TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHHỒ THỊ KIM OANH VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC LỚP 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HỒ THỊ KIM OANH
VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP
HÌNH HỌC LỚP 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2
NGHỆ AN - 2014
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HỒ THỊ KIM OANH
VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP
Trang 4NGHỆ AN - 2014
Trang 5Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Đinh Hùng đã tậntình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đểhoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Toán,đặc biệt là các thầy cô trực tiếp giảng dạy trong chuyên ngành Lý luận vàphương pháp dạy học bộ môn Toán đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trongquá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới Ban giám hiệu, Tổ Toán trường THPTQuỳnh Lưu 1, tỉnh Nghệ An cùng gia đình, bạn bè đã động viên và tạo mọi điềukiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót,tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Hồ Thị Kim Oanh
Trang 6Trang
Lời cảm ơn
Bảng ký hiệu các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Nguyên lý về sự phát triển 5
1.2 Dạy học giải bài tập toán học 7
1.3 Thể hiện của nguyên lý về sự phát triển trong hoạt động dạy học Toán .21
1.4 Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất trong dạy học giải bài tập toán 24
1.5 Dạy học giải bài tập toán thông qua các hoạt động đồng hóa và điều ứng 27
1.6 Tự học và vai trò của tự học trong hoạt động dạy học 31
1.7 Thực trạng dạy học môn Toán ở trường THPT 33
1.8 Kết luận chương 1 36
Chương 2: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC 11 37
2.1 Một số vấn đề về SGK Hình học 11 hiện hành 37
2.2 Định hướng vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào hoạt động dạy học giải bài tập Hình học 11 40
2.3 Các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học giải bài tập Hình học 11 theo hướng khai thác nguyên lý về sự phát triển 40
2.3.1 Dạy học đảm bảo vừa sức và phù hợp với yêu cầu phát triển .40
Trang 72.3.2 Tạo tình huống chứa đựng các mâu thuẫn làm động lực thúc
đẩy sự phát triển 56
Trang 8tiềm năng sách giáo khoa 66
2.3.4 Tổ chức hoạt động dạy học giải bài tập theo hướng vận dụng quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi 84
2.3.5 Luyện tập cho học sinh các hoạt động đồng hóa và điều ứng nhằm kích thích quá trình hình thành và mở rộng vùng phát triển gần nhất 95
2.3.6 Rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học 104
2.4 Kết luận chương 2 113
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 114
3.1 Mục đích thực nghiệm 114
3.2 Nội dung và tổ chức thực nghiệm 114
3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 117
3.4 Kết luận chương 3 121
KẾT LUẬN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
Trang 9Viết tắt Viết đầy đủ
Trang 10Bảng 3.1: Bảng thống kê điểm số của bài kiểm tra số 1 Bảng 3.2: Bảng phân phối tần suất của bài kiểm tra số 1 Bảng 3.3: Bảng thống kê điểm số của bài kiểm tra số 2 Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất của bài kiểm tra số 2
Trang 11
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thống kê điểm số của hai lớp của bài kiểm tra số 1 Biểu đồ 3.2: Đồ thị phân phối tần suất của hai lớp của bài kiểm tra số 1 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thống kê điểm số của hai lớp của bài kiểm tra số 2 Biểu đồ 3.4: Đồ thị phân phối tần suất của hai lớp của bài kiểm tra số 2
Trang 12MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam khoá IV, năm 1993 nêu rõ: “Mục tiêu Giáo dục – Đào tạophải hướng vào việc đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng tạo, có nănglực giải quyết những vấn đề thường gặp, qua đó mà góp phần tích cực thực hiệnmục tiêu lớn của đất nước.”
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII khẳng định “Đổi mới phương phápgiáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duysáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đạivào quá trình dạy học….”
Trong luật giáo dục nước CHXHCNVN năm 1999 - điều 28 chương IIcũng đã viết: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho học sinh.…”
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp dạyhọc môn Toán là vấn đề mà Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục đặc biệt quantâm, nhằm phát huy cao độ tư duy tích cực và sáng tạo, năng lực hoạt động nhậnthức độc lập, năng lực suy luận biện chứng cho HS, từ đó tạo nên những conngười mới năng động, sáng tạo, tự chủ…
1.2 Triết học duy vật biện chứng đánh dấu một bước tiến mới về mặt lý
luận đồng thời là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của khoa học tự nhiên, trong đó
có Toán học Phương pháp luận của duy vật biện chứng đóng vai trò hết sứcquan trọng và cần thiết trong dạy học Toán, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay
Nắm được phương pháp luận của phép duy vật biện chứng nói chungcũng như nguyên lý về sự phát triển nói riêng sẽ giúp HS hiểu sâu được cội
Trang 13nguồn của toán học, từ đó vận dụng tri thức khoa học; rèn luyện ý chí, năng lựcsáng tạo, độc lập và phát hiện vấn đề trong cuộc sống.
1.3 Dạy Toán là dạy hoạt động toán học, trong đó hoạt động chủ yếu là
hoạt động giải Toán Dạy học giải toán có vai trò đặc biệt trong dạy học Toán ởtrường phổ thông Các bài toán là phương tiện có hiệu quả không thể thay thếđược trong việc giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy, hình thành
kỹ năng và kỹ xảo Hoạt động giải Toán là điều kiện để thực hiện tốt các mụcđích khác của dạy học Toán Do đó, tổ chức có hiệu quả việc dạy học giải bàitập Toán có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học
Trong chương trình Toán phổ thông, chương trình Hình học lớp 11 có sốlượng bài tập rất nhiều Thực tế cho thấy, HS gặp nhiều khó khăn trong việc giảicác bài tập liên quan đến phần này, đặc biệt là phần hình học không gian Quakhảo sát, nhiều giáo viên truyền thụ kiến thức còn mang tính áp đặt, chưa thực
sự tạo được hứng thú đối với nội dung khó này và việc lĩnh hội tri thức của họcsinh mang tính thụ động còn cao, điều đó đã hạn chế hoạt động tích cực họcsinh, khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết cáctình huống học tập
1.4 Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc vận
dụng tri thức về triết học duy vật biện chứng vào việc dạy học Toán nhưng đâyvẫn là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu cả về phương diện lý luận và triểnkhai trong thực tiễn dạy học Từ những lý do trên đây, chúng tôi quyết định lựa
chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: “Vận dụng nguyên lý về sự phát triển
của triết học duy vật biện chứng vào hoạt động dạy học giải bài tập Hình học lớp 11”.
