1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC THƠ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1975 (NGỮ VĂN 12, TẬP 1)

121 434 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 4,54 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 2.1. Các công trình nghiên cứu kĩ năng sống ở nước ngoài 2 2.2. Các công trình nghiên cứu kĩ năng sống trong nước 4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7 3.1. Mục đích nghiên cứu 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8 4.1. Đối tượng nghiên cứu 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Cấu trúc của luận văn 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9 1.1. Khái quát về Kỹ năng sống 9 1.1.1. Khái niệm Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống 9 1.1.1.1. Kĩ năng sống 9 1.1.1.2. Giáo dục kĩ năng sống 10 1.1.2. Phân loại kĩ năng sống 10 1.1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 12 1.2. Vấn đề giảng dạy theo hướng tích hợp 14 1.2.1. Khái niệm “Tích hợp” 14 1.2.2. Quan điểm Dạy học tích hợp 14 1.2.3. Ý nghĩa của dạy học tích hợp 17 1.2.4. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn 17 1.3. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Ngữ văn 19 1.3.1. Đặc điểm tâm lí của HS THPT 19 1.3.2. Thực trạng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học Ngữ văn 22 1.3.2.1. Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hiện nay 22 1.3.2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 23 1.3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại 30 1.3.3. Các kĩ năng sống cơ bản hình thành cho HS trong môn Ngữ văn và dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) 33 1.3.3.1.Các kĩ năng sống cơ bản hình thành cho học sinh trong môn Ngữ Văn 33 1.3.3.2. Các kĩ năng sống cơ bản hình thành cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 37 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1975 (NGỮ VĂN 12, TẬP 1) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 41 2.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 41 2.1.1. Đảm bảo tính giáo dục 41 2.1.2. Đảm bảo nguyên tắc về lượng 41 2.1.3. Đảm bảo tính thường xuyên, liên tục 41 2.1.4. Đảm bảo tính tương tác 42 2.1.5. Dạy học bám sát đặc trưng thể loại thơ trữ tình 42 2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong phần dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) 42 2.2.1. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực 43 2.2.1.1. Phương pháp thảo luận nhóm 43 2.2.1.2. Phương pháp trò chơi 51 2.2.1.3. Phương pháp trực quan 57 2.2.2. Các kĩ thuật dạy học tích cực 63 2.2.2.1. Kĩ thuật khăn trải bàn 63 2.2.2.2. Kĩ thuật động não 66 2.2.2.3. Kĩ thuật trình bày một phút 69 2.3. Các bước thực hiện một bài dạy tích hợp giáo dục kĩ năng sống 71 Tiểu kết Chương 2 75 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 76 3.1. Mục đích thực nghiệm 76 3.2. Tổ chức thực nghiệm 76 3.2.1. Thời gian thực nghiệm 76 3.2.2. Đối tượng thực nghiệm 76 3.2.3. Nội dung thực nghiệm 76 3.2.4. Thiết kế bài dạy thực nghiệm 77 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 99 3.3.1. Đánh giá giờ dạy học thực nghiệm 99 3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm đối chứng 101 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ LOAN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC THƠ VIỆT NAM

TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1975 (NGỮ VĂN 12, TẬP 1)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN NGỮ VĂN)

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ LOAN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC THƠ VIỆT NAM

TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1975 (NGỮ VĂN 12, TẬP 1)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN NGỮ VĂN)

Mã số: 15015714

Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Tuyết Hạnh

HÀ NỘI – 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốcgia Hà Nội, quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Lý luận và Phươngpháp dạy học bộ môn Ngữ văn khóa 2015 – 2017 đã giúp đỡ, động viên, tạomọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến

TS Dương Tuyết Hạnh, người đã đã tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ

tác giả hoàn thành luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các

em học sinh trường THPT Gia Viễn A – Ninh Bình đã cộng tác và nhiệt tìnhgiúp đỡ trong quá trình điều tra, nghiên cứu, kiểm chứng kết quả nghiên cứu

để hoàn thành luận văn

Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả

mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và đồng nghiệp

Hà Nội, tháng 6 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Loan

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

2.1 Các công trình nghiên cứu kĩ năng sống ở nước ngoài 2

2.2 Các công trình nghiên cứu kĩ năng sống trong nước 4

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7

3.1 Mục đích nghiên cứu 7

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

4.1 Đối tượng nghiên cứu 8

4.2 Phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cấu trúc của luận văn 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9

1.1 Khái quát về Kỹ năng sống 9

1.1.1 Khái niệm Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống 9

1.1.1.1 Kĩ năng sống 9

1.1.1.2 Giáo dục kĩ năng sống 10

1.1.2 Phân loại kĩ năng sống 10

1.1.3 Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 12

1.2 Vấn đề giảng dạy theo hướng tích hợp 14

1.2.1 Khái niệm “Tích hợp” 14

1.2.2 Quan điểm Dạy học tích hợp 14

1.2.3 Ý nghĩa của dạy học tích hợp 17

1.2.4 Tích hợp trong dạy học Ngữ văn 17

1.3 Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Ngữ văn 19

Trang 6

1.3.1 Đặc điểm tâm lí của HS THPT 19

1.3.2 Thực trạng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học Ngữ văn 22

1.3.2.1 Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hiện nay 22

1.3.2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 23

1.3.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại 30

1.3.3 Các kĩ năng sống cơ bản hình thành cho HS trong môn Ngữ văn và dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) 33

1.3.3.1.Các kĩ năng sống cơ bản hình thành cho học sinh trong môn Ngữ Văn 33

1.3.3.2 Các kĩ năng sống cơ bản hình thành cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 37

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1975 (NGỮ VĂN 12, TẬP 1) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 41

2.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 41

2.1.1 Đảm bảo tính giáo dục 41

2.1.2 Đảm bảo nguyên tắc về lượng 41

2.1.3 Đảm bảo tính thường xuyên, liên tục 41

2.1.4 Đảm bảo tính tương tác 42

2.1.5 Dạy học bám sát đặc trưng thể loại thơ trữ tình 42

2.2 Đề xuất một số biện pháp dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong phần dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) 42

2.2.1 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực 43

2.2.1.1 Phương pháp thảo luận nhóm 43

2.2.1.2 Phương pháp trò chơi 51

2.2.1.3 Phương pháp trực quan 57

2.2.2 Các kĩ thuật dạy học tích cực 63

2.2.2.1 Kĩ thuật khăn trải bàn 63

2.2.2.2 Kĩ thuật động não 66

2.2.2.3 Kĩ thuật trình bày một phút 69

2.3 Các bước thực hiện một bài dạy tích hợp giáo dục kĩ năng sống 71

Trang 7

Tiểu kết Chương 2 75

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 76

3.1 Mục đích thực nghiệm 76

3.2 Tổ chức thực nghiệm 76

3.2.1 Thời gian thực nghiệm 76

3.2.2 Đối tượng thực nghiệm 76

3.2.3 Nội dung thực nghiệm 76

3.2.4 Thiết kế bài dạy thực nghiệm 77

3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 99

3.3.1 Đánh giá giờ dạy học thực nghiệm 99

3.3.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm đối chứng 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Bảng 1.1 Mức độ thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy

học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) 24

Bảng 1.2 Cơ sở vận dụng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống 24

cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 24

Bảng 1.3 Mức độ sử dụng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống 25

cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 25

Bảng 1.4 Kết quả khảo sát nhận thức của HS THPT về KNS 27

Bảng 1.5 Sự tiếp nhận thông tin liên quan đến KNS của HS THPT 28

Bảng 1.6 Phiếu khảo sát học sinh 29

Biểu đồ 3.1 Kết quả kiểm tra 45 phút 101

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Một trong những giải pháp sư phạm nhằm giúp học sinh hình thànhnhững cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về mọi mặt và tạo

mọi cơ hội để phát triển năng lực người học là dạy học tích hợp Quan điểm

dạy học tích hợp hiện nay đang là một trong những định hướng đổi mới cănbản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáodục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năngđộng, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống Với quanđiểm dạy học tích hợp hiện nay đã góp phần hiện thực hóa và thực hiện thànhcông đổi mới giáo dục

Cùng với các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện chohọc sinh trong nhà trường, giáo dục KNS cho học sinh là yêu cầu vô cùngquan trọng, một nội dung không thể tách rời của quá trình giáo dục Mục đíchcủa quá trình giáo dục KNS là nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cầnthiết nhất để các em có thể thích ứng với cuộc sống của xã hội thời hiện đại

Có thể nói, việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông là rấtcần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Nội dung giáo dục KNS đã được tích hợp trong một số môn học và hoạtđộng giáo dục có tiềm năng trong nhà trường phổ thông Các môn học đềuhàm ẩn nội dung giáo dục KNS với những mức độ khác nhau Với đặc trưng củamột môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành

và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận vănbản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh cóđược những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâmcủa con người Môn Ngữ văn còn giúp học sinh có năng lực sử dụng ngônngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người Đồngthời môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc

Trang 10

cảm thẩm mĩ để hoàn thiện nhân cách Vì thế, môn Ngữ văn trong nhà trườngTHPT là môn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục KNS cho học sinh.

