Sự giao thoa văn hoá tộc người

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 87)

7. Cấu trúc đề tài

3.3.4.Sự giao thoa văn hoá tộc người

Trong quá trình cư trú trên cùng địa bàn, những tiếp xúc, ảnh hưởng của các nhóm dân cư cũng chi phối ít nhiều đến trang phục của các dân tộc tuỳ thuộc vào thời gian tiếp xúc văn hoá diễn ra nhiều hay ít, sức hấp dẫn văn hoá lớn hay nhỏ, địa vị xã hội của các nhóm cộng đồng có tương xứng hay chênh lệch và cơ cấu cư dân có mang tính trội hay không. Đó là những điều kiện liên quan ảnh hưởng đến cách thức ăn vận của các cư dân trong vùng. Ở đây có sự xuất hiện sự vay mượn văn hoá của tộc người khác, trong đó có sự tiếp nhận các loại hình trang phục với các biểu tượng hoa văn trên trang phục.

Với ưu thế về địa lý và giao thông đi lại thuận tiện như hiện nay, huyện A Lưới là nơi hội tụ của nhiều luồng dân cư. Do đó, bức tranh văn hoá của huyện rất sinh động và đa dạng. Trên địa bàn huyện hiện nay có sự sinh sống của 3 tộc người thiểu số với 5 nhóm địa phương: Tà-ôi - Pakô - Pahy, Vân

Kiều, Cơ Tu và dân tộc Kinh. Mỗi tộc người một sắc thái riêng song quá trình cùng sát cánh chống chọi với thiên nhiên, với kẻ thù và thú dữ, chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trao đổi buôn bán… đã khiến các tộc người xích lại gần nhau hơn. Sự giao lưu, tiếp biến văn hoá là quy luật không thể tránh khỏi. Trên tấm vải Zèng của người Tà-ôi hiện nay, không khó để nhận ra có những biểu tượng hoa văn của các tộc người khác. Lý giải cho điều này chính là việc nhìn nhận có sự giao thoa văn hoá giữa các dân tộc cận cư, xen cư. Tuy nhiên, theo bà Mai Thị Hợp (tổ hợp dệt thị trấn A Lưới) thì việc xuất hiện các hoa văn của dân tộc khác như Cơ Tu, Bru - Vân Kiều… trên vải Zèng còn xuất phát từ nguyên nhân họ làm theo đơn đặt hàng của các dân tộc đó. Nhiều người từ huyện Hiên (Quảng Nam) hay các huyện Dakrong (Quảng Trị)… cũng tìm đến các tổ hợp Zèng của người Tà-ôi để đặt dệt theo những mẫu sẵn có.

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 87)