- Lợi thế so sánh cho phép bất kỳ nước nào cũng có thể tăng thu nhập của mình thông quangoại thương, ngay cả khi một nước sản xuất mọi sản phẩm với chi phí tuyệt đối thấp hơnmột nước khá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA KINH TẾ - QTKD
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
GIÁO VIÊN HD: Ths Phạm Ngọc Tuấn
Trang 2Nội dung
MỞ ĐẦU 2
PHẦN I 3
NGOẠI THƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 3
I NGUỒN GỐC RA ĐỜI VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 3
II KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC NGOẠI THƯƠNG 6
III VAI TRÒ CỦA NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 12
PHẦN II 15
THỰC TRẠNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 15
I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1986.15 II, HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 17
III, THỰC TRẠNG NGÀNH NGOẠI THƯƠNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 5 NĂM GẦN ĐÂY 24
PHẦN III 26
ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 26
I ƯU ĐIỂM : 26
II NHƯỢC ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP 27
KẾT LUẬN 33
Trang 3Hiểu đươc tầm quan trọng của chính sách ngoại thương trong tiến trình phát triển
đất nước, nhóm 7 chúng em xin phép chọn đề tài “ Hãy trình bày vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế? Đánh giá thực trạng vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế của Việt Nam? Để ngoại thương phát huy được vai trò của mình trong việc tạo động lực phát triển kinh tế thì Việt Nam cần quan tâm đến những vấn đề gì?”
nhằm làm sáng tỏ đường lối xây dựng chính sách kinh tế của Đảng cho phù hợp với tìnhhình toàn cầu hóa hiện nay
Trong quá trình làm việc nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy Nhóm
7 chúng em rất mong nhận được sự hướng dẫn và ý kiến đóng góp chân thành của thầy
Phạm Ngọc Tuấn để giúp đề tài của nhóm hoàn thiện hơn và chúng em hiểu hơn về đề
tài mình làm Chúng em xin cảm ơn thầy ạ
Trang 4PHẦN I.
NGOẠI THƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I NGUỒN GỐC RA ĐỜI VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG
NGOẠI THƯƠNG
1 Nguồn gốc ra đời của hoạt động ngoại thương
Từ khi xuất hiện trên trái đất ,con người đã biết tự tìm kiếm ,khai thác những vậtthể trong tự nhiên để sinh tôn.Qua thời gian ,trước những thử thách khắc nghiệt của tựnhiên con người đã phát triển không ngừng ,kinh nghiệm sống được đúc rút Cũng quaquá trình phát triển ,phân công lao động (PCLĐ) nảy sinh và ngày càng diễn ra mạnh mẽ,sâu sắc
Từ chỗ con người phải tổ chức mọi việc nhằm phục vụ cho nhu cầu bản thân dầndần họ đã biết chia sẻ công việc cho nhiều người.Mồi người làm một hoặc một số phầnviệc nhất định, phù hợp với khả năng cá nhân Kết quả là tạo ra được năng suốt lao độngcao hơn
Qúa trình PCLĐ lúc đầu chỉ diễn ra trong phạm vi một tổ chức ,một nhómngười ,sau đó là giữa những nhóm người trong xã hội (PCLĐ xã hội).Và đến mọt ngưỡngnhất định sự phân công đó vượt ra ngoài khuân khổ một quốc gia và trở thành quá trìnhPCLĐ quốc tế
=>> Chính PCLĐ là cơ sở hình thành,là nguồn gốc cho sự ra đời của hoạt động ngoại
thương ngày nay
Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho đến nay đã trải qua 3 giai đoạn PCLĐ
xã hội lớn
֍ Giai đoạn 1: Chăn nuôi tách rời trồng trọt Các bộ lạc chăn nuôi mang sữa ,thịt để đổi
lấy ngũ cốc ,rau quả của các bộ lạc trồng trọt Đó là mầm mống ra đời của quan hệ sảnxuất trao đổi hàng hóa giản đơn
֍ Giai đoạn 2 : Nghề thủ công tách khỏi nghề nông Sản xuất chuyên môn hóa bắt đầu
phát triển ,dẫn đên sự ra đời của ngành công nghiệp Đặc biệt ,với sự xuất hiện của tiền
tệ đã khiến cho quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa –tiền tệ ra đời , thay thế cho sản
xuất và trao đổi hàng hóa giản đơn
֍ Giai đoạn 3 : Tầng lớp thương nhân xuất hiện ,lưu thông hàng hóa tách khỏi lĩnh vực
sản xuất vật chất Điều này khiến cho các quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa- tiền tệthêm mở rộng ,phức tạp ,tạo điều kiện thuận lợi để ngoại thương quốc gia phát triển vàthương mại quốc tế ra đời
=>> Như vậy có thể nói PCLĐ quốc tế chính là cơ sở hình thành ,là điều kiện tiên quyết
thúc đấy sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế quốc tế Trong đó, sôi động nhất và
Trang 5cũng chiếm vị trí ,vai trò ,động lực quan trọng nhất cho sự tăng trưởng ,phát triển nền kinh tế mở của mỗi quốc gia và cho cả nền kinh tế thế giới là các hoạt động thương mại quốc tế (hoạt động ngoại thương)
2 Lợi thế cạnh tranh của hoạt động ngoại thương
a, Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương:
Khái niệm:
- Khi nghiên cứu mô hình kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế cổ điển cho đất đai là giới hạncủa tăng trưởng Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải tiếp tục sản xuất trên những đấtđai cằn cỗi, không đảm bảo được lợi nhuận cho các nhà tư bản thì họ sẽ không sản xuấtnữa Các nhà kinh tế cổ điển gọi đấy là bức tranh đen tối của tăng trưởng Trong điềukiện đó A.Smith cho rằng, có thể giải quyết bằng cách phát triển công nghiệp và sử dụngsản xuất của ngành này xuất khẩu để mua lương thực từ nước ngoài về Như vậy, thôngqua việc mua bán, trao đổi sản phẩm đã giải quyết được mặt hạn chế của tăng trưởng
=> Do đó, có thể nói lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí
để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.