Nhưng trên thực tế, vấn đề giáo dục KNS ở trường phổ thông mới đượcchú trọng từ những năm học 2010 – 2011 Hơn nữa, bản chất môn Ngữ văn là

sự kết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật Làm sao để học sinh vừa cảmthụ, rung động với tác phẩm văn chương lại vừa tích hợp được các kĩ năngsống cũng không phải là đơn giản Do vậy, việc làm thế nào để tích hợp nộidung giáo dục KNS trong nội dung bài học và thông qua các phương pháptriển khai nội dung bài học đến nay vẫn là sự trăn trở của các thầy cô giảngdạy môn Ngữ văn nói riêng và của giáo viên nói chung

Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn lớp 12, chúng tôi nhận thấy các tácphẩm hiện đại Việt Nam khi được lựa chọn vào giảng dạy đều là những tácphẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật, có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, tìnhcảm, nhân cách của học sinh Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy nhiều giáoviên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của các tác phẩm nhất là việc giáo dụcKNS cho học sinh Để qua mỗi tác phẩm văn học bên cạnh những cảm thụ vềnghệ thuật, về vẻ đẹp của ngôn ngữ, học sinh còn có thể rút ra được kinhnghiệm sống cần thiết đủ tự tin bước vào đời

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên và với mong muốntìm ra một số biện pháp nhằm giáo dục cho học sinh những giá trị và KNS qua

mỗi tác phẩm văn học, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tích hợp giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn

12, tập 1).

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu kĩ năng sống ở nước ngoài

Thuật ngữ “Kĩ năng sống” đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỉ XX,trong một số chương trình giáo dục của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

(UNICEF) Trước tiên là chương trình Giáo dục những giá trị sống với 12

giá trị cơ bản của giáo dục cho thế hệ trẻ Tiếp đó, Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

Trang 11

(UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình giáo dục KNS cho thanhthiếu niên Từ xuất phát điểm này, một số nhà nghiên cứu như J.H.Fichter(nhà xã hội học người Mỹ), P.Tugarinov (Liên Xô) hay Dramalier (Bungari)bắt đầu đề cập đến vấn đề giá trị sống như những chuẩn mực trong giá trị đạođức con người Từ đây, một số tài liệu nghiên cứu về vấn đề giáo dục KNS

cho thanh thiếu niên ra đời như: Tài liệu tập huấn về KNS của UNICEF (2004), Những hoạt động giá trị sống cho thiếu niên (8 đến 14 tuổi) của Diane Tiuman (Nxb thành phố Hồ Chí Minh – 2000), Tài liệu tập huấn kĩ năng cơ bản trong tham vấn, G.Bandzeladze (1985)…

Cũng vào những năm đầu thập niên 90, một số nước châu Á như : Ấn

Độ, Lào, Campuchia… đã nghiên cứu và triển khai chương trình dạy KNS ởcác bậc học phổ thông từ mầm non cho đến THPT Những nội dung giáo dụcchủ yếu ở hầu hết các nước này đó là trang bị cho thế hệ trẻ những KNS cầnthiết để giúp họ thích nghi dần dần với cuộc sống sau này, mục đích chính làdạy - trang bị và hình thành KNS Mục tiêu chung của giáo dục KNS đượcxác định là nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng

và tích cực, đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hàngngày đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống Vì vậy, các nước đã đưa racách thiết kế chương trình giáo dục và trang bị KNS vào tất cả các môn học

và các chương trình ở những mức độ khác nhau

Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNSvào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ởTiểu học và Trung học Việc giáo dục KNS cho học sinh ở các nước đượcthực hiện theo 3 hình thức:

- Kĩ năng sống là môn học riêng biệt

- Kĩ năng sống được tích hợp vào một số môn học chính

- Kĩ năng sống được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trongchương trình

Tuy nhiên, chỉ có một số ít không đáng kể các nước đưa KNS thành mộtmôn học riêng biệt Ví dụ như: Malawi, Campuchia… Còn đa số các nước để

Trang 12

tránh sự quá tải trong nhà trường, thường tích hợp giáo dục KNS vào mộtphần nội dung môn học, chủ yếu là các môn xã hội như: Giáo dục sức khỏe,giáo dục giới tính, quyền con người, giáo dục môi trường… Một số nước đã

sử dụng cách tiếp cận “Whole School Approac” trong đó có hình thức xây dựng

“Trường học thân thiện” nhằm thúc đẩy việc giáo dục KNS cho HS trong nhàtrường [8, tr.13]

Do phần lớn các quốc gia đều mới bước đầu triển khai giáo dục kĩ năngsống nên những nghiên cứu lí luận về vấn đề này mặc dù khá phong phú songchưa thật toàn diện và sâu sắc Cho đến nay, chưa có quốc gia nào tìm ra đượckinh nghiệm hoặc hệ thống tiêu chí chuẩn mực để đánh giá chất lượng kĩ năngsống

2.2 Các công trình nghiên cứu kĩ năng sống trong nước

Tại Việt Nam, KNS đang được cả xã hội quan tâm Thuật ngữ kĩ năngsống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ những

năm 1995 –1996, thông qua dự án “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Hội Chữ

thập đỏ Việt Nam thực hiện Từ đó đến nay, nhiều cơ quan tổ chức trongnước và quốc tế đã tiến hành giáo dục kĩ năng sống gắn với các vấn đề xã hộinhư: Phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ

nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích học đường, bảo vệ môitrường… Thông qua quá trình thực hiện chương trình này, nội dung của kháiniệm KNS và giáo dục KNS ngày càng được mở rộng

Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệthống về KNS và giáo dục KNS ở Việt Nam là Nguyễn Thanh Bình Với mộtloạt các bài báo, các đề tài khoa học cấp bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo[2],[3],[4], tác giả đã đóng góp đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiêncứu về KNS và giáo dục KNS, cách tiếp cận KNS, các con đường giáo dụcKNS cho học sinh trong nhà trường

Trang 13

Trong khoảng một thập niên trở lại đây, đã có rất nhiều các trung tâmgiáo dục KNS ra đời như Tâm Việt, TGM Corporation, Trung tâm kĩ năng

sống trực thuộc trung ương hội khoa học tâm lí – Giáo dục Việt Nam… thu

hút đông đảo giới trẻ cũng như các bậc phụ huynh Tuy nhiên, tác dụng củacác khóa học này có được bền lâu hay không còn phụ thuộc nhiều vào sự tựrèn luyện của bản thân người học Ngoài ra, rất nhiều Website, các diễn đàn

về KNS trên internet cũng được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của giới trẻ.Đáp ứng nhu cầu thực tiễn về lí thuyết và phương pháp giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh, một số chương trình nghiên cứu đã ra đời như Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THCS [19] Trong cuốn sách này,

các tác giả đã dựa trên đặc điểm tâm lí của học sinh THCS đã xác định nhữnggiá trị sống và KNS cần thiết cho lứa tuổi này Từ đó, chỉ ra vai trò của mỗi kĩnăng và đề xuất một số hoạt động giúp học sinh hình thành những KNS chobản thân mình Cuốn sách cũng đưa ra một số trò chơi có tác dụng giáo dục

giá trị sống và KNS cho học sinh Tác giả Bùi Ngọc Diệp với cuốn Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT (NXB Giáo dục, 2010) đã nêu

những vấn đề chung về KNS và các KNS cần giáo dục cho học sinh THPT,hướng dẫn tổ chức những hoạt động, kèm theo một số câu chuyện giáo dục kĩnăng sống cho học sinh Bên cạnh đó, là một số công trình khoa học nghiêncứu về việc giáo dục KNS cho học sinh như: Lê Kim Anh (2011), Luận văn

thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, Tích hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường trung học cơ sở, Trường Đại học

Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý giáo

dục của tác giả Nguyễn Hữu Đức (2010), Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo – Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội

Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả vềmục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học Đặc biệt giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh đã được chú trọng Để giúp các nhà trường, giáo viên thực hiện

Trang 14

giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có kết quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉđạo Viện khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn nhiều bộ tài liệu vềgiáo dục KNS cho học sinh qua một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên

lớp Trong dạy học Ngữ văn có cuốn Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THCS và Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT [8] Hai cuốn sách đã đề cập đến tầm quan trọng của việc giáo dục

KNS cho học sinh, từ đó xây dựng những định hướng trong việc giáo dụcKNS trong môn Ngữ văn và các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cóthể rèn KNS cho học sinh Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ đề cậpđến giáo dục KNS cho học sinh THCS, THPT một cách khái quát

Song song với các công trình nghiên cứu nêu trên, trong thời gian gầnđây, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiềulớp tập huấn, các hội thảo nhằm bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên vềgiáo dục KNS cho học sinh phổ thông; hướng dẫn tích hợp giáo dục KNS quamột số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học phổ thông, đặc biệt làmôn Ngữ văn Tại đây, các giáo viên đã thảo luận sôi nổi về vai trò và sứmệnh của văn chương trong việc bồi dưỡng nhân cách tâm hồn con người

mà chưa đưa ra những phương pháp cụ thể để tích hợp giáo dục KNS chohọc sinh trong dạy học tác phẩm văn học

Có thể nói, dạy học thơ nói chung và dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến

1975 nói riêng từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và đạt

được những thành tự lớn Có thể điểm qua một số công trình như : “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại” của tác giả Hà Minh Đức, “Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường” của tác giả Nguyễn Thị Dư Khánh.

Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu được đăng tảitrên các báo, tạp chí chuyên ngành, nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng

đề cập, bàn luận về phương pháp dạy học thơ trong đó có thơ Việt Nam từnăm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) Các công trình nghiên cứu này đã đưa

ra các biện pháp tiếp cận các tác phẩm từ góc độ thể loại hoặc đề xuất một hướngdạy học hiện đại đối với các tác phẩm thơ ca

Trang 15

Như vậy, đối tượng nghiên cứu của luận văn này không phải là mới Tuynhiên, những công trình trước đó mới chủ yếu nghiên cứu về dạy học theo đặctrưng thể loại, thi pháp, phương pháp giảng dạy… mà chưa đề cập đến các vấn

đề tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học

Đề tài nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn nhất định, đó là đề xuất cácbiện pháp cụ thể tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ ViệtNam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) nhằm đưa môn Ngữ văn gắnliền với cuộc sống và mang tính giáo dục cao hơn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Phân tích thực trạng tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong dạy họcNgữ văn nói chung và qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữvăn 12, tập 1) nói riêng, từ đó đề xuất những biện pháp mang tính khả thitrong việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh

- Đề tài góp phần phát huy tính hữu dụng và thiết thực qua dạy học đọc

– hiểu thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) nhằm hình

thành và phát triển những KNS cần thiết cho lứa tuổi học sinh trung học phổthông Từ đó, góp phần giáo dục nhân cách học sinh, nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu xã hội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KNS, tích hợp giáo dục KNS

- Khảo sát thực trạng tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học các tácphẩm văn học nói chung và dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn

Trang 16

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạyhọc thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1)

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, phân tích, kháiquát, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, khảo sát, điều tra, phântích, tổng hợp, đánh giá, thống kê, phỏng vấn…

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thống kê, so sánh, đối chiếu, xử lí

số liệu…

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụlục, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

Chương 2 Một số biện pháp dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến

1975 (Ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm.

Trang 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái quát về Kỹ năng sống

1.1.1. Khái niệm Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống

1.1.1.1.Kĩ năng sống

Kĩ năng sống (life skills) là khái niệm được sử dụng rộng rãi cho mọilứa tuổi trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống xã hội Tuynhiên, khi nói về KNS thì có nhiều quan niệm khác nhau:

- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là những kĩ năng thiết thực

mà con người cần có để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh Hiểu rộng hơn,KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive),giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức củacuộc sống hàng ngày

- Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cậngiúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sựcân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng

- Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc(UNESCO), quan niệm coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các

chức năng gắn với 4 trụ cột của giáo dục Đó là: Học để biết (learning to

know) gồm các kĩ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra

quyết định, nhận thức được hậu quả… Học làm người (learning to be) gồm

các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự

tin Học để sống với người khác (learning to live together) gồm các kĩ năng

xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc nhóm,

thể hiện sự cảm thông Học để làm (learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện

công việc và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…

Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩnăng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người KNS là nănglực tâm lí – xã hội của mỗi cá nhân, năng lực này có được là do quá trình học

Trang 18

tập và lĩnh hội, được thể hiện thông qua truyền thống, văn hóa, gia đình, cộngđồng và xã hội Quá trình lĩnh hội năng lực tâm lí diễn ra cả trong và ngoài hệthống giáo dục cũng như thông qua nhiều kênh khác nhau… Bản chất của kĩnăng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân

tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói cách khác, kĩ năngsống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử vớinhững người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tìnhhuống của cuộc sống

Với cách phân tích nêu trên, tác giả luận văn sử dụng khái niệm kĩ năng

sống trong nghiên cứu với nội hàm: “khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lí có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày” UNESCO (2003).

1.1.1.2.Giáo dục kĩ năng sống

Kĩ năng sống được hình thành thông qua quá trình xây dựng những hành

vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúpngười học có cả kiến thức, giá trị và kĩ năng thích hợp Do vậy, KNS phảiđược hình thành cho học sinh thông qua con đường đặc trưng - hoạt động giáo

dục Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Giáo dục kĩ năng sống là một quá trình với những hoạt động giáo dục cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển để học sinh biết cách chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp học sinh biết phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống” [19, tr.108 – 109].

1.1.2. Phân loại kĩ năng sống

Do tiếp cận KNS tương đối đa dạng nên cũng có nhiều cách phân loạiKNS, tùy theo quan niệm về KNS

cốt lõi sau :

Trang 19

+ Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving)

+ Kĩ năng suy nghĩ/ tư duy phê phán (critical thinking)

+ Kĩ năng giao tiếp hiệu quả (effective communication skills)

+ Kĩ năng ra quyết định (decision – making)

+ Kĩ năng tư duy sáng tạo (creative thinking)

+ Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân (interpersonal relationship skills)+ Kĩ năng tự nhận thức/ tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị(selfawareness building skills, incl Self-awareness, self-esteem and self-confidence, angd values analysis)

+ Kĩ năng thể hiện sự cảm thông (empathy)

+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc (coping with stress andemotions)

- Trong giáo dục ở nước ta những năm vừa qua, KNS thường được phân

loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:

+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm cácKNS cụ thể như sau: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng,tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin,…

+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm cácKNS cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng,

từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,…

+ Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm cácKNS cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sángtạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,…

Trên đây chỉ là một số trong số các cách phân loại KNS Tuy nhiên, mọicách phân loại chỉ mang tính chất tương đối Trên thực tế, các KNS thườngkhông hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau Ví dụ: Khicần ra quyết định một cách phù hợp thì các kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tìmkiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩnăng xác định giá trị,… thường được vận dụng

