1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cho học học sinh vùng cao theo hướng đối thoại văn hóa

121 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 663 KB

Nội dung

Đã có không Ýt tác giả quantâm nghiên cứu vấn đề giảng dạy cho học sinh ở những nơi dân tộc thiểu sốnhư miền núi, cao nguyên...đã lí giải nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả dạyhọc văn và

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thế kỷ XXI là thế kỷ cá tính sáng tạo của con người được phát huy tớimức cao nhất Nền giáo dục của bất kỳ một quốc gia nào cũng phải hướngvào những công dân trẻ, phát huy được hết những nội lực của nó để thích ứngvới hội nhập khu vực và quốc tế

Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã chỉ ra rằng: “Cần phải đổi mớimạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ mộtchiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người ” Tr43[51] Tiếp tụctinh thần đó, tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX, khi nói về giáodục và đào tạo, Ban chấp hành Trung ương nhấn mạnh: “ Đổi mới nội dungphương pháp dạy và học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo củahọc sinh, sinh viên; đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và taynghề”.Tr 108,109 [52] Bên cạnh đó, trong báo cáo chính trị của Ban chấphành Trung ương Đảng tại Đại hội toàn quốc lần IV cũng chỉ ra rằng: “Chínhsách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữacác dân tộc, tạo điều kiện cần thiết xoá bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độkinh tế, văn hoá giữa các dân tộc Ýt người và dân tộc đông người; đưa miềnnúi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp; làm cho tất cả các dântộc đều có cuộc sống Êm no, văn minh và hạnh phúc, đoàn kết giúp nhaucùng tiến bộ, cùng làm chủ tập thể Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.Tr46[53]

Việc hiện đại hoá nhà trường phải được tiến hành một cách đồng bộgiữa cơ sở vật chất và chương trình cũng như các bộ môn Môn văn trong nhàtrường từ cải cách giáo dục đã trải qua nhiều lần cách tân về nội dung,chương trình, sách giáo khoa, phương pháp Đặc biệt đối với nhà trườngmiền núi lại là mối quan tâm lớn nhất

Trang 2

Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học Văn hiện nay,nhiều phương pháp mới có ý tưởng phá vỡ ràng buộc của phương pháp dạyhọc cũ, nhằm đổi mới dạy học theo hướng dân chủ hoá và nhân văn hoá.Trong giảng dạy văn chương ở nhà trường phổ thông, vấn đề người học với

tư cách là chủ thể của giờ học ngày càng được quan tâm Nghiên cứu kiểu giờhọc mới - giờ học đối thoại nằm trong xu thế chung đi tìm một phương phápdạy học bổ sung vào hệ thống phương pháp dạy học tích cực, dạy học hướngđến học sinh, phát huy cao nhất ý thức tự giác, năng động và sáng tạo của họcsinh Đặc biệt dạy học đối thoại mà lại là đối thoại văn hoá là một hình thứckhá mới mẻ: dùng văn hoá, từ văn hoá, bằng văn hoá kết hợp hình thức đốithoại trong dạy học là con đường tiếp nhận tác phẩm rất phù hợp với từngvùng miền

Nhưng đi vào cụ thể của vấn đề dạy học - văn còn tồn tại không Ýtnhững hạn chế: Những thói quen dạy học giáo điều, phân tích tác phẩm theonhững công thức chưa thay đổi được bao nhiêu Đã có không Ýt tác giả quantâm nghiên cứu vấn đề giảng dạy cho học sinh ở những nơi dân tộc thiểu sốnhư miền núi, cao nguyên đã lí giải nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả dạyhọc văn và đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm phát huy giá trị của tácphẩm văn học cũng như hiệu quả của việc dạy - học văn như: “Con đườnghướng dẫn học sinh miền núi chiếm lĩnh thế giới hình tượng trong tác phẩmvăn học” của Hoàng Hữu Bội, “Việc giải toả hàng rào ngôn ngữ cho học sinhdân tộc Ýt người tiếp nhận tác phẩm” của tác giả Nguyễn Huy Quát, HoàngHữu Bội

Tô Hoài là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cáchtân và hiện đại hoá nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam Đặt bên cạnh nhữngNam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan thì Tô Hoài không thật chuyên

về truyện ngắn, song điều đáng nói, ông rất tâm huyết với thể loại truyệnngắn và viết truyện rất hay về nội dung, sắc sảo trong cách nhìn “Vợ chồng

Trang 3

A Phủ” là truyện ngắn đặc sắc mà nhà văn tâm đắc Đặc biệt nó còn mangđậm màu sắc văn hoá dân tộc H'mông - dân tộc chiếm khá đông dân số ở tỉnhvùng cao Yên Bái Hiện nay, ở các trường THPT việc dạy “Vợ chồng A Phủ”của Tô Hoài chủ yếu đi vào tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, phân tích nhân vậtmột cách đơn thuần nh miền xuôi; thậm chí còn áp đặt những quan niệm vănhoá của người Kinh bắt học sinh hiểu về văn hoá của một dân tộc mà giáoviên chưa có điều kiện hiểu sâu sắc Học sinh còn hiểu và cảm thụ tác phẩmmột cách thụ động, đơn giản, hời hợt dẫn đến hiệu quả tiếp nhận tác phẩmchưa cao

Nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương dựa trên những hiểu biết vềvăn hoá, bằng văn hóa và từ văn hoá, thông qua hình thức đối thoại để tiếpcận tác phẩm là con đường cần thiết và đúng đắn để giúp người đọc đối thoạivới tác giả, tác phẩm , trở về với môi trường mà tác phẩm nảy sinh, đồngthời vẫn tôn trọng đặc trưng văn học của tác phẩm

Với tâm thế là người con của mảnh đất vùng cao Yên Bái, được dạy vàtiếp xúc với nhiều học sinh dân tộc Ýt người trong đó có dân tộc H'mông

Người viết chọn đề tài " Dạy học tác phẩm " Vợ chồng A Phủ" cho học sinh vùng cao theo hướng đối thoại văn hóa" với mong muốn đưa đến cho các em

học sinh một cái nhìn mới mẻ, dựa vào chính nền văn hóa dân tộc mình đểtìm hiểu về tác phẩm, bằng văn hoá, từ văn hoá, với văn hoá qua hoạt độngđối thoại để đạt mục đích tiếp nhận tác phẩm Đồng thời góp phần vào nỗ lựcchung nhằm gìn giữ bản sắc văn hoá dân téc nói chung và văn hóa dân tộcH'mông nói riêng

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Về lí luận, đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào trực tiếp nghiên cứuvấn đề đối thoại văn hoá trong dạy học tác phẩm văn chương Song ở cáckhía cạnh của vấn đề này có thể thấy được các thành tựu nh sau:

2.1 Những vấn đề về văn hóa, văn học.

Trang 4

Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng văn hóa với văn học cómối quan hệ gắn kết không thể tách rời nghiên cứu vấn đề này nhà mỹ học,

nhà lý luận văn học M Bakhtine nhấn mạnh: '' nghiên cứu văn học cần gắn

bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa Văn học là một bộ phận không thể tách rời văn hóa”.[2]

Đối với các nhà nghiên cứu trong nước, đã có không Ýt người đi vào

tìm hiểu vấn đề này: Lê Nguyên Cẩn trong bài viết '' Tính văn hóa của tác phẩm văn học '' đã đặc biệt chú ý tới mối quan hệ đặc thù giữa văn hóa với văn học: '' Tính văn hóa (cultured) là tính chất đặc thù gắn liền với mỗi tác phẩm văn học, nó cho thấy tác phẩm văn học không chỉ toát lên vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cả vẻ đẹp tâm hồn qua cách ứng xử và tiếp nhận''.[4] Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn, thì cho rằng: '' Văn học là một bộ phận quan trọng của văn hóa, sự giàu có của nó về nội dung và hình thức trực tiếp làm giàu cho văn hóa.''[13]

Các nghiên cứu trên đều cho thấy: Văn học có vai trò to lớn trong việctruyền tải các yếu tố văn hóa, nếu tách rời yếu tố văn hóa trong văn học thìcoi như đã đánh mất nội dung và hình thức văn hóa do văn học mang lại

Đề tài mà người viết lựa chọn sẽ dựa vào những nền tảng lý luận trên

để áp dụng vào chuyên ngành phương pháp dạy học văn

2.2 Vấn đề về nghiên cứu kiểu giờ học đối thoại.

Giáo sư Phan Trọng Luận - một chuyên gia đầu ngành bộ môn phươngpháp dạy học văn đã đặt vấn đề này trong bài viết:'' Đổi mới thiết kế giờ họctác phẩm văn chương'' Với tác giả: Giờ học đối thoại là con đường để giảiquyết một nghịch lý trong giảng văn, đó là sự thờ ơ lạnh nhạt của học sinhtrước mỗi bài văn hay, là khoảng cách tâm lý và thẩm mỹ rất xa lạ giữa tácphẩm văn chương với sự tiếp nhận của học sinh; hiện tượng liên tưởng ngoàitác phẩm[27] Để khắc phục những bất cập trên, chúng ta cần tìm ra nhữngbiện pháp hữu hiệu để làm sao cho giờ giảng văn đảm bảo sự hài hòa, cân

Trang 5

đối, đồng bộ giữa sự năng động của chủ thể học sinh với yêu cầu định hướng

sư phạm của giáo viên

Cũng với vấn đề này, tiến sĩ Đỗ Huy Quang đã có bài viết: '' Giờ họcđối thoại- con đường giải quyết nghịch lý trong giảng văn''(NCGD2- 1995)hay bài đăng trên tạp chí Giáo dục số 32(6-2002) '' Dạy học đối thoại ở đạihọc'' Tác giả đã nhấn mạnh tính khả thủ của kiểu giờ học đối thoại, nhất là ởbậc đại học, bởi vì ở bậc học này - theo tác giả - đối thoại không chỉ bằng trithức đang có trong mỗi người mà còn phải đối thoại từ nguồn tri thức cungcấp cho người học, từ mối quan hệ tri thức với cuộc sống… Tạo ra đối thoại

để bên trong mỗi người học là sự tiếp nhận tri thức thức không đơn giản dễdãi mà phải có chiều sâu

Tại hội nghị toàn quốc về đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ởtrường sư phạm tháng 5 - 2002, tiến sĩ Đỗ Huy Quang có bài viết: ''Dạy họcđối thoại trong môn văn '' Tác giả khẳng định, dạy học đối thoại trong giờvăn, người giáo viên vẫn thực hiện mọi yêu cầu của dạy học tích cực, sửdụng câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm, lớp, giaoviệc cho học sinh…Và cũng tác giả này,với đề tài cấp bộ: ''Tính đối thoại củatác phẩm văn học và tổ chức hình thức đối thoại trong dạy học tác phẩm ởtrường phổ thông'', ông đã phát triển ý tưởng, quan niệm dạy học đối thoại để

từ đó mở ra một hướng nhìn mới về tác phẩm và dạy tác phẩm, làm phongphú thêm cách hiểu và cách dạy tác phẩm

Và kiểu giờ học đối thoại - cụ thể hơn là ''Đối thoại trong tác phẩm tựsự” đã được học viên Huỳnh Thị Liên Chi đề cập đến trong luận văn tốtnghiệp của mình Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra những quan điểmmới về đối thoại, tìm hiểu về bản chất của đối thoại trong tác phẩm vănchương khẳng định tác phẩm văn chương là những văn bản nghệ thuật đanghĩa, sự đa nghĩa này tạo nên sự tiếp nhận khác nhau ở người đọc, tạo nênnhu cầu đối thoại, kích thích sự trao đổi… ở người đọc Bên cạnh đó, tác

Trang 6

phẩm văn chương là một hệ thống mở, sự tiếp nhận cùng một tác phẩm có sựkhác nhau giữa các thế hệ, hoàn cảnh và quan điểm sống…Và cùng với đóchính bạn đọc đã hoàn thiện vòng đời tác phẩm trong sù giao lưu đối thoạivới nhà văn Tác giả đã đưa ra tiền đề, yêu cầu chung cũng như những ápdụng thực tế để tổ chức giờ học đối thoại trong tác phẩm tự sự.

