Đô thị hoá có tác động tích cực to lớn, sâu sắc tới mọi mặt đời sốngkinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, trong đó có khu vực nông nghiệp - nôngthôn, như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hải Vân
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ TỚI LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN 13
1.1 Các vấn đề chung về đô thị hóa và lao động, việc làm ở nông thôn 13
1.1.1 Đô thị và đô thị hóa 13
1.1.2 Lao động, việc làm ở nông thôn 19
1.1.3 Vai trò của đô thị hóa trong phát triển kinh tế - xã hội 28
1.1.4 Tác động của đô thị hóa và điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở khu vực nông thôn 32
1.2 Các lý thuyết liên quan tới đô thị hóa và lao động việc làm nông thôn 35
1.2.1 Lý thuyết quan hệ nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp, đô thị 35
1.2.2 Các lý thuyết về tập trung ruộng đất và nền kinh tế nông dân 38
1.2.3 Lý thuyết về di chuyển lao động nông thôn 41
1.3 Kinh nghiệm quốc tế điều tiết tác động của ĐTH tới lao động, việc làm ở nông thôn 43
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 43
1.3.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 46
1.4 Kinh nghiệm trong nước điề̀u tiết tác động của ĐTH tới lao động, việc làm ở nông thôn 48
1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 48
1.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 56
1.5 Bài học rút ra và khả năng áp dụng cho Hà Nội 60
Trang 3Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI LAO
ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 67
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến lao động, việc làm khu vực nông thôn ngoại thành Hà nội 67
2.1.1 Điều kiện địa lý - tự nhiên 67
2.1.2 Điều kiện đinh kế - xã hội 71
2.2 Thực trạng tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 92
2.2.1 Khái quát quá trình đô thị hóa Hà Nội 92
2.2.2 Thực trạng tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 97
2.3 Những giải pháp chính sách đã và đang thực hiện nhằm giải quyết lao động, việc làm nông thôn Hà Nội 124
2.3.1 CDCCKT nông nghiệp nông thôn ngoại thành, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống 124
2.3.2 Phát triển quan hệ kinh tế với các nước và xuất khẩu lao động 126
2.3.3 Chính sách đào tạo nghề và hướng nghiệp cho nông thôn 128
2.3.4 Chính sách chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho nông dân 129
2.4 Đánh giá chung về ảnh hưởng của ĐTH đối với lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 130
Chương 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011- 2020 134
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội tới năm 2020 tầm nhìn 2030 134
3.1.1 Định hướng chung phát triển Hà Nội đến năm 2020, tâm nhìn 2030 134
3.1.2 Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu 135
Trang 43.2 Dự báo đô thị hoá và lao động việc làm nông thôn Hà Nội; quan điểm, nguyên tắc điều tiết tác động của ĐTH tới lao động việc làm 1393.2.1 Dự báo đô thị hoá và lao động việc làm nông thôn Hà Nội 1393.2.2 Quan điểm và nguyên tắc điều tiết tác động của ĐTH tới lao động, việc làm nông thôn Hà Nội 1403.3 Các giải pháp cơ bản điều tiết tác động của ĐTH tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội .1433.3.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch và điều chỉnh mô hình CNH, ĐTH Thủ đô theo hướng bền vững 1433.3.2 Phát triển ngành nghề tạo việc làm tại chỗ và CDCCKT nội bộ khu vực nông thôn ngoại thành 1483.3.3 Phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành 1513.3.4 Phát huy thế mạnh các ngành nghề và làng nghề truyền thống trong nông thôn, phát triển bền vững các KCN-CCN trên địa bàn 1573.3.5 Phối hợp một số chính sách có liên quan khác 162KẾT LUẬN 176NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .178DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 179
Trang 5CNTT : Công nghệ thông tin
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
DNNVV : Doanh nghiệp nhỉ và vừa
ĐTH : Đô thị hóa
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GPMB : Giải phóng mặt bằng
HĐND : Hội đồng nhân dân
KCN – KCX : Khu công nghiệp - Khu chế xuất KHCN : Khoa học công nghệ
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 Tỷ lệ dân số thành thị năm 1999, 2009 và tỷ lệ tăng dân số bình
quân năm 1999-2009 chia theo các vùng kinh tế - xã hội
72
2.2 Diện tích, dân số các đơn vị hành chính thành phố Hà Nội 742.3 Các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội 802.4 Tổng hợp phát triển nghề và làng nghề Hà Nội 852.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội (2000-2010) 882.6 Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của Hà Nội giai đoạn 2000-2010 892.7 DNTN Hà Nội so sánh với cả nước năm 2008 912.8 Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Hà Nội so với các tỉnh ĐBSH
đất trên địa bàn Hà Nội (%)
114
Trang 7DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thành phố Hà Nội sau khi sáp nhập 69Hình 2.2: Cơ cấu làng nghề Hà Nội [35] 83Biểu đồ 2.1: Số lượng và quy mô các KCN Hà Nội và các tỉnh vùng kinh tếtrọng điểm Bắc bộ năm 2009 79Biểu đồ 2.2 : Suy giảm đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2008 112
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá là quá trình tất yếu đối với các quốc gia chậm phát triển khibước vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hộinhập Đô thị hoá có tác động tích cực to lớn, sâu sắc tới mọi mặt đời sốngkinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, trong đó có khu vực nông nghiệp - nôngthôn, như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng, tạo việc làm vàthu nhập, cải thiện việc cung cấp và thụ hưởng các dịch vụ xã hội - đô thị,nâng cao đời sống cho người dân Tuy nhiên, từ thực tiễn ở nhiều nước trênthế giới và ở Việt Nam những năm qua cho thấy, trong quá trình đô thị hóabên cạnh mặt tích cực cũng đang nảy sinh những tác động tiêu cực, thiếu bềnvững tới khu vực nông nghiệp, nông thôn Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh
mẽ, các nước chậm phát triển như Việt Nam, muốn nhanh chóng rút ngắnkhoảng cách so với thế giới, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa quá nhưng trình độquản lý chưa theo kịp nên đã đang bộc lộ những mặt trái của đô thị hóa, dẫnđến những hậu quả và các “hệ lụy” không mong muốn như: gây xáo trộn vàbất ổn xã hội, gia tăng thất nghiệp và nghèo đói ở nông thôn; người nông dânmất đất canh tác không còn kế sinh nhai, bất đắc dĩ phải di cư ra thành phốnhập vào đội quân thất nghiệp tìm kiếm việc làm
Thủ đô Hà Nội trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá cũng diễn
ra mạnh mẽ, làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong công tác quy hoạch,quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt trong vấn đề lao động, việc làm ở nôngthôn Quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển sang đất côngnghiệp - dịch vụ và đất đô thị khiến người dân ở vùng đô thị hóa bị mất đấtcanh tác không có hoặc thiếu việc làm nghiêm trọng Không chỉ các vùng
Trang 9nông thôn đang đô thị hóa chịu tác động về lao động, việc làm mà trong cácvùng nông thôn ngoại thành cũng chịu tác động của quá trình này
Đô thị hóa cũng làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu ngành nghề ở nôngthôn, một số ngành nghề gắn với sản xuất nông nghiệp truyền thống bị thuhẹp, trong khi các ngành nghề - dịch vụ hướng về thị trường có xu hướng mởrộng Các hoạt động ngành nghề - dịch vụ và chỗ làm việc mới tạo ra tại địaphương vẫn không đủ bù đắp được số việc làm bị mất, ngoại trừ một số địaphương có các ngành nghề truyền thống được khơi dậy đánh thức Hơn nữa,không phải ai cũng có điều kiện và khả năng chuyển đổi nghề (khả năng học
và thực hành thành thạo một nghề mới ngoài nông nghiệp); nhất là với nhữngngười nông dân “quanh năm chân lấm tay bùn, cày sâu cuốc bẫm”, hay đốivới những người lớn tuổi thì cơ hội chuyển đổi nghề và đảm bảo cuộc sốngcàng khó khăn Đô thị hóa có nguy cơ làm cho hàng chục nghìn hộ nông dân,thiếu việc làm, thu nhập thấp và suy giảm dần
Thực tế thời gian qua cho thấy, không phải tất cả lao động dư thừa domất đất nông nghiệp đều có việc làm mới Một bộ phận rất lớn nông dân mấtđất phải tìm việc làm một cách tự phát, không ổn định, với nhiều nghề kiếmsống Trong đó, phổ biến là di cư ra thành phố, vào các KCN, khu đô thị đểlàm thuê bằng đủ các loại nghề với tiền công rẻ mạt, hoặc tìm việc làm tại cácchợ lao động vùng ven Tập trung nhiều nhất là ở các thành phố Hà Nội, HảiPhòng, các đô thị mới trong vùng và cả nước Theo số liệu của các cơ quanchức năng, mỗi năm Hà Nội có hàng triệu người lao động thời vụ nhập cư vàothành phố hoặc có đăng ký hoặc không có đăng ký chính thức Người nôngdân vốn quen với công việc đồng áng “một nắng hai sương”, giờ đây bất đắc