Trang 20

Thống nhất với quan điểm trên, đồng thời xem xét sự tương thích vớitính chất, đặc điểm của dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữvăn 12, tập 1), chúng tôi giới hạn các KNS được nghiên cứu trong luận văn đểtích hợp chủ yếu là các kĩ năng về xác định giá trị (lòng yêu nước, sự đồngcảm, tình yêu thương), kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, tư duysáng tạo, lắng nghe tích cực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tự nhận thức,…1.1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Theo UNESCO, ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiếnthức, kỹ năng và thái độ Hai yếu tố sau thuộc về KNS, có vai trò quyết địnhtrong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp…

Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủhoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh Vì vậy, KNS sẽ là hànhtrang không thể thiếu của mỗi người Biết sống, làm việc, và thành đạt là ước

mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị chomình những KNS cần thiết và hữu ích KNS tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìnnhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực vàđộng lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình

Có thể nói, KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thứcthành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh Người có KNS sẽluôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyếtnhững vấn đề trong cuộc sống một cách tích cực, phù hợp, họ thường thànhcông hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của mình.Ngược lại, người thiếu KNS thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộcsống Họ thường dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ khi đưa ra những quyết định

Có quan điểm cho rằng, kiến thức chỉ đảm bảo cho 50% của sự thành công,50% còn lại phụ thuộc vào người đó có KNS hay không? Để khẳng định tầmquan trọng của KNS, người ta đã hình tượng hóa nó như cây cầu đưa conngười vượt qua dòng sông cuộc đời chứa đầy rủi ro, thách thức để đến đượcbến bờ của thành công và hạnh phúc

Trang 21

KNS làm giảm thiểu các tệ nạn xã hội và hành vi phạm pháp, giúp xâydựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội,đồng thời góp phần thúc đẩy năng suất lao động xã hội do dựa trên tinh thầnlao động có trách nhiệm, có kế hoạch, sáng tạo và hợp tác của cá nhân…Những hành vi tích cực, mang tính chất xây dựng trong mọi lĩnh vực của cuộcsống vốn là đặc tính của con người có KNS Do vậy, nếu mọi cá nhân trong

xã hội đều có KNS sẽ giúp xã hội phát triển một cách bền vững Ngược lại,nếu thiếu KNS các cá nhân dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội như: nghiện rượu,nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc, bạo lực… Giáo dục KNS còn giải quyết mộtcách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trongluật pháp Việt Nam và Quốc tế

Giáo dục KNS càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi các em chính

là những chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ quyết định sự pháttriển của đất nước Nếu không có KNS, các em sẽ không thể thực hiện tốt tráchnhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước

Học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách giàu ước

mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về

xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc biệt làtrong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻthường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực.Nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, lối sống ích kỉ,lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách Một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổthông trong thời gian qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ănchơi sa đọa… chính là do các em thiếu những KNS cần thiết như: kĩ năng xácđịnh giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn,

kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp,…

Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em cókhả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối

Trang 22

quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, có trách nhiệm với bảnthân, gia đình, xã hội.

1.2 Vấn đề giảng dạy theo hướng tích hợp

1.2.1 Khái niệm “Tích hợp”

Dạy học tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại hiện đangđược quan tâm nghiên cứu và được áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trênthế giới Liên quan đến khái niệm tích hợp, có nhiều cách định nghĩa, quanniệm khác nhau

Tích hợp ban đầu có các tên gọi là: liên hệ (permeation), kết hợp

(combination), phối hợp (coordination), tích hợp (intergration) Theo Từ điển tiếng Việt, tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa thuận, sự kết hợp”.

Theo Từ điển Giáo dục học cho rằng: “Tích hợp là những hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” [11, tr.15] Bên cạnh

đó, nhà nghiên cứu Phạm Văn Lập cũng quan niệm rằng “dạy học tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kĩ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong nhiều phần khác của cùng môn học” [17].

Từ các quan niệm trên, có thể thấy dạy học tích hợp chính là quá trìnhgiúp học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyếtứng dụng trong những tình huống cụ thể, trên cơ sở đó phát triển năng lựcngười học

1.2.2 Quan điểm Dạy học tích hợp

Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế phát triểnchương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới Ở nước ta, từthập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp vớinhững mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm

và áp dụng vào nhà trường phổ thông ở các bậc học Thực tiễn đã chứng tỏ, việcthực hiện dạy học tích hợp sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt động giáo dục

Trang 23

Hơn nữa, đây cũng là một trong những quan điểm chỉ đạo trong việc xâydựng chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015 Tuy nhiên,nhiều giáo viên vẫn còn có những nhầm tưởng rằng tích hợp là phép cộnggiản đơn của nhiều môn khoa học với nhau.

Từ đầu thế kỉ XX, việc định nghĩa dạy học tích hợp đã được các nhànghiên cứu đưa ra bàn bạc, thảo luận Theo PGS TS Trần Trung Ninh

(Trường ĐHSP Hà Nội): “hơn một trăm năm qua, các nhà lí thuyết đã đưa ra

ba loại hoạt động tích hợp cơ bản: tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn” [29].

Tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học Các mônliên quan với nhau có chung một nhận định hướng về nội dung và phươngpháp dạy học nhưng mỗi môn lại có chương trình riêng Tích hợp đa mônđược thực hiện theo cách tổ chức các chuẩn kiến thức từ các môn học, xoayquanh một chủ đề, đề tài, dự án tạo điều kiện cho người học vận dụng tổnghợp các kiến thức của các môn học có liên quan

Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình họctập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm và kĩnăng liên ngành, liên môn Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương

án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với

hệ thống những chủ đề nhất định, xuyên suốt qua nhiều cấp học Ví dụ: Địa lí,Lịch sử, Sinh học, Giáo dục công dân, Hóa học, Vật lí được tích hợp thành

môn “nghiên cứu xã hội và môi trường” Trong cách tiếp cận tích cực xuyên

môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quantâm của người học Học sinh phát triển KNS khi áp dụng kĩ năng môn học vàliên môn vào hoàn cảnh thực tế

Với nhu cầu của xã hội hiện đại đòi hỏi nhà trường phải hướng tới haiquan điểm liên môn và xuyên môn trong dạy học Trong đó, quan điểm liênmôn có sự phối hợp đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết

Trang 24

mọi tình huống, còn quan điểm xuyên môn lại tìm cách phát triển ở học sinhnhững kĩ năng có thể áp dụng ở mọi nơi.

Cũng theo PGS TS Trần Trung Ninh, để việc tích hợp có hiệu quả caonên có sự phối hợp đồng bộ giữa chương trình, nội dung kiến thức các mônhọc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học Bên cạnh đó,cần tăng cường các giờ học thực hành, hoạt động ngoại khóa theo chủ đề,giảm giờ dạy lí thuyết của giáo viên, tăng thời lượng học tập của học sinh.Xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn với thực tiễn, bài tập có nội dungvận dụng kiến thức liên môn từ đó bồi dưỡng năng lực khoa học và KNS chohọc sinh, tạo hứng thú và động lực cho việc học

Trong bài phỏng vấn với báo Giáo dục và Thời đại, GS.TS Đinh QuangBáo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, Ủy viên Hội đồng Quốc giaGiáo dục và Phát triển nhân lực đã đưa ra cách hiểu ngắn gọn về việc dạy học

tích hợp: “Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống” [30]

Khẳng định tích hợp là yêu cầu chung của quá trình dạy học, nguyên

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Giáo dục tích hợp được quán triệt khi thiết kế và thực hiện các yếu tố cấu thành quá trình với các mức độ khác nhau dựa trên logic phát triển năng lực ở học sinh Tích hợp kết hợp với phân hóa sâu dần để có một chương trình giảm số môn học bắt buộc, tăng các môn học, chủ đề tự chọn, nhưng học sinh lại có được nguồn tri thức rộng, gắn với thực tiễn và được rèn luyện kĩ năng, chuẩn bị tâm thế hướng nghiệp, hướng nghề, hướng đến phát triển trình độ cao” [29].

Vì thế, tích hợp trong dạy học là một bước tiến quan trọng trong khoahọc giáo dục, từ hướng tiếp cận nội dung chuyển sang hướng tiếp cận năng

Trang 25

lực người học Đây là xu hướng góp phần rèn luyện và phát triển kĩ năng tưduy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa trong giáo dục.