Tiếp bước trên con đường tìm tòi những hình thức dạy học hữu hiệunhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học văn trong nhà trường, đề tài ''Dạy học tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cho học học sinh vùng caotheo hướng đối thoại văn hóa '' nhằm góp phần bổ sung, cụ thể hóa hơn hìnhthức này ở một tác phẩm cụ thể, hy vọng sẽ có được những tín hiệu khảquan

2.3 Về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

“Vợ chồng A Phủ” nằm trong tập “Truyện Tây Bắc”(1953) cùng với

“Cứu đất cứu mường”, “Mường Giơn” và là tác phẩm xuất sắc nhất, tác phẩm

đã được tặng giải nhất giải thưởng văn học của Hội văn nghệ Việt Nam năm1954-1955.[48]

Là một tác phẩm được trích giảng trong nhà trường phổ thông, “Vợ chồng A Phủ” nhận được rất nhiều ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu,

các nhà giáo, thậm chí các bạn đọc là học sinh, sinh viên Tựu trung lại họđều thống nhất ở một nhận định khái quát: Đây là một tác phẩm hay vào loạixuất sắc của Tô Hoài khi viết về miền núi Tây Bắc, nó được coi là một vănphẩm hết sức tiêu biểu cho phong cách tự sự độc đáo của Tô Hoài Ở đây giátrị hiện thực và giá trị nhân đạo kết hợp hài hoà tạo nên giá trị nội tại sâu sắccủa toàn tác phẩm

Tác giả Đỗ Kim Hồi trong cuốn “Giảng văn văn học Việt

Nam-NXBGD- 1997” đã khẳng định: Sức chinh phục của “Vợ chồng A Phủ” phải

chăng là ở chỗ nhà văn đã đứng về phía khát vọng được sống, được yêu để tốcáo xã hội đã giam hãm, trói buộc tuổi xuân và sinh lực, ở chỗ nhà văn tin

Trang 7

tưởng vào sức sống bất diệt của con người để cảm thông với nguyện vọngđau đáu,thiết tha muốn được vươn lên sống làm người, muốn phản kháng lạithực tại đen tối để tìm đến với tình yêu, tự do và hạnh phúc Vả chăng sự sựchinh phục của thiên truyện còn ở cái nhìn thật biện chứng của tác giả vào thếgiới nội tâm nhân vật [18]

Bên cạnh đó khi viết về “Vợ chồng A Phủ” tác giả Nguyễn Phan

Long (Giảng văn.T2.NXBĐH và TH chuyên nghiệp HN- 1982) đã nhấn

mạnh ý nghĩa giáo dục tư tưởng của tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ” đã miêu tả

một cách cô đọng nhưng sinh động quá trình trưởng thành con đường đi đếncách mạng của nhân dân lao động miền núi, của các dân tộc thiểu số anh em.Đây cũng chính là con đường tất yếu cách mạng mà dân tộc ta đã trải quamấy mươi năm qua Con đường đó càng làm sáng tỏ chân lý của thời đại: Chỉ

có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị

áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ.[26]

Còn rất nhiều những nghiên cứu khá sâu sắc và liên tục về tác phẩm

“Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài của các học giả, bạn đọc để từ đây chúng ta có

thể khẳng định rằng: “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài có một giá trị tương đốilâu bền, có bề dày chiều sâu, có sức gợi lớn Đến nay tác phẩm vẫn tiếp tụctồn tại một khả năng mở ngỏ, tạo hứng thú, thôi thúc về một sự tìm kiếm đểhiểu biết, để khám phá và sáng tạo Chính vì thế người viết hy vọng với đề tàinày sẽ đem đến cho tác phẩm hướng tìm hiểu và tiếp cận mới mẻ, kích thíchtâm hồn văn chương tiềm Èn trong mỗi cá nhân học sinh

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

3.1 Mục đích.

Đề tài nghiên cứu không nằm ngoài mục đích đem lại hiệu quả trongdạy và học, kích thích học sinh tư duy, sáng tạo trong học tập, say mê mônhọc Với mục đích từ văn hoá, bằng văn hóa trong tác phẩm văn chương kếthợp hình thức dạy học đối thoại giúp các em thâm nhập tác phẩm bằng con

Trang 8

đường văn hoá, hiểu sâu sắc hơn về đời sống văn hóa dân tộc H'mông trongquần thể các dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.

- Tổng hợp các nghiên cứu lý luận làm cơ sở cho đề tài

- Khảo sát thực tế việc dạy- học tác phẩm này trong nhà trường phổthông ở vùng cao Yên Bái, phân tích, nhận định tình hình

- Xây dựng giáo án thực nghiệm trên cơ sở khoa học về phương pháp,biện pháp đã đề xuất

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

Luận văn tập trung nghiên cứu văn hoá, từ văn hoá, bằng văn hoá trongtác phẩm cụ thể (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - SGK Văn 12) và bằng hoạtđộng đối thoại trong dạy - học giúp học sinh nhà trường vùng cao Yên Báitiếp nhận thành công tác phẩm này

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Nghiên cứu đề tài này người viết sử dụng những phương pháp sau:

Hệ thống vận dụng, tổng hợp các kiến thức làm sáng rõ về vai trò, vịtrí của tác phẩm trong nhà trường vùng cao Yên Bái, những bất cập hiện tạikhi hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm này đồng thời đề xuất cách tiếpcận phù hợp với đối tượng và kiểu tác phẩm trong dạy và học văn ở nhàtrường phổ thông

Thực tế tình hình dạy học tác phẩm ở nhà trường phổ thông của địaphương để từ đó đề xuất một số phương pháp, biện pháp mình nghiên cứucho phù hợp với việc tiếp cận, khai thác tác phẩm

Trang 9

Sử dông phương pháp thực nghiệm sư phạm ở một số trường thuộctỉnh Yên Bái.

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Chỉ ra được nguyên nhân và những mặt hạn chế trong việc hướng dẫnhọc sinh tiếp nhận tác phẩm văn học mà xa rời những hiểu biết về văn hoá,cũng như cần phải có sự đối thoại cởi mở có sự định hướng của giáo viêntrong giờ học để học sinh có thể tiếp nhận tác phẩm một cách sâu sắc và đemlại hiệu quả cao nhất

Khẳng định bằng văn hoá, từ văn hoá, lấy văn hoá làm điểm nhấn,đồng thời sử dụng biện pháp đối thoại trong giờ học là giải pháp tối ưu đểtiếp nhận thành công tác phẩm văn chương

Đề tài nghiên cứu, khảo sát việc dạy và học văn ở nhà trường vùng caoYên Bái, đưa ra những biện pháp cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh vùngmiền, nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học văn, đáp ứng những yêu cầu của đổimới phương pháp dạy học trong thời kỳ hiện nay

7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận văn được chia làm ba chương:

Chương I Vị trí của “Vợ chồng A Phủ” trong nhà trường phổ

thông vùng cao nói chung và Yên Bái nói riêng

Chương II Khảo sát thực tế dạy và học tác phẩm “Vợ chồng A

Phủ” Con đường hướng đến những giải pháp thích hợp

Chương III Thực nghiệm sư phạm

Trang 10

Chương I

VỊ TRÍ CỦA “VỢ CHỒNG A PHỦ” TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG CAO NÓI CHUNG VÀ YÊN BÁI NÓI RIÊNG

1 Dạy - học tác phẩm văn chương trong nhà trường vùng cao

Văn học nhà trường nói chung bao giờ cũng là mối quan tâm thườngxuyên của toàn xã hội Thậm chí, những năm gần đây nó đã trở thành mộtvấn đề thời sự nóng bỏng thu hút sự quan tâm của rất nhiều những ngườitrong ngành Sở dĩ có tình trạng này vì những lý do: sù sa sút về chất lượnghọc văn ở học sinh, những điều bất cập trong chương trình và sách giáo khoa,nạn quá tải học đường, phương pháp dạy học cũ kĩ, lối kiểm tra, đánh giá cònbảo thủ, lạc hậu Giáo sư Phan Trọng Luận trong bài viết “Văn học nhàtrường- Èn số và đáp số” đã thẳng thắn đưa ra vấn đề: "Thực trạng đáng longại của việc dạy học văn trong nhà trường hay là khủng hoảng về nội dung,chất lượng và phương pháp".[27]

Với một tốc độ biến đổi như vũ bão, xã hội ngày nay nếu chúng tachỉ “ngủ quên” một chút thôi tỉnh dậy đã chẳng còn dễ dàng nhận ra nhữngthứ quen thuộc xung quanh mình nữa Điều này đã tác động không nhỏ đếnnội dung giảng dạy và tâm lý học sinh Và cũng đồng nghĩa một điều rằng,học sinh hàng ngày cắp sách đến trường và cũng hàng ngày phải tiếp cận với

vô số những luồng thông tin thẩm mỹ xa lạ, hoàn toàn khác với điều thầygiảng trong bốn bức tường nhà trường

Bên cạnh đó văn học nhà trường cũng đã đi quá chậm so với thànhtựu khoa học của một số ngành như: Lý luận văn học, Nghiên cứu văn học vàmột số ngành nhân văn khác Đồng thời nhà trường hiện nay cũng đang phảiđối mặt với sự khủng hoảng về phương pháp Bởi vì trong cải cách giáo dục,

các nhà khoa học và các nhà sư phạm tiên tiến đã gắn chặt hai khái niệm Cái

gì và Như thế nào như một hợp thành hữu cơ của nội dung và chất lượng đào tạo Vấn đề không phải là Dạy cái gì mà Dạy như thế nào Chóng ta đang

Trang 11

sống vào giữa thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ nhất của công nghệ thông tin nhưngchúng ta lại đang bộc lộ một sự chậm trễ đáng kinh ngạc về phương phápkhoa học cũng như giáo dục Điều này thể hiện ở việc dạy học theo lối cũ vẫncòn khá phổ biến, cho nên xảy ra tình trạng học sinh chán học văn, sự xuốngcấp trầm trọng về đạo đức của học sinh và một phần giáo viên đang là vấn

đề bức xúc trong nhà trường hiện nay

Trong bối cảnh chung đó, việc dạy - học văn ở nhà trường vùng caobên cạnh những thay đổi đáng khích lệ thì vÉn còn những tồn tại mà khôngphải chỉ giải quyết ngày một ngày hai là được Những năm gần đây việc dạyhọc nói chung và dạy học văn nói riêng đã được quan tâm nhiều hơn, giữacác trường học đã có những buổi ngoại khoá giao lưu trao đổi kinh nghiệmgiảng dạy Tuy nhiên việc dạy- học gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi

Trước hết, mặt bằng văn hoá chung ở vùng cao so với vùng đồng bằng

có nhiều sự khác biệt Việc được tiếp cận với những thay đổi của đời sốngvăn hoá, xã hội còn gặp nhiều khó khăn Thậm chí một phần giáo viên vùngcao hiện nay vẫn rất lạ lẫm với cái gọi là Internet Học sinh phần lớn là con

em dân tộc thiểu số, biết và nói chuẩn ngôn ngữ phổ thông còn khó huống chi

là tiếp nhận tác phẩm văn chương để hiểu được giá trị nội dung và giá trịnghệ thuật của chúng như thế nào Nếu giáo viên và học sinh miền xuôi khigặp những vấn đề khó hiểu hoặc cần tìm hiểu sâu hơn thì chỉ cần lên mạng làmọi thứ đã hiện ra trước mắt Ngược lại, rất nhiều nội dung trong các tácphẩm được đưa vào nhà trường học sinh vùng cao chưa bao giờ được tìmhiểu, ví dụ khi dạy về bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chốngAIDS ” hầu như lần đầu tiên các em biết tác giả của bài viết này từng giữchức tổng thư ký LHQ và là người rất nổi tiếng trên trường chính trị thế giới

Cã em không phân biệt được tầu với thuyền thì làm sao hiểu được ý nghĩanghệ thuật của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) v.v

Trang 12

Tiếp đến là do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc trang bịsách giáo khoa và đồ dùng học tập cho con em còn chưa được quan tâm dẫnđến rất nhiều học sinh học chay, học không có sách giáo khoa Học văn màkhông đọc thì làm sao tiếp cận tác phẩm được Bên cạnh đó là điều kiện về

cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học thiếu thốn, nơi ăn chốn ở cònquá tạm bợ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của giáoviên vùng cao..