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận của nguyên lý về sự phát triển củatriết học duy vật biện chứng, từ đó vận dụng linh hoạt trong dạy học giải bài tậpToán Hình học lớp 11, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Trang 14III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Làm rõ cơ sở lý luận của việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển
của triết học duy vật biện chứng vào dạy học giải bài tập Hình học 11
3.2 Khảo sát thực trạng vận dụng một số tri thức của nguyên lý về sự
phát triển của triết học duy vật biện chứng vào dạy học giải bài tập Hình học 11
3.3 Nghiên cứu cụ thể về việc vận dụng một số tri thức của nguyên lý
về sự phát triển của triết học duy vật biện chứng vào dạy học giải bài tậpHình học 11
3.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, tính hiện
thực, tính hiệu quả của đề tài
IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Một số tri thức của nguyên lý về sự phát triển
của triết học duy vật biện chứng và khả năng vận dụng vào dạy học giải bài tậpHình học 11
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học giải bài tập Hình học 11 ở
trường THPT
V GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu khai thác một cách có hiệu quả nguyên lý về sự phát triển của triếthọc duy vật biện chứng và vận dụng vào dạy giải bài tập Hình học 11 thì sẽgóp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học Toán, tri thức về triết họcduy vật biện chứng, các cơ sở về tâm lý học, giáo dục học, sách giáo khoa, sáchgiáo viên, sách tham khảo…về chương trình Hình học 11 THPT
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Khảo sát, tìm hiểu về việc vận dụng triết học duy vật biện chứng nóichung và nguyên lý về sự phát triển nói riêng trong dạy học giải bài tập Hìnhhọc 11 thông qua hình thức dự giờ, điều tra, phỏng vấn
Trang 156.3 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm thông qua lớp học thực nghiệm và lớp họcđối chứng ở trường THPT Quỳnh Lưu 1, tỉnh Nghệ An trong quá trình dạy họcgiải bài tập Hình học 11 theo hướng vận dụng nguyên lý về sự phát triển củatriết học duy vật biện chứng
VII ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
7.1 Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng
nguyên lý về sự phát triển của triết học duy vật biện chứng vào dạy học giải bàitập Hình học 11
7.2 Xây dựng và tổ chức các hoạt động trong dạy học giải bài tập Hình
học 11 nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng trên cơ sở vận dụng nguyên lý về sựphát triển của triết học duy vật biện chứng
VIII CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn còn có cácnội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học duy vật biện
chứng vào hoạt động dạy học giải bài tập Hình học 11
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 16CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Nguyên lý về sự phát triển
1.1.1 Khái niệm
Sự phát triển: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoànthiện hơn của sự vật
1.1.2 Nội dung
Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, mọi sự vật hiện tượng,quá trình đều phát triển theo hướng đi lên từ thấp đến cao, vừa tịnh tiến vừanhảy vọt, thay cái cũ bằng cái mới (tiến bộ hơn, sâu sắc hơn) Dù trong thế giớikhách quan hay tư duy, các sự vật không phát triển theo đường thẳng mà rấtquanh co phức tạp, thậm chí phải có những bước lùi tạm thời để tiến lên
Trong quá trình phát triển của mình, sự vật sẽ hình thành dần dần nhữngquy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phươngthức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng hoànthiện hơn
Trang 172) Tính phổ biến
Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tựnhiên, xã hội và tư duy, ở bất cứ sự vật hiện tượng nào của thế giới khách quan.Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quátrình vận động và phát triển, hoặc đúng hơn, mọi hình thức của tư duy cũng luônphát triển Chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọi hình thức của tư duy, nhất là cáckhái niệm và các phạm trù mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vậnđộng và phát triển
3) Tính đa dạng, phong phú
Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi
sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau Tồn tại ở khônggian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật phát triển khác nhau Đồng thờitrong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật,hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện Sự tác động có thể thúc đẩyhoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướngphát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi
Khi nhấn mạnh về tính đa dạng phong phú của các sự vật cũng cần nhấnmạnh tới tính lặp của thế giới các sự vật, bởi vì mỗi sự vật hiện tượng cùng mộtlúc vừa tồn tại trong vận động vừa tồn tại trong sự ổn định tạm thời Sự biến đổithường xuyên và tuyệt đối đã trở thành căn nguyên cho tính đa dạng, còn sự ổnđịnh tương đối là cơ sở của tính lặp lại, của tính quy luật
1.1.4 Ý nghĩa của nguyên lý
Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển,nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân, chúng ta phải có quan điểm pháttriển Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng phảiđặt chúng trong sự vận động, phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóacủa chúng
Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn
tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của
Trang 18chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tínhchất thụt lùi Song điều cơ bản là phải khái quát thành quy luật vạch ra khuynhhướng biến đổi chính của sự vật.
Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quátrình phát triển của sự vật thành những giai đoạn Trên cơ sở ấy để tìm raphương pháp, nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiếntriển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó cólợi hay có hại đối với đời sống của con người Quan điểm phát triển góp phầnkhắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạtđộng thực tiễn
Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác
động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụthể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển Nghĩa là, chủ thể trong quá trìnhnhận thức và nghiên cứu phải đi tìm nguồn gốc, nguyên nhân của quá trình vậnđộng và phát triển của sự vật trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể; phân tích
và nắm bắt được những đặc tính vốn có, cũng như sự thay đổi của từng thuộc tínhtrong những tình huống nhất định để nhận thức xu hướng vận động, biến đổi, pháttriển của sự vật một cách chính xác Quan điểm này còn giúp cho HS thấy đượctính lịch sử của tri thức khoa học để từ đó có thái độ học tập, nghiên cứu một cáchkhoa học, đúng đắn và nghiêm túc, tránh tuyệt đối hoá tri thức khoa học đã cótrong mọi hoàn cảnh đồng thời luôn bổ sung những tri thức mới phù hợp với sựvận động của thực tiễn cuộc sống
1.2 Dạy học giải bài tập toán học
1.2.1 Vai trò của bài tập trong quá trình dạy học
Dạy học giải bài tập toán có tầm quan trọng đặc biệt và từ lâu đã là mộtvấn đề trọng tâm của phương pháp dạy học toán ở trường phổ thông Đối với
HS, có thể coi việc giải bài toán là một hình thức chủ yếu của việc học toán, vìbài tập toán có những vai trò như sau:
+) Hình thành, củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở những khâu khác nhaucủa quá trình dạy học, kể cả kỹ năng ứng dụng Toán học vào thực tiễn Trong
Trang 19nhiều trường hợp, giải toán là một hình thức rất tốt để dẫn dắt HS tự mình đi đếnkiến thức mới.
