1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận nghiên cứu: Tác động của xu thế toàn cầu hóa đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên khoa Quản lý xã hội đối với việc giữ gìn và phát huy bản sác văn hóa dân tộc

21 145 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 310,19 KB

Nội dung

Trước xu thế toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ gần như mọi mặt của đời sống xã hội hiện nay và đặc biệt dưới sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ cho phép con người vượt qua các giới hạn không gian và thời gian, con người được tiếp cận nhiều nguồn thông tin và do đó có thêm nhiều cơ hội trao đổi tiếp xúc với nhau, đẩy mạnh sự giao lưu về mọi mặt từ kinh tế mậu dịch, đầu tư, du lịch đến văn hóa trên phạm vi toàn thế giới. Không ngoài xu thế của thời đại, Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa giao lưu rộng rãi với các nước trên thế giới ở nhiều lĩnh vực. Tình hình đó đã tác động lớn đến những giá trị văn hoá dân tộc. Sự tác động của nền văn hoá bên ngoài vào nền văn hoá dân tộc sẽ nảy sinh những thời cơ và thách thức mới, những thuận lợi và khó khăn mà hậu quả không những tác động đến bản sắc văn hoá dân tộc mà còn tác động đến tương lai của đất nước. Với những vấn đề cấp thiết đó, em đã chọn chủ đề “Tác động của xu thế toàn cầu hóa đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên khoa Quản lý xã hội đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” làm đề tài nghiên cứu.

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 2

1 Tác động của xu thế toàn cầu hóa đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 2 1.1 Một số khái niệm 2 1.2 Tác động của quá trình toàn cầu hóa đến bản sắc văn hóa Việt Nam 5

2 Liên hệ trách nhiệm của sinh viên khoa Quản lý xã hội đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay 12 2.1.Khái quát tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc……… 12 2.2 Trách nhiệm của sinh viên đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Cho ví dụ minh họa 13 2.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay 14

KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trước xu thế toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ gần như mọi mặt của đời sống

xã hội hiện nay và đặc biệt dưới sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ cho phép con người vượt qua các giới hạn không gian và thời gian, con người được tiếp cận nhiều nguồn thông tin và do đó có thêm nhiều cơ hội trao đổi tiếp xúc với nhau, đẩy mạnh sự giao lưu về mọi mặt từ kinh tế mậu dịch, đầu tư, du lịch đến văn hóa trên phạm vi toàn thế giới

Không ngoài xu thế của thời đại, Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa giao lưu rộng rãi với các nước trên thế giới ở nhiều lĩnh vực Tình hình

đó đã tác động lớn đến những giá trị văn hoá dân tộc Sự tác động của nền văn hoá bên ngoài vào nền văn hoá dân tộc sẽ nảy sinh những thời cơ và thách thức mới, những thuận lợi và khó khăn mà hậu quả không những tác động đến bản sắc văn hoá dân tộc mà còn tác động đến tương lai của đất nước Với những vấn đề cấp thiết đó,

em đã chọn chủ đề “Tác động của xu thế toàn cầu hóa đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Liên hệ trách nhiệm của sinh viên khoa Quản lý xã hội đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” làm đề tài nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu về tác động của xu thế toàn

cầu hóa đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam Cụ thể, bước đầu đưa ra cơ sở lý luận để có cái nhìn chính xác về bản chất của vấn đề nghiên cứu; tìm hiểu, nghiên cứu về xu thế toàn cầu hóa; nhìn nhận những tác động tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa đến bản sắc văn hóa từ đó liên hệ với trách nhiệm của sinh viên khoa Quản lý xã hội

Kết cấu của đề tài:

1 Tác động của xu thế toàn cầu hóa đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2 Liên hệ trách nhiệm của sinh viên khoa Quản lý xã hội đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay

Trang 4

Trước hết về “bản sắc”, theo Từ điển tiếng Việt [1], “bản sắc” dùng để chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành bản chất đặc biệt của một sự vật tức là nói đến sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng của sự vật đó Trong thực tiễn, khi nói "bản sắc" thường được nhắc tới khi nói về cái riêng, cái rất riêng của một sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác trong thế giới khách quan

Còn về “văn hóa”, theo định nghĩa của GS.Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là một

hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường

tự nhiên và xã hội của mình.”[7]. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc

Như vậy, có thể hiểu: Bản sắc văn hóa là thuật ngữ để chỉ hệ thống những nét đặc trưng của nền văn hóa của dân tộc nào đó, được hình thành trong quá trình lịch

sử phát triển của dân tộc đó, do con người tạo ra và thể hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa, làm nên bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, qua đó có thể so sánh và phân biệt với các bản sắc văn hóa khác, dân tộc khác