Một điều không thể không nói đến đó chính là việc đổi mới phươngpháp dạy học còn rất hời hợt mặc dù có vẻ nh nã đang được triển khai khárầm rộ Điều này cũng không hoàn toàn là do phía giáo viên, bởi vì với điềukiện tiếp nhận còn rất nhiều hạn chế của học sinh dân tộc thiểu số thì việcthay đổi không thể là một sớm một chiều Với một tác phẩm văn chương giáoviên chủ yếu cho các em hiểu nó viết về điều gì, nội dung gì và cách viết nhthế nào Chứ hầu như không có chuyện học sinh tự tìm hiểu, tự đưa ra ý kiếncủa mình để đối thoại với giáo viên, với các bạn ở trên lớp Đặc biệt còn tồntại nhiều tình trạng học sinh lên lớp mà không đúng với lực học của mình,hay còn gọi là “ngồi sai lớp”

2 Dạy và học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài ở nhà trường vùng cao Yên Bái.

2.1 Tô Hoài - nhà văn miền xuôi với cái duyên viết về đề tài vùng cao 2.1.1 Vài nét về tiểu sử.

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen (các bót danh khác: Mai Trang, MắtBiển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa ) sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920tại quê ngoại phường Nghĩa Đô, Hoài Đức, Hà Đông nay là Nghĩa Đô quậnCầu Giấy Quê nội: Xã Kim An, Thanh Oai, Hà Tây

Xuất thân từ một gia đình thợ thủ công (thợ dệt), Tô Hoài thời thanhniên đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: thợ dệt, nhân viên bán hàng,nhiều khi thất nghiệp Tô Hoài sớm giác ngộ cách mạng Thời kỳ Mặt trận

Trang 13

dân chủ Đông Dương, ông hoạt động trong tổ chức ái hữu của thợ thuyền.Ông tham gia hội văn hoá cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh (1943) LàĐảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên sáng lập Hội nhà văn ViệtNam.

Tô Hoài được chú ý trong đời sống văn học từ khoảng năm 1940, 1941

với hai sở trường: viết truyện về loài vật (Dế mèn phiêu lưu ký, O Chuột )

và những truyện hiện thực chủ nghĩa phản ánh phong tục và số phận củanhững thợ thủ công, nông dân, tiểu tư sản nghèo vùng Kẻ Bưởi, ngoại ô Hà

Nội (Quê người, Giăng thề, Cỏ dại, Nhà nghèo v.v ).

Sau cách mạng tháng Tám và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp,

Tô Hoài làm báo Cứu quốc, công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký

toà soạn Tạp chí văn nghệ Trong thời gian này ông viết nhiều về Tây Bắc

Tập Truyện Tây Bắc là thành công xuất sắc của ông thời gian này(giải nhất

giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955)

Từ năm 1954, Tô Hoài vừa tiếp tục sáng tác vừa tham gia đều đặncông tác lãnh đạo ở Hội văn nghệ Hà Nội, Hội văn nghệ Việt Nam Tuổicàng cao, Tô Hoài càng viết đều, viết khoẻ, trên nhiều thể loại: truyện ngắn,truyện dài, bút ký, hồi ký, truyện thiếu nhi, kinh nghiệm nghề nghiệp

Người ta nhận thấy Tô Hoài có hai vùng quê thân thiết nhất đối vớisáng tác văn chương của ông: miền núi Tây Bắc và vùng ven đô Hà Nội.Người ta cũng dễ nhận thấy ở nhà văn này tài quan sát sắc sảo, tài mô tảphong tục rất hấp dẫn và khuynh hướng hồi ký, tự truyện Ông cũng được coi

là một cây bút có vốn ngôn ngữ phong phú, đầy góc cạnh Ông được nhànước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (1996)

Một số tác phẩm chính:

- Tiểu thuyết: Quê người, (1942) Mười năm, (1957) Miền Tây, (1967), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Quê nhà (1981), Chiều Chiều (1999).

Trang 14

- Hồi ký: Cỏ dại (1944), Cát bụi chân ai (1992).

- Truyện ngắn, truyện vừa: Giăng thề (1943), Nhà nghèo, Xóm giếng ngày xưa (1944), Núi Cứu Quốc (1948), Truyện Tây Bắc (1953)

- Truyện thiếu nhi: Dế mèn phiêu lưu ký (1941), Đảo hoang (1967).

2.1.2 VÒ đề tài vùng cao.

Tô Hoài là một hiện tượng văn học độc đáo trong nền văn học hiện đại

Việt Nam Tên tuổi của ông được khẳng định từ khi tập truyện đồng thoại

“Dế mèn phiêu lưu kí” ra đời (năm 1941) và sau này trở thành tác phẩm thành

công vang dội nhất Ông là một trong sè Ýt nhà văn được giới nghiên cứuphê bình quan tâm đặc biệt và dành nhiều trang viết Có nhiều ý kiến khácnhau, song các nhà phê bình đều thống nhất ở một nhận định chung: Tô Hoài

là một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, ở ông là một bút phápvăn chương độc đáo, những mảng đề tài mà ông theo đuổi không nhiều songông dành sự ưu ái cho cuộc sống nơi thôn dã xung quanh mình, những miềnquê sát gần thành thị đã không còn mấy sự yên lành, thơ mộng

Trong cuộc đời cầm bút của mình, có một đề tài mà Tô Hoài đặc biệttheo đuổi và tâm huyết đó là cuộc sống, chiến đấu, lao động và phong tục tậpquán của những người dân vùng cao In đậm dấu Ên ở đề tài này phải kể đến

tập “Truyện Tây Bắc”(1953) gồm 3 truyện mà truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn thành công nhất, (hai truyện kia là “Cứu đất cứu mường” và “Mường Giơn”) Quá trình hoài thai để cho ra đời tác phẩm này là

cả một quãng thời gian dài nhà văn đi thực tế Đó là vào năm 1952, Tô Hoài

đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc Trong chuyến đi dài tám tháng này,nhà văn đã sống hoà đồng, thân thiết với đồng bào các dân tộc H'mông, Dao,Thái, Mường ở nhiều vùng, từ khu căn cứ du kích trên núi cao đến các bảnlàng mới giải phóng Đó là khu du kích bản Thái và vùng nói H'mông 99 PhùYên, khu du kích Mường La, Tú Lệ, Thuận Châu (Sơn La), các khu du kích

Trang 15

Pú Nhung, Tuần Giáo, Điện Biên (Lai Châu) Chuyến đi đã giúp cho Tô Hoàihiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống và con người miền núi, để lại cho nhà vănnhững kỷ niệm sâu sắc, tình cảm thân thiết với người và thiên nhiên tạo vậtTây Bắc.

Truyện Tây Bắc (1953) - kết quả của chuyến đi Êy- là mét trong những

tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của văn học thời kỳ kháng chiến chống thực dânPháp Tập truyện đã thể hiện một cách xúc động thực trạng cuộc sống tủinhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới bóng đen phong kiến và thực dân

Đó là một bà Ảng (Cứu đất cứu mường), một ông Mường (Mường Giơn) và

Mị - A Phủ (Vợ chồng A Phủ) Giữa đêm dài tăm tối, đau thương tột cùng Êy,

ánh sáng cách mạng đã đến với họ, soi rọi tâm hồn họ và họ đã thức tỉnh Tập

Truyện Tây Bắc là một thành quả mới về tư tưởng và nghệ thuật của đời văn

Tô Hoài và là bông hoa đầu mùa trong vườn văn xuôi cách mạng viết về mộtquê hương văn học mới

Đến năm 1967 Tô Hoài viết Miền Tây Miền Tây - đó là sự tiếp nối và quy tô và tiếp nối các thành tựu của Truyện Tây Bắc, là cái hậu của Truyện Tây Bắc mà người viết tỏ ra rất tin tưởng vì đã có thêm nhiều năm đi về - các

địa chỉ cũ như một quê hương thứ hai; và người - cảnh - sinh hoạt ở đây

không chỉ để nhớ thương cho ông mà còn cả như một món nợ lòng Miền Tây, hơn thế, còn là nơi ông gửi gắm niềm tin ở tương lai phát triển của hiện

thực, ở những cái mới xã hội chủ nghĩa đã toả rạng trên đời sống và khuôn

mặt con người vùng cao Đặc biệt ở Miền Tây với những hình ảnh đoàn ngựa

thồ hàng buôn của Khách Sìn lên Phiềng Sa, những nhọc nhằn của người dântrong tăm tối, cảnh thiên nhiên hiểm trở hoang rợn, cảnh sống đặc trưng củangười vùng cao Tất cả đã khắc hoạ khá đầy đủ và chi tiết về phong tục, tậpquán, văn hoá và con người vùng cao

Đề tài vùng cao Tô Hoài vẫn còn tiếp tục sau Miền Tây, với Tuổi trẻ

Trang 16

(1988) Rõ ràng là nhà văn vẫn theo đuổi nó với một kiên nhẫn và hứng thúkhông nản mỏi; trong khi nhiều cây bút người Kinh khác đã bỏ cuộc, vànhiều cây bút dân tộc khác lớp lớp đã trưởng thành Dường nh vẫn khắckhoải trong ông niềm mong muốn giải đáp những bí Èn nào đó nơi mảnh đấtbiên cương dẫu xa xôi mà vẫn gắn sâu với cộng đồng dân tộc.

2.2 Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” - thể hiện chân thực cuộc sống của người dân tộc thiểu số vùng cao tràn đầy vẻ đẹp văn hoá H'mông “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn hay xuất sắc của Tô Hoài nằm

trong tập Truyện Tây Bắc (1953) với đề tài viết về miền núi.

Đọc “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài từng dòng chữ, từng trang sách

nh tự nó gợi lên cho chóng ta hiện thực cuộc sống lớn lao và con người miềnTây Bắc trong những năm tháng đáng ghi nhớ của lịch sử dân tộc Viết

truyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài dựa vào một câu chuyện có thật Chính

tác giả đã tâm sự rằng: “Đất nước và con người miền Tây đã để thương đểnhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên [ ] Hình ảnh Tây Bắc đauthương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người trong tâm trí tôi.[ ] Ý tha thiết với đề tài là một lẽ quyết định Vì thế tôi viết Truyện TâyBắc”[17] Có thể nói lời tâm sự tha thiết của Tô Hoài đã khẳng định: ông viết

“Vợ chồng A Phủ” từ suối nguồn tình cảm yêu nước, yêu con người, đồng

bào Tây Bắc sâu nặng Cốt truyện của truyện ngắn này xoay quanh một lõicủa sự việc, đó là cuộc đời của đôi vợ chồng người H'mông: Mị và A Phủ Từchỗ là kẻ nô lệ đau khổ trong nhà thống lí Pá Tra, rồi giúp nhau thoát ra đượcđến khi gặp cán bộ cách mạng và trở thành quần chúng trung kiên, những độiviên du kích tích cực

Truyện “Vợ chồng A Phủ” thể hiện rõ nét số phận đau khổ của người

dân lao động miền núi dưới ách phong kiến, thực dân và con đường giảiphóng của họ trong cách mạng và kháng chiến Đây là chủ đề gặp nhiều

trong văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975 Tuy vậy “Vợ chồng A

Trang 17

Phủ” có đặc sắc riêng: bút pháp miêu tả tâm lí, khắc hoạ tính cách con

người miền núi, tái hiện bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt đậm màu sắcphong tục của các dân tộc miền núi Tây Bắc Đây là nét độc đáo trongphong cách nghệ thuật của Tô Hoài Cũng từ tác phẩm này, tác giả đã khắchoạ một bức tranh khá chi tiết về cuộc sống, sinh hoạt cũng như phong tụctập quán của người dân tộc H'mông

