ vật chất và luôn luôn vậnđộng, biến đổi, tất cả các sự vật đều nằm trong mối liên hệ tương tác lẫn nhauthông qua lực hút và lực đẩy Thế giới là kết quả của quá trình phát triển lâudài của tự nhiên theo hướng ngày càng hoàn thiện Ông cho rằng không chỉmọi sự vật trong thế giới chúng ta mà cả toàn bộ vũ trụ nói chung đều nằmtrong quá trình phát sinh phát triển và diệt vong như một quy luật
Học thuyết về nguồn gốc và hình thành vũ trụ của Canto đã đi vào lịch
sử với ý nghĩa cách mạng, vì nó tiến bộ hơn hẳn so với các giả thuyết trướcđay về vũ trụ, chứa đựng nhiều tư tưởng duy vật, đem lại quan niệm mớitrong việc xem xét sự phát triển của thế giới Theo học thuyết này không chỉ
có trái đất mà cả vũ trụ là kết quả của sự tiến hóa lâu dài của chính nó, đã bác
bỏ quan niệm siêu hình khi cho rằng một thế giới chúng ta đang tồn tại thì baogiờ cũng như bây giờ “ mà trái đất và tất cả hệ thống mặt trời thể hiện ra như
là một cái gì đã hình thành trong thời gian”
Ngoài giả thuyết về nguồn gốc và sự hình thành vũ trụ từ những đámtinh vân, Canto còn có giả thuyết khoa học về sự lên xuống của thủy triều dosức hút của mặt trăng và trái đất Ông cho rằng mỗi thiên thể trong vũ trụ rađời hay kết thúc chỉ là sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác
Trong tác phẩm “ Chống Đuyrrinh” Ăngghen đã đánh giá cao hai giảthuyết khoa học này của Canto bởi hai giả thuyết khoa học này đã đem lạimột quan điểm biện chứng về sự phát triển, về mối liên hệ của các sự vật hiện
Trang 26tượng trong vũ trụ, đặc biệt phát minh thứ nhất đã đem lại quan điểm lịch sửvào địa hạt vạn vật học lý thuyết.
Đến thời kỳ phê phán do chịu ảnh hưởng của Lepnit và chủ nghĩa duytâm chủ quan của Hium nên Canto đã không thừa nhận tồn tại khách quan, tự
nó của thế giới các sự vật Ông đã phủ nhận chính những dự đoán thiên tàicủa mình về nguồn gốc sự vận động và phát triển Canto đã có sự dao độnggiữa thế giới quan duy vật với thế giới quan duy tâm, giữa nhất nguyên và nhịnguyên, giữa khả tri và bất khả tri, nhưng thực tiễn ở đây không gắn liền vớihoạt động sản xuất vật chất mà chỉ gắn với lý tính thực tiễn Quan điểm pháttriển của Canto tuy có nhiều điểm chưa hợp lý nhưng những tiến bộ là điều rấtđáng ghi nhận Triết học của ông là cơ sở lý luận, tiền đề xuất phát của nhiềutrào lưu triết học hiện đại sau này như: chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thựcdụng, chủ nghĩa thực chứng, hiện tượng học…
Hêghen không chỉ là thiên tài triết học của Đức mà còn là của thế giới.Trước Mác, Hêghen là người trình bày sự vận động và phát triển một cáchkhúc chiết chặt chẽ nhất Hêghen coi sự vận động, phát triển không đơn thuần
là tăng hay giảm về lượng hay sự dịch chuyển vị trí của vật về không gian.Quan điểm phát triển của Hêghen chính là cái nhìn mới trong triết học.Ăngghen đã nhận xét như sau về Hêghen trong tác phẩm “ Chống Đuyrinh” :
“ Nền triết học cổ điển Đức đã đạt tới đỉnh cao của nó trong hệ thống củaHêghen, trong đó lần đầu tiên – và đây là công lao lớn nhất của ông – toàn bộthế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần được trình bày như là một quá trình –nghĩa là được nhận thức trong vận động, biến đổi, biến hóa và phát triểnkhông ngừng và đã cố chứng minh mối liên hệ nội tại của sự vận động và pháttriển ấy Theo quan điểm ấy lịch sử loài người không còn thể hiện ra là một
mớ hỗn độn kinh khủng bao gồm những hành vi bạo lực vô nghĩa và đángphải kết tội như nhau trước tòa án của lý tính triết học ngày nay đã trưởngthành, và tốt hơn là người ta nên quên chúng đi thật nhanh – mà là một quátrình phát triển của bản thân loài người Và nhiệm vụ của tư duy hiện nay là
Trang 27phải theo dõi bước tiến tuần tự của quá trình ấy qua tất cả những bước lầm lạccủa nó và chứng minh tính quy luật bên trong của nó qua tất cả những cáingẫu nhiên bề ngoài Việc Hêghen không giải quyết nhiệm vụ ấy ở đây khôngquan trọng Công lao lịch sử của ông là đề ra nhiệm vụ ấy”.