dĩ phải làm quen với môi trường xã hội và với đủ loại công việc mới mẻ ở đôthị Các hiện tượng trên có thể gọi là “đô thị hóa cưỡng bức”, đang gây ranhững “hệ lụy kép” nghiêm trọng với cả thành thị và nông thôn
Trang 10Thủ đô Hà Nội, nơi đất chật nguời đông, các tác động tiêu cực của quá
trình đô thị hóa tới lao động việc làm của người dân càng bức xúc, nghiêm
trọng hơn bao giờ hết Đặc biệt, đối với Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành
chính, diện tích tăng lên gấp 3,5 lần và dân số tăng lên gấp 2 lần, với 3.348km2 và 6,350 triệu người Khu vực nông nghiệp, nông thôn còn chiếm tỷtrọng lớn 59% dân số (3,816 triệu người – năm 2009) và xấp xỉ 50% lựclượng lao động trên địa bàn Trong khi áp lực hội nhập và yêu cầu Hà Nộiphải hoàn thành CNH - HĐH về trước cả nước vào trước năm 2020 khiến chocác vấn đề ĐTH, lao động việc làm trên địa bàn nói chung cũng như của khuvực nông thôn ngoại thành càng trở nên nan giải
Tình hình trên đang đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu, đánh giá
và dự báo khoa học để đưa ra giải pháp xử lý quyết liệt, căn cơ và bền vững.Đồng thời phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình CNH – HĐH và đôthị hóa Thủ đô Hà Nội theo hướng kết hợp hài hòa giữa đô thị hóa và tamnông, gắn kết công nghiệp – dịch vụ với phát triển nông nghiệp ven đô theohướng sinh thái bền vững Đây là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc liên quan tới ổnđịnh kinh tế - chính trị - xã hội Thủ đô trong thời kỳ mới
Vì lẽ đó, NCS lựa chọn đề tài luận án “Tác động của đô thị hóa đối vớilao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ
Đề tài có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới, mở cửa hộinhập, phát triển KTTT và CNH – HĐH, thì vấn đề đô thị hoá và người dânmất đất canh tác cùng những tác động của nó đến khu vực nông thôn ViệtNam nói chung và nông thôn ngoại thành Hà Nội nói riêng, cũng là chủ đềđược nhiều người quan tâm Đáng chú ý là các công trình và báo cáo khoahọc sau:
Trang 11- “Hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội - vấn đề và giải pháp”, Nguyễn
Chí Mỳ, Hoàng Xuân Nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 Các tácgiả đề cập tới tình hình CNH - HĐH và ĐTH ở Việt Nam cũng như Hà Nộithời gian qua, nhấn mạnh các tác động tiêu cực của ĐTH và GPMB tới cácmặt xã hội, đô thị, môi trường Đặc biệt, đánh giá tác động của thu hồi đất vàGPMB với tốc độ cao tại các đô thị lớn như Hà Nội, làm bộ phận đông đảongười dân ngoại thành mất đất canh tác, trong khi ngành nghề - dịch vụ lạikhông thu hút hết số lao động dôi dư Việc chuyển đổi ngành nghề có khókhăn với người nông dân, đặc biệt là với những người lớn tuổi; do vậy, không
ít trường hợp lâm vào nghèo khó, mắc các tệ nạn xã hội Từ đó, các tác giả đềxuất cần phải điều chỉnh lại mô hình và tốc độ CNH và ĐTH; gắn kết giữa thuhồi đất với giải quyết các vấn đề trong hậu GPMB như: đào tạo nghề, bố tríviệc làm, tái định cư, ổn định đời sống cho các hộ dân mất đất; đảm bảo cho
họ cuộc sống được cải thiện bằng hay tốt hơn cũ
- “Tác động xã hội vùng của các KCN ở các nước Đông nam Á và Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội,
2009 Gồm các tham luận của các nhà nghiên cứu Nhật Bản, Việt Nam và cácnước Đông nam Á, một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng Nội dungnghiên cứu, khảo sát về tình hình phát triển KCN - KCX tại vùng Đồng bằngsông Hồng và một số nước Đông nam Á Các báo cáo cho thấy ngoài tác độngtích cực thì quá trình phát triển KCN - KCX cũng gây ra các hiệu ứng tiêu cựccho vùng như: ô nhiễm môi trường nông thôn, phá vỡ kết cấu văn hóa – xãhội truyền thống, thu hẹp đất canh tác và nông dân thiếu việc làm Đặc biệt,đời sống người lao động trong các KCN - KCX cũng đang đặt ra nhiều vấn đềbức xúc, nhất là về nhà ở và tổ chức cuộc sống vật chất – tinh thần cho họ.Các nhà nghiên cứu đưa ra mô hình khả thi được nhiều nước Đông nam Á ápdụng là: mô hình KCN - KCX gắn với tổ chức các khu nhà ở - đô thị vệ tinh
Trang 12cho công nhân và người lao động trong bán kính không quá xa để họ có thể đi
về thuận tiện, hay còn gọi “Mô hình sáng đi – tối về”
- “Một số vấn đề về nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới”, Đặng
Kim Sơn Báo cáo khoa học đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội, 2010 Đề tài nghiêncứu cơ sở lý luận, các lý thuyết về phát triển nông thôn, nông nghiệp và nôngdân; đánh giá thực trạng nông thôn và nông nghiệp Việt Nam sau hơn 20 nămđổi mới và tương lai của nền nông nghiệp trong kỷ nguyên toàn cầu hóa Đềtài nêu bật những vấn đề bức xúc, nan giải ở nông thôn nước ta như vấn đềtích tụ - tập trung ruộng đất, vấn đề thu hồi đất và chuyển đổi đất nông nghiệpsang đất dịch vụ - công nghiệp, kéo theo là việc phân công lại lao động và dichuyển một bộ phận lớn dân cư từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ;yêu cầu phát triển những hình thức tổ chức kinh doanh mới hiệu quả ở nôngthôn phù hợp với sản xuất hàng hóa và thị trường, vấn đề ứng dụng KHCN,
có công nghệ sinh học… là có ý nghĩa quyết định đảm bảo nền nông nghiệphàng hóa có tính cạnh tranh
- “Những vấn đề KT - XH ở nông thôn trong quá trình CNH-HĐH”, Kỷ
yếu hội thảo khoa học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2010 Nội dung đề cậptoàn diện các vấn đề “tam nông” trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH hiệnnay ở nước ta Đó là các vấn đề xã hội nảy sinh từ chính sách thu hồi đất đainông nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo trong nông thôn, các thách thức xóa đóigiảm nghèo ở nông thôn; sự biến đổi lợi ích kinh tế của nông dân do tác độngcủa CNH-HĐH, vấn đề đào tạo nghề, đảm bảo việc làm và thu nhập cho nôngdân; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, ảnh hưởng của di chuyểnlao động tới cơ cấu kinh tế hộ gia đình nông dân; vấn đề thu hẹp đất canh tác
và đảm bảo an ninh lương thực, vấn đề phát triển thị trường đất đai và chuyểnđổi mục đích sử dụng đất hiện nay; các vấn đề bức xúc về ô nhiễm môitrường, xuống cấp về văn hóa, lối sống và phát triển bền vững nông thôn nước
Trang 13ta; vấn đề phát triển các KCN-KCX, phát triển làng nghề, CNH-HĐH nôngnghiệp và xây dựng nông thôn mới; một số nghiên cứu các thay đổi trongnông thôn tại một số địa phương điển hình như Hà Nội, Thanh Hóa, TháiBình , các kinh nghiệm và bài học của quốc tế, có Trung Quốc về phát triểnnông nghiệp, nông thôn…
- “Đô thị hoá và lao động việc làm ở Hà Nội”, Hoàng Văn Hoa, Nxb
Lao động Xã hội, Hà Nội, 2007 Tác giả nêu lên các khái niệm và lý thuyết vềĐTH, lao động việc làm Đánh giá tình hình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội thờigian qua, cho thấy bức tranh có cả mặt tích cực và tiêu cực Theo kết quả điềutra, chiếm tỷ lệ lớn người dân bị thu hồi đất không được học nghề và chuyểnđổi nghề; trong số được học nghề thì tỷ lệ người tìm được việc làm cũng rấtthấp Nguyên nhân là, giữa đào tạo nghề trong nhà trường và thực tế nhu cầucông việc không ăn khớp; không có sự gắn kết, chia sẻ trách nhiệm giữa cơ sởđào tạo và doanh nghiệp Có tình hình đào tạo ra không bố trí được việc làm;trong khi doanh nghiệp lại thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực, thậm chí làthiếu cả lao động phổ thông
- “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Nguyễn Tiệp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội,
2005 Các tác giả nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết về nguồn nhân lựcnói chung, nguồn nhân lực nông thôn, nguồn nhân lực nông thôn cho CNH-HĐH Đánh giá tình hình nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành Hà Nội, chothấy tình trạng yếu kém, nhất là về chất lượng, Hà Nội đang thiếu nhân lựcchất lượng cao phục vụ cho CNH - HĐH Từ đây, các tác giả đề xuất cácphương án đào tạo nghề cho những địa bàn ngoại thành khác nhau, để phùhợp với hoàn cảnh, yêu cầu và khả năng của các địa phương
- “Bàn về công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn”, Đào Thế Tuấn, Kỷ
yếu hội thảo Hậu GPMB, Hà Nội, 2009 Tác giả nghiên cứu môt số mô hình
Trang 14CNH-HĐH nông nghiệp trên thế giới và của Trung Quốc tại khu vực sôngChâu Giang Chỉ ra rằng thế giới đi theo con đường hình hành các siêu đô thị