1.2.3 Ý nghĩa của dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp khuyến khích người học một cách toàn diện hơn, nộidung bài học chủ động hơn

- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa, đặt quá trình học tập vào hoàncảnh để học sinh nhận thấy ý nghĩa của kiến thức, kĩ năng, năng lực cần lĩnhhội, tạo điều kiện cho việc học theo hướng mở gắn với thực tiễn

- Khắc phục, hạn chế cách học khép kín, tách biệt, giúp học sinh có nănglực huy động kiến thức tổng hợp để giải quyết các tình huống thực tiễn

- Tránh trùng lặp kiến thức, giúp học sinh lĩnh hội nhiều kiến thức mớichỉ qua tích hợp mới có được

- Giúp đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ độngcủa học sinh Tạo các tình huống học tập để học sinh vận dụng kiến thức mộtcách sáng tạo, tự lực, tạo điều kiện giáo dục phẩm chất nhân văn nơi người học

1.2.4 Tích hợp trong dạy học Ngữ văn

Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thửnghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và sách giáo khoa trung học phổthông Dự thảo chương trình Ngữ văn cấp THPT, năm 2002 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [6, tr.27] Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt

trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong

mọi khâu của quá trình dạy – học, trong chương trình SGK, sách đọc thêm, tham khảo”[6, tr.40]

Với đặc trưng của mình, môn Ngữ văn cho phép thực hiện việc tích hợpnhư một yêu cầu tự thân Bởi tác phẩm văn học vẫn luôn được coi là nghệthuật của ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước hết là tiếp xúc vớiphương tiện biểu đạt là ngôn ngữ, mặt khác, việc thực hành tạo lập các văn

Trang 26

bản thông dụng trong nhà trường và xã hội cũng sử dụng ngôn ngữ làm công

cụ Quan điểm tích hợp sẽ dẫn đến những thay đổi trong việc xác định mụctiêu môn học Với quan điểm này, ba phân môn trên sẽ được phối hợp triểnkhai cùng hướng tới một mục đích chung là nâng cao năng lực sử dụng tiếngViệt cho học sinh Cụ thể là hình thành 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, từ đógiúp các em hình thành năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học nghệthuật một cách chủ động, tích cực, từng bước hình thành, phát triển năng lực

tư duy và giao tiếp bằng tiếng Việt Hơn nữa, việc dạy học tích hợp giúp chonội dung Văn học, tiếng Việt và Làm văn được kết hợp nhuần nhuyễn Dạytiếng Việt đồng thời là dạy Văn, qua dạy Văn mà củng cố khắc sâu kiến thức,

kĩ năng của tiếng Việt, Làm văn giúp thực hành tổng hợp các kiến thức, kĩnăng đó Với quan điểm tích hợp, hệ thống các văn bản đưa vào chương trình

và sách giáo khoa sẽ là ngữ liệu để gắn kết một nội dung học tập của các phânmôn

Trong chương trình Ngữ văn THCS, trục tích hợp được lấy chủ yếu là cáckiểu văn bản giúp học sinh hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các vănbản theo kiểu loại và tạo lập được các văn bản theo kiểu loại Còn chương trìnhNgữ văn THPT lại lấy trục tích hợp là hai mạch nội dung đọc hiểu và tạo lập vănbản, nhằm giúp học sinh phát triển và nâng cao năng lực thưởng thức Văn học

và năng lực sử dụng tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp văn hóa (nói vàviết)

Mặt khác, tính tích hợp của chương trình và SGK Ngữ văn còn thể hiện

ở mối liên thông giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống; liên thông giữakiến thức, kĩ năng của môn Ngữ văn với các môn học thuộc ngành khoa học

xã hội và nhân văn và các ngành học khác, nhằm giúp học sinh có được kiếnthức và kĩ năng thực hành toàn diện, góp phần giáo dục đạo đức công dân,KNS, hiểu biết xã hội… Như vậy, có thể nói tích hợp trong môn học Ngữ vănkhông chỉ là phối hợp các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt và Văn học mà

còn là sự tích hợp liên ngành để hình thành một “phông” văn hóa cho học

Trang 27

sinh trong việc đọc hiểu tác phẩm văn học và tạo lập những văn bản theo cácphương thức biểu đạt khác nhau Có nghĩa là để thực hiện các mục tiêu đặt ratrong môn học Ngữ văn, học sinh cần vận dụng tổng hợp những hiểu biết vềngôn ngữ, Văn hóa, Văn học, Lịch sử, Địa lí, phong tục, vốn sống, vốn trithức và kinh nghiệm của bản thân Điều này cũng thể hiện rõ trong nhữngnhiệm vụ của môn học là hướng đến cá thể hóa người học Việc vận dụngquan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở cấp THPT là cách thức để hạn chếlối dạy học theo kiểu khép kín trong nội bộ phân môn, biệt lập các bộ phậnVăn học, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữanhững kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau nhằm nâng caonăng lực sử dụng những kiến thức, kĩ năng của học sinh Từ đó, giúp cho mỗihọc sinh có khả năng vận dụng hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình

để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống Đồng thời lĩnh hội nhữngnội dung tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không

có được

1.3 Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Ngữ văn

1.3.1 Đặc điểm tâm lí của HS THPT

Học sinh THPT được tính từ độ tuổi 16 – 18 là giai đoạn tuổi vị thành

niên Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt, xảy ra đồng thời một loạt nhữngthay đổi về thể chất, tâm lí và các mối quan hệ xã hội Giai đoạn này có nhiềubiến đổi trong cấu tạo của cơ thể khiến các em cảm thấy mình đã trở thànhngười lớn và xuất hiện những rung cảm mới Vị trí của các em trong gia đìnhbắt đầu được nâng lên, các em bắt đầu được nhìn nhận như một thành viêntích cực của xã hội

Đời sống tình cảm của lứa tuổi học sinh THPT rất phong phú và phứctạp Đây là giai đoạn các em nỗ lực tìm kiếm những quan hệ ngoài gia đình,hướng tới những người bạn đồng lứa, để khẳng định cái tôi của mình Đây làlứa tuổi tràn đầy xúc cảm, dễ xúc động, khó kiềm chế cảm xúc bột phát, dễ bị

Trang 28

tổn thương Trạng thái tình cảm của các em thất thường, không ổn định, thoắtvui lại thoắt buồn, dễ bị kích động, dễ bị lợi dụng Các em hay có những hànhđộng bột phát, thích thể hiện mình, nhưng nhiều khi không lường trước đếnnhững hậu quả có thể do hành vi của mình mang lại và dễ hiểu sai tình cảm, hành

vi của người khác

Hơn nữa, với các em quan hệ bạn bè có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vàbền vững Tình cảm bạn bè ở lứa tuổi này có thể vượt được mọi thử thách vàkéo dài suốt cuộc đời Nguyên nhân kết bạn của các em cũng rất phong phú(vì phẩm chất tốt ở bạn, vì tính tình tương phản, vì có hứng thú, sở thíchchung…) Các em sợ bị bạn bè tẩy chay, luôn khổ sở vì những chuyện khôngđâu

Đối với học sinh THPT, hoạt động học tập giữ một vai trò quan trọng.Cách thức dạy học của GV và học tập của HS ở độ tuổi này khác xa so vớithời kì trước Mỗi giáo viên chỉ dạy một môn với trình độ chuyên môn, thái

độ, phong cách giao tiếp riêng Vì thế, các em có dịp so sánh, đánh giá vànhận ra sự đa dạng về phong cách giảng dạy và giao tiếp của giáo viên Sựyêu thích một môn học nào đó hoàn toàn có thể bắt đầu bằng sự yêu mến, quýtrọng thầy cô Các em có thể chán ghét môn học này, yêu thích môn học kia;hứng thú học tập của các em sẽ bị phân hóa Sự phân hóa này có nguyên nhân

từ sự khác biệt giữa phương pháp, phong thái, kĩ năng, cách cư xử của thầycô

Trong thời kì này, khả năng chú ý của học sinh tăng lên rõ rệt song sựchú ý đó còn phụ thuộc vào tâm trạng, thái độ, hứng thú của các em Vì vậy,giáo viên luôn biết cách tạo nên hứng thú để tạo sự chú ý và duy trì sự chú ýcủa các em Ở lứa tuổi này, hoạt động tư duy cũng có những biến đổi cơ bản,

tư duy sáng tạo độc lập, tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là tưduy phê phán Các em biết đánh giá các thông tin mà giáo viên cung cấp cũng

như đánh giá chính giáo viên Tuy nhiên, trong những biểu hiện tính “người lớn” vẫn còn những dấu ấn của tính “trẻ con” rõ nét Chẳng hạn, về lĩnh vực