Trong hành trình đi tìm bản nguyên của thế giới, Hêghen đã nhận được
sự cổ vũ đầy ấn tượng của học thuyết ý niệm của nhà triết gia lừng danh thời
Hi Lạp cổ đại là Platon Ý niệm tuyệt đối đã trở thành phạm trù xuất phát và
là trung tâm triết học của ông
Xuất phát quan điển là phạm trù ý niệm tuyệt đối, theo cách trình bàycủa Hêghen không thể tách rời quan điểm phát triển Phát triển là một quátrình phủ định biện chứng, là quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ trên cơ
sở kế thừa những yếu tố của cái cũ mà chúng có khả năng thúc đẩy sự pháttriển
Quan điểm phát triển của Hêghen là cái nhìn mới trong triết học, khônggiống như quan niệm về sự phát triển của một số nhà tư tưởng khác khi coiphát triển là sự tăng hoặc giảm đơn thuần về mặt lượng Theo Hêghen mọi sựvật trong thế giới chúng ta đều phát triển theo quy luật biện chứng Phát triển
là một quy luật tất yếu bên trong của sự vật Trước đây nhiều người hiểu pháttriển như là một sự chuyển động cơ học hay sự chuyển dần về mặt lượng, thìHêghen lại cho rằng phát triển là sự thay đổi dần dần về lượng dẫn tới sự biếnđổi nhảy vọt về chất, là sự nảy sinh và giải giải quyết mâu thuẫn giữa các mặtđối lập trong lòng mỗi sự vật, là sự phủ định khách quan không gì có thểcưỡng nổi
Hệ thống triết học của Hêghen được thiết định theo hình thức tam đoạnluận: chính đề - phản đề - hợp đề Tương ứng với ba giai đoạn phát triển ýniệm tuyệt đối: tinh thần chủ quan, tinh thần khách quan, tinh thần tuyệt đối
Ba giai đoạn này là biểu hiện của quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫncác mặt đối lập vật chất và tinh thần, khách thể và chủ thể trong bản thân ýniệm tuyệt đối Đó cũng là biểu hiện của mâu thuẫn giữa con người và tự
Trang 28nhiên Con người không chỉ là chủ thể mà còn là kết quả của quá trình hoạtđộng.
Hêghen tuy đưa ra những quan điểm biện chứng về sự phát triển nhưnglại đứng trên lập trường duy tâm khách quan nên đã thiếu khoa học trong suyluận Tuy nhiên những quan điểm trên của Hêghen mới chỉ dừng ở góc độbiện chứng của khái niệm chứ chưa nói chính xác biện chứng khách quan củaduy vật Bởi Hêghen chỉ coi sự vật hiện tượng chỉ là một dạng tồn tại kháccủa “ ý niệm tuyệt đối” Sự vật hiện tượng dù có sự chuyển hóa về chấtnhưng không phải là sự vận động đi lên, hướng về tương lai, mà là vận động
đi xuống hướng về quá khứ Và ngay cả với những tri thức, ý thức của conngười cũng chỉ là những gì đã có trước đây trong quá khứ Sự vận động chỉ cótrong thế giới các khái niệm, trong thế giới hiện thực thì đều chết cứng, tất cảđều không phát triển, mà chỉ là sự phản ánh một thế giới khác, thế giới ýniệm Mác đã nhận xét như sau về Hêghen: “ tính chất thần bí mà phép biệnchứng đã mắc phải trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trởthành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hìnhthái vận động chung của phép biện chứng ấy Ở Hêghen phép biện chứng bịlộn ngược đầu xuống đất Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạtnhân hợp lý của nó đằng sau lớp vỏ thần bí”
Lút – vic – Phoi ơ bắc là nhà triết học duy vật kiệt xuất người Đức Chủnghĩa duy vật của ông là một trong những di sản tư tưởng mà Mác vàĂngghen đã kế thừa Khi chống lại luận điểm duy tâm của Hêghen coi thếgiới tự nhiên là “ tồn tại khác” của tinh thần thì Phoi – ơ – bắc đã khẳng địnhthế giới là vật chất, giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, không phụ thuộcvào bất cứ hệ thống triết học nào, tự nhiên là cội nguồn của tư duy
Phạm trù con người rất được nhà triết học này quan tâm, ông nói: “Chân lý không phải là chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm…., chân lý lànhân bản học” Trong quan niệm của ông thì con người không ai sáng tạo ra
mà theo quy luật tự nhiên, đặc biệt hơn khi ông cho rằng chính con người
Trang 29sáng tạo ra thượng đế Quan điểm này mặc dù hết sức “ ngây thơ” nhưng đã
có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm thần bí Những tư tưởng của ông đã