Với hình tượng là người trần thuật khách quan, tác giả đã cho độc giảthấy được cuộc sống của người dân miền núi hiện lên thật chân thực và sinhđộng như cuộc sống vốn có của nó Đó là cảnh thiên nhiên tươi đẹp mangđậm chất vùng cao trong các làng Mèo đỏ những ngày giáp Tết; cảnh sinhhoạt của người dân miÒn nói trong những ngày chơi xuân, ở đó có cả cảnhsinh hoạt trong nhà thống lí Pá Tra; cảnh lao động vất vả của Mị và nhữngngười lao động trong nhà thống lí; đó còn là đoạn miêu tả các phong tục ởbản làng dân tộc H'mông (tục cướp vợ trong đêm tình mùa xuân, phong tụcngày mùa, ngày Tết và đặc biệt tác giả miêu tả sâu sắc và tỉ mỉ hơn cả làcảnh làng phạt vạ A Phủ )

Bên cạnh hình ảnh “đất nước” miền Tây từng đọng bao thương nhớ

trong tâm hồn tác giả là hình ảnh con người luôn luôn “thành hình, thànhnét”, thành nỗi ám ảnh thân thương không thể thiếu trong lòng tác giả Đó làmột cô Mị với dáng vẻ “lùi lũi”, luôn luôn cúi mặt, lặng lẽ âm thầm và camchịu nh đang đổ bóng xuống trang viết Một cô Mị là điển hình cho ngườiphụ nữ miền núi bị áp bức dưới chế độ phong kiến thực dân Đó là một APhủ - đứa con của núi rừng tự do cũng bỗng chốc rơi vào vòng kìm toả của lũthống trị Đặc biệt, với hai nhân vật phản diện là cha con nhà thống lí Pá Tra,tác giả đã lột trần bộ mặt xấu xa, tàn ác bằng hàng loạt những từ ngữ tả hànhđộng hết sức phi nhân tính (trói người như một con vật, cách A Sử hành hạ

vợ, hình ảnh thống lí Pá Tra trong ngày sử kiện )

Trang 18

Bằng cái duyên, cái tình với mảnh đất và con người Tây Bắc, Tô Hoài

đã thu hút độc giả vào thiên truyện với cảnh và người dường như rất xa lạnhưng gần gũi biết bao Bởi dù rằng ở đó là một phong tục khác, cách nghĩkhác, cảnh vật khác thì họ - những con người hiện lên trong tác phẩm kia vẫn

là một phần không thể tách rời của các dân tộc anh em trên mảnh đất hìnhchữ S này

2.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với học sinh vùng cao Yên Bái khi tiếp nhận tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

2.3.1 Thuận lợi:

- Có thể dễ dàng nhân thấy rằng, các em học sinh đa số là dân tộc Ýtngười hoặc Ýt nhiều được tiếp xúc, được gần gũi với môi trường văn hoá mà

tác phẩm ra đời Cho nên nhìn ở khía cạnh nào đó thì các em được giao lưu,

tiếp cận với con người nơi đây, những người dân thuần phác, thật thà Vì thế,các em học sinh vùng cao nói chung không qúa xa lạ, bỡ ngỡ khi tiếp cận tácphẩm này

- Đồng thời các phong tục tập quán, cách sống, cách nghĩ của conngười mà tác giả miêu tả trong tác phẩm ngày nay vẫn tồn tại dù không phảihoàn toàn nguyên si song phần nào cũng vẫn quen thuộc với các em Các em

sẽ dễ hiểu và dễ tiếp nhận hơn

- Cùng với sự quan tâm của toàn xã hội dành cho giáo dục, học sinhvùng cao, con em dân tộc thiểu số đã được hưởng nhiều những ưu đãi để có thểđến trường tích cực và đầy đủ hơn, không còn hoặc rất Ýt tình trạng bỏ học giữachừng, giúp nâng cao hơn hiệu quả giáo dục ở những vùng miền khó khăn

2.3.2 Khó khăn:

Trước hết cần phải nhìn thấy một thực tế, đó là hoàn cảnh sống có tácđộng rất lớn đến quá trình học tập của học sinh, các em gặp rất nhiều khókhăn trong việc tiếp cận với những phương tiện dạy - học hiện đại cho nênkhông có điều kiện trau dồi vốn kiến thức, vốn sống của mình

Trang 19

Cùng với những tồn tại chung trong việc dạy và học văn ở nhà trườngphổ thông hiện nay như: học sinh chán học văn, hiểu văn chương một cáchdung tục Học sinh vùng cao còn có những hạn chế trong nhận thức về việchọc văn Đa số học sinh quan niệm đối phó, học để đủ điểm lên lớp Cùng vớiviệc đa số phụ huynh ngày nay không muốn con em mình theo học ngànhvăn chương nên đã định hướng, “bắt” con phải theo các ban tự nhiên Cùngvới sự khác biệt về ngôn ngữ cũng là một rào cản khiến học sinh cảm thấymệt mỏi khi tìm hiểu các tác phẩm văn chương.

Một điều đáng nói nữa là, ngày nay cùng với sự pha trộn của văn hoálai căng dẫn đến những khả năng cảm nhận nghệ thuật văn chương không còntinh nhạy, các kỹ năng như: khả năng tư duy, năng lực cảm xúc, trí tưởngtượng phong phú, sáng tạo hầu như rất thiếu ở các em, cho nên các em tiếpnhận tác phẩm có khi hiểu như một hiện tượng xã hội đơn giản, dẫn đến kếtquả học văn thấp

Giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải kiến thức chohọc sinh Thế nhưng ở vùng sâu, vùng xa, việc tiếp cận và áp dụng phươngpháp dạy học mới còn nhiều hạn chế Cho nên học sinh trở thành nạn nhâncho lối dạy áp đặt, độc tôn trên bục giảng của giáo viên, dẫn đến khả năng tưduy sáng tạo của học sinh bị mài mòn Giáo viên “cảm thay”, “hiểu thay” chohọc sinh dẫn đến các em mất dần cảm xúc văn chương trong quá trình tiếpnhận tác phẩm

3 Ngày nay, đối thoại văn hoá là hướng tiếp cận tác phẩm văn chương mới mẻ.

Nh trên đã đề cập, cho đến nay việc dạy tác phẩm văn chương nói chung

và dạy tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trong nhà trường vùng cao chưa được nhmong muốn Các tác phẩm được giáo viên hướng dẫn tìm hiểu rập khuôn theomột công thức chung chung, tác phẩm nào cũng đi tìm hiểu nội dung rồi đếnhình thức một cách nhàm chán Điều này khiến học sinh chỉ quen ngồi chép và

Trang 20

tích cực hơn thì học thuộc bài đã chép trên lớp Cả giáo vên và học sinh đềuchưa có hứng thú thực sự trong dạy và học Một môn học đặc thù mang cảmàu sắc khoa học và nghệ thuật nh môn văn mà không có hứng thú khi tìmhiểu thì việc dạy và học không có chất lượng là điều khó tránh khỏi.

“Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm xuất sắc của một nhà văn lão thành

đáng lẽ phải nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa Nhưng lại hoàn toàn ngượclại Nguyên nhân thì có nhiều song trong đó có một nguyên nhân đó là khitiếp cận tác phẩm, giáo viên và học sinh chưa chú ý đến những dấu vết,những nét văn hoá tương quan giữa các dân tộc trong lịch sử Đồng thời giữagiáo viên và học sinh chưa tìm được tiếng nói chung, chưa có những cuộc đốithoại dân chủ, thoải mái để cùng đi đến những thống nhất trong việc tiếp cậntác phẩm này Thậm chí giáo viên người Kinh đã áp đặt cả những quan niệmvăn hoá của dân tộc mình để bắt học sinh hiểu theo một cách máy móc Dẫnđến cả thầy và trò khi học xong tác phẩm vẫn thấy có gì đó khó hiểu, mà đãkhông hiểu cặn kẽ thì sẽ không còn hứng thú để học

Từ những căn cứ trên, việc người viết đề cập đến một vấn đề, một cáchtiếp cận tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” bằng đối thoại văn hoá Bằng văn hoá,

từ văn hoá, với văn hoá, qua hoạt động đối thoại để đạt mục đích tiếp nhậntác phẩm này

3.1 Văn học và văn hoá trong tác phẩm văn chương.

Tính chất văn hoá trong tác phẩm văn chương là một tính chất đặc thùgắn liền với mỗi tác phẩm văn học, nó cho thấy tác phẩm văn học không chỉtoát lên vẻ đẹp ngôn từ mà còn cả vẻ đẹp tâm hồn qua cách ứng sử và cáchtiếp nhận, xử lí cuộc sống của một dân tộc hay một cộng đồng người nhấtđịnh Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong nó tính đặc trưng của dân tộc,của đất nước mà nơi đó tác phẩm được sinh ra Không có tác phẩm vănchương nào mà lại không mang trong nã Ýt nhất một đặc trưng văn hoá củadân tộc mình Tính văn hoá trong tác phẩm văn chương cho phép hiểu rộng

Trang 21

hơn giá trị của tác phẩm qua hệ thống hình tượng, hình ảnh, tạo ra những suy

tư liên hệ so sánh với các loại hình nghệ thuật khác cũng như với các nền vănhoá khác

Nếu coi văn hoá là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần mà conngười sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử nhằm tạo dựng khuôn mặt riêngcho nã, tạo ra bản sắc văn hoá cho riêng mình thì tác phẩm văn học là mộttrong những giá trị sáng tạo đó "Tác phẩm văn học như là một chỉnh thể củanghệ thuật ngôn từ tái hiện đời sống tinh thần của các dân tộc, như là mộttrong những sản phẩm kết tinh cao nhất của văn hoá một tộc người, một đấtnước" [3] Tác phẩm văn chương lấy con người làm đối tượng trung tâm của

sự phản ánh cũng chính là tập trung khắc hoạ tính chất văn hoá của conngười Văn hoá là của con người, cho con người và vì con người Không cóvăn hoá nằm ngoài con người Văn hoá thể hiện năng lực sáng tạo vô bờ bếncủa con người trong quá trình vươn lên làm chủ cuộc sống và vươn lên đểhoàn thiện nó, tạo ra sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người, tạo ra

vẻ đẹp của con người qua mỗi thời đại

Việc nghiên cứu tính văn hoá trong tác phẩm văn học là hết sức cầnthiết Bởi vì tính văn hoá trong tác phẩm văn học là một thuộc tính không thểtách rời của tác phẩm văn chương, là một yếu tố quan trọng làm nên giá trịmuôn thưở của tác phẩm Từ đó, việc giảng dạy tác phẩm văn học không chỉdừng ở mức độ cảm thụ cái hay, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật mà cònphải chỉ ra sự độc đáo của vẻ đẹp văn hoá dân tộc trong đó Có như vậy tácphẩm văn học mới hiện lên được vẻ đẹp toàn diện

3.1.1 Khái niệm văn hoá và mối quan hệ giữa văn hoá và văn học 3.1.1.1 Khái niệm văn hoá.

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng trong “Văn hoá Việt Nam - tìm tòi và

suy ngẫm” (NXB Văn học 2003): Văn hoá được coi là một khái niệm “rộng”

và “mở”, được quan niệm dưới cái nhìn hệ thống và tổng thể bao gồm cả

Trang 22

những cách và những thành quả của suy tư, cảm nhận và hành động của cộng đồng người, được giáo dục và trao truyền, khiến cả về mặt khách quan

và về mặt biểu tượng, nó làm cho cộng đồng Êy là một chỉnh thể đặc thù riêng biệt” [48] Như vậy, với một thời đại toàn cầu hoá, mọi dân tộc, mọi

quốc gia dường như đang cùng chung tay xây dựng một thế giới không phânbiệt sắc tộc, mầu da, ngôn ngữ Chính vì thế, điều giữ lại và làm cho mỗi dântộc này không giống với dân tộc khác có lẽ lâu dài và rõ nét nhất chính là bảnsắc văn hoá của riêng từng dân tộc

