1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

103 3,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Quátrình đô thị hóa diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, với tốc độ ngày càngnhanh chóng và trở thành một xu thế toàn cầu tất yếu của nhân loại, Cùng với sự phát triển vượt bậc của xã h

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đô thị hóa là quá trình vận động, biến đổi phức tạp mang tính quy luật

về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường Quá trình này vừa là sảnphẩm của nền văn minh nhân loại, vừa là biểu hiện sinh động của sự pháttriển kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia

Đô thị hóa là một trong những vấn đề đang được thế giới quan tâm Quátrình đô thị hóa diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, với tốc độ ngày càngnhanh chóng và trở thành một xu thế toàn cầu tất yếu của nhân loại,

Cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người, đô thị hóa là mộtquy luật tất yếu, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa đã dẫn đến nhữngchuyển biến lớn về kinh tế- văn hóa – xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới

Vì vậy, đô thị hóa là một tiêu chí phản ánh tổng hợp quá trình vận động vàphát triển đi lên của mỗi quốc gia

Mặc dù đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, quá trình đô thị hóavẫn có sự khác biệt giữa các châu lục, các khu vực và quốc gia trên thế giới

Quá trình đô thị hóa của Việt Nam diễn ra khá sớm nhưng sau khichúng ta thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội thì bộ mặt kinh tế và bộmặt đô thị nước ta đã chuyển sang một bước ngoặt quan trọng với tốc độnhanh hơn và diễn biến đa dạng Tuy nhiên nước ta vẫn là nước có mức độ đôthị hóa thuộc loại thấp của khu vực và thế giới Do yêu cầu phát triển, do xuhướng quốc tế và theo đúng quy luật, quá trình đô thị hóa nước ta song hànhvới quá trình công nghiệp hóa Mặc dù quá trình đô thị hóa ở nước ta mới ởgiai đoạn đầu của đô thị hóa công nghiệp nhưng phần nào đã khẳng định đượcvai trò của mình trong sự thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của đất nước, đồngthời cũng bộc lộ nhiều hệ quả đáng lo ngại và đang phải đối mặt với nguy cơ

Trang 2

phát triển không bền vững Vì vậy, đô thị hóa luôn là vấn đề được nhà nước taquan tâm, nhất là trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nghiên cứu đô thị hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa là vấn đềthực sự cần thiết để làm sao quá trình đô thị hóa phù hợp với chủ trương côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Cũng chính vì lí do đó mà tác giả chọn đề

tài “Đô thị hóa Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa” để nghiên cứu.

2 Lịch sử nghiên cứu

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, đô thịhóa trở thành vấn đề toàn cầu và được nghiên cứu trên mọi phương diện nhưmột xu hướng đi lên tất yếu của các hình thái xã hội Địa lý học là một trongnhững lĩnh vực đi tiên phong nghiên cứu đô thị hóa

2.1 Năm 1913, đại hội Địa lý quốc tế tại Pari, các vấn đề phát triểnchùm đô thị, quần cư nông thôn và quần cư đô thị đã được thảo luận

Địa lý Liên Xô cũ đã nghiên cứu về quá trình đô thị hóa và việc tổ chứcmạng lưới điểm quần cư sau chiến tranh thế giới thứ II Các nghiên cứu về đô thịhóa ngày càng đa dạng và sâu sắc Những khía cạnh địa lý kinh tế, lịch sử của cácthành phố được đề cập trong các công trình nghiên cứu của P.M.Kabo, Baranxki,N.I.Yu.G.Xauskin Đến các nghiên cứu về chùm đô thị, sự phát triển của cácthành phố vệ tinh Nổi bật là tác giả V.G.Đaviđôvits với công trình “Quần cưtrong các đầu mối công nghiệp”; “Quy hoạch các thành phố và các vùng”

Ở Phương Tây, các nghiên cứu về đô thị hóa thường chi tiết và mang tínhthực tiễn cao Đáng chú ý nhất là Walter Christaller với thuyết “Vị trí trungtâm” giải thích nguyên nhân đô thị hàng đầu lớn đặc biệt và đưa ra mô hình lýthuyết của mạng lưới đô thị 5 cấp Từ những năm 1920, chuyên ngành xã hộihọc đô thị được hình thành và nhanh chóng phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ, nổibật là trường phái “Chicago” ở Mỹ, đã nhấn mạnh đến vấn đề cơ cấu dân số và

Trang 3

sinh thái học của đô thị, tình trạng xã hội thiếu tổ chức, trạng thái tâm lí xã hộicủa thị dân…

Trong thời kì hiện đại, xuất phát từ thực tiễn phát triển đô thị và quátrình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, khi đô thị hóa đã phát triển sang mộtgiai đoạn mới với nhiều vấn đề mới nảy sinh, các nghiên cứu trở nên đa dạng,phong phú và cập nhật hơn; phạm vi nghiên cứu mở rộng sang các nhómnước, các khu vực cụ thể trên thế giới Trong hoàn cảnh mới này, các biến đổi

về kinh tế và dân số được xem là hai vấn đề chủ yếu khi nghiên cứu quá trình

đô thị hóa (Williamson, 1988) Lowry (2002) đã có cái nhìn lạc quan về đô thịhóa khi dự báo quy mô dân số đô thị, phân tích các mức độ đô thị hóa khácnhau và khẳng định, đô thị hóa như một khía cạnh tất yếu của quá trình pháttriển Tác giả này cũng cho rằng, các thành phố có khả năng quản lí các nguồnlực và chất thải tốt hơn nông thôn, quy mô các thành phố hoàn toàn có thể đạtđến ngưỡng 30 triệu người

Đặc biệt, các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu định lượng về đôthị hóa trở thành một xu hướng mới, phù hợp và phổ biến hơn trong thời kìhiện đại Có thể kể đến một số tác giả như: Preston (1979) đã kiểm chứng một

số khía cạnh của lí thuyết hiện đại hóa trong các nghiên cứu về đô thị hóa vàtăng trưởng đô thị ở các nước đang phát triển; Bradshaw (1987), Five Baugh(1979) đã nghiên cứu đô thị hóa từ các nhân tố “đẩy”, thấy rằng nông thôn cóảnh hưởng quan trọng đến đô thị hóa ở các nước thế giới thứ 3 Chan (TrungQuốc, 1991) thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của dân số công nghiệp luôn caohơn tốc độ tăng trưởng của dân số đô thị và giá trị sản phẩm công nghiệp luônđạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất

Đô thị hóa trở nên phổ biến hơn khi nhiều tổ chức quốc tế như UNESCO,UNEP… cũng dành sự quan tâm rất lớn đến vấn đề này, được thể hiện trong hầuhết các báo cáo thường niên và trong các chương trình phát triển

Trang 4

2.2 Ở Việt Nam, đô thị hóa được nghiên cứu muộn hơn (chủ yếu từ saunăm 1990) và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, thu hút sự quantâm của nhiều lĩnh vực, đặc biệt là địa lý học, kiến trúc, kinh tế, xã hội học…

Nhà đô thị học - GS Đàm Trung Phường, một trong những người rấttâm huyết với vấn đề đô thị của nước ta Trong hầu hết các nghiên cứu, tácgiả thể hiện cái nhìn khá tổng quát về vấn đề đô thị cả ở thế giới và Việt Nam,

sự phân tích đánh giá sâu sắc về thực trạng đô thị và triển vọng đô thị Việt

Nam Một trong những công trình có ý nghĩa nhất của tác giả này là cuốn “Đô thị Việt Nam”, được hoàn thành trong khuôn khổ đề tài “Chiến lược xây dựng

và phát triển đô thị Việt Nam” có mã số KC.11 do PTS Phạm Sĩ Liêm làmchủ nhiệm Trong tác phẩm nhiều công phu và tâm huyết này, tác giả đã đúckết được nhiều kết quả nghiên cứu về đô thị trên thế giới và áp dụng ở ViệtNam Đặc biệt, tác giả đã khái quát những đặc trưng chung của quá trình đôthị hóa ở Việt Nam, phân vùng đô thị hóa Những vấn đề tác giả đưa ra đã

“đề cập đến những thành tựu của đô thị học hiện đại…, cung cấp nhiều tư liệu

bổ ích, mở ra những hướng suy nghĩ sáng tạo cho những người quan tâm đến

sự phát triển của đô thị nước nhà”1 Ngoài ra, trong “Chiến lược xây dựng và phát triển đô thị Việt Nam” (2005), tác giả đã đưa ra một bức tranh ở tầm vĩ

mô về thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam cũng như định hướng phát triển

đô thị nước nhà trong bối cảnh đô thị hóa trên thế giới và khu vực

Tác giả Trương Quang Thao trong cuốn “Đô thị học nhập môn”, đã cái

nhìn toàn cảnh về bức tranh đô thị, đô thị hóa thế giới và Việt Nam ở quá khứ,hiện tại và tương lai

Một tác giả nữa cũng giành nhiều tâm huyết với vấn đề đô thị hóa làGS.TS Đỗ Thị Minh Đức Tác giả có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiềubài báo khoa học, nhiều ý kiến đóng góp quý báu trong các hội thảo về đô thị,

1 Phạm Sĩ Liêm, Lời giới thiệu cho lần xuất bản thứ nhất cuốn Đô thị Việt Nam của tác giả

Trang 5

đô thị hóa ở Việt Nam Trong luận án “Phân tích dưới góc độ địa lí kinh tế xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”, tác giả đã góp thêm một hướng nghiên cứu khá đầy đủ về một vấn đề

rất phổ biến khi đô thị phát triển, đó là sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị;đồng thời Ngoài ra, tác giả cũng có nhiều nghiên cứu về các vấn đề khác của

đô thị và quá trình đô thị hóa ở Việt Nam như: Đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh của thế giới đô thị hoá, Mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triển vùng…

Những nghiên cứu về đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa, đô thịhóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển đô thị bền vững… Có thể kể tới một

số tác giả như Nguyễn Duy Quý với “Đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa” (1998); Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử với “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (1998); Đào Hoàng Tuấn (2008) với “Phát triển bền vững đô thị”…

Bên cạnh các công trình nghiên cứu được công bố của các cá nhân,nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn, các bài viết trên nhiều tạp chí trong nước cũnglấy vấn đề đô thị hóa làm chủ đề thảo luận: Hội thảo khoa học quốc tế “Pháttriển đô thị và xã hội bền vững - trách nhiệm của giáo dục, nghiên cứu vàquản lí” tại thành phố Hồ Chí Minh; diễn đàn đô thị Việt Nam được thành lậpngày 22/10/2003 nhằm đúc kết kinh nghiệm, kết hợp toàn diện lợi ích của cácđối tác trong nước và quốc tế trong công tác quản lý và phát triển hệ thống đôthị Việt Nam; hội thảo quốc tế về “Các xu hướng đô thị hóa vùng ven ở ĐôngNam Á” tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2008 và gần đây là hội thảo đôthị Việt Nam năm 2000 [4]

Các nghiên cứu, tham luận về đô thị hóa thật phong phú, đa dạng vàđược thể hiện dưới nhiều góc độ, cho người tìm hiểu cái nhìn toàn cảnh vềquá trình này ở Việt Nam trong tương quan với thế giới Tuy nhiên, so với

Trang 6

những nghiên cứu trên thế giới thì sự tiếp cận các vấn đề đô thị hóa của cácnhà khoa học nước ta chủ yếu dựa vào các vấn đề đã xảy ra, nghiên cứu líluận thường đi sau thực tiễn và ít mang tính dự báo, nhận biết quy luật [4].