Trang 29

tri thức cũng có những biểu hiện rất khác nhau của tính “người lớn” Đối với

một số em ham học thì sách vở và kiến thức là cái chủ yếu trong cuộc sống,

còn về nhiều mặt thì các em vẫn là “trẻ con” Một số em khác cũng có hứng thú với “tri thức” có được từ lớp học, còn khi ở nhà các em đọc những bài

báo, chơi điện tử và ham thích chương trình vô tuyến Một số ít học sinh ởtrên lớp thì không chú ý học tập mà luôn bận rộn về vấn đề thời trang và coitrọng việc giao tiếp với bạn bè

Khả năng ngôn ngữ của lứa tuổi THPT khá phát triển Các em có thể sửdụng ngôn ngữ lưu loát để có thể diễn đạt suy nghĩ của mình cũng như đểhiểu người khác Vốn từ của học sinh THPT cũng được mở rộng, việc học tậpmôn Ngữ văn giúp các em phát triển ngôn ngữ chính xác giàu hình tượng

Ở lứa tuổi này, quá trình phát triển tự ý thức của các em diễn ra mạnh

mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng Các em có nhu cầu tìm hiểu và đánhgiá những đặc điểm tâm lí của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống

và hoài bão Chính điều này khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm

lí, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng Các em không chỉ nhận thức về cáitôi của mình trong hiện tại như ở lứa tuổi trước, mà còn nhận thức về vị trícủa mình trong xã hội, trong tương lai (Tôi cần trở thành người như thế nào,cần làm gì để tốt hơn? )

Tóm lại, lứa tuổi này chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự pháttriển tâm lý con người Các em ý thức được mình không còn trẻ con nữa,muốn hành động, muốn thử sức mình, muốn khám phá những điều mới lạ Sựphát triển của các em được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau: thời kì quá

độ, tuổi khó khăn, tuổi khủng hoảng, tuổi bất trị… Các nghiên cứu gần đây vềtâm lý lứa tuổi này ở Việt Nam cho thấy, các em có những khoảng trống đángngại về giá trị, có nhiều thiếu hụt về kĩ năng sống và đây được coi là mộttrong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng bạo lực học đường và các

tệ nạn xã hội Vì thế, ở lứa tuổi này rất cần có sự định hướng, uốn nắn từ thầy

cô, nhà trường, gia đình, trong đó vấn đề giáo dục kĩ năng sống dưới nhiều

Trang 30

hình thức để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết là vô cùng quantrọng

1.3.2 Thực trạng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học Ngữ văn

1.3.2.1 Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hiện nay

Trước yêu cầu cấp bách về việc đưa KNS vào chương trình giáo dục họcđường, thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo khoahọc về việc xây dựng chương trình giáo dục KNS cho học sinh các cấp học.Một trong những vấn đề được quan tâm ở các hội thảo này là phương thứcthực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như thế nào cho hiệu quả Tổngkết thực tiễn và kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu cho thấy, có baphương án thực hiện giáo dục KNS cho học sinh là:

- Xây dựng môn học về giáo dục kĩ năng sống đưa vào chương trình họctập của học sinh

- Lồng ghép các nội dung giáo dục kĩ năng sống và các môn học có ưuthế và các hoạt động giáo dục khác

- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học và hoạt động ngoàigiờ lên lớp

- Theo quan điểm của tác giả luận văn, do KNS được hình thành và pháttriển thông qua trải nghiệm và gắn liền với hoạt động sống của học sinh nênviệc giáo dục KNS cho học sinh theo phương án hình thành một môn họcriêng là ít khả thi, hiệu quả không cao Cũng như với giáo dục đạo đức vậy,học sinh có được học bao nhiêu tiết về đạo đức cũng chưa đủ cơ sở để khẳngđịnh học sinh đó đạt được những yêu cầu chuẩn mực chung về đạo đức Do

đó, nếu hình thành một môn học riêng, không rõ môn học này cần thiết kếtrong bao nhiêu tiết để học sinh thực sự có KNS và vận dụng những kĩ năng

đó trong hoạt động và cuộc sống

Phương thức lồng ghép cũng đã được thực hiện với một số nội dung giáodục cần cập nhập vào chương trình giáo dục phổ thông như giáo dục dân số,

Trang 31

giáo dục môi trường, pháp luật, tiết kiệm năng lượng, giáo dục về an toàngiao thông, … Tuy nhiên, trong giáo dục KNS, phương thức này còn gặpkhông ít khó khăn, đó là:

- Khó khăn thứ nhất là việc xác định môn học để lồng ghép Những mônhọc này phải đảm bảo có những yếu tố tương đồng với đặc trưng của giáo dụcKNS (Chú trọng thực hành và kinh nghiệm sống của học sinh, thiết lập hành

vi cụ thể trong từng tình huống cụ thể, …)

- Khó khăn thứ hai là việc đảm bảo nội dung giáo dục KNS để lồngghép Bởi vì do tính chất của lồng ghép, nội dung giáo dục KNS có tính độclập nhất định so với nội dung của môn học được sử dụng để lồng ghép Ví dụ,

ngoài các nội dung trong chương trình, môn Giáo dục công dân phải “gánh”

thêm nhiều nội dung không có trong chương trình như giáo dục trật tự an toàngiao thông, vẽ tranh biếm họa, thi làm khẩu hiệu, tiểu phẩm nhằm tuyêntruyền giáo dục văn hóa giao thông Bên cạnh đó, các nội dung về giáo dụcdân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tiết kiệm năng lượng, phòng chốngtham nhũng, giáo dục KNS… đều được dạy lồng ghép trong môn học này.Một số giáo viên cho rằng: Giáo dục công dân hiện nay được xem là môn học

ôm đồm, vì quá nhiều những nội dung khiến việc giảng dạy không đạt hiệuquả Trong các địa chỉ tích hợp giáo dục KNS, thì Giáo dục công dân là môngần gũi và có đất nhất Nhưng với đủ món tích hợp, lồng ghép như hiện naykhó mà đạt được hiệu quả mong muốn Chính vì thế, việc khai thác nội dunggiáo dục kĩ năng sống đến đâu phụ thuộc vào từng giáo viên, thậm chí từngtiết học của môn học được lồng ghép

Từ những phân tích trên, tác giả luận văn cho rằng, cần xác định tích hợpgiáo dục KNS là một trong những mục đích của giáo dục Theo đó, tất cả cácmôn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải hướng đến giáo dụcKNS cho học sinh Có như vậy, giáo dục KNS cho học sinh mới được thựchiện một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ

1.3.2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Trang 32

* Thực trạng giáo dục kĩ năng sống của giáo viên qua môn Ngữ văn

Đối với giáo viên, chúng tôi đưa ra hệ thống câu hỏi cho giáo viên lựachọn, dự giờ thao giảng, trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp để chỉ ra nhữngmặt tích cực và hạn chế trong việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh quadạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) Kết quảđiều tra được thể hiện qua số liệu thống kê sau:

Bảng 1.1 Mức độ thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1)

1 Thường xuyên thực hiện tích hợp kĩ năng sống cho

học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945

đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1)

(3 GV) 27,2%

2 Đã thực hiện tích hợp kĩ năng sống cho học sinh

qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975

(Ngữ văn 12, tập 1)

(4 GV) 36,4%

3 Thỉnh thoảng có thực hiện tích hợp kĩ năng sống

cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm

1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1)

(4 GV) 36,4%

4 Chưa bao giờ thực hiện tích hợp kĩ năng sống cho

học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945

Bảng 1.3 Mức độ sử dụng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975

(Ngữ văn 12, tập 1)