có ảnh hưởng lớn tới Mác và Ăngghen sau này Với Phoi – ơ – bắc thì conngười là trừu tượng, phi xã hội mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh Doxuất phát từ trừu tượng phi hiện thực nên ông không hiểu thực chất của sựvận động và phát triển nói chung, sự phát triển của xã hội và con người nóiriêng, không thấy con người tồn tại trong sự phụ thuộc vào các quan hệ xãhội, và cũng không nhận thấy con người có thể thông qua các công cụ laođộng tác động vào thế giới tự nhiên gây biến đổi bộ mặt của tự nhiên, làm cho
tự nhiên thích ứng với nhu cầu của con người, ông quên đi hoặc không nhậnthấy hoạt động thực tiễn của con người diễn ra trong đời sống xã hội
Như vậy mặc dù Phoi – ơ – bắc có đề cập tới sự phát triển của giới tựnhiên, nhưng quan niệm của ông vẫn mang tính siêu hình vì ông không chú ýđến tính biện chứng của giới tự nhiên như mâu thuẫn, lượng – chất, phủđịnh…là những cái khách quan vốn có của tự nhiên
Ông đã rất tiến bộ khi phê phán chủ nghĩa duy tâm nhưng lại hạn chếkhi cho rằng cần một tôn giáo tình yêu làm động lực thức đẩy cho sự pháttriển của xã hội Lênin đã đánh giá các quan điểm của Phoi – ơ – bắc về thếgiới là rõ ràng nhưng còn nông cạn và chưa sâu Tuy nhiên cũng khẳng định:
“ Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hêghen – tuyệtnhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cáchbao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng”
Như vậy qua nghiên cứu lịch sử triết học trước Mác về sự phát triểncho thấy bên cạnh những đóng góp tích cực các nhà triết học trải từ phươngĐông đến phương Tây, từ thời kỳ cổ đại đến cận đại, hiện đại đã vấp phảinhững hạn chế Những hạn chế này đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác – Lênin khắc phục và làm hoàn thiện Xây dựng một triết học mới: triếthọc duy vật biện chứng, là nền triết học không chỉ có khả năng giải thích thếgiới mà đặc biệt hơn còn cải tạo thế giới
Trang 301.1.2 Quan niệm về sự phát triển trong triết học Mác – Lênin
Nguyên lý phát triển là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biệnchứng duy vật Ph Ăngghen định nghĩa: “ phép biện chứng chẳng qua chỉ làmôn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của
tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” Trong phép biện chứng duyvật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Quá trình đóvừa diễn ra dần dần vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vậthiện tượng mới về chất ra đời Phát triển là tự thân Động lực của sự phát triển
là mâu thuẫn giữa các mặt bên trong sự vật hiện tượng Phát triển đi theođường “ xoáy ốc”, cái mới dường như lặp lại một số đặc trưng, đặc tính củacái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, thể hiện tính quanh co phức tạp, có thể cónhững bước thụt lùi trong sự phát triển
Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động Trong quá trìnhphát triển, sự vật hiện tượng chuyển hóa sang chất mới, cao hơn, phức tạphơn, làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức vận động và chức năng của sự vậtngày càng hoàn thiện hơn Phát triển có tính khách quan, tính phổ biến, tính
đa dạng và tính kế thừa Từ nguyên lý về sự phát triển con người rút ra đượcnhững quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thựctiễn
* Tính khách quan
Tính khách quan biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và pháttriển, là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật hiện tượng, là quá trình giảiquyết mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng đó Quá trình giải quyết mâu thuẫn
là một quá trình mà trong đó những yếu tố không còn phù hợp, đã trở nên lỗithời, lạc hậu sẽ bị trừ khử, biến mất Những yếu tố còn phù hợp sẽ được cảitạo và phát triển Phát triển không phụ thuộc vào ý muốn của con người,không mơ hồ, thần bí, không phải chịu sự điều khiển chi phối bởi lực lượng
Trang 31thần linh….Phát triển là một khuynh hướng tất yếu, một thuộc tính kháchquan.