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Trên cơ sở khái quát hóa các vấn lí luận và thực tiễn về đô thị, đô thịhóa, công nghiệp hóa, mối quan hệ giữa đô thị hóa và công nghiệp hóa, đề tàinhằm mục đích phân tích thực trạng đô thị hóa Việt Nam trong quá trình côngnghiệp hóa Từ đó đưa ra những định hướng phát triển đô thị hóa theo hướngbền vững

3.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Tổng quan một số vấn đề về đô thị hóa, công nghiệp hóa và mối quan

hệ của đô thị hóa với công nghiệp hóa

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa Việt Nam

- Phân tích thực trạng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong mối quan

hệ với công nghiệp hóa trong giai đoạn hiện nay

- Từ thực tiễn quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đề tài đưa ra những giảipháp và một số ý kiến đề xuất cho sự phát triển đô thị bền vững

4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Về phương diện lãnh thổ: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đô thịhóa Việt Nam (chú ý đến sự phân hóa ở các vùng và một số địa phương)

- Về phương diện thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2000đến 2009, hoặc 2010, 2011 nếu có ( và so sánh với các năm trước đó)

5 Quan điểm nghiên cứu

5.1 Quan điểm tổng hợp

Địa lí học là một khoa học tổng hợp nên trong nghiên cứu địa lí nóichung và địa lí kinh tế - xã hội nói riêng, việc vận dụng quan điểm tổng hợp

Trang 7

vực, có liên quan đến nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và gắn bó chặtchẽ với công nghiệp hóa Vì vậy, cần nghiên cứu quá trình đô thị hóa trongmối quan hệ với công nghiệp hóa trên quan điểm tổng hợp.

5.2 Quan điểm lãnh thổ

Trong không gian, các yếu tố tự nhiên - kinh tế xã hội không đồng nhất,

mà có sự khác biệt giữa lãnh thổ này với lãnh thổ khác Quan điểm lãnh thổtrong nghiên cứu đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm ra sự khác biệt đó Phântích quá trình đô thị hóa của Việt Nam luôn được xem xét trên quan điểm lãnhthổ để làm nổi bật lên các đặc điểm

5.3 Quan điểm hệ thống

Đối tượng nghiên cứu của địa lí học là các thể tổng hợp địa lí tự nhiên và cácthể tổng hợp địa lí kinh tế - xã hội trong mối quan hệ tác động qua lại lẫnnhau Sự vân động, biến đổi của bất cứ thành phần nào cũng sẽ kéo theo sựbiến đổi của các thành phần khác Để đánh giá đúng thực trạng đô thị hóa củaViệt Nam cần đặt trong mối quan hệ với nhiều thành phần địa lí khác, nhất làvới quá trình công nghiệp hóa

5.4 Quan điểm lịch sử

Sự vật hiện tượng nào cũng có quá trình phát sinh, phát triển riêng Bảnthân đô thị hóa là một quá trình vận động theo thời gian và gắn chặt với từngbước đi của công nghiệp hóa Nhìn nhận trên quan điểm lịch sử giúp cho việcphân tích quá trình đô thị hóa của Việt Nam trong mối quan hệ với côngnghiệp hóa cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai

5.5 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là khái niệm tương đối mới nhưng đã nhanhchóng trở thành một nhu cầu cấp bách, một xu thế tất yếu và là mục tiêuphát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới Quan điểm phát triển đô thịbền vững nhằm khắc phục những hạn chế của quá trình đô thị hóa trước đó

Trang 8

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Đây là phương pháp truyền thống, được sử dụng khá phổ biến trongnhiều nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội nói riêng

Nó tận dụng được tính đa dạng của các nguồn tài liệu và có ưu thế lớn trongviệc rút ngắn thời gian nghiên cứu

6.2 Phương pháp thống kê

Các số liệu thống kê tình hình đô thị hóa và tác động của công nghiệphóa đến đô thị hóa là những thông tin dữ liệu cho việc nghiên cứu đề tài.Nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm: thống kê qua các tài liệu báo cáo và sổsách lưu trữ tại các cơ quan hữu quan; thống kê qua các số liệu khảo sát, đođạc ngoài thực địa; thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ; thống kê quacác bảng điều tra với hệ thống chỉ tiêu đã định… Đây là phương pháp khôngthể thiếu được, vì các số liệu thu thập theo phương pháp này có tính đồng bộcao và giảm bớt thời gian đi thực địa

Cùng với bản đồ, các biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, quátrình thay đổi của các hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội theo thời gian hoặckhông gian Biểu đồ làm cụ thể hoá các sự vật hiện tượng, giúp cho việc thểhiện các kết quả nghiên cứu trở nên trực quan và sinh động

6.4 Phương pháp thực địa

Trang 9

Thực địa là phương pháp đặc trưng mang lại hiệu quả cao nhất tronghọc tập và nghiên cứu khoa học địa lý Vì vậy, để đảm bảo tính khoa học vàthực tiễn của đề tài, tác giả đã trực tiếp đi điều tra, khảo sát thực tế tình hình

đô thị hóa ở một số tỉnh, thành phố để phục vụ cho nghiên cứu đề tài

6.5 Phương pháp ứng dụng công nghệ phần mềm trong nghiên cứu

Máy vi tính là công cụ phục vụ đắc lực nhất cho việc nhập thông tin,lưu trữ, quản lý cũng như phân tích và xử lý các thông tin Trong quá trìnhnghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng và khai thác các phần mềm khác nhau,như: Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Power Point, AdobePhotoshop, Mapinfo Profession, Internet Explorer…

6.6 Phương pháp dự báo

Từ thực trạng đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa, chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội , từ việc điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thểphát triển hệ thống đô thị quốc gia, luận văn đưa ra một số định hướng đểphát triển đô thị phù hợp với xu thế chung của đất nước

7 Những đóng góp mới của luận văn

- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn về đôthị hóa trên thế giới và Việt Nam; bổ sung, cập nhật đô thị hóa trong giai đoạnhiện nay, xem xét đô thị hóa trong mối quan hệ với công nghiệp hóa

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng đô thị hóa của ViệtNam trong giai đoạn hiện nay, đánh giá mức độ phù hợp của mối quan hệgiữa đô thị hóa với công nghiệp hóa bằng các phương pháp có sử dụng phầnmềm như SPSS, Mapinfo, Excel

- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển đô thị hóa của Việt Nam theohướng bền vững

8 Cấu trúc luận văn

Trang 10

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo Phần Nộidung đề tài gồm 4 chương, được kết cấu như sau:

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa và công nghiệp hóa.Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa Việt Nam.Chương 3: Thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam trong quá trình côngnghiệp hóa

Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển đô thị Việt Nam trongthời gian tới

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

ĐÔ THỊ HÓA VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Đô thị

1.1.1.1 Khái niệm đô thị

Đô thị xuất phát từ nghĩa gốc của từ Urbs trong tiếng La Tinh và Urban trongtiếng Anh, Ubian trong tiếng Pháp Trong tiếng Việt, đô thị gắn liền với cáckhái niệm thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố,… Đô thị tồn tại với hai bộ phận:

Đô – yếu tố hành chính, quân sự và Thị - yếu tố kinh tế - xã hội; Hai yếu tốnày tương tác hỗ trợ, bổ sung cho nhau, có mối quan hệ đặc biệt, gắn bó chặtchẽ với nhau

Đô thị đã được quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên các khái niệm về đô thịđều có tính chất tương đối xuất phát từ sự khác nhau về trình độ phát triểnkinh tế, đặc điểm văn hóa hay hệ thống dân cư Mỗi nước có quy định riêngtùy theo yêu cầu và khả năng quản lí của mình [7]

Thông thường, các khái niệm về đô thị đưa ra các khái niệm đối lậpvới nông thôn nhưng chưa phán ánh được đầy đủ bản chất của đô thị

Nếu xét riêng về mặt quy mô dân số thì khái niệm đô thị không có sựthống nhất hoàn toàn rõ ràng giữa các quốc gia Tại Úc, đô thị là những khudân cư có từ 1.000 người trở lên và mật độ dân cư phải tối thiểu là 200 người/

km2 Tại Canada, đô thị là vùng có trên 400 người /km2 và tổng số dân phảitrên 1.000 người Còn ở Hoa Kỳ, một khu cư trú chính thức được gọi là đô thịnếu có số dân từ 2.500 người trở lên … Nhưng nhìn chung, các nước đềuchọn một số tiêu chí cơ bản như: quy mô dân số, mật độ dân số, tỉ lệ dân cư

Trang 12

hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp… để quy định một điểmdân cư được coi là đô thị hay không.