Trang 33

Không sử dụng (8 GV)72,7%

5 Kĩ thuật viết tích cực Sử dụng thường

xuyên(2 GV) 18,1%

Thỉnh thoảng sử dụng (9GV) 81,8%

6 Kĩ thuật khăn trải

bàn

Đã tiến hành (1GV)9,1%

Chưa tiến hành (10 GV)90,9%

7 Kĩ thuật trình bày 1

phút

Đã tiến hành (4GV)36,4%

Chưa tiến hành (7 GV)63,6%

8 Kĩ thuật “Hỏi và

trả lời”

Đã tiến hành (11/11GV) 100%

* Phân tích kết quả khảo sát

Đối với giáo viên, chúng tôi nhận thấy một thực trạng chung là hầu hếtgiáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc còn rất nhiều lúng túng trong việc tíchhợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học Ngữ văn Khi dạy học chủ yếugiáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, khám phá những giá trị nội dung

và nghệ thuật của tác phẩm và sau mỗi bài học thì điều mà học sinh có đượccũng chỉ mới dừng lại ở việc cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuậtđó

Bảng 1.1 thống kê số liệu cho thấy, nhìn chung giáo viên có thực hiện

tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ 1945 đến

1975 (Ngữ văn 12, tập 1) nhưng vẫn còn ở mức độ thấp Số lượng giáo viên ítthực hiện chiếm tới 36,4%, có thực hiện chiếm 36,4%, thực hiện thườngxuyên chiếm tỉ lệ thấp là 27,2%

Trang 34

Kết quả điều tra ở bảng 1.2 cho thấy thực trạng về cơ sở vận dụng biện

pháp tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm

1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) Trong số 11 giáo viên khi được hỏi chỉ có

3 người trả lời là họ sử dụng các biện pháp đã được đào tạo để giáo dục KNScho học sinh, còn 2 người nói rằng các biện pháp giáo dục hiện tại của họ là

do học được từ các bạn đồng nghiệp; số còn lại chiếm tỉ lệ lớn nhất 6 ngườicho rằng họ sử dụng các biện pháp giáo dục hiện tại đó là dựa vào kinhnghiệm của cá nhân

Kết quả khảo sát ở bảng 1.3 cho thấy, tất cả giáo viên đều có những hiểu

biết về các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực để tích hợp giáo dục KNScho học sinh Tuy vậy, mức độ hiểu biết về các phương pháp/ kĩ thuật dạy họctích cực có sự khác nhau Phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật “hỏi và trả lời”

là nhiều người sử dụng nhất Đứng thứ 2 là kĩ thuật trình bày một phút, thứ 3 là

kĩ thuật động não và phương pháp trực quan, thứ 4 là tổ chức trò chơi và kĩ thuậtviết tích cực Như vậy, có thể thấy kĩ thuật dạy học ít được sử dụng nhất là kĩthuật khăn trải bàn

* Thực trạng học kĩ năng sống của học sinh qua môn Ngữ văn

Qua khảo sát của viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội trựcthuộc liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam đối với học sinh một sốtrường trên cả nước cho thấy, một bộ phận học sinh còn thiếu KNS và đaphần các em có nhu cầu được giáo dục KNS Do thiếu KNS nên những hành

vi lệch chuẩn của học sinh có chiều hướng gia tăng với các biểu hiện rất đadạng như tự tử, chán sống, bạo lực học đường… gây nhức nhối cho nhàtrường, gia đình và xã hội Một vài biểu hiện về cách giao tiếp ứng xử của họcsinh hiện nay cũng khiến người lớn không khỏi giật mình: gặp giáo viênkhông chào hỏi, học sinh chửi tục, đánh thầy cô giáo, nói xấu thầy cô trênmạng xã hội

Để đánh giá thực trạng giáo dục KNS của HS chúng tôi đã tiến hànhkhảo sát thực tiễn tại trường THPT Gia Viễn A – tỉnh Ninh Bình Thông qua

Trang 35

phiếu điều tra bằng câu hỏi có sẵn, yêu cầu học sinh trả lời một cách kháchquan, phỏng vấn trực tiếp một số em để bổ sung những thông tin liên quanđến nội dung khảo sát, tổng hợp kết quả khảo sát, thống kê, phân loại, đánhgiá về hứng thú học tập, khả năng được giáo dục KNS qua việc học môn Ngữvăn và qua thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1).

Bảng 1.4 Kết quả khảo sát nhận thức của HS THPT về KNS

Ý kiến SL

(N = 90) %

hoạt động có hiệu quả

2 KNS là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi

của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp

con người có thể kiểm soát, quản lí có hiệu quả các

nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày

3 KNS là khả năng con người có thể tham gia vào tất

cả các hoạt động và quan hệ xã hội

5 KNS là phẩm chất và năng lực của con người sống

trong xã hội

Kết quả bảng 1.4 cho thấy: Tỷ lệ học sinh có ý kiến đúng chỉ có 15,6 %

Như vậy, phần lớn học sinh THPT chưa có nhận thức đúng về KNS

Trang 36

Bảng 1.5 Sự tiếp nhận thông tin liên quan đến KNS của HS THPT

Theo số liệu bảng 1.5 có 63,3% số HS tiếp nhận thông tin về các KNS và

khái niệm KNS ở mức độ thỉnh thoảng Có 11,1% số HS thường xuyên đượctiếp nhận thông tin về KNS Có tới 25,6% HS cho rằng chưa bao giờ nghethấy khái niệm KNS và tên các KNS cụ thể Trong đó, các kĩ năng như: kĩnăng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng, kĩ năng xác định giá trị có tỉ lệ HSkhẳng định “chưa bao giờ nghe thấy” cao nhất (45,5% và 52,2% ) Từ kết quả

bảng 1.4 và bảng 1.5 có thể nhận thấy: HS THPT ít tiếp cận với thông tin về

KNS nói chung, từng KNS nói riêng Nhận thức của HS THPT về KNS cònhạn chế Có một số kĩ năng cụ thể, mặc dù HS thường xuyên được nghe nhắcđến nhưng các em không hiểu rõ bản chất của kĩ năng đó là gì

Trang 37

Bảng 1.6 Phiếu khảo sát học sinh

1 Em có thích học môn Ngữ

văn không?

Có (58/90 HS)64,4%

Không (32/90HS)35,6%

và cần thiết không?

Có cần thiết (84/90HS) 93,3%

Không thực sự cầnthiết (6/90 HS) 6,7%

3 Theo em có cần thiết phải

giáo dục kĩ năng sống qua

môn Ngữ văn không?

Cần thiết (83/90HS) 92,2%

Không cần thiết (7/90HS) 7,8%

sách gì?

Các loại sách quantâm (76/90 HS)84,4%

Sách Văn học (14/90HS) 15,6%

5 Các thầy cô giáo có giáo dục

KNS cho các em qua dạy

học phần thơ Việt Nam từ

năm 1945 đến 1975 (chương

trình Ngữ văn 12, tập 1)

không?

Có (73/90 HS)81,1%

Không (17/90 HS)18,9 %

Từ bảng 1.6 chúng tôi nhận thấy mặc dù môn Ngữ văn có vị trí và chức

năng quan trọng như vậy nhưng hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều họcsinh không thích học môn này Qua khảo sát cũng cho thấy, học sinh chưanhận thức đầy đủ về môn học, chưa có ý thức tự giác và hứng thú đọc sáchVăn học Có tới 93,3% học sinh nhận định Ngữ văn là môn học bổ ích, cầnthiết, có ý nghĩa quan trọng nhưng khi phỏng vấn trực tiếp, có 36% học sinhcho rằng môn Ngữ văn là thứ bay bổng, giáo viên chỉ ưu ái cho điểm caonhững bạn có năng khiếu về ngôn ngữ Môn Ngữ văn có giúp nâng cao nhậnthức nhưng không thực tế vì các tác phẩm văn chương toàn phản ảnh nhữngcái đã qua mà không giúp các em hội nhập với cuộc sống hiện đại Và trongthực tế, môn Ngữ văn tuy học rất nhiều tiết trong tuần so với các môn học

