7. Cấu trúc đề tài
3.4.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy hệ biểu tượng hoa văn trên sản phẩm Zèng
Để có được hệ thống các biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi hôm nay là cả một quá trình được chắt lọc và hoàn thiện qua tư duy, thẩm mỹ, tập quán và tín ngưỡng của nhiều thế hệ dân tộc Tà-ôi. Các biểu tượng hoa văn trang trí chính là linh hồn trên sản phẩm Zèng. Đứng trước nguy cơ những giá trị hoa văn truyền thống dần bị mai một, để giữ gìn vốn văn hoá quý báu đó, đồng thời phát huy tính thời đại của các biểu tượng hoa văn trên Zèng cần có các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần tập hợp các nghệ nhân có tuổi đời và tay nghề cao để
phục nguyên hệ thống mô típ trang trí truyền thống của cộng đồng tộc người, thực hiện những ghi chép về ý nghĩa của chúng. Đấy chính là thế giới nhân sinh vốn có của người Tà-ôi, mà không ít du khách luôn nóng lòng tìm hiểu khi nhìn thấy trên Zèng. Những ghi chép về ý nghĩa các biểu tượng hoa văn trang trí sẽ là tư liệu cần thiết để giảng giải, thuyết minh cho du khách. Sau khi sưu tầm, ghi chép đầy đủ những mô típ hoa văn đó có thể in thành tập san văn hóa phân phối đến các trung tâm xã, nhà sinh hoạt cộng đồng… để phổ biến rộng khắp.
Thứ hai, bên cạnh việc sưu tầm và khôi phục các hoa văn truyền thống
vốn có từ lâu đời đang đối mặt với nguy cơ mai một, trước những tác động của cuộc sống mới thì cần bổ sung những yếu tố mới nhằm bắt nhịp với hơi thở thời đại. Sự dung hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trên nền vải Zèng chính là động thái tích cực giúp sản phẩm có chỗ đứng vững vàng. Kế thừa phong cách trang trí hoa văn truyền thống vào định hướng trang phục hiện đại. Giữ gìn và phát huy vốn hoa văn truyền thống sẽ tạo nên phong cách mới trong trang trí hoa văn, phù hợp với điều kiện sống hiện tại. Không tiếp thu một chiều, bê nguyên si cái cũ vào trang phục hiện đại hoặc du nhập
phong cách mới không phù hợp với điêu kiện kinh tế, xã hội vùng đồng bào Tà-ôi.
Thứ ba, phổ biến rộng rãi trong người dân những kiến thức về giá trị
các biểu tượng hoa văn trên trang phục để khi mặc sản phẩm đó, họ biết rằng không chỉ đơn thuần là sản phẩm che thân hay làm đẹp mà nó còn mang những giá trị truyền thống sâu sắc. Có thể tổ chức phát động phong trào thi đua dệt giỏi và dệt các hoa văn đẹp. Đó là dịp để tôn vinh những nghệ nhân giỏi, khuyến khích đồng bào càng gắn bó hơn với nghề thủ công truyền thống của cha ông. Bên cạnh đó, giáo dục tính tự hào dân tộc cho bà con, đặc biệt là giới trẻ. Điều này không có nghĩa là bắt buộc mặc trang phục truyền thống một cách cứng nhắc hoặc giữ nguyên những quan niệm cũ … mà phải có nhận thức đúng đắn, trân trọng những gì của ông cha để lại. Một dân tộc thực sự phát triển khi biết duy trì và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống để phục vụ cuộc sống hôm nay.
Thứ tư, phục nguyên các công đoạn tạo ra biểu tượng hoa văn trên sản
phẩm. Một khi du khách nhìn thấy những rẫy bông trải rộng ngút ngàn, những thùng gỗ rừng chứa đầy chất liệu nhuộm vải, hòn đá tách chì làm cườm, xe quay sợi hay đống cườm bằng hạt cây rừng… người ta sẽ thấy được sự giá trị của các biểu tượng hoa văn. Bởi suy cho cùng, những người chấp nhận tiêu tốn thời gian, tiền bạc trong những tour du lịch miền núi, đến với văn hoá người thiểu số, đến với làng nghề dệt Zèng là những người có nhu cầu tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm, còn nếu không, những tấm thổ cẩm bày bán ở quầy hàng lưu niệm đã là quá đủ đối với họ. Có thể đây là một việc làm tiêu tốn nhiều thời gian và công sức tuy nhiên nếu làm được sẽ đem đến nhiều thành công ngoài sức mong đợi cho việc bảo tồn và phát huy các biểu tượng hoa văn trên Zèng.