Chúng ta có thể thấy rõ được bản sắc văn hóa Nhật Bản được thể hiện trong văn hóa giao tiếp truyền thông của người Nhật Bản, họ có những quy tắc và lễ nghi

mà mọi người đều phải làm theo Đặc biệt, tất cả lời chào của người Nhật Bản bao giờ cùng đi kèm với một cái cúi chào sau cùng Dựa theo địa vị xã hội và mối quan

Trang 5

hệ xã hội với người tham gia giao tiếp mà người Nhật sử dụng các quy tắc và lễ nghi cũng như cách cúi mình mình khác nhau

1.1.2 Toàn cầu hóa

Thuật ngữ “toàn cầu hóa” đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1961, trong Từ điển tiếng Anh của Webster, nhưng mãi đến năm 1980 trở đi mới được sử dụng rộng rãi, nhất là trong ngành khoa học xã hội đương đại và đây là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa: “Toàn cầu hóa là hiện tượng

trong đó các quan hệ xã hội được mở rộng trên toàn thế giới, loại trừ dần tình trạng khép kín, biệt lập giữa các quốc gia, đưa đến sự chuyển hoá lẫn nhau trong môi trường quốc tế mà ở đó mỗi nước đều có những vị trí nhất định trong quá trình hình thành, xác lập những quan hệ và ứng xử cộng đồng, những tiêu chí và luật lệ, cơ chế

và trật tự cộng đồng.”

Theo Wikipedia “Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu.”

“Toàn cầu hóa là một quá trình biến các vùng miền, các cộng đồng người khác nhau từ trạng thái biệt lập, tách rời nhau thành một trạng thái khác về chất, bằng sự liên kết gắn bó thành một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu Khi

đó, một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miền này, ở cộng đồng người này sẽ có ảnh hưởng, tác động tới các vùng miền, các cộng đồng người khác trên quy mô toàn thế giới.” [4]

Như vậy, “toàn cầu hóa” cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau vì khái niệm này tương đối lớn Ở mỗi một giai đoạn và thời kì chúng lại có sự chuyển dịch thay đổi để phù hợp với tình hình chung của thế giới Do đó, ta hiểu chung toàn cầu hóa

là sự kết nối giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF; Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC; Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN; Tổ chức Thương mại thế giới WTO; Ngân hàng thế giới WB

Trang 6

1.1.3 Hội nhập

Theo từ điển Việt - Việt, hội nhập là tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy, thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia

Theo đó, hội nhập được hiểu là quá trình liên kết, gắn kết giữa các chủ thể quốc tế (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau Thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi chủ thể đó, nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, bao gồm mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó

Ví dụ: Hội nhập được hiện nhất qua việc Việt Nam tham gia các cơ chế hợp tác của ASEAN (AFTA; IAI…) và ASEAN; Tham gia các cơ chế hợp tác Á Âu (ASEM); Thành viên WTO; Ký kết BFTA với Mỹ; các FTA song phương,…

1.1.4 Tiếp biến văn hóa

Tiếp biến văn hóa là một khái niệm không mới ở Việt Nam và càng không mới với thế giới Thuật ngữ này nhằm chỉ sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác

nhau dẫn đến những thay đổi bên trong của một trong hai nền văn hóa

Theo định nghĩa của Wikipedia: “Tiếp biến văn hoá là một quá trình thay đổi văn hoá và thay đổi tâm lý, là kết quả theo sau cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hoá Tiếp biến văn hoá thường đi liền với các động thái giao lưu, hội nhập văn hoá.”

Định nghĩa về “tiếp biến văn hoá” được đưa ra ở cuộc họp UNESCO tại Téhéran (1978): Tiếp biến văn hoá đó là sự tiếp xúc giữa những nhóm người khác nhau về văn hóa, do đó sinh ra những sự thay đổi về văn hoá (ứng xử, giao tiếp, tư duy,…) ở trong mỗi nhóm Tiếp biến văn hoá là quá trình một nhóm người hay một

cá nhân qua tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một nhóm khác, tiếp thụ (tự nguyện hay bắt buộc, toàn bộ hay từng bộ phận) nền văn hoá của nhóm này

Tiếp biến văn hoá có thể xảy ra theo con đường kinh tế, tôn giáo, tư tưởng, văn hoá nghệ thuật , trong bối cảnh hoà bình hay gắn với áp đặt về chính trị Tiếp biến văn hóa ở Việt Nam được thế hiện ở lối sống của giới trẻ hiện nay, khi mà “làn

Trang 7

sóng hoa ngữ” được đi vào Việt Nam thể hiện qua những bộ phim điện ảnh, phim truyền hình, C - pop (cụ thể là Mandopop), phong trào Hán phục, các dòng tiểu thuyết ngôn tình và đam mỹ,