Ưu điểm :
- Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương đó là khẳng định cơ sở tạo ra giá trị làsản xuất chứ không phải là lưu thông
- Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia
- Lợi thế này được xem xét từ hai phía:
+ Đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơnkhi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế
+ Còn đối với nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có được sản phẩm màtrong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận, người tagọi là bù đắp được sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước
- Đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi thế tuyệt đối có ý nghĩa quan trọngkhi chưa có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là tư liệu sản xuất với chiphí có thể chấp nhận được
+ Khi tiến hành nhập những tư liệu sản xuất này, công nhân trong nước bắt đầu họccách sử dụng các máy móc thiết bị mà trước đây họ chưa biết và sau đó họ học cách sảnxuất ra chúng Vai trò đóng góp của ngoại thương giữa các nước công nghiệp phát triển
và các nước đang phát triển thông qua việc bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tưliệu sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nước đang phát triển cũng đượcđánh giá là lợi thế tuyệt đối
Trang 6 Nhược điểm:
- Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế vàthương mại Quốc tế sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước không có lợi thế tuyệt đốinào
- Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị, là đồng nhất và được sử dụng với
tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá
- Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch quốc
tế ngày nay như giữa những nước phát triển và những nước đang phát triển Lý thuyếtnày không thể giải thích được trong trường hợp một nước được coi là "tốt nhất" tức làquốc gia đó có lợi thế tuyệt đối để sản xuất tất cả các sản phẩm hoặc một nước được coi
là "kém nhất" tức là quốc gia đó không có một sản phẩm nào có lợi thế tuyệt đối để sảnxuất trong nước
b, Lợi thế tương đối (so sánh):
- Ricardo đã nghiên cứu lợi thế này dưới góc độ chi phí so sánh
Khái niệm :
- Lợi thế tương đối (so sánh) là khả năng nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của mộtnước thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa với nước khác dựa trên cơ sở chi phí sosánh để sản xuất sản phẩm
Ưu điểm :
- Sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi
thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi cóthương mại
- Lợi thế so sánh cho phép bất kỳ nước nào cũng có thể tăng thu nhập của mình thông quangoại thương, ngay cả khi một nước sản xuất mọi sản phẩm với chi phí tuyệt đối thấp hơnmột nước khác bởi vì thị trường thế giới tạo ra cơ hội để có thể mua hàng hóa với giátương đối rẻ so với giá được lưu hành trong nước nếu không có ngoại thương
- Các nước phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn các nước đang phát triển
có lợi thế so sánh về giá thuê nhân công
- Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế sosánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợithế so sánh về những hàng hóa này
Nhược điểm:
Trang 7- Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh nằm trong các giả định của nó, giả định rằng
các nhân tố sản xuất có thể dịch chuyển hoàn hảo sẽ nảy sinh hạn chế nếu trên thực tế
không được như vậy
- Nền kinh tế sẽ không toàn dụng nhân công làm cho sản lượng giảm sút
- Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so sánh có thể được tổng quát hoá cho bất kỳ
quốc gia nào và là nền tảng của thương mại tự do nhưng những hạn chế lại là lập luận để bảo vệ thuế quan cũng như các rào cản thương mại.
II KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC NGOẠI THƯƠNG
1 Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô thực thi việc xuất khẩu dựa trên sự sẵn có của tàinguyên thiên nhiên và các điều kiện thuận lợi của đất nước Sản phẩm xuất khẩu thô làcác sản phẩm chưa qua chế biến hoặc đang còn ở dạng sơ chế, đó là các sản phẩm nôngnghiệp và sản phẩm khai khoáng Như vậy, thực chất có thể gọi đây là chiến lược hướngngoại nhưng ở trình độ thấp Chiến lược này chủ yếu được sử dụng ở các nước đang pháttriển với trình độ sản xuất còn thấp kém Đối với phát triển kinh tế, nó có những tác độngnhất định, thể hiện ở những điểm sau:
- Tạo ra nguồn tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế: Mọi sự khởi đầu đều cần có cái gốc cơ
bản Với phát triển kinh tế cũng vậy Một nước muốn đi lên thì đòi hỏi về vốn là rất cầnthiết, không thể phát triển kinh tế với 2 bàn tay trắng Do vậy, với các nước kém và đangphát triển được tự nhiên u đãi, việc thực thi chiến lợc này sẽ góp phần tạo ra 1 nguồn thungoại tệ đáng kể cho giai đoạn đầu của quá trình phát triển, tạo ra những tiền đề vật chấtcần thiết cho nền kinh tế tăng trưởng
- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế theo chiều rộng: Dựa trên việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên, sản xuất các sản phẩm sơ chế, từ đó, nó thúc đẩy các ngành công nghiệp khaikhoáng, chế biến không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng Kết quả là tạo ranhiều việc làm cho người lao động, tăng đội ngũ công nhân lành nghề và tất yếu dẫn đếntăng quy mô sản xuất của nền kinh tế
- Làm nảy sinh các mối liên kết trong kinh tế: Với sự phát triển của công nghiệp khai
khoáng, chế biến, trước hết, nó tác động ngược trở lại với các ngành cung ứng nguyênliệu, tạo ra “mối liên hệ ngược” Chẳng hạn, sự phát triển của công nghiệp dệt sẽ tạo ranhu cầu đối với nguyên liệu bông và thuốc nhuộm, do đó, đẩy mạnh sản xuất nhữngngành này Sự phát triển của các ngành có liên quan còn được thể hiện qua “mối liên hệgián tiếp” thông qua nhu cầu về hàng tiêu dùng Mối liên hệ này nảy sinh khi phần lớnlực lượng lao động có mức thu nhập ngày càng tăng, tạo ra nhu cầu tăng thêm về hàngtiêu dùng Kết quả là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cũng đợc kích thích pháttriển
Trang 8- Tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế: Ban đầu là sự phát triển của công nghiệp
khai khoáng và các ngành nông nghiệp chăn nuôi, trồng cây lương thực và cây côngnghiệp có khả năng xuất khẩu Tiếp đến là sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo racác sản phẩm sơ chế như: gạo, cà phê, cao su
Trước những năm 50 chiến lược này đã mang lại sự tăng trởng đáng kể cho nhiều nước,trong đó có cả 1 số quốc gia phát triển như Mĩ, canada, Cộng hoà liên bang Đức do cócác lợi thế so sánh về xuất khẩu lương thực, thực phẩm và 1 số khoáng sản thô khác.Cũng bằng con đờng này, 1 số nước nghèo như: Côlômbia, Mêhicô, Malaysia, Philipintrong thời kì đầu CNH (những năm 50-60) đã tạo ra được những động lực đầu tiên cho sựphát triển nhờ có lợi thế so sánh về một số sản phẩm xuất khẩu như: cao su, cà phê, dầudừa, dầu cọ, quặng kim loại Thực trạng này đã lý giải vì sao đến cuối những năm 60, xuấtkhẩu hàng thô và sơ chế chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước đangphát triển Tuy nhiên, việc thực thi chiến lược này cũng có nhiều hạn chế, trở ngại đối vớicác nước Nó thể hiện:
- Hiệu quả kinh tế không cao: Nhiều nghành kinh tế đã đa ra kết luận rằng: đây là loại
chiến lược bán rẻ tài nguyên thiên nhiên Các nước này do trình độ sản xuất còn thấpkém nên phải xuất khẩu các sản phẩm thô và sơ chế với giá rẻ mạt, không khai thác hếtđược hết các giá trị từ nguyên liệu của mình Thường các sản phẩm này được nước trunggian mua lại, sau đó đem tái chế bằng công nghệ tiên tiến hơn và tái xuất khẩu đến nướcthứ 3 với giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều
- Phụ thuộc nhiều vào cung cầu sản phẩm thô: cung-cầu sản phẩm thô trên thị trường thế
giới mang tính bất ổn cao, từ đó dẫn đến sự biến động giá cả của các loại sản phẩm này
Xu hớng biến động ngày càng theo chiều hướng bất lợi cho các nước xuất khẩu vì tươngquan giá cả của các mặt hàng sơ chế sẽ ngày càng giảm so với các mặt hàng chế biến, đặcbiệt là các mặt hàng được chế biến sâu (có hàm lượng kĩ thuật-công nghệ cao)
- Gây ra hậu quả xấu về môi trường sinh thái: vì tư lợi, việc khai thác bừa bãi nguồn tài
nguyên để xuất khẩu là khó tránh khỏi, trong đó, có cả những sản phẩm phục vụ trực tiếpcho việc bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Nếu những sản phẩm này bị khaithác quá mức sẽ để lại những hậu quả về môi trường khó có thể lường trước được Ngaynhư nước ta, việc khai thác 1 cách bừa bãi các loại tài nguyên khoáng sản đã dẫn đến rấtnhiều hậu quả về môi trờng sinh thái, về thiên tai
- Giải pháp “trật tự kinh tế mới”
Các nước xuất khẩu sản phẩm thô luôn cố gắng nhằm tăng giá trị của những mặt hàngxuất khẩu Một trong những thành công đó là việc đấu tranh để đi đến trật tự kinh tế mới,gọi tắt là NIEO Thực chất của việc làm này là kêu gọi thành lập các tổ chức mà cácthành viên tham gia là các nước đang cung cấp sản phẩm thô đó trên thị trường Nội dunghoạt động của tổ chức là kí kết các hiệp định nhằm xác định một lượng cung sản phẩmthô hợp lí trên thị trường quốc tế sao cho giữ được ổn định hoặc tăng giá của chúng, tức
Trang 9là đem lại điều kiện xuất khẩu có lợi cho các nước xuất khẩu Việc cung bừa bãi sẽ dẫnđến giá xuất khẩu bất lợi, vì vậy cần phải hạn chế cung Trên cơ sở lợng cung chung đượcxác định, từng nước thành viên sẽ được giới hạn tại từng mức cung cụ thể theo cam kết Một điển hình thành công trong việc áp dụng giải pháp này là tổ chức quốc tế về cà phê(ICO) Tổ chức này đã đa ra hạn mức xuất khẩu cho từng nước tham gia Tổ chức của cácnước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đạt được những thành công nhất định Từ năm
1974 đến 1982, OPEC đã tăng được giá dầu từ 4USD/ thùng lên hơn 30USD/ thùng.Nhưng giải pháp này cũng có hạn chế của nó Đó là mức độ thực hiện cam kết của cácnước thành viên Thường các nước có xu hướng tăng thêm sản lượng so với hạn mức đểtranh thủ giá trên thị trờng, kết quả là xảy ra phản ứng dây chuyền với các nước khác vàtrật tự kinh tế quốc tế bị phá vỡ
- Giải pháp kho đệm dự trữ quốc tế
Với giải pháp này, Liên hợp quốc kêu gọi các nước xây dựng các kho đệm dự trữ quốc