và tạo nên sự đối lập nông thôn – thành thị Còn Trung Quốc thì theo conđường khác, đó là phi tập trung hóa và phát triển các khu cụm công nghiệpvừa và nhỏ xen lẫn trong nông thôn, tạo nên sự hài hòa giữa hai khu vực nôngthôn và thành thị Từ đây, đề xuất mô hình CNH - HĐH nông thôn Hà Nộinên đi theo hướng phi tập trung để hạn chế lấy đất nông nghiệp và giảm thiểumâu thuẫn giữa hai khu vực, gắn kết giữa hai quá trình đô thị hóa, côngnghiệp hóa với phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Theo tác giả, HàNội dựa vào thế mạnh các làng nghề và truyền thống thâm canh lâu đời, vớicác sản phẩm và ngành nghề độc đáo, có thể đi theo hướng phát triển các khucụm hay vành đai làng nghề - du lịch sinh thái gắn với thâm canh nông nghiệpcông nghệ cao
- “Hoàn thiện chính sách nhà nước thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất”, Đặng Hùng Võ, Báo cáo Hội thảo của
WB chính sách đất đai tại Việt Nam, Hà Nội, 2010 Tác giả phân tích nhữnghạn chế của cơ chế hai giá trong việc thu hồi đất đai nông nghiệp thời gianqua, đó là còn mang tính chất hành chính bao cấp và vị phạm lợi ích củangười sử dụng đất Điều này gây những tổn thất lớn cho ngân sách và tìnhtrạng tham nhũng, lãng phí về đất đai Mặt khác, người dân được bồi thườngkhông thỏa đáng và nảy sinh khiếu kiện, tranh chấp đất đai ngày càng phứctạp, gây bất ổn xã hội Từ đây, nêu những kiến nghị hoàn thiện Luật Đất đainhằm khẳng định quyền quản lý, định đoạt thống nhất của nhà nước; đồngthời thừa nhận quyền sử dụng đất của nông dân như một thứ hàng hóa đặcbiệt; áp dụng cơ chế giá thị trường khi thu hồi đất và cơ chế tự thỏa thuậngiữa nhà đầu tư với người sử dụng đất; chuyển việc xử lý tranh chấp khiếu
Trang 15kiện về đất đai sang cho cơ quan tài phán; đồng thời phát triển các định chếthị trường nhà đất giúp cho công tác định giá, bồi thường khi thu hồi đất.
- “Việc làm của nông dân sau khi thu hồi đất”, Nguyễn Văn Nam, Kỷ
yếu Hội thảo đề tài Hậu GPMB, Hà Nội, 2009 Tác giả phân tích các bức xúc
về giải quyết lao động việc làm cho người nông dân ven đô bị mất đất nôngnghiệp Chỉ ra rằng, công nghiệp hóa và đô thị hóa chỉ thành công khi chuyểnđổi được người nông dân thành một công dân đô thị, giúp cho họ tránh đượccác “cú sốc” để hội nhập vào đời sống đô thị và văn minh thị trường – côngnghiệp Một trong những khả năng này là tạo cho họ quỹ đất dịch vụ và giúpcho người dân có tổ chức kinh tế độc lập của mình Ví dụ, như các Hợp tác xãmua bán hay kinh doanh ngành nghề dịch vụ nhằm đáp ứng cho chính ngaycác nhu cầu dân sinh thiết yếu của vùng đô thị hóa Đây cũng chính là giảipháp cải thiện chất lượng sống và chất lượng đô thị hóa
- “Tác động của CNH - ĐTH tới cộng đồng dân cư nông thôn và chính sách sử dụng đất”, Đặng Ngọc Dinh, Kỷ yếu Hội thảo Hậu GPMB, Hà Nội,
2009 Công trình điều tra đánh giá các tác đông tích cức và và tiêu cực tới đờisống, kinh tế, xã hội nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình CNH -ĐTH nhanh; đề xuất các kiến nghị và giải pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu tác độngtiêu cực, phát triển KT-XH nông thôn nước ta trong giai đoạn mới
- “Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng CNH-HĐH” Nguyễn Tiến Dĩnh Luận án
Tiến sĩ, Hà Nội, 2003
Nhìn chung, các công trình, bài báo nêu trên đã nghiên cứu vấn đề đôthị hóa và tác động của nó tới lao động, việc làm từ nhiều góc độ; đưa ra cácgiải pháp nhằm đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tổ chức đời sống chongười dân nông thôn trong quá trình đô thị hóa; nhất là giải pháp về thu hồiđất nông nghiệp, ổn định cuộc sống, việc làm đối với người dân vùng ngoại
Trang 16thành Hà Nội – nơi có tốc độ ĐTH quá nhanh Tuy nhiên, chưa có nhữngcông trình nghiên cứu hệ thống, toàn diện, từ phương diện kinh tế chính trị, vềtính quy luật và mối quan hệ giữa đô thị hóa với lao động, việc làm và đờisống nông dân ngoại thành Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh hội nhập và CNH -HĐH, nhất là từ sau khi Hà Nội sáp nhập Vì thế, tác giả luận án trên cơ sở kếthừa các kết quả nghiên cứu đã có, sẽ tập trung làm rõ các mối liên hệ và tínhquy luật, cũng như nội dung, bản chất của quan hệ này và đề xuất các giảipháp tác động phù hợp vào quá trình ĐTH theo hướng phát triển bền vững.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích:
- Làm rõ cơ sở lý luận – khung lý thuyết về tác động của đô thị hoá tớilao động, việc làm ở nông thôn; kinh nghiệm trong nước, quốc tế và bài họcrút ra cho Hà Nội
- Làm rõ thực trạng tác động của quá trình ĐTH tới lao động, việc làm
ở nông thôn ngoại thành Hà Nội
- Đề xuất phương hướng, giải pháp về cơ chế chính sách giải quyết laođộng, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội cho thời kỳ tới năm 2020
* Nhiệm vụ: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá
sâu các vấn đề:
- Khía cạnh bản chất, nội dung và những hình thức của mối liên hệ tácđộng giữa các quá trình ĐTH tới lao động, việc làm nông thôn nói chungcũng như nông thôn ngoại thành Hà Nội
- Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới tình hìnhlao động, việc làm nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH
- Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước, thể chế, chính sách trong quátrình đô thị hóa trên địa bàn
Trang 17- Đề xuất các giải pháp chính sách và cơ chế nhằm giải quyết vấn đềlao động việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa và hội nhập kinh tếquốc tế.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tác động của ĐTH
đến lao động, việc làm nông thôn dưới góc độ kinh tế chính trị trên cácphương diện sau:
- Đô thị hóa như hiện tượng kinh tế - xã hội
- Lao động, việc làm như hiện tượng kinh tế - xã hội
- Tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm như sự thể hiện quan
hệ kinh tế - xã hội
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tác động của đô thị hóa tới
lao động, việc làm nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH, nhất
là từ những năm 2000 trở lại đây và có tính tới Hà Nội mở rộng địa giới hànhchính kể từ năm 2008 Dự báo, đề xuất quan điểm, giải pháp giải quyết vấn đềlao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội cho thời kỳ tới năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài vận dụng quan điểm tiếp cận hệ thống, liên ngành và phát triển
bền vững Cụ thể:
+ Quan điểm tiếp cận hệ thống: vấn đề tác động của đô thị hóa đến lao
động, việc làm nông thôn ngoại thành được giải quyết trong tổng thể các mặt vàđặt trong mối liên hệ hữu cơ quá trình với đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế vàhoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, phát triển kinh tế tri thức, giữaphát triển thủ đô với cả nước và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế
+ Quan điểm tiếp cận liên ngành: sử dụng cách tiếp cận của các ngành
khoa học khác, trước hết là khoa học xã hội và nhân văn, nhằm cắt nghĩanhững mối quan hệ đa chiều và phức tạp của đối tượng nghiên cứu
Trang 18+ Quan điểm phát triển bền vững: thấm nhuần quan điểm phát triển
bền vững, mối liên hệ biện chứng giữa kinh tế - xã hội và môi trường để giảiquyết căn cơ, bền vững vấn đề đô thị hóa và lao động, việc làm ngoại thành
+ Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp: nhằm thu
thập, phân loại, đánh giá và khái quát hoá các nguồn tư liệu, gồm tư liệu lýluận, tài liệu thực tiễn, tình hình và số liệu
6 Đóng góp mới của luận án
- Góp phần luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về tác động của quá trình
đô thị hóa tới lao động, việc làm trong nông thôn thời kỳ CNH, HĐH và hộinhập kinh tế quốc tế
- Đánh giá thực trạng tác động của quá trình đô thị hóa tới lao động,việc làm trong nông thôn ngoại thành Hà Nội; dự báo xu hướng và những vấn
đề về lao động, việc làm đặt ra cho nông thôn ngoại thành Hà Nội
- Đề xuất quan điểm, giải pháp chính sách nhằm điều tiết tác động của
đô thị hóa, giải quyết vấn đề việc làm bền vững cho lao động ngoại thành HàNội từ nay đến năm 2020
7 Ý nghĩa của luận án
Luận án góp phần luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của quátrình đô thị hóa tới lao động, việc làm nông thôn nói chung; thực trạng tácđộng của đô thị hóa tới lao động, việc làm nông thôn và giải pháp cho vấn đềlao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội
Trang 19Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quanhoạch định chính sách, cơ quan quản lý, trong các trường học và cơ quannghiên cứu.