Nh trên đã nói nói, văn hoá (Culture) là một khái niệm rộng, phức tạp,

có nhiều cách hiểu khác nhau Nhưng dù là định nghĩa ở góc độ nào thì cũngđều không thể phủ nhận: Văn hoá là một hoạt động sáng tạo chỉ riêng conngười mới có Văn hoá là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm

cả kỹ thuật, kinh tế để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, mộtthái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là vaitrò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống những chẩn mực, nhữnggiá trị, những biểu tượng, những quan niệm tạo nên phong cách diễn tả trithức và nghệ thuật của con người Như vậy thì phải xuất phát từ những diềukiện tự nhiên (con người vốn là sản phẩm của tự nhiên, là một phần của tựnhiên, đứng đối diện với tự nhiên mà tạo thành văn hoá), rồi sau đó từ nhữngđiều kiện lịch sử (mà con người lại là sản phẩm của lịch sử do chính mình tạora) để nhìn nhận về cội nguồn và bản sắc của nền văn hoá dân tộc mình

Theo từ điển Tiếng Việt: “Văn hoá (Culture) là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử nền văn hoá của các dân tộc, là đời sống tinh thần của con người phát triển kinh tế văn hoá, là tri thức khoa học, trình độ học vấn, trình độ văn hoá Văn hoá là lối sống, cách ứng

xử có trình độ cao[37]

Khái niệm văn hoá của UNESCO: Văn hoá (Culture) là một tổng thểnhững nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính

Trang 23

cách của một xã hội hay mét nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồmnghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của conngười, những hệ thống, các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Vănhoá mang lại cho con người khả năng suy xét về bản thân làm cho chóng tatrở thành những nhân vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấnthân một cách có đạo lý Con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tựbiết mình là một đề án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét thánh tựu của bảnthân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên nhữngcông trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân chính nhờ vănhoá.Chính vì những điều này, văn hoá trở thành đối tượng nghiên cứu chủyếu của nhiều nganfh khoa học từ thế kỷ XX như: Văn hoá học, xã hội họcvăn hoá, dân tộc học, nhân học văn hoá Văn hoá không chỉ thể hiện chứcnăng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng nhận thức mà còn thể hiệnchức năng giải trí và chức năng dự báo Chức năng văn hoá thể hiện vai trò

và vị trí của văn hoá trong văn học cũng như trong đời sống xã hội loàingười

3.1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học.

Trước đây, quan hệ văn hoá và văn học được coi là mối quan hệ tương

hỗ Thứ quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộcthượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một cơ sơ hạ tầng Bởi thế, nghiên cứuvăn hoá thì văn học được coi nh một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn họcthì lại tìm thấy ở nó những chủ đề về văn hoá, cũng là một kiểu tài liệu Nhvậy, văn hoá và văn học làm tài liệu nghiên cứu cho nhau

Nói đến văn hoá đó là nét truyền thống của một dân tộc, là bản sắc vănhoá dân tộc nhưng đôi khi bản sắc truyền thống đó không được nhiều ngườibiết đến mà chỉ qua văn học họ mới biết và hiểu về nó Văn học giúp chúng

ta nhận biết được nhiều vấn đề về bản sắc văn hoá của dân tộc, cho chóng tathấy hết được vẻ đẹp và vai trò quan trọng của văn hoá đối với một quốc gia,

Trang 24

văn học không chỉ có vai trò lưu giữ văn hoá mà nó còn là nòng cốt của vănhoá, nếu không có văn học thì văn hoá sẽ không được phát triển và lưu truyềnmột cách rộng rãi Văn học là mảnh đất để phát triển văn hoá Văn hoá baogiờ cũng là cái có trước, những cái được truyền lại cho thế hệ sau và đó cũng

là những nét rất đặc trưng của mỗi dân tộc

Nh ta thấy, văn hoá bao giờ cũng có trước và là tiền đề cho văn họcphát triển Tuy nhiên, văn học không chỉ thụ động chịu sự chi phối, quy địnhcủa văn hoá mà nó còn tích cực chủ động trong việc lựa chọn các giá trị vănhoá Các giá trị văn hoá được đề cập đến trong văn học bao giờ cũng lànhững giá trị tiêu biểu và đặc sắc nhất, văn học lựa chọn những giá trị vănhoá đó để đề cao văn hoá của dân tộc và tô đẹp thêm truyền thống của đấtnước Một tác phẩm văn học hay được đề cao và lưu truyền lại cho các thế hệsau phải là một tác phẩm trong đó tác giả không những thành công về mặt nộidung mà còn đòi hỏi cả nghệ thuật vận dụng các giá trị văn hoá trong tácphẩm đó như thế nào Vì thế mà việc giảng dạy tác phẩm văn chương trongnhà trường phổ thông hiện nay không những chỉ tập trung khai thác về mặtvăn học mà còn phải tập trung vào khai thác cả mặt văn hoá của tác phẩm

3 2 Những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc H'mông trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

3.1 1 Đặc điểm chung về văn hoá các dân tộc vùng cao Tây Bắc.

Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền

đất dịu ngọt của những thiên tình sử Tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng than thở của những thân phận người Tiếng hát làm dâu.

"Tây Bắc thực ra là tên gọi theo phương vị, lấy Thủ đô Hà Nội làmđiểm chuẩn, bao gồm vùng đất từ bờ phải sông Hồng đến lưu vực sông Đà,sông Mã, gồm địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn

La và một phần của Hoà Bình Tên cũ là Khu Tự Trị Thái Mèo, đến năm

1955 thì đổi tên thành Khu Tự Trị Tây Bắc vì tên cũ không phản ánh hết tên

Trang 25

của gần hai chục dân tộc sinh sống ở đây Chỉ kể đến các dân tộc tương đốiđông đã có dân tộc Thái (với Thái đen, Thái trắng, Thái đỏ); H'mông (với cácngành Trắng, Xanh, Đen, Hoa, Lềnh ); Dao (với các ngành Quấn chẹt, NgaHoàng, Dao đỏ); Mường, Khơmú, Laha, Tày, Xinhmun " [45] Ngoài ra còn

có một bộ phận người Kinh vốn là con cháu nghĩa binh Hoàng Công Chất đãsống lâu đời ở đây, và một bộ phận người Hoa kiều vốn dòng dõi Lưu VĩnhPhúc Mỗi dân tộc đều có văn hoá mang bản sắc riêng và được lưu truyền vớiđầy đủ chứng cứ của một thời vàng son

Trước hết là văn hoá đời thường Từ cao nguyên Mộc Châu xuôixuống thung lũng Yên Châu phía Bắc là đã bắt gặp Èn hiện những ngôi nhàsàn của những bản Thái nằm ven đồi, chân núi nhìn ra cánh đồng Nhữngdòng suối đóng vai trò khá quan trọng trong tâm linh con người nơi đây nóđược coi là vật nữ tính (Me nặm) Nương rẫy là bộ phận không thể thiếu củađồng bào, có nương rẫy là có lúa gạo, có rau, bầu bí, vừng kê Bông và chàmcũng trồng trên nương Đặc biệt đối với những con người nơi đây, họ rất tôntrọng rừng, vì rừng là nơi con người nương tựa để tồn tại, cho nên họ có cácđiều luật để khai thác, săn bắt thú trong rừng

Các dân tộc trong vùng đều có tín ngưỡng “mọi vật có linh hồn”(animisme), một loại tín ngưỡng mà mọi dân téc trên hành tinh đều trải qua

Có đủ loại “hồn” và các loại thần sông núi, đá, suối khe, cây, súc vật, các lựclượng thiên nhiên

Văn hoá nghệ thuật, lĩnh vực thể hiện cái nhìn thẩm mỹ của nhân dân TâyBắc có nhiều nét độc đáo và trở thành một trong những dấu hiệu làm nên đặctrưng văn hoá vùng Trong xã hội cổ truyền Tây Bắc, văn hoá chuyên nghiệp,bác học chưa xuất hiện Ở người Thái tuy có một vài nghệ nhân nổi tiếng trongsáng tác thơ ca và mặc dầu dân tộc này đã có chữ viết cổ, nhưng tác phẩm của

họ vẫn lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng Mỗi dân tộc trongvùng đều có một kho vốn sáng tác ngôn từ giàu có và đủ thể loại từ tục ngữ,

Trang 26

thành ngữ, đồng dao, giao duyên, cho đến lời khấn, lời bùa chú, các ánh văntrong tang lễ, trong hội hè, các bài văn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể trongđám cưới, các đồng thoại, cổ tích, truyện cười v.v Ở một số dân tộc có cả

truyện thơ dài hàng ngàn câu nh Tiễn dặn người yêu (Thái), Tiếng hát làm dâu (H'mông), Vườn hoa núi cối (Mường) v.v Các truyền thuyết của từng dân tộc,

một mặt khẳng định nguồn gốc của họ với những nhóm cộng đồng cư trú ở cácvùng văn hoá khác, mặt khác lại gắn bó với vùng đất và diễn trình lịch sử của họtrên mỗi miền đất này, và góp phần làm nên đặc trưng của văn hoá vùng TâyBắc Có thể gặp những truyền thuyết như thế trên từng bước chân Đây là nơichúa Thái và chúa Xá thi xem ai bắn xuyên núi đá, kia là nơi nàng Han (métGianda Thái) tắm (Suối nàng Han) Dãy núi ba chỏm kia là thi hài hoá đá của badũng tướng quên mình bảo vệ quê hương và đặc biệt là truyền thuyết về hoaban, dân tộc nào cũng có và cũng thấm đượm tình người “Xoè” là đặc sản nghệthuật múa Thái và trở thành biểu tượng văn hoá Tây Bắc Người H'mông nổitiếng về các điệu múa khèn, đá châm hùng dũng của nam giới Người Khơmú

và người Xinhmun lại độc quyền điệu múa lắc mông, lượn eo; người Mường thìphải xem múa bông Riêng múa sạp, trừ người H'mông, dân tộc nào cũng có,mỗi nơi một vẻ riêng Có thể xem nghệ thuật múa dân tộc là đặc trưng của vănhoá vùng Tây Bắc

Nét chung nữa trong văn hoá Tây Bắc là sở thích trang trí trang phục,chăn màn, đồ dùng với các sắc độ của gam màu nóng: rất nhiều màu đỏ, xenvào với vàng tươi, vàng đất, vàng rơm, rồi da cam, tím và nếu có xanh thìphải là xanh da trời tươi Còn hoạ tiết, bố cục, phối màu cũng hết sức phangphú, đến nỗi chỉ một chiếc khăn piêu Thái, một bộ nữ phục H'mông, Lôlô,Dao đỏ, chăn gối Mường cũng đủ tầm cỡ để làm một chuyên khảo

Bằng những số nét khắc hoạ rất sơ lược trên, một phần nào đó chochóng ta thấy được những gợi mở về một vùng văn hoá đa dạng và độc đáo

Trang 27

Vùng văn hoá đã đi vào rất nhiều những trang văn về những miền đất xa xôicủa Tổ quốc.