+) Phát triển năng lực tư duy cho học sinh, hình thành những phẩm chấttrí tuệ
+) Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, hình thành những phẩmchất đạo đức của người lao động mới Qua bài toán có nội dung thực tiễn, HSnhận thức đúng đắn về tính chất thực tiễn của Toán học, giáo dục lòng yêunước thông qua các bài toán từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng của dân tộc.Đồng thời qua đó HS được rèn luyện một số phẩm chất đạo đức của người laođộng mới như: tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, kỹ luật, tích cực chủ động,sáng tạo…
+) Đánh giá mức độ, kết quả dạy học, năng lực học Toán, trình độ pháttriển của HS và khả năng vận dụng kiến thức đã học
Do vậy, khi lựa chọn bài toán và hướng dẫn học sinh giải toán, GV cầnchú ý đến tác dụng nhiều mặt của bài toán đó
1.2.2 Phương pháp chung để giải bài toán
Trong dạy học giải Toán, kỹ năng tìm kiếm lời giải là một trong các kỹnăng quan trọng nhất, ở đó không chỉ đơn thuần cung cấp lời giải mà quan trọnghơn là dạy cho HS biết cách suy nghĩ tìm ra con đường hợp lý để giải bài toán.Trong tác phẩm của G.Polya, ông đã đưa ra các bước để đi đến lời giải bài toánnhư sau:
1) Hiểu rõ bài toán
Để giải một bài toán, trước hết phải hiểu rõ bài toán và hơn nữa còn phải
có hứng thú giải bài toán đó Vì vậy, người GV cần phải gợi lòng ham muốn củahọc sinh, giúp các em hiểu được bài toán cần giải Muốn vậy, cần phải tập cho
HS thói quen sau:
+ Phát triển đề bài dưới những dạng khác nhau
+ Phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, cần chứng minh
+ Điều kiện, dự kiến của bài toán có liên quan đến điều gì?
Trang 20+ Có thể dùng công thức, ký hiệu, hình vẽ để hỗ trợ cho việc diễn tả đề bài.
2) Xây dựng chương trình giải
Phân tích bài toán đã cho thành nhiều bài toán đơn giản hơn, biến đổi cái
đã cho, biến đổi cái phải tìm, mò mẫm và dự đoán thông qua xét các trường hợpđặc biệt, xét các bài toán tương tự hay khái quát hoá hơn…thông qua các kỹnăng sau:
+ Huy động kiến thức có liên quan: Liên hệ cái đã cho hoặc cái cần tìmvới những tri thức đã biết, liên hệ bài toán cần giải với một bài toán cũ tượng tự,một trường hợp riêng, một bài toàn tổng quát hơn hay một bài toán nào đó cóliên quan
+ Dự đoán kết quả phải tìm: Sử dụng những phương pháp đặc thù củatừng dạng toán như chứng minh phản chứng, quy nạp toán học, toán dựnghình….Thử phân tích các dữ kiện của bài toán xem đã sử dụng hết điều kiệnchưa? Đã để ý đến mọi khái niệm chủ yếu trong bài toán chưa?
+ Sử dụng phép phân tích đi lên và phép phân tích đi xuống để tìm kiếmhướng giải quyết vấn đề
Những kỹ năng này cần được thực hiện kiên trì trong tất cả các giờ dạy,đồng thời tạo thói quen để học sinh tự áp dụng vào những hoạt động giải toáncủa mình
3) Thực hiện chương trình giải
Khi thực hiện chương trình giải hãy kiểm tra lại từng bước xem đã thíchhợp và đúng chưa
4) Kiểm tra và nghiên cứu lời giải đã tìm được
Trong quá trình dạy học, GV cần chú ý cho HS thường xuyên thực hiệncác yêu cầu sau:
+ Kiểm tra lại kết quả và các bước suy luận
+ Xem xét đầy đủ các trường hợp có thể xảy ra của bài toán
+ Tìm cách giải khác, so sánh chúng để chọn được cách giải hợp lý nhất
+ Nghiên cứu các ứng dụng của lời giải với những bài toán tương tự, mởrộng hay lật ngược vấn đề
Trang 21HS thường có những suy nghĩ khác nhau trước một bài toán, nhiều khi cónhững cách giải rất độc đáo và sáng tạo Vì vậy, GV cần lưu ý để phát huy đượctính sáng tạo của các em trong việc tìm lời giải hay Tuy nhiên, cũng cần khéoléo để tránh những yêu cầu quá cao sẽ khiến những HS yếu kém chán nản,nhưng trong một số trường hợp đơn giản, cũng cần cho cả lớp thấy được việcvận dụng cách giải của bài toán này dùng để áp dụng vào cách giải bài toán khác
và từ đó mở rộng đề xuất bài toán mới
1.2.3 Dạy học cần đảm bảo các chức năng của giải bài tập toán
Trong dạy học giải bài tập toán cần đảm bảo phát huy các chức năng sau:
1) Chức năng gợi động cơ
Gợi động cơ là làm cho HS có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động vàcủa đối tượng hoạt động, bài toán sẽ tạo ra nhu cầu và hứng thú giải quyết vấn
đề đặt ra, từ đó tạo nên động cơ đi vào nghiên cứu một đối tượng mới
Ví dụ 1.1: Để chuẩn bị cho việc học cách xác định góc giữa hai vectơ
trong không gian, GV gợi động cơ thông qua tình huống yêu cầu HS đi tìm góc
giữa hai véc tơ trong mặt phẳng sau đó gợi ý rằng: Cách xác định góc giữa hai
vectơ trong không gian giống góc giữa hai vectơ trong mặt phẳng.
2) Chức năng huy động kiến thức cũ
Quá trình hình thành kiến thức mới luôn đòi hỏi vận dụng các kiến thức cũ.Tuy nhiên, không phải lúc nào HS cũng nhớ một cách đầy đủ các kiến thức cũnày hoặc có nhớ nhưng đôi khi lại không biết vận dụng Để đảm bảo rằng HS sẵnsàng và dễ dàng huy động các kiến thức cần thiết cho dạy học nội dung mới thìhoạt động giải các bài toán là một trong các cách thức tốt nhất để các em tìm lạiđược các kiến thức và kĩ năng này
Ví dụ 1.2: (Hình 1.1) Xét bài toán: “Cho hình chóp S.ABCD có đáy
ABCD là hình chữ nhật, SA vuông góc với đáy, AB = a, AD = 2a, SA = a Tính khoảng cách: a) Từ trung điểm I của SC đến (ABCD) b) Từ A đến (SBD).”