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của đô thị hoá tới lao động, việc làm ở nông thôn
Chương 2: Thực trạng tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
ĐÔ THỊ HOÁ TỚI LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN
1.1 Các vấn đề chung về đô thị hóa và lao động, việc làm ở nông thôn
1.1.1 Đô thị và đô thị hóa
Đô thị: Đô thị được hiểu là nơi tập trung dân cư và các hoạt động chính
trị, văn hóa, kinh tế, nhất là các ngành nghề công nghiệp và thương mại - dịch
vụ xét về mặt địa lý và không gian - lãnh thổ Điều đó nhằm khai thác tínhkinh tế theo quy mô (economies of scale), ưu thế của phân công lao động vàmật độ hoạt động trên một diện tích Đô thị là biểu tượng cho văn minh thịtrường, công nghiệp và kiến trúc hiện đại được phân biệt với nông thôn Đôthị chủ yếu là kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế dựa trên sự phát triểncông nghiệp và tập trung sản xuất vào khu vực trung tâm
Khái niệm đô thị cần lưu ý các vấn đề như: Đặc trưng về thiết chế chính trị
và kết cấu giai tầng xã hội của đô thị bao gồm: bộ máy chính trị - hành chính
và giai cấp công nhân, tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức (khác với nôngthôn chỉ có tầng lớp nông dân, chủ đất, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ );Đặc trưng về kết cấu kinh tế của đô thị bao gồm các lĩnh vực sản xuất côngnghiệp, dịch vụ, thương mại và các ngành sản xuất tinh thần (khác với nôngthôn chỉ có nông nghiệp và một số hoạt động phi nông nghiệp trong thôn); Đặctrưng về lối sống, văn hóa của đô thị theo kiểu thị dân – công nghiệp, tươngứng còn có hệ thống dịch vụ, hạ tầng, năng lượng và nhà ở được quy hoạchthuận lợi tập trung (khác với nông thôn chủ yếu dựa vào sinh hoạt cộng đồnglàng xã và quy hoạch phân tán) Tùy theo từng hoàn cảnh mà người ta nhấnmạnh một số đặc trưng nhất định; nhưng trên phương diện kinh tế chính trị cần
Trang 21nhấn mạnh khía cạnh kinh tế - xã hội và cách thức tổ chức sinh hoạt chính trị,tinh thần cũng như phương thức tổ chức kinh tế và sản xuất của đô thị chủ yếudựa trên cơ sở công nghiệp và phát triển kinh tế thị trường
Theo Luật Quy hoạch Đô thị được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
phê chuẩn năm 2009, tại Điều 3 Giải thích từ ngữ, điểm 1 có ghi: “Đô thị là
khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động tronglĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế,văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hộicủa quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành,ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn” [50, 1]
Tại Điều 4 Phân loại và cấp quản lý hành chính đô thị, có ghi: 1 Đô thị
được phân thành 6 loại gồm; loại đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV
và V theo các tiêu chí cơ bản sau đây: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu vàtrình độ phát triển kinh tế – xã hội của đô thị; Quy mô dân số; Mật độ dân số;
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng 2 Việc xácđịnh cấp quản lý hành chính đô thị được quy định như sau: Thành phố trựcthuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I; Thành phốthuộc tỉnh phải là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; Thị xã phải là đô thịloại III hoặc loại IV; Thị trấn phải là đô thị loại IV hoặc loại V [1, 3]
Cũng theo quan điểm quản lý ở nước ta, đối với khu vực nội thành phố,nội thị xã, thị trấn, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng
số lao động; kết cấu hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phảiđạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định chotừng loại đô thị; quy mô dân số ít nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểuphải đạt 2.000 người/km2 Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn Đôthị còn bao gồm các phân khu chức năng đô thị Đất đô thị là đất nội thành phố
Trang 22và nội thị xã Đối với các thị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giớihạn diện tích đất xây dựng, không bao gồm diện tích đất nông nghiệp
Các chỉ tiêu đô thị khác nhau ở các quốc gia Thông thường mật độ dân
số tối thiểu cần thiết để được gọi là một đô thị phải là 400 người/km2, hay
1000 người trên một dặm vuông Anh Các quốc gia châu Âu định nghĩa đô thịdựa trên cơ bản việc sử dụng đất thuộc đô thị, không cho phép có một khoảngtrống tiêu biểu nào lớn hơn 200 mét Dùng khung ảnh chụp từ vệ tinh thay vìdùng thống kê từng khu phố để quyết định ranh giới của đô thị Tại các quốcgia kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và mật độ dân số nhất định nào đó,một điều kiện nữa là phần đông dân số, thường là 75% trở lên, khônglàm nông nghiệp
Đô thị hóa: Là quá trình tăng trưởng của đô thị về mặt dân cư, quy mô
các thành phố và lan tỏa lối sống đô thị về nông thôn Theo nghĩa rộng, đô thịhóa là quá trình phát triển đô thị về các mặt kinh tế, dân số, không gian và kếtcấu hạ tầng kỹ thuật đô thị; sự biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuấttrong nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa; sự thay đổi điều kiệnsản xuất, lối sống và văn hóa đô thị Tóm lại, đây là quá trình chuyển đổi cănbản mọi mặt xã hội nông thôn truyền thống sang xã hội đô thị - công nghiệp
và thị trường hiện đại
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân
đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng haykhu vực Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thờigian Nếu tính theo cách đầu thì gọi là mức độ đô thị hóa; theo cách thứ haigọi là tốc độ đô thị hóa Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mỹ hay Úc)thường có mật độ đô thị hóa trên 80%, cao hơn nhiều so với các nước đangphát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc) chỉ khoảng 30% Đô thị các nướcphát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với các
Trang 23nước đang phát triển Theo đà phát triển KTTT và hội nhập, đô thị hóa cũngngày càng mở rộng trên thế giới Công bố của UNDP vào năm 2007, dân sốkhu vực đô thị lần đầu tiên đã đạt tới ngưỡng ngang bằng với dân số khu vựcnông thôn toàn cầu Ngoài ra, sự tăng trưởng của đô thị còn được tính trên cơ
sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầucủa đô thị Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ
số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như một năm hay nămnăm)
Đô thị hóa phụ thuộc vào các yếu tố như: chính trị, kinh tế - công nghệ
và xã hội Thời kỳ kinh tế chưa phát triển thì đô thị hóa phụ thuộc rất nhiềuvào điều kiện tự nhiên, ví dụ, ven các bờ sông và nguồn nước, theo các đườngtrục và bến cảng thuận tiện cho giao thông thủy bộ Trong điều kiện kinh tếthị trường, đô thị phát triển mạnh mẽ chủ yếu dựa vào các tiến bộ côngnghiệp, thương mại và dịch vụ Đô thị tập trung các hoạt động kinh tế và dân
cư nhờ phát triển ngành nghề, mạng lưới hạ tầng và dịch vụ thuận lợi Trên cơ
sở đó hình thành sự phát triển hệ thống đô thị hóa của vùng và quốc gia
Tốc độ ĐTH: đô thị có thể được phát triển nhanh hay chậm, tùy theo tốc độ của ĐTH Tốc độ đô thị hóa phản ánh nhịp độ, mật độ, bước đi và cách
thức của quá trình ĐTH Cách thức, bước đi tiến hành ĐTH với ba mức độ:ĐTH nhanh, ĐTH vừa và ĐTH chậm Trong lịch sử ở các giai đoạn trước khiCNTB được xác lập, ĐTH chủ yếu diễn ra với tốc độ chậm chạp mất hàngtrăm năm, thậm chí mấy trăm năm để có thể chuyển các xã hội nông nghiệptruyền thống sang xã hội công nghiệp và thị trường TBCN Ngày nay, ĐTHchủ yếu diễn ra với tốc độ vừa và nhanh Điều này là do sức ép hội nhập vànhu cầu tăng tốc phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách của các nước chậmphát triển so với các nước TBCN phát triển ĐTH nhanh diễn ra trong một
Trang 24khoảng thời gian tương đối ngắn, gây áp lực căng thẳng cùng với các vấn đề
xã hội phức tạp
Vùng đô thị hóa: Là những khu vực được quy hoạch phát triển tập
trung về chính trị kinh tế xã hội để hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ - công nghiệp và hành chính mới (đô thị) Tại đây diễn ra quá trình đôthị hoá với tốc độ cao (hay đô thị hóa nhanh) Về mặt không gian, vùng đô thịhóa có thể là vùng đất mới được quy hoạch, nhưng thường là những vùng venhay phụ cận các trung tâm đô thị lớn, vùng ngoại thành Theo quy luật pháttriển của đô thị mang tính lan tỏa, đô thị sẽ mở rộng ra các vùng phụ cận, biếncác vùng này từ nông nghiệp, nông thôn trở thành các đô thị và vùng côngnghiệp vệ tinh