Theo Harold Chestnut, Đại học kĩ thuật Presden (Hoa Kỳ), “đô thị làcác điểm dân cư, ở đó biểu hiện một quá trình kinh tế - xã hội - kĩ thuật gắn

bó mật thiết với nhau Các hoạt động của đô thị được phản ánh thông qua cáchoạt động sản xuất kinh doanh, sinh sống, đi lại, vui chơi, giải trí… của dân

cư, chúng tồn tại và phát triển theo các quy luật của xã hội” [22]

Theo từ điển bách khoa Liên Xô: Đô thị là khu dân cư rộng lớn - dân

cư ở đây chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghiệp, thương nghiệpcũng như các lĩnh vực phục vụ, quản lý, khoa học và văn hóa; hoặc đô thị lànơi tập trung dân cư gắn với phương thức hoạt động chủ yếu lao động phinông nghiệp và lối sống thành thị [29]

Theo tác giả Đỗ Thị Minh Đức, “đô thị là một khái niệm cơ bản vàđược sử dụng khá thống nhất ở các quốc gia nhằm chỉ những nơi có dân cưđông đúc, sinh sống bằng các ngành nghề phi nông nghiệp”

Theo Liên Hợp Quốc, các điểm dân cư có quy mô dân số trên 20 000dân và trên 70% dân số phi nông nghiệp được coi là đô thị [29]

Trên quan điểm xã hội học, đô thị là một hình thức tồn tại của xã hộitrong một phạm vi không gian cụ thể và là một hình thức cư trú của con người

“Sự tồn tại của đô thị tự bản thân nó khác hẳn vấn đề đơn giản là xây dựng nhàcửa độc lập với nhau… cái chung nhất không phải là con số cộng của những bộphận cấu thành Đó là một cơ thể sống riêng biệt theo kiểu của nó” [8]

Dưới góc độ quản lí kinh tế xã hội, đô thị là một khu dân cư tập trung

có đủ hai điều kiện2: 1, Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập; 2, Về trình độ

2 Cổng thông tin bộ xây dựng Thông tư 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/03/2002.

Trang 13

phát triển, đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai

trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ;đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nôngnghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ cáchoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết

kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân số ít nhất là4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 người/km2

Trong luật quy hoạch đô thị của quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 số30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009, đô thị là khu vực tập trung dân cưsinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nôngnghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyênngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc mộtvùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thànhphố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn

Như vậy, có thể thấy rằng, đô thị “là một hiện tượng địa lý kinh tế, mộttác phẩm hoàn chỉnh của bàn tay nhân loại” [37], là hình thức quần cư đặcbiệt của xã hội loài người Đó là một tổ chức không gian cư trú, sinh sống vớimật độ cao, dân cư hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực phi nông nghiệp, có cơ sở hạtầng thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò hạt nhân,thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hay một vùng lãnh thổ Và,

“đô thị theo đúng nghĩa của nó, khác hẳn với một tập hợp đơn giản của nhữngngôi nhà riêng lẻ” (Karl Marx), đô thị cũng có cuộc sống nội tại riêng của nó,cũng vận động và phát triển theo các quy luật của xã hội

1.1.1.2 Sự hình thành đô thị

Con người đã tồn tại cách đây khoảng 3 triệu năm Từ khi xuất hiện,con người đã biết cách tổ chức, bố trí không gian sống cho mình để thuận lợicho việc sinh sống cũng như để tránh các hiểm họa từ tự nhiên Ban đầu chỉ là

Trang 14

những hang động của bầy người nguyên thủy, cho tới những làng mạc gắn liềnvới hoạt động nông nghiệp trên lưu vực các con sông lớn: Lưu vực sông Nin,lưu vực sông Tigơrơ – Ơphrat (Lưỡng Hà), lưu vực sông Ấn – Hằng… Khisản xuất phát triển, nghề thủ công ra đời, xã hội bắt đầu có nhiều sản phẩm dưthừa, nhu cầu trao đổi hàng hóa tăng lên, các làng mạc bắt đầu trở nên đôngđúc và không hoàn toàn gắn với sản xuất nông nghiệp như trước nữa Dân cưtập trung lại thành các phường hội Có thể nói, đô thị là một trong những dấuhiệu văm minh của nhân loại, đô thị đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng 5000– 6000 trước đây khi xã hội có sự phân công lao động, tầng lớp thương nhântách khỏi sản xuất và chỉ kinh doanh trao đổi hàng hóa Lúc đầu đô thị chỉ lànơi giao lưu hàng hóa và sản xuất tập trung Sau này giai cấp thống trị thườngchọn những nơi này làm điểm đóng chính quyền Những nơi đóng chínhquyền thường phải được bảo vệ bằng hệ thống thành quách Vì thế hai yếu tố:

Thị (chợ, phố, phường) và đô (thành, quách) thường đi đôi với nhau gọi là đô thị.

Ngay từ thời cổ xưa, các đô thị đã thể hiện tính hấp dẫn đối với dân cưthế giới và nó thu hút dân cư sống trong đó Các đô thị liên tục phát triển mởrộng quy mô diện tích và dân số, vì các đô thị thể hiện tính hiệu quả trong sảnxuất kinh doanh và tổ chức đời sống

Cho dù các đô thị có quy mô và lịch sử hình thành khác nhau, nhưngcác đô thị đều có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củamột khu vực, một quốc gia

1.1.1.3 Lãnh thổ đô thị

Đô thị bao gồm thành phố, thị xã và thị trấn được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định thành lập Thành phố được chia thành khu vực nộithành và ngoại thành Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực nộithành được chia thành quận, quận được chia thành phường; khu vực ngoại

Trang 15

thành được chia thành huyện và huyện được chia thành xã, thị trấn Thị trấnthì không có vùng ngoại thị trấn Nước ta còn có các thị tứ Thị tứ chưa phải

là điểm dân cư đô thị, nhưng là trung tâm của các xã hoặc liên xã, tập trungnhiều công trình công cộng mang tính đô thị, là cơ sở hình thành của các điểmdân cư đô thị theo hướng đô thị hóa nông thôn [4, 38]

1.1.1.4 Đặc điểm cơ bản của đô thị

- Đô thị như là một cơ thể sống: Đô thị là một cơ thể sống, một hệ sinh

thái vừa mang tính sinh học, vừa mang tính cơ học, trên cơ sở sự đan xen tổnghòa và sự tác động tương hỗ của các hệ thống nội lực, ngoại lực theo nhiềuchiều khác nhau; bất kì một thay đổi nào trong hệ thống sẽ dẫn tới sự thay đổihay mất cân bằng của đô thị [4]

- Đô thị luôn vận động và phát triển: Đô thị là thành quả của một phức

hệ giữa tự nhiên và con người Đô thị là một hệ sinh thái động, thường xuyênchuyển hóa và vận động phức tạp Garnier Chabot đã nhận xét rằng, đô thị rađời, lớn lên và phát triển, trở thành khổng lồ, thường thay đổi diện mạo và đôikhi có thể bị biến mất đi Đô thị không sống chỉ bằng hoạt động của các dân

cư ở đó mà còn bằng cả cuộc sống nội tại riêng tư của nó “Có thể nói về đôthị giống như nói về con người và cây cỏ vậy” [37]

- Sự vận động và phát triển của đô thị có thể điều khiển được: Đô thị

được coi là một hệ điều khiển mở, một hệ điều khiển bán hoàn chỉnh Đô thị

là một tác phẩm hoàn chỉnh của bàn tay con người Do đó, con người luôn làchủ thể, quyết định các mục tiêu cơ bản để phát triển đô thị Con người có thểđiều khiển được sự hình thành, hoạt động và phát triển của đô thị theo đúngcác quy luật khách quan của nó, nhưng không thể bắt đô thị vận động theo ýchủ quan của con người [4, 37]

1.1.1.5 Phân loại đô thị

Trang 16

Trên thế giới có nhiều cách phân loại đô thị khác nhau Theo quy môdân số có đô thị nhỏ, đô thị trung bình, đô thị lớn, siêu đô thị Theo chức năng

có đô thị công nghiệp, đô thị hành chính, đô thị cảng… Theo hình thể có đôthị hình sao, đô thị theo tuyến, theo chùm… Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại cónhững quy định riêng về tiêu chuẩn quy định cho mỗi tiêu chí trong một cáchphân loại đô thị Ví dụ, về quy mô dân số, nhiều quốc gia quy định: Đô thịnhỏ có quy mô dân số 5.000 - 10.000 người; đô thị trung bình từ 11.000 -20.000 người, đô thị lớn có từ 21.000 đến 50.000 người, đô thị cực lớn cókhoảng 510 vạn đến 10 triệu người, và siêu đô thị có trên 10 triệu người [23]

Ở Việt Nam, nếu xét về quy mô dân số thì đô thị được phân thành 4 loại: đôthị rất lớn (trên 1 triệu dân), đô thị lớn (35 vạn - 1 triệu dân), đô thị trung bình(3 vạn - 10 vạn dân), đô thị nhỏ (dưới 3 vạn dân)

Nhìn chung, mỗi cách phân loại đô thị đều dựa trên bối cảnh kinh tế - xãhội cụ thể của mỗi nước Hầu hết các quốc gia thường đưa ra hệ thống phân loại

đô thị theo cách tổng hợp, nhưng chủ yếu dựa vào một số tiêu chuẩn cơ bản nhưvai trò, chức năng, quy mô dân số, mật độ dân số và tỉ lệ lao động phi nôngnghiệp trong tổng số lao động của đô thị đó Theo cách này, trong Nghị định số72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ, hệ thống đô thị nước ta phânthành 6 loại: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V (Phụ lục)

Ở nước ta, tên gọi của đô thị cũng thể hiện loại và cấp quản lí cũngnhư quy mô và vị trí của từng đô thị Thông thường ta dùng 3 từ quen thuộc

là “thành phố”, “thị xã” và “thị trấn” Thành phố trực thuộc Trung ương phải

đạt tiêu chuẩn của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I, tương đương với cấp tỉnh

Thành phố thuộc tỉnh phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại II hoặc loại III, do tỉnh quản lí Thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại III hoặc loại IV, do tỉnh quản lí Thị trấn

thuộc huyện phải đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV hoặc loại V, chủ yếu do huyện

Trang 17

quản lí Những năm gần đây xuất hiện thêm từ “thị tứ”, được hiểu là trung

tâm của các đơn vị cấp xã hoặc liên xã [16]

1.1.2 Đô thị hóa

1.1.2.1 Khái niệm đô thị hóa

Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thànhnhanh chóng các điểm dân cư đô thị, trên cơ sở phát triển sản xuất và đờisống Định nghĩa về đô thị hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiềuhiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển Tùy theo góc độnghiên cứu của các lĩnh vực ở từng thời điểm lịch sử khác nhau mà có cáchđịnh nghĩa về đô thị hóa khác nhau

Xuất phát từ khái niệm đô thị, đô thị hóa được định nghĩa là quá trìnhhình thành và phát triển các yếu tố cấu thành đô thị, là quá trình phát triển đôthị của một quốc gia, bao gồm việc mở rộng các đô thị hiện có và hình thànhcác đô thị mới Một khu vực lãnh thổ đô thị nào đó được “hóa” thành đô thịkhi nó hội tụ đủ các tiêu chuẩn của đô thị Tuy nhiên, trong thực tế, phát triển

đô thị chỉ xét cho một đô thị riêng biệt, còn đô thị hóa thì xét cho cả mạnglưới đô thị, quan tâm nhiều hơn đến quá trình [4]

Trên góc độ kinh tế, đô thị hóa là quá trình chuyển dịch lao động, từhoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nông lâmngư nghiệp, khai khoáng, phân tán trên một diện tích rộng khắp hầu như toànquốc, sang những hoạt động tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sảnxuất, xây dựng cơ bản, vận tải, dịch vụ, thương mại, tài chính… Nói cáchkhác, đó là sự chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt độngphi nông nghiệp tập trung trên một địa bàn thích hợp gọi là đô thị [22]

Dưới góc độ động lực phát triển, tác giả Trương Quang Thao có cách lígiải khá dễ hiểu về quá trình đô thị hóa: “Công nghiệp hóa làm cho đô thịhình thành và phát triển ngày càng nhiều, càng rộng; số người chuyển từ sản

Trang 18

xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ngày càng đông và đến một lúcnào đó, sản xuất nông nghiệp cũng sẽ được công nghiệp hóa Hiện tượng ấyđược gọi là đô thị hóa” [26] Ở góc độ này, nhiều tác giả cũng cho rằng, quátrình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước, đô thị hóa là người bạnđồng hành của công nghiệp hóa.

