Giá trị các biểu tượng hoa văn trên sản phẩm Zèng

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 69)

7. Cấu trúc đề tài

3.1. Giá trị các biểu tượng hoa văn trên sản phẩm Zèng

Biểu tượng hoa văn trên trang phục truyền thống của các tộc người nói chung và người Tà-ôi nói riêng đều đóng vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc. Đó là những công trình nghệ thuật được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ. Từ lâu, vốn hoa văn được xem có giá trị hàng đầu trong cuộc sống của cộng đồng các tộc người này.

Những biểu tượng hoa văn ấy có tính đặc thù, gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của các tộc người và mang nhiều giá trị tiêu biểu như: giá trị lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật và giá trị kinh tế - xã hội.

3.1.1.Giá trị lịch sử

Biểu tượng hoa văn trên trang phục được xem là thứ ngôn ngữ phản ánh thời đại mà chúng ra đời, tồn tại và phát triển. Ban đầu. trên bộ trang phục Tà-ôi, các biểu tượng hoa văn thực vật chiếm số lượng nhiều hơn cả, như các họa tiết cây đoác, lá đoác, hoa rừng, nấm rừng… Trong khi đó, hoa văn động vật chỉ xuất hiện thi thoảng. Lý giải cho điều này chính là hoạt động kinh tế hái lượm chiếm ưu thế ở thời kỳ đầu.

Khi loại hình kinh tế săn bắn phát triển mạnh, các biểu tượng hoa văn thực vật dần lùi xuống để nhường chỗ cho các hoa văn động vật. Hiện tượng này cũng không phải là ngẫu nhiên, bởi lẽ một khi loại hình kinh tế hái lượm mất ưu thế vì không thể đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của con người thì đến lúc đồng bào phải đẩy mạnh các loại hình kinh tế khác, trong đó có săn bắt. Và, họ bắt đầu vươn ra khỏi cái không gian nhỏ hẹp ban đầu. Bà con không những tiến sâu vào rừng để săn bắt mà còn nuôi dưỡng con vật ngay trong buôn làng mình, tạo nên sự gắn bó chúng với chủ nhân. Hoa văn những con vật như như nhện, chim, cá, gà, bướm… được hiện diện trên trang phục Tà-ôi. Rõ ràng, sự thắng thế của mô típ hoa văn động vật gắn liền với việc đẩy mạnh loại hình kinh tế săn bắt và mở rộng địa bàn sinh sống của con người.

Có thể thấy rằng hoa văn trên trang phục truyền thống của các dân tộc luôn cung cấp cho người đối diện nhiều thông tin quý giá về bối cảnh xã hội đương thời. Hoa văn hình máy bay phản ánh hai cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ của dân tộc mà người Tà-ôi góp phần không nhỏ… Hiện nay, bức tranh xã hội hiện đại cũng được hút vào bộ trang phục với các hoa văn cây cảnh, xe máy, trái tim…. Có thể nói, họa tiết hoa văn phần nào phản ánh hơi thở thời đại.

Không chỉ các họa tiết phản ánh lịch sử mà chính nguyên liệu tạo hoa văn cũng giúp ta phần nào thấy được lịch sử phát triển của nghề dệt Zèng.

Ban đầu, người Tà-ôi sử dụng sợi chế biến từ cây bông làm nguyên liệu tạo hoa văn. Sợi được làm ra bằng quy trình thủ công phức tạp này rất thô nên các hoa văn không thực sự đẹp mắt. Rõ ràng, ta có thể thấy điều kiện thấp kém về kinh tế và khoa học kỹ thuật của đồng bào lúc này, ngay cả việc tạo hoa văn trang trí trên nền vải cũng là một vấn đề không đơn giản. Khi đời sống con người còn bấp bênh, chủ yếu dựa vào nương rẫy thì nhu cầu làm đẹp, trình độ thẩm mỹ chưa phải là vấn đề quan tâm hàng đầu. Đến khi có ánh sáng của Đảng, nhất là sau ngày đất nước thống nhất, hàng loạt chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi lại mang lại sức sống mới cho cư dân nơi đây. Đồng bào đã có nguồn nguyên liệu tạo hoa văn mới, đó là sợi chỉ được làm ra theo công nghệ dệt kim mềm mại, nhẵn bóng, nhiều màu sắc. Đồng bào Tà-ôi không còn sử dụng hạt chì tự làm mà mua các hạt nhựa, cườm bán sẵn đa dạng phong phú để tạo nên những hoa văn độc đáo.

Có thể nói rằng sản phẩm Zèng của người Tà-ôi cùng các biểu tượng hoa văn đặc sắc đã phần nào biểu hiện được cả một giai đoạn lịch sử văn hoá của tộc người Tà-ôi.

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w