Nói về sự phát triển, trong tác phẩm “ Chống Đuyrinh” Ăngghen đãnhận xét như sau: “ chừng nào chúng ta xem xét các sự vật như là đứng im vàkhông có sinh khí, cái nào riêng cho cái ấy, cái này bên cạnh cái kia và hết cáinày đến cái kia, thì chắc chắn chúng ta không thấy được một mâu thuẫn nàotrong các sự vật cả Chúng ta tìm thấy trong số đó một số những thuộc tínhphần thì giống nhau, phần thì khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau nữa,nhưng trong trường hợp này các thuộc tính đó lại phân ra trong các sự vậtkhác nhau và như thế là ngay trong những thuộc tính đó cũng không chứađựng mâu thuẫn Trong giới hạn của lĩnh vực xem xét này, chúng ta dungphương pháp tư duy thong thường, phương pháp siêu hình cũng có thể giảiquyết được” Đồng thời ông nói: “ Nhưng tình hình sẽ khác nếu chúng ta xemxét sự vật trong sự vận động, trong sự biến đổi, sự sống, sự tác động lẫn nhaugiữa chúng” Chỉ có như vậy thì lúc đó chúng ta mới có thể thấy sự vật vậnđộng là một mâu thuẫn, ngay một lúc sự vật vừa là nó lại không phải là nónữa Cho nên vận động, sự tác động lẫn nhau làm cho mâu thuẫn xuất hiệnthường xuyên, đồng thời cũng thường xuyên được giải quyết Mâu thuẫn tồntại là khách quan và sự phát triển cũng là khách quan, chúng tồn tại và không
hề phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, không phụ thuộc vào sựchi phối hay những tác động làm cho sự vật đi theo hướng mà con ngườimong muốn Sự vật luôn luôn phát triển theo khuynh hướng chung của thếgiới vật chất
Để nhận thức rõ hơn về tính khách quan của sự phát triển, chúng ta cóthể vận dụng vào đời sống hiện thực như sau Nếu trước đây trong tư tưởngcủa những triết gia Trung Quốc cũng như tư tưởng của lễ giáo phong kiếnViệt Nam thì phạm trù “ trung” là trung với vua, vì vua mà phục vụ, thậm chí
xả thân vì vua Tư tưởng này trải qua quá trình không gian và thời gian, ngàynay “ trung” đã có sự thay đổi về ý nghĩa, không còn bó hẹp ở việc trung
Trang 32thành với một vị vua nào đó, một thế lực có sức mạnh áp chế nào đó mà làtrung với Đảng, với Nhà nước, trung thành với lợi ích của toàn thể nhân dân,
vì lợi ích của nhân dân mà phục vụ ( Trung với nước, hiếu với dân) Cũng làmột chữ trung nhưng ý nghĩa đã hoàn toàn khác Chữ “ trung” được như ngàyhôm nay đã phải trải qua bao cuộc đấu tranh đầy máu và nước mắt trong lịch
sử, xóa bỏ chế độ phong kiến, rồi thực dân phong kiến, xóa bỏ đi chế độ nông
nô, thân phận người nô lệ bị áp bức bóc lột Giờ đây nhân dân ta sống dướichế độ nhà nước Xã hội chủ nghĩa hướng tới Chủ nghĩa cộng sản, không ápbức, bóc lột, bất công Con người được làm chủ chính mình, là chủ nhân củađất nước Chữ “ trung” là một quá trình giải quyết những mâu thuẫn bên trong
nó, và rồi dần dần thích ứng với điều kiện bên ngoài, là một sự phát triển cótính chất khách quan
Như vậy qua những gì đã phân tích trên đây có thể một lần nữa khẳngđịnh rằng, sự phát triển là một tất yếu khách quan của sự vật, là một quá trìnhliên tục giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận độngphát triển của sự vật
* Sự phát triển có tính phổ biến
Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực,
tự nhiên, xã hội và tư duy, ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới kháchquan Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằmtrong quá trình vận động và phát triển, chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọihình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và phạm trù mới có thể phản ánhđúng đắn hiện thực luôn luôn vận động và phát triển
Sự phát triển diễn ra trong tất cả các mặt các lĩnh vực của xã hội, tư duy
và con người, diễn ra trong tự nhiên, trong bản thân của tất thảy những sự vật,hiện tượng của thế giới khách quan Quá trình phát triển ở mỗi sự vật, hiệntượng là không giống nhau và ngay trong bản thân của sự vật, hiện tượng đóthì quá trình phát triển cũng không giống nhau Quá trình sinh trưởng và pháttriển của cây Lúa khác với cây Ngô ( hình thức phát triển, thời gian phát triển,
Trang 33điều kiện phát triển….), sinh trưởng và phát triển của con người khác vớinhững loài động vật khác Và ngay trong bản thân của con người, của các loàiđộng, thực vật, cũng khác nhau trong từng giai đoạn phát triển, chu kỳ pháttriển Nhưng dù bước phát triển của các sự vật, hiện tượng có tuần tự haynhảy vọt thì nhìn chung tất cả đều nằm trong trạng thái phát triển, kể cả tưduy, ý thức của con người cũng vậy.