Thứ năm, cần chuyển đổi hoặc mở rộng mẫu mã sản phẩm Zèng bởi mẫu
mã Zèng A Lưới chưa phong phú, chủ yếu là váy áo phụ nữ, nam giới, khăn trải bàn và sản phẩm dưới dạng tấm lớn, phải dệt trong nhiều ngày, chi phí cao, giá thành đắt nên khó tiêu thụ. Với khách du lịch, việc bỏ ra 1-2 triệu đồng để mua một sản phẩm thủ công mỹ nghệ là rất khó. Hình ảnh của những bức tranh treo tường, xách tay, chiếc ví phụ nữ, mũ, hoặc một chi tiết trang trí nho nhỏ trong nội thất … với giá thành từ khoảng 100 - 500 nghìn phải chăng là cách để phổ cập sản phẩm này đến với du khách và cả người tiêu dùng. Bằng cách đó, đương nhiên những họa tiết hoa văn trang trí sẽ dễ dàng đến với du khách hơn.
Tiểu kết chương 3
Cùng với quá trình vận động và phát triển, biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi đã và đang có những biến đổi sâu sắc. Bên cạnh những biến đổi tích cực như sự đa dạng về màu sắc, phong phú về hình hoạ, mềm mại và linh hoạt về đường nét... thì những biểu tượng hoa văn đang đứng trước không ít nguy cơ và thách thức. Các giá trị văn hoá truyền thống kết tinh trong các biểu tượng hoa văn mà đồng bào Tà-ôi từ ngàn đời nay tích luỹ đang ngày một mất dần.
Việc bảo tồn, phát huy vốn văn hoá đặc sắc này có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững hiện nay, bởi chúng không chỉ đơn thuần là những biểu tượng hoa văn mà còn là những tinh hoa văn hoá tộc người đã được trầm tích vào thời gian, lan toả trong không gian. Các định hướng và giải pháp cụ thể, thiết thực sẽ góp phần bảo lưu những biểu tượng hoa văn trên Zèng. Đó cũng chính là giữ gìn và phát huy bản sắc riêng có cho đồng bào Tà-ôi.
KẾT LUẬN
Đấng tạo hóa sinh ra muôn loài vạn vật vốn đã hoàn thiện để có thể tồn tại trong giới hạn của nó. Nhưng duy chỉ có loài người mới biết làm ra trang phục bổ sung cho những nhu cầu nảy sinh trong xã hội: bảo vệ cơ thể, làm đẹp, phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội… Ngay từ khi xuất hiện, trang phục đã mang tính tộc người rõ rệt và là tín hiệu để phân biệt giữa các tộc người với nhau. Vì lẽ đó mà trang phục luôn tiềm ẩn một sức sống bền vững trong tâm thức cộng đồng, đặc biệt là các hoa văn trên trang phục.
Hoa văn trên trang phục chính là những tín hiệu biểu đạt tâm tư mà người ta dễ cảm nhận, dễ gần gũi và hoà đồng. Khi những tín hiệu đó đã được cả cộng đồng chấp nhận thì trở thành biểu tượng văn hoá của cộng đồng ấy. Hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trở thành những biểu tượng đúng nghĩa, phản ánh nội tâm, phong tục tập quán, phản ánh thế giới quan và nhân sinh quan của đời sống cộng đồng Tà- ôi. Nó vượt lên trên cả sự tượng trưng, sự quy ước, dấu hiệu... nó đồng nhất với thế giới tưởng tượng và dần tách khỏi, vượt lên hiện thực. Hoa văn trên trang phục cổ truyền của người Tà-ôi là mối liên kết thống nhất giữa nội dung của một hành vi, một tư tưởng... với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.