-Trong một vùng đô thị hóa thường bao gồm đô thị lõi và các thành phố
vệ tinh cộng vùng đất nông thôn nằm xung quanh có liên hệ về kinh tế, xã hộivới đô thị lõi, tiêu biểu là mối quan hệ từ công ăn việc làm đến việc di chuyểnhàng ngày ra vào mà trong đó thành phố đô thị lõi là thị trường lao độngchính Các đô thị thường kết hợp và phát triển như trung tâm hoạt động kinhtế/dân số trong một vùng đô thị lớn hơn Các vùng đô thị thường được địnhnghĩa bằng việc sử dụng các tỉnh hoặc các đơn vị chính trị cấp tỉnh làm đơn vịnền tảng Các vùng đô thị thích hợp để tính toán các thống kê kinh tế - xã hội.Các đô thị thích hợp hơn để tính toán thống kê việc sử dụng tỉ lệ đất quânbình trên đầu người và mật độ dân cư (Dumlao & Felizmenio 1976)
Mô hình đô thị hóa: Mô hình ĐTH rất đa dạng, nhưng về cơ bản ĐTH
diễn ra theo những mô hình sau: đô thị hóa phi điều tiết và đô thị hóa có điềutiết của xã hội Trong lịch sử, ban đầu ĐTH diễn ra tự phát, không có quyhoạch, kế hoạch và sự điều tiết của nhà nước Điển hình của ĐTH tự phát làgiai đoạn đầu của thời kỳ tiến hành CNH TBCN ở phương Tây Ví dụ, ở nướcAnh vào đầu thế kỷ XVII chỉ có 5 triệu người với 4/5 dân số là nông dân Nhờ
Trang 25những phát minh kỹ thuật (chế tạo máy hơi nước và máy sợi), làm tăng năngsuất lao động trong ngành dệt Công nghiệp len dạ trở thành ngành thu đượcnhiều lợi nhuận nên giới địa chủ đã tiến hành rào đất, chiếm đoạt ruộng vườnlàm bãi chăn thả nuôi cừu và biến nông dân thành người vô sản Hơn nữa, nhànước tư sản còn ban bố Đạo luật cấm họ đi lang thang trên đường và buộcphải vào làm thuê trong các công xưởng TBCN Tại thành thị, công nghiệpphát triển và số người nhập cư tăng mạnh, tuy nhiên nạn nhân mãn cũng giatăng, hình thành các khu ổ chuột đầy ắp người, bẩn thỉu và thiếu tiện nghi,dịch vụ tối thiểu
Điều này được mô tả sinh động trong những tác phẩm của các nhà kinhđiển: “Đấy là những căn nhà tồi tàn nhất trong những khu tồi tàn của thànhphố, thường là những dãy nhà gạch một hai tầng, hầu hết được xếp đặt lộnxộn, phần lớn đều có nhà hầm để ở Những căn nhà ấy thường chỉ có ba bốnphòng và một bếp, thường được gọi là cốt-ta-giơ và được xây dựng ở khắpnước Anh, là chỗ ở thông thường của người lao động Đường phố ở đâythường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật,không có cống rãnh thoát nước, nhưng ngược lại, thường xuyên có nhiềuvũng nước hôi thối Do sự xây dựng luộm thuộm và lộn xộn của những khunhư thế làm cho không khí không lưu thông, và vì rất nhiều người sống trongmột không gian nhỏ hẹp nên có thể dễ tưởng tượng được bầu không khí củacác khu lao động ấy như thế nào” [40, 116]
ĐTH có điều tiết: Đây là mô hình ĐTH diễn ra chủ động theo quyhoạch, kế hoạch, nằm trong chiến lược tổng thể của từng quốc gia, vùng lãnhthổ và địa phương Các quốc gia như Nhật Bản và các nước NICs châu Á lànhững nước đạt được thành tựu trong phát triển, đồng thời cũng là hình mẫu
về ĐTH có sự điều tiết mạnh của bàn tay nhà nước Đặc biệt từ thập niên
1960, "Bốn con hổ châu Á" bao gồm Hồng Kông (khi đó còn là thuộc địa của
Trang 26Anh), Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan nổi lên với sự tăng trưởng cao ngoạnmục và tiến hành công nghiệp hóa nhanh chóng Các con hổ châu Á nhờchính sách kinh tế mạnh mẽ, xúc tiến dân chủ hóa và tiến trình cởi mở vềchính trị, giờ đây đã đạt trình độ tương đương các nước phát triển với
GDP trên đầu người cao, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao hơn90% chỉ số trung bình của Liên minh châu Âu, riêng Hàn Quốc trở thànhthành viên của tổ chức OECD
Tuy nhiên, do tăng trưởng nóng mà các nước NICs phải đối diện vớicác vấn đề xã hội, có nguy cơ gây xáo trộn bất ổn chính trị, đặc biệt là ở khuvực nông thôn Chính phủ đã ý thức được và chủ động điều tiết thông qua cácchiến lược, quy hoạch và cơ chế chính sách nhằm quản lý quá trình ĐTH như:kiểm soát quá trình di dân từ nông thôn di cư ra thành thị kiếm việc làm, nơi
sự phát triển của lĩnh vực chế tạo cần rất nhiều lao động; chuyển dịch cơ cấukinh tế tương ứng từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, đặc biệt là lĩnhvực chế tạo, nhằm thu hút và giải quyết việc làm - thu nhập cho khối dân cưphi nông nghiệp; phát triển ưu tiên GD - ĐT phổ thông, đào tạo nghề và đạihọc, nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản cũng như nguồn nhânlực chất lượng cao, để người dân có thể tìm được việc làm với thu nhập ổnđịnh; đồng thời cải cách khu vực nông thôn và các quan hệ ruộng đất, songsong với cải thiện các quyền dân sự và mở mang tự do xã hội; phát triển nềnkinh tế thị trường mở “hướng ngoại”, cho phép giao lưu với thế giới bênngoài, tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng trưởng chủ yếu dựa vào chiếnlược thu hút vốn quốc tế và xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ
1.1.2 Lao động, việc làm ở nông thôn
Lao động: Khái niệm về lao động có nhiều cách tiếp cận khác nhau
nhưng suy đến cùng, lao động là hoạt động đặc thù của con người, là ranhgiới để phân biệt con người với con vật Bởi vì, khác với con vật, lao động
Trang 27của con người là hoạt động có mục đích, tác động vào thế giới tự nhiên nhằmcải biến những vật thể của tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời
sống của con người Theo C.Mác: “Lao động trước hết là một quá trình diễn
ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [40, 230] Ông còn cho rằng: “con người không chỉ làm biến đổi hình thái những cái do tự nhiên cung cấp con người cũng đồng thời thực hiện các mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ, giống như một quy luật và bắt ý chí của họ phải phục tùng nó ” [39, 321] Theo C.Mác, lao động là một trong hai yếu tố, nhưng là
yếu tố chủ động quyết định trong việc tạo ra của cải “Lao động là cha và đất
là mẹ của của cải vật chất”
Ph.Ăngghen cũng khẳng định lao động là nguồn gốc của mọi của cải và
giúp cải biến chính con nguời: “Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới
tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân loài người” [41, 641] Lênin cho rằng “lực lượng sản xuất
hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [42, 30]
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đã đề cập đến vấn đề lao động, việclàm và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế, điển hình như John MaynardKeynes (1884-1946) nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Trong tác phẩm
“Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936), ông đã phân tíchtính chất không ổn định của nền kinh tế, lượng lao động thất nghiệp ngàycàng tăng gây tai họa cho CNTB Ông cũng cho rằng thất nghiệp do các chínhsách bảo thủ, lỗi thời và thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế Vịtrí trung tâm trong lý thuyết của ông là lý thuyết về việc làm, theo ông việc
Trang 28làm là vấn đề không chỉ xác định tình trạng thị trường lao động, sự vận độngcủa thất nghiệp mà còn bao gồm cả sản xuất, khối lượng sản phẩm và thunhập Do tăng việc làm sẽ làm tăng thu nhập, từ đó làm tăng tiêu dùng.Nhưng xu hướng tiêu dùng tăng chậm hơn xu hướng tiết kiệm sẽ làm cho cầutiêu dùng giảm đi tương đối Cầu tiêu dùng giảm lại tác động làm cho tổngnhu cầu xã hội giảm, ảnh hưởng và làm suy giảm quy mô sản xuất, giảm việclàm Nếu cứ để thị trường tự điều chỉnh thì tất yếu sẽ dẫn đến tăng thấtnghiệp, khủng hoảng kinh tế gây tai họa cho nền kinh tế Theo ông, để khắcphục tình trạng này, Nhà nước phải can thiệp mạnh, ngăn chặn và điều chỉnh
sự suy giảm của tổng nhu cầu bằng các biện pháp kích thích cầu như: tăngđầu tư của Nhà nước và tư nhân, kích thích tiêu dùng, mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh, từ đó ngăn chặn được khủng hoảng và thất nghiệp
Kế thừa và phát huy những di sản quý báu của các nhà kinh điển chủnghĩa Mác – Lênin, học tập có chọn lọc những kiến thức, những thành quảcủa kinh tế học hiện đại, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn nước ta, Đảng vàNhà nước ta luôn quan tâm đến con người, giải phóng mọi khả năng sáng tạocủa người lao động; coi giải quyết lao động việc làm là chủ trương chính sáchlớn Ngay từ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định:
“phát huy yếu tố con người và lấy con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động” Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội cũng đã đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy mụctiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người Đại hội
đã khẳng định: nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thốngyêu nước, cần cù, sáng tạo có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và côngnghệ đó là nguồn lực quan trong nhất
Hiện nay trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, vấn đềquản lý lao động, giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống con người
Trang 29đang là vấn đề bức bách Lao động, việc làm nếu không được giải quyết tốt sẽdẫn tới những khó khăn về đời sống, phức tạp về mặt xã hội, khiến những cốgắng tăng trưởng sẽ không còn ý nghĩa Việt Nam lại có xuất phát điểm thấpkhi bước vào quá trình phát triển, nguồn lực cơ bản và quan trọng của chúng
ta là đội ngũ lao động đông đảo, trẻ trung và năng động; bố trí lao động việclàm cho họ là điều kiện đảm bảo thu nhập và đời sống cũng như tăng trưởngcủa nền kinh tế
Như vậy, có thể hiểu; Lao động là hoạt động có mục đích của con người trong các lĩnh vực ngành nghề kinh tế quốc dân nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội và nuôi sống bản thân và gia đình Người có sức lao động là những người trong độ tuổi có khả năng hoạt động
lao động trong các lĩnh vực ngành nghề của nền kinh tế quốc dân.
Việc làm: Theo từ điển "Kinh tế khoa học xã hội" xuất bản 1996 tại Pari, việc làm là: "Công việc mà người lao động tiến hành nhằm có được thu nhập bằng tiền hoặc bằng hiện vật " Trong "Đại từ điền kinh tế thị trường" của
Trung Quốc, do Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa Hà Nội biên
dịch và xuất bản năm 1998, việc làm được hiểu là: "hành vi của nhân viên, có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất đinh kết hợp với tư liệu sản xuất, để được thù lao hoặc thu nhập Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, người lao động là chủ tư liệu sản xuất, làm việc có nghĩa là thực hiện quyền làm chủ trên tư liệu sản xuất đó, vừa làm việc cho cá nhân người lao động, cũng lại là làm việc cho xã hội".
Quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về người có việc làm
như sau: “Người có việc làm: Là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất
tự thoả mãn lợi ích hay thay thế thu nhập của gia đình"
Trang 30Khái niệm người có việc làm của ILO được áp dụng ở nhiều nước khitiến hành các cuộc điều tra thống kê về lao động và việc làm, nhưng được cụthể hoá thêm bằng một số tiêu thức khác tuỳ thuộc vào mỗi nước đặt ra Cácnước thường phân thành hai nhóm người trong độ tuổi lao động xét trong mốiquan hệ việc làm Nhóm thứ nhất là nhóm lao động có việc làm và đang làmviệc, đó là những người làm bất kể công việc gì được trả công hoặc mang lợiích vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình Nhóm thứ hai là người cóviệc làm nhưng tại thời điểm nhất định nào đó lại không làm việc, hoặc tạmnghỉ việc.
Tuy nhiên, quan niệm việc làm ở Việt Nam có sự thay đổi qua thời gian:trong thời kỳ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoặch hoá tập trung trước đây(trước năm 1986) đã quan niệm việc làm phải là những công việc đòi hỏi mộtchuyên môn nào đó, tạo ra một thu nhập nhất định; người có việc làm hoặcphải thuộc biên chế Nhà nước, hoặc làm việc trong các hợp tác xã Với cáchhiểu đó, khái niệm việc làm đã không tính đến những người lao động đanglàm việc ở các khu vực sau:
- Khu vực kinh tế tư nhân, cá thể, tự làm việc kể cả những người chưa đủtuổi hoặc đã quá tuổi lao động theo quy định chung của Nhà nước
- Làm việc tại nhà (nội trợ, chăm nom gia đình ) Mặt khác, cách hiểutrên cũng không phân biệt những người hiện trong guồng máy sản xuất nhưngtạm thời thiếu việc làm hoặc thực tế không có việc làm
Tại điều 13 của Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23
tháng 6 năm 1994 cho rằng: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không
bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" Trong các cuộc điều tra về
"Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam" năm 1997 và năm 1998 do BộLao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức,
Trang 31khái niệm về việc làm được xác định như sau: "Mọi hoạt động lao động tạo rathu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều có thể gọi là việc làm", bao gồm:
- Các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật
- Những công việc tự làm để tạo thu nhập và thu lợi nhuận cho bản thânhoặc chỉ cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiệnvật) cho công việc đó
Sự thay đổi nhận thức về việc làm đã dẫn đến các thay đổi về tư tưởngchính sách và biện pháp giải quyết việc làm Từ chỗ giải quyết việc làm làtrách nhiệm của Nhà nước và chỉ khi làm việc trong khu vực Nhà nước mớiđược coi là việc làm đã chuyển sang nhận thức mới Đó là: Mọi hoạt động laođộng - xã hội, tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừanhận là việc làm Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môitrường bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội làm việc.Tham gia vào quá trình này có nhiều thành phần, đó là Nhà nước, các doanhnghiệp, các đoàn thể và cá nhân từng người lao động trong toàn xã hội Ngườilao động không thụ động chờ đợi Nhà nước bố trí việc làm mà chủ động tựtạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường kinh tế - xã hội,luật pháp thuận lợi do Nhà nước đặt ra Trách nhiệm của Nhà nước đã chuyểnđổi từ vị trí độc tôn trong giải quyết việc làm trước đây, sang ban hành cơchế, chính sách, luật pháp đảm bảo cho người lao động tự do hành nghề, cácđơn vị sản xuất kinh doanh được quyền tự do thuê mướn lao động
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Việc làm là hoạt động lao động cụ thể có ích trong những ngành nghề nhất định, không bị pháp luật ngăn cấm, nhằm tạo ra thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng
Lao động việc làm là khái niệm chỉ tình hình những người trong độ tuổi lao động (hay có sức lao động) được bố trí việc làm trong những ngành nghề kinh doanh, kể cả lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất và phi vật chất, để tạo
Trang 32ra sản phẩm đáp ửng nhu cầu cho xã hội và tạo thu nhập cho gia đình người lao động
Với cách hiểu trên, nội hàm của khái niệm lao động, việc làm được mởrộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng sức lao động, giải quyết việc làmcho nhiều người Người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liênkết để tạo việc làm và tự do thuê mướn lao động theo luật pháp của Nhà nước,
để tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệcung - cầu về lao động trên thị trường
Khái niệm trên còn thích ứng với nền kinh tế thị trường Một mặt, nó mởrộng quan niệm của người lao động về việc làm: mặt khác, nó giới hạn hoạtđộng lao động theo những chế định của pháp luật, ngăn ngừa những hoạtđộng có hại cho cộng đồng và xã hội, cho dù hoạt động đó có thể có lợi cục
bộ cho cá nhân hoặc một nhóm xã hội nào đó
* Phân loại việc làm và thất nghiệp Căn cứ vào thời gian thực hiện
công việc, Tổ chức Lao động Quốc tế phân chia "việc làm " thành các loại:
- Việc làm đầy đủ:
Việc làm đầy đủ là việc làm cho phép người lao động có điều kiện sửdụng hết thời gian lao động theo quy định Trong thống kê lao động - việclàm ở Việt Nam thì người đủ việc làm gồm những người có số giờ làm việctrong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ nhưng lớnhơn hoặc bằng giờ quy định đối với những người làm các công việc nặngnhọc, độc hại theo quy định hiện hành Số giờ quy định ở trên có thể đượcthay đổi theo từng năm hoặc từng thời kỳ
- Việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả:
Việc làm hợp lý là sự phù hợp về số lượng và chất lượng của các yếu tốcon người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làmđầy đủ Việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội
Trang 33cao Việc làm hợp lý còn là việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọngcủa người lao động.
Việc làm hiệu quả là việc làm đem lại mức thu nhập cao cho người laođộng Việc làm không hiệu quả là việc làm đem lại thu nhập thấp không đủcho các chi tiêu cơ bản trong đời sống của người lao động hoặc thấp hơn sovới mức thu nhập tối thiểu trong xã hội
Tỷ lệ người thiếu việc làm là phần trăm số người thiếu việc làm so vớidân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động) Tỷ lệ sử dụng thời gian laođộng là phần trăm của tổng số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngàycông có nhu cầu làm việc (bao gồm số ngày công thực tế đã làm việc và sốngày có nhu cầu làm thêm) của dân số hoạt động kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp được tính theo công thức sau:
Trang 34Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp x 100%
Lực lượng lao độngCăn cứ vào những tiêu thức khác nhau, người ta chia thất nghiệp rathành nhiều loại Ở các nước đang phát triển người ta dùng khái niệm thấtnghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình Thất nghiệp trá hình gồm bán thấtnghiệp và thất nghiệp vô hình Người ta cho rằng thất nghiệp trá hình là biểuhiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nước đang pháttriển Họ là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thịkhông chính thức nhưng việc làm đó có năng suất rất thấp, những người nàyđóng góp ít hoặc không đáng kể vào phát triển sản xuất, hầu như không cótích luỹ để đóng góp cho xã hội
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm cao sẽ có ảnh hưởng không tốtđến tình hình kinh tế và xã hội Về mặt kinh tế, nếu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệthiếu việc làm cao có nghĩa là một bộ phận lao động và tài nguyên sẽ bị lãngphí trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước Về mặt xã hội nó sẽ làmgia tăng các tệ nạn xã hội, cuộc sống của con người luôn ở trạng thái căngthẳng vì thiếu việc làm, từ đó dẫn đến hiện tượng có các dòng di dân từ nhữngnơi căng thẳng về việc làm đến những nơi có thể tìm được việc làm một cách
dễ dàng hơn
Lao động, việc làm nông thôn được hiểu là: những người trong độ tuổi lao động (hay có sức lao động) khu vực nông thôn được bố trí việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề tại nông thôn, nhờ thế tạo ra sản phẩm cho xã hội và thu nhập cho gia đình, nuôi sống chính bản thân người lao động tại khu vực nông thôn
Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hànhngày 2.6.2010 về Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, quy định 350 chỉ tiêu
và chia thành 21 nhóm, trong đó có nhóm chỉ tiêu Lao động, việc làm và bình đẳng giới, quy định, lực lượng lao động, tỷ lệ lao động so với tổng dân số; số
Trang 35người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, số lao động được tạo việc làm… Cácchỉ tiêu này do một số Bộ, Tổng cục Thống kê và một số cơ quan Trung ươngchịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp
Các khái niệm về lao động, việc làm và lao động, việc làm nông thônkhông nhất thiết phải áp dụng cứng nhắc, dập khuôn cho mọi nước Tuỳ điềukiện cụ thể, yêu cầu và khả năng sử dụng lao động của mỗi nước mà có thể đưa
ra khái niệm phù hợp có ý nghĩa thực tế cho nước mình, đáp ứng những yêucầu và mục tiêu nhất định của chính sách lao động, việc làm mà họ theo đuổi
1.1.3 Vai trò của đô thị hóa trong phát triển kinh tế - xã hội
Theo các chuyên gia nghiên cứu, thời điểm bắt đầu của quá trình đô thịhóa thế giới thực sự vào thế kỷ 19 và sẽ kéo dài đến hết thế kỷ XXI Từ sauthế kỷ XXI, đô thị hóa không còn có sự phát triển về lượng (tức ổn định về tỷ
lệ dân số đô thị và nông thôn) mà chỉ còn sự phát triển về chất, nên quy ước
đó là thời điểm kết thúc của quá trình đô thị hóa Sự phát triển của đô thị hóathể hiện trước hết ở tăng dân số đô thị thế giới so với tổng dân số nói chung(%) được tổng quan như sau: Năm 1800 là 3,2%; 1850 là 6,9%; 1900 là 14%;
1950 là 29,4%; 1980 là 46,2%; năm 2000 là 51% và dự báo năm 2100 là 90%(theo A.Zimm) Cùng với sự tăng trưởng dân số đô thị nói chung, quy mô và
số lượng của các đô thị cũng tăng lên, trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiềucác đô thị khổng lồ với quy mô hàng chục triệu người – hay các siêu đô thị(chủ yếu là ở các nước đang phát triển) Trong khi ở các nước phát triển, đôthị hóa tập trung vào phát triển chủ yếu về chất thì ở các nước đang phát triển
đô thị hóa lại chủ yếu phát triển về lượng Song, do thời điểm bắt đầu và tốc
độ phát triển của công nghiệp hóa khác nhau, nên sự phát triển của đô thị hóahiện nay ở các quốc gia trên thế giới cũng khác nhau Tuy nhiên, dù ở bất cứ
quốc gia nào đi chăng nữa, thì đô thị hóa vẫn có những vai trò đặc biệt trong
đời sống kinh tế - xã hội
Trang 36Thứ nhất, tập trung dân cư – lao động vào các đô thị, hình thành thị trường lao động và phân công lao động giữa hai khu vực nông thôn - thành thị Như đã biết, đô thị hóa và di dân đã dẫn tới sự tập trung dân cư và lực
lượng lao động tại các đô thị Ngày nay, có những đô thị với quy mô dân sốhàng chục vạn, hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người - còn gọi là cácsiêu đô thị Điều đáng quan tâm, đô thị không chỉ tập trung về mặt số lượng
mà về chất lượng và cơ cấu nguồn lao động cũng có sự phát triển vượt bậc
Do được tiếp cận với môi trường giáo dục đào tạo tiên tiến, thực tiễn kinh tế
và sản xuất kinh doanh luôn luôn đổi mới và cạnh tranh gay gắt, lực lượng laođộng tại đô thị có những ưu thế vượt trội cả về độ tuổi còn trẻ trung năngđộng, kiến thức xã hội chung và kiến thức KHCN, kỹ năng quản lý và thựchành Nhờ thế, nó đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của phát triển các ngànhnghề kinh tế - kỹ thuật và dịch vụ đang mở ra rất phong phú trong môi trườngKTTT đầy năng động
Thứ hai, phát triển công nghiệp - dịch vụ tại đô thị cũng tạo thành các cực tăng trưởng của nền kinh tế, trở thành động lực thúc đẩy phát triển cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế
Xét theo cơ cấu trong GDP, khu vực đô thị thường tăng nhanh tỷ trọngtrong thời kỳ CNH Một nước được coi là nước công nghiệp khi lĩnh vựccông nghiệp - dịch vụ chiếm từ trên 50% trong GDP; các nước công nghiệpphát triển như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hay G20(nhóm các nền kinh tế lớn), có tỷ trọng này lên tới 85-95%, nông nghiệp chỉcòn chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé 1-5% trong GDP Điều này hàm nghĩa, vai tròđộng lực tăng trưởng được chuyển sang cho khu vực công nghiệp - dịch vụ tại
đô thị Đồng thời tại đô thị, cũng phát triển mạnh các ngành chế tạo và sảnxuất hàng tiêu dùng cao cấp, các lĩnh vực dịch vụ cao như thương mại, tàichính, bảo hiểm, tư vấn, y tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học công
Trang 37nghệ Đây là những ngành có tính chất dẫn đường, hỗ trợ cho tiến bộ côngnghệ và kinh doanh, tiếp cận với thị trường thế giới; hơn nữa, còn là những ngành
có năng suất lao động cao, sản phẩm chứa nhiều hàm lượng chất xám và giá trị giatăng, do đó có ưu thế trong cạnh tranh quốc tế và hội nhập hiện nay
Thứ ba, tạo tiền đề cho phát triển thị trường ở cả hai khu vực đô thị và nông thôn Khu vực công nghiệp - đô thị phát triển đồng thời cũng trở thành
thị trường rộng lớn của nông nghiệp và ngược lại, nông nghiệp cũng trở thànhthị trường nội địa mà các ngành công nghiệp - đô thị hướng tới Xét trên mộtkhía cạnh, hai khu vực đô thị và nông thôn ngày càng đi vào chuyên môn hóa