Dưới góc độ địa lý học, đô thị hóa được định nghĩa theo cả nghĩa rộng

và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, đô thị hóa được hiểu là quá trình lịch sử nângcao vai trò của các thành phố trong sự vận động phát triển của xã hội Quátrình này bao gồm những thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết

là trong phân bố dân cư, trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội và cơ cấu lao động,trong cấu trúc tổ chức không gian môi trường sống của cộng đồng Đô thị hóa

là quá trình kinh tế xã hội, nhân khẩu và địa lý đa diện, diễn ra trên cơ sởnhững hình thức phân công lao động xã hội theo lãnh thổ đã hình thành tronglịch sử, phù hợp với những diễn biến đương đại [36]

Theo nghĩa hẹp, đô thị hóa được hiểu là sự phát triển hệ thống thànhphố, đặc biệt là các thành phố lớn, trung tâm sức hút của vùng lãnh thổ, tăng

tỉ trọng của dân số đô thị trong nước, trong vùng và trên thế giới Trong điềukiện của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, đô thị hóa là quá trìnhkinh tế xã hội ngày càng gia tăng mà biểu hiện của nó là sự tăng số lượng vàquy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung hóa dân cư trong các thànhphố và đặc biệt là trong các thành phố lớn, sự phổ biến lối sống thành phốtrong toàn bộ mạng lưới điểm dân cư Đô thị hóa là sự phản ánh nhữngchuyển biến sâu sắc trong cấu trúc kinh tế và trong đời sống xã hội [36]

Những định nghĩa trên cho thấy tính chất phức tạp, đa chiều, đa cấp độcủa đô thị hóa Quan niệm về đô thị hóa như “một hiện tượng nhiều tầm và đa

diện: kinh tế, xã hội, môi trường” được I.Cerda đưa ra trong tác phẩm “Lí luận chung về đô thị hóa”

Trang 19

Ở Việt Nam, tác giả Đỗ Thị Minh Đức bên cạnh việc làm rõ tính đadạng và đa cấp độ của đô thị hóa còn nhấn mạnh tính quy luật của quá trìnhnày Tác giả cho rằng “đô thị hóa là quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp

có quy luật về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội” [4]

Trong “Đô thị học” (2005), GS Đàm Trung Phường đã đưa ra định nghĩa

khá đầy đủ về đô thị hóa, đó là một quá trình diễn thế về kinh tế - xã hội - vănhóa - không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong đó diễn ra sựphát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đờisống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành

hệ thống đô thị, song song với tổ chức bộ máy hành chính quân sự [22]

Dù được lí giải bằng cách này hay cách khác thì cũng có thể khái quát

đô thị hóa là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy luật, đan xen nhiều mặt về kinh tế, xã hội và không gian, trong đó diễn ra sự phát triển quy mô đô thị, thay đổi phân bố dân cư và cơ cấu nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng dần không gian lãnh thổ thành hệ thống đô thị, song song với

tổ chức quản lí đô thị.

Như vậy, có thể thấy các khía cạnh chủ yếu của đô thị hóa:

- Bản chất của đô thị hóa là một quá trình biến đổi phức tạp, có quyluật, đan xen nhiều mặt về kinh tế - xã hội và không gian lãnh thổ

- Động lực của đô thị hóa là các quá trình phát triển về quy mô đô thị,phân bố dân cư và cơ cấu nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và pháttriển hệ thống cơ sở hạ tầng

- Hệ quả của đô thị hóa là thay đổi cấu trúc không gian lãnh thổ và mởrộng dần hệ thống đô thị

- Giải pháp để phát triển đô thị hóa là việc tổ chức tốt bộ máy hànhchính quản lí đô thị, hướng đô thị hóa theo con đường phát triển bền vững

1.1.2.2 Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa

Trang 20

- Đô thị hóa là một quá trình mang tính xã hội và lịch sử: Đô thị hóa

không thể tách rời khỏi chế độ kinh tế - xã hội Mỗi nền văn minh đều tạo ramột phong cách sống, làm việc thích hợp, một hình thái phân bố dân cư, mộtcấu trúc đô thị thích hợp [22] Mỗi thời kì phát triển có một hệ thống đô thịphát triển tương ứng vì đô thị phản ánh khá trung thực trình độ phát triển củalực lượng sản xuất và tổ chức xã hội của thời kì ấy [4]

- Đô thị hóa là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy luật về các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa, không gian và môi trường Tính quy

luật của quá trình đô thị hóa biểu hiện ở sự chuyển đổi nghề nghiệp, tăng dân

số đô thị, phát triển kinh tế đô thị, mở rộng đô thị Sự chuyển hóa này là tấtyếu và cần thiết bởi nó gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất vàphương thức sản xuất

- Đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Đô thị hóa là bạn đồng hành với quá trình công nghiệp hóa Một mặt, chính

sự phát triển và phân bố công nghiệp là cơ sở quan trọng nhất để hình thành

và phát triển đô thị, sự gia tăng số lượng và quy mô các cơ sở công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề là các yếu tố tạo thị mang tính tiên quyếtcho quá trình phát triển đô thị hóa trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đạihóa Mặt khác, hệ thống đô thị khi được hình thành và sự phát triển cơ sở vậtchất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển lại trở thành nơi hấp dẫn các hoạt độngsản xuất công nghiệp Hai quá trình này đan xen, dựa vào nhau và có mốiquan hệ hữu cơ, nhân quả khăng khít Ngày nay, thế giới đang bước sang thờiđại văn minh tri thức, sự bùng nổ của công nghệ thông tin tác động mạnh mẽđến quá trình đô thị hóa và sự hoàn thiện của hệ thống đô thị

- Đô thị hóa ngày nay là tất yếu và mang tính toàn cầu: Cùng với sự

phát triển kinh tế hàng hóa là sự xuất hiện các trung tâm giao lưu hàng hóa

Đô thị hóa hình thành từ quá trình ấy, đó là quá trình tất yếu của sự phát triển

Trang 21

Đô thị hóa không chỉ diễn ra trong một vùng, một quốc gia mà đang trở thànhmột nhu cầu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới [4].

1.1.2.3 Các giai đoạn đô thị hóa

Có những căn cứ khác nhau để phân kì đô thị hóa như dựa theo các mốcthay đổi chính trị trong lịch sử, theo trình độ phát triển lực lượng sản xuất haydựa vào quá trình chuyển dịch nhân khẩu và di cư nông thôn - thành thị …

Từ cách tiếp cận nhân khẩu học, đô thị hóa gắn liền với sự di cư từ nôngthôn ra đô thị và sự chuyển dịch nhân khẩu Chuyển dịch nhân khẩu là sự pháttriển gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu laođộng Đây là một biểu hiện bản chất và dễ thấy nhất của quá trình đô thị hóa.Nếu dựa vào dấu hiệu này thì quá trình đô thị hóa được chia thành 3 giai đoạn:

Hình 1.1 Các giai đoạn đô thị hóa [8,29]

- Giai đoạn 1: Dân cư sống chủ yếu ở nông thôn, làm nông nghiệp là

chủ yếu, cư trú phân tán Quá trình đô thị hóa diễn ra dài, chậm chạp, bắt đầu

có di cư nông thôn - đô thị, tỉ lệ dân thành thị dưới 30%

Trang 22

- Giai đoạn 2: Di cư nông thôn - đô thị diễn ra mạnh.Tỉ lệ dân thành thị

đạt khoảng 60 - 70% Đây là giai đoạn đô thị hóa tiến triển hay đô thị hóa độtbiến Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhân khẩu trong nông nghiệpgiảm, trong công nghiệp và dịch vụ tăng lên

- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn đô thị hóa chín muồi Dòng di cư nông

thôn - đô thị ít hoặc đảo chiều Tỉ lệ dân thành thị trên 80% Đô thị hóa đã cựcđại và chủ yếu phát triển theo chiều sâu

Do trình độ phát triển kinh tế, trình độ đô thị hóa ở các nước, các nhómnước là khác nhau nên việc không phân chia mức thời gian cụ thể ở từng giaiđoạn đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về quá trình đô thị hóa trên thế giới

Nếu xét theo các giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất mà biểuhiện quan trọng là việc gắn liền với các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thìquá trình đô thị hóa được phân chia thành 3 thời kì:

- Đô thị hóa tiền công nghiệp (Trước thế kỉ XVIII): Tác giả Đàm Trung

Phường đã ví thời kì này với chiếc xa quay, biểu trưng của nền văn minhnông nghiệp Thời kì này tương ứng với thời kì cách mạng kĩ thuật I hay cáchmạng thủ công nghiệp Thời kì này, các đô thị còn phân tán, quy mô nhỏ, hòađồng với nông thôn, cấu trúc đơn giản Tính chất đô thị chủ yếu là hànhchính, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Tốc độ đô thị hóa chậm, tỉ lệ

đô thị hóa thấp hơn 20% [4, 22]

- Đô thị hóa công nghiệp (đến nửa đầu thế kỷ XX): Thời kì này được ví

với chiếc máy hơi nước, biểu trưng của nền văn minh công nghiệp, tương ứngvới thời kì cách mạng công nghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra vàocuối thế kỉ XVIII đã khiến cho tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa gia tăngnhanh chóng và hình thành hệ thống đô thị rộng lớn với nhiều chức năng Đốivới các nước phát triển, giai đoạn này bắt đầu sớm hơn, cách đây khoảng 200năm nhưng với các nước đang phát triển mới chỉ cách đây khoảng 50 năm

Trang 23

Lao động khu vực I giảm nhanh, lao động khu vực II tăng nhanh và đạt đếnmức cực đại ở thời kì đại cơ khí rồi giảm dần Quá trình đô thị hóa diễn ra chủyếu theo bề rộng, ở đó, các dấu hiệu về sự tăng trưởng số dân, số lượng cácthành phố, sự mở rộng các đô thị chiếm ưu thế; hình thành những chùm đôthị, chuỗi đô thị, siêu đô thị Tỉ lệ đô thị hóa từ 20% đến 60% [4].