tế mà mỗi loại kho phục vụ cho 1 loại sản phẩm thô Vẫn đề đóng kinh phí cho hoạt độngcác các kho khác với trật tự kinh tế mới là Liên hợp quốc bắt buộc đối với cả nước xuấtkhẩu lẫn nước nhập khẩu Nhiệm vụ của kho là duy trì một lượng sản phẩm thô trên thịtrường sao cho giá cả của nó không gây bất lợi cho cả nước xuất khẩu và nước nhậpkhẩu Thực thi giải pháp này cũng vấp phải vấn đề là nhiều khi không có đầy đủ thông tin
từ kho đệm đến sản xuất dễ khiên cho người sản xuất nhận được những tín hiệu khôngđúng về cung-cầu sản phẩm và làm cho kho hoạt động kém hiệu quả, thậm chí còn gây ratác hại xấu đến thị trường
==> Nhìn chung cả 2 biện pháp có khác nhau về cách thức thực hiện nhưng đều tác độngđến lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường và từ đó tác động đến giá cả để nó không
gây ra những bất lợi cho các nước xuất khẩu và kể cả với nước nhập khẩu
2 Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu (chiến lược hướng nội)
Những năm của thập niên 50-60, hầu hết các nước đang phát triển ở châu á, châu Phi,Mĩ-Latinh đều thực hiện CNH đất nước bằng chiến lược phát triển kinh tế hướng nội mànội dung chủ yêú của nó là việc đề cao sản xuất hàng thay thế nhập khẩu
Phương pháp tiếp cận với chiến lược này là: Trước hết, các nhà sản xuất trong nước cầnxác định rõ nhu cầu thị trường trong nớc qua số lượng nhập khẩu thực tế hàng nhằm đểlập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh Sau đó, sẽ tiến tới đẩy mạnh phát triển sảnxuất trong nước, mà trước hết là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, tiếp đến là cácngành công nghiệp khác để thay thế các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng cho nhu cầu tiêudùng trong nước Nhà nước sẽ có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để các nhàsản xuất trong nước có thế tự làm chủ toàn bộ quá trình hàng rào bảo vệ cho sản xuất vàmậu dịch trong nước phát triển bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan
Trang 10Bằng chiến lược này, trong thực tiễn phát triển, nhiều nước đã đạt được tăng trưởng vàphát triển kinh tế nhờ khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh về lao động, tàinguyên để phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu với chi phí, giáthành hợp lí Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến lược này cần phải có được nhữngđiều kiện nhất định cho nó phát huy khả năng Các điều kiện đó là:
- Điều kiện cơ bản nhất là phải có bảo hộ của chính phủ để hạn chế tính cạnh tranh củahàng nước ngoài Bảo hộ của chính phủ có thể bằng nhiều cách, nhưng biện pháp hữuhiệu nhất thường được áp dụng là bảo hộ bằng thuế nhập khẩu và bằng hạn ngạch(Quota)
- Phải xác định được khả năng phát triển của công nghiệp trong nước: Việc can thiệp,bảo hộ của chính phủ chỉ trong những giới hạn và thời kì nhất định Chính phủ không thểbảo hộ mãi được mà cái chính là doanh nghiệp phải tự bảo vệ lấy mình qua việc nângcao chất lượng, khả năng sản xuất Nhưng, trong giai đoạn đầu, để vực sản xuất trongnước nhất thiết cần có bàn tay hữu hình can thiệp Điều quan trọng là sự hợp lí trong canthiệp, bảo hộ của chính phủ như thế nào Việc bảo hộ quá mức hay lỏng lẻo đều gây ranhững hậu quả xấu cho nền kinh tế Do đó, cần phải xác định được một cách chính xáckhả năng của các ngành sản xuất trong nước, để từ đó đưa ra được giải pháp bảo hộ tối
ưu
- Phải có được một thị trường trong nước đủ lớn Bảo hộ gần như là khép kín Để sảnxuất trong nước phát triển cần có thị trờng mà thị trường này được hướng nội xác định làchỉ có thị trờng trong nước Cho nên, đòi hỏi của chiến lược là thị trường phải đủ rộngcho sản xuất trong nước phát triển Thiếu thị trường là đồng nghĩa với bóp chết sản xuất Bên cạnh những điều kiện trên, thực thi chiến lược hướng nội còn vấp phải nhưng khókhăn khác nữa Những cái khó của hớng nội thể hiện ở một số điểm sau:
+ Từ cuối những năm 60, chiến lược thay thế nhập khẩu đã bị hạn chế dần tác dụng ởmột loạt nước, trước tiên là các nước Mĩ-Latinh, sau đó lan rộng ra các nước châu á, châuPhi Nguyên nhân sự thất bại này là do chiến lược ngày càng tỏ ra lạc hậu trước xu thế
mở cửa, phát triển mạnh các quan hệ hợp tác và phân công lao động quốc tế Với việc đềcao hướng nội sẽ làm hạn chế tự do hoá thương mại, vi phạm quy luật lợi thế so sánh quađóng cửa, bế quan toả cảng nền kinh tế
+ Do đề cao quan điểm tự lực cánh sinh, nhiều khi các nước phải sản xuất ra sản phẩmthay thế nhập khẩu với bất cứ giá nào Làm như vậy sẽ gây lãng phí nguồn lực sản xuất + Một lí do nữa là công nghiệp thay thế nhập khẩu thường phải tách rời những khu vựcsản xuất vật chất truyền thống, vì thế nảy sinh ra 1 mâu thuẫn là để phát triển mạnh côngnghiệp thay thế nhập khẩu thì lại càng phải tăng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc Điềunày trái với chính sách tiết kiệm ngoại tệ, mà hầu hết các nước áp dụng chiến lược này
Trang 11đều nằm trong diện kém và không phát triển Từ đó, các nước này ngày càng lâm vào tìnhtrạng vay nợ, phụ thuộc vào các nguồn vốn đầu tư của tư bản nước ngoài.