3.1.2 Nét văn hoá đặc trưng của dân tộc H'mông.

"Người H'mông vùng Tây Bắc chiếm khoảng 65% tổng số ngườiH'mông cư trú trên toàn quốc Tên gọi khác: Miêu, Mẹo, Mèo Tiếng H'môngthuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (Miao – Yao)" [46] Người H'mông vùngTây Bắc là một dân tộc có truyền thống văn hoá giàu bản sắc, sáng tạo nhiềuthành tựu đạt đỉnh cao, thích ứng với môi trường khắc nghiệt Nhưng trongđiều kiện kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu hoá, đời sống văn hoá ngườiH'mông Tây Bắc xuất hiện nhiều vấn đề bức xóc, một số yếu tố văn hoákhông phù hợp trở thành lực cản, một số thành tựu bị mai một không đượcphát huy, một bộ phận người dân chối bỏ tín ngưỡng truyền thống đặt niềmtin vào tín ngưỡng ngoại lai Trước thực trạng như vậy cần phải xây dựng hệthống các giải pháp nhằm nâng cao và phát triển đời sống văn hoá ngườiH'mông vùng Tây Bắc Và một trong những biện pháp hữu hiệu đó là tuyêntruyền bằng con đường giáo dục, sẽ từ chính những tác phẩm văn chươngviết về văn hoá, con người bản địa để giáo dục các em lòng yêu quê hương vàtôn trọng gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc mình

Người H'mông trong quá trình phát triển tộc người đã sáng tạo ra một

số thành tựu văn hoá rực rỡ về nhiều lĩnh vực Trong kinh tế truyền thống,tuy ở vùng cao điều kiện tự nhiên khó khăn nhưng người H'mông đã sáng tạo

và xác lập mô hình canh tác nương rẫy thích hợp với từng tiểu vùng khácnhau

Đặc điểm nổi bật trong thế ứng sử văn hoá với môi trường tự nhiên củangười H'mông là luôn vượt khó khăn, linh hoạt và tạo ra khả năng thích ứngvăn hoá cao với môi trường tự nhiên khắc nghiệt Ở khu vực rừng già, ngườiH'mông phát rừng làm nương dốc, tiếng H'mông gọi là “Tế giống” Loạinương dốc này dễ bị sói mòn nên họ chỉ canh tác được vài ba vụ lại phải di

Trang 28

chuyển đến một vùng đất khác để luân canh, từ đó hình thành nên tập quán

du canh du cư đặc trưng của dân tộc này Trên các sườn đồi thoai thoải, Ýtdốc, người H'mông khai khẩn thành các ruộng bậc thang gọi là “Tế kế đây” -đây là loại hình canh tác khá độc đáo, ở miền Tây Lào Cai,Yên Bái khá phổbiến loại hình này, đặc biệt ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải - Yên Bái cònđược nhà nước xếp hạng di sản văn hoá cấp quốc gia

Để khai khẩn trên nương trên ruộng, dụng cụ canh tác của ngườiH'mông khá phong phú, có cả cày, bừa, cuốc bướm, dao quắm Tất cả nhữngdụng cụ này đều do họ tự tay chế tác, chính vì thế một số nghề thủ công củangười H'mông đã đạt đến đọ tinh xảo như rèn đúc, trồng lanh dệt vải, nghềmộc Trang phục tự tạo của người H'mông thực sự là một tác phẩm nghệthuật tạo hình độc đáo (nhất là trang phục cưới, trang phục khi sang thế giớibên kia) Nhiều mẫu thêu hoa văn trên váy phụ nữ H'mông nh những dấu Ênlịch sử di cư trong quá trình thiên di của téc người này

Trong văn hoá, người H'mông đã xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý,thích ứng với điều kiện tự nhiên không thuận lợi Cơ cấu kinh tế truyền thốngcủa người H'mông gồm ba bộ phận chính: Trồng trọt; chăn nuôi và hái lượm;tiểu thủ công nghiệp và trao đổi Cơ cấu này tạo ra thế “chân kiềng” trong pháttriển, nhờ nó người H'mông xác lập được thế cân bằng, duy trì sự bền vữngtương đối ở môi trường thiên nhiên có nhiều bất lợi cho sản xuất lương thực.Bởi vì, địa bàn cư trú của dân tộc H'mông là trên những đỉnh núi cao, thời tiếtkhắc nghiệt, mật độ dân số thấp, chỉ khoảng 15 đến 20 người trên 1km2

Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, người H'mông còng xây dựng đượccác thiết chế xã hội linh hoạt góp phần bảo tồn dân tộc Nhiều nhà nghiên cứucho rằng, khi quốc gia của người Miêu (H'mông) ở vùng nam Trung Quốc bịngười Hán xâm lược, người Miêu phải di cư từ miền Đông sang miền Tây và

về phương Nam Trong quá trình thiên di đầy máu và nước mắt, người H'môngluôn có khát vọng bảo vệ sự sinh tồn của cộng đồng tộc người Khát vọng này

Trang 29

trở thành hằng số trong lịch sử và văn hoá Khi về phương nam, người H'mông

bị cư trú phân tán, không duy trì được các thiết chế xã hội lớn, họ đề cao cácthiết chế xã hội có quy mô nhỏ nh dòng họ, làng Và họ luôn có sự quan tâmđến đời sống của những người trong cùng cộng đồng dân tộc mình NgườiH'mông dù thuộc bất kỳ ngành nào, quê quán ở đâu nhưng khi đã tự xưng là

“Pế mông” có nghĩa là “người H'mông ta” thì tất cả đều trở thành một cộngđồng người thân thiết có nghĩa vụ đoàn kết tương trợ lẫn nhau

Người H'mông còn sáng tạo kho tàng văn hoá truyền thống vừa mangtính thống nhất nhưng cũng hết sức đa dạng và phong phú Tính đa dạng vàphong phú thể hiện ở cả văn hoá vật thể và phi vật thể Ở vùng biên giới lànhà kiểu nền đất tường trình dày Vùng Sa Pa là nền đất tường ghÐp gỗ pơmu Về trang phục, một bé trang phục của phụ nữ gồm: Váy, áo xẻ ngực,tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân Váy may và trang trí công phu, tà váy

mở xếp nếp, xoà rộng Cả váy và áo màu sắc rất sặc sỡ

Môi trường cởi mở nhất trong đời sống sinh hoạt của người H'môngchính là đi chợ, là văn hoá chợ với nhiều sắc thái (Chợ tình Sa Pa - Lao Cai,chợ tình Khâu Vai - Hà Giang) Đây là nét sinh hoạt văn hoá tinh thần kháđộc đáo của người H'mông Bên cạnh đó, nói đến văn hoá tinh thần của ngườiH'mông không thể không nhắc đến các lễ hội (lễ hội Gầu Tào là một sinhhoạt văn hoá tinh thần quan trọng của người H'mông ở Khau Phạ - Yên Bái).Ngoài ra có các trò chơi nh đánh quay, bắn nỏ, ném pao, hát giao duyên, múakhèn vào các dịp Tết cổ truyền

Văn học dân gian của người H'mông cũng rất phong phó gồm nhiềuthể loại nh thần thoại, truyện cổ tích, dân ca, tục ngữ, truyện thơ, sử thi Mỗithể loại còn có nhiều loại hình khác nhau: thần thoại có sự tích kể về nguồngốc vũ trô, con người, muôn loài Truyện cổ tích có truyện cổ tích động vật,

cổ tích thần kỳ, cổ tích sinh hoạt xã hội Dân ca H'mông cũng có nhiều loại

nh dân ca giao duyên, dân ca than thân, dân ca nghi lễ, phong tục gia đình Trong các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc bên cạnh người Thái, người Mường thì

Trang 30

dân tộc H'mông có kho tàng âm nhạc dân gian giàu bản sắc, có nhiều giá trịnhất

Văn hoá dân gian H'mông không những phong phú, đa dạng mà cónhiều loại hình đã đạt đến đỉnh cao, trở thành loại hình đặc sắc trong kho tàngvăn hoá các dân tộc thiểu số như loại hình truyện cổ tích, dân ca, đặc biệt là

tác phẩm “Khua kê” và “Tiếng hát làm dâu” và loại hình trang trí trên trang

phục Trong tín ngưỡng của người H'mông, Sa man giáo là loại hình tôngiáo đặc biệt có giá trị nghiên cứu lịch sử tôn giáo các dân tộc nam TrungQuốc và lịch sử tôn giáo người H'mông

Nh vậy, trong truyền thống lịch sử, người H'mông đã sáng tạo ra cácgiá trị văn hoá đặc sắc Đó là việc canh tác nương rẫy theo mô hình ngườiH'mông thích ứng với từng loại hình, coi trọng kỹ thuật thâm canh, đa canh

Đó là hệ thống thiết chế xã hội nhỏ nhưng bền vững, nh quan hệ dòng họ,quan hệ giao lưu, thích ứng với một xã hội phải cư trú phân tán, không cònlãnh thổ tộc người Đó là hệ thống đời sống văn hoá tinh thần phong phú đạttới đỉnh cao trong mặt bằng văn hoá dân gian Những giá trị văn hoá này đãgóp phần đưa người H'mông vượt qua những cam go trong lịch sử, bảo vệ sựsinh tồn của dân tộc và bản sắc văn hoá tộc người

3.1.3 “Vợ chồng A Phủ” - Tác phẩm mang đậm màu sắc văn hoá H'mông.

3.1.3.1 Những phong tục tập quán cơ bản - đặc trưng của một dân tộc bán bản địa.

“Vợ chồng A Phủ” là sự ghép nối của hai câu chuyện gần nh táchbạch, phần đầu truyện miêu tả con người và cảnh vật ở Hồng Ngài, phần sau

là hoàn toàn thuộc về Phiềng Sa Nhưng xét về vẻ đẹp văn chương thì nửaPhiềng Sa nhất định phải chịu nhường nửa Hồng Ngài Chính cái nửa HồngNgài mới thật là nơi tập trung anh hoa của ngòi bút Tô Hoài về Tây Bắc Đâycũng là một trong những lÝ do tác phẩm này khi đưa vào chương trình phổthông cũng chỉ giới thiệu phần đầu, phần ở Hồng Ngài[18]

Trang 31

Bao chùm lên nội dung phần đầu của tác phẩm là những nét đặc trưngtrong phong tục tập quán của người H'mông Sở dĩ gọi đây là một dân tộc bánbản địa vì như đã nói ở trên, dân tộc H'mông dù dân số rất đông ở nước tasong tổ tiên của họ không phải ở đây XÐt về mặt lịch sử, họ di cư đến ViệtNam và coi đây là quê hương thứ hai Vì thế, dù đã tồn tại khá lâu ở nước taxong dân tộc H'mông không phải là cư dân bản địa chính gốc.

Ngay đầu tác phẩm, người đọc đã được tiếp cận với gia đình của ngườiđứng đầu các bản làng H'mông thời xưa, đó là gia đình thống lí - tương tựnhư chức lí trưởng và chánh tổng ở miền xuôi Mét gia đình giàu có và quyềnlực cao nhất làng, thống lí là người có quyền sinh quyền sát Và với nhữngngười dân thấp cổ bé họng, họ coi thống lí như một nhân vật có quyền năngtối cao và họ phải phục tùng vô điều kiện

Là một người am hiểu khá sâu sắc phong tục tập quán của nhiều vùngmiền trên đất nước đặc biệt là vùng Tây Bắc, cho nên khi viết về vùng đất

này, một phong tục mà Tô Hoài không thể không nhắc đến đó là tục “cướp vợ”(còn gọi là tục háy pù) của người H'mông (Trai gái yêu nhau, cha mẹ

thuận tình nhưng do kinh tế khó khăn, không đủ tiền làm lễ cưới treo theođúng tục lệ, họ hẹn nhau tại một điểm, dắt nhau về và nên vợ nên chồng).Song trong tác phẩm, tục lệ này đã bị bọn thống trị lợi dụng để Ðp buộc sốphận con người một cách độc ác Mị là một cô gái hội đủ tính nết và sắc đẹpcủa một người con gái H'mông ở tuổi xuân sắc Đẹp người đẹp nết, Mị cũng

nh bao cô gái khác luôn khao khát cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, song sốphận không nh cô mong muốn Do món nợ truyền kiếp cha mẹ để lại, do mắclừa A Sử - con trai thống lí Pá Tra, Mị đã bị cướp về và trở thành con dâu gạt

nợ trong nhà thống lí, chịu đựng kiếp sống trâu ngựa nh một kẻ nô lệ Sự chịuđựng ban đầu của Mị cũng bị chi phối bởi phong tục, người H'mông quan

niệm, trong mỗi gia đình đều có một thế lực âm ngự trị mà họ gọi là “ma”.

Mị bị bắt về nhà thống lí và đã trình “ma” nhà nó rồi thì cho đến chết cũng

Trang 32

phải chết ở nhà nó thôi Kể cả sau này, khi miêu tả A Phủ bị quan làng bắt vìđánh A Sử, bị phạt tiền, không có tiền phải vay nhà thống lí, tác giả cũng sử

dụng hình ảnh A Phủ vay tiền dưới sự chứng kiến của “ma” nhà thống lí.