Việc tìm khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng yêu cầu HS phảihuy động kiến thức về các lĩnh vực liên quan sau:
Trang 22+ Cách xác định hình chiếu của một điểm lên mặt phẳng
GV: Hãy nêu cách dựng điểm K và tính đoạn AK?
Dựng AH BDtại H, sau đó dựng AK SH tại K Khi đó K là hìnhchiếu của A lên mặt phẳng (SBD)
Xét trên các tam giác vuông SAH và ABD, ta có: 1 2 12 1 2
AK
3
Trang 233) Là phương tiện đưa vào kiến thức mới
Ở cấp độ thấp hơn, các bài toán cũng có thể được sử dụng như phươngtiện đưa vào kiến thức mới Kiến thức mới nảy sinh không phải như là công cụ
mà như là kết quả của hoạt động giải quyết vấn đề
Ví dụ 1.3: (Hình 1.2) Trong hình lập phương ABCD.A B C D Xét các1 1 1 1
Một số HS nhầm tưởng rằng: “Trong không gian nếu ac, b c suy ra
a // b” Do vậy bằng ví dụ trên giúp các em điều chỉnh: “Trong không gian
a c, b c , b và c không có điểm chung thì có thể a // b hoặc a và b chéo nhau”.Từ đó thích nghi và rút ra tri thức mới: “Trong không gian cho
a c, b c , b và c không có điểm chung thì sẽ xảy ra các trường hợp:
+ Nếu a, b, c(P) thì a // b
+ Nếu a, b, c(P) thì a và b chéo nhau”.
4) Chức năng củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành kĩ xảo toán học
Sau khi trình bày một định nghĩa, một định lí, một tính chất hay một trithức phương pháp chúng ta thường cho các ví dụ minh họa là các bài tập áp
Trang 24dụng Các bài tập này có mục đích củng cố kiến thức mới vừa được xây dựng vàhình thành kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào việc giải quyết các bài toán.
Việc giải các bài tập toán học không chỉ cho phép củng cố các kiến thức và
kĩ năng vừa mới được hình thành mà cả những kiến thức, kĩ năng đã có trước đó
Ví dụ 1.4: (Hình 1.3) Cho hai đường thẳng a, b chéo nhau trong không
gian, khoảng cách giữa a và b được xác định theo các cách sau:
+ Khoảng cách giữa a và b bằng khoảng cách từ một điểm thuộc a đếnmặt phẳng (P), trong đó (P) chứa a và song song với b
+ Khoảng cách giữa a và b bằng khoảng cách giữa hai mặt phẳng songsong (P) và (Q), trong đó (P), (Q) lần lượt chứa a và b
+ Khoảng cách giữa a và b bằng độ dài đoạn vuông góc chung AB, trong
đó A thuộc a; B thuộc b
Sau khi dạy cho HS cách tìm khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo
nhau trong không gian, GV có thể ra các bài toán vận dụng phương pháp trên.
Xét bài toán minh họa sau: “Cho hình lập phương ABCD.A 1 B 1 C 1 D 1 có
cạnh bằng 2a Tính khoảng cách giữa: a) BB 1 và AC b) BB 1 và AC 1 ”
Do BB // ACC A nên khoảng cách đó lại bằng khoảng cách giữa B và1 1 1
(ACC1A1) Mặt khác, theo câu a BHACC A1 1 nên khoảng cách giữa B và(ACC1A1) bằng BHa
Cách 2: Kẻ HH2 song song với BB1và cắt AC1 tại H2, kẻ H2H1 song songvới BH và cắt BB1 tại H1 H1H2 là đoạn vuông góc chung của BB1 và AC1
Trang 255) Chức năng phát triển các năng lực và phẩm chất tư duy
Việc giải các bài toán là một trong những cơ hội tốt nhất để rèn luyện cácthao tác tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, đặc biệt hóa đồngthời phát triển các phẩm chất tư duy như: tính linh hoạt, tính độc lập, tính sáng tạo,tính phê phán Ngoài ra, việc giải các bài toán còn là cơ hội hình thành ở HS thếgiới quan duy vật biện chứng, các phẩm chất đạo đức, thẩm mĩ, là công cụ chophép kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
1.2.4 Những sai lầm phổ biến của HS trong quá trình giải bài tập toán
Thực tiễn cho thấy, chất lượng dạy học toán ở trường phổ thông có lúc, cóchỗ còn chưa tốt, biểu hiện qua việc năng lực giải toán của HS còn hạn chế docác em còn mắc nhiều sai lầm HS phạm sai lầm trong khi giải bài tập thường docác nguyên nhân sau:
+) Các sai lầm về chiến lược giải toán: Sai lầm này thường xuất hiện do
HS lựa chọn chiến lược giải không phù hợp với bài toán vì họ nghĩ rằng bài toánnày tương tự với một số bài toán mà mình đã biết cách giải hay họ đã suy nghĩtheo những lối thông thường Điều này sẽ dẫn các em đi theo con đường mà cóthể chẳng bao giờ tới đích hoặc tới đích nhưng phải gặp rất nhiều trở ngại
+) Các sai lầm liên quan đến suy luận: Do HS không nắm vững những
quy tắc logic và phương pháp luận, từ đó có sự suy diễn thiếu chặt chẽ, diễn đạtkhông rõ ý, trình bày lời giải thiếu khoa học Ngoài ra tư duy logic và tư duy
Trang 26thuật toán còn yếu dẫn đến đây là một trong những sai lầm phổ biến của nhiềuđối tượng HS.