- Đô thị hóa hậu công nghiệp (từ nửa sau thế kỷ XX đến nay): Thời kì

này được biểu trưng bởi chiếc máy điện tử, tương ứng với nền văn minh hậucông nghiệp hay nền văn minh khoa học công nghệ với sự ra đời và phát triểncủa các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật Trong thời kì này, quá trình đô thịhóa diễn ra theo chiều sâu, đặc biệt thấy rõ ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ từnhững năm 1970 Đô thị hóa gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tintrong mọi lĩnh vực và hoạt động sống của xã hội Đô thị hóa diễn ra theohướng ngược lại với hai giai đoạn trước là phi tập trung hóa, không gian đôthị dàn trải, ranh giới truyền thống của thành phố bị phá vỡ, vị thế trung tâm

đô thị mờ nhạt, nhường chỗ cho các đô thị vệ tinh Lao động khu vực IIIchiếm tỉ lệ lớn nhất và tăng nhanh Đô thị hóa đạt đến trình độ cao, tỉ lệ đô thịhóa đạt trên 60%, khi vượt quá 70% thì có xu hướng giảm và ổn định Đô thịhóa lúc này chủ yếu là phát triển về chất [4, 22]

Các thời kì trên có thể phát triển tuần tự theo từng bước hoặc đan xenvới nhau tùy theo hoàn cảnh của từng quốc gia Các nước phát triển hầu hết

đã đi qua các giai đoạn của đô thị hóa nhưng còn nhiều nước kém phát triểnhoặc đang phát triển mới chỉ ở giai đoạn đầu của đô thị hóa

1.1.2.4 Các mô hình đô thị hóa

Mô hình hóa sự phát triển đô thị có ý nghĩa rất quan trọng trong việcnghiên cứu về quá trình đô thị hóa Có thể đưa ra nhiều loại mô hình Dướiđây là 3 mô hình cơ bản được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nướcchấp nhận [7, 39]

Trang 24

Hình 1.2 Mô hình làn

sóng điện

Hình 1.3 Mô hình thành phố đa cực

Hình 1.4 Mô hình phát triển theo khu vực

- Mô hình làn sóng điện: Do nhà xã hội học Ernest Burgess người

Chicago đề xuất năm 1925 Thành phố chỉ có một trung tâm và 5 vùng đồngtâm, trừ trường hợp nó bị giới hạn bởi các điều kiện địa lý

1 Khu vực trung tâm là khu hành chính hoặc thương mại dịch vụ (vănphòng, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, cơ sở công nghiệp nhẹ…)

2 Khu chuyển tiếp: Dân cư có mức sống thấp, thương mại và côngnghiệp nhẹ đan xen nhau

3 Dân cư có mức sống trung bình, gồm những hộ đi khỏi khu chuyểntiếp, mật độ dân cư không cao, các hộ sống ổn định và nhiều người sở hữunhà ở đây

4 Dân cư có mức sống tương đối cao, cách trung tâm khoảng 15-20phút xe hơi, các hộ dân cư giàu có hơn, thuộc tầng lớp trung lưu, nhà cửa hiệnđại hơn, nhiều biệt thự hơn và có sự đan xen các khu thương mại nhỏ

5 Vùng ngoại ô: Không gian rộng, ga hàng không, ga xe lửa thườngđược bố trí ở đây Dân cư không đông đúc mà chức năng chủ yếu ở khu vựcnày là để cung cấp nông sản

Đặc điểm chung: Trong quá trình đô thị hóa, tất cả các khu vực đều có

xu hướng mở rộng (không có khu vực nào cố định) và đặc biệt là thu hẹpvùng ngoại ô Dân cư thuộc tầng lớp thượng lưu và các khu công nghiệp có

xu hướng chuyển ra xa trung tâm Những người lao động không có trình độchuyên môn có xu hướng di chuyển vào trung tâm để kiếm việc làm

Trang 25

Nhược điểm: Trong quá trình đô thị hóa, các khu chuyển tiếp và khu dân

cư dần sáp nhập với trung tâm do các khu vực được mở rộng, sự phát triển côngnghiệp ngoại thành hiện tại có thể sẽ gây ô nhiễm thành phố trong lương lai

- Mô hình thành phố đa cực: Do hai nhà địa lý Harris và Ullman người

Đức đưa ra năm 1945 Mô hình chủ yếu tính đến các dạng đô thị mới phátsinh do sự phát triển của phương tiện giao thông

Đặc điểm: Các yếu tố đô thị hình thành trong quá trình đô thị hóa rấtlinh hoạt và có tính đến vị trí địa hình Xu hướng công nghiệp sử dụng vùng

có địa thế bằng phẳng kết hợp với phong cảnh đẹp, không gian thoáng rộng

Cơ sở xây dựng mô hình là thành phố có cơ cấu kiểu tế bào, cho phép xâydựng nhiều trung tâm

Nhược điểm: Vấn đề sử dụng hệ thống giao thông sẽ phức tạp, hìnhthành các trục giao thông có hiệu quả là điều khó khăn vì thành phố có nhiềucực tăng trưởng

- Mô hình phát triển theo khu vực: Do chuyên gia địa chính Hormer

Hoyt đưa ra năm 1939 Mô hình chủ yếu tính đến các dạng đô thị phát triểnvới sự hiện đại hóa của các phương tiện giao thông và nhiều thành phố pháttriển theo kiểu khu phố

Đặc điểm: + Từ một trung tâm thành phố được mở rộng;

+ Thành phố bao gồm các khu vực;

+ Sự phát triển hướng vào vùng còn trống;

+ Sự phát triển nhanh theo các trục giao thông làm chothành phố có hình sao

Có thể nói, đây là hệ thống hoàn chỉnh nhất vì nó đã tính đến các trụcgiao thông lớn Mô hình phát triển của một đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đếngiao thông đô thị Ngược lại, giao thông lại có ảnh hưởng trực tiếp đến pháttriển đô thị Đó là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các vấn đề về giao thông

Trang 26

và sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa Giao thông còn là yếu tố tạo điềukiện cho việc sử dụng đất có hiệu quả, còn để sử dụng đất có hiệu quả cũngđòi hỏi phải có một hệ thống giao thông tốt.

Trong quá trình đô thị hóa, các yếu tố đô thị được tăng cường, hiện đạihóa và được bổ sung theo các mô hình làm cho quy mô đô thị tăng lên, chấtlượng được cải thiện Đô thị hóa của các thành phố lớn (ở nước ta như HàNội, thành phố Hồ Chí Minh) là làn sóng điện kết hợp đa cực Các đô thị cócác quốc lộ chạy qua thường đô thị hóa theo mô hình phát triển khu vực

1.1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá đô thị hóa

Tỉ lệ đô thị hóa: Là đại lượng thể hiện trình độ đô thị hoá của một

nước, một vùng lãnh thổ Tỉ lệ đô thị hóa được tính bằng tỉ lệ phần trăm giữa

số lượng dân cư đô thị so với tổng dân số của cả nước hoặc của vùng Tỉ lệ đôthị hóa phản ánh trình độ công nghiệp hoá, trình độ phát triển kinh tế xã hộinói chung Muốn nâng cao tỉ lệ đô thị hóa cần tăng năng suất lao động trongnông nghiệp và phát triển mạnh công nghiệp, xây dựng các ngành dịch vụ.Theo định nghĩa trên, tỉ lệ đô thị hóa chính là tỉ lệ dân thành thị

Tốc độ đô thị hóa: Tốc độ đô thị hóa chỉ sự thay đổi của tỉ lệ dân thành

thị theo thời gian Có nhiều cách khác nhau để tính tốc độ đô thị hóa Dựa vàotốc độ đô thị hóa có thể thấy nhịp độ đô thị hóa, tức là sự thăng trầm nhanhchậm trong quá trình đô thị hóa

Gia tăng dân số đô thị: Là lượng tăng thêm của dân số đô thị theo thời

gian Dân số đô thị gia tăng dựa trên 3 nguồn sau:

- Gia tăng tự nhiên của dân số đô thị Tỉ lệ sinh ở đô thị luôn thấp hơnnông thôn, tuy nhiên, đây vẫn là một nguồn phát triển dân số đô thị

- Di cư từ nông thôn vào thành thị Đây là nguồn quan trọng cho giatăng dân số đô thị Các nước phát triển đã trải qua giai đoạn này, còn đối vớicác nước đang phát triển thì đây đang là “vấn đề nóng”

Trang 27

2 365

Quy mô dân số đô thị

Theo thông tư liên tịch hướng dẫn phân loại và phân cấp đô thị của bộxây dựng năm 20023, quy mô dân số đô thị (N) bao gồm số dân thường trú(N1) và số dân tạm trú trên sáu tháng (N0) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã

và thị trấn Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, dân số đô thị bao gồmdân số khu vực nội thành, dân số của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân sốcủa thị trấn

Dân số tạm trú quy về dân số đô thị được tính theo công thức sau:

Trong đó:

N0 : Số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người);

Nt : Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thành, nội thị hàngnăm (người);

m : Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày)

Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động

Lao động phi nông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nộithành phố, nội thị xã, thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân như: côngnghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật

tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, y tế,bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý nhà nước và lao

3 Thông tư 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/03/2002 Hướng dẫn về phân loại đô

thị và cấp quản lý đô thị. http://www.moc.gov.vn

Trang 28

động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp(lao động làm muối, đánh bắt cá được tính là lao động phi nông nghiệp).