Đặc biệt, khi nói đến những phong tục của người H'mông được miêu tảtrong tác phẩm, đoạn tả A Phủ bị phạt vạ đã cho ta thấy được rõ ràng và chitiết nhất cái man rợ của hủ tục thời phong kiến mà bọn thống trị đã dã mandùng để thống trị dân lành Chúng dựa vào đầu óc mê tín của người dân, lợidụng cường quyền và thần quyền để áp bức, bóc lột sức lao động của họ Mộtngười con tù do của núi rừng bỗng chốc biến thành kẻ tội đồ cho bọn thốngtrị hành hạ Những thủ tục phạt vạ được miêu tả khá chi tiết, cảnh ốp đồng,đặc biệt cảnh các quan lại tập trung hút thuốc phiện khói bay trắng xoá có lẽ

là nét riêng duy nhất chỉ có ở dân tộc này

Nói đến lễ hội của người H'mông trong tác phẩm sẽ là thiếu xót nếukhông nhắc đến phong tục đón Tết, không cụ thể thời gian như các dân tộckhác, người H'mông ở Hồng Ngài đã thành lệ, họ đón Tết khi gặt hái vừa

xong, lúa ngô đã xếp đầy các nhà kho “Hồng Ngài năm Êy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”.

3.1.3.2 Những câu hát dân ca mang phong vị miền núi đậm đà Hệ thống ngôn ngữ với nội hàm văn hoá sâu sắc.

“Vợ chồng A Phủ’ là kết quả của tám tháng Tô Hoài đi thực tế ở vùngTây Bắc Tám tháng Êy nhà văn đã sống cùng nhân dân miền núi Tây Bắc,bởi vậy đã tạo cho ông một vốn sống, vốn thực tế vô cùng phong phú vềmảnh đất cũng như con người Tây Bắc Cho nên trong tác phẩm, việc khắchoạ tâm lí con người khá chi tiết và sinh động Đặc biệt, ngôn ngữ kể chuyện

tự nhiên, chọn lọc và sáng tạo với cách nói đầy hồn nhiên của người dân

miền núi: “Đến Tết năm Êy Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi Những nhà có con trai con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu,

Trang 33

đứng thổi sáo xung quanh vách” Miêu tả nhân vật Mị, tác giả có lúc đã hoá

thân thành nhân vật để khai thác dòng cảm nghĩ và tiềm thức chập chờn trongđêm xuân của cô gái này Và chính trong trạng thái mơ hồ Êy, những lời hátdân ca nghe càng tha thiết hơn:

Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu

Tiếng hát cất lên từ trái tim tưởng như khô cằn, chai sạn của Mị Mịtrước đây sống không ý thức về thời gian, không gian, sự vật, trước mặt Mịluôn là màn sương trắng mờ đục Giờ đây tiếng sáo đã đánh thức tâm hồnngủ yên và an phận của Mị Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, dìu

Mị về với khát khao yêu đương hạnh phúc:

Em không yêu, quả pao rơi rồi.

Em yêu người nào, em bắt pao nào

Những câu hát dân ca mang cội nguồn yêu thương đã cứu sống tâmhồn một con người đang buông tay cho cuộc đời mình rơi xuống vực thẳm.Những lời dân ca miền núi khiến thiên truyện man mác chất thơ, bàng bạcmột sắc màu dân gian

Với ngôn ngữ tự nhiên, hấp dẫn, sinh động, giản dị, dễ hiểu, gần vớilời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, đặc biệt là người dân lao động miềnnúi Thứ ngôn ngữ mang màu sắc địa phương và bản sắc dân tộc khá rõ nÐt,không hề được gọt giũa, chau chuốt, cầu kỳ như phần lớn các tác phẩm nghệthuật khác mà ngược lại, Tô Hoài đã tự tạo cho tác phẩm của ông có được cái

vẻ tự nhiên với ngôn ngữ tự sự có phần thô nhám, sù sì như nó vốn có ở bênngoài Đó là cách sử dụng tối đa ngôn ngữ xưng hô của người dân tộc miềnnúi trong các mối quan hệ với nhau: nó, mày, tao Các từ ngữ kể cứ tựnhiên gọi tên đúng sự vật, sự việc có trong đời sống hàng ngày ra làm chúng

Trang 34

hiện thành hình, thành nét trên trang giấy: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí mặt buồn rười rượi” Nhà văn tả rất tự nhiên, dường như nhìn thấy gì là viết cái Êy, đôi khi là những câu đơn chủ ý tương đối dễ hiểu: “Mị trẻ lắm.

Mị còn rất trẻ Mị muốn đi chơi.”

Đó là ngôn ngữ kể, còn ngôn ngữ tả cũng rất phong phú và đặc biệt

Người miền xuôi chắc rất thú vị với hai trường đoạn tả tục “cướp vợ” của

người H'mông và cảnh sử kiện ở nhà thống lÝ Pá Tra Chỉ qua một vài chitiết, vài hình ảnh được ngôn ngữ diễn tả mà hai bức tranh phong tục trên (mộtrất khái quát, một rất cụ thể, tỉ mỉ) đã khái quát lên cả một hiện thực rộng lớnvới sức tố cáo xã hội gay gắt: chính bọn người xấu, bọn thống trị đã lợi dụngnhững phong tục vốn tốt đẹp này để ức hiếp, dìm người lao động xuống tậncùng của nỗi khổ Biến họ thành kiếp trâu ngựa, cả cuộc đời phục dịch trong

chuyển của cuộc sống vùng cao đang dần dần diễn ra qua sự đặc tả sự chuyển

biến của cây hoa thuốc phiện: “Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi sang màu đỏ hau, đỏ thẫm, rồi sang màu tím man mát”.

Giữa không khí oi ngột của khổ đau, người đọc như được thư giãntrước những trang văn thoáng đãng khi tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên HồngNgài những ngày giáp Tết và đặc biệt là đêm tình mùa xuân với tiếng sáo gọi

bạn tình đầy tha thiết, lãng mạn, tình tứ “Tiếng chó sủa xa xa Những đêm tình mùa xuân đã tới” Còng trong đêm tình mùa xuân này, đã làm sống lại niềm khao khát, ước mơ thời tuổi trẻ của cô Mị: “Có biết bao nhiêu người

mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị, “trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo” Chính

Trang 35

tiếng sáo đã góp một phần quan trọng làm nên cuộc nổi loạn trong Mị, giúp

Mị lãng quên hiện tại, vui vẻ sống với tương lai, “tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi” Và đến đây, chính những đêm tình mùa

xuân đã lôi Mị ra khái u tối của kiếp làm dâu gạt nợ, là một bước đệm quantrọng để rồi trong một đêm Mị đã cởi trói cho A Phủ và giải thoát cho chínhcuộc đời mình Tác giả đã làm được cái điều mà bao người đọc đang mongđợi khi đọc đến trường đoạn này Đó cũng chính là sức mạnh của ngòi bút TôHoài

3.2 Đối thoại tận dụng yếu tố văn hoá để tiếp nhận tác phẩm văn chương.

Chóng ta đều biết đối thoại, trao đổi thông tin là một hoạt động khôngthể thiếu được trong đời sống của con người Việc có ngôn ngữ để sử dụngtrong đối thoại, giao tiếp với nhau hàng ngày có lẽ là một trong những lÝ dođưa con người trở thành động vật cao cấp nhất Đối thoại thuộc bản chất củacuộc sống, bản chất sự tồn tại của con người Con người sống và tồn tại phải

có giao tiếp Bên cạnh hình thức đối thoại trực tiếp giữa hai hay nhiều người,còn có kiểu đối thoại trong tư duy, trong tư tưởng của cá nhân Đối thoạitrong cái “tôi” là cách nhận thức có chiều sâu, nhận thức đa chiều, nhận thứcluôn đặt thêm câu hỏi “tự vấn”, câu hỏi khẳng định, câu hỏi phủ định, câu hỏinghi ngờ, câu hỏi phát hiện thêm Đó là cách tạo đối thoại ngầm trong tư duycủa người tiếp nhận, để việc lĩnh hội, tiếp nhận không đơn giản, bằng phẳng Tác phẩm văn học, các chi tiết trong tác phẩm, ngôn từ trong tác phẩmđều là những tín hiệu có thể đem đến cho người tiếp nhận những thông tinphong phú Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội Nhà văn chânchính muốn tạo ra tác phẩm phải bám vào cuộc sống để phản ánh, chọn lựa từnhững vấn đề của xã hội, tìm ra cho mình một đề tài Lúc này nhà văn phảitiến hành đối thoại với cuộc sống Đồng thời, trong quá trình sáng tác, để tạonên cái riêng, cái khác, cái độc đáo của mình, các nhà văn phải tự đối thoạivới chính bản thân để thanh lọc, lựa chọn, tìm tòi, tạo ra các giá trị của tác

Trang 36

phẩm Khi tác phẩm ra đời, nó lại tiếp tục cuộc đối thoại trong quá trình tiếpnhận của độc giả Nhà văn sẽ đối thoại với bạn đọc thông qua tác phẩm Tấtnhiên bạn đọc sẽ có thể tiếp nhận tác phẩm theo nhiều hướng khác nhau,thậm chí trái ngược nhau Trong giảng dạy văn ở nhà trường cũng vậy, trướcmột hiện tượng đời sống, nhà văn, giáo viên, học sinh đều có những quanđiểm, thái độ đánh giá của riêng mình, đều có tiếng nói của riêng mình Theophương pháp giảng dạy văn cũ, giáo viên tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm rồi gò

Ðp, áp đặt nhận thức của học sinh vào khuôn khổ cách hiểu của thầy Giáoviên nói lên tiếng nói thay cho học sinh Theo quan điểm đổi mới, trong dạyhọc tác phẩm văn chương, giáo viên phải biết tạo mọi điều kiện, mọi tìnhhuống để học sinh tranh luận, đối thoại, tự bộc lộ các ý kiến, suy nghĩ, tìnhcảm riêng, tự giáo dục với sự hướng dẫn, định hướng điều chỉnh của giáoviên Điều quan trọng là làm sao để học sinh đưa quan điểm, thái độ, kiếngiải riêng của mình vào tiếp nhận, tạo ra được một cuộc đối thoại giữa cácchủ thể văn học Từ đó phát huy được cao độ tính tích cực, tiềm lực sáng tạo

của học sinh Như PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương đã nói “Chỉ khi nào học sinh thực sự tham gia vào quá trình tiếp nhận tác phẩm, thực sự sống với tác phẩm, cùng trăn trở suy ngẫm về những vấn đề đã được định hướng trong tác phẩm, cùng hồi hộp, mong chờ các diễn biến, sự kiện trong tác phẩm, cùng tác giả nếm trải những đoạn đời, những cảnh ngộ, những trăn trở, suy tư lúc đó quá trình “đồng sáng tạo” mới xuất hiện và vòng đời của tác phẩm: tác giả - tác phẩm - bạn đọc mới được hoàn thiện” [22]

Như vậy với quan điểm mở rộng, đối thoại không chỉ dừng lại ở tiêuchí về hình thức trong giao tiếp bằng lời giữa hai hay nhiều người mà ngaykhi bạn đọc (giáo viên - học sinh) tiếp nhận tác phẩm đã xuất hiện sự đốithoại giữa bạn đọc với bạn đọc, giữa bạn đọc và tác giả - tác phẩm Thậm chí

có những tác giả sống cách đây hàng thế kỷ, có những tác phẩm ra đời hàngtrăm năm vẫn lên tiếng đối thoại cùng nhận thức tư duy với bạn đọc Các tác

Trang 37

phẩm văn học của các quốc gia khác nhau, sống trong các thời kỳ lịch sửkhác nhau có thể gặp nhau, đối thoại với nhau.

