ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THỊ HƯƠNG GIANG TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM - CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 - TẬP 2 LUẬ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÊ THỊ HƯƠNG GIANG
TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
QUA DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
- CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 - TẬP 2
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÊ THỊ HƯƠNG GIANG
TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
QUA DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
- CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 - TẬP 2
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Khánh Thành
HÀ NỘI – 201
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 12
1.1 Kỹ năng sống 12
1.1.1 Nội hàm khái niệm 12
1.1.2 Phân loại kĩ năng sống 14
1.1.3 Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 16
1.1.4 Các kĩ năng sống tích hợp giáo dục cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2 18
1.2 Vấn đề giảng dạy theo hướng tích hợp… 21
1.2.1 Khái niệm tích hợp 21
1.2.2 Quan điểm dạy học tích hợp 21
1.2.3 Ý nghĩa của dạy học tích hợp 24
1.2.4 Tích hợp dạy học trong môn Ngữ văn… 24
1.3 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2 27
1.3.1.Cơ sở tâm lí, nhận thức của học sinh và nhu cầu giáo dục kĩ năng sống 27 1.3.2 Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hiện nay 30
1.3.3 Khả năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở cấp THPT nói chung và truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2 nói riêng 32 1.3.4 Truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2 và
Trang 4những nội dung có thể tích hợp… 36
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM - CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 - TẬP 2 42
2.1 Thực trạng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2 42
2.1.1 Thực trạng kĩ năng sống và nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của học sinh… 42
2.1.2 Khảo sát thực trạng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2 43
2.1.3 Phân tích kết quả khảo sát… 47
2.1.4 Nguyên nhân của những mặt tồn tại, hạn chế… 49
2.2 Biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2 52
2.2.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 52
2.2.2 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực… 54
2.2.3 Xây dựng mục tiêu… 72
2.2.4 Các bước thực hiện một bài dạy tích hợp giáo dục KNS 76
2.2.5 Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong kiểm tra, đánh giá ……… 79
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM… 82
3.1 Mục đích thực nghiệm…… 82
3.2 Tổ chức thực nghiệm… 82
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 82
3.2.2 Giáo viên dạy thực nghiệm… 82
3.2.3 Thời gian thực nghiệm… 83
3.2.4 Chọn mẫu và nội dung thực nghiệm… 83
3.2.5 Thiết kế bài dạy thực nghiệm… 84
3.2.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 106
1 Kết luận 106
2 Khuyến nghị 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Trang 5PHỤ LỤC 113
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Phiếu khảo sát học sinh 44 Bảng 2.2 Mức độ thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh trong dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12
- Tập 2 45 Bảng 2.3 Cơ sở vận dụng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình
Ngữ văn 12 - Tập 2 ……… 45 Bảng 2.4 Mức độ sử dụng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình
Ngữ văn 12 - Tập 2…… ……… 46 Bảng 2.5 Quan điểm của giáo viên về mục đích tích hợp giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương
trình Ngữ văn 12 - Tập 2…… …… 46 Bảng 3.1 Ý kiến của giáo viên sau khi dự giờ dạy thực nghiệm … 102 Bảng 3.2 Kết quả điều tra hứng thú học tập của học sinh qua dạy học
thực nghiệm tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa… 103 Bảng 3.3 Kết quả bài kiểm tra của học sinh ở Trung tâm GDTX
Thanh Trì………… 103 Bảng 3.4 Kết quả bài kiểm tra của học sinh ở trường THPT Ngô Thì
Nhậm………… 104 Bảng 3.5 Bảng tổng hợp, thống kê kết quả bài kiểm tra của học sinh
giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng……… 104
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Những biến đổi về nhiều mặt của xã hội hiện nay đã có tác động mạnh
mẽ đến đời sống con người Nhiều vấn đề nảy sinh mà trước đây con người chưa từng gặp phải hoặc chưa từng đối đầu thì nay đòi hỏi phải có cách ứng phó để tránh gặp rủi ro không cần thiết Thực tiễn này khiến các nhà giáo dục
và những người tâm huyết đến sự nghiệp giáo dục đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ
Giáo dục kĩ năng sống cho người học đã trở thành trách nhiệm của mỗi quốc gia Điều này đã được thể hiện trong báo cáo Giám sát toàn cầu Giáo
dục cho mọi người năm 2009, trong đó tại mục tiêu 3 có nêu: "Đảm bảo đáp ứng tất cả mọi nhu cầu học tập của thanh thiếu niên và người lớn thông qua tiếp cận bình đẳng với các chương trình học tập và kĩ năng sống phù hợp " và tại mục tiêu 6 có ghi "Cải thiện tất cả mọi khía cạnh của chất lượng giáo dục
và đảm bảo chất lượng tốt nhất sao cho mọi đối tượng đều đạt được kết quả học tập được công nhận được và đo lường được, nhất là khả năng đọc viết, làm tính và kĩ năng sống cơ bản" Những mục tiêu này cho thấy mỗi quốc gia
cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp đồng thời kĩ năng sống được coi như một tiêu chí của chất lượng giáo dục
Ở nước ta, mục tiêu của giáo dục phổ thông là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành
và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật giáo dục năm 2005 - Điều 2)
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn Phương pháp giáo dục phổ
thông cũng được đổi mới theo hướng “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
Trang 7động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo
dục năm 2005 - Điều 5) Giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh
mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ
năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để chung sống, Học để tự khẳng định mình Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một
số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong nhà trường phổ thông Đặc biệt, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong
những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008 - 2013
do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Có thể nói việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các đô thị và thành phố lớn Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức…Chính vì thế mà nhiều học sinh đã giải quyết vấn đề gặp phải một cách tiêu cực
Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường ở các nước cho thấy, nó thúc đẩy mối quan hệ tích cực hơn giữa giáo viên và học sinh, đem lại hứng thú học tập cho học sinh do các em cảm thấy được tham gia vào những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân, cũng như đem đến bầu không khí năng động hơn trong lớp học và trong trường Việc giáo dục kĩ năng sống, giúp học sinh rèn luyện hành vi, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa gia đình, bạn bè và xã hội, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa, lành mạnh
Trang 8Các môn học đều hàm ẩn nội dung giáo dục kĩ năng sống với những mức
độ khác nhau Xét về chức năng bộ môn trong hệ thống các môn học trong nhà trường, Ngữ văn là môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác Môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội của con người Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, trau dồi tình cảm, rèn luyện những rung động tinh tế để con người sống tốt hơn, lành hơn Bên cạnh đó, môn Ngữ văn dẫn dắt chúng ta nhận ra cái đẹp tự nhiên hiển hiện rõ ràng hoặc ẩn giấu của cuộc sống.Vì vậy, có thể triển khai giáo dục kĩ năng sống vào các nội dung của môn Ngữ văn mà không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung môn học
Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn lớp 12 - tập 2, chúng tôi nhận thấy các tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam chiếm vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, khi được tuyển chọn đưa vào Sách giáo khoa đều là những tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật, có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh Nhưng nhìn vào thực tế giảng dạy có thể nhận thấy, chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng của truyện ngắn Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 - tập 2 với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
để qua mỗi bài học các em có được những kinh nghiệm sống cần thiết làm hành trang quý giá bước vào đời
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên và với mong muốn tìm ra một số biện pháp nhằm giáo dục cho học sinh những giá trị và kĩ năng sống qua mỗi tác phẩm truyện ngắn Việt Nam trong chương trình Ngữ văn
12 - tập 2, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh qua dạy học truyện ngắn Việt Nam - Chương trình Ngữ văn 12 - Tập 2
Trang 92 Lịch sử vấn đề
2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ "Kĩ năng sống" đã xuất hiện
trong một số chương trình giáo dục của UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp
quốc), trước tiên là chương trình "Giáo dục những giá trị sống" với 12 giá trị
cơ bản của giáo dục cho thế hệ trẻ Những nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này với mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về KNS cũng như đưa đến một bảng danh mục các KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần có Phần lớn các chương trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn này quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kĩ năng xã hội Dự án do UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học) tiến hành tại một số nước Đông Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho hướng nghiên
cứu KNS nêu trên
Các tổ chức WHO (Tổ chức Y tế thế giới), UNICEF, UNESCO đã chung sức xây dựng chương trình giáo dục KNS cho thanh thiếu niên Từ xuất phát điểm này, một số nhà nghiên cứu như J.H.Fichter (nhà xã hội học người Mỹ), P.Tugarinov (Liên Xô) hay Dramalier (Bungari) bắt đầu đề cập đến vấn
đề giá trị sống như những chuẩn mực trong giá trị đạo đức con người Từ đây, một số tài liệu nghiên cứu về vấn đề giáo dục KNS cho thanh thiếu niên ra đời
như: Tài liệu tập huấn về KNS của UNICEF (2004), Những hoạt động giá trị sống cho thiếu niên (8 đến 14 tuổi) của Diane Tiuman (NXB thành phố Hồ Chí Minh - 2000), Tài liệu tập huấn kĩ năng cơ bản trong tham vấn,
G.Bandzeladze (1985)…
Như vậy, KNS đã được giới nghiên cứu xã hội học trên thế giới quan tâm cách đây gần ba thập kỉ và giáo dục KNS được thể nghiệm như là một hệ quả tất yếu của quá trình nghiên cứu
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển của quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của người học,
Trang 10đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu (như năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội…) để thích ứng với những thay đổi chóng mặt của xã hội Theo đó, vấn
đề giáo dục KNS cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh phổ thông nói riêng
được đông đảo các nước quan tâm Chương trình hành động DaKar về Giáo dục cho mọi người (Senegal - 2000) đã đặt ra trách nhiệm của mỗi quốc gia
phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục KNS phù hợp và KNS được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục
Tại nhiều nước trên thế giới, thanh thiếu niên đã được học kĩ năng về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người với người Ví dụ, học sinh tiểu học ở Nhật Bản được học cách đối phó, thích ứng với các tai nạn như động đất, sóng thần, thiên tai, cháy, đuối nước, giao thông Tại Mỹ, việc dạy KNS trở thành một phần tất yếu trong hầu hết các môn học, Ngữ văn cũng không phải là ngoại lệ Trong mỗi giờ học Văn, chương trình tích cực đưa Văn về với cuộc sống, gần gũi và thực tế
Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở tiểu học và Trung học Việc giáo dục KNS cho học sinh ở các nước được thực hiện theo 3 hình thức:
- KNS là môn học riêng biệt
- KNS được tích hợp vào một số môn học chính
- KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình
Tuy nhiên, chỉ có một số không đáng kể các nước đưa KNS thành một
môn học riêng biệt Ví dụ như: Malawi, Cămpuchia…Còn đa số các nước để
tránh sự quá tải trong nhà trường, thường tích hợp KNS vào một phần nội dung môn học, chủ yếu là các môn xã hội như: Giáo dục sức khỏe, giáo dục