Trong tư duy ý thức của con người, ta thấy sự phát triển là khôngngừng Đứa trẻ sinh ra từ chỗ chỉ biết khóc biết cười, dần dần qua thời gian,không gian sống, với những dưỡng chất nuôi bé lớn khôn, bé đã biết nói, rồinhận biết đồ vật, định hình đồ vật giản đơn trong những trò chơi, kế đến lànhững sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên, xã hội như: mưa, nắng, buồn,vui… sự phát triển đó không ngừng hoàn thiện, từ đơn giản đến phức tạp, từchưa hoàn thiện đến hoàn thiện
Trong tự nhiên, tất cả các động thực vật, từ vô cơ đến hữu cơ, từ thựcthể đơn bào, hay đa bào, từ những động vật chưa có hệ thần kinh trung ươngđến có đầy đủ, tất cả đều trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng
Trong xã hội, sự phát triển thể hiện qua những thay đổi về kết cấu giaicấp, cơ cấu ngành, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất…
* Sự phát triển của sự vật có tính kế thừa
Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nói tới tính kế thừa – một trongbốn tính chất của sự phát triển trong quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.Theo chủ nghĩa Mác thì phát triển không chỉ là sự ra đời của cái mới, cái mớiloại bỏ, triệt tiêu cái cũ mà còn phải có sự kế thừa và phát triển Vậy kế thừa
là gì? Đó là kế thừa những mảng, những nhân tố còn hợp lý, có ý nghĩa tíchcực đối với sự phát triển của cái mới Sẽ không có bất cứ cái mới nào ra đời
và tồn tại, phát triển mà không dựa một phần nào đó của những yếu tố tíchcực của cái cũ Sự vật hiện tượng mới ra đời không phải là ngẫu nhiên, tựdưng mà có, nó hình thành và phát triển trên cơ sở chọn lọc những yếu tố cònhợp lý và có thể cải tạo được của cái cũ “ Sự phát triển dường như diễn ra lại
Trang 34những giai đoạn đã qua nhưng với một hình thức khác ở trình độ cao hơn, sựphát triển có thể nói là theo đường xoáy trôn ốc chứ không phải theo đườngthẳng”.
Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng cái mới ra đời trên cơ sở kế thừanhững mảnh ghép, những cái cũ hợp lý chứ không phải kế thừa những mảnhghép, những cái cũ hợp lý chứ không phải kế thừa một cách nguyên xi, máymóc Những nhân tố tích cực của cái bị phủ định được cải tạo, nâng lên mộttầm cao hơn Có những người theo quan điểm siêu hình, họ phủ định sạchtrơn tất cả, không dung nạp bất cứ một nhân tố nào của cái cũ dù là hợp lýnhất Tuy nhiên khi cần họ lại ngang nhiên quay lại thừa nhận cái cũ, khôngphê phán, không cải tạo, không loại bỏ… Điều này trên thực tế đã thấy rất rõ,trước đây trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và khi đất nước ta vừa giànhđược hòa bình, cả nước cùng tiến lên Chủ nghĩa xã hội Để khắc phục nhữngkhó khăn trước mắt về kinh tế - xã hội, Đảng và nhà nước đã chỉ đạo thựchiện chính sách bao cấp, mở rộng hình thức hợp tác xã, hợp tác xã bậc thấpđến hợp tác xã bậc cao Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, các hợp tác
xã đã dần bộc lộ những khiếm khuyết, lạc hậu, thái độ làm việc của người laođộng không cao, tình trạng lơ là, ỷ lại diễn ra là phổ biến…Từ những nguyênnhân này hợp tác xã đã dần tan rã Tuy nhiên hiện nay, một thực trạng đangdần có những trang trại kinh tế, các mô hình kinh tế làm ăn theo kiểu hợp tác
xã, những nông trường, những nhà máy sản xuất liên hợp với nhau tạo thànhnhững khâu sản xuất vô cùng hiện đại, từ cung cấp nguyên vật liệu, đến nơisản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm….Đây là một biểu hiện tích cực của hợp tác
xã trên cơ sở kế thừa những yếu tố hợp lý, tích cực đã có trước đây, loại bỏnhững hạn chế, lỗi thời đã trở nên không phù hợp
Như vậy sự phát triển bao giờ cũng ra đời trên nền tảng của cái cũ, kếthừa không phải là kế thừa máy móc nguyên xi mà trên cơ sở loại bỏ, cải tạo
Kế thừa là một tất yếu của sự phát triển Là một mắt xích quan trọng gắn kết
Trang 35giữa cái cũ và mới, giữa quá khứ và hiện tại…vì vậy khi nghiên cứu hay đánhgiá về sự phát triển chúng ta cần lưu ý hết sức tới tính kế thừa.