Như vậy, chiến lược này cũng có khá nhiều nhược điểm Nó đòi hỏi khi áp dụng chiếnlược, các nước phải có sự nghiên cứu kĩ càng, tránh áp dụng 1 cách dập khuôn máy móc.Một điển hình cho việc áp dụng không thành công chiến lược phát triển hướng nội làMyanma Nhìn lại lịch sử ta thấy Myanma đã kiên trình theo đuổi chiến lược này trongsuốt những năm 50-60 Nhưng trong quá trình thực hiện, do điều kiện không phù hợp,các chính sách đưa ra không hợp lí đã dẫn đến thất bại Kết quả là Myanma lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, trở thành một nước nghèo nhất thế giới: GDP/người chỉ có 200USD, mặc dù Myanma có lực lượng lao động đông, diện tích đất đai lớn,
có trữ lượng khá về dầu lửa và nhiều nguồn tài nguyên khác, đặc biệt là có nhiều khảnăng phát triển nông-lâm-ng nghiệp Nhưng như vậy, không có nghĩa là chiến lược nàylợi ít hơn hại Thất bại của Myanma chỉ là một minh chứng cho việc lựa chọn chiến lượckhông hợp lí chứ không phải là kết quả tất yếu do chiến lược này gây ra Xem xét đến cácnước khác như Hongkong và Đài Loan, ta thấy điều này ngược lại Để trở thành rồngchâu á như ngày nay, Hongkong và Đài Loan đã thực thi chiến lược thay thế nhập khẩu
Cả 2 nước đều tiến hành thay thế nhập khẩu lần thứ nhất với hàng tiêu dùng, và kể cả saukhi đã chuyển hướng chiến lược sang hướng ngoại thì họ vẫn thực hiện bứơc thứ 2 củathay thế nhập khẩu với nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị Điều không thể phủ nhận lànhờ thay thế nhập khẩu một cách hợp lí đã thúc đẩy kinh tế 2 nước phát triển Rõ ràng làchiến lược này tốt hay xấu là tuỳ thuộc vào việc sử dụng linh hoạt của mỗi nước Bêncạnh đó cũng cần lưu ý, chính trong quá trình thực hiện chiến lược này, đến một thờiđiểm nào đó bằng việc chuyên môn hoá phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu, mỗi nướcđều có thể đạt được lợi thế so sánh ở một vài sản phẩm công nghiệp nào đó, và do đó vẫn
có thể xuất khẩu những sản phẩm này sau khi đã thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước.Chiến lược hướng nội sẽ là khúc dạo đầu cho việc tăng trưởng theo hướng xuất khẩu
3 Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế (chiến lược hướng ngoại)
Ngược hẳn với chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược công nghiệp hoá hướng vào
xuất khẩu thể hiện sự vận dụng quy luật lợi thế so sánh ở mức độ cao nhất, do đó, nó đặcbiệt đề cao việc mở cửa, phát triển mạnh hướng ngoại của nền kinh tế Nội dung cơ bảncủa chiến lược là: các nước khác nhau đều có những lợi thế so sánh khác nhau về nguồnlực sản xuất vốn có như vốn, lao động, tài nguyên, vị trí địa lí vì thế các nước cần phụthuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển để có thể trao đổi cho nhau các lợi thế so sánh
đó thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại như ngoại thương, liên doanh liên kết đểcùng phát triển sản xuất kinh doanh
Đến nay, qua thực tiễn phát triển ở nhiều nước đã khẳng định tính hiệu quả kinh tế cao,phù hợp với xu thế phát triển của chiến lược này Ví dụ thành công nhất trong việc ápdụng chiến lược hướng ngoại phải kể đến 4 con rồng châu á là các nước: Đài Loan,
Trang 12Hongkong, Hàn Quốc và Singapo Cả 4 nước này đều nghèo tài nguyên, kinh tế chậmphát triển, nhưng nhờ áp dụng đúng đắn, sáng tạo chiến lược hướng ngoại, lấy xuất khẩudẫn đường, thúc đẩy kinh tế phát triển Kết quả là chỉ sau 20-30 năm kể từ khi bắt đầutiến hành CNH, các nước này đã đạt được nhiều thành tựu trên con đường phát triển, trởthành các nước công nghiệp của châu á (NIES) Năm 1960, kim ngạch xuất khẩu của 4con rồng mới chỉ chiếm 1,6% kim ngạch xuất khẩu của thế giới, nhưng sau một thời gianhướng ngoại mạnh mẽ, con số này đã tăng lên tới 8,6% vào năm 1991 Điều đáng quantâm là, trong suốt 30 năm qua, từ khi các nước NIES châu á tiến hành CNH, mặc dù thếgiới có nhiều biến động phức tạp nhưng họ vẫn luôn giữ được tốc độ tăng trởng kinh tếcao và ổn định Trong thập kỉ 60, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của 4 con rồng
là 9%, những năm của thập niên 70 là 9,1% và thập kỉ 80, mặc dù đã chậm lại song vẫn giữ được tốc độ tăng trởng hàng năm khá cao là 7,5% Để đạt được kết quả trên là sự kếthợp, tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng nhân tố quan trọng nhất làm nên thànhtựu đó, là họ đã lựa chọn và sử dụng chiến lược hướng ngoại một cách hợp lí, sáng tạo.Việc thực thi chiến lược này tạo ra nhiều tác động tích cực đối với phát triển kinh tế Điềunày được thể hiện:
- Hướng ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng nâng cao sứccạnh tranh trên thị trường quốc tế Trái ngược với hướng nội là tạo ra sức ỳ, tính ỷ lại củacác doanh nghiệp trong nước, với chiến lược hướng ngoại, nó đẩy các doanh nghiệp vàotình thế cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động để có thể tựđứng vững trên thị trường Qua quá trình tôi luyện, sức cạnh tranh của các doanh nghiệptăng lên, không chỉ trong nước mà có thể vươn xa ra thị trường thế giới
-Thúc đẩy việc tạo ra một cơ cấu kinh tế mới năng động hơn, thông qua việc phát huyđầy đủ các mối liên kết trong kinh tế Với việc tạo ra các mối liên kết trực tiếp và giántiếp, nền kinh tế sẽ có được những kích thích cho sự phát triển và tiến tới một cơ cấu kinh
tế mới năng động hơn, sẵn sàng hoà nhập, sẵn sàng cạnh tranh với trình độ chuyên mônhoá sản xuất ngày càng sâu rộng, kĩ thuật và năng lực sản xuất không ngừng biến chuyểntheo hướng hiện đại hoá
-Hướng ra thị trường thế giới còn góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, đemlại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước Hướng ngoại với trọng tâm là xuất khẩuhàng hoá và dịch vụ làm cho kim ngạch xuất khẩu được cải thiện, tạo ra một sự gia tăngđáng kể về ngoại tệ qua việc tăng kim ngạch xuất khẩu Cũng từ đòi hỏi phát triển mạnhxuất khẩu,các lĩnh vực sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành phục vụ trực tiếp choxuất khẩu sẽ ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, góp phần thu hút thêm mộtlượng lao động không nhỏ cho đất nước
Bên cạnh những ưu điểm trên, chiến lược này cũngcó những giới hạn nhất định Đó là
sự phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu, giá cả thị trường thế giới; các quan hệ ràng buộc, chiphối bởi sự đầu tư tư bản nước ngoài; sự tập trung quá mức vào 1 số ngành sản xuất
Trang 13chuyên môn hoá cho xuất khẩu đôi khi lại dẫn đến toàn bộ nền kinh tế bị phụ thuộc vào