Vận dông quan điểm đối thoại trong tư duy, trong tư tưởng, trong dạyhọc tác phẩm văn chương, cụ thể ở đây là dạy học “Vợ chồng A Phủ”, ta cóthể tổ chức các quan hệ đối thoại giữa bạn đọc- học sinh với thế giới hiệnthực trong tác phẩm: một không gian vùng miền đặc trưng, một chế độ thựcdân phong kiến không chỉ tồn tại duy nhất ở nơi này, những số phận nô lệ bịhành hạ bởi bọn thống trị đầy mưu mô đã lợi dụng cả sức mạnh của cườngquyền và thần quyền để uy hiếp, cai trị dân lành , với các nhân vật, các bứctranh thiên nhiên được miêu tả trong tác phẩm Học sinh phải được dạy cáchnghe được thông tin từ các quan hệ đối thoại này và tiếp nhận tác phẩm nhưtham dự một cuộc tham quan thú vị - tham quan làng Mèo Hồng Ngài - màchính nhà văn là một hướng dẫn viên du lịch đặc biệt

Giáo viên có vai trò là người tạo ra đối thoại bên trong mỗi người học

để sự tiếp nhận tri thức không đơn giản, dễ dãi mà phải có chiều sâu Mọi đốithoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinhvới kiến thức, giữa cá nhân với tập thể chỉ là những phát ngôn của những đốithoại diễn ra bên trong mỗi người học Tiếp nhận theo kiểu đối thoại sẽ có

điều kiện đi sâu vào bản chất của tri thức Học “Vợ chồng A Phủ” không đơn

thuần để “tham quan”, tìm hiểu các phong tục của con người nơi đây, màquan trọng hơn là phải hiểu được dụng ý tác giả muốn nói gì khi ngay đầu tácphẩm là hình ảnh một cô gái Mèo với khuôn mặt cúi gằm, buồn rười rượi; làhình ảnh một thanh niên trai tráng bị làng phạt vạ; là những đêm tình mùaxuân có tác dụng đánh thức sức sống tiềm tàng của Mị; kể cả những chi tiếtnhỏ nhất như hình ảnh giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xámđen lại của A Phủ khi bị trói đứng ở nhà thống lí Tất cả muốn nói lên điềugì? Chính từ những thắc mắc, suy nghĩ tự thân trong mỗi học sinh sẽ làm nảy

Trang 38

sinh bao điều cần khám phá Và một điều hiển nhiên là: những gì ta tự khámphá sẽ làm ta nhớ lâu nhất và thấy có ý nghĩa nhất.

3.2.1 Đối thoại phát huy vai trò chủ động, sáng tạo ở học sinh.

Muốn dạy tốt, học tốt cần phải đề cập đến nhiều yếu tố trong đó đòihỏi phải có một phương pháp dạy học tốt Ngày nay, với nhiều quan điểmtiến bộ trong giảng dạy nói chung và giảng dạy văn nói riêng, nhiều phươngpháp mới ra đời nhằm phát huy chủ thể người học, tạo không khí dân chủ, tạohứng thú học tập cho người học Tư tưởng sư phạm hiện đại đã khẳng địnhmục đích và bản chất của quá trình dạy học Học là hoạt động của bản thânngười học Kết quả học không thu nhận bằng con đường truyền mớm màthông qua hoạt động của từng cá nhân Vấn đề người học sinh luôn luôn đượcđặt ra trong quá trình dạy học Tuy nhiên xem xét lại việc giảng dạy tác phẩmvăn chương trong nhà trường ta nhận thấy: những nhu cầu khát vọng và đặcđiểm tâm lí nhận thức riêng của bạn đọc - học sinh chưa được quan tâm Dạyvăn chủ yếu chỉ chú trọng đến văn bản văn chương, đến nghệ thuật của tácphẩm cũng như tài năng khám phá những độc đáo trong tác phẩm của giáoviên để rồi tìm ra thủ pháp, những hình thức lôi cuốn học sinh cảm thông,đồng điệu được với những gì giáo viên đã tìm tòi phát hiện được Giờ văn chỉtác động đến nhận thức lý trí mà không lay động tâm hồn, không rung độnghọc sinh Trong giờ văn, học sinh lạnh lùng, thờ ơ với số phận của các nhânvật, xa lạ với nỗi niềm rung động của nhà văn trước số phận của con người.Tiếng nói của học sinh bị mờ nhạt Mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh làmối liên hệ một chiều, mất hẳn mối liên hệ giữa nhà văn với học sinh Vớiquan niệm mới, phương pháp không còn là những phương thức tác động bênngoài, một phía từ thầy mà là phương thức vật chất hoá hoạt động bên trongcủa học sinh Khi lựa chọn hay sử dụng một biện pháp, một phương thức nào

đó, điều cơ bản đặt ra cho mỗi giáo viên là nó có tạo được sự hoạt động vàphát triển bên trong của học sinh hay chỉ là một thao tác máy móc, hình thức,

Trang 39

giả tạo, chỉ yêu cầu hoạt động tái hiện thụ động Học sinh bên ngoài dường

nh rất tập trung nghe giáo viên giảng nhưng lại không rung động trong tâmhồn Điều quan trọng là làm sao học sinh không phải chỉ có việc thu nhậnmột mớ kiến thức áp đặt từ bên ngoài mà còn phải thực sự có được một sựphát triển về kiến thức lẫn phương pháp, về nhận thức khách quan và tự nhậnthức Việc học tác phẩm văn chương nh vậy mới là một sự phát triển toàndiện, hứng thú, sáng tạo nhân cách từng chủ thể học sinh Hơn nữa, đối vớihọc sinh vùng cao - bản chất là rất nhút nhát và thụ động - cách học này cònđem lại những tác dụng khác: chính hoạt động đối thoại với bản thân, bạn bè,giáo viên sẽ làm các em bớt nhút nhát hơn, thấy được vai trò quan trọng củabản thân trong việc tiếp nhận tri thức chứ không còn thụ động và cảm thấynhàm chán khi bị nhồi nhét kiến thức nữa

Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể đi đến xây dựng kiểu giờhọc đối thoại, bởi vì tổ chức giờ học đối thoại sẽ phát huy được những hiệuquả sau:

* Giờ học đối thoại sẽ tạo ra mối quan hệ không chỉ giữa học sinh vớihọc sinh mà còn giữa học sinh với giáo viên và đặc biệt là giữa học sinh vớibản thân nhà văn thông qua tác phẩm văn chương Bất kỳ tác phẩm vănchương nào cũng chứa đựng những vấn đề về nhân sinh, nhân văn sâu sắc, đadạng và phong phú Học sinh sẽ hiểu rõ cuộc sống xã hội và tìm thấy chínhmình trong đó để sống đúng, sống đẹp hơn Giáo viên tạo giờ học đối thoạibằng hệ thống câu hỏi, những tình huống có vấn đề từ tác phẩm, từ tầm đónnhận của học sinh, theo dự báo, theo điều tra của giáo viên để cho học sinhtrao đổi Qua đó, học sinh có dịp bộc lộ sự cảm nhận chân thành của mình vàgiáo viên cũng có cơ hội để nắm bắt được trình độ tiếp nhận của học sinh vớinhững mặt mạnh, mặt yếu của các em để biểu dương, phát huy hay khắc phục

* Giờ học đối thoại thực sự là một giờ học dân chủ mỗi học sinh thực

sự là một chủ thể năng động và sáng tạo qua giờ học Học sinh không những

Trang 40

phát triển về văn học mà còn phát triển về nhiều mặt nh sự bộc lộ nhân cách,

sự trao dồi khả năng giao tiếp, mạnh dạn đưa ra ý kiến của riêng mình, thamgia tranh luận, thảo luận vấn đề

* Với kiểu giờ học này, học sinh nghe được nhiều tiếng nói khám phátác phẩm khác nhau để tự nhận thức Học sinh được tự do biểu thị thái độriêng của mình, có tiếng nói riêng của mình trước những vấn đề do nhà văn,tác phẩm đặt ra Chính từ đó, giáo viên mới nắm bắt được tình hình tiếp nhậntác phẩm của học sinh để kịp thời uốn nắn hay bổ sung cho học sinh nhữngvấn đề trong khi trao đổi hay trong phần tổng kết bài học

* Giờ học đối thoại góp phần phát huy quan điểm “lấy học sinh làmtrung tâm”, học sinh phải tự tiếp nhận, tự lĩnh hội Từ tri thức và năng lựcvốn có, học sinh phải tư duy năng động, sáng tạo, phải tích cực tự giác TheoXôcrat, tư duy xuất hiện trong tranh luận, đối thoại Chân lý và tri thức mớicũng xuất hiện trong tranh luận và đối thoại Nh vậy tổ chức đối thoại tronggiờ học sẽ góp phần rèn luyện những phẩm chất tư duy sáng tạo ở con ngườihọc sinh, phù hợp với yêu cầu đào tạo con người mới

* Nếu nh dạy học truyền thống nhằm chuyển tri thức từ ngoài vào bêntrong mỗi học sinh, thì dạy học tích cực vừa chuyển được tri thức vào trong,vừa tạo năng lực mới cho học sinh sau mỗi việc làm của các em Dạy học đốithoại là dạy học tích cực tạo hiệu quả kép, đem đến cho học sinh tri thức mới,kích thích để các em xuất hiện những ý tưởng mới lạ, độc đáo, táo bạo Chonên dạy văn không phải là công việc thuyết giảng của giáo viên mà là cáchthức học sinh hoạt động nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo thẩm mỹ

Tóm lại, với những ưu điểm vừa nêu, kiểu giờ học đối thoại thật sự làmột giờ học tích cực, dạy học hướng đến học sinh, phát huy cao nhất ý thức

tự giác, năng động sáng tạo ở học sinh, vì thế, giờ học đối thoại cần được chútrọng và phát triển

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
27. Nguyễn Quốc Luân. Để hiểu rõ hơn ý tứ truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” – tạp chí văn học số 3/1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vợ chồng A Phủ
50. Văn hoá dân tộc H'mông vùng Tây Bắc với vấn đề phát triển. Bác khoa toàn thư mở. http://vi.wikipedia.org/wiki Link
1. Nguyễn Duy Bắc. Cảm nhận về văn hoá và văn học trong hành trình đổi mới, NXB Văn Hoá Dân Tộc, Lạng Sơn, 2006 Khác
2. M. Bakhtin. Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, GD, 1998 Khác
3. Các tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Hội nhà văn Việt Nam, 2002 Khác
4. Lê Nguyên Cẩn. Tiếp cận truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá, NXB GD, tháng 1/2008 Khác
5. Lê Nguyên Cẩn. Tính văn hoá của tác phẩm văn học, Tạp chí khoa học, sè 2/ 2006 Khác
6. Nguyễn Viết Chữ. Đối thoại và định hướng cảm thụ văn chương trong dạy học tác phẩm văn học, Chuyên đề, ĐHSP Hà Nội, 2005 Khác
7. Nguyễn Viết Chữ. Đối thoại trong dạy học Văn. Tạp chí khoa học, Journal of Science. Trường ĐHSP Hà Nội No. 4. 2009 Khác
8. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), NXB Đại học sư phạm, 2005 Khác
9. Nguyễn Viết Chữ. Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong dạy học Ngữ văn sách giáo khoa mới. Chuyên luận nghiên cứu 2009 Khác
10. Huỳnh Thị Liên Chi. Đối thoại trong dạy học tác phẩm tự sự ở trường phổ thông. Luận văn thạc sỹ, Hà Nội 2003 Khác
11. Hoàng Dục. Chuyên đề dạy - học ngữ văn 12, Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), NXB GD 2008 Khác
12. Trần Thanh Đạm. Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể, GD, Hà Nội, 1970 Khác
13. Phạm Văn Đồng. Mấy vấn đề về văn hoá giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội 1986 Khác
15. Nguyễn Trọng Hoàn. Cuộc giao tiếp im lặng giữa nhà văn và bạn dọc – học sinh, NCGD, 8/1998 Khác
16. Tô Hoài. Chân dung văn học, NXB Hội nhà văn Việt Nam, 1997 17. Tô Hoài. Sổ tay viết văn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội 1997 Khác
18. Đỗ Kim Hồi, Trần Đăng Xuyền. Giảng văn văn học Việt Nam 1945 – 1975, NXB GD 1994 Khác
19. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương, NXB GD, 2002 Khác
20. Nguyễn Thanh Hùng. Hiểu văn dạy văn, NXB GD, 2001 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w