* Sự phát triển có tính đa dạng phong phú
Sự phát triển còn có tính đa dạng phong phú Phát triển là khuynhhướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật hiện tượng lại
có quá trình phát triển không giống nhau Tồn tại ở thời gian và không giankhác nhau, sự vật phát triển cũng sẽ khác nhau Đồng thời trong quá trình pháttriển của mình sự vật còn chịu tác động của các sự vật, hiện tượng khác, củarất nhiều những yếu tố, những sự kiện Sự tác động đó có thể thúc đẩy, có thểkìm hãm sự phát triển của các sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng
sự phát triển của sự vật, thậm chí là làm cho sự vật thụt lùi
Một ví dụ đơn giản như sau để thấy sự phát triển là đa dạng phong phú.Trước đây bà con nông dân canh tác trên đất trồng lúa, chỉ có thể gieo hạt vàthu hoạch từ 1 đến 2 vụ, năng suất lúa thấp bởi vì giống không tốt, dài ngàylại nhiều sâu bệnh mà với phương pháp kỹ thuật giản đơn từ lâu đời khôngngăn chặn được Ngày nay, cũng trên những thửa ruộng đó người nông dân cóthể canh tác tới 3 vụ, cây lúa sinh trưởng phát triển nhanh, ngắn ngày mà hiệuquả năng suất cao, trong quá trình canh tác có đưa vào sử dụng những phươngpháp và công cụ máy móc hiện đại Không chỉ vậy còn có thể xen canh trồngmột số loại cây trồng khác trên đất lúa như: ngô, khoai mà không làm ảnhhưởng tới thời vụ Ở những vùng cũng trồng lúa, nhưng nếu chưa có sự phốihợp với trình độ khoa học công nghệ hiện đại thì năng suất về lúa, chất lượngcủa cây lúa cũng như trước đây mà thôi Như vậy, sự vận động và phát triểncủa những sự vật khác nhau cũng khác nhau Đó chính là tính đa dạng phongphú của các sự vật trong thế giới hiện thực bao gồm cả giới tự nhiên, xã hộiloài người và cả trong lĩnh vực tư duy Tính đa dạng trong sự phát triển của sựvật, hiện tượng còn có nguyên nhân từ sự khác nhau giữa các vật về nhịp độ
và về quy mô của những bước nhảy vọt Bước nhảy vọt về chất có thể diễn ramột cách nhanh chóng mang tính đột biến, cũng có thể diễn ra một cách dần
Trang 36dần từ từ mang tính tiến hóa Khi nhấn mạnh về tính đa dạng phong phú củacác sự vật cũng cần nhấn mạnh tới tính lặp của thế giới các sự vật, bởi vì mỗi
sự vật và hiện tượng cùng một lúc vừa tồn tại trong vận động vừa tồn tại trong
sự ổn định tạm thời thoáng qua Sự biến đổi thường xuyên và tuyệt đối đã trởthành căn nguyên cho tính đa dạng, còn sự ổn định tương đối là cơ sở của tínhlặp lại, của tính quy luật
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong dạy học phần triết học của môn học Chính trị ở trường Cao đẳng nghề
1.2.1 Tình hình dạy học phần triết học môn Chính trị ở các trường Cao đẳng nghề hiện nay
Sự nghiệp đổi mới vì độc lập dân tộc vì CNXH, đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đangđưa tới những biến đổi to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đới sống xã hội Tuynhiên , các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách chống phá phong trào cáchmạng, kể cả chiến lược “diễn biến hòa bình” hết sức thâm độc, nhằm lái nước
ta khỏi con đường CNXH Tình hình đó đang đặt ra những yêu cầu mới cho
sự nghiệp cách mạng nói chung và phát triển nền kinh tế tri thức nói riêngtrong bối cảnh thế giới đang có những biến đổi
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, trước hết đòi hỏi đội ngũ trí thứctrẻ - những người chủ tương lai của đất nước phải có phẩm chất chính trịvững vàng, năng lực công tác tinh thông, khả năng tư duy sáng tạo, khoa học.Chủ nghĩa Mác – Lênin, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với việc hìnhthành thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt độngthực tiễn của họ
Môn Chính trị là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình
độ trung cấp, trình độ cao đẳng nghề và là một trong những môn học tham giavào thi tốt nghiệp đồng thời đây là một trong những nội dung quan trọng của
Trang 37Môn học cung cấp một số hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tưtưởng và tấm gương đạo Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản ViệtNam, truyền thống quý báu của dân tộc và của giai cấp công nhân Việt Nam.