sự biến động của những ngành đó, dễ khiến cho nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, trởthành nền kinh tế “nhị nguyên” như thuyết phát triển của W Lewis đã đề cập (Đó là sựhình thành nên 2 khu vực kinh tế cùng song song tồn tại Một bên là các khu vực kinh tếmới hiện đại, năng động do tác động của các ngành xuất khẩu với dân cư đông đúc, đờisống nâng cao-các vùng thành thị, các trung tâm phát triển công nghiệp dịch vụ… cònmột bên là khu vực sản xuất truyền thống, cổ điển ít được coi trọng nên thường lạc hậu,dân cư thưa thớt.) tuy nhiên cho đến nay, chiến lược CNH hướng vào xuất khẩu vẫn đượcđánh giá là ưu việt hơn cả, phù hợp với tình hình quốc tế, với xu thế phát triển cua thờiđại là quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giơí và hợp tác vì sự phát triển chung của nhânloại
4 Chiến lược phát triển tổng hợp-chiến lược hữu hiệu nhất với phát triển kinh
tế
Sự phân định 3 chiến lược trên trong thực tiễn phát triển của nhiều nước chỉ mang tính
ước lệ, tương đôi Hầu hết các nước này đều không theo đuổi hẳn một loại chiến lược nào
mà thực hiện một cách đồng bộ của 2 hay 3 loại chiến lược thành chiến lược phát triểnhỗn hợp Nó tạo ra một sự kết hợp hài hoà, cân đối dữa các chiến lược, từ đó có thể pháthuy được ưu điểm, hạn chế được nhược điểm của từng chiến lược Khó có thể thực thiriêng biệt, rạch ròi từng chiến lược cụ thể mà cần có sự tương trợ lẫn nhau giữa chúng,đặc biệt là giữa hướng nội và hướng ngoại Không thể hướng ngoại khi chưa hướng nội,chưa đủ sức cạch tranh, cũng không nên bỏ qua hướng ngoại khi hướng nội đã đến giaiđoạn chín muồi
III VAI TRÒ CỦA NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Trong cơ chế mở, ngoại thương giữ vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tangtrưởng và phát triển kinh tế Điều này được thể hiện qua 3 tác động cơ bản sau của ngoạithương:
1 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH:
Những nhân tố cơ bản tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một đấtnước đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tác động của khoa học kỹ thuật và cácquan hệ hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Chính sách ngoạithương là chủ thể tác động trực tiếp, sâu sắc tới những nhân tố này, từ đó thúc đẩy cácnhân tố phát triển không ngừng và kết quả là cơ cấu kinh tế không ngừng được chuyểndịch, tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, phù hợp và ngày càng hoàn thiện theo hướngCNH, HĐH
Trang 14-Sự tác động của ngoại thương đến phát triển lực lượng sản xuất được thể hiện qua cácchuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội càngcao, chuyên môn hóa càng sâu sắc, cũng có nghĩa là lực lượng sản xuất càng phát triển Ngoại thương với quy luật chi phối là lợi thế cạnh tranh đã hướng các hoạt động sảnxuất đi vào chuyên sâu trong việc sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ Các sản phẩm có lợithế cạnh tranh cao nhất sẽ được các nước tập trung sản xuất, với các sản phẩm bất lợi họsẵn sang nhập khẩu từ các nước khác và dành việc sản xuất chúng cho những nước cóđiều kiện thuận lợi hơn Sự phân công lao động quốc tế tư đâu nảy sinh và không ngừngtác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại.
Như đã đề cập, phân công lao động quốc tế là điều kiện tiên quyết để phát triển ngoạithương Điều này đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất đang diễn rađồng bộ ở tất cả các quốc gia và hầu hết các lĩnh vực khác nhau của quan hệ kinh tế quốc
tế Thông qua cầu nối thương mại quốc tế, các nước dù ở trình độ phát triển khác nhauđều có thể thực hiện sự hợp tác, phân công lao động quốc tế chặt chẽ theo hướng chuyênmôn hóa ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh về cùng một sảnphẩm hay nhiều loại sản phẩm, nhiều chi tiết sản phẩm khác nhau… từ đó, các nghành,lĩnh vực sản xuất của từng nước không ngừng được cơ cấu lại theo yêu cầu của chuyênmôn hóa và dần tới một cơ cấu ngày càng hiện đại
-Với vấn đề hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, ngoạithương cũng có quan hệ chặt chẽ, là yếu tố chi phối quan hệ hợp tác này Thông thường,bất kỳ một nước nào trước khi quyết định cần hợp tác về đầu tư với ai, trong lĩnh vựckinh doanh nào đều phải căn cứ vào mục tiêu đặt ra trước đó, trong đó có xuất khẩu vànhập khẩu là một mục tiêu rất quan trọng thường được các bên đối tác đầu tư đặc biệtquan tâm Qúa trình này chỉ thường diễn ra một chiều từ các nước phát triển sang cácnước kém phát triển và đang phát triển Những nghành và lĩnh vực nào trong nước đượcđầu tư nước ngoài chú ý sẽ ngày càng phát triển theo hướng HĐH và không ngừngchuyển dịch trong cơ cấu của nền kinh tế
Đối với hợp tác quốc tế về khoa học-công nghệ, như đã biết, đó là các kinh doanhchuyên môn hóa và hợp tác hóa ở tầm quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu khoahọc và trao đổi công nghệ Có nhiều phương thức, con đường khác nhau để thực hiệnhọat động kinh tế đối ngoại, trong đó thông qua ngoại thương với các hoạt động xuất-nhập khẩu là một trong những phương thức, con đường mang lại hiệu quả cao trong việcchuyển giao giữa các nước với nhau về các kết quả, thành tựu phát triển khoa học-côngnghệ Có thể nói sự tác động của khoa học-công nghệ có tác động trực tiếp và thể hiện rõnét nhất trong việc cấu trúc lại nền kinh tế của một nước theo hướng CNH, HĐH
Trang 152 Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế mở qua việc cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Cán cân thanh toán quốc tế là bản quyết toán tổng hợp toàn bộ các mối quan hệ kinh tếđối ngoại của một nước Cấu thành các cân thanh toán quốc tế bao gồm nhiều bộ phận,trong đó cán cân ngoại thương (hay còn gọi à cán cân mậu dịch hay cán cân hữu hình) làmột bộ phận cấu thành quá trình nhất Trong cán cân ngoại thương thì cán cân thanh toánvãng lai (do cán cân dịch vụ và cán cân chuyển tiền đơn phương hợp thành) lại giữ vai tròquan trọng nhất Sự dư thừa hay thiếu hụt của nó có tác động trực tiếp đến cung-cầungoại tệ trên thị trường ngoại hối của một nước, nghĩa là trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ giácủa các ngoại tệ so với đồng nội tệ của nước đó Như vậy, phát triển hoạt động ngoạithương góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thông qua đó, nó điều tiết đến tỷgiá, lạm phát và vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô của một đất nước
Song song với sự phát triển của hoạt động ngoại thương hữu hình, các hoạt động ngoạithương vô hình cũng không ngừng gia tăng, sôi động như: Du lịch quốc tế, GTVT quốc
tế, thông tin liên lạc quốc tế, bảo hiểm quốc tế, dịch vụ kiều hối… Các hoạt động nàykhông chỉ làm tăng hiệu quả của hoạt động ngoại thương mà nó còn có những tác độngtích cực thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác phát triển Các hoạt động kinh tếđối ngoại khác, nếu đạt được hiệu quả tốt, đến lượt mình lại tác động tích cực trở lại đểngoại thương tiếp tục phát triển tốt hơn và do đó sẽ tiến tới mục tiêu là tất cả các hoạtđộng kinh tế đối ngoại đều đạt được hiệu quả ngày càng cao hơn trở thành động lực trựctiếp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh
3 Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp dân cư.