Trang 38

khác nhưng quên cũng rất nhanh, điểm số chỉ đạt ở mức trên dưới trung bình,lại không vận dụng được khi ra trường, khó kiếm việc làm Mặc dù 92,2%học sinh cho rằng, việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong dạy họcNgữ văn nói chung và dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn

12, tập 1) nói riêng là rất cần thiết, nhưng các em vẫn mơ hồ về khả năng ápdụng thực tiễn, được giáo dục KNS trong cuộc sống muôn màu đã vốn chứađầy những khó khăn

1.3.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại

- Về phía giáo viên

Mấy năm trở lại đây, khi thực tế đặt ra nhiều yêu cầu cho việc giáo dụcKNS, trang bị cho học sinh những kĩ năng cơ bản để các em biết sống, biếtứng phó với các tình huống xảy ra trong đời sống đầy biến động và phức tạpcủa xã hội hiện đại thì việc tích hợp KNS trong dạy học Ngữ văn mới thực sựđược quan tâm

Việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh cũng chưa có tính đồng bộ.Với đặc trưng của thơ, một số giáo viên đã có ý thức giáo dục cho học sinhnhững tình cảm, biết hướng cho học sinh liên hệ với các tình huống trongcuộc sống Nhưng những thao tác này chủ yếu được thực hiện sau khi đọc -hiểu xong một văn bản, chứ chưa được tích hợp một cách nhuần nhuyễn trongtrong từng hoạt động dạy học Vì thế, việc giáo dục KNS nhiều khi còn gò bó,chưa thực sự đạt hiệu quả cao Các phương pháp để tích hợp giáo dục KNScũng đã được giáo viên bước đầu vận dụng như đặt ra những câu hỏi liên hệ

để học sinh tự bộc lộ, tạo tình huống để học sinh đưa ra cách giải quyết, hoạtđộng nhóm để học sinh được giáo dục KNS … việc làm này đã tạo đượcnhiều hứng thú cho HS trong giờ học Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì e rằngvẫn chưa thực sự hiệu quả

Vậy việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong dạy học Văn nóichung và dạy học thơ Việt Nam từ 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) nóiriêng gặp những khó khăn nào?

Trang 39

Thứ nhất, đội ngũ GV thiếu được đào tạo, bồi dưỡng bài bản để có thểtiếp cận và dạy học lồng ghép KNS một cách hiệu quả

Thứ hai, GV thiếu thời gian chuẩn bị Một trong những yêu cầu quantrọng để thực hiện việc lồng ghép giáo dục KNS vào bài học trên lớp là giáoviên phải tìm ra được mối liên hệ giữa các kĩ thuật dạy học với nội dung rènluyện KNS Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi giáo viên một tinh thần tráchnhiệm và khả năng sáng tạo rất cao Vì thế, không phải giáo viên nào cũng có

đủ năng lực lồng ghép tự nhiên những nội dung KNS vào bài học Hơn nữa làthời gian trên lớp, một tiết học với 45 phút, GV chỉ đủ tập trung dạy kiến thức

cơ bản nên việc dành thời gian tích hợp kiến thức bên ngoài là rất khó Sự tíchhợp gượng ép sẽ làm cho bài học và phần kiến thức được tích hợp rời rạc,thiếu logic, nhiều giáo viên bị cháy giáo án khi lồng ghép tích hợp KNS.Thứ ba, các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học và tích hợp giáo dụcKNS cho học sinh chưa thật đầy đủ Để việc tích hợp hiệu quả, giáo viên phảichủ động chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học Công việc này cũng tốnkhông ít thời gian và công sức

Thứ tư, nhiều giáo viên chưa tìm ra được một phương pháp phù hợp đểtích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945

đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) Trên báo Giáo dục và Thời đại (12 – 2012), thầy Hồ Văn Liên, trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh nói rằng: “Trong 10 giáo viên hiện nay chỉ có khoảng

2 – 3 người đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy kĩ năng sống Đa số giáo viên còn lại dù tâm huyết nhưng không phải ai cũng dạy được vì họ chưa được đào tạo" [18, tr.8 – 9] Lỗ hổng này sẽ làm cho chương trình trở nên sơ cứng

và việc giảng dạy chỉ là chuyện nhồi nhét cho xong bổn phận Đa số giáo viênchưa hiểu hết mục tiêu của việc giáo dục KNS nên mới chỉ dừng lại ở việccho học sinh liên hệ tới cuộc sống, bồi dưỡng tình cảm mà chưa hướng họcsinh tới những giá trị sống để các em tự nhận thức, từ đó học tập và noi theo

Trang 40

Thứ năm, việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học thơ ViệtNam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1) còn gặp không ít khó khăn.Nhiều tác phẩm được sáng tác cách đây hàng mấy chục năm với hoàn cảnhsống và lối tư duy khác xa hiện tại Để việc tích hợp có hiệu quả đòi hỏi

người thầy phải có một bản lĩnh đứng lớp vững vàng Không chỉ “biết mười dạy một” về tri thức khoa học mà còn phải mở rộng tầm nhìn trong cuộc sống,

biết thổi hồn vào từng bài giảng của chính mình Phải làm sao để các em từtrong lớp học đi ra cuộc sống không chỉ đủ kĩ năng tư duy mà còn có nhiều kĩnăng cá nhân, kĩ năng xã hội và đặc biệt là kĩ năng thực hiện nhiệm vụ vàcông việc hàng ngày

- Về phía học sinh

Do nhận thức của học sinh về KNS còn hạn chế Các em ít tiếp cậnthông tin về KNS nói chung và từng KNS cụ thể nói riêng Có một số KNSmặc dù học sinh thường xuyên được nghe nhắc đến nhưng các em không hiểu

rõ bản chất của kĩ năng đó là gì

Học sinh ít được giao các nhiệm vụ cụ thể, ít có cơ hội được rèn luyện vàkhẳng định, các em còn e ngại, rụt rè trong các hoạt động giáo dục nên hiệuquả tích hợp KNS chưa cao

Bên cạnh đó hình thức, nội dung tích hợp giáo dục KNS chưa phongphú, chưa thực sự hấp dẫn, gần gũi với học sinh

Như vậy, có thể thấy việc tích hợp giáo dục KNS trong dạy học văn nóichung và dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1)nói riêng đã bắt đầu được cả xã hội và cả ngành giáo dục ý thức và quan tâmnhưng để thực hiện hiệu quả vẫn là một thách thức lớn đòi hỏi trí óc và tâmhuyết của nhiều người, đặc biệt là giáo viên, những người trực tiếp địnhhướng, giáo dục cho học sinh những KNS phù hợp

1.3.3 Các kĩ năng sống cơ bản hình thành cho HS trong môn Ngữ văn và dạy học thơ Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 (Ngữ văn 12, tập 1)

Ngày đăng: 06/07/2017, 14:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Kim Anh (2011), Luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, Tích hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường trung học cơ sở. Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, Tích hợp rènkĩ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ởtrường trung học cơ sở. "Trường Đại học Giáo dục" –
Tác giả: Lê Kim Anh
Năm: 2011
2. Nguyễn Thanh Bình (2003), “Giáo dục kĩ năng sống cho người học”. Tạp chí thông tin KHGD, số 100/2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng sống cho ngườihọc”
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2003
3. Nguyễn Thanh Bình (2006), Giáo dục kĩ năng sống, Chuyên đề cao học, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2006
4. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kĩ năng sống, Giáo trình dành cho sinh viên Cao đẳng sư phạm. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Ngữ văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về đổi mớigiáo dục trung học phổ thông môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thôngmôn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiếnthức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
8. Lê Minh Châu, Nguyễn Thúy Hồng, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương, Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Vân, Đào Vân Vi, Nguyễn Huệ Vi (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trườngtrung học phổ thông
Tác giả: Lê Minh Châu, Nguyễn Thúy Hồng, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương, Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Vân, Đào Vân Vi, Nguyễn Huệ Vi
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
9. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể). Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm vănchương (theo loại thể)
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
10. Nguyễn Văn Đường (2006), Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 12, tập 1.Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 12, tập 1
Tác giả: Nguyễn Văn Đường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
11. Bùi Hiển (2001), Từ điển giáo dục học. Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo dục học
Tác giả: Bùi Hiển
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w