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị được tính theo công

thức sau: K = × 100

Trong đó: K : Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của đô thị (%);

E0 : Số lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội thành phố, nội thị

xã và thị trấn (người)

Et : Tổng số lao động của đô thị (tính trong khu vực nội thành phố, nộithị xã và thị trấn)

Cơ sở hạ tầng đô thị: Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm:

- Cơ sở hạ tầng xã hội : nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại, côngcộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoahọc, thể dục thể thao, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi íchcông cộng khác

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện,chiếu sáng, thông tin liên lạc, vệ sinh và môi trường đô thị

Cơ sở hạ tầng đô thị được đánh giá là đồng bộ khi tất cả các loại côngtrình cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗiloại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với mức quy định củaquy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị

Cơ sở hạ tầng đô thị được đánh giá là hoàn chỉnh khi tất cả các côngtrình cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗiloại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 90% trở lên so với mức quy định củaquy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị

Trang 29

Mật độ dân số đô thị: Mật độ dân số đô thị là chỉ tiêu phản ánh mức độ

tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số và diệntích đất đô thị

Mật độ dân số được xác định theo công thức sau:

Trong đó: D: Mật độ dân số (người /km2)

N : Dân số đô thị (N = N1 + N0)

S : Diện tích đất đô thị (km2)Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã Đối với các thị trấn, diệntích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng, không baogồm diện tích đất nông nghiệp

1.1.3 Công nghiệp hóa

1.1.3.1 Khái niệm

Giữa thế kỉ XVIII, với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp diễn

ra đầu tiên ở Anh đã đánh dấu một mốc căn bản trong lịch sử loài người Từcái mốc quan trọng đó, xã hội loài người bước sang một kỉ nguyên mới, kỉnguyên của công nghiệp và công nghiệp hóa Thực tiễn lịch sử đã chứng minhrằng, công nghiệp hóa là một quá trình tất yếu để phát triển, muốn phát triểncác quốc gia trên thế giới đều phải đi qua bước này

Có nhiều khái niệm khác nhau về phạm trù công nghiệp hóa Có thểnêu ra một số quan niệm sau đây:

Theo B.Mazlish: “Công nghiệp hóa là một quá trình được đánh dấu

bằng một sự chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang mộtnền kinh tế được gọi là công nghiệp”

Theo Ladriere: “Công nghiệp hóa là một quá trình mà xã hội chuyển từ

kiểu kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp năng suất thấp và tăng trưởng

Trang 30

chậm sang một kiểu kinh tế về cơ bản dựa trên nền công nghiệp với năng suấtcao và tăng trưởng nhanh” [15].

Theo tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO,

1963): “Công nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trìnhnày một phần ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên đểphát triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kĩ thuật hiện đại.Đặc điểm cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sảnxuất ra những tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng, và có khả năng bảo đảmcho toàn bộ nền kinh tế phát triền với nhịp độ cao và bảo đảm đạt tới sự tiến

bộ và nền kinh tế và xã hội” [15]

Ở Việt Nam, theo nghĩa hẹp, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình

chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế lấy công nghiệp làmchủ đạo; theo nghĩa rộng, công nghiệp hóa là quá trình chuyển từ nền kinh tếnông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hộicông nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp

Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII đã xác định: “Công

nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng laođộng thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động cùng vớicông nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự pháttriển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động

xã hội cao.”

Như vậy, công nghiệp hóa là một quá trình biến đổi về chất của nềnkinh tế Từ các khái niệm trên ta có thể thấy, bản chất công nghiệp hóa baogồm những mặt sau:

Trang 31

Thứ nhất, công nghiệp hóa là nhiệm vụ tất yếu, một quy luật có tính

phổ biến đối với tất cả các quốc gia để chuyển từ trạng thái lạc hậu, kém pháttriển, phụ thuộc sang một xã hội phát triển, văn minh

Thứ hai, mục tiêu của công nghiệp hóa là đảm bảo sự phát triển kinh tế

xã hội nhanh, ổn định, vững chắc, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trongnước và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng xã hộivăn minh công nghiệp Mục tiêu này được thực hiện dần từng bước Trongmỗi giai đoạn có những mục tiêu ưu tiên riêng

Thứ ba, công nghiệp hóa gồm nhiều nội dung khác nhau, có quan hệ

chặt chẽ với nhau như việc ứng dụng kĩ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại;việc xây dựng cơ cấu đa ngành; việc khai thác các nguồn lực gắn liền với bảotồn, tái tạo và phát triển các nguồn lực đó, đặc biệt là những nguồn lực do tựnhiên mang lại; phân công lại lao động theo ngành và theo vùng

Thứ tư, công nghiệp hóa là một quá trình mang tính quy luật, nó gắn với

quá trình phát triển của mỗi quốc gia Để đánh dấu quá trình rộng lớn, phức tạp

và lâu dài này cần có những tiêu chuẩn nhất định, phù hợp với những chuẩnmực chung về sự phát triển kinh tế, kĩ thuật, văn hóa, xã hội của thế giới

1.1.3.2 Đặc điểm

a Công nghiệp hóa là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Công nghiệp hóa là sự biến đổi cơ cấu nền kinh tế (chuyển dịch nềnkinh tế) từ kinh tế nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sang kiểu kinh tế đượcgọi là “công nghiệp” và sự biến đổi trong bản thân ngành công nghiệp, trướchết là trong công nghiệp chế tạo, bộ phận đặc trưng nhất của công nghiệp

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đặc điểm có tính chất bao trùm củaquá trình công nghiệp hóa Một mặt là sự giảm dần của khu vực nông nghiệptrong toàn bộ nền kinh tế, sau đó là sự giảm tương đối của khu vực côngnghiệp do sự gia tăng của khu vực dịch vụ nhờ chính kết quả phát triển của

Trang 32

khu vực công nghiệp, mặt khác là sự thay đổi cơ cấu trong nội bộ ngành côngnghiệp chế tạo Theo quan điểm mới hiện nay, chuyển dịch cơ cấu là nguyênnhân của sự tăng trưởng.

b Công nghiệp hóa được đặc trưng với kiểu kinh tế công nghiệp năng suất cao, tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ sự ra đời của những công nghệ mới

và việc áp dụng chúng vào sản xuất.

Năng suất của kiểu kinh tế công nghiệp cao hơn hắn kiểu kinh tế nôngnghiệp do sức lao động của con người được giải phóng Con người không chỉdùng sức mạnh của đôi bàn tay chinh phục tự nhiên mà đã dùng các côngnghệ kĩ thuật cao để nâng cao năng suất lao động

Công nghệ là nhân tố đặc biệt quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu.Phát triển công nghệ là một nội dung quan trọng và không thể tách rời củacông nghiệp hóa

1.1.3.3 Vai trò của công nghiệp hóa với đô thị hóa

a Công nghiệp hóa đi đôi với đô thị hóa

Thông qua việc quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp hóa thúc đẩy quá trình phân bố lại dân cư các vùng, tạo điều kiện đôthị hóa đất nước Thực tế cho thấy quá trình công nghiệp hóa thường đi đôivới quá trình đô thị hóa

Công nghiệp hóa với sự mở rộng của sản xuất công nghiệp, theo đó là sựphát triển của ngành dịch vụ Sự phát triển của các ngành này đã thu hút một lựclượng lớn lao động ở nông thôn vào thành thị, dẫn đến việc yêu cầu mở rộngcác khu vực thành thị vốn đã trở nên chật hẹp so với yêu cầu mới Nhờ vậy màvùng nông thôn ven các đô thị lớn dần trở thành các thành phố vệ tinh Sự mởrộng sản xuất công nghiệp nhiều khi được thực hiện bằng việc xây dựng ngaycác khu công nghiệp mới tại các vùng nông thôn, miền núi Điều này đã thu hútlực lượng lao động tại chỗ cho yêu cầu sản xuất công nghiệp và một bộ phận

Trang 33

dân cư khác lại tổ chức hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu mới của khucông nghiệp Dần dần quá trình đô thị hóa được diễn ra ngay tại các vùng này.

b Công nghiệp hóa có ý nghĩa thúc đẩy các mối liên kết trong nền kinh tế

Để thực hiện quá trình sản xuất, ngành này phải sử dụng sản phẩm củacác ngành khác và ngược lại Quá trình này tạo ra các mối liên kết đa chiều giữacác ngành với nhau Hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến yêu cầu đầu tư sảnphẩm của công nghiệp khai thác, của nông nghiệp và chính của bản thân cácngành công nghiệp chế biến với nhau Ngược lại, hoạt động sản xuất nôngnghiệp lại yêu cầu phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và công cụ sản xuất từ ngànhcông nghiệp Trong các quá trình trên, để đưa sản phẩm từ nơi này đến nơi kháclại phải có các dịch vụ vận chuyển, thương mại… Như vậy công nghiệp hóa đãthúc đẩy các mối quan hệ kinh tế theo ngành, theo vùng phát triển càng sâu,rộng Đây chính là cơ sở để tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng năng động

c Công nghiệp hóa là con đường cơ bản để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

Khả năng cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh tổng hợpcủa nền kinh tế bao gồm các hoạt động kinh tế vĩ mô và vi mô: từ chính sáchcủa Chính phủ đến trình độ quản lý của các doanh nghiệp; từ cơ sở hạ tầngcủa nền kinh tế đến khả năng huy động các yếu tố nguồn lực Rõ ràng chỉ cócông nghiệp hóa mới có thể thúc đẩy sự phát triển tổng lực của nền kinh tế.Thông thường khả năng cạnh tranh được thể hiện rõ nhất ở yếu tố giá cả,nhưng ngày nay điều đó chưa đủ Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển,

tự động hóa và công nghệ mới đã làm tăng năng suất lao động và giảm cácyếu tố chi phí trực tiếp trong giá trị sản xuất Những chỉ tiêu như chất lượngsản phẩm, đổi mới sản phẩm đã được tạo ra nhờ yếu tố công nghệ Do đó

Trang 34

năng lực cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào đổi mới công nghệ, khả năng ápdụng công nghệ mới vào sản xuất.