Bên cạnh đó môn học còn góp phần đào tạo người lao động bổ sungvào đội ngũ giai cấp công nhân, tham gia công đoàn Việt Nam, giúp ngườihọc nghề tự ý thức rèn luyện, học tập đáp ứng yêu cầu về tri thức và phẩmchất chính trị phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước
Thực tiễn hoạt động dạy Chính trị trong những năm qua đã đạt đượcnhiều thành tích to lớn, đã góp phần đào tạo đội ngũ tri thức trẻ, kiên địnhvững vàng, có đủ khả năng, năng lực đáp ứng mọi nhiệm vụ, song cũng cònbộc lộ không ít hạn chế trước sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đạiđang tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động giáo dục đào tạochất lượng cao, trong khi đó, việc giảng dạy môn Chính trị còn nhiều bất cập,chưa tạo được động lực, hứng thú của người dạy và người học Chính vì vậyviệc đổi mới phương pháp dạy học môn Chính trị nhằm góp phần nâng caohơn nữa hiệu quả giáo dục đào tạo là một yêu cầu cấp thiết
Trong quá trình giảng dạy môn học Chính trị tại các trường Cao đẳngnghề hiện nay đã thể hiện những ưu điểm cơ bản sau:
Một là, đội ngũ giảng viên đã có nhận thức đúng đắn về vị trí vai tròquan trọng của phương pháp dạy học ở bậc cao đẳng về tính đặc thù, về tínhtất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc vận dụngnguyên lý về sự phát triển vào dạy học phần triết học của môn Chính trị nóiriêng
Hai là, hoạt động chuyên môn giữa khoa, tổ môn và đội ngũ giáo viên ởmột số trường hiện nay trong quá trình giảng dạy môn Chính trị cho đối tượngđào tạo là sinh viên đã có sự thống nhất chặt chẽ Những hạn chế, khuyếtđiểm của giáo viên trong giảng dạy môn Chính trị thể hiện trên những điểm
Trang 38cho đối tượng đào tạo là sinh viên ở một số ít GV chưa thường xuyên liên tục,còn có tính chất phong trào, những biểu hiện hiện ngại đổi mới phương pháp,vẫn muốn duy trì các phương pháp cũ, cá biệt có những nhận thức chưa đúng
ở GV cho rằng khả năng nhận thức của sinh viên rất hạn chế, chủ yếu mới tốtnghiệp phổ thông, do đó chỉ cần thầy nói gì trò ghi, trò chép càng nhiều càngtốt, nêu các tình huống có vấn đề, gợi mở cho người học suy nghĩ là khôngphù hợp, chỉ là hình thức Chính từ những nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ
đó của đội ngũ GV đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đổi mới phương phápdạy và học môn Chính trị Mặt khác, sự kết hợp các phương pháp trong thựcgiảng bài còn yếu, chưa linh hoạt, có khi chưa phù hợp với các đối tượng cụthể, biểu hiện cụ thể là trong thực hành giảng dạy môn Chính trị, GV chủ yếu
sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng nhằm thực hiện chức năngtruyền thụ tri thức chưa chú trọng đến việc thực hiện chức năng tổ chức, điềuchỉnh hoạt động nhận thức cho sinh viên GV chủ yếu lo trình bày cặn kẽ nộidung bài học, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình chosinh viên, còn sinh viên thì cố nghe và ghi một cách hoàn toàn thụ động Cáchthức diễn giảng độc thoại như thế diễn ra suốt cả buổi học làm cho sinh viêntiếp thu thụ động, chờ thầy bày sẵn, thiếu hứng thú, không có ý thức sáng tạo,tìm tòi, phát hiện mâu thuẫn trong suốt quá trình lĩnh hội kiến thức
Mặt khác, việc sử dụng phương pháp gợi mở, nêu các tình huống cóvấn đề của đội ngũ GV chưa hợp lý, có GV sử dụng phương pháp này cònquá ít, nhưng cũng có GV sử dụng quá nhiều gây căng thẳng cho quá trìnhnhận thức của người học Việc chuẩn bị các tình huống có vấn đề của GV còngiản đơn, có khi còn gượng ép, hoặc vượt quá khả năng nhận thức của ngườihọc Cách giải quyết các tình huống có vấn đề của đội ngũ GV chưa thể hiệntriệt để, do đó chưa phát huy hết tính độc lập, tích cực, sáng tạo của ngườihọc
Trang 39Ba là, trong quá trình giảng dạy môn Chính trị đội ngũ GV chưa chútrọng, tăng cường các phương tiện dạy học trực quan như mô hình hóa, sơ đồ,biểu mẫu, đèn chiếu.