1.2 Tác động của quá trình toàn cầu hóa đến bản sắc văn hóa Việt Nam

1.2.1 Đặc điểm của quá trình toàn cầu hóa

Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một tiến trình hiện hữu, khách quan và có tác động ngày càng quyết định tới sự phát triển của hết thảy mọi quốc gia Quá trình toàn cầu hóa, mang nhiều đặc điểm nổi bật chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại và gắn kết với các thành tựu về khoa học kỹ thuật Có thể kể tới những đặc đặc điểm nổi bật sau đây:

1.2.1.1 Sự định hình nền kinh tế tri thức

Điểm nổi bật đầu tiên của toàn cầu hoá là sự định hình nền kinh tế tri thức,

đó là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, mà trọng tâm là bước ngoặt mới của sự phát triển khoa học và công nghệ và vai trò của chúng đối với sản xuất

Từ sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ, cách mạng công nghệ thông tin, cách mạng sinh học đặc biệt là sự bùng nổ của cách mạng tin học, các phương tiện giao thông và thông tin hiện đại làm xuất hiện và nhân rộng một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu cho phép con người vượt qua các giới hạn không gian và thời gian, tạo điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin và do đó có thêm nhiều dịp trao đổi tiếp xúc với nhau, đẩy mạnh sự giao lưu về mọi mặt từ kinh

tế mậu dịch, đầu tư, du lịch đến văn hóa nghệ thuật

Những tiến bộ vượt bậc về khoa học - công nghệ đã và đang làm thay đổi về chất của lực lượng sản xuất, tác động mạnh mẽ đến những thay đổi trong quan hệ sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô sản xuất, năng suất lao động…

dẫn đến những thay đổi to lớn trong phương thức sản xuất

Nền kinh tế tri thức đang định hình những đặc trưng qua sự khác biệt rõ rệt với các nền kinh tế trước đây, đó là sự thiết yếu và giàu có của tri thức và vai trò của tri thức trong sản xuất Sự ra đời của nền kinh tế tri thức đã tạo ra sự giai đoạn phát triển mới cho lịch sử nhân loại Một mặt, làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế phát triển vượt trội với các nền kinh tế còn lại, tạo ra sự hợp tác hoặc

Trang 8

mâu thuẫn lợi ích giữa các nước; mặt khác tạo cơ hội lớn cho việc tiếp cận với tri thức phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa

1.2.1.2 Toàn cầu hóa tài chính

Quá trình toàn cầu hóa ngày nay không chỉ diễn ra ở lĩnh vực thương mại hàng hóa, mà nét đặc trưng mới là toàn cầu hóa tài chính càng giữ vị trí chi phối Nói cách khác, toàn cầu hóa ngày nay chịu sự dẫn dắt của toàn cầu hóa tài chính Đặc điểm này được đánh dấu bằng việc thành lập các ngân hàng Trung ương, các hiệp ước đa phương và các tổ chức liên chính phủ để cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của thị trường quốc tế

Các tổ chức tài chính toàn cầu hiện nay là các ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động trong chứng khoán, trái phiếu, ngoại hối, phái sinh và thị trường hàng hóa, đầu tư vốn tư nhân bao gồm thế chấp trong quỹ tự bảo hiểm rủi ro và các quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, quỹ Đầu tư quốc gia, vv… Tổ chức thương mại riêng lẻ hoạt động ở cấp

độ quốc tế có một số tổ chức quốc tế công lập, bán công lập

Sự gia tăng dòng chảy tài chính khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa, công nghệ và lực lượng lao động di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới, các thị trường tài chính hiện đại cùng các giao dịch điện tử diễn ra suốt ngày đêm, làm cho nền kinh tế thế giới gắn kết chặt chẽ với nhau hơn thông qua sự lên kết chức năng sản xuất, và khiến cho biên giới kinh tế quốc gia ngày càng mờ nhạt

1.2.1.3 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia

Cùng với quá trình toàn cầu hóa là sự ra đời của các các công ty xuyên quốc gia, các thể chế quốc tế, các tổ chức phi chính phủ Các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia ngày nay thậm chí còn có sức mạnh ảnh hưởng hơn các nước có nền kinh

tế trung bình, hơn nữa ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới Phải kể đến Liên hợp quốc (UN) với 193 nước thành viên, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) có vai trò ngày càng tăng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị chung của thế giới và khu vực, như giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Bra-xin, hay việc can thiệp của các tổ chức này cùng với chính phủ của

Trang 9

nhiều quốc gia vào việc kìm hãm sự suy thoái kinh tế trong giai đoạn hiện nay của thế giới

