Biểu tượng hoa văn về các hiện tượng tự nhiên

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 57)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.3.Biểu tượng hoa văn về các hiện tượng tự nhiên

Với cư dân có cuộc sống gắn liền với núi rừng, trồng trọt, nương rẫy thì thiên nhiên và các hiện tượng tự nhiên luôn bao phủ và chi phối toàn bộ cuộc sống của họ. Có thể nói, giữa cái bao la, hùng vĩ của đại ngàn, con người càng cảm nhận sự bé nhỏ của mình và quan niệm vạn vật xung quanh đều có sự hiện hữu của thần linh đã tạo ra một thế giới huyền bí, chi phối toàn bộ nhận thức và hành động của con người. Người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng không ngoại lệ, họ biết dựa vào thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên mà làm ăn sinh sống. Đồng bào quan niệm, mọi sự thay đổi của

trăng, sao đều báo hiệu cho sự thay đổi của đất trời trong thời gian tới. Do đó hình ảnh trăng sao cũng là đề tài được dệt nên trên thảm vải.

Trong cuộc sống cộng đồng, người Tà-ôi khát khao có sự giao hòa giữa Trời - Đất và con người cho nên mới có tục đâm trâu, lễ cầu mùa, tục cúng các vị thần… Người Tà-ôi quan niệm thế giới vũ trụ thần bí là nguồn nuôi sống con người và còn là nơi ngự trị của các đấng thần linh, ma quỷ. Vì thế những họa tiết hoa văn trang trí xuất hiện trên trang phục vải Zèng luôn có những hình về vũ trụ như ngôi sao Bắc Đẩu, ngôi sao Rua và các vì sao còn lại trên trời nói chung.

* Biểu tượng hoa văn ngôi sao (Meenh cha chung / Aminh chachung, Pa puốc)

Trên Zèng của người Tà-ôi có ba loại hoa văn biểu thị ngôi sao trên bầu trời, một loại có hình ngôi sao bốn cánh, một loại có dạng bốn hình thoi xếp kề nhau thành hình vuông, và loại còn lại có dạng bốn hình thoi xếp kề nhau trên một đường thẳng. Người Tà-ôi gọi tên những biểu tượng hoa văn này là

Meenh cha chung hay Aminh chachung. Ngoài ra, còn có hoa văn Pa puốc

tượng trưng cho ngôi sao Rua, hoa văn này có hình dạng hai hình vuông lồng nhau, có hai đường thẳng nối liền hai góc chéo nhau. Vậy những biểu tượng này có ý nghĩa như thế nào trong đời sống người Tà-ôi?

Trong cuốn “Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới”, các tác giả cho rằng

“Đối với ngôi sao, người ta thường chú ý nhất là tính cách soi sáng, là nguồn ánh sáng.” [25;794] Với người Tà-ôi cũng vậy, hoa văn ngôi sao tượng trưng

cho nguồn sáng. Sao là biểu tượng của tinh thần và đặc biệt là biểu tượng của xung đột giữa ánh sáng và bóng tối. Những ngôi sao là những ngọn đèn chiếu rọi vào bóng đêm của vô thức.

Biểu tượng hoa văn ngôi sao còn mang ý nghĩa chung là thiên thần, biểu thị mối quan hệ giữa hai thế giới người sống và người chết.

Đối với người Tà-ôi, vũ trụ bao la, Trời cha Đất mẹ là nguồn sản sinh, chăm bẵm con người nên họ rất tôn sùng các biểu tượng như Meenh cha

chung hay Pa puốc. Các biểu tượng này thường được đặt vị trí trước ngực,

sau lưng và ngang rốn thể hiện sự tôn thờ.

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 57)