Các biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi qua quá trình tồn tại, phát triển đã tích hợp được nhiều giá trị: giá trị lịch sử, giá trị kinh tế xã hội, giá trị văn hoá nghệ thuật... và nó còn là minh chứng cho sự cảm nhận phong phú, đầy sáng tạo độc đáo của các thiếu phụ Tà-ôi.
Trước sự khắc nghiệt của yếu tố thời gian và quá trình giao lưu tiếp biến theo quy luật, các biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi đang đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng. Tính truyền thống và sắc thái tộc người
đang dần mờ nhạt thông qua việc thể hiện các biểu tượng hoa văn trên sản phẩm Zèng. Việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của người Tà-ôi nói chung, biểu tượng hoa văn trên trang phục của họ nói riêng trước hết phải thuộc về chính tộc người Tà-ôi. Bởi, họ mới chính là những chủ thể thực sự của nền văn hoá do mình tạo ra. Tuy nhiên, để có những định hướng và bước đi đúng đắn, kịp thời cho các biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi, cần có sự phối kết hợp của các cấp chính quyền, lãnh đạo, các ban ngành có liên quan. Trước những đổi thay của cuộc sống hiện đại, việc cải biến để phù hợp với sự đi lên của xã hội là quy luật tất yếu trong tiến trình văn hoá tộc người. Và những cải biến đó vừa thích nghi với điều kiện mới, để phát triển mà vẫn đảm bảo được tính truyền thống thì đó mới thực sự là phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới (1998), Lịch sử Đảng bộ Huyện
A
Lưới, Nxb Thuận Hoá, Huế.
2. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hoá, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Trần Lâm Biền - Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản
văn hoá Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Khoa Bình (1997), Nghề dệt Dèng dân tộc Tà-ôi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Luận văn tốt nghiệp - Khoá XVII, Huế: Đại học Khoa học Huế, Khoa Lịch Sử. Mã số 11/LV17.
5. Từ Chi (1974), “Hoa văn cạp váy, hoa văn hình học, Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật, số 4.
6. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá tộc người, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
7. Từ Chi (2003), “Cạp váy Mường”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 3. 8. Đào Tử Chí (1977), Bài ca chàng Đam San, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 9. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb
ĐHQG, Hà Nội.
10. Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
11. Chu Xuân Diên (2006), Văn hoá dân gian, mấy vấn đề về phương pháp
luận và nghiên cứu thể loại, Nxb KHXH, Hà Nội.
12. Đinh Xuân Dũng (2010), Phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới, Nxb Thời Đại, Hà Nội.
13. Nguyễn Phước Bảo Đàn (2000), “Trang trí A Rắc trên Dzèng của người Tà-ôi”, trong Tập Nghiên cứu Văn hóa Dân gian Thừa Thiên - Huế, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế - Chi hội Văn hóa Dân gian xuất bản.
14. Nguyễn Phước Bảo Đàn (2006), “Du lịch A Lưới: Những hấp lực từ sản phẩm dệt Dzèng”, Báo cáo trong hội nghị “Phát triển du lịch tuyến Huế
- A Lưới”.
15. Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học xã hội.
16. Đỗ Đức (2005), “Hoa văn trên vải - bi ký của người xưa”, Tạp chí Dân
tộc và thời đại, số 72, trang 9.
17. Tạ Đức (1999), Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc - biểu tượng và
ngôn ngữ Đông Sơn, Hội dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
18. Đinh Hồng Hải (2007), “Nghiên cứu biểu tượng và vấn đề tiếp cận nhân học biểu tượng ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị Thông báo dân tộc học, Viện dân tộc học.
19. Phạm Thị Hoa (2002), Tìm hiểu văn hoá vật thể dân tộc Tà-ôi - huyện A
Lưới - tỉnh Thừa Thiên - Huế, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Sử học, khoa
Lịch sử - Đại học Khoa học Huế.
20. Đỗ Thị Hoà chủ biên (2008), Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer, Nxb Văn hoá dân tộc.
21. Trần Hoàng, Nguyễn Thị Sửu (2003), Góp phần nghiên cứu Văn hóa
dân gian dân tộc Tà-ôi, A Lưới, Thừa Thiên - Huế, Nxb Văn hóa dân tộc.