+) Các sai lầm về chiến thuật giải toán: Đây là các sai lầm thuộc về việc
thực hiện từng thao tác trong tiến trình giải toán, có thể có kết quả song cònnhiều sai sót vì một trong các nguyên nhân: Sai lầm liên quan đến việc phân chiatrường hợp, chuyển đổi bài toán hay liên quan đến các thao tác tư duy
Ngoài ra, có thể kể thêm về một số hiểu sai lầm phổ biến khác như: Cácsai lầm về hình thức (do không nắm được bản chất các biểu thức hoặc ký hiệutoán học); các sai lầm liên quan đến ngôn ngữ diễn đạt (vận dụng sai hoặc chưachính xác về cú pháp và ngữ nghĩa); các sai lầm khi vận dụng các tình huốngđiển hình trong dạy học toán (học sinh hiểu không đúng hoặc sai hoặc chưachính xác các khái niệm, định lý, mệnh đề… trong tiến trình giải toán); các sailầm về kỹ năng tính toán, sử dụng ký hiệu, hình vẽ…
Sau đây là một số ví dụ minh họa cho những sai lầm mà HS mắc phải khigiải bài tập Hình học 11:
Ví dụ 1.5: HS xác định sai góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, các em
cho rằng chính là góc giữa đường thẳng đó và một đường thẳng nằm trong mặt
phẳng đã cho Nguyên nhân là vì các em chưa nắm rõ định nghĩa: Góc giữa
đường thẳng và mặt phẳng là góc giữa đường thẳng đó với hình chiếu của nó lên mặt phẳng GV có thể tránh sai lầm này bằng cách, khi dạy học khái niệm
góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, dùng phương tiện dạy học để trình chiếuhình ảnh của góc đó Đồng thời, trước khi làm những bài tập về tìm góc thì hãycho HS nhận dạng và thể hiện định nghĩa đó
Ví dụ 1.6: Khi chứng minh hai mặt phẳng không vuông góc với nhau, HS
đã chứng minh có các đường thẳng thuộc mặt phẳng này không vuông góc vớicác đường thẳng của mặt phẳng kia
Để tránh sai lầm này, khi dạy hai mặt phẳng vuông góc GV nên sử dụngphương tiện trực quan để các em thấy hai mặt phẳng vuông góc với nhau vẫn cócác đường thẳng trong mặt phẳng này không vuông góc với mặt phẳng kia
Trang 27Ví dụ 1.7: HS áp dụng những định lí từ hình học phẳng sang không gian
để giải toán, sai lầm này thường gặp khi áp dụng tính chất có liên quan đến quan
hệ song song và quan hệ vuông góc Nguyên nhân là các em ngộ nhận rằng trongkhông gian:
+ Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì song songvới nhau
+ Một đường thẳng và một mặt phẳng cùng vuông góc với một đườngthẳng b thì song song với nhau
+ Nếu hai mặt phẳng và song song với nhau thì mọi đường thẳng
a nằm trong đều song song với mọi đường thẳng b nằm trong
Để tránh những sai lầm của HS thì điều quan trọng là GV phải hướng dẫncác em dự đoán được những sai lầm, biết phân tích để tự tìm ra nguyên nhân cácsai lầm, đây là biện pháp tích cực để rèn luyện năng lực giải toán
1.2.5 Các hoạt động cơ bản của dạy học giải bài tập
Theo Nguyễn Bá Kim ([14; tr.107-108]), thông qua giải bài tập, HS phảithực hiện những hoạt động nhất định sau đây:
1) Nhận dạng và thể hiện
Hoạt động nhận dạng và thể hiện là hai dạng hoạt động theo chiều hướngtrái ngược nhau liên hệ với một định nghĩa, một định lý hay một phương pháp
Nhận dạng một khái niệm là phát hiện xem một đối tượng cho trước
có thỏa mãn định nghĩa đó hay không Thể hiện một khái niệm là tạo mộtđối tượng thỏa mãn định nghĩa đó (có thể đòi hỏi thỏa mãn một số yêu cầukhác nữa)
Nhận dạng một định lý là xét xem một tình huống cho trước có ăn khớpvới định lý đó hay không, còn thể hiện một định lý là xác định một tình huống
ăn khớp với định lý cho trước
Nhận dạng một phương pháp là xét xem một dãy tình huống có phù hợp vớicác bước thực hiện phương pháp đó hay không, còn thể hiện một phương pháp làtạo ra một dãy các tình huống phù hợp với các bước của phương pháp đã biết
Trang 28Thông thường những hoạt động vừa nêu trên có mối quan hệ mật thiết,thường hay đan kết vào nhau Cùng với việc thể hiện một khái niệm, một định lýhay một phương pháp thường diễn ra sự nhận dạng với tư cách là hoạt độngkiểm tra.
2) Những hoạt động toán học phức hợp
Những hoạt động toán học phức hợp như chứng minh, định nghĩa, giảitoán bằng cách lập phương trình, giải toán dựng hình,…thường xuất hiện lặp đilặp lại nhiều lần trong SGK Toán phổ thông Cho HS tập luyện những hoạt độngnày sẽ làm cho các em nắm vững những nội dung Toán học và phát triển những
kỹ năng và năng lực toán học tương ứng
3) Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học
Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học rất quan trọng trong mônToán nhưng cũng diễn ra ở cả những môn học khác nữa, chẳng hạn như hoạtđộng lật ngược vấn đề, xét tính giải được (có nghiệm, nghiệm duy nhất, nhiềunghiệm) phân chia trường hợp,…
4) Hoạt động trí tuệ chung
Những hoạt động trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, so sánh, xéttương tự, trừu tượng hóa, khái quát hóa…cũng được tiến hành thường xuyên khi
HS học tập môn Toán
5) Hoạt động ngôn ngữ
Hoạt động ngôn ngữ được HS thực hiện khi được yêu cầu phát biểu, giảithích một định nghĩa, một mệnh đề nào đó, đặc biệt là bằng lời lẽ của mình,hoặc biến đổi chúng từ dạng này sang dạng khác, chẳng hạn từ dạng ký hiệuToán học sang ngôn ngữ tự nhiên và ngược lại
1.2.6 Một số dạng bài tập Toán cơ bản
Hệ thống bài tập toán rất đa dạng, có thể chia ra làm hai loại chính sau đây:
1) Loại có sẵn thuật toán
Để giải loại này, HS phải nắm vững các quy tắc giải đã học và rèn luyện kỹ
Trang 29năng, kỹ xảo; đây là cơ sở để giải các bài toán phức tạp hơn Yêu cầu của HSđối với dạng toán này là nắm vững quy tắc giải đã học; nhận dạng đúng bài toán
và giải theo quy tắc một cách thành thạo
Ví dụ 1.8: (Hình 1.4) Các bài toán về yêu cầu chứng minh đường thẳng
song song với mặt phẳng thường có cách giải sau:
Xét bài toán sau: “Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành với
M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD.
a) Chứng minh: MN đồng thời song song với hai mặt phẳng (SBC) và (SAD)
b) Gọi P là trung điểm của SA Chứng minh SB, SC cùng song song với mặt phẳng (MNP)
c) Gọi K, H lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC và tam giác SBC Chứng minh KH song song với mặt phẳng (SAC).”
Trang 30Vận dụng phương pháp chứng minh đường thẳng song song với mặtphẳng:
a) Do tứ giác ABCD là hình bình hành có MN là đường trung bình nên
MN // BC // AD, mặt khácBCSBC , ADSAD nên MN đồng thời songsong với hai mặt phẳng (SBC) và (SAD)
c) Gọi L là trung điểm của BC, do K, H lần lượt là trọng tâm của tam giác
ABC và tam giác SBC nên LK LH 1 KH //SA KH // SAC
2) Loại chưa có sẵn thuật toán
Loại bài tập này chiếm số lượng khá lớn trong SGK và gây cho HS không
ít khó khăn GV cần cho HS hiểu và vận dụng được những gợi ý có tính chất tìmđoán, qua đó không chỉ nắm vững cách giải từng bài tập hoặc từng dạng bài tập
mà là khả năng giải bài tập nói chung để có thể ứng phó với những tình huốngmới mẻ (không phụ thuộc vào những khuôn mẫu có sẵn), cao hơn nữa là cónăng lực tư duy lôgic mang tính chất khoa học trong mọi lĩnh vực
Ví dụ 1.9: (Hình 1.5) Xét bài toán: “Cho tam giác ABC nhọn Dựng
hình vuông có hai đỉnh nằm trên cạnh BC và hai đỉnh còn lại nằm trên hai cạnh AB, AC.”
Đối với bài toán này, GV dẫn dắt HS tự tìm lời giải bằng các câu hỏi códụng ý sư phạm giúp các em từng bước tháo gỡ các “nút” thắt như sau:
+ Cái gì đã cho, cái gì cần tìm?
+ Có thể dựng hình thỏa mãn yêu cầu bài toán được không?
Trang 31+ Nếu chưa dựng được thì hãy tạm thời bỏ qua một phần điều kiện nào
đó Hãy suy nghĩ và cân nhắc trước mắt ta tạm thời bỏ qua điều kiện gì? Ta hivọng HS sẽ có phương án trả lời là dựng một hình chữ nhật thỏa mãn yêu cầubài toán hay là dựng hình vuông nhưng có một đỉnh không thuộc cạnh của tamgiác….Khi ấy, dưới sự điều khiển của GV thì các em sẽ có các hướng giải quyếtbài toán
Sau đây là một trong số các cách giải:
+ Giả sử ta bỏ đi điều kiện hai đỉnh thuộc hai cạnh AB, AC Ta dựng hìnhvuông BCDE có cạnh bằng a (hai đỉnh thuộc BC trùng với hai đầu mút B, C)
+ Ta có: NP MN AN b
CD BC AC a mà NP // CD A, P, D thẳng hàng+ Tương tự ta cũng chứng minh được rằng A, Q, E thẳng hàng
AB AE AD AC
b A, a
+ Dựng P, Q lần lượt là giao điểm của BC với AD, AE
+ Dựng đường thẳng qua Q, song song với BE và cắt AB tại M
Trang 32+ Dựng đường thẳng qua P, song song với CD và cắt AC tại N
Hình cần dựng là hình vuông MNPQ
1.3 Thể hiện của nguyên lý về sự phát triển trong hoạt động dạy học Toán
Nói chung, triết học đã tác động tích cực đến sự phát triển, đóng vai trò là
cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Toán học Vấn đề cơ bản của triếthọc trong Toán học là sự cụ thể hóa vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ýthức Đó là mối quan hệ giữa số lượng và hình thức không gian của các sự vậttrong thế giới hiện thực với các tri thức Toán học Chủ nghĩa duy vật cho rằng
sự xuất hiện của Toán học là kết quả của sự phản ánh các sự vật hiện tượngtrong thế giới thực Những con số và những kích thước Hình học trong Toán họckhông phải là kết quả sáng tạo thuần túy của tư duy mà nó là kết quả của sựphản ánh số lượng và hình dáng của các sự vật ở trong hiện thực Toán học,không có số lượng chung chung, thuần túy tách rời các sự vật mà ngay cả kíchthước (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) cũng là kết quả của sự phản ánh khônggian của các vật thể trong thế giới thực
Nói riêng, nguyên lý về sự phát triển cũng đóng vai trò quan trọng vềphương pháp luận và thế giới quan trong học Toán, được thể hiện như sau:
1.3.1 Thể hiện trong định hướng xây dựng chương trình môn Toán ở nhà trường phổ thông.
Trong cuốn Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Toán đã viết “Chỉ có đổi mới phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự
đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giói đang hướng tới nền kinh tế tri thức” Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy học là
hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động củatrò Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông cần thực hiện theo cácđịnh hướng sau:
+ Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông
Trang 33+ Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể
+ Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
+ Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường
+ Phù hợp việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học
+ Kết hợp việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phươngpháp dạy học tiên tiến hiện đại với khai thác các yếu tố tích cực của phươngpháp dạy học truyền thống
Khi xây dựng chương trình môn Toán ở nhà trường phổ thông, Bộ giáodục đã quán triệt một số quan điểm chủ đạo sau:
+ Chương trình đảm bảo sự phát triển giữa các cấp học, bậc học, đảm bảotính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp, giáo dụcđại học
+ Chương trình không chỉ nêu nội dung và thời lượng dạy học mà thực
sự là một kế hoạch hành động sư phạm cụ thể; là sự kết nối giữa mục tiêugiáo dục – nội dung và phương pháp giáo dục – phương tiện dạy học – tổchức các hoạt động dạy học – cách thức đánh giá học tập của HS mà ở đó các
em được học tập thông qua hoạt động và bằng hoạt động, phù hợp với sự pháttriển của mình
+ SGK không đơn thuần là một tài liệu thông báo các kiến thức sẵn có màtài liệu giúp các em tự học, giúp các em tự mình chiếm lĩnh tri thức một cáchchủ động, linh hoạt, sáng tạo (đây chính là sự cụ thể hóa của quan điểm “Sự pháttriển của mỗi con người biểu hiện ở khả năng tự hoàn thiện mình cả về thể chấtlẫn tinh thần phù hợp với sự vận động và phát triển của môi trường trong đó conngười sinh sống.” ([8; tr.217]))
+ Nội dung chương trình cần đảm bảo kế thừa được những ưu điểm củacác SGK cũ và của các nước phát triển để đảm bảo sự phát triển liên tục của cácmảng kiến thức, đảm bảo tính thời đại của nội dung
+ Nội dung chương trình cũng cần tích hợp các kiến thức chứa đựngnhững vấn đề liên quan đến tính ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống Qua đó
Trang 34giúp phát triển toàn diện nhận thức của học sinh cả về phương diện lý thuyết lẫnthực hành
Trong cuốn hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 11 môn Toán đã chỉ rõ:
“Cách dạy truyền thống, thầy giảng dạy trò nghe, tiếp thu thụ động đã
hạn chế quá trình dạy học Nếu tự tìm hiểu và phát hiện ra những đặc trưng, các quy luật thì kiến thức thu được sâu sắc và ứng dụng hiệu quả hơn nhiều cho việc học tập tiếp theo và cho việc ứng dụng thực tiễn Tìm kiếm các phương pháp học tập sáng tạo từ lâu đã là mong muốn của các nhà giáo dục trên thế giới.”([29; tr.10])
Theo định hướng trên, ta có các định hướng cơ bản được cụ thể hoá thôngqua các đặc trưng của phương pháp dạy học hiện đại như sau ([14, tr.115-122]):
+ Người học là chủ thể hoạt động độc lập hoặc hợp tác
+ Tri thức được cài đặt trong những tình huống có dụng ý sư phạm
+ Dạy việc học, dạy tự học trong suốt quá trình dạy học
+ Tự tạo và kiến thiết những phương tiện dạy học để tiếp nối và gia tăngsức mạnh con người
+ Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thânngười học
+ Xác định được vai trò mới của người thầy với vai trò là người thiết kế,
uỷ thác, điều khiển, thể chế hoá kiến thức
1.3.2 Thể hiện trong hoạt động dạy học nội dung mới
Các nội dung mới trong chương trình được xây dựng liền mạch theo chiềuhướng phù hợp với sự phát triển tri thức khoa học và nhận thức của HS; đảmbảo sự thống nhất liên tục giữa kiến thức mới và kiến thức cũ, giữa các chươngmục, các nội dung… Khi dạy học bất kì một nội dung nào, người GV cũng cầnthể hiện rõ quan điểm trên qua các hoạt động dạy học
Ví dụ 1.10: Trong quá trình dạy học, GV cần giúp HS hiểu rõ sự phát
triển của Toán học tương ứng với sự phát triển của lịch sử và văn minh nhân
loại Chẳng hạn, việc xây dựng lĩnh vực hình học không gian là một chặng
Trang 35đường phát triển lâu dài của Toán học trên cơ sở của hình học phẳng và từ nhucầu của con người khi muốn khám phá những điều ẩn chứa trong thế giới khônggian rộng lớn
1.3.3 Thể hiện trong hoạt động giải bài tập
Hệ thống bài tập trong SGK được thiết kế sao cho mỗi HS đều được pháttriển năng lực giải toán phù hợp với khả năng của mình
Giáo viên cần quan tâm khai thác ý nghĩa, vai trò của từng bài tập, từngdạng toán cũng như xem xét sự biến đổi của chúng khi thay đổi dữ kiện, từ đó
mở rộng và phát triển chúng – tạo cơ hội cho HS được suy nghĩ và phát triểnkhả năng vốn có của mình
Ví dụ 1.11: Khi dạy học giải bài tập về chứng minh hai mặt phẳng vuông
góc, GV có thể khéo léo vận dụng nguyên lý về sự phát triển để giúp HS tìm racách giải đồng thời hệ thống hóa kiến thức đã học về quan hệ vuông góc trong
không gian Chẳng hạn, HS cần hiểu muốn chứng minh hai mặt phẳng vuông
góc ta cần chứng minh mặt phẳng này vuông góc với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng kia; muốn chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ta cần chứng minh đường thẳng đó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt phẳng;muốn chứng minh hai đường thẳng vuông góc thì cần chứng minh góc giữa chúng bằng 90 0 ….Như vậy, qua những hoạt động đó GV đã giúp HS từng
bước tháo gỡ khó khăn để tìm ra cách giải, đồng thời cho các em hiểu việc xâydựng khái niệm hai mặt phẳng vuông góc thực chất là kết quả của sự phát triểntrên cơ sở kế thừa các kiến thức đã học về quan hệ vuông góc trước đó
1.4 Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất (quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi) trong dạy học giải bài tập toán.
1.4.1 Luận điểm chung
Theo Giáo trình triết học Mác – Lênin ([8; tr.264-272]) thì:
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mô, trình độ nhịp điệu của sự vận độngvà phát triển cũng
Trang 36như các thuộc tính của sự vật Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy
định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộctính làm cho sự vật là nó chứ không phải cái khác
Sự phát triển về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động
và phát triển của sự vật, sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau Sự thayđổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngượclại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với sự thay đổi về lượng của nó
Những khái niệm liên quan đến mối quan hệ giữa chất và lượng:
+) Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay
đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật
+) Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay
đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật
+) Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của
sự vật do sự thay đổi vè lượng của sự vật trước đó gây nên Bước nhảy là sự kếtthúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu cho một giai đoạnphát triển mới
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa hai mặt chất
và lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau, sự thay đổi dần dần về lượng trongkhuôn khổ của “độ” tới “điểm nút” sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vậtthông qua “bước nhảy”, khi đó chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi củalượng mới Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừngphát triển, biến đổi
Trong nội dung của môn toán có nhiều ví dụ minh họa cho quá trình đó.Chẳng hạn:
+ Nguyên hàm của hàm xm nói chung là xm 1
m 1
, tuy nhiên khi m1 thìnguyên hàm ấy lại trở thành lnx (ở đây có sự biến đổi từ hàm đại số sang hàmsiêu việt)
Trang 37+ Xét một phương trình bậc hai với hệ số thực trong trường hợp biệt thức
âm (chẳng hạn: x2 + 1 = 0) Trước câu hỏi liệu phương trình đó có nghiệmtrên một tập khác không đã thôi thúc các nhà khoa học mở rộng tập thànhtập hợp các số phức mà trên đó mọi phương trình bậc 2 với hệ số thực luôn cónghiệm Ở đây đã diễn ra sự thay đổi về lượng (từ tập mở rộng lên thành tập
); từ đó kéo theo sự phát triển của toán học khi nghiên cứu các vấn đề liênquan đến tập (sự thay đổi về chất)
1.4.2 Sự cần thiết của việc vận dụng quy luật vào hoạt động dạy học giải bài tập toán.
Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại diễn ra mộtcách phổ biến trong giới tự nhiên, đời sống xã hội và trong cả lĩnh vực tư duy
Để có tri thức tương đối đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả về mặt lượng vàchất của nó Từ những nhận thức ban đầu về chất đi tới nhận thức về lượng,trong quá trình đó, tri thức về vật chất được làm sâu sắc thêm Khi đạt đến trithức về sự thống nhất về chất và lượng, chúng ta sẽ có tri thức tương đối hoànchỉnh về sự vật đó
Trong quá trình dạy học toán, nếu coi trọng đúng mức việc xây dựng và
sử dụng quy trình dạy học giải bài tập toán, người GV sẽ tạo điều kiện cho HStừng bước tích lũy kiến thức, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, qua đó tạo ra nhậnthức mới cho bản thân GV cần nắm vững quy luật biện chứng này nhằm pháthiện những bước chuyển hóa từ sự biến đổi về lượng, dẫn tới sự biến đổi vềchất Qua đó giúp HS thấy được mối quan hệ giữa “lượng” và “chất” của sự vật;thấy được sự chuyển hóa của đối tượng toán học cũng như trình độ nhận thứccủa mình
Ví dụ 1.12: Khi dạy về phần vectơ trong không gian (Hình học 11), lúc
nhắc lại phần trọng tâm của hệ điểm GV cho các em khái quát hóa bài toánnhư sau:
Với hai điểm A, B thì có duy nhất điểm I sao cho: IA IB 0
Với 3 điểm A, B, C thì có duy nhất điểm I sao cho: IA IB IC 0
Trang 38Đối với 4 điểm A, B, C, D ta cũng có duy nhất điểm I sao cho:
1.5 Dạy học giải bài tập Toán thông qua các hoạt động đồng hóa và điều ứng
1.5.1 Cơ sở khoa học
1) Cơ sở triết học
Theo triết học duy vật biện chứng, con người chỉ tư duy khi đứng trướcmột mâu thuẫn, mâu thuẫn chính là động lực thúc đẩy quá trình phát triển Mâuthuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với kiến thức và kinh nghiệm sẵn cóchính là một vấn đề gợi cho HS học tập Tình huống này phản ánh một cáchlogic và biện chứng quan hệ bên trong giữa kiến thức cũ, kỹ năng cũ, kinhnghiệm cũ với những yêu cầu giải thích sự kiện mới hoặc đổi mới tình thế
2) Cơ sở Tâm lý học - Giáo dục học
Theo học thuyết phát sinh nhận thức, phát sinh trí tuệ của Piaget thì:
“Nhận thức của con người ở bất kỳ góc độ nào cũng được thực hiện các thao tác thông qua hai quá trình đồng hóa và điều ứng kiến thức, kỹ năng đã có để phù hợp với môi trường học tập mới.” Quá trình nhận thức của con người về
thực chất là quá trình người học xây dựng nên những kiến thức cho bản thânthông qua các hoạt động đồng hóa và điều ứng, là quá trình tạo sơ đồ nhận thứcnày sang sơ đồ nhận thức khác
Trong xã hội đang biến đổi nhanh chóng, cùng với sự bùng nổ thôngtin, khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão thì việc dạy phương
Trang 39pháp học được coi trọng, đây là cách hữu hiệu để chuẩn bị cho lớp người kếtục thích ứng với xã hội Trong quá trình học, kiến thức là do HS chủ độngsáng tạo và phát hiện chứ không phải thụ động tiếp nhận từ môi trường Các
em tạo dựng nên những kiến thức mới bằng việc phản ánh thông qua các hoạtđộng trí tuệ và thể chất Các em dễ nhận ra vấn đề trong điều quen thuộc,nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết, suy đoán các đối tượng cócăn cứ dựa trên những quy tắc, kinh nghiệm nhất định chứ không phải đoán
mò, từ những biểu tượng đã biết có thể hình thành sáng tạo ra hình ảnh củanhững đối tượng chưa biết hoặc chưa có trong đời sống Như vậy, việc họctập của con người mang hàm ý có một bản chất xã hội đặc biệt và là một quátrình nhờ đó các em lớn lên trong đời sống trí tuệ của những con người và sựvật xung quanh
1.5.2 Hoạt động đồng hóa và hoạt động điều ứng
Xét trên quan điểm chung trong dạy học phát triển, ta có thể xem nhữngchức năng tâm lý đã chín muồi có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình đồng hóacòn vùng phát triển gần nhất (trong đó các chức năng tâm lý đang trưởng thànhnhưng chưa chín muồi) là điều kiện tiên quyết của điều ứng
Sự đồng hóa xuất hiện như một cơ chế gìn giữ cái đã biết trong trí nhớ
và cho phép người học dựa trên những khái niệm quen biết để giải quyết tìnhhuống mới, khi đó chủ thể dùng các kiến thức (sơ đồ nhận thức) và kỹ năngsẵn có để xử lý các thông tin và tác động từ bên ngoài nhằm đạt được mụctiêu nhận thức
2) Hoạt động điều ứng
Trang 40Theo tác giả Đào Tam – Trần Trung: “Hoạt động điều ứng diễn ra khi
vốn trí thức đã có của chủ thể chưa tương hợp với môi trường tri thức mới cần nhận thức; khi sơ đồ nhận thức đã có và tri thức mới không tương thích Khi đó, hoạt động điều ứng nhằm tạo lập sơ đồ nhận thức khác để tiếp nhận tri thức mới, tạo sự cân bằng mới Hoạt động điều ứng biểu hiện qua hoạt động trí tuệ, hoạt động toán học, cấu trúc lại kiến thức đã có hoặc bác bỏ chúng, làm thay đổi cấu trúc diễn dịch để phù hợp với kiến thức mới cần dạy, tạo lập bước thích nghi mới.” ([35; tr 24])
Ví dụ 1.13: (Hình 1.6, Hình 1.7) Xét bài toán: “Cho hình tứ diện ABCD.
Gọi M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AB, CD và O là trung điểm đoạn MN Chứng minh rằng đường thẳng AO đi qua trọng tâm G của tam giác BCD.”