1.2.2 Tình hình dạy học phần triết học môn Chính trị ở trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương II
Trường cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương II được thành lậpvào ngày 08 – 06 – 1965 tiền thân là Trường cơ khí đóng tàu Trong quá trình 43năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chấtchính trị đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và sứckhỏe, có tác phong nếp sống công nghiệp, có kiến thức và năng lực thực hànhnghề nghiệp tương xứng với trình độ được đào tạo, cung cấp lực lượng lao độngcho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất và tham gia xuất khẩulao động ở các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề trong lĩnh vực côngnghiệp tàu thủy và một số ngành phục vụ cho ngành Giao Thông Vận Tải
Trường Cao đẳng nghề GTVT TW II cũng như tất cả các trường cao đẳngnghề khác trên phạm vi cả nước, việc dạy học bộ môn Chính trị đều theo giáotrình chuẩn của Bộ Lao động thương binh và xã hội
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, độingũ GV bộ môn Lý luận chính trị đã tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, biênsoạn bài giảng, cải tiến phương pháp dạy học…để nâng cao chất lượng dạy học bộmôn
Song thực tế giảng dạy hiện nay đối với môn học này còn nhiều bấtcập Một mặt, đội ngũ GV hoặc chưa thấy hết tầm quan trọng của môn học;hoặc ngại đổi mới phương pháp dạy học nên đã biến phần lớn các giờ dạy chỉđơn thuần mang tính lý luận hàn lâm, xa rời thực tế, trở nên khô khan, nhàmchán; hoặc không phù hợp với tình hình hiện nay cũng như thực tiễn nghềnghiệp của sinh viên Mặt khác, với một trường mang tính đặc thù cao nhưtrường Cao đẳng nghề GTVT TW II, chuyên ngành đào tạo là các lĩnh vựcthuộc ngành Cơ khí, dó đó, sinh viên là những người có năng khiếu theo
Trang 40chuyên ngành đào tạo, họ ưa thích sự năng động, sôi nổi, sáng tạo Vì thế,những bài học mang tính lý luận với các phương pháp truyền thống không tạođược tâm lý hứng thú cho sinh viên cả trong quá trình nghe giảng cũng như tựhọc, tự nghiên cứu Điều này đã làm giảm sút ham muốn nghiên cứu của sinhviên, thậm chí tạo ra tâm lý sợ môn học này nên sinh viên tìm cách học đốiphó, khiến cho mục đích, ý nghĩa, đặc biệt là tính thực tiễn của môn học đốivới nghề nghiệp của họ không như mong muốn, chất lượng thấp.
Mặt khác, trường Cao đẳng nghề GTVT TW II cũng như các trường caođẳng nghề hiện nay cho thấy, mối quan tâm hàng đầu là vấn đề chuyên môncủa các ngành liên quan trực tiếp đến chuyên môn nghề nghiệp tương lai củasinh viên Còn các môn cơ sở, mang tính định hướng chính trị, giáo dục phẩmchất và các năng lực khác như môn Chính trị thường ít được coi trọng, hoặcchỉ mang tính chất bổ trợ, theo chương trình quy định chung mà thôi Vì thế,việc tổ chức các lớp học ghép với số lượng sinh viên lớn (>100 sinh viên/lớp), học liên tục, học theo kiểu cuốn chiếu, học phần nào thì thi phần đó, thixong là kết thúc đã trở thành phổ biến GV chủ yếu sử dụng phương pháp dạyhọc truyền thống Điều này dẫn đến chất lượng đào tạo của môn học Chính trị(phần triết học) rất thấp, từ đó gây tâm lý coi nhẹ môn học trong sinh viên,dẫn tới hiệu quả học tập thấp Từ quan niệm và hình thức tổ chức dạy học nhưthế đã tạo nên tâm lý “buông xuôi” của GV bộ môn Hệ quả là việc đảm bảophương pháp dạy học bị vi phạm, trong đó việc vận dụng nguyên lý về sựphát triển trong dạy học hầu như bị “lãng quên” Biểu hiện dễ nhận thấy củaviệc này trong thực tế như: tỷ lệ số giờ lý thuyết và giờ thảo luận chênh lệchnhau rất lớn, nhiều lớp chỉ được học lý thuyết mà bỏ qua việc thảo luận hoặcthảo luận sơ qua; trong quá trình dạy học phần lớn GV không đưa ra được các
ví dụ mang tính thực tiễn, sinh động để cụ thể hóa, làm sáng tỏ những kiếnthức khoa học trừu tượng, khó hiểu, GV không hướng dẫn cho sinh viên tựhọc; còn sinh viên ở vào tình thế buộc phải nhớ, phải thuộc mặc dù không