1.1.4 Mối quan hệ giữa đô thị hóa và công nghiệp hóa

1.1.4.1 Tác động của đô thị hóa tới công nghiệp hóa

Đô thị hóa là biểu hiện tổng hợp các yếu tố của sự phát triển với sựnhận thức cao của con người Đô thị hóa có khả năng tạo sự thay đổi sâu sắc

về mọi mặt như: quy mô dân số, cơ cấu lao động, cấu trúc hình thái quần cư,phân bố dân cư, cấu trúc không gian môi trường đô thị Đô thị hóa càng đượcđẩy mạnh có tác dụng thúc đẩy công nghiệp hóa càng nhanh

Đô thị hóa với việc tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao là điềukiện cần để tập trung sản xuất công nghiệp, là cơ sở để áp dụng hiệu quả cácbiện pháp khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, góp phần giải phóng laođộng trong khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và sang các ngành phinông nghiệp khác

Đô thị hóa cũng làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên, đặcbiệt là tài nguyên đất Trong điều kiện ngày nay, khi các nguồn tài nguyênthiên nhiên ngày càng trở nên hiếm hoi và cạn kiệt thì các đô thị đều phải tínhđến các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tất cả các nguồn tài nguyên

Hơn nữa, đô thị hóa có khả năng thúc đẩy và mở rộng thị trường, tạođiều kiện quay vòng vốn nhanh cho sản xuất công nghiệp nói riêng và cácngành sản xuất khác nói chung Điều này xuất phát từ đặc trưng của đô thị, lànơi có khả năng cung cấp cho thị trường một nguồn lao động chất lượng cao,quy mô lớn, thu nhập của dân cư cao tạo nên cầu lớn về hàng hóa, đặc biệt làhàng tiêu dùng

Trang 35

Đô thị hóa với sự tập trung và đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ

sở vật chất kĩ thuật sẽ tác động tới chất lượng công nghiệp hóa Việc thúc đẩyxây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng là điều kiện để thu hút vốn đầu

tư, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển công nghiệp Khi công nghiệp pháttriển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của lãnh thổ sẽ diễn ra mạnh hơn, theohướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Một trong những biểu hiện dễ thấy của quá trình đô thị hóa là sự gia tăng

số dân và sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân cư Một khi làn sóng

đô thị hóa diễn ra ở nông thôn sẽ làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn: sựgia tăng số người lao động phi nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa diễn ra mạnh hơn, nhanh hơn… Đó là những điều kiệncăn bản để công nghiệp hóa nông thôn, biến nông thôn dần trở thành đô thị

Khi đô thị hóa phát triển nhanh hơn công nghiệp hóa mà không phùhợp với công nghiệp hóa sẽ dẫn đến tình trạng đô thị hóa quá tải Khi đó, cácmặt trái của đô thị hóa không được giải quyết triệt để, làm nảy sinh nhiều vấn

đề kinh tế, xã hội và môi trường Nếu đô thị hóa diễn ra theo chiều sâu, phùhợp với công nghiệp hóa sẽ tạo điều kiện cho công nghiệp hóa đi đúng hướng,tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội Khi đó, xã hội chuyểnsang giai đoạn hậu công nghiệp

1.1.4.2 Tác động của công nghiệp hóa tới đô thị hóa

Nếu như các đô thị cổ xưa được hình thành dựa trên những thành lũyquân sự thì ngày nay, hầu hết các đô thị được hình thành dựa trên cơ sởcông nghiệp Không phải ngẫu nhiên mà công nghiệp và đô thị lại có mốiquan hệ tương hỗ đó

Sự phát triển công nghiệp là cơ sở quan trọng nhất để hình thành vàphát triển đô thị Quá trình công nghiệp hóa càng được đẩy mạnh, lực lượngsản xuất ngày càng được phát triển, quy mô của nền kinh tế ngày càng tăng

Trang 36

lên làm tăng quá trình tập trung hóa dân cư cùng với các hoạt động kinh tế

xã hội, đặc biệt là gia tăng các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnhvực phi nông nghiệp Đó là cơ sở đẩy mạnh quá trình hình thành và pháttriển hệ thống đô thị

Công nghiệp hóa là cơ sở để hoàn thiện cơ cấu các ngành kinh tế đô thị.Chính sự phát triển công nghiệp góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn tàinguyên Đây là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế

đô thị Hơn thế nữa, khi công nghiệp hóa được đẩy mạnh cùng với sự pháttriển mạnh mẽ của công nghiệp và các ngành dịch vụ sẽ góp phần chuyểndịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Điều này sẽ có tác động trởlại tới đô thị hóa cả về mặt số lượng và chất lượng Về mặt số lượng, nó tạonên sức hút lớn đối với dân cư và nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động

có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao Về mặt chất lượng, chính sự phát triểncủa công nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi toàn diện

bộ mặt đô thị, nâng cao tiêu chuẩn sống của dân cư

Thực tế chứng minh rằng, những nước phát triển đều là những nướcxuất hiện công nghiệp hóa sớm Đô thị hóa ở những nước này đã đạt đến trình

độ cao, chủ yếu phát triển theo chiều sâu Sự gia tăng của các dấu hiệu địnhlượng như sự gia tăng dân số, mật độ dân số, việc hình thành các thành phốtriệu dân… chững lại, thậm chí sụt giảm (do phi tập trung hóa đô thị, quátrình ngoại ô hóa, hình thành các đô thị vệ tinh) Thay vào đó, các dấu hiệuđịnh tính được chú ý đề cao như chất lượng, tiêu chuẩn sống được nâng cao,

sự đa dạng và phong phú các kiểu mẫu văn hóa và nhu cầu [18] Đô thị hóa có

xu hướng đảo chiều Trái lại, trong các nước thuộc thế giới thứ 3, quá trình đôthị hóa vẫn diễn ra theo chiều rộng, đôi khi đi trước và không phù hợp vớicông nghiệp hóa, đô thị hóa quá tải

Trang 37

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Đặc điểm đô thị hóa của các nhóm nước và các khu vực trên thế giới

1.2.1.1.Đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.

Các nước phát triển có đặc điểm đô thị hóa sau:

- Tỉ lệ đô thị hóa cao, thường trên 80% nhưng tổng dân số đô thị ngàycàng ít hơn các nước đang phát triển Vào năm 1970, hơn một nửa dân số đôthị thế giới thuộc về các nước phát triển thì vào năm 2005, tỉ lệ này là mộtphần năm

- Trình độ đô thị hóa cao nhất là ở các nước Bắc Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ,Nhật Bản, Australia và New Zealand có ¾ dân số sống trong các đô thị Sau

đó đến các nước Đông Âu, Nam Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ có 2/3 dân

số sống ở đô thị (năm 2005)

- Số lượng các đô thị nhiều, hầu hết là các đô thị trung bình nhưng tậptrung thành các dải đô thị, ranh giới các đô thị liền kề gần như bị xóa nhòa

- Tỉ lệ tăng dân số đô thị thấp Giai đoạn 2005 – 2010, tỉ lệ tăng dân số

đô thị của nhóm nước phát triển là 0,68%

- Sự phát triển đô thị gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, quy hoạch

đô thị được thiết kế đồng bộ, cơ sở hạ tầng hiện đại, kinh tế đô thị phát triểnnhanh

1.2.1.2.Đặc điểm đô thị hóa ở các nước đang phát triển.

Ở các nước đang phát triển quá trình đô thị hóa có những đặc điểm sau:

- Tốc độ tăng trưởng của dân số đô thị có tính chất bùng nổ Đô thị hóadiễn ra với tốc độ nhanh hơn tốc độ công nghiệp hóa Đô thị hóa đặt ra nhiềuvấn đề trầm trọng như phát triển bền vững

- Dân cư ngày càng tập trung vào các thành phố triệu dân Đây là xuhướng diễn ra mạnh ở các nước đang phát triển

Trang 38

- Các thành phố vừa và nhỏ kém phát triển dân cư chủ yếu tập trungvào một số thành phố lớn nhất Hiện tượng đô thị hóa quá mức đã hình thànhvùng cực phát triển, thường là thủ đô hay thành phố lớn Điều này rất phổbiến ở các nước đang phát triển và được gọi bằng cái tên là “bệnh đầu to”.

- Bùng nổ dân số đô thị và mất cân đối trong phát triển giữa thành thị

và nông thôn, khiến cho quá trình đô thị hóa không kiểm soát được

1.2.2 Đô thị hóa trên thế giới

Đô thị hóa trên thế giới bắt đầu phát triển mạnh từ đầu thế kỉ thứ 19 đếnnay Xu hướng chung của quá trình này là sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ dânthành thị trên thế giới và giảm tỉ lệ dân nông thôn Năm 1800, có khoảng3,2% dân số thế giới sống trong các thành phố Xét về bản chất, các thành phốnày xuất hiện do lịch sử tự nhiên của các thành phố dựa trên sự tích lũy cácsản phẩm dư thừa làm xuất hiện các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp Trênthực tế, trong khoảng 2000 năm trước cách mạng công nghiệp, tỉ lệ dân đô thịtăng rất chậm chạp, hơn nữa sự xuất hiện các thành phố do nhiều nguyênnhân khác nhau: quân sự, tôn giáo… không phải tất cả đều hình thành do sựphát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế phi nông nghiệp Đến năm

2010, tỉ lệ dân thành thị của thế giới đạt 50%, một nửa dân số thế giới tậptrung trong các thành phố Theo dự đoán của Liên hợp quốc, con số này đạthơn 60% năm 2025

Bảng 1.1 Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn qua các thời kì (%)

Xét về quy mô, cho đến trước thế kỉ XXI, dân số thành thị và dân nôngthôn đều có xu hướng tăng Dân thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn nhiều so

Trang 39

với dân số nông thôn Nhưng sang thế kỉ XXI, dân số nông thôn sẽ giảm liêntục cả về quy mô và tỉ lệ so với tổng dân số thế giới.

Lãnh thổ xảy ra hiện tượng đô thị hóa mạnh mẽ nhất có sự thay đổi Đôthị hóa diễn ra chóng mặt với sự bùng nổ các đô thị tại Châu Âu và Châu Mĩtrong suốt nửa đầu thế kỉ XIX và nửa đầu thế XX Nửa sau thế kỉ XX, thế giớimột lần nữa lại chứng kiến sự bùng nổ các đô thị quy mô dân số lớn tại cácnước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh, trong khi đó đô thịhóa ở các nước phát triển diễn ra với tốc độ chậm Tỉ lệ thị dân ở các nướcphát triển năm 2010 là 75%, các nước đang phát triển là 44%

Bảng 1.2 Tốc độ gia tăng dân thành thị trung bình trong các thời kì trên

thế giới (%)

1955

1950-1975

1970-1995

1990-2010

2005-2030

Các nước kém phát triển nhất 5,75 4,84 4,34 3,97 3,4

Nguồn: World Urbanization Prospects: The 2009 Revision

Trên thế giới xuất hiện các siêu đô thị với quy mô trên 10 triệu dân vàphần lớn các siêu đô thị này tập trung ở các nước đang phát triển như: MexicoCity, Sao Paolo, Bombay… Một số thành phố nổi lên có sức ảnh hưởng lớnđến nền kinh tế thế giới đóng vai trò như các thành phố toàn cầu, nhất là tronglĩnh vực dịch vụ: NewYork, London, Tokyo

Như vậy, các thành phố chiếm chưa đến 1% diện tich nhưng chiếm50% dân số thế giới, nhiều đô thị có xu thế tăng trưởng nhanh Các thành phố

và đô thị trên thế giới tạo ra hơn 70% GDP toàn cầu nhưng sử dụng nănglượng và chiếm 75% lượng khí thải

1.2.3 Quá trình phát triển đô thị hóa ở Việt Nam

Trang 40

Hệ thống đô thị của Việt Nam được hình thành và phát triển trải quatừng thời kỳ nhất định Trải qua mỗi giai đoạn khác nhau hệ thống các đô thịmang những đặc điểm khác nhau.