22. Nguyễn Lan Hương (2007), “Mô típ trang trí trong nghệ thuật dân gian”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 12.
23. Nguyễn Văn Huy chủ biên (1997), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt
24. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá
thế giới, Trường viết văn Nguyễn Du, Nxb Đà Nẵng.
26. Huỳnh Đình Kết (1998), Tục thờ thần ở Huế, Nxb Thuận Hóa.
27. Ngô Văn Lệ (2004), Tộc người và văn hoá tộc người, Nxb ĐHQG, Tp. Hồ Chí Minh.
28. Ngô Văn Lệ (2010), Văn hoá tộc người - Truyền thống và biến đổi, Nxb ĐHQG, Tp. Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Thị Linh (2002), Tìm hiểu vốn văn nghệ dân gian của người Tà-
ôi ở A Lưới - Thừa Thiên - Huế, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Sử học,
Khoa Lịch Sử - Đại học Khoa học Huế.
30. Nguyễn Quốc Lộc chủ biên (1984), Các dân tộc ít người ở Bình Trị
Thiên, Nxb Thuận Hóa, Huế.
31. Đỗ Đức Lợi (2009), Văn hóc tộc người Tà-ôi, Nxb Văn hoá dân tộc. 32. Hoàng Lương (1988), Hoa văn Thái, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 33. Nguyễn Văn Mạnh [chủ biên], Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Hữu Thông
(2001), Luật tục của người Tà-ôi, Cơ Tu, Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế, Huế, Nxb. Thuận Hóa.
34. Nguyễn Văn Mạnh (2011), Lịch sử tộc người và đặc trưng văn hoá
Đông Nam Á, Nxb Đại học Huế, Huế.
35. Hoàng Phê (1995), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.
36. Trần Nguyễn Khánh Phong (2005), “Hoa văn trên vải dzèng của người Tà-ôi”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại (số 80, 7 - 8.), Hội dân tộc học Việt Nam.
37. Trần Nguyễn Khánh Phong (2005), “Phức hệ hoa văn trang trí trên trang phục Tà-ôi”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 12, 258), Nxb Văn hóa nghệ thuật.
38. Trần Nguyễn Khánh Phong (2006), “Rượu Đoác: một nét ẩm thực Tà- ôi”, Tạp chí Dân tộc học (số 92, 17-18), Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện dân tộc học.
39. Trần Nguyễn Khánh Phong (2008), “Các kiểu thức trang trí của người Tà-ôi”, Tạp chí Huế xưa & nay (số 85), Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế.
40. Trần Nguyễn Khánh Phong, Nguyễn Thị Sửu (2012), Truyện cổ Tà-ôi, Nhà xuất bản Thời đại.
41. Chu Thái Sơn chủ biên (2000), Hoa văn cổ truyền Dak Lak, Nxb Khoa học xã hội.
42. Hoàng Sơn chủ biên (2007), Người Tà-ôi ở Thừa Thiên - Huế, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
43. Nguyễn Thị Sửu (2002), “Đôi nét về hoa văn trên trang phục Ta-ôi”,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 8 (218), Nxb Văn hóa Nghệ thuật.
44. Nguyễn Duy Thiệu chủ biên (1997), Các dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
45. Ngô Đức Thịnh (1985), “Tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục các dân tộc nước ta”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2.
46. Ngô Đức Thịnh (1991), “Trang trí trên trang phục nhìn từ góc độ văn hóa dân gian”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1.
47. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
48. Nguyễn Hữu Thông chủ biên (2005), Ka Tu, kẻ đầu sống ngọn nước, Nxb Thuận Hoá, Huế.
49. Nguyễn Hữu Thông chủ biên (2005), Văn hoá làng miền núi Trung Bộ
Việt Nam - Giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử (Dẫn liệu từ miền núi Quảng Nam), Nxb Thuận Hoá, Huế.
50. Đoàn Thị Tình (1994), Tìm hiểu trang phục Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
51. Phạm Quang Trung (2006), “Vòng quay của văn hoá nghệ thuật nguyên thuỷ” Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 10, tr. 52 - 58.
52. Phạm Quang Trung (2007), “Trang phục các dân tộc - hiện đại và cách tân”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 9.