Tuy nhiên, mặt trái của xu thế đã tạo cơ hội cho các lực lượng khủng bố, tôn giáo cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia,… xuất hiện và hoạt động trên quy mô toàn cầu, như các nhóm tin tặc quốc tế hay tổ chức khủng bố khét tiếng al-Qaeda Đó là kết quả của những xung đột giữa các dân tộc, các sắc tộc, các tôn giáo, mà nguyên nhân sâu xa là sự xung đột về kinh tế, chính trị được che đậy dưới hình thức của sự xung đột về tôn giáo Đây là vấn đề sâu sắc nhất, bức thiết nhất trong xu thế toàn cầu hóa mà chúng ta không thể chỉ xem xét thông qua các lực lượng thị trường

1.2.1.4 Vai trò quan trọng của Nhà nước

Trong những đặc điểm trên, vấn đề vai trò mới của Nhà nước đã trở thành điểm nổi bật của toàn cầu hóa Từ sau tình thế xảy ra hàng loạt các vụ đẫm máu do chủ nghĩa khủng bố khiến nền an ninh dường như đang tuột khỏi tầm tay, đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm đúng mức hơn vấn đề an ninh nói chung và an ninh kinh tế nơi riêng Cùng với đó là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á hồi thập kỷ

90 còn đòi hỏi phải đưa vấn vấn đề quản trị quá trình toàn cầu hóa bằng sự phối hợp chính sách của các quốc gia lên một tầm cao mới Đường lối, chính sách của Nhà nước đóng vai trò quyết định nhất Hình thành các thể chế, các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại trên toàn cầu, khu vực và các hiệp định song phương với nhiệm

vụ thúc đẩy, điều phối, trọng tải,…

Và từ đây, khiến các chính phủ vào thế phải cạnh tranh bằng thể chế Bởi vì chỉ có bằng việc tạo ra mét khuôn khổ thể chế tốt, các nguồn lực kinh tế mới chảy

về và làm sống động nền kinh tế và đời sống xã hội Trường hợp ngược lại, các nguồn lực sẽ dễ dàng chảy đi nơi khác trong điều kiện toàn toàn cầu hiện nay Vì vậy, điểm mới trong vai trò của Nhà nước hiện nay là tìm ra phương thức hợp tác trong đấu tranh để đào tạo cho toàn cầu hóa đạt hiệu quả cao nhất và trở thành vấn

đề chính sách chủ chốt đối với mỗi quốc gia

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn

Trang 10

mở rộng, lan tỏa, thâm nhập vào lĩnh vực văn hoá Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho

sự hội nhập và phát triển bản sắc văn hoá, đồng thời cũng là những thách thức to lớn đối với vấn đề giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo, có tính truyền thống của đất nước

1.2.2.1 Tác động tích cực

Toàn cầu hóa là môi trường rộng mở để bản sắc văn hóa Việt Nam được lan tỏa nhanh, mạnh, sâu trên phạm vi toàn cầu, giúp quảng bá bản sắc văn hóa nước ta

ra toàn thế giới, tạo sự đồng cảm, hiểu biết và xích lại gần nhau hơn giữa dân tộc ta

và các dân tộc trên thế giới, từ đó có thể chia sẻ, hợp tác, mở rộng giao lưu quốc tế

Ví dụ, có hàng nghìn lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mỗi ngày, và mỗi ngày ấy họ được đón nhận, chia sẻ, cảm thụ nhiều hơn, sâu hơn những giá trị văn hóa của dân tộc Việt, để rồi chính họ là những chiếc cầu nối, một mặt đưa văn hóa nhân loại đến Việt Nam, và cùng đó, lan tỏa văn hóa Việt Nam ra với thế giới Ðiều này lý giải vì sao càng những năm gần đây, mô hình du lịch văn hóa càng trở nên sôi động với sức hấp dẫn lớn đối với du khách nước ngoài đến thế Hiển nhiên điều

đó đã chứng tỏ sức lan tỏa của văn hóa Việt Nam đối với thế giới

Đồng thời, qua quá trình giao lưu giữa các nền văn hoá, chúng ta có dịp cọ sát, học hỏi, tiếp thu văn hóa nhân loại, biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới Do đó, nước ta có cơ hội nhìn nhận lại chính mình khi so sánh với văn hóa quốc tế, bộc lộ cái hay và cái dở để từ

đó học hỏi, sáng tạo ra giá trị mới, trực tiếp bổ sung, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ được những hủ tục, phong tục rườm rà Hơn nữa, sự “va đập” giữa cái mới và cái cũ tạo nên một lực hấp dẫn đặc biệt của bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa

kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp thu những giá trị mới, hướng tới tương lai, như dân chủ, hiện đại, nhân văn, khai phóng, khoan dung, rộng mở Thông qua sự giao lưu đó cũng kiểm chứng tính bền vững của bản sắc văn hóa Việt Nam, nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới Điều này được thể hiện rõ qua việc đất nước chúng ta học tập văn hóa “xếp hàng” của người Nhật Bản, gỡ bỏ đi quan niệm xưa kia “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”, giờ đây văn hóa

Ngày đăng: 30/08/2021, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w