Đây là những tác động tích cực tất yếu của ngoại thương đến phát triển kinh tế mỗiquốc gia Rõ ràng, thông qua ngoại thương, các nước không chỉ có lợi về mặt ngoại tệ thuđược qua hoạt động xuất-nhập khẩu mà quan trọng hơn là phát triển sản xuất trong nước,tạo việc làm cho người lao động Trong phát triển kinh tế, thất nghiệp bao giờ cũng làmột vấn đề bức xúc đối với mỗi quốc gia Thất nghiệp gia tăng sẽ tạo ra sức ép lớn khôngchỉ về mặt kinh tế mà cả mặt chính trị, ổn định xã hội Bài toán thất nghiệp luôn đượcchính phủ các nước quan tâm tìm lời giải Qua hoạt động ngoại thương, phần nào đã tháo
gỡ được khó khăn này với việc phát triển kinh doanh trong nước phục vụ xuất khẩu, pháttriển các nghành nghề liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư quốc tế… Từ chỗ việc làmđược giải quyết, thu nhập thực tế và mức sống của dân cư được nâng cao, sẽ tạo ra cáckhối vững chắc cho nền kinh tế phát triển trên cả hai phương diện, kinh tế và xã hội Tóm lại qua phần này, chúng ta đã đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản choquá trình hình thành, phát triển ngoại thương, những chiến lược được đúc rút từ kinh
Trang 16nghiệm thực tiễn từ các nước và thấy được vai trò của nó đối với tăng trưởng, phát triểnkinh tế.
PHẦN II.
THỰC TRẠNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1986
-Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinhhoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủnghĩa cộng sản Theo đó thì kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ nhường chỗ cho kinh tế do nhànước chỉ huy Mặc dù kinh tế do nhà nước chỉ huy đã tồn tại ở miền bắc dưới chế độ ViệtNam dân chủ cộng hòa từ trước năm 1975, song thời kì bao cấp thường được dùng để chỉsinh hoạt kinh tế cả nước việt nam ở giai đoạn đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trêntoàn quốc tức là trước thời kỳ đổi mới
-Trong nền kinh tế kế hoạch thương mại tư nhân bị loại bỏ, hàng hóa được phân phốitheo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn bộ quyền điều hành, hạn chế thủ tiêu việcmua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hóa từ địa phương này sang địaphương khác Nhà nước có quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt.Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kì này để phân phối lương thực, thực phẩm theođầu người, tiêu biểu nhất là số gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua Trongnền kinh tế như vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng phải mang bản sắc củanền kinh tế kế hoạch hóa tập chung tức là Việt Nam tiến hành xuất khẩu những sản phẩmhàng hóa mà mình có chứ không phải xuất những gì mà thị trường thế giới đòi hỏi Vớiphương thức hoạt động xuất nhập khẩu như vậy không nhất thiết cần phải có chiến lượcphát triển thương mại quốc tế Điều đó đã tạo ra tính ỷ lại, thiếu chủ động , thiếu năngđộng sáng tạo trong hoạt động kinh doanh Hậu quả doanh nghiệp Việt Nam phải chịuđựng những tổn thất to lớn trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường Hàng củaViệt Nam trong thời kì này không đủ cạnh tranh trên thị trường thế giới về chất lượngmẫu mã kiểu dáng Đông Âu sụp đổ vào cuỗi 1980 đầu 1990 Việt Nam bị mất hầu hếtnhững thị trường truyền thống buộc chúng ta phải làm lại từ đầu
* Từ năm 1975 đến 1986
-Đất nước thống nhất, Việt Nam có điều kiện và khả năng khai thác một cách triệt đểcác thế mạnh, các tiềm năng còn tiềm ẩn để phát triển kinh tế để từ đó có điều kiện để
Trang 17đẩy mạnh sản xuất, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, mở rộng các hợp tác kinh tế, khoahọc kĩ thuật với các nước, thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài để phục vụ cho quá trìnhphát triển kinh tế của mình Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì chúng ta cũng cónhững khó khăn rất lớn và những thách thức mới chúng tác động rất mạnh đến quá trìnhphát triển kinh tế nói chung với ngoại thương nói riêng Khó khăn đầu tiên là trình độphát triển kinh tế của ta quá thấp cơ sở vật chất kỹ thuật kém, nghèo nàn , lạc hậu, kinh tếhàng hóa chưa phát triển, nền kinh tế bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài , chưa có tích lũy
từ nội bộ nền kinh tế Đất nước chúng ta phải trải qua một thời gian dài chiến tranh liênmiên nó vừa tàn phá nền kinh tế, tàn phá cơ sở hạ tầng, vừa làm chậm quá trình phát triểnđất nước làm cho chúng ta tụt hậu rất xa so với các nước trên thế giới Sau khi Việt Namhoàn toàn thống nhất đại hội đảng lần thứ 4 đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hộicủa Việt Nam là phấn đấu hoàn thành về cơ bản quá trình đưa kinh tế nước ta từ sản xuấtnhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng thời gian 20 năm và chủ trương đẩymạnh công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển công nghiệp một cách hợp lí trên cơ sở pháttriển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Từ quan điểm chiến lược này chính sách kinh tếđối ngoại của Việt Nam nhìn chung vẫn dựa chủ yếu vào sự hợp tác với các nước trong
hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng và tăng cường hợp tác toàn diện với Liên Xô và pháttriển hợp tác với các nước trong hội đồng tương trợ kkinh tế theo hướng liên kết kinh tế
xã hội chủ nghĩa… Đồng thời mở rộng thích đáng quan hệ kinh tế với các nước ngoài hệthống xã hội chủ nghĩa Toàn dân ra sức tăng xuất khẩu để nhập khẩu Chúng ta đã cóbước chuyển biến mới là mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực 2 là những nướcthuộc hẹ thống tư bản chủ nghĩa những nước đang phát triển hoặc những vùng lãnh thổ
có nền kinh tế phát triển cao Chúng ta đã kí nhiều hiệp định buôn bán song phương mớinâng tổng số bạn hàng có quan hệ với ta lên hơn 100 nước trong năm 1985 tạo điều kiện
để đến năm 1985 kim nghạch xuất khẩu đạt 2555,9 triệu đô la tăng gấp 2 lần so với năm
1975 và có tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 8% một năm
- Tháng 9/1977 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của liên hợp quốc, liên hợpquốc đã kêu gọi các thành viên của tổ chức này giúp dỡ Việt Nam nhờ vậy Việt Nam đãnhận được từ các quỹ trong hệ thống phát triển của LHQ khoản vốn ODA không hoàn lại
là 500 triệu USD Nhờ có khoản vay hết sức quý báu này trong điều kiện chúng ta bị baovây cấm vận của các thế lực thù địch chúng ta đã sử dụng nó để thể hiện một số chươngtrình hợp tác viện trợ và đào tạo giúp chúng ta có thể tiếp cận được với tri thức và côngnghệ hiện đại, tiên tiến, đào tạo một cách cơ bản đội ngũ cán bộ khoa học và quản lí-Trong giai đoạn 1975-1986, nguyên tắc làm nền tảng cho việc hình thành cơ chế quản lí
và tổ chức hoạt động ngoại thương là nhà nước độc quyền về ngoại thương với nội dungchủ yếu:
+Các hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hóa với một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnhchặt chẽ và được chỉ đạo tập trung từ trung ương
Trang 18+Các hoạt động về thương mại về kinh tế với các nước do nhà nước đảm nhiệm
Cơ chế quản lí tập trung bao cấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại thương , đặcbiệt xuất khẩu và phát triển các mặt hàng xuất khẩu Việc xuất khẩu theo hạn ngạch vànhững mặt hàng nhà nước giao cho theo chỉ tiêu pháp lệnh đã làm triệt tiêu tính cạnhtranh trong hoạt động ngoại thương về hàng hóa về chất lượng và mẫu mã chủng loạihàng hóa… và nó cũng chính là nguyên nhân làm cho chúng ta không phát triển đượcsản xuất hàng hóa cho xuất khẩu Trước tình trạng trì trệ của nền kinh tế hội nghị banchấp hành trung ương lần thứ 6 đã đề ra một số biện pháp nhằm cải biến cơ chế quản líhoạt động ngoại thương đặc biệt là xuất khẩu Trước tình trạng trì trệ nền kinh tế hội nghịban chấp hành trung ương đảng lần thứ 6 đã đề ra một số biện pháp nhằm cải biến cơ chếquản lí hoạt động ngoại thương đặc biệt là hoạt động xuất khẩu Song nguyên tắc cơ bảncủa cơ chế quản lí ngoại thương vẫn là độc quyền ngoại thương tuy nhiên đã có một sốsửa đổi
+Thứ nhất sửa đổi công tác kế hoạch hóa xuất khẩu Trong sửa đổi kế hoạch hóa xuấtkhẩu nhà nước thu hẹp các chỉ tiêu pháp lệnh với xuất khẩu cho phép xuất khẩu theo 2loại: xuất khẩu theo kế hoạch và xuất khẩu ngoài kế hoạch
+Thứ hai mở rộng quyền hoạt động ngoại thương cho các địa phương thông qua các đơn
vị kinh tế quốc doanh ngoại thương của địa phương từ đây hình thành hai quy chế xuấtkhẩu khác nhau hàng xuất khẩu trung ương và hàng xuất khẩu địa phương…
+Thứ ba mở rộng quyền xuất khẩu trực tiếp cho các liên hiệp xí nghiệp
+Thứ tư dành cho các địa phương một tỉ lệ ngoại tệ thu được từ xuất khẩu địa phương đểnhập khẩu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng nhập khẩu địa phương và cho kinh tế địaphương Từ đây đã hình thành chế độ tự cân đối ngoại tệ đối với các địa phương
Những sửa đổi này đã làm giảm bớt phần nào tính tập trung cao của công tác quản língoại thương của nhà nước trung ương, đã phần nào tạo cơ hội cho các xí nghiệp và địaphương được chủ động tích cực tham gia vào việc khai thác và tổ chức sản xuất, tổ chứcnguồn hàng địa phương để tăng xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế địa phương nóiriêng song về cơ bản những sửa đổi này vẫn không thoát khỏi khuôn khổ độc quyềnngoại thương của nhà nước Đây cũng là đặc thù của cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hóatập trung là đặc trưng riêng của các nước hệ thống xã hội chủ nghĩa
II, HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
1, Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995:
Công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng
từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa VI) họp cuối năm 1986 Nhờ thực hiện chínhsách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, đến năm 1995, nước
ta đã quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới;