Lý thuyết về biểu tượng văn hoá

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 38)

7. Cấu trúc đề tài

2.1.1. Lý thuyết về biểu tượng văn hoá

* Biểu tượng

Biểu tượng là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Trong phần mở đầu cuốn “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, tác giả Jean Chevalier có viết: “Thời đại không có biểu tượng là thời đại chết, xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết. Một nền văn minh không còn có biểu tượng thì sẽ chết, nó chỉ còn thuộc về lịch sử”. [25;13] Tầm quan trọng và ý nghĩa

của biểu tượng trong đời sống con người rất lớn, biểu tượng xuất hiện khắp mọi nơi trong cuộc sống con người. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề này và đưa ra nhiều định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trước hết, chúng ta cần hiểu nghĩa gốc của từ “biểu tượng” trong tiếng Hy Lạp (symbolum) là “dấu hiệu nhận nhau”. Trong tiếng Hán thì “biểu” có nghĩa là dấu hiệu, sự bày ra, sự tỏ rõ, “tượng” có nghĩa là tình trạng, hình tượng. Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trong một dấu hiệu nào đó trừu tượng. Theo Chu Hy, nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng đời Tống (1131 - 1200) trong "Dịch thuyết cương lĩnh" khi bàn về biểu tượng đã viết: "Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia".

Nhà tâm phân học C. G. Jung định nghĩa về biểu tượng như sau: "Cái

mà chúng ta gọi là biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh, ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng những ý nghĩa khác, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của nó". [25;29]

Theo từ điển Tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên thì “Biểu

cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt".[35;83]

Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng "Biểu tượng là hình ảnh các vật

thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai."

Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về biểu tượng dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, không khó để tìm ra điểm chung cơ bản giữa các khái niệm ấy. Nói một cách khái quát thì biểu tượng được sáng tạo nhờ vào năng lực tượng trưng hoá của con người, theo phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám phá ra một giá trị trừu tượng nào đó. Đúng như Tzvetan Todorov đã nhận định, trong biểu tượng “chỉ một

cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra nhiều cái được biểu đạt; hoặc giản đơn hơn… cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt”. [25;XXVII]

* Biểu tượng văn hoá

Levis Strauss cho rằng “Mọi nền văn hoá đều có thể xem như một tập

hợp các hệ thống biểu tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngôn ngữ, các nguyên tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo.”

[25;XXIII]. L.White thì nêu quan điểm “Văn hoá là cơ chế của các hiện

tượng, vật thể, hành động, tư tưởng, cảm xúc. Cơ chế này được tạo ra nhờ việc sử dụng các biểu tượng, hoặc phụ thuộc vào các biểu tượng đó.” [25; 36]. Và theo Photode: “Văn hoá là dòng thác tư tưởng, xuyên từ cá nhân này

sang cá nhân khác thông qua các hoạt động biểu tượng.”[25;XXII-XXIII]

Qua những quan điểm của các nhà nghiên cứu nói trên, có thể thấy rằng biểu tượng chính là thành tố quan trọng của văn hoá. Văn hoá là một khái niệm mang nội hàm rất rộng, có rất nhiều định nghĩa và cách nhìn nhận khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất ở chỗ: Văn hoá là tổng thể các giá trị

vật chất và tinh thần do con người tác động đến tự nhiên - xã hội và bản thân trong quá trình lịch sử lâu dài. Các giá trị ấy được biểu hiện qua các biểu tượng. Theo tác giả Trần Lê Bảo thì “Biểu tượng văn hoá là vô số những hình tượng vô hình hoặc hữu hình làm môi giới, hoặc là ngôn ngữ trung gian nhằm giúp con người nhận biết một nội dung văn hoá nào đó. [2;27]. Biểu

tượng văn hoá tích tụ và thể hiện diện mạo, bản sắc của cộng đồng. Biểu tượng văn hóa bao giờ cũng cảm nhận được bằng trực quan, nhưng nó lại phản ánh khái quát ở tầm cao, chiều sâu và phạm vi rất lớn hiện thực cuộc sống. Qua biểu tượng văn hóa cho thấy toàn bộ giá trị, đặc trưng của một nền văn hóa dân tộc, của một cộng đồng, của một tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w