Những năm đô hộ của phong kiến phương Bắc là thời kỳ hình thànhcác đô thị Việt Nam, các thế lực phương Bắc đã tập trung lực lượng kinh tế vàquân sự dưới các hình thức sở (cấp tỉnh), lỵ (cấp huyện) Hoạt động thủ côngnghiệp phát triển với những cảng sông để thiết lập các trạm dịch, các đầu mốigiao lưu kinh tế như Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), Long Biên, Đại La(Hà Nội), Lạch Trường (Thanh Hóa) Cùng với các cảng sông là các đồn trúcủa quân đội, và các thương gia Hoạt động buôn bán phát triển như cảng Hội

An (Quảng Nam), Phố Hiến (Hưng Yên) đã làm cho hình thức cư trú đô thịxuất hiện một cách nhanh chóng Các đô thị như Huế, Đại La, và Thăng Longhình thành vào thời kỳ này

Khi nước Đại Việt giành được tự chủ, trung tâm kinh tế, chính trị, quân

sự của các triều đại phong kiến Đinh, Lý, Trần đã trải qua nhiều lần di chuyển

do sự thay đổi của các triều đại Các đô thị thương mại kiểu trạm dịch, cảngsông vẫn tiếp tục hình thành và phát triển cùng với sự hình thành các đồn biênphòng để bảo vệ nền tự chủ của dân tộc Tiêu biểu cho các đô thị này là các

đô thị Vĩnh Bình (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh) thế kỷ XI - XIV; cảngthị như Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam) vươn lên hoạt độngnhộn nhịp phồn vinh với những đòi hỏi giao lưu, buôn bán ngày càng đông.Đến thế kỷ XVII các đô thị Việt Nam trong thời kỳ này là dựa vào các trungtâm hành chính, chính trị kết hợp với các đồn trú để tạo nên thành trì bảo vệquyền lợi của các thế lực phong kiến Ở thời kỳ này là sự xuất hiện của các đôthị - cảng mới như Hải Phòng và Đà Nẵng với sức trẻ đang trỗi dậy mạnh, và

sự tiếp tục phát triển của các đô thị cổ có từ trước như Thăng Long, NamĐịnh, Quy Nhơn, Sài Gòn - Gia Định, Hà Tiên Đặc biệt là sự phát triển

Ngày đăng: 25/04/2014, 02:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Xây dựng (2009), Hội nghị đô thị toàn quốc 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị đô thị toàn quốc 2009
Tác giả: Bộ Xây dựng
Năm: 2009
2. Bộ Xây dựng (2002), Phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị
Tác giả: Bộ Xây dựng
Nhà XB: Nxb Xâydựng
Năm: 2002
3. A. Coulthart, H. Sharpe, Nguyễn Quang (2006), Chiến lược phát triển đô thị: Đối mặt với những thách thức về đô thị hoá nhanh chóng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Ngân hàng thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển đôthị: Đối mặt với những thách thức về đô thị hoá nhanh chóng và chuyểnđổi sang nền kinh tế thị trường
Tác giả: A. Coulthart, H. Sharpe, Nguyễn Quang
Năm: 2006
4. Vũ Thị Chuyên (2009), Phân tích quá trình đô thị hóa ở Hải Phòng thời kì 1985 - 2007, Luận án Tiến sĩ địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích quá trình đô thị hóa ở Hải Phòng thời kì1985 - 2007
Tác giả: Vũ Thị Chuyên
Năm: 2009
5. Phạm Ngọc Côn (1999), Kinh tế học đô thị, Nxb Khoa học và xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học đô thị
Tác giả: Phạm Ngọc Côn
Nhà XB: Nxb Khoa học và xây dựng HàNội
Năm: 1999
6. Đỗ Đức Định (1999), Một số vấn đề về chiến lược công nghiệp hoá và lý thuyết phát triển, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về chiến lược công nghiệp hoá và lýthuyết phát triển
Tác giả: Đỗ Đức Định
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1999
8. Đỗ Thị Minh Đức (1992), Phân tích dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thông thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, Luận án phó Tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội sựchuyển hóa nông thông thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
Tác giả: Đỗ Thị Minh Đức
Năm: 1992
9. Đỗ Thị Minh Đức (2005), “Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triển vùng”, Tạp chí khoa học, số 2, Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.67- 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đềphát triển vùng”, "Tạp chí khoa học
Tác giả: Đỗ Thị Minh Đức
Năm: 2005
10. Đỗ Thị Minh Đức (2006), Đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh của thế giới đô thị hóa, Đại học Sư phạm Hà Nội, Tạp chí khoa học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh của thếgiới đô thị hóa
Tác giả: Đỗ Thị Minh Đức
Năm: 2006
11. Mạc Đường (2002), Dân tộc học - Đô thị và vấn đề đô thị hóa, Nxb trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc học - Đô thị và vấn đề đô thị hóa
Tác giả: Mạc Đường
Nhà XB: Nxb trẻ
Năm: 2002
12. Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2009), Sự phát triển và phân bố đô thị ở Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển và phân bố đô thị ở VĩnhPhúc
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hằng
Năm: 2009
13. Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị hóa và chính sách pháttriển đô thị trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 1998
14.Từ Quang Hiển, Werner Doppler, Trần Thị Việt Trung, Trần Chí Thiện, Đỗ Anh Tài (2007), Kỷ yếu hội thảo: Đô thị hóa, phát triển nông thôn và những tác động đến môi trường khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo: Đô thị hóa, phát triển nông thôn vànhững tác động đến môi trường khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Từ Quang Hiển, Werner Doppler, Trần Thị Việt Trung, Trần Chí Thiện, Đỗ Anh Tài
Nhà XB: NxbNông nghiệp
Năm: 2007
15. Phạm Khiêu Ích, Phạm Đình Phan (1994), Công nghiệp hoá và hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực: Nghiên cứu và thông tin về các xu hướng phát triển của thế giới hiện nay, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hoá và hiện đạihóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực: Nghiên cứu và thông tin về cácxu hướng phát triển của thế giới hiện nay
Tác giả: Phạm Khiêu Ích, Phạm Đình Phan
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1994
16. Tống Quang Khải (1993), Quy hoạch đô thị, Nxb thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch đô thị
Tác giả: Tống Quang Khải
Nhà XB: Nxb thế giới
Năm: 1993
17. Hoàng Phúc Lâm (2002), Tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội đến sự phát triển đô thị ở thị xã Lạng Sơn. Luận án Tiến sĩ Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của những biến đổi kinh tế - xã hộiđến sự phát triển đô thị ở thị xã Lạng Sơn
Tác giả: Hoàng Phúc Lâm
Năm: 2002
18. Trịnh Duy Luân (2004), Xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học đô thị
Tác giả: Trịnh Duy Luân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
19. Nguyễn Thế Nghĩa, Tôn Nữ Quỳnh Trân (2002), Phát triển đô thị bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển đô thị bềnvững
Tác giả: Nguyễn Thế Nghĩa, Tôn Nữ Quỳnh Trân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
21. Phạm Văn Nhật (2003), Quá trình đô thị hoá và ảnh hưởng của nó tới môi trường nước và không khí ở thành phố Việt Trì, Luận án Tiến sĩ Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình đô thị hoá và ảnh hưởng của nó tới môitrường nước và không khí ở thành phố Việt Trì
Tác giả: Phạm Văn Nhật
Năm: 2003
22. Đàm Trung Phường (2005), Đô thị Việt Nam, Nxb xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị Việt Nam
Tác giả: Đàm Trung Phường
Nhà XB: Nxb xây dựng
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các giai đoạn đô thị hóa [8,29] - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Hình 1.1. Các giai đoạn đô thị hóa [8,29] (Trang 21)
Hình 1.2. Mô hình làn sóng điện - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Hình 1.2. Mô hình làn sóng điện (Trang 24)
Bảng 3.1. Tỉ lệ dân số đô thị của vùng so với cả nước giai đoạn 1995 - -2008 (%) - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 3.1. Tỉ lệ dân số đô thị của vùng so với cả nước giai đoạn 1995 - -2008 (%) (Trang 62)
Hình 3.1. Tỉ lệ dân  thành thị của một số nước Đông Nam Á năm 2009. - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Hình 3.1. Tỉ lệ dân thành thị của một số nước Đông Nam Á năm 2009 (Trang 63)
Bảng 3.3. Phân bố đô thị theo các vùng lãnh thổ của Việt Nam năm 2008. - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 3.3. Phân bố đô thị theo các vùng lãnh thổ của Việt Nam năm 2008 (Trang 65)
Bảng 3.6. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, giai đoạn 2005 - 2009 - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 3.6. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, giai đoạn 2005 - 2009 (Trang 67)
Hình 3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam thời kỳ 2000 - 2009 - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Hình 3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam thời kỳ 2000 - 2009 (Trang 68)
Bảng 3.9. Cơ cấu ngành kinh tế năm 2007 của một số địa phương - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 3.9. Cơ cấu ngành kinh tế năm 2007 của một số địa phương (Trang 70)
Hình 3.4. Quy mô công nghiệp (theo giá so sánh 1994) và chỉ số phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 (năm trước=100%). - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Hình 3.4. Quy mô công nghiệp (theo giá so sánh 1994) và chỉ số phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 (năm trước=100%) (Trang 71)
Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng cùa các nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2000-2008 (năm 2000 = 100%) - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Hình 3.5 Tốc độ tăng trưởng cùa các nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2000-2008 (năm 2000 = 100%) (Trang 72)
Bảng 3.10. GDP công nghiệp và tỉ lệ đô thị hóa ở một số quốc gia năm 2008. - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 3.10. GDP công nghiệp và tỉ lệ đô thị hóa ở một số quốc gia năm 2008 (Trang 77)
Hình 3.6. Mối quan hệ giữa tỉ trọng đóng góp của công nghiệp trong tổng GDP và tỉ lệ đô thị hóa các vùng năm 2008. - ĐÔ THỊ HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH  CÔNG NGHIỆP HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Hình 3.6. Mối quan hệ giữa tỉ trọng đóng góp của công nghiệp trong tổng GDP và tỉ lệ đô thị hóa các vùng năm 2008 (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w