và tách biệt với nhau, nhưng cũng tạo tiền đề cho sự phụ thuộc và cần thiếtphải gắn bó với nhau chặt chẽ trong một cơ cấu phân công và thị trường quốcgia thống nhất Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và khủng hoảng trên thếgiới hiện nay, thì người ta ngày càng nhận thức sâu sắc vấn đề tăng trưởngbền vững và dựa vào phát huy nội lực đối với một quốc gia là quan trọng đếnnhường nào Khi một nền kinh tế tăng trưởng nóng chỉ dựa vào các nguồn lực
và thị trường bên ngoài sẽ có nguy cơ bị lệ thuộc cao, sức đề kháng yếu hoặc
dễ bị đổ vỡ khi thế giới có biến động Công nghiệp - dịch vụ ở khu vực đô thịcần lấy hỗ trợ thúc đẩy khu vực nông nghiệp - nông thôn phát triển làm mụctiêu; mặt khác, khi nông nghiệp -nông thôn phát triển ổn định sẽ đảm bảocung cấp lương thực, nguồn lao động và thị trường tiêu thụ đầu ra vững chắccho công nghiệp - dịch vụ tại đô thị
Thứ tư, tạo lập kết cấu hạ tầng KT- XH hiện đại cho nền kinh tế Điều
này có thể thấy trong việc đô thị hóa kéo theo sự phát triển hiện đại mạng lướiđường xá giao thông, cầu cống, bến cảng, kho bãi, chợ - siêu thị, nhà xưởng,văn phòng, công sở, thậm chí là là cả mạng thông tin - viễn thông và hàngkhông dân dụng… Đây cũng chính là cơ sở nền tảng và huyết mạch cho nềnkinh tế hiện đại có thể vận hành và phát triển, giúp đáp ứng yêu cầu lưu thông
Trang 38hàng hóa thông suốt và kịp thời, hạ thấp chi phí giao dịch, giảm thời gian lưukho bãi và thông quan
Thứ năm, thu hút và hấp dẫn đầu tư trong nước và nước ngoài Chính
do các yếu tố thuận lợi về tập trung quy mô dân số, hạ tầng đồng bộ hiện đại,
có các ngành kinh tế phát triển… Nên đô thị hóa gắn với hình thành các trungtâm sản xuất - dịch vụ hiện đại luôn tạo ra lực hấp dẫn mạnh và địa chỉ đến tincậy cho các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài Nền kinh tế toàn cầu hóavới hoạt động nhộn nhịp của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và các dòngvốn gián tiếp và trực tiếp đang lưu thông khắp hành tinh, chúng sẽ tìm đến vàkhu trú lại những thành phố mới nổi với nguồn lao động có chất lượng, cácchi phí sản xuất cạnh tranh, môi trường kinh doanh thông thoáng và hứa hẹnmang lại nhiều lợi nhuận cho tư bản
Thứ sáu, ĐTH tạo ra các thành phố, trung tâm của nền văn minh, văn hóa đô thị và công nghiệp Văn minh đô thị - công nghiệp cùng với kinh tế thị
trường đã kết hợp lại với nhau, nhờ thế tạo ra một thế hệ công dân mới, đờisống tinh thần mới, trật tự xã hội mới – hay còn gọi “xã hội công dân” Trong
đó tiêu biểu với lối sống và tác phong tôn trọng kỷ luật, kỷ cương, pháp chếthay thế cho nếp sinh hoạt theo truyền thống, thói quen đôi khi tùy tiện vàtheo chủ nghĩa tình cảm Một thứ văn hóa hướng ngoại, luôn tiếp thu và họchỏi cái mới, chạy theo các xu hướng mới (như tiêu dùng mới, kinh doanhmới, thị trường mới), các giá trị mới (như phát minh công nghệ hay kỹ thuật,
bí quyết kinh doanh và tích lũy của cải dưới dạng hàng hóa hay tiền bạc…được kính trọng và đề cao, đôi khi sùng bái như một thứ thần tượng - C.Mácgọi là hiện tượng bái vật giáo) Văn minh đô thị - công nghiệp được coi nhưbiểu tượng của văn hóa, tiến bộ và phát triển xã hội hiện đại, nó đã thay thếcho chủ nghĩa thủ cựu, đóng kín, ngại học hỏi và giao lưu hợp tác Tuy nhiên,đôi khi người ta cũng phê phán mạnh mẽ khi nó bộc lộ khía cạnh tiêu cực như
Trang 39đánh mất truyền thống, bản sắc, cốt cách, văn hóa, đạo đức và thuần phongbản địa
1.1.4 Tác động của đô thị hóa và điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở khu vực nông thôn
Trước hết, đô thị hóa làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế - xã hộithành phố Quan trọng là, những thay đổi hay biến đổi này không chỉ giới hạn
ở khu vực đô thị xét về không - thời gian; sớm hay muộn, rộng hay hẹp, tùy
theo quy mô, tính chất và mức độ sâu sắc của đô thị hóa, sẽ gây những ảnh
hưởng tác động tích cực và tiêu cực tới khu vực xung quanh Cơ chế tác độngnày giống như hiệu ứng lan tỏa (làn sóng hay áp lực từ đô thị dồn về nôngthôn); hoặc giao thoa (đan xen và tác động tương hỗ qua lại giữa đô thị vànông thôn, trong trường hợp này thì các áp lực hay sóng xung kích thườngđược giảm nhẹ và hạn chế các đổ vỡ và căng thẳng xã hội)
Nếu phân chia theo các vùng chịu ảnh hưởng của đô thị hóa thì thấykhu vực ven đô thường bị tác động mạnh nhất của đô thị hóa (đô thị hóa ven
đô hay vùng ven tiếp giáp với đô thị - chủ yếu thể hiện ở đô thị hóa nhà cửa,
hạ tầng, đất đai nông nghiệp, môi trường); khu vực xa trung tâm hay khu vựcnông nghiệp nông thôn rộng lớn bao quanh (đô thị hóa nông nghiệp nông thôn
- chủ yếu thể hiện ở các tác động đô thị hóa lao động, ngành nghề, cơ cấukinh tế, đời sống và tâm lý, văn hóa…) Đô thị hóa là hiện tượng rộng lớn vàphức tạp, bao gồm các khía cạnh kinh tế, xã hội, đô thị, văn hóa và tâm lý,sinh thái Cơ chế tác động của nó cũng rất phức tạp và đa chiều lên các chủthể là con người và khách thể đời sống xã hội, thông qua các quy luật kinh tế,
xã hội, tâm lý, tự nhiên… Trong đó, lợi ích và hoạt động nhận thức, phối hợphành vi của các chủ thể là có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới tác động của
đô thị hóa
Trang 40Không thể phủ nhận ĐTH có nhiều tác động tích cực đối với kinh tế
-xã hội nông thôn Tại các khu vực đô thị hóa thường có sự tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng nhờ tập trung lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao,cách tổ chức lao động hiện đại Quá trình này vừa làm chuyển đổi cơ cấu kinh
tế từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ, vừa làm tăng tổng việc làm tại
cả hai khu vực nông thôn và đô thị Do đó, ĐTH góp phần nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân, hình thành lối sống công nghiệp, vănminh đô thị và quan hệ xã hội mới ĐTH cũng mở ra khả năng cung cấp cáchàng hóa, dịch vụ đô thị phục vụ tốt hơn cho cuộc sống và các nhu cầu củacon người; khả năng tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe,nghỉ ngơi giải trí, đi lại du lịch, các hoạt động văn hóa; cuộc sống dân cư đadạng và phong phú hơn, nhạy bén với các thay đổi trên phạm vi vùng, quốcgia và toàn cầu nhờ vào mạng lưới giao tiếp xã hội, thông tin và truyền thông.Tuy nhiên, việc tăng quy mô thành phố và tập trung dân cư đô thị quá mứccũng gây ra những mặt trái như: thiếu đất xây dựng nhà cửa và các công trìnhphúc lợi công cộng; điều kiện sống một bộ phận dân cư trở nên tồi tàn và mất
vệ sinh, thiếu điện, nước, cây xanh, nơi vui chơi giải trí; thất nghiệp, nghèođói, tội phạm và tệ nạn xã hội cũng gia tăng…
Tác động tích cực của ĐTH tới lao động, việc làm nông thôn còn thể
hiện trên khía cạnh tạo thêm cơ hội việc làm trong những ngành nghề phinông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân; rút bớt lao động khỏi nôngnghiệp và tạo cơ hội phân công lại lao động cũng như tăng năng suất lao độngkhu vực nông thôn… Mặt khác, do thu hẹp đất canh tác và thay đổi cơ cấungành nghề, khiến một bộ phận lao động nông nghiệp mất việc làm hoặc việclàm không đầy đủ Họ không thể chuyển đổi sang các ngành nghề - dịch vụphi nông nghiệp, do đó lâm vào tình trạng khó khăn và thu nhập thấp Một bộphận khác di cư tự phát ra thành phố để tìm kiếm việc